intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của các hiệp định thương mại tự do đối với thu hút vốn đầu tư từ các quốc gia đông Bắc Á vào Việt Nam

Chia sẻ: ViLichae ViLichae | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

59
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của các Hiệp định thương mại tự do đối với kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước Đông Bắc Á (bao gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông) vào Việt Nam, thông qua việc sử dụng mô hình lực hấp dẫn(Gravity Model) với các dữ liệu bảng (Panel Data) được thu thập trong giai đoạn 2010-2018.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của các hiệp định thương mại tự do đối với thu hút vốn đầu tư từ các quốc gia đông Bắc Á vào Việt Nam

  1. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO ĐỐI VỚI THU HÖT VỐN ĐẦU TƢ TỪ CÁC QUỐC GIA ĐÔNG BẮC Á VÀO VIỆT NAM Ths. Vũ Thị Yến Trƣờng Đại học Thƣơng mại Tóm lược: Bài viết này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của các Hiệp định thương mại tự do đối với kết quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước Đông Bắc Á (bao gồm: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông) vào Việt Nam, thông qua việc sử dụng mô hình lực hấp dẫn(Gravity Model) với các dữ liệu bảng (Panel Da- ta) được thu thập trong giai đoạn 2010-2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy, FDI vào Việt Nam chịu sự tác động của các yếu tố bao gồm: dân số và tổng sản phẩm quốc nội của các nước, giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ các nước Đông Bắc Á, và chịu tác động mạnh nhất từ biến số tham gia FTA của Việt Nam và các nước Đông Bắc Á. Từ khóa: Các nước Đông Bắc Á, Đánh giá tác động, FDI, FTA, Việt Nam 1. Giới thiệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng thể hiện những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, bổ sung vào nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước (giai đoạn 2011-2015 thu ngân sách t khu vực FDI đạt 23,7 tỷ USD, chiếm gần 14% tổng thu ngân sách, năm 2017 khu vực FDI đóng góp khoảng 8 tỷ USD, chiếm 14,46% tổng thu ngân sách nhà nước) (Theo Kỷ yếu Hội nghị 30 năm FDI); thúc đẩy xuất khẩu; tăng giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài-thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2019 vốn FDI vào Việt Nam đạt 38,02 tỷ đô la M (USD), tăng 7.2% so với năm 2018. Trong đó, số dự án đăng k góp vốn mới được cấp giấy chứng nhận đăng k đầu tư là 3883 dự án với giá trị 16,75 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài. Sự tăng trưởng của dòng vốn FDI vào Việt Nam những năm gần đây được cho là có sự đóng góp của các hiệp định thương mại tự do (FTA) (Cuong 2013; Linh &Vinh 2016) khi các nhà đầu tư lớn của nước ta như Nhật Bản, M , Hàn Quốc, Đài Loan đều tham gia các FTA. T nh đến tháng 7/2019, Việt Nam đã tham gia k kết 13 FTA khác nhau với các đối tác thương mại. Việc tham gia vào các FTA, với cam kết giảm thuế quan dần về mức 0% đem lại lợi thế cho hoạt động xuất nhập khẩu giữa các quốc gia thành viên, để đón đầu xu thế này các nước đầu tư đang đẩy mạnh dòng vốn FDI vào Việt Nam để tận dụng các ưu đãi về thuế quan t các FTA. Tuy nhiên, vẫn chưa có dữ liệu cụ thể nào minh chứng rằng các FTA có tác động thực sự tới dòng di chuyển FDI vào Việt Nam, và các tác động đó ở mức độ như thế nào. Trong nghiên cứu này, tác giả s dụng mô hình lực hấp dẫn (Gravity model) với dữ liệu bảng về 5 nhà đầu tư lớn của Việt Nam thuộc khu vực Đông B c Á, bao gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, 22
  2. Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông giai đoạn t 2010 đến 2018, để đánh giá tác động của các FTA đối với kết quả thu hút FDI vào Việt Nam. 2. Tổng quan nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Tổng quan nghiên cứu Chủ đề về mối quan hệ của các FTA và FDI đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm, và công bố những kết quả nghiên cứu công phu, chất lượng. Trong đó phải kể tới các công trình tiêu biểu như: Ponce A. (2006); Bae C and Jang Y (2013); Thangavelu S. M. and Findlay C. (2011); Bae C. and Jang Y. (2013); Büthe Tim, and Helen V Milner (2014); Davis G. (2011);… các nghiên cứu này đều tập trung phân tích ảnh hưởng của các hiệp định thương mại tự do tới hoạt động thương mại và thu hút đầu tư của các quốc gia thành viên. Chủ đề về mối quan hệ của các FTA và FDI ở Việt Nam, phải kể tới một vài các nghiên cứu tiêu biểu như: Viên nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương-CIEM (2005), đánh giá tác động của hiệp định thương mại song phương USBTA tới quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và M ; Hoang Chi Cuong (2013); Nguyen C., et al (2012); Phạm (2011); Hoang et al (2015); Linh&Vinh (2016). Các nghiên cứu kể trên đã phân t ch sự tác động của các hiệp định thương mại tự do như WTO, và các FTA khác tới việc thu hút FDI t các nước thành viên vào Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về việc đánh giá tác động của các FTA tới thu hút FDI t các quốc gia Đông B c Á vào Việt Nam. Vì thế, mục tiêu của tác giả khi thực hiện nghiên cứu này là s dụng mô hình lực hấp dẫn để phân t ch và đánh giá tác động của các FTA đến kết quả thu hút FDI t các nhà đầu tư lớn và tiềm năng ở khu vực Đông B c Á vào Việt Nam. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, bài viết s dụng kết hợp cả 2 phương pháp nghiên cứu định t nh và định lượng. Các dữ liệu thứ cấp được tác giả thu thập t các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài, t các báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Tổng cục Hải Quan, Tổng cục Thống kê, Ngân hàng thế giới. Với các số liệu liên quan về 05 quốc gia thuộc khu vực Đông B c Á trong thời gian t năm 2010 đến 2018. Các dữ liệu thu thập được đưa vào mô hình lực hấp dẫn để phân tích trên phần mềm Stata 15. Mô hình lực hấp dẫn trong kinh tế quốc tế được một số tác giả như Tinbergen (1962), Anderson (1979), Bergstrand (1985), s dụng để dự đoán quan hệ thương mại song phương hoặc dòng chảy FDI dựa trên quy mô của nền kinh tế như tổng sản phẩm quốc nội (GDP), giá trị thương mại giữa hai nước (xuất khẩu, nhập khẩu)/FDI. Với mô hình nghiên cứu định lượng như sau: LnFDIjt = β0 + β1ln(GDPVNt) + β2(GDPjt) + β3ln(PopulationVNt) + β4ln(Populationjt) + β5ln(ExRatejt)) + β6ln(Importjt) + β7ln(Exportjt) + β8FTAs + εVNj Trong đó: FDIjt: là vốn FDI thực hiện của nước j năm t t nh bằng USD (giá hiện hành) GDPVNt: là GDP thực của Việt Nam năm t 23
  3. GDPjt: là GDP thực của nước j năm t PopulationVNt: là dân số của Việt Nam năm t Populationjt: là dân số của nước j năm t ExRatejt: là tỷ giá hối đoái thực năm t giữa VND và tiền nước j Importjt: là giá trị nhập khẩu thực của Việt Nam t nước j năm t Exportjt: là giá trị xuất khẩu thực của Việt Nam sang nước j năm t FTAs: bao gồm ACFTA, AKFTA, AJCEP, VJEPA, VKFTA, CPTPP, AHKFTA (các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã tham gia c ng với các nước Đông B c Á được lựa chọn nghiên cứu). 3. Cơ sở lý thuyết 3.1. Khái quát về hiệp định thương mại tự do FTA Theo Trung tâm WTO thì, “FTA (Free Trade Agreement) được hiểu là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều thành viên nhằm loại bỏ các rào cản đối với phần lớn thương mại giữa các Thành viên với nhau.” FTA có thể được gọi với các tên khác nhau, chẳng hạn như: Hiệp định Đối tác Kinh tế (Economic Partnership Agreement), Hiệp định thương mại Khu vực (Regional Trade Agree- ment), … nhưng về bản chất đều là các th a thuận hướng tới tự do hóa thương mại giữa các thành viên. Thành viên của các FTA có thể là các quốc gia (v dụ Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ…) hoặc các khu vực thuế quan độc lập (v dụ Liên minh châu Âu, Hong Kong, Trung Quốc…). Vì vậy, thông thường khi nói tới Thành viên FTA, người ta hay d ng t chung là “nền kinh tế”. Các FTA có thể là song phương (02 Thành viên) hoặc đa phương/khu vực (nhiều hơn 02 Thành viên). Phạm vi “thương mại” trong các FTA được hiểu theo nghĩa rộng, có thể bao gồm tất cả các hoạt động kinh doanh sinh lời, trong đó có thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và cả các vấn đề khác liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới thương mại (sở hữu tr tuệ, mua s m công, lao động, môi trường…) (trungtamwto.vn/fta). Một FTA thường bao gồm các nội dung ch nh sau: (i) Nhóm các cam kết liên quan tới tự do hàng hóa (thương mại hàng hóa) Nhóm này bao gồm các cam kết liên quan tới việc dỡ b các rào cản đối với thương mại hàng hóa giữa các Thành viên, cụ thể: - Ưu đãi thuế quan (thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu): Thường là một Danh mục liệt kê các dòng thuế được loại b và lộ trình loại b thuế (loại b ngay hay sau một số năm) - Quy t c xuất xứ: Bao gồm các cam kết về điều kiện xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế quan và thủ tục chứng nhận xuất xứ - Loại b hoặc c t giảm các hàng rào phi thuế quan: Bao gồm các cam kết ràng buộc, hạn chế các biện pháp hạn chế/cấm xuất nhập khẩu, giấy phép xuất khẩu, hàng rào k thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ… 24
  4. Ngoài ra, một số FTA giai đoạn sau này còn có thêm các cam kết về các vấn đề thúc đẩy, hỗ trợ cho thương mại hàng hóa, v dụ: - Hải quan và tạo thuận lợi thương mại: Bao gồm cam kết về quy trình, thủ tục, minh bạch thông tin… trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa - Các nguyên t c trong đối x với hàng hóa nhập khẩu khi lưu thông trong thị trường nội địa (ii) Nhóm các cam kết liên quan tới tự do dịch vụ (thương mại dịch vụ) Không phải FTA nào c ng có các cam kết về thương mại dịch vụ. Thường thì các FTA được đàm phán k kết ở giai đoạn sau này mới có các cam kết về vấn đề này, thường sẽ bao gồm: - Mở c a thị trường dịch vụ: Thường là một Danh mục các dịch vụ cam kết mở và các điều kiện mở c a cụ thể - Các nguyên t c liên quan tới việc đối x với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài khi họ cung cấp dịch vụ vào Việt Nam hoặc cho tổ chức, cá nhân Việt Nam (iii) Nhóm các cam kết liên quan tới các vấn đề khác Các FTA giai đoạn sau này thường có thêm các cam kết về một hoặc một số các lĩnh vực khác không phải thương mại hàng hóa, dịch vụ nhưng có vai trò quan trọng trong thương mại, đầu tư giữa các Thành viên như: Đầu tư (có thể là cam kết về đầu tư độc lập hoặc cam kết về đầu tư g n với mở c a thị trường dịch vụ); Sở hữu tr tuệ; Cạnh tranh; Minh bạch, chống tham nh ng; Môi trường; Lao động…(trungtamwto.vn/fta). 3.2. FDI và xu hướng FDI ở Việt Nam 3.2.1. Khái quát về FDI FDI (Foreign Direct Investment) được hiểu là đầu tư trực tiếp nước ngoài, theo Qu tiền tệ quốc tế IMF (1997) thì FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đ ch của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp. Theo Luật Đầu tư năm 2014 của Việt Nam: Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư b vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật nhà nước. 3.2.2. Xu hướng FDI ở Việt Nam Với lợi thế là nên kinh tế năng động, tăng trưởng tốt, môi trường đầu tư ổn định, giá nhân công hợp lý, Việt Nam trở thành quốc gia top đầu trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm qua. Theo Kỷ yếu Hội nghị 30 năm FDI, 30 năm qua FDI vào nước ta liên tục tăng cao, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, trong đó khối FDI đóng góp tới 69% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, có vai trò chi phối và quyết định đến xuất khẩu của Việt Nam. 25
  5. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, FDI vào Việt Nam thời gian gần đây có xu hướng tăng mạnh qua góp vốn, mua cổ phần và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, FDI vào Việt Nam tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo; đứng thứ hai là lĩnh vực kinh doanh bất động sản, tiếp theo là lĩnh vực bán buôn bán lẻ, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam Dòng vốn FDI vào Việt Nam có xu hướng tăng sau khi Việt Nam ký kết các FTA song phương và đa phương. Giai đoạn t năm 2010-2014 vốn FDI đăng k có sự dao động liên tục và tăng nhẹ t 19,89 tỷ USD năm 2010 lên 21,92 tỷ USD vào năm 2014. Đến năm 2015 sau khi Việt Nam thực hiện xóa b hàng rào thuế quan theo cam kết của ASEAN, ACFTA, AKFTA, và t ng bước c t giảm thuế quan theo cam kết của AJCEP, VJEPA, VKFTA, CPTPP thì dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng mạnh mẽ hơn, khi các nhà đầu tư nước ngoài đi trước đón đầu các ưu đãi thuế quan và bảo hộ đầu tư của các FTA mà Việt Nam đã k kết. Năm 2015 tổng vốn FDI đăng k vào Việt Nam là 22,7 tỷ USD, đến năm 2019 con số này tăng lên 38,02 tỷ USD.(Hình 1) 40.00 38.02 Trước FTA Sau FTA 35.00 30.80 30.00 26.90 26.30 25.00 22.35 21.92 22.70 19.89 20.00 15.60 16.35 15.00 10.00 5.00 0.00 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Cục Đầu tư nước ngoài Hình 1: Dòng vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2010-2019 Không ch gia tăng về số vốn đăng k , mà vốn FDI thực hiện c ng tăng cao hơn trong giai đoạn 2015- 2019, t 14,5 tỷ USD lên 20,38 tỷ USD; số dự án đầu tư đăng k mới tăng t 1843 dự án năm 2015 lên 3883 dự án năm 2019. (Bảng 1) 26
  6. Bảng 1: Số lượng vốn và dự án FDI vào Việt Nam giai đoạn 2010-2019 Tổng vốn FDI Vốn FDI Số dự án Năm đăng ký thực hiện đăng ký mới (Tỷ USD) (Tỷ USD) 2010 19.89 11 1237 2011 15.60 11 1186 2012 16.35 10.46 1287 2013 22.35 11.5 1530 2014 21.92 12.5 1843 2015 22.70 14.5 2013 2016 26.90 15.8 2613 2017 30.80 17.5 2741 2018 26.30 19.1 3147 2019 38.02 20.38 3883 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Cục Đầu tư nước ngoài Trong số các nước đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, thì các quốc gia Đông B c Á luôn nằm trong top các nước có tỷ lệ FDI vào Việt Nam lớn nhất. (Bảng 2). Bảng 2: Vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2010-2018 từ các quốc gia Đông Bắc Á Tỷ lệ/ tổng Hàn Quốc Nhật Bản Trung Quốc Đài Loan Hồng Công FDI Năm cả nƣớc Tỷ Tỷ lệ Tỷ Tỷ lệ Tỷ Tỷ lệ Tỷ Tỷ lệ Tỷ Tỷ lệ USD % USD % USD % USD % USD % 2010 2.36 11.87 2.04 10.26 - - 0.67012 3.37 0.154 0.77 26.27 2011 1.47 9.42 2.43 15.58 0.747 4.79 0.4577 2.93 2.948 18.90 51.63 2012 1.8 11.01 5.59 34.19 0.312 1.91 0.944 5.77 0.549 3.36 56.25 2013 4.46 19.95 5.682 25.42 2.3 10.29 1.73648 7.77 5.94063 26.58 90.01 2014 7.7 35.13 2.05 9.35 7.9 36.04 1.18 5.38 3.03 13.82 99.72 2015 6.9832 30.76 1.841 8.11 10.174 44.82 1.2275 5.41 1.19618 5.27 94.37 2016 7 26.02 2.589 9.62 1.88 6.99 1.86 6.91 1.64 6.10 55.65 2017 8.49 27.56 9.11 29.58 1.65 5.36 0.683 2.22 - - 64.72 2018 7.2 27.38 8.59 32.66 2.5 9.51 1.33 5.06 3.2 12.17 86.77 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Cục Đầu tư nước ngoài 27
  7. Vốn FDI vào Việt Nam t các quốc gia Đông B c Á bao gồm: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Công t 2011 đến 2017 luôn chiếm trên 50% tổng giá trị FDI vào Việt Nam, trong đó 3năm 2013, 2014 và 2015 FDI t các nước Đông B c Á vào Việt Nam chiếm hơn 90%/ tổng số. 4.2. Đánh giá tác động của FTA tới thu hút FDI từ quốc gia Đông Bắc Á vào Việt Nam Để đánh giá tác động của các FTA tới thu hút FDI t các quốc gia Đông B c Á vào Việt Nam, tác giả đưa dữ liệu thu thập được vào mô hình phân t ch định lượng trên phần mềm Stata 15, thực hiện hồi quy theo hai phương pháp là: tác động cố định (Fixed effect-FEM), và tác động ngẫu nhiên (Random effect-REM), sau đó s dụng kiểm định Hausman để tìm ra ước lượng phù hợp hơn giữa hai phương pháp FEM và REM, đối với mô hình nghiên cứu này. Sau khi loại 2 biến số là tỷ giá hối đoái (ExRate) và biến số giá trị xuất khẩu t Việt Nam sang các nước Đông B c Á (Export) không có nghĩa thống kê ra kh i mô hình, tác giả chạy mô hình FEM lần 2. Kết quả phân t ch ước lượng FEM để đánh giá tác động cố định của các biến độc lập với biến phụ thuộc là FDI t các quốc gia Đông B c Á vào Việt Nam giai đoạn 2010-2018, được thể hiện trong bảng 3 như sau: Bảng 3: Kết quả hồi quy FEM Nguồn: Chiết suất từ phần mềm Stata 15 28
  8. Tác giả tiến hành phân t ch ước lượng REM với kết quả thể hiện trong bảng 4 như sau: Bảng 4: Kết quả hồi quy REM Nguồn: Chiết suất từ phần mềm Stata 15 Tiến hành kiểm định Hausman để đánh giá sự phù hợp của ước lượng FEM và REM Bảng 5: Kết quả kiểm định Hausman Nguồn: Chiết suất từ phần mềm Stata 15 29
  9. Nhìn vào kết quả kiểm định Hausman ở bảng 5 ta thấy Prob>chi2 = 0,0004 < 0,05 nên ta bác b giả thuyết H0 (Giả thuyết H0: không có tương quan giữa các biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên). Như vậy, s dụng mô hình tác động cố định FEM sẽ có hiệu quả hơn trong việc đánh giá tác động của các biến độc lập tới kết quả thu hút vốn FDI t các quốc gia Đông B c Á vào Việt Nam. Kết quả phân tích ở bảng 3 cho thấy, khi đánh giá tác động cố định thì vốn FDI t các quốc gia Đông B c Á vào Việt Nam giai đoạn 2010-2018 chịu ảnh hưởng bởi biến dân số (Population) với P-value = 0,008; biến số tổng sản phẩm quốc nội (GDP) với p-value = 0,019; biến số giá trị nhập khẩu của Việt Nam t các nước Đông B c Á (Import) với p-value = 0,000; và biến số FTA với p-value = 0,023; với mức nghĩa 5% thì các giá trị này có nghĩa thống kê. Với R-square = 0,5178 cho thấy mô hình giải th ch được 51,78% sự thay đổi của giá trị FDI theo các biến độc lập. Kết quả hồi quy FEM cho thấy quy mô dân số của các nước có tác động ngược chiều với FDI t Đông B c Á vào Việt Nam. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi dân số tăng lên 1% thì giá trị FDI giảm 0,45%. Bên cạnh đó, quy mô nền kinh tế thể hiện qua GDP cho thấy sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hàng năm c ng là một trong những yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư t các nước Đông B c Á. Khi các yếu tố khác không đổi, GDP của các nước tăng 1% sẽ đưa đến sự gia tăng 0,003% trong tổng giá trị vốn FDI t Đông B c Á vào Việt Nam. Giá trị nhập khẩu trong mô hình FEM c ng có tác động cùng chiều với FDI vào Việt Nam. Khi các yếu tố khác không đổi, giá trị nhập khẩu tăng 1% c ng sẽ làm tăng 0,084% giá trị vốn FDI t Đông B c Á vào nước ta. Biến số tham gia FTA của các nước có tác động tích cực nhất trong số các biến độc lập tới biến phụ thuộc FDI. Việc các nước Đông B c Á tăng vốn đầu tư vào Việt Nam để tận dụng các ưu đãi về thuế nhập khẩu của Việt Nam và các cam kết bảo hộ đầu tư khác được thể hiện trong nội dung ký kết FTA với Việt Nam, đã thể hiện những tác động không nh của các FTA tới thu hút FDI vào Việt Nam. Mức độ c t giảm thuế quan theo các cam kết trong FTA đã được Việt Nam thực hiện theo đúng lộ trình, thể hiện ở bảng 6 dưới đây. Có thể thấy rằng, khi thời hạn hoàn thành các cam kết của Việt Nam theo FTA càng đến gần thì dòng vốn FDI t các quốc gia thành viên FTA nói chung và t các nước Đông B c Á nói riêng di chuyển vào nước ta sẽ càng gia tăng mạnh mẽ về số lượng và chất lượng các dự án đầu tư. 5. Kết luận Như vậy, t kết quả phân tích thực trạng FDI vào Việt Nam giai đoạn 2010-2019 và đánh giá tổng thể tác động của các hiệp định thương mại tự do, có thể thấy rằng việc Việt Nam tham gia vào các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương đã đem lại hiệu quả cao khi thu hút dòng vốn FDI t các quốc gia Đông B c Á vào Việt Nam. 30
  10. Bảng 6: Lộ trình cắt giảm thuế quan giữa Việt Nam với các nước Đông Bắc Á trong FTA Tỷ lệ số dòng thuế Năm Năm hoàn giảm về 0%/ FTA Đối tác có hiệu thành tổng số dòng lực cam kết thuế nhập khẩu của Việt Nam 1 ACFTA ASEAN, Trung Quốc 98 2005 2015/2020 2 AKFTA ASEAN, Hàn Quốc 90 2007 2015/2021 3 AJCEP ASEAN, Nhật Bản 90 2008 2023/2025 4 VKFTA Việt Nam, Hàn Quốc 89,15 2015 2029 5 VJEPA Việt Nam, Nhật Bản 92 2009 2026 Việt Nam, Canada, Mexico, Peru, Chi Lê, New Zealand, 6 CPTPP 97,8 2019 2034 Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia ASEAN, Hồng Kông 7 81.16 2019 2022 AHKFTA (Trung Quốc) Nguồn: Tác giả tổng hợp từ trung tâm wto.vn Kết quả nghiên cứu đã làm rõ hơn và phong phú hơn trong việc đánh giá tác động của các hiệp định thương mại tự do tới lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài của các quốc gia thành viên, trên cơ sở kế th a các kết quả nghiên cứu trước đó, và phát triển hướng nghiên cứu cụ thể và rõ ràng hơn. Tuy nhiên, do gặp khó khăn khi thu thập số liệu theo chuỗi thời gian của các quốc gia Đông B c Á, hơn nữa việc đánh giá tác động của các FTA lên FDI là một chủ đề khó thực hiện, nên kết quả nghiên cứu còn gặp phải một số hạn chế nhất định. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anderson J.E., 1979, A theoretical foundation for the gravity equation, The American Economic Review, 69(1), page 106-116 2. Bae C. and Jang Y., 2013, The Impact of Free Trade Agreements on Foreign Direct Investment: The Case of Korea, Journal of East Asian Economic Integration, 17(4), 31 De- cember 2013, page 417 – 445. 3. Bergstrand J.H., 1985, The gravity equation in international trade: some microeconomic foundations and empirical evidence, The review of economics and statistics, page 474-481. 31
  11. 4. Büthe Tim, and Helen V Milner (b), 2014, Foreign Direct Investment and Institutional Diversity in Trade Agreements: Credibility, Commitment, and Economic Flows in the Developing World, 1971–2007, World Politics, 66 (1), page 88–122. 5. Davis G., 2011, Regional Trade Agreements and Foreign Direct Investment, Poli- tics & Policy, 39 (3), page 401–419. 6. Hoang C., et al, 2015, Do Free Trade Agreements (FTAs) Really Increase Vietnam‟s Foreign Trade and Inward Foreign Direct Investment (FDI)?, British Journal of Economics, Management & Trade, 7(2), page 110 – 127. 7. Cuong H.C, 2013, The Impact of the World Trade Organization (WTO) Regime on Foreign Direct Investment (FDI) Flows to Vietnam: A Gravity Model Approach, Journal of Modern Accounting and Auditing Vol. 9, No. 7, 961-987. 8. Nguyen C., et al, 2012, FDI and Economic Growth: Does WTO Accession and Law Matter Play Important Role in Attracting FDI? The Case of VietNam, International Business Research, 5(8), 2012, page 214 – 227. 9.Nguyen, H. T. V., Vinh, et al, 2014, The Impact of Heterogeneous Bilateral Invest- ment Treaties (BIT) on Foreign Direct Investment (FDI) inflows to Vietnam, SECO/WTI Ac- ademic Cooperation Project Working Paper Series, 3 10. Pham H., 2011, Does the WTO accession matter for the dynamics of foreign direct investment and trade?, Economic of Transition, 19(2), 2011, page 255 – 285. 11. Ponce A., 2006, Openness and Foreign Direct Investment: The Role of Free Trade Agreements in Latin America, MPRA Paper No. 8858, 26 May 2008. 12. Thangavelu S. M. and Findlay C., 2011, The Impact of Free Trade Agreements on Foreign Direct Investment in the Asia-Pasific Region, in Findlay, C. (ed.), ASEAN+1 FTAs and Global Value Chains in East Asia, ERIA Research Project Report 2010-29, Jakarta: ERIA, page 112 – 131. 13. Cục Đầu tư nước ngoài, 2015, Vai trò của FTA với dòng vốn FDI vào Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt nam, http://fia.mpi.gov.vn/tinbai/3814/Vai-tro-cua-FTA-voi- dong-vonFDI-vao-Viet-Nam , truy cập ngày 04/02/2020. 14. Trung tâm WTO, 2016, Hiệp định Thương mại tự do (FTA), http://www.trungtamwto.vn/fta, truy cập ngày 20/01/2020. 15. https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.MKTP.CD?locations=JP 16. Hải quan Việt Nam https://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/ViewDetails .aspx?ID=29227&Category=Tin%20n%E1%BB%95i%20b%E1%BA%ADt 32
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2