intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của hình ảnh thương hiệu, sự hài lòng và giá trị thương hiệu đến sự trung thành thương hiệu: Nghiên cứu điển hình đối với thương hiệu bánh kẹo truyền thống

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

65
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định và đo lường sự tác động của nhân tố hình ảnh thương hiệu, sự hài lòng thương hiệu và giá trị thương hiệu đến sự trung thành của người tiêu dùng đối với các thương hiệu bánh kẹo truyền thống. Nghiên cứu được thu thập và xử lý bộ số liệu từ hơn 250 người tiêu dùng thông qua SPSS 20 và AMOS 20.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của hình ảnh thương hiệu, sự hài lòng và giá trị thương hiệu đến sự trung thành thương hiệu: Nghiên cứu điển hình đối với thương hiệu bánh kẹo truyền thống

  1. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 TÁC ĐỘNG CỦA HÌNH ẢNH THƯƠNG HIỆU, SỰ HÀI LÒNG VÀ GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU ĐẾN SỰ TRUNG THÀNH THƯƠNG HIỆU: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH ĐỐI VỚI THƯƠNG HIỆU BÁNH KẸO TRUYỀN THỐNG PGS. TS. Nguyễn Viết Thái Đại học Thương mại, thainv@tmu.edu.vn ThS. Đặng Hồng Vương Đại học Quy Nhơn, danghongvuong@qnu.edu.vn Tóm tắt Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định và đo lường sự tác động của nhân tố hình ảnh thương hiệu, sự hài lòng thương hiệu và giá trị thương hiệu đến sự trung thành của người tiêu dùng đối với các thương hiệu bánh kẹo truyền thống. Nghiên cứu được thu thập và xử lý bộ số liệu từ hơn 250 người tiêu dùng thông qua SPSS 20 và AMOS 20. Một mô hình cấu trúc SEM được thiết lập với kết quả của nghiên cứu là phù hợp với thực tế thị trường cho thấy rằng yếu tố hình ảnh thương hiệu ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến sự hài lòng thương hiệu, giá trị thương hiệu và sự trung thành thương hiệu. Dựa trên những phát hiện, hàm ý quản trị được thảo luận và những hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai được chỉ ra. Từ khóa: giá trị thương hiệu, hình ảnh thương hiệu, sự hài lòng thương hiệu, sự trung thành thương hiệu Abstract The objective of the study is to identify and measure the impact of brand image, brand satisfaction, brand value and consumer loyalty on confectionery brands traditional. The study was collected and processed data sets from more than 250 consumers through SPSS 20 and AMOS 20. A structure model SEM was established with the results of the study being consistent with the fact that the brand image positively and significantly influences brand satisfaction, brand value and brand loyalty. The managerial implications of the findings are discussed and limitations and future research directions are indicated. Keywords: brand value, brand image, brand satisfaction, brand loyalty 1. Đặt vấn đề Acker (1996), thương hiệu chính là sự khác biệt giữa các sản phẩm. Đây là yếu tố làm tăng lên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp”. Seetharaman & cộng sự (2001), giá trị thị trường của thương hiệu là kết quả của việc đầu tư vào các hoạt động thương hiệu. Sự chấp nhận thương hiệu của người tiêu dùng luôn được các thương nhân và nhà sản xuất quan tâm cao. Mối quan hệ của người tiêu dùng với thương hiệu rất quan trọng để xây dựng mối quan hệ lâu dài với người tiêu dùng thông qua sự trung thành của họ đối với sản phẩm mang thương hiệu của nhà sản xuất. Hiện tại, sự trung thành của khách hàng tại Việt Nam đã có những biến đổi rõ rệt. Khách hàng ngày càng có nhiều thông tin về sản phẩm, về tổ chức, doanh nghiệp và nhu cầu mong muốn ngày càng tăng cao, đối với cơ sở sản xuất sản phẩm truyền thống trong đó có sản phẩm bánh kẹo truyền thống cũng không ngoại lệ. Mức độ cạnh tranh khốc liệt, tác động của các chương trình quảng cáo, khuyến mại, giảm giá... Điều này làm cho các doanh nghiệp ngày càng khó duy trì sự khác biệt so với các đối thủ. Vì vậy vấn đề đặt ra, trong bối cảnh hiện tại, các cơ sở là phải làm gì để duy trì khách hàng với thương mình của mình? Mục đích của nghiên cứu này là nghiên cứu xác định mối quan hệ tương hỗ, đo lường mức độ tác động của 4 yếu tố hình ảnh thương hiệu, sự hài lòng, giá trị và sự trung thành thương hiệu. Trọng tâm của nghiên cứu này liên quan đến nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm bánh kẹo truyền thống và các yếu tố làm hài lòng người tiêu dùng. Theo bố cục của nghiên cứu, tác giả sẽ trình bày cơ sở lý thuyết của các yếu tố được quan sát từ thương hiệu, mô hình khái niệm đề xuất thông qua việc xem xét nghiên cứu trước đó và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu. Tác giả sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng xử lý số liệu và đưa ra kết quả, từ đó kết 144
  2. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 luận và đề xuất các giải pháp, hàm ý quản trị phát triển thương hiệu các sản phẩm bánh kẹo truyền thống trong thời gian tới. 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu 2.1. Hình ảnh thương hiệu (Brand image) Bian & Moutinho (2011) cho rằng hình ảnh thương hiệu có thể được coi là một hiện tượng nhận thức chủ quan, phản ánh cảm xúc của người tiêu dùng dựa trên trí nhớ của họ về các sản phẩm. Simonia & cộng sự (2012), hình ảnh thương hiệu đóng một vai trò quan trọng đối với sự hài lòng và trong việc đưa ra quyết định mua hàng bởi vì người tiêu dùng nhớ về thương hiệu đó và họ ra quyết định có mua sản phẩm đó hay không. Bên cạnh đó, hình ảnh thương hiệu cũng có thể đóng vai trò là phương tiện duy trì sự trung thành của người tiêu dùng (Sweeney & Swait, 2008). Wang & Yang (2010) đã chỉ ra trong nghiên cứu của họ rằng hình ảnh thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích các tác động của sự trung thành và ý định mua hàng. Chao & cộng sự (2015) xem xét rằng hình ảnh thương hiệu là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hài lòng của người tiêu dùng. Ngoài ra, Johnson & cộng sự (2001) xem hình ảnh thương hiệu là một loại thái độ của người tiêu dùng dẫn đến sự trung thành của họ. Bằng cách tăng sức mạnh của hình ảnh thương hiệu, giá trị thương hiệu sẽ tăng lên trong mắt người tiêu dùng. Khi thương hiệu có hình ảnh hấp dẫn hơn, có khả năng người tiêu dùng sẽ kết nối tốt hơn với thương hiệu (Islam & Rahman, 2016) và hình ảnh thương hiệu sẽ có giá trị lớn hơn cho người tiêu dùng. 2.2. Sự hài lòng của thương hiệu (Brand satisfaction) Nam & cộng sự (2011) mô tả sự hài lòng thương hiệu là tổng hợp các trải nghiệm trước đây đối với sản phẩm, dựa trên sự phụ thuộc lẫn nhau giữa sự kỳ vọng và sự nhận thức sau khi tiêu dùng của khách hàng. Nếu sự kỳ vọng cao hơn sự nhận thức, sự hài lòng của thương hiệu sẽ ít hơn và ngược lại. Chinomona & cộng sự (2013), xác định sự hài lòng như một biểu hiện tích lũy của hài lòng thông qua việc đánh giá sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên giao dịch mua và kinh nghiệm đối với thương hiệu của khách hàng. Krystallis & Chrysochou (2014), cho rằng sự hài lòng thương hiệu đang tương tác với sự đánh giá và hành vi của người tiêu dùng thông qua các thuộc tính khác nhau của giá trị thương hiệu của sản phẩm. Lai & cộng sự (2009), sự hài lòng của khách hàng là một trong những yếu tố quyết định đến ý định mua hàng, do đó sự hài lòng của khách hàng ảnh hưởng đến sự trung thành khi xem xét đến giá trị và hình ảnh của thương hiệu. 2.3. Giá trị thương hiệu (Brand value) Bolton & Drew (1991), giá trị thương hiệu được xác định là sự đánh giá thương hiệu của khách hàng dựa trên nhận thức của họ về thương hiệu đó khi xem xét những gì mà thương hiệu đó có được. Giá trị thương hiệu cảm nhận được xuất hiện ở các giai đoạn khác nhau của hành vi mua hàng. Sheth & cộng sự (1991) tuyên bố rằng giá trị thương hiệu là động lực chính cho sự lựa chọn của người tiêu dùng. Pan & cộng sự (2012), giá trị thương hiệu có vai trò như một yếu tố dự đoán về ý định mua của người tiêu dùng nhằm gia tăng sự trung thành với sản phẩm. Vì vậy, người tiêu dùng nếu có được sự cảm nhận tích cực đối với giá trị thương hiệu của sản phẩm nào đó có thể dẫn đến sự trung thành với thương hiệu của sản phẩm đó. 2.4. Thương hiệu trung thành (Brand loyalty) Zohaib (2014), lòng trung thành của khách hàng có thể được đo lường bằng thái độ tích cực đối với các sản phẩm, bởi sự hài lòng với thương hiệu, bởi sự tin tưởng vào nó và bởi việc duy trì việc mua sản phẩm mang thương hiệu đó bất kể sự thay đổi về giá. Rizwan & cộng sự (2013), lòng trung thành của người tiêu dùng sẽ không thay đổi nếu thương hiệu đó có sẵn cho người tiêu dùng. Theo Zohaib (2014), các doanh nghiệp và thương nhân nên tiến hành điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo ra những khách hàng thực sự trung thành khi mua một thương hiệu cụ thể. Các nhà sản xuất cần tạo ra 145
  3. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 nhiều sản phẩm cho khách hàng nhưng chỉ một vài trong số các sản phẩm này trở thành thương hiệu có khách hàng trung thành. Các nhà tiếp thị phải điều tra xem các yếu tố nào tạo ra các thương hiệu mạnh và tạo ra lực lượng người tiêu dùng trung thành. Từ những cơ sở lý thuyết trên, tác giả đưa ra các giả thuyết: - H1: Hình ảnh thương hiệu có tác động tích cực đến sự hài lòng của thương hiệu - H2: Hình ảnh thương hiệu có tác động tích cực đến giá trị thương hiệu - H3: Hình ảnh thương hiệu có tác động tích cực đến sự trung thành thương hiệu - H4: Sự hài lòng thương hiệu có tác động tích cực đến giá trị thương hiệu - H5: Sự hài lòng thương hiệu có tác động tích cực đến sự trung thành thương hiệu. - H6: Giá trị thương hiệu có tác động tích cực đến sự trung thành thương hiệu. Từ những cơ sở lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu trên, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau (Hình 1): Hình 1: Mô hình nghiên cứu Nguồn: Tác giả đề xuất (2019) 3. Phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu 3.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp nghiên cứu định tính thông qua thảo luận nhóm và phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ và chính thức. Kết quả sau khi nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng sơ bộ đồng ý với mô hình gồm 6 giả thuyết nghiên cứu có 4 yếu tố với 17 biến quan sát. Nghiên cứu định lượng sử dụng thang đo Likert 5 điểm với: (1) hoàn toàn không đồng ý, (2) không đồng ý, (3) trung lập, (4) đồng ý và (5) hoàn toàn đồng ý. Nghiên cứu dựa trên điểm đánh giá các tiêu chí để tiến hành các phân tích thống kê. Nguồn của các thang đo của 4 yếu tố với 17 biến quan sát (Bảng 1). Nghiên cứu thực hiện khảo sát 380 người tiêu dùng trên địa bàn các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa có thường xuyên sử dụng sản phẩm bánh kẹo truyền thống ít nhất 3 lần/tháng, thời gian khảo sát từ tháng 10/2019 đến tháng 12/2019. Tổng số bảng câu hỏi khảo sát thu về là 257. Sau khi kiểm tra, có 7 phiếu không đạt yêu cầu bị loại ra (do thông tin trả lời không đầy đủ, số lượng lớn người trả lời có số lần mua sản phẩm bánh kẹo truyền thống không đảm bảo). Như vậy 146
  4. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 tổng số đưa phiếu vào phân tích, xử lý là 250 phiếu câu hỏi. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20 và AMOS 20 nhằm phân tích và xử lý số liệu. Bảng 1: Nguồn thang đo biến thành phần Số lượng thang Yếu tố Nguồn đo/ Biến 3 biến Cho & Fiore (2015); Lien & cộng sự (2015); Puška & cộng sự Hình ảnh thương hiệu (2018) (IMA) 1 biến Tác giả đề xuất và nghiên cứu định tính Hài lòng thương hiệu Kuikka & Laukkanen (2012); Krystallis & Chrysochou (2014); 5 biến (SAT) Nyffenegger & cộng sự (2015) Giá trị thương hiệu Kuikka & Laukkanen (2012), Nyadzayo & Khajehzadeh (2016); 4 biến (VAL) Giovanis & Athanasopoulou (2017) Trung thành thương hiệu Yoo & cộng sự (2000); Chaudhuri & Holbrook (2001); 4 biến (LOY) Giovanis & Athanasopoulou (2017) Nguồn: Tác giả tổng hợp (2019) 3.2. Kết quả nghiên cứu Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha. Những biến có tương quan biến tổng (Item Total Corelation) nhỏ hơn 0.5 được xem là biến rác và bị loại ra khỏi mô hình, thang đo được chấp nhận khi hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.7 (Hair & cộng sự, 2010). Kết quả xử lý dữ liệu cho thấy (Bảng 2), tất cả các biến quan sát đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0.5 và hệ số Cronbach's alpha đều lớn hơn 0.7. Hệ số Cronbach's alpha của các yếu tố hình ảnh thương hiệu (.826), hài lòng thương hiệu (.873), giá trị thương hiệu (.809), và trung thành thương hiệu (.817). Bảng 2: Kết quả phân tích độ tin cậy Cronbach's alpha Thang đo/ Cronbach’s alpha nếu loại Cronbach’s Yếu tố Tương quan biến tổng Biến biến alpha IMA1 .631 .790 Hình ảnh thương IMA2 .665 .775 hiệu .826 IMA3 .690 .763 (IMA) IMA4 .621 .795 SAT1 .643 .863 Hài lòng thương SAT2 .720 .842 hiệu SAT3 .695 .848 .873 (SAT) SAT4 .771 .831 SAT5 .691 .850 VAL1 .618 .765 Giá trị thương hiệu VAL2 .617 .765 .809 (VAL) VAL3 .612 .768 VAL4 .657 .746 LOY1 .602 .790 Trung thành thương LOY2 .724 .728 hiệu .817 LOY3 .604 .790 (LOY) LOY4 .644 .767 Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp (2019) Phân tích nhân tố khám phá EFA Kết quả cho thấy (Bảng 3): kiểm định KMO và Bartlett’s trong phân tích factor ta được: Hệ số KMO = 0.866 > 0.5 cho thấy dữ liệu phù hợp cho phân tích nhân tố khám phá. Bartlett’s Test có ý nghĩa thống kê (Sig. = 0.000 < 0.05) nên các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. 147
  5. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Phương sai trích bằng 66.555, thể hiện rằng sự biến thiên của các yếu tố được phân tích có thể giải thích được 66.555% sự biến thiên của dữ liệu khảo sát ban đầu. Hệ số Eigenvalues của yếu tố thứ 4 bằng 1,396>1, thể hiện sự hội tụ của phép phân tích dừng ở yếu tố thứ 4. Hệ số tải yếu tố của mỗi biến quan sát thể hiện các yếu tố đều lớn hơn 0.4, cho thấy rằng các biến quan sát đều thể hiện được có được sự ảnh hưởng ở mức quan trọng với các yếu tố mà các biến này biểu diễn. Bảng 3: Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA Yếu tố Biến quan sát 1 2 3 4 b.sa4 .863 b.sa2 .852 b.sa3 .784 b.sa5 .705 b.sa1 .676 b.im3 .819 b.im2 .782 b.im1 .758 b.im4 .633 b.va4 .794 b.va2 .718 b.va1 .698 b.va3 .688 b.lo2 .944 b.lo1 .836 b.lo4 .496 b.lo3 .429 Eigenvalue 5.921 2.121 1.876 1.396 Phương sai (%) 34.828 12.475 11.038 8.214 Tổng phương sai % 34.828 47.303 58.341 66.555 KMO .866 Chi-Square 1925.268 Kiểm định Bartlett df 136 Sig. .000 Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp (2019) Phân tích nhân tố khẳng định CFA Bảng 4: Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA Hệ số tương Sai lệch Giá trị tới Mối quan hệ P quan chuẩn hạn SAT IMA .134 .026 5.086 .000 SAT VAL .104 .027 3.863 .000 SAT LOY .216 .033 6.472 .000 IMA VAL .085 .025 3.409 .000 IMA LOY .181 .031 5.825 .000 VAL LOY .163 .032 5.044 .000 Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp (2019) Kết quả cho thấy (Bảng 4): mô hình có giá trị Chi-quare = 214.826; df = 113; CMIN/df = 1.901 với giá trị p = .000, các chỉ số GFI = .905; TLI = .933; CFI = .945; RMSEA = .060. Theo Hu & Bentler (1999); Hooper & cộng sự (2008), một mô hình cấu trúc tuyến tính mà các giá trị Cmin/df < 3, TLI > 0,9, CFI > 0,9 và RMSEA < 0,08 sẽ được coi là phù hợp với dữ liệu thực tế ở mức tốt. Như vậy, 148
  6. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 theo tiêu chuẩn trên có thể kết luận rằng mô hình này phù hợp với dữ liệu được thu thập từ thực tế. Bên cạnh đó, kết quả kiểm định sự tương quan giữa các biến cho thấy hệ số tương quan ước lượng liên kết với sai lệch chuẩn (Se) của mối tương quan giữa các khái niệm thành phần của thang đo đều cho giá trị p đều < 0,05 nên hệ số tương quan của từng cặp khái niệm khác biệt so với 1 ở độ tin cậy 95%. Do đó, các thành phần của khái niệm nghiên cứu đạt được giá trị phân biệt Kiểm định mô hình SEM và các giả thuyết nghiên cứu, Kết quả cho thấy (Bảng 5): mô hình có giá trị Chi-quare = 214.826; df = 113; CMIN/df = 1.901 với giá trị p = .000, các chỉ số GFI = .905; TLI = .933; CFI = .945; RMSEA = .060. Bên cạnh đó, các hệ số hồi quy beta đã chuẩn hóa của mô hình đều có giá trị dương với mức ý nghĩa thống kê p-value < 0,05. Điều này chứng minh rằng kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đều được chấp nhận, với các hệ số tương quan beta đã chuẩn hóa tương ứng là giả thuyết H1: 0.466; giả thuyết H2: 0.193; giả thuyết H3: 362; giả thuyết H4: 0.225; giả thuyết H5: 0.398; giả thuyết H6: 0.277. Bảng 5: Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Hệ số Sai lệch Giá trị tới Mối quan hệ P Giả thuyết tương quan chuẩn hạn SAT
  7. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aaker David.A (1996), Buliding Strong Brands, The Free Press, New York, NY. 2. Alhaddad, A. (2014), Te effect of brand image and brand loyalty on brand equity, International Journal of Business and Management Invention 3(5), pp:28-32. 3. Al-Msallam, S. (2015), Customer Satisfaction and Brand Loyalty in the Hotel Industry, European Scientifc Journal, Special 1, pp:232-251. 4. Bian, X., Moutinho, L. (2011), Te role of brand image, product involvement, and knowledge in explaining consumer purchase behaviour of counterfeits: direct and indirect effects, European Journal of Marketing 45(1/2), pp:191-216. 5. Bolton, R.N., Drew, J.H. (1991), A longitudinal analysis of the impact of service changes on consumer attitudes, Journal of Marketing 55(1), pp:1-9. 6. Chao, R-F., Wu, T-C., Yen, W-T. (2015), Te Influence of Service Quality, Brand Image, and Consumer Satisfaction on Consumer Loyalty for Private Karaoke Roomsin Taiwan, Te Journal of Global Business Management 11(1), pp:59-67. 7. Chaudhuri, A. & Holbrook, M. B. (2001), The chain of effects from brand trust and brand affect to brand performance: the role of brand loyalty, Journal of Marketing, 65 (2), pp:81-93. 8. Chinomona, R., Mahlangu, D., Pooe, D. (2013), Brand Service Quality, Satisfaction, Trust and Preference as Predictors of Consumer Brand Loyalty in the Retailing Industry. Mediterranean Journal of Social Sciences 4(14), pp:181-190. 9. Cho, E. & Fiore, A.M. (2015), Conceptualization of a holistic brand image measure for fashion-related brands, Journal of Consumer Marketing, 32 (4), pp:255-265. 10. Elsäßer, M., Wirtz, B.W. (2017), Rational and emotional factors of customer satisfaction and brand loyalty in a business-to-business setting, Journal of Business & Industrial Marketing 32(1), pp:138-152. 11. Giovanis, A. & Athanasopoulou, P. (2017), Gen Y-ers’ brand loyalty drivers in emerging devices, Marketing Intelligence & Planning, 35 (6), pp:805-821. 12. Hair, J., Black, W., Babin, B., & Anderson, R. (2010), Multivariate Data Analysis (7th ed.), Upper Saddle River, NJ: Prentice-Hall, Inc. 13. Hooper, D., Coughlan, J., & Mullen, M. (2008), Structural Equation Modelling: Guidelines for Determining Model Fit, Electronic Journal of Business Research Methods, Vol. 6(1), pp:53-60. 14. Hu, L., & Bentler, P.M. (1999), Cutoff criteria for fit indexes in covariance structure analysis: Conventional criteria versus new alternatives, Structural Equation Modeling, Vol. 6(1), pp: 1-55. 15. Islam, Ul. J. and Rahman, Z. (2016), Examining the effects of brand love and brand image on consumer engagement: An empirical study of fashion apparel brands, Journal of Global Fashion Marketing7(1), pp:45-59. 16. Johnson, M.D., Gustafsson, A., Anderessen, T.W., Lervik, L. Cha, J. (2001), Te evolution and future of National Customer Satisfaction Index model. Journal of Economic Psychology, 22(2), pp.217-245. 17. Krystallis, A., Chrysochou, P. (2014), Te effects of service brand dimensions on brand loyalty, Journal of Retailing and Consumer Services 21(2), pp:139-147. 18. Kuikka, A. & Laukkanen, T. (2012), Brand loyalty and the role of hedonic value, Journal of Product & Brand Management, 21 (7), pp:529-537. 19. Lai, F., Grifn, M., Babin, B.J. (2009), How quality, value, image, and satisfaction create loyalty at a Chinese telecom, Journal of Business Research 62(10), pp:980-986. 20. Lien, C-H., Wen, M-J., Huang, L-C. and Wu, K-L. (2015), Online hotel booking: The effects of brand image, price, trust and value on purchase intentions, Asia Pacific Management Review, 20, pp:210-218. 21. Nam, J., Ekinci, Y., Whyatt, G. (2011), Brand equity, brand loyalty and consumer satisfaction, Annals of Tourism Research 38(3), pp:1009-1030. 150
  8. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 22. Nyadzayo M. W. & Khajehzadeh, S. (2016), The antecedents of customer loyalty: A moderated mediation model of customer relationship management quality and brand image, Journal of Retailing and Consumer Services, 30, pp. 262-270. 23. Nyffenegger, B., Krohmer, H., Hoyer, W.D. and Malaer, L., (2015), Service brand relationship quality: hot or cold?, Journal of Service Research, 18(1), pp:90-106. 24. Pan, Y., Sheng, S., Xie, F.T. (2012), Antecedents of consumer loyalty: an empirical synthesis and reexamination, Journal of Retailing and Consumer Services 19(1), pp:150-158. 25. Piaralal, S., Mei, T. (2015), Determinants of Brand Equity in Private Healthcare Facilities in Klang Valley, Malaysia, American Journal of Economics 5(2), pp:177-182. 26. Puška, A., Berbić, .S, Stojanović, I., (2018), The Impact Of Chocolate Brand Image, Satisfaction, And Value On Brand Loyalty, Original Scientific Paper, Godina VIII (I), pp:37-54. 27. Rizwan, M., Shahid, M., Shafq, H., Tabassum, S., Bari, R. Umer, J. (2013), Impact of Psychological Factors on Employee Turnover Intentions, International Journal of Research in Commerce, Economics and Management, 3(3), pp:63-69. 28. Seetharaman, A., Nadzir, Z.A.B.M., Gunalan, S. (2001), A conceptual study on brand valuation, Journal of Product & Brand Management 10(4). 29. Sheth, J.N., Newman, B.I., Gross, B.L. (1991), Why we buy what we buy: a theory of consumption values, Journal of Business Research 22(2): 159-170. 30. Sweeney, J., Swait, J. (2008), Te effects of brand credibility on consumer loyalty, Journal of Retailing and Consumer Services 15(3), pp:179-193. 31. Wang, X., Yang, Z. (2010), Te effect of brand credibility on consumers’ brand purchase intention in emerging economies: the moderating role of brand awareness and brand image, Journal of Global Marketing, 23(3), pp:177-188. 32. Yoo, B., Donthu, N., and Lee, S. (2000), An Examination of Selected Marketing Mix Elements and Brand Equity, Journal of the Academy of Marketing Science 2000, 28(2), pp:195 – 211. 33. Zohaib, A. (2014), Effect of brand trust and consumer satisfaction on brand loyalty in Bahawalpur, Journal of Sociological Research 5(1), pp:306-326. 151
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2