intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Suy Thận (Renal Failure, Kidney Failure)

Chia sẻ: 2ne1 2en1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

84
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cũng như gan, thận là bộ phận lọc máu của cơ thể. Thận giúp cơ thể loại bỏ chất phế thải qua đường tiểu tiện. Khi thận không hoạt động bình thường, thận bị suy yếu, chất phế thải tồn trữ trong cơ thể tạo ra nhiều triệu chứng. Suy thận có hai trường hợp, cấp tính (acute) và kinh niên (chronic). Hai hội chứng này khác nhau về nhiều phương diện, từ bệnh lý đến sự diễn tiến, dù đều dẫn đến việc thận ngừng hoạt động. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Suy Thận (Renal Failure, Kidney Failure)

  1. Suy Thận (Renal Failure, Kidney Failure) Cũng như gan, thận là bộ phận lọc máu của cơ thể. Thận giúp cơ thể loại bỏ chất phế thải qua đường tiểu tiện. Khi thận không hoạt động bình thường, thận bị suy yếu, chất phế thải tồn trữ trong cơ thể tạo ra nhiều triệu chứng. Suy thận có hai trường hợp, cấp tính (acute) và kinh niên (chronic). Hai hội chứng này khác nhau về nhiều phương diện, từ bệnh lý đến sự diễn tiến, dù đều dẫn đến việc thận ngừng hoạt động. A. Suy thận cấp tính (Acute renal failure) Định nghĩa Suy thận cấp tính xảy ra khi thận mất khả năng hoạt động bất ngờ, bệnh trạng diễn tiến nhanh chóng, cơ thể ngưng đào thải nước dư thừa, và các chất phế thải qua đường tiểu tiện. Khi thận ngưng hoạt động, nước và chất phế thải tồn trữ trong cơ thể. Suy thận cấp tính thường thấy trong những bệnh nhân tại bệnh viện, nhất là những người đau yếu trầm trong (critical/intensive care), xảy ra sau một cuộc giải phẫu phức tạp, sau một cơn chấn thương nặng hoặc khi máu luân lưu đến thận bị cắt đứt. Suy thận cấp tính là một tình trạng trầm trọng, cần được chữa trị rất kỹ lưỡng tại khu chữa trị “Intensive Care”. Tuy nhiên, dù trầm trọng nhưng bệnh nhân có thể phục hồi, một phần hoặc hoàn toàn, nếu trước đó bệnh nhân khỏe mạnh.
  2. Triệu chứng Dấu hiệu và triệu chứng của suy thận cấp tính có thể bao gồm: • Giảm lượng nước tiểu đào thải dù đôi khi lượng nước tiểu đào thải vẫn bình thường • Giữ nước nên cơ thể sưng phù, hai cẳng chân, cổ chân và bàn chân • Ngầy ngật, mệt mỏi • Mất sức • Lẫn lộn • Làm kinh hoặc hôn mê trong trường hợp trầm trọng • Đau nhói ở ngực do viêm màng bọc tim (pericarditis) Suy thận cấp tính thường là biến chứng của một số chứng bệnh trầm trọng khác nên lúc đầu các dấu hiệu hoặc triệu chứng thường bị bỏ qua hoặc bị lầm lẫn với những chứng bệnh khác. Các mạch máu tại thận: Nguyên nhân Suy thận cấp tính do nhiều chứng bệnh đưa đến, được xếp loại theo phần thận bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tất cả máu trong cơ thể đều luân lưu qua thận, thận “lọc”, và lấy ra nước dư thừa cũng như các chất phế thải trong máu. Máu dẫn đến thận qua hai động mạch thận (renal artery), chia nhánh từ động mạch vành (arota); động mạch vành dẫn máu chứa dưỡng khí (oxygen) từ tim đi khắp châu thân. Khi đến thận, máu đi qua một hệ thống lọc máu bao gồm nhiều cấu trúc. Những cấu trúc này gồm có nephron, cơ thể có khoảng 1 triệu nephron, mỗi nephron bao gồm một “cuộn”
  3. mạch máu li ti hay “glomerulus” và nhiều tiểu thùy. Các tiểu thùy này dẫn đến một ống dẫn (collecting tubule). Glomeruli lọc nước từ máu, lấy ra chất phế thải và các chất cần thiết cho cơ thể như đường, amino acid, calcium và muối. Nước đã lọc đi vào các ống dẫn và mạch máu thu lại những chất cần thiết. Phần còn lại là chất phế thải, và được bài tiết ra ngoài. Ba nguyên nhân chính đưa đến suy thận cấp tính: 1. Sự việc gây việc nghẽn máu “trước” khi đến thận (prerenal conditions) 2. Sự việc xảy ra tại thận, sự hư hoại của các cấu trúc tại thận (renal conditions) 3. Sự việc ảnh hưởng đến việc đào thải nước tiểu trong tiến trình lọc máu Prerenal conditions: 1. Huyết áp quá thấp: xảy ra khi xuất huyết trầm trọng, nhiễm trùng trong máu (sepsis), mất nước trong cơ thể hoặc trụy mạch (shock)… đều đưa đến việc huyết áp xuống thấp, từ đó, máu không luân lưu đến thận. Thường thấy trong những tai nạn, nạn nhân bị thương và máu chảy có vòi. 2. Suy tim: trong cơn trụy tim hoặc suy tim, máu không được bơm đầy đủ đi khắp cơ thể. 3. Lượng máu trong cơ thể xuống thấp: Khi cơ thể mất nước trầm trọng, lượng máu luân lưu cũng xuống thấp, và không đủ máu đến thận. Renal conditions: 1. Không đủ máu luân lưu tại thận: Thận tuy làm công việc lọc máu, nhưng cũng như mọi bộ phận khác, thận cũng cần một lượng máu đầy đủ để hoạt động. Khi lượng máu đến thận sút giảm, nhất là đến hệ thống ống dẫn, có thể đưa đến suy thận cấp tính. Thí dụ, trong bệnh đông mỡ trong mạch máu, atherosclerosis, cholesterol tích tụ trên mặt trong của thành động mạch; khi các mảng mỡ này tách rời từng mảnh theo máu luân lưu. Một trong những mảnh cholesterol này có thể gây tắc nghển những mạch máu nhỏ, và nếu là động mạch thận, sẽ gây chứng suy thận cấp tính. Chứng bệnh này có tên là “atheroembolic kidney disease”. 2. Hemolytic uremic syndrome: Hội chứng này liên quan đến một chủng vi khuẩn Escherichia coli (E. coli), là nguyên nhân chính gây suy thận cấp tính trong trẻ em. Vi khuẩn này gây viêm ruột và tiết ra độc tố gây viêm và hư hoại thành mạch máu, nhất là các mạch máu nhỏ trong thận, glomerular capillaries. Khi máu luân lưu trong những mạch máu nhỏ này, hồng cấu bị ép vỡ từng mảnh (gọi là hemolysis). Hội chứng này tạo ra suy thận cấp tính.
  4. 3. Viêm thận: Chứng suy thận cấp tính xảy ra khi các tế bào tại khoảng cách giữa những glomeruli và hệ thống ống dẫn bị viêm, chứng bệnh này có tên là acute interstitial nephritis, hoặc phản ứng viêm xảy ra tại các glomeruli, và chứng bệnh gọi là acute glomerulonephritis. Acute interstitial nephritis thường do dị ứng với thuốc men như kháng sinh (streptomycin hoặc gentamycin hoặc dược thảo), thuốc giảm đau như aspirin, ibuprofen và dược thảo. Thuốc kháng sinh có thê gây chứng suy thận cấp tính cho những người đã suy gan hoặc suy thận, hoặc những người dùng thuốc lợi tiểu hoặc các loại thuốc men dược thảo ảnh hưởng đến thận. Acute glomerulonephritis có thể từ cơn nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc siêu vi khuẩn, như viêm cổ họng do vi khuẩn streptococcus (strep throat) hoặc viêm gan (hepatitis). Những chứng bệnh của hệ đề kháng (Immune system) như lupus hoặc IgA nephropathy (còn gọi là Berger’s disease), cũng có thể khởi đầu cơn acute glomerulonephritis dẫn đến suy thận cấp tính. 4. Nhiễm độc: Thận dễ nhiễm độc từ những độc tố như rượu, cocaine, kim loại nặng, chất hòa tan (solvent) và dầu xăng. Những độc tố này có thể dẫn đến chứng suy thận cấp tính. Postrenal conditions: Những chứng bệnh gây nghẽn dòng nước tiểu (urinary obstruction) khiến cơ thể không thể bài tiết nước dư thừa và các chất phế thải cũng dẫn đến chứng suy thận cấp tính. 1. Nghẽn ống dẫn nước tiểu (ureter obstruction): Sạn thận hay u bướu gây nghẽn ống dẫn nước tiểu có thể dẫn đến chứng suy thận cấp tính. 2. Nghẽn bàng quang (bladder obstruction): Trong phái nam, khi tuyến tiền liệt (nhiếp hộ, prostate) sưng trường, có thể bóp chặt ống tiểu dẫn từ bàng quang ra dương vật và gây nghẽn đường tiểu tiện. Ngoài ra, u bướu, máu đông cục, sạn… cũng có thể gây nghẽn bàng quang. Chứng suy thần kinh khiến bàng quang không co bóp bình thường để đẩy nước tiểu ra ngoài cũng gây nghẽn đường tiểu tiện và dẫn đến chứng suy thận cấp tính. Những yếu tố gia tăng tỷ lệ bệnh suy thận cấp tính • Tuổi tác • Nhiễm trùng kinh niên • Tiểu đường • Cao huyết áp • Suy tim • Bệnh về máu • Bệnh về hệ miễn nhiễm
  5. • Bệnh thận • Bệnh gan • Trướng tuyến tiền liệt • Nghẽn cổ bàng quang Suy thận cấp tính hầu như luôn theo sau một chứng bệnh khác, bệnh nhân bị suy thận cấp tính trong khi đang được chữa trị những bệnh như chấn thương trầm trọng, biến chứng hậu giải phẫu, nhiễm trùng nặng. Thử nghiệm Khi có dấu hiệu và triệu chứng của chứng suy thận cấp tính, bác sĩ thừ máu và thử nước tiểu để xác nhận bệnh trạng. Những thay đổi liên quan đến chứng suy thận cấp tính gồm có: • Lượng nước tiểu đào thải hàng ngày sút giảm, chỉ còn khoảng 500cc • Hàm lượng urea và creatinine gia tăng nhanh chóng • Hàm lượng các chất mang điện cực (electrolyte) trong máu thay đổi: Na (sodium), K (potassium), calcium là những chất có nhiệm vụ a) điều tiết sự quân bình của nước trong cơ thể, b) ảnh hưởng đến sự hoạt động của cơ, và c) những nhiệm vụ chính yếu khác. Hàm lượng của những chất này thay đổi tạo nên sự sưng trướng của cơ thể kể cả phổi. • K (potassium) gia tăng nhanh chóng, đến mức nguy hại cho mạng sống. Siêu âm là cách thử nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán chứng suy thận cấp tính, đôi khia bác sĩ cũng dùng CT scan hoặc MRI. Đôi khi, bác sĩ trích mô, lấy ra một mảnh thận để tìm kiếm nguyên do gây chứng suy thận cấp tính. Biến chứng Chứng suy thận cấp tính được chữa trị càng sớm thì việc phục hồi của thận càng khả quan. Đôi khi, suy thận cấp tính đưa đến việc suy thận kinh niên, nghĩa là thận ngừng hoạt động, còn gọi là “end-stage renal disease”. Khi thận ngưng hoạt động vĩnh viễn, bệnh nhân cần được chữa trị bằng cách lọc máu, dialysis. Đây là một hệ thống máy móc dùng trong việc lấy ra các chất phế thải và lượng nước dư thừa của cơ thể, làm công việc của thận. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được ghép thận mới từ người tặng. Suy thận cấp tính có thể gây tử vong. Tỷ lệ tử vong cao nhất khi bệnh nhân chịu biến chứng hậu giải phẫu, bị chấn thương trầm trọng hoặc bị những bệnh kinh niên khác. Những bệnh nhân trải qua căn bệnh trầm kha, nhiều bộ phận trong cơ thể ngưng hoạt động (multiorgan failure), cần truyền nhiều máu, trụy tim, trụy mạch hoặc nhiễm trùng trầm trọng, suy thận cấp tính thường là biến chứng cuối cùng đưa đến tử vong.
  6. Chữa trị Mục đích đầu tiên là chữa chứng bệnh gây hư hoại thận. Sau đó, bác sĩ sẽ cần chú trọng đến việc ngăn ngừa nước dư thừa và chất phế thải tiếp tục gia tăng trong cơ thể trong khi thận phục hồi. Bệnh nhân sẽ cần giảm lượng nước vào cơ thể, ăn uống theo chương trình đặc biệt: thức ăn có lượng đường cao, lượng protein thấp, và lượng K (potassium) thấp. Bác sĩ có thể dùng hợp chất calcium, glucose hoặc sodium polystyrene sulfonate (Kayexalate) để ngăn sự tích tụ của K trong máu. Khi K quá cao, sẽ gây chứng loạn nhịp tim hoặc tim ngừng đập hẳn và tử vong. Lọc máu Bệnh nhân có thể cần được lọc máu tạm thời, temporary dialysis, để lấy chất phế thải và nước dư thừa khỏi cơ thể trong khi thận phục hồi. Việc lọc máu dù không hoàn mỹ nhưng là cách thay thế thận hữu hiệu nhất để cứu sống bệnh nhân. Với chứng suy thận cấp tính, việc lọc máu được thực hiện tại bệnh viện hoặc trung tâm lọc máu. Bác sĩ dùng thận nhận tạo (dialyzer) để thay thế thận trong cơ thể. Máu được bơm ra khỏi cơ thể, chuyển qua dialyzer bằng một trong hai lối: Một ống rỗng (catheter) được đặt vào tĩnh mạch lớn, hoặc bác sĩ giải phẫu nối một động mạch với một tĩnh mạch. Trong thận nhân tạo, máu luân lưu qua những màng lọc, màng lọc lấy ra chất phế thải, máu “sạch” được truyền trở lại cơ thể. Trung bình, khoảng 240 cc máu ra khỏi cơ thể, nằm trong thận nhân tạo và các ống dẫn, trong khi lọc máu. Ngăn ngừa Suy thận cấp tính thường khó ngăn ngừa, nhưng ta có thể làm giảm các yếu tố đưa đến chứng bệnh này như: • Đừng nghiện rượu hoặc ma túy, không dùng thuốc men dược thảo khi không cần thiết kể cả các thứ thuốc men, thực phẩm phụ mua tự do như aspirin, acetaminophen (Tylenol), ibuprofen, dược thảo… Tránh những kim loại nặng như chì, hóa chất như chất hòa tan, dầu xăng hoặc những độc tố khác. Cần nhớ rằng bất cứ thức gì ta đem vào cơ thể qua việc ăn uống, hít thở hoặc chích đều đi qua gan hoặc thận và được đãi lọc bởi cơ thể. Chất bổ dưỡng giúp ta duy trì sức khỏe, ngược lại chất độc sẽ gây bệnh tật. • Theo lời chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc men. Khi bệnh nhân bị tiểu đường hay bị chứng Multiple Myeloma, và cần dùng những hóa chất “nhuộm” (dye, contrast) để chụp quang tuyến, CT scan; bác sĩ sẽ cần dùng acetylcysteine trước khi chụp quang tuyến để ngăn ngừa suy thận cấp tính.
  7. B. Suy thận kinh niên (chronic kidney failure) Định nghĩa Suy thận kinh niên xảy ra khi thận mất dần khả năng lọc máu, thường do tiểu đường hoặc cao huyết áp lâu năm. Khi sự hoạt động của thận bị suy giảm đến mức trầm trọng, nước dư thừa và chất phế thải không thoát được ra ngoài nên tích tụ trong cơ thể. Trong những giai đoạn đầu của suy thận kinh niên, rất ít dấu hiệu hay triệu chứng. Nhiều người không nhận biết rằng họ bị suy thận cho đến khi sự hoạt động của thận chỉ còn khoảng 25% mức bình thường. Mục đích chính của việc chữa trị chứng suy thận kinh niên là làm chậm lại diễn tiến của bệnh tật, bằng cách chữa trị căn bệnh chính. Suy thận kinh niên dẫn đến giai đoạn cuối là thận ngưng hoạt động vĩnh viễn hay end-stage kidney disease. Thận không hoạt động sẽ dẫn đến tử vong nếu không dùng thận nhân tạo để lọc máu hoặc ghép thận mới. Triệu chứng Dấu hiệu và triệu chứng của suy thận kinh niên: • Cao huyết áp • Giảm lượng nước tiểu bài tiết • Nước tiểu đậm đen • Thiếu máu • Buồn nôn, ói mửa • Không muốn ăn uống • Thay đổi trọng lượng cơ thể • Mệt mỏi, mất sức • Nhức đầu • Giấc ngủ bị xáo trộn • Trí óc kém minh mẫn • Đau ê ẩm bên sườn đến sau lưng • Bắp thịt co rút bất ngờ • Sưng trướng bàn chân, cổ chân • Phân dính máu hoặc đen, có thể do xuất huyết trong bộ phận tiêu hóa • Da tái xạm • Ngứa ngáy trên da Suy thận kinh niên có thể khó chẩn đoán trong giai doạn bắt đầu vì dấu hiệu và triệu chứng không rõ ràng, và có thể do những nguyên nhân khác. Ngoài ra thận là một bộ phận có thể thích nghi nhanh chóng với nhiều thay đổi, bệnh tật của cơ thể, vì thế dấu
  8. hiệu và triệu chứng không xuất hiện rõ ràng cho đên khi sự hư hoại không thể phục hồi được nữa. Nguyên nhân Thận, cắt ngang: Tất cả máu trong cơ thể đều luân lưu qua thận, thận “lọc”, và loại bỏ nước dư thừa cũng như các chất phế thải trong máu. Máu dẫn đến thận qua hai động mạch thận (renal artery), chia nhánh từ động mạch vành (aorta); động mạch vành dẫn máu chứa dưỡng khí (oxygen) từ tim đi khắp châu thân. Khi đến thận, máu đi qua một hệ thống lọc máu bao gồm nhiều cấu trúc. Những cấu trúc này gồm có nephron, cơ thể có khoảng 1 triệu nephron, mỗi nephron bao gồm một “cuộn” mạch máu li ti hay “glomerulus” và nhiều tiểu thùy. Các tiểu thùy này dẫn đến một ống dẫn (collecting tubule). Glomeruli lọc nước từ máu, loại bỏ chất phế thải và giữ lại các chất cần thiết cho cơ thể như đường, amino acid, calcium và muối. Nước đã lọc đi vào các ống dẫn và mạch máu thu lại những chất cần thiết. Phần còn lại là chất phế thải, và được bài tiết ra ngoài.
  9. Bình thường thận lọc tất cả các chất phế thải do cơ thể tạo ra nhưng sẽ ngưng hoạt động khi máu luân lưu đến thận bị tắc nghẽn, khi hệ thống ông dẫn hoặc glomeruli bị hư hoại, hoặc khi nước tiểu bị nghẽn không thoát ra ngoài cơ thể. Thận suy giảm hoạt động từ từ qua thời gian nhiều năm. Nguyên nhân chính gồm có: • Tiểu đường: Là nguyên nhân chính dẫn đến suy thận kinh niên tại Hoa Kỳ, cả hai loại tiểu đường I và II đều có thể gây suy thận kinh niên • Cao huyết áp: Huyết áp lên cao lâu ngày có thể gây hư hoại glomeruli, và các nephron ngừng hoạt động • Nghẽn dòng nước tiểu: Sưng trướng tuyến tiền liệt, sạn thận, u bướu, hoặc chứng vesicoureteral reflux (một chứng bệnh do dòng nước tiểu chảy ngược về thận từ bàng quang) có thể làm nghẽn dòng nước tiểu, gia tăng áp suất tại thận, và làm giảm sức hoạt động. • Bệnh tật tại thận bao gồm u nang tại thận (polycystic kidney), nhiễm trùng (pyelonephritis), viêm glomeruli (glomerulonephritis) khiến thận không giữ được được protein và protein thoát ra nước tiểu. • Nghẽn động mạch thận: Động mạch thận bị thu nhỏ hay nghẽn hoàn toàn khiến máu không luân lưu đến thận gây hư hoại thận • Độc tố: Dầu xăng, chất hòa tan (solvent) như carbon tetrachloride và chì (lead, Pb trong sơn, ống dẫn nước, nữ trang…), có thể dẫn đến suy thận kinh niên. Những yếu tố gia tăng tỷ lệ chứng suy thận kinh niên: • Tiểu đường là chứng bệnh gây suy thận kinh niên thường thấy nhất tại Hoa Kỳ • Cao huyết áp • Bệnh Sickle cell: một chứng bệnh di truyền của hồng huyết câu, tế bào hồng cầu có dạng lưỡi liềm, dễ vỡ dễ hư hại và không chuyển vận dưỡng khí (O2) hiệu quả như hồng cầu bình thường. Những tế bào máu vỡ làm nghẽn các mạch máu li ti tại thận, gây hoại thận • Lupus erythematosus • Atherosclerosis • Viêm golomeruli kinh niên (chronic glomerulonephritis) • Bệnh thận từ thủa so sinh (congenital) • Nghẽn bang quang • Nhiễm độc hoặc do phản ứng phụ của thuốc men thảo mộc • Thân nhân bị bệnh thận • Tuổi 60 trở lên Khi nào thì cần đi khám bệnh? Nếu ta bị chứng bệnh kinh niên có thể dẫn đến suy thận, bác sĩ thường theo dõi huyết áp và thử nghiệm hoạt động của thận qua việc thử máu, thử nước tiểu theo định kỳ.
  10. Báo tin cho bác sĩ về các dấu hiệu hoặc triệu chứng liên quan đến suy thận kinh niên. Những thay đổi trong cơ thể có thể bao gồm lượng hoặc màu nước tiểu, nước tiểu trở nên đậm đen, xuống cân, buồn nôn, ói mửa, mệt mỏi, nhức đầu, da tái xạm. Gọi cho bác sĩ, ngay cả khi không có yếu tố nào liên quan đến suy thận kinh niên, nếu ta thấy bỗng dưng tiểu tiện rất nhiều hoặc thấy máu lẫn trong nước tiểu. Thử nghiệm & Chẩn đoán Nếu bị tiểu đường, bác sĩ sẽ thử nghiệm nước tiểu hàng năm để đo lượng protein trong nước tiểu (microalbuminuria). Loại thử nghiệm này tìm kiếm dấu hiệu của hoại thận liên quan đến tiểu đường trong giai đoạn đầu tiên (diabetic nephropathy). Bác sĩ cũng thử máu, thử nước tiểu để đo lượng chất phế thải, như urea và creatinine, chụp quang tuyến phổi để tìm dấu vết của nước ứ đọng trong phổi (pulmonary edema) hoặc những loại thử nghiệm khác. Để xác nhận bệnh trạng, bác sĩ sẽ cần một hoặc nhiều kết quả thử nghiệm sau: • Siêu âm để quan sát hình thể, đo kích thước của thận và tìm dấu hiệu của sự sưng trướng • CT scan: quan sát hình thể và kích thước của các bộ phận trong cơ thể kể cả thận • MRI: Loại thử nghiệm này cho thấy hình thể của các bộ phận qua những đường cắt (cross-section) • Trích mô thận: Bác sĩ lấy ra một mảnh thận để quan sát dưới kính hiển vi, tìm kiếm sự thay đổi trong các cấu trúc của thận. Đây là cách chẩn đoán chính xác nhất. Khi kết quả thử nghiệm cho thấy lượng chất phế thải trong máu như urea và creatinine lên quá cao, bác sĩ có thể xác nhận là bệnh nhận bị chứng suy thận ở giai đoạn cuối, end- stage kidney disease, dấu hiệu của sự hư hoại không thể hồi phục. Biến chứng Suy thận kinh niên có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận trong cơ thể, và các biến chứng có thể bao gồm: • Giữ nước, thận không thể thải nước nên cơ thể sưng trướng, tại tim gây chứng suy tim (congestive heart failure) hoặc nước trong phổi (pulmonary edema) • Lượng K (potassium) lên cao (hyperkalemia) cấp kỳ có thể dẫn đến loạn nhịp tim và tử vong. • Bệnh tim mạch • Loãng xương và dễ gãy xương
  11. • Thiếu máu • Lở bao tử • Khô da, da tái xạm • Mất ngủ • Giảm tính dục hoặc liệt dương • Hư hoại hệ thần kinh, lẫn lộn, hôn mê • Suy giảm hệ đề kháng khiến bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng • Viêm màng bọc tim (pericarditis) Biến chứng trong trẻ em: Suy thận kinh niên có thể khiến trẻ em không tăng trưởng nữa hoặc tăng trưởng một cách không bình thường. Nguyên nhân chính là thận hư hoại sẽ không chế tạo đủ một lượng erythropoietin, nội tiết tố kích thích tủy tạo ra hồng huyết cầu và biến hóa nội tiết tố tăng trưởng (growth hormone). Thận điều tiết sự tương tác giữa calcium và sinh tố D, cả hai đều thiết yếu cho sự tăng trưởng xương. Khi bị suy thận kinh niên, sự tương tác kể trên không còn quân bình nữa, do đó, xương ngừng tăng trưởng. Biến chứng trong khi mang thai: Khi phụ nư5 bị suy thận kinh niên mang thai, sẽ chịu một số biến chứng khác ngoài các biến chứng từ suy thận kinh niên. Khi mang thai, cơ thể mang một lượng nước rất lớn, thận cần phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến cao huyết áp và lượng chất phế thải cũng gia tăng. Những thay đổi này ảnh hưởng đến cả người mẹ và bào thai. Cao huyết áp có nghĩa là máu đến nhau sẽ sút giảm, và ảnh hưởng rất trầm trọng đến sự tăng trưởng của thai nhi. Chất phế thải trong cơ thể người mẹ cũng ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, phụ nữ bị suy thận kinh niên mang thai cũng dễ bị chứng “preeclamsia”. Hội chứng này gây sự tăng vọt của huyết áp, nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến xuất huyết tại não bộ, gan và thận, gây tử vong cho cả người mẹ lẫn thai nhi. Chữa trị Suy thận kinh niên không có cách chữa trị cho dứt bệnh, Y học ngày nay chỉ có thể dùng thận nhân tạo thay cho thận đã hư hoại, có thể giảm dấu hiệu và triệu chứng cũng như biến chứng của căn bệnh. Bệnh nhân thường được chăm sóc bởi bác sĩ chuyên khoa về thận, nephrologist thay vị bác sĩ gia đình. Chữa trị căn bệnh gốc
  12. Việc đầu tiên là chữa trị căn bệnh dẫn đến suy thận kinh niên. Nếu bị tiểu đường hoặc cao huyết áp, việc chữa trị hai căn bệnh này hiệu quả nhất là ăn uống kiêng khem, tập thể dục và dùng thuốc men theo lời chỉ dẫn. Hầu hết mọi bệnh nhân bị suy thận kinh niên đều dùng thuốc men giúp hạ huyết áp, thông thường nhất là loại angiotensin-convering enzyme (ACE) inhibitor hoặc angiotensin II receptor blocker, và giúp duy trì sự hoạt động của thận. Loại thuốc này, lúc khởi đầu, có thể gia tăng lượng K (potassium) trong máu và duy trì sự hoạt động của thận. Để duy trì sự hoạt động của thận, huyết áp cần được giữ ở mức thấp hơn bình thường nếu thận còn làm việc. Ăn uống cẩn thận theo cách ăn uống đặc biệt là cách chữa trị suy thận kinh niên khá hiệu quả. Giữ mức protein trong thực phẩm ở mức tối thiểu có thể làm chậm sự diễn tiến của hoại thận, và cũng giúp làm giảm các triệu chứng như buồn nôn, ói mửa và cảm giác không muốn ăn uống. Trong thức ăn, cần giảm lượng muối để hạ huyết áp. Ngoài ra, cũng cần chú trọng đến các loại thực phẩm chứa nhiều K (potassium) và phosphorus, ăn càng ít càng tốt. Bác sĩ có thể sẽ khuyến cáo rằng không nên dùng các loại thuốc trong nhóm “nonsteroidal anti-inflammatory” như aspirin, ibuprofen; các loại thuốc chứa phosphorus trong thuốc nhuận trường và cần cẩn thận khi dùng chất “nhuộm” (dye, contrast) khi chụp một vài loại quang tuyến. Chữa trị biến chứng Các biến chứng từ suy thận kinh niên cũng được chữa trị kỹ lưỡng. Chứng thiếu máu sẽ cần được chữa bằng nội tiết tố erythropoietin để kích thích tủy xương chế tạo hồng huyết cầu. Ngoài ra, bác sĩ sẽ cần dùng sinh tố D (calcitrol) để ngăn ngừa loãng xương; phosphate-binding để giảm lượng phosphate trong cơ thể. Giảm phosphate sẽ khiến calcium thặng dư và lượng calcium này sẽ vào xương, giúp xương cứng cáp hơn. Hoại thận ở giai đoạn cuối Ở giai đoạn này, thận chỉ hoạt động khoảng 10% mức bình thường. Những cách chữa trị kể trên (ăn kiêng, thuốc men, chữa trị căn bệnh gốc) không còn hiệu quả đủ để duy trì sức khỏe. Thận không còn hoạt động đủ để thải nước thặng dư và chất phế thải, bước kế tiếp là dùng thận nhân tạo hoặc ghép thận mới. Tiêu chuẩn của việc bắt đầu lọc máu thay đổi tùy theo cá nhân. Hầu hết, bác sĩ thường cố gắng tránh việc dùng thận nhân tạo vì việc thay thận hay dùng thận nhân tạo (dialysis) cũng có những biến chứng trầm trọng đưa đến tử vong. Khi không thể duy trì sức khoẻ bệnh nhân được nữa mới bắt đầu dùng thận nhân tạo. Lọc máu (dialysis)
  13. Lọc máu qua thận nhân tạo (dialyzer) là một phương tiện lấy ra chất phế thải và nước thặng dư trong máu khi thận không còn làm việc nữa. Đây không phải là một phép lạ, việc dùng thận nhân tạo đưa lại một số biến chứng kể cả nhiễm trùng, nhưng là cách chữa trị hiệu quả để kéo dài đời sống của bệnh nhân. Có hai cách lọc máu chính; mỗi cách có nhiều loại với các kỹ thuật khác nhau chút ít. 1. Hemodialysis: lấy ra nước thặng dư, hóa chất và chất phế thải trong cơ thể bằng cách “lọc” máu (bệnh nhân) qua một thận nhân tạo (dialyzer). Máu được bơm ra khỏi cơ thể và đưa đến thận nhân tạo qua một hệ thống ống dẫn (tubing). Máu được bơm ra khỏi cơ thể, chuyển qua dialyzer bằng một trong hai lối: Một ống rỗng (catheter) được đặt vào tĩnh mạch lớn, hoặc bác sĩ giải phẫu nối một động mạch với một tĩnh mạch. Trong thận nhân tạo, máu luân lưu qua những màng lọc, màng lọc lấy ra chất phế thải, máu “sạch” được truyền trở lại cơ thể. Trung bình, khoảng 240 cc máu ra khỏi cơ thể, nằm trong thận nhân tạo và các ống dẫn, trong khi lọc máu. Hemodialysis thường được thực hiện 3 lần mỗi tuần; mỗi lần khoảng 3 tiếng. Tuy nhiên, việc lọc máu thường xuyên hơn, 6 lần mỗi tuần ban ngày hoặc ban đêm trong lúc ngủ, sẽ hiệu quả hơn, bệnh nhân cảm thấy khỏe khoắn hơn, biến chứng dễ ngăn ngừa hơn, và tỷ lệ tử vong thấp hơn. Một vài loại máy móc dùng tại nhà sẽ khiến việc lọc máu thường xuyên dễ dàng hơn cho một số bệnh nhân. 2. Peritoneal dialysis: Thay vì lọc máu qua thận nhân tạo, cách lọc máu này dùng các mạch máu li ti ở khoang bụng (peritoneal cavity) để lọc máu. Đầu tiên, bác sĩ đặt một ống nhỏ vào khoang bụng, hợp chất lọc máu (dialysis solution) được bơm vào bụng, giữ ở đó một thời gian, rồi tháo nước. Thời gian “lọc” thay đổi cho mỗi cá nhân, nhưng vẫn cần một thời gian dài đủ để lấy ra các chất phế thải và nước thặng dư.
  14. • Continuous ambulatory peritoneal dialysis (CAPD): Bệnh nhân lọc máu tại nhà, thay hợp chất lọc máu 4 lần một ngày, 7 ngày một tuần. Việc lọc máu được chia đều theo thời gian mỗi ngày. • Continous cycling peritoneal dialysis (CCPD): Cách lọc máu này dùng máy để đưa hợp chất lọc máu vào bụng và lấy ra chất phế thải cùng nước thặng dư trong khoảng thời gian 10-12 tiếng trong khi ngủ. Thay thận (ghép thận mới, kidney transplant). Nếu bệnh nhân không bị bệnh tật nào khác ngoài chứng suy thận, việc thay thận là cách chữa trị hiệu quả hơn việc dùng thận nhân tạo. Trong trường hợp tốt đẹp nhất, người cho và người nhận thận có cùng một loại máu, cùng loại “surface protein” và kháng thể. Các yếu tố này càng "giống" (match) nhau, việc thu nhận thận càng dễ dàng, nghĩa là cơ thể sẽ không từ bỏ bộ phận lạ. Thân nhân như anh chị em là những người cho tốt nhất. Nếu không thể, thì cha mẹ, cô chú, dì hoặc anh chị em họ, hoặc ngay cả người xa lạ cũng có thể là người cho thận. Khi không có thận từ người sống, bác sĩ có thể dùng thận của một người cho vừa qua đời vì tai nạn; thận được lấy ra khỏi cơ thể người vừa chết để đem ghép. Ngăn ngừa Suy thận kinh niên hầu như khó có thể ngăn ngừa nhưng ta có thể làm giảm các yếu tố đưa đến chứng bệnh này như:
  15. • Đừng nghiện rượu hoặc ma túy, không dùng thuốc men dược thảo khi không cần thiết kể cả các thứ thuốc men, thực phẩm phụ mua tự do như aspirin, acetaminophen (Tylenol), ibuprofen, dược thảo… Tránh những kim loại nặng như chì, hóa chất như chất hòa tan, dầu xăng hoặc những độc tố khác. Cần nhớ rằng bất cứ thức gì ta đem vào cơ thể qua việc ăn uống, hít thở hoặc chích đều đi qua gan hoặc thận và được đãi lọc bởi cơ thể. Chất bổ dưỡng giúp ta duy trì sức khỏe, ngược lại chất độc sẽ gây bệnh tật. • Theo lời chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc men hoặc theo dõi bệnh trạng kỹ lưỡng. Khi bị tiểu đường, mỗi năm cần thử lượng prealbumin trong nước tiểu. • Hãy thăm dò ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dự định có thai. Khi có thai, sẽ cần được chăm sóc kỹ lưỡng qua việc khám bệnh, tối thiểu là mỗi hai tuần cho đến tuần lễ thứ 32. Cách sinh sống, thói quen Khi căn bệnh hoại thận đến giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ cần giảm lượng nước uống, trà, cà phê, đá lạnh… mọi thức ăn uống trong thể lỏng. Khi lượng nước uống bị hạn chế, sẽ cảm thấy khát thường xuyên, có thể giảm cơn khát bằng cách: • Mút chanh tươi hoặc ngậm một miếng đá nhỏ • Xúc miệng nhưng đừng nuốt nước • Nhai kẹo loại chua hoặc nhai cao su để giữ màng miệng ẩm và đỡ khát. Tài liệu của Mayo Clinic và Viện Y Tế Quốc Gia Hoa Kỳ (National Institutes of Health) - Theo LLTRAN.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2