intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của sự phức tạp kinh tế đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia ASEAN

Chia sẻ: ViSteveballmer ViSteveballmer | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

23
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bằng các mô hình ước lượng Pooled OLS, FEM, REM và FEM hiệu chỉnh, nhóm tác giả đi vào tìm hiểu liệu rằng chỉ số phức tạp kinh tế có tác động đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào các quốc gia ASEAN hay không. Phân tích dữ liệu giai đoạn 1986-2016, kết quả tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa phức tạp kinh tế và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của sự phức tạp kinh tế đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia ASEAN

  1. TÁC ĐỘNG CỦA SỰ PHỨC TẠP KINH TẾ ĐẾN NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC QUỐC GIA ASEAN ThS. Phan Thị Liệu, ThS. Trương Hoàng Chinh, ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Phương1 Tóm tắt: Nếu như đầu tư trực tiếp nước ngoài được xem là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước nhận đầu tư thông qua tác động tài chính và tác động lan tỏa của nó, thì phức tạp kinh tế được coi là chỉ số quan trọng dự báo mức độ tăng trưởng và thịnh vượng của một quốc gia. Bằng các mô hình ước lượng Pooled OLS, FEM, REM và FEM hiệu chỉnh, nhóm tác giả đi vào tìm hiểu liệu rằng chỉ số phức tạp kinh tế có tác động đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào các quốc gia ASEAN hay không. Phân tích dữ liệu giai đoạn 1986-2016, kết quả tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa phức tạp kinh tế và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Kết quả không những đóng góp vào cơ sở lý thuyết mà còn là cơ sở để các nhà làm chính sách đề ra giải pháp phù hợp trong việc lựa chọn động lực để tăng trưởng và phát triển kinh tế. Từ khóa: Đầu tư trực tiếp nước ngoài, phức tạp kinh tế, FDI, ECI IMPACTS OF ECONOMIC COMPLEXITY ON FOREIGN DIRECT INVESTMENT OF ASEAN COUNTRIES Abstract: If foreign direct investment is seen as a driver of economic growth in host countries through its financial and spillover effects, economic complexity is considered an important indicator to predict a country’s growth and prosperity. By applying Pooled OLS, FEM, REM and FEM estimation models, the authors investigate whether the economic complexity index has an impact on foreign direct investment flows into ASEAN countries. Analyzing data for the period 1986-2016, the results found a negative relationship between economic complexity and foreign direct investment. The results not only contribute to the theory but also the basis for policy makers to come up with appropriate solutions in choosing the driving force for economic growth and development. Keywords: Foreign Direct Investment, Economic Complexity, FDI, ECI 1. GIỚI THIỆU Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những hoạt động đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế. Bên cạnh những kết quả có thể định lượng, còn có nhiều tác động lan tỏa mà dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment-FDI) mang lại cho nước nhận đầu tư như: thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính; hoàn thiện thể chế; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; giải quyết việc làm; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Với những vai trò đó, nguồn vốn này được coi là động lực trong tăng trưởng, do đó hầu hết các nước đang phát triển đều nỗ lực trong việc thu hút nhiều nhất có thể thông qua chính sách kinh tế của họ. Cũng chính vì lý do này, chủ đề về các yếu tố tác động đến FDI từ lâu đã trở thành mối quan tâm của những nhà nghiên cứu. Việc xác định các yếu tố tác động để có 1 Trường Đại học Lao động - Xã hội, Cơ sở Tp. Hồ Chí Minh, Email: lieupt@ldxh.edu.vn 85
  2. 86 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI chính sách phù hợp, cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao hiệu quả việc thu hút vốn FDI là mục tiêu chung mà đa phần các nghiên cứu hướng đến. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, các nước đầu tư không còn được hấp dẫn nhiều bởi các yếu tố truyền thống như lao động giá rẻ, tài nguyên thiên nhiên phong phú mà thay vào đó họ đã tập trung chú ý đến những điều kiện liên quan đến thể chế tốt, cơ sở hạ tầng thuận lợi, khoa học kỹ thuật và đặc biệt là tính không gian của sản phẩm (sự kết nối không gian sản phẩm càng cao khi các sản phẩm lân cận có nhiều điểm chung và ngược lại). Bài học của Singapore - một nước trong khu vực và thực sự thành công trong việc thu hút nguồn dầu tư FDI cho thấy, họ không chỉ tập trung vào việc thu hút những ngành thích hợp, quan tâm đến sự ổn định của môi trường kinh doanh, ban hành những chính sách khuyến khích đầu tư mà điều quan trọng đó là họ tiếp cận theo “cụm” để tăng cường mối liên kết và tác động lan tỏa của FDI. Theo Ricardo Hausmann và Michele Coscia (2013), các năng lực mới sẽ dễ dàng được tích lũy hơn nếu chúng có thể kết hợp với những cái đã từng tồn tại. Điều này ngụ ý rằng quốc gia sẽ đa dạng hóa bằng cách chuyển từ những ngành đã tồn tại đến những ngành khác mà nó yêu cầu những năng lực tương tự. Với hướng tiếp cận này có thể giải thích tại sao việc tiếp cận theo cụm của Singapore lại thành công như vậy. Bởi một không gian sản phẩm được kết nối chặt chẽ sẽ giúp các quốc gia dễ dàng để thêm sản phẩm của họ vào giỏ hàng sản xuất và xuất khẩu hơn. Quá trình này được lặp lại nhiều lần cho đến khi số lượng sản phẩm tăng lên. Và sự đa dạng của sản phẩm là một trong những điều kiện quan trọng quyết định tính phức tạp trong kinh tế (Hausmann và cộng sự, 2013). Vậy vấn đề đặt ra là, nếu một quốc gia tồn tại sự phức tạp kinh tế ở mức độ nhất định, nó có làm gia tăng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào hay không? Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu nhiều về vấn đề này. Gần đây nhất và cũng được cho là nghiên cứu đầu tiên thực hiện xem xét độ phức tạp kinh tế tác động như thế nào đến việc thu hút vốn FDI của Sadeghi và cộng sự (2020) cho 79 quốc gia giai đoạn 1980-2014. Kết quả của nghiên cứu cho thấy ECI là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến dòng vốn FDI, và nó có tác động tích cực mạnh mẽ đến thu hút FDI bằng nhiều cách khác nhau. Tiếp nối nghiên cứu này, nhóm tác giả tiếp tục tìm hiểu mối quan hệ giữa mức độ phức tạp kinh tế với nguồn vốn FDI tại một số nước trong khu vực ASEAN, nghiên cứu có một số điểm mới như sau: Thứ nhất, tiếp cận yếu tố tác động liên quan giữa độ phức tạp kinh tế đến dòng vốn FDI. Như đã phân tích, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này trên thế giới được thực hiện, và đây là nghiên cứu đầu tiên được thực hiện cho khu vực ASEAN. Thứ hai, dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả phân tích liệu các quốc gia ASEAN có đồng thời có được cả 2 động lực trong tăng trường kinh tế dựa vào yếu tố nội sinh (phức tạp kinh tế) và cú huých từ bên ngoài (dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) hay không. 2. GIỚI THIỆU VỀ CHỈ SỐ PHỨC TẠP KINH TẾ Phức tạp kinh tế (Economic Complexity -EC) được đo lường thông qua độ tinh vi của sản phẩm (PRODY) và độ tinh vi của nền kinh tế (EXPY) (Hidalgo và cộng sự, 2007). PRODY là giá trị trung bình thực bình quân đầu người của một nước so với tất cả các nước xuất khẩu sản phẩm đó. Theo đó một PRODY của sản phẩm S1 có giá trị cao hơn hơn sản phẩm S2, điều này chỉ ra rằng sản phẩm S1 phức tạp hơn sản phẩm S2.
  3. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 87 PRODYi = với i là hàng hóa, j là quốc gia. RCA là lợi thế so sánh và được xác định như sau: = với là sản phẩm xuất khẩu i của quốc gia j. đại diện cho thu nhập bình quân đầu người của quốc gia j. EXPY là trung bình có trọng số của PRODY của rổ hàng hóa xuất khẩu của nước sở tại và nó được xác định: EXPYj = với P là số lượng hàng hóa được xuất khẩu của giỏ hàng thuộc nước j, Xi là giá trị xuất khẩu của sản phẩm i. Theo Hidalgo và Hausmann (2009), những đất nước giàu xuất khẩu những sản phẩm mang đặc thù của những ngước giàu. Trong cách tiếp cận mới này thì sự phức tạp của sản phẩm và quốc gia được xem xét đồng thời. Nếu đất nước A có sự đa dạng trong sản phẩm hơn đất nước B (ví dụ đất nước A xuất khẩu nhiều sản phẩm hơn đất nước B), đất nước A được xem có nhiều năng lực sản xuất hơn đất nước B. Do đó, nền kinh tế của đất nước A phức tạp hơn. Nếu sản phẩm S1 được xuất khẩu bởi ít số lượng quốc gia hơn so với sản phẩm S2 (ví dụ sản phẩm S1 ít phổ biến hơn so với sản phẩm S2, sản phẩm S1 yêu cầu nhiều năng lực độc quyền hơn sản phẩm S2, và do đó nó phức tạp hơn sản phẩm S2. Theo Hausmann và cộng sự (2013), chỉ số phức tạp kinh tế (Economic Complexity Index) được xác định như sau: Cho Mcp, một ma trận mà trong đó phần hàng sẽ đại diện cho các quốc gia khác nhau và phần cột sẽ đại diện cho các sản phẩm khác nhau. Một phần tử của ma trận bằng 1 nếu quốc gia C sản xuất sản phẩm P, và 0 nếu ngược lại. Chúng ta có thể đo được tính đa dạng và tính phổ biến đơn giản bằng cách tính tổng trên các hàng hoặc cột của ma trận đó. Về công thức, chúng ta xác định như sau: Đa dạng = kC,0 = (1) Phổ biến = kp,0 = (2) Để tạo ra một thước đo chính xác hơn về số lượng nguồn lực có sẵn ở một quốc gia hoặc theo yêu cầu của một sản phẩm, Hausmann và cộng sự (2013) chỉnh sửa lại các thông tin mà tính đa dạng và tính phổ biến chứa trong đó bằng cách sử dụng từng đặc tính để chuyển đổi lẫn nhau. Đối với các quốc gia, điều này yêu cầu phải tính toán mức độ phổ biến trung bình của các sản phẩm mà quốc gia đó xuất khẩu, mức độ đa dạng trung bình của các quốc gia tạo ra các sản phẩm đó. Đối với các sản phẩm, đòi hỏi phải tính toán mức độ đa dạng trung bình của các quốc gia sản xuất chúng và mức độ phổ biến trung bình của các sản phẩm khác mà các quốc gia này sản xuất. Điều này có thể được thể hiện bằng công thức sau: kC,N = (3) kp,N = (4) Thay (4) vào (3) ta có: kC,N = (5) -> kC,N = (6) (6) được viết lại thành: kC,N = (7) với (8) (7) được thỏa mãn khi kC,N = = 1. Khi đó, ECI được xác định: ECI = với đại diện cho giá trị trung bình, stdev là độ lệch chuẩn và là vectơ riêng của có mối tương quan với giá trị riêng lớn nhất thứ 2.
  4. 88 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI 3. LƯỢC KHẢO CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Tại Việt Nam, không ít những bài viết khai thác chủ đề liên quan về các yếu tố tác động đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI. Có thể lược khảo một số tác giả như: Nguyễn Trọng Hoài (2007) khi nghiên cứu ở phạm vi địa phương cho rằng các yếu tố đặc thù như chính sách của địa phương, tính năng động của lãnh đạo tỉnh, tính minh bạch và tiếp cận thông tin, chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước (kết cấu hạ tầng mềm), các yếu tố khác liên quan đến quy mô thị trường, ưu thế địa lý (kết cấu hạ tầng cứng) sẽ ảnh hưởng đến chi phí cơ hội của vốn đầu tư, mức độ rủi ro trong đầu tư và những rào cản về cạnh tranh trong quá trình đầu tư. Tác giả Phan Thị Quốc Hương (2015) cho rằng dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam chịu tác động trực tiếp bởi 04 nhóm yếu tố, bao gồm: nhóm yếu tố khung chính sách, nhóm yếu tố kinh tế, nhóm yếu tố chất lượng thể chế, và nhóm yếu tố thông tin quá khứ về vốn FDI thu hút được. Nguyễn Thị Liên Hoa (2014) nghiên cứu cho các quốc gia đang phát triển đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, với bộ dữ liệu bảng của 30 nước trong khoảng thời gian 13 năm (từ 2000 - 2012). Kết quả cho rằng dòng vốn FDI chảy vào các nước phụ thuộc chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: (1) quy mô thị trường, (2) tổng dự trữ ngoại hối, (3) kết cấu hạ tầng đầu tư, (3) chi phí lao động, (5) độ mở thương mại của một quốc gia. Bên cạnh đó, Nguyễn Ngọc Anh (2007) nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu hút FDI tại các tỉnh thành Việt Nam. Qua đó, có 3 yếu tố tác động đến hiệu quả thu hút nguồn vốn này bao gồm thị trường, lao động và cơ sở hạ tầng. Không chỉ nhận được sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu tại Việt Nam, chủ đề về các nhân tố tác động đến nguồn vốn FDI cũng được thực hiện bởi rất nhiều các học giả nước ngoài. Zeren và Suzan (2010) xác định các yếu tố tác động đến dòng chảy FDI tại các nước EU giai đoạn 1995 - 2007. Họ kết luận rằng sự gia tăng tổng sản phẩm quốc nội, tỷ lệ mở cửa và trình độ phát triển sẽ làm tăng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nghiên cứu của Bouoiyour (2013) các yếu tố quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Maroc, Trung Đông và các nước Bắc Phi từ năm 1960-2000. Nghiên cứu này kết luận rằng thị phần có tác động tích cực đến dòng vốn FDI nhưng lại có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và sự gia tăng FDI là tương đương với sự gia tăng của các mặt hàng xuất nhập khẩu. Đây là dấu hiệu quan trọng cho việc phát triển các nghiên cứu liên quan tiếp theo trong tương lai. Ahmed E và Gabriel (2012) tìm hiểu các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI giai đoạn 1970-2009 tại Nigeria. Nghiên cứu này sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (vector error correction model - VECM) để xem xét mối quan hệ giữa một bên là FDI với các yếu tố quyết định và phát triển kinh tế. Phân tích thực nghiệm cho thấy rằng các biến số kinh tế vĩ mô (tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát) và độ mở của nền kinh tế là một trong những yếu tố chính và quan trọng quyết định dòng vốn FDI vào Nigeria trong giai đoạn này. Quy mô GDP và quy mô thị trường có ảnh hưởng tích cực nhưng không đáng kể đến FDI. Các phân tích cho thấy sự hiện diện của mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa FDI và GDP, nhưng FDI thì không có ảnh hưởng gì đáng kể đến sự tăng trưởng cũng như sự phát triển của nền kinh tế Nigeria. Gần đây, nghiên cứu của Ramdan và cộng sự (2020) cho 10 nước ASEAN giai đoạn 2015-2018. Nhóm tác giả chỉ ra rằng một biến số ảnh hưởng đáng kể đến FDI, cụ thể là truy cập dịch vụ internet và chỉ số phát triển con người (Human Development Index – HDI), cụ thể cứ tăng 1% vốn FDI, truy cập dịch vụ internet sẽ tăng 0,0681% và HDI sẽ tăng 0,0412%.
  5. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 89 Tóm lại, có khá nhiều nghiên cứu xoay quanh chủ đề các yếu tố tác động đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI. Những yếu tố xuất hiện nhiều trong các nghiên cứu bao gồm tăng trưởng kinh tế, độ mở thương mại, quy mô thị trường, thể chế. Và thời gian gần đây, có một số nghiên cứu bắt đầu quan tâm đến mối quan hệ giữa thu hút vốn FDI với độ phức tạp kinh tế. Sadeghi và cộng sự (2020) tiếp cận dưới dạng phức tạp kinh tế (được quyết định bởi kiến thức và năng lực sản xuất của nước chủ nhà) trong việc thu hút nguồn vốn FDI. Kết quả ước lượng bằng OLS cho thấy ECI đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc thu hút FDI từ thế giới. Hệ số hồi quy ECI của nước chủ nhà thay đổi trong khoảng từ 3,824 đến 4,038 và kết quả chỉ ra rằng sự gia tăng một đơn vị trong ECI của tăng vốn FDI vào nước này khoảng 4%. Còn trong nghiên cứu của Antonietti và Franco (2021) cho 117 quốc gia trong 22 năm (1995-2016). Nhận định của 2 tác giả này cho rằng việc thu hút và tích lũy nhiều vốn FDI hơn sẽ giúp các quốc gia cải thiện sự phức tạp về kiến ​​thức chứ không phải ngược lại. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra ở những quốc gia có tỷ lệ thu nhập bình quân đầu người, chất lượng giáo dục và thể chế, tức là kiểm soát tham nhũng tốt. Ngoài ra, nghiên cứu này chưa tìm thấy tác động ngược lại của ECI lên FDI. 4. MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Mô hình nghiên cứu Mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của phức tạp kinh tế và một số yếu tố khác đến khả năng thu hút vốn FDI của các nước ASEAN. Kế thừa nghiên cứu của Sadeghi và cộng sự (2020), những nghiên cứu liên quan đến các yếu tố tác động đến FDI và dựa vào đặc điểm khu vực nghiên cứu, tác giả đề xuất mô hình như sau: ++ Trong đó: i nhận các giá trị từ 1 đến 7, đại diện cho các nước nghiên cứu gồm: India, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Myanmar, Indonesia; uit là sai số của mô hình; t là thời gian nghiên cứu từ 1986-2016. Bảng 1: Nguồn và cách đo lường các biến trong mô hình Tên biến Cách đo lường Đơn vị tính Nguồn dữ liệu LnFDI Là logarit của nguồn vốn đầu tư nước ngoài bình quân đầu người USD WB (*) LnGDP Là logarit của thu nhập bình quân đầu người USD WB LnT Là logarit của độ mở thương mại (phần trăm thương mại trong GDP) % WB ECI Chỉ số phức tạp kinh tế Điểm OCE (**) Nguồn: (*) Ngân hàng thế giới (World Bank - WB). (**) Tổ chức trực quan hóa dữ liệu (Observatory of Economic Complexity - OCE). 4.2. Phương pháp nghiên cứu Để phân tích tác động của các yếu tố phức tạp kinh tế lên dòng vốn FDI tại các nước khu vực ASEAN, tác giả tiến hành ước lượng lần lượt với 3 mô hình: (i) Mô hình Pooled OLS; (ii) Mô hình FEM; (iii) Mô hình REM. Ưu điểm của việc sử dụng ước lượng FEM và REM cho chúng ta kiểm soát các yếu tố không quan sát được. Sau đó, tác giả tiếp tục sử dụng kiểm định
  6. 90 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI Hausman để xác định lựa chọn mô hình FEM hay mô hình REM là phù hợp để nghiên cứu và thực hiện các kiểm định cần thiết khác. 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5.1. Thống kê mô tả Bảng 1. Bảng kết quả thống kê mô tả Tên biến Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất LnFDI 21,31549 1,9311 10,5966 24,5178 LnGDP 7,4164 0,9779 5,23359 9,3275 LnT 4,0043 1,3898 -1,7872 5,3954 ECI -0,1421 0,6013 -1,3099 1,0524 Kết quả phân tích thống kê mô tả cho thấy nguồn vốn FDI của các nước khu vực ASEAN dao động trong khoảng 10,5966 đến 244,5178 (tính theo logarit). Tương tự như vậy, GDP bình quân đầu người cũng dao động ở mức 5,2335 đến mức 9,3275. Còn đối với độ mở thương mại bình quân của khu vực này mang giá trị 4,004 tính theo logarit. Riêng độ phức tạp kinh tế của các nước đang xét khu vực ASEAN mang giá trị âm và dao động từ -1,3 đến khoảng 1,05 điểm. Bảng 2. Kết quả phân tích tương quan ECI LnT LnGDP LnFDI ECI 1,0000 LnT 0,5782 1,0000 0,0000 LnGDP 0,7988 0,5707 1,0000 0,0000 0,0000 LnFDI 0,5317 0,3568 0,5847 1,0000 0,0000 0,0000 0,0000 Biến phụ thuộc có mối quan tương dương cùng chiều với tất cả các biến ECI, LnT, LnGDP với mức ý nghĩa 5%, do đó, mối tương quan giữa các yếu tố là hoàn toàn có ý nghĩa. Nhìn vào bức tranh chung (Hình 1) kết quả thu hút ngồn vốn đầu tư nước ngoài FDI của các nước ASEAN, giai đoạn gần đây Ấn Độ nổi lên là một trong những nước đạt kết quả cao nhất với khoảng 44.458 (1000USD), vượt xa các nước trong khu vực. Indonesia cũng có giai đoạn tăng mạnh từ 2010 – 2014 nhưng lại rơi xuống khá nhanh vào những năm 2016. Việt Nam và Malaysia đang vượt lên dẫn thứ 2 các nước trong khu vực nghiên cứu về khả năng thu hút nguồn vốn FDI vào thời điểm 2016. Thực tế hiện nay, việc thu hút nguồn vốn FDI tại các nước khu vực ASEAN có cả những cơ hội lẫn thách thức. Xét về cơ hội, ngoài những lợi thế vốn có về nguồn lao động dồi dào và trẻ, chính sách mở cửa đối với nguồn vốn FDI thì cuộc chiến tranh thương mại Trung-Mỹ đã mở đầu cho làn sóng di chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang các nước ASEAN. Điều đó giải thích cho sự gia tăng vốn đầu tư FDI vào khu vực này trong những năm gần đây. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, các quốc gia ASEAN phải đối diện với những thách thức. Và thách thức lớn nhất hiện nay đó chính là tình hình dịch bệnh COVID19 đang diễn biến phức tạp. Đại dịch xảy ra khiến các quốc gia phải tìm cách đối phó với chúng, lệnh phong tỏa được ban bố và tình hình sản xuất bị ngưng trệ. Nếu các quốc
  7. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 91 gia ASEAN không có giải pháp kịp thời và kiểm soát tốt dịch bệnh sẽ khiến khu vực này tiếp tục với giải pháp phong tỏa, làm giảm tính cạnh tranh và hấp dẫn đối với các doanh nghiệp đầu tư ngoài nước. Tất cả những thuận lợi, khó khăn này dự kiến sẽ tác động và làm thay đổi bức tranh thu hút FDI của các nước ASEAN trong tương lai. Hình 1. Kết quả thu hút FDI của các nước ASEAN giai đoạn 1986-2016 Đơn vị: 1000 USD 5.2. Kết quả thực nghiệm Dựa vào kết quả ước lượng FEM hiệu chỉnh, nghiên cứu chỉ ra rằng các biến độc lập LnGDP và ECI có ý nghĩa thống kê, cho thấy tác động có ý nghĩa của các biến này lên nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở FDI ở mức ý nghĩa 1%. Riêng biến LnT (độ mở thương mại) thì kết quả chưa tìm thấy ý nghĩa thống kê trong mối tương quan với FDI. Phân tích cụ thể hơn cho thấy, nếu GDP tăng lên 1% thì FDI sẽ tăng 4,1392%. Kết quả này tương đồng với hầu hết các nghiên cứu trước cùng chủ đề. Riêng mối quan hệ giữa ECI và FDI cho thấy rằng, việc gia tăng 1 điểm trong chỉ số phức tạp trong nền kinh tế sẽ khiến cho dòng vốn FDI chảy vào các quốc gia ASEAN suy giảm với mức 1,33%. Nghiên cứu này khác biệt so với kết quả của Sadeghi và cộng sự (2020) tìm thấy trong nghiên cứu gần đây nhất. Bảng 3. Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Biến phụ thuộc: LnFDI Hệ số hồi quy β FEM Biến độc lập POOLED FEM REM (hiệu chỉnh) LnGDP 0,7033*** 4,1392*** 2,9775*** 4,1392*** LnT 0,0543 0,5759*** 0,1955 0,5759 ECI 0,6183** -1,3369*** -0,8235** -1.3369*** Hệ số chặn 15,9942*** -12,1886*** -1,7397 -12,1886*** Lựa chọn mô hình Kiểm định Hausman F_statistic = 60,42 (p_value = 0.0000) Ký hiệu ***, ** và * lần lượt biểu thị cho mức ý nghĩa 1%; 5% và 10%.
  8. 92 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI 5.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào việc xác định liệu rằng sự phức tạp kinh tế thông qua ECI có làm tăng khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài chảy vào các quốc gia thuộc khu vực ASEAN hay không. Nghiên cứu sử dụng mô hình Pooled OLS, FEM, REM và FEM hiệu chỉnh để xác định sự tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc giai đoạn 1986-2016. Kết quả nghiên cứu có một số vấn đề cần thảo luận như sau: Thứ nhất, nghiên cứu tìm thấy tác động ngược chiều giữa ECI lên FDI. Như đã đề cập ở trên, kết quả này khác biệt so với các nghiên cứu khác cùng chủ đề của Sadeghi và cộng sự (2020), Antonietti và Franco (2021). Mặc dù thế, sự khác biệt trong kết quả này là một trong những điểm nổi bật mà nghiên cứu tìm thấy. Chúng ta biết rằng, mục tiêu của các nước đi đầu tư chính là do họ muốn tìm kiếm một mức lợi suất biên trên đồng vốn cao hơn ở những nước kém phát triển hơn. Ngoài ra, đó là do đặc tính chu kỳ sản phẩm, khi sản phẩm ở giai đoạn mới, nó sẽ được sản xuất ở các nước đầu tư, nhưng khi nó chuyển sang giai đoạn chín muồi hoặc chuẩn hóa thì khi đó, nhiều quốc gia có thể làm được sản phẩm đó. Và để cạnh tranh được trên thị trường họ buộc phải giảm chi phí bằng cách đến những nước có giá nhân công rẻ. Có nghĩa là các nước đầu tư muốn khai thác nguồn tài nguyên, nhân công và đặc biệt là thị trường tiêu thụ tại nước nhận đầu tư. Ở những nước đang phát triển, do sự hạn chế về kiến thức tích lũy, khoa học kỹ thuật mà đa phần họ chỉ có thể xuất khẩu những sản phẩm giản đơn. Nhưng nhu cầu về các sản phẩm phức tạp hơn vẫn tồn tại cho dân cư tại các quốc gia này. Chính vì vậy, những nước kém phát triển hơn chính là thị trường thuận lợi và lý tưởng cho các nước đi đầu tư tìm đến. Khi các nước khu vực ASEAN cải thiện dần mức độ tăng trưởng trong kinh tế, có thể tạo ra được những sản phẩm nhiều hơn, đa dạng hơn và ít phổ biến hơn, nền kinh tế sẽ trở nên phức tạp thì thị trường sẽ ít hấp dẫn hơn đối với các nước đi đầu tư. Lập luận trên có thể giải thích cho việc tại sao ở các nước ASEAN, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ giảm đi cùng với sự gia tăng của mức độ phức tạp kinh tế. Và kết quả trên cho thấy rằng, các nước đang phát triển tại ASEAN không thể đồng thời có được cả hai lợi thế nội sinh và ngoại sinh như trên. Điều này đặt các quốc gia trước vấn đề làm thế nào để có thể hài hòa được trong chính sách tăng trưởng kinh tế. Họ cần tăng trưởng kinh tế dựa vào thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hay lựa chọn tích lũy để tăng độ phức tạp kinh tế, hoặc cả hai. Đây là điểm mới trong nghiên cứu mà chưa được chỉ ra ở những nghiên cứu cùng chủ đề. Thứ hai, tăng trưởng kinh tế có tác động dương mạnh mẽ lên nguồn vốn FDI chảy vào các nước ASEAN. Như đã so sánh ở trên, kết quả này đa phần trùng khớp với kết quả các nghiên cứu trước đã thực hiện. Và theo nhóm tác giả, điều này hoàn toàn phù hợp với tính quy luật kinh tế. Khi kinh tế tăng trưởng, mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên, người dân sẽ có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn. Đây là một trong những cơ sở để nước đi đầu tư lựa chọn quốc gia để rót vốn. Thứ ba, trong nghiên cứu này, nhân tố độ mở thương mại (được xác định thông qua tỷ lệ độ mở thương mại trong tổng GDP) không có ý nghĩa thống kê đối với FDI. 6. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH Nghiên cứu tìm thấy tác động ngược chiều giữa chỉ số phức tạp kinh tế và nguồn vốn đầu tư nước ngoài chảy vào các quốc gia ASEAN. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế (thông qua thu
  9. INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS: GLOBAL FDI AND RESPONSES OF FDI ENTERPRISES IN VIETNAM IN THE NEW CONTEXT 93 nhập bình quân đầu người) lại có tác động tích cực đến việc thu hút nguồn vốn FDI. Kết quả này đặt ra cho các nước ASEAN phải có lựa chọn phù hợp đối với các động lực tăng trưởng kinh tế. Dựa trên kết quả nghiên cứu đó, nhóm tác giả có một số đề xuất cụ thể như sau: Thứ nhất, rõ ràng rằng, việc phát triển kinh tế không những cần có yếu tố nội sinh mà còn nhờ cú huých từ bên ngoài khi các quốc gia ASEAN đang yếu về kỹ thuật và hạn chế về nguồn vốn. Tuy nhiên, các nước khu vực này không nên chỉ trông đợi vào nguồn vốn từ bên ngoài hoàn toàn. Việc tăng mức độ phức tạp kinh tế là cần thiết để có thể phát triển kinh tế bền vững, thịnh vượng hơn. Khi nền kinh tế phức tạp đến một mức độ nhất định, họ sẽ có cơ hội chọn lọc những hạn mục đầu tư có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao hơn. Điều đó sẽ giúp các quốc gia ASEAN vừa tận dụng được lợi thế nội sinh cũng ngoại sinh một cách hiệu quả để tăng trưởng và phát triển kinh tế. Có nghĩa là, mặc dù họ không thể có đồng thời cả hai lợi thế nội sinh và ngoại sinh như trên, nhưng nếu phiết kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố này, dự đoán sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ trong tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, để có thể gia tăng yếu tố nội sinh, chính là sự phức tạp kinh tế, các quốc gia ASEAN nên tăng cường đầu tư cho yếu tố kiến thức tích lũy. Để có thể đa dạng hóa sản phẩm và tạo ra sản phẩm ít phổ biến, việc bố trí sản xuất theo cụm sẽ dễ dàng tạo điều kiện cho các nước này có thể tận dụng được những năng lực sản xuất của những ngành đã tồn tại để cho ra sản phẩm mới. Đối với việc phát triển những sản phẩm ít phổ biến là vấn đề không đơn giản, nó cần thời gian tích lũy những năng lực khó. Thế nên các quốc gia ASEAN không chỉ tập trung vào việc khai thác những tài nguyên thiên nhiên sẵn có và tận dụng lao động giá rẻ, mà cần nâng cao trình độ nhân lực, vốn con người. Đây là yếu tố cơ bản để có thể tạo ra những sản phẩm khác biệt cần thiết. Thứ ba, chọn lọc trong việc lựa chọn những dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Hạn chế những dự án đầu tư thâm dụng tài nguyên và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Ưu tiên những dự án phát triển xanh với hàm lượng khoa học cao. Đồng thời khuyến khích những doanh nghiệp FDI chuyển giao công nghệ là một trong những cơ hội vô cùng tốt để các nước ASEAN có thể cải thiện hạn chế của mình, tận dụng được trình độ phát triển về kỹ thuật công nghệ của các quốc gia phát triển hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ahmed E, U., & Gabriel, A. M. (2012). The Determinants and Impacts of Foreign Direct Investment in Nigeria. International Journal of Business and Management, 7(24) 2. Antonietti, R., & Franco, C. (2021). From FDI to economic complexity: a panel Granger causality analysis. Structural Change and Economic Dynamics, 56, 225-239 3. Bouoiyour, J. (2013). The Determining Factors of Foreign Direct Investment in Morocco. saving and development 4. Hausmann, R., Hidalgo, C. A., Bustos, S., Coscia, M., Simoes, A., & Yıldırım, M. A. (2013). The Atlas of Economic Complexity Mapping Paths to Prosperity: The MIT Press. 5. Hidalgo, C. A., & Hausmann, R. (2009). The building blocks of economic complexity. Proc Natl Acad Sci U S A, 106(26), 10570-10575 6. Hidalgo, C. A., Klinger, B., Barabási, A. L., & Hausmann, R. (2007). The Product Space Conditions the Development of Nations. Science, 317(5837), 482
  10. 94 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI 7. Hoài, N. n. T. n. (2007). Giáo trình Kinh tế phát triển. 8. Hương, P. T. Q. c. (2015). Các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. (Luận án Tiến sĩ Kinh tế), 9. Nguyễn Ngọc Anh, N. n. T. n. (2007). Foreign direct investment in Vietnam: An overview and analysis the determinants of spatial distribution across provinces. MPRA Paper No. 1921. 10. Nguyễn Thị Liên Hoa, B. T. B. P. (2014). Nghiên cứu các yếu tố tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại những quốc gia đang phát triển. 11. Ramdan, M., Purwanto, A., & saifuddin, m. (2020). Factors Affecting Foreign Direct Investment In 10 Asean Countries 2015-2018 With Fixed Effect Model Approach on Panel Data. 3, 30-41 12. Ricardo Hausmann, C. A. H., Sebastián Bustos, & Michele Coscia, A. S., Muhammed A. Yıldırım. (2013). THE ATLAS OF ECONOMIC COMPLEXITY MAPPING PATHS TO PROSPERITY. 13. Sadeghi, P., Shahrestani, H., Kiani, K. H., & Torabi, T. (2020). Economic complexity, human capital, and FDI attraction: A cross country analysis. International Economics, 164, 168-182 14. Zeren, F., & Suzan, E. (2010). The Determinants of Foreign Direct Investment Flows in EU: Dynamic Panel Data Analysis. Business and Economics Research Journal, 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2