intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của lũ bất thường đến canh tác lúa ở xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

Chia sẻ: Bautroibinhyen17 Bautroibinhyen17 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

70
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này được thực hiện tại xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang nhằm đánh giá tác động của lũ bất thường đến hiệu quả canh tác lúa và đề xuất một số khuyến nghị nhằm giảm thiểu tác động của lũ bất thường trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của lũ bất thường đến canh tác lúa ở xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

Journal of Science – 2015, Vol. 8 (4), 105 – 113<br /> <br /> Part D: Natural Sciences, Technology and Environment<br /> <br /> TÁC ĐỘNG CỦA LŨ BẤT THƯỜNG ĐẾN CANH TÁC LÚA Ở XÃ VĨNH PHƯỚC,<br /> HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG<br /> Võ Duy Thanh1, Hồ Thị Ngân1<br /> ThS. Trường Đại học An Giang<br /> <br /> 1<br /> <br /> Thông tin chung:<br /> Ngày nhận bài: 01/12/14<br /> Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br /> 10/02/15<br /> Ngày chấp nhận đăng: 12/15<br /> Title:<br /> Impacts of abnormal floods on<br /> rice production in vinh phuoc<br /> commune, tri ton district, An<br /> Giang province.<br /> Từ khóa:<br /> Lũ bất thường, suy giảm phù sa,<br /> hiệu quả canh tác lúa, giải<br /> pháp thích ứng<br /> Keywords:<br /> Abnormal floods, decline in<br /> sediment, rice production<br /> efficiency, adaptive strategies<br /> <br /> ABSTRACT<br /> This research was carried out in Vinh Phuoc commune, Tri Ton district, An<br /> Giang province to evaluate the negative impacts of abnormal floods on the<br /> efficiency of rice production and to propose some recommendations to<br /> minimine their impacts in the future. This study combined qualitative method<br /> (Participating Rural Appraisal discussion and in-depth interviews) and<br /> quantitative analysis (interview 60 households to compare their production<br /> efficiency within 03 Winter-Spring rice crops corresponding to 03 different<br /> flooding levels).<br /> The result shows that abnormal floods changes seasonal crop calendars,<br /> increases pests and production expense due to losing alluvial. Rice<br /> productivity in the low flooding Winter-Spring crop are lower than that in the<br /> high flooding and medium flooding conditions. On the other hand, abnormal<br /> high floods might generate high risk on dyke system destruction and the severe<br /> damage on the Autumn-Winter rice crop. Despite various adaptations to<br /> mitigate the negative impacts of abnormal floods, most of them seem to be<br /> short-term cope purposes. In the long-term, local government should improve<br /> the infield irrigation systems to distribute sediment and wash off acid sulfate<br /> during flood seasons; to expend and multiply what farmers adapt well to<br /> abnormal floods within the community; to introduce and encourage farmers to<br /> use various biology solutions in the context of farmland losing sediment due to<br /> abnormal low flood.<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu này được thực hiện tại xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An<br /> Giang nhằm đánh giá tác động của lũ bất thường đến hiệu quả canh tác lúa và<br /> đề xuất một số khuyến nghị nhằm giảm thiểu tác động của lũ bất thường trong<br /> tương lai. Phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa phân tích định tính (thảo luận<br /> nhóm PRA và phỏng vấn sâu người am hiểu) và định lượng (phỏng vấn 60 nông<br /> hộ, phân tích hiệu quả sản xuất của 03 vụ lúa Đông Xuân tương ứng với 03 mực<br /> nước lũ khác nhau).<br /> Kết quả cho thấy lũ bất thường gây xáo trộn lịch thời vụ, gia tăng dịch hại trên<br /> lúa, khi đất canh tác bị mất phù sa do lũ thấp dẫn đến chi phí sản xuất tăng.<br /> Năng suất lúa trong điều kiện lũ thấp hơn so với năng suất lúa trong điều kiện<br /> lũ cao và trung bình. Lũ lớn bất thường tạo ra nguy cơ vỡ đê cao và gây thiệt<br /> hại lúa Thu Đông. Hiện tại nông dân đã có một số giải pháp thích ứng, tuy<br /> nhiên hầu hết các giải pháp chỉ mang tính ứng phó và chưa thể hiện tính hiệu<br /> <br /> 105<br /> <br /> Journal of Science – 2015, Vol. 8 (4), 105 – 113<br /> <br /> Part D: Natural Sciences, Technology and Environment<br /> <br /> quả một cách bền vững. Chiến lược dài hạn, địa phương cần đầu tư hoàn thiện<br /> hệ thống thủy lợi nội đồng nhằm cải thiện khả năng tháo rửa phèn và tiếp nhận<br /> phù sa trong mùa lũ; phổ biến và nhân rộng các giải pháp thích ứng tốt của<br /> nông dân trong cộng đồng; hướng dẫn và khuyến khích nông dân áp dụng các<br /> giải pháp sinh học trong điều kiện đất canh tác bị mất phù sa do lũ thấp.<br /> <br /> & Phạm Văn Lê, 2011). Bên cạnh đó, nhiều diện<br /> tích sản xuất lúa vụ 3 trong các tiểu vùng đê bao<br /> không chắc chắn của tỉnh An Giang cũng bị ảnh<br /> hưởng nghiêm trọng, nhiều địa phương đã phải<br /> huy động nguồn nhân lực và tài lực rất lớn để gia<br /> cố và bảo vệ các tuyến đê xung yếu trong suốt<br /> mùa lũ. Tổng chi phí cho hoạt động chống lũ năm<br /> 2011 khó có thể tính hết bằng tiền.<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là khu vực<br /> sản xuất nông nghiệp trọng điểm, là vựa lúa và<br /> thủy sản lớn nhất nước. Tuy nhiên, sự phát triển<br /> bền vững nền nông nghiệp ở ĐBSCL phụ thuộc<br /> rất lớn vào nguồn nước và điều kiện ngập lũ của<br /> sông Mêkong. Do vị trí địa lí nằm ở đầu nguồn<br /> của ĐBSCL nên vào mùa mưa hàng năm tỉnh An<br /> Giang đón nhận nguồn nước lũ từ thượng nguồn<br /> sông Mêkong đổ về và hình thành mùa nước nổi<br /> với khoảng 70% diện tích đất tự nhiên bị ngập lũ<br /> từ 1,0 ÷ 3,5 m. Lưu lượng đỉnh lũ tại An Giang<br /> trước khi tràn vào ĐBSCL trung bình khoảng<br /> 38.000 m3/s, có năm lên đến 70.000 m3/s. Tính<br /> trung bình mỗi năm mùa lũ mang từ 410 - 420 tỉ<br /> m3 nước cho ĐBSCL (Sở Nông nghiệp & PTNT<br /> An Giang, 2010).<br /> <br /> Từ đó nhận thấy rằng sự biến động bất thường<br /> của mực nước lũ đã và đang tác động rất lớn đến<br /> nông dân trồng lúa. Do là tỉnh đầu nguồn của<br /> ĐBSCL nên An Giang chính là nơi phải chịu<br /> thiệt hại nặng nề nhất. Điều này khiến cho tỉnh<br /> An Giang với hơn 60% dân cư sống dựa vào canh<br /> tác lúa, hàng năm sản xuất trên 4 triệu tấn lúa<br /> hàng hóa cho cả nước đang đứng trước một thách<br /> thức vô cùng to lớn về kinh tế, xã hội và môi<br /> trường, ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực<br /> quốc gia. Để ứng phó lâu dài với những thay đổi<br /> bất thường của mùa lũ, với những tác động tiêu<br /> cực đến hiệu quả canh tác lúa do lũ quá thấp hoặc<br /> sự gia tăng thiệt hại mùa màng do lũ quá cao,<br /> ngoài những nỗ lực về mặt công trình thuỷ lợi<br /> của ngành nông nghiệp, việc nghiên cứu những<br /> tác động cụ thể của lũ bất thường đến hoạt động<br /> canh tác lúa là hết sức cần thiết.<br /> <br /> Trong các năm liên tiếp từ năm 2009 đến 2012,<br /> mực nước lũ ở An Giang và ĐBSCL có những<br /> biến động trái ngược nhau, ngoài dự đoán của<br /> nông dân và các nhà chuyên môn. Năm 2010 đánh<br /> dấu mực nước lũ thấp nhất trong vòng nhiều năm<br /> qua. Hiện tượng lũ thấp không những làm suy<br /> giảm nguồn lợi thuỷ sản (Đặng Thị Thanh Quỳnh,<br /> 2011) mà còn gây ra những xáo trộn trong hoạt<br /> động canh tác lúa của nông dân. Đất canh tác bị<br /> mất phù sa làm chi phí đầu vào gia tăng trong khi<br /> năng suất lúa giảm dẫn đến hiệu quả canh tác lúa<br /> thấp.<br /> <br /> 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br /> Xác định những tác động bất lợi của lũ bất thường<br /> đến hoạt động canh tác lúa của nông dân trên địa<br /> bàn xã Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An<br /> Giang.<br /> <br /> Ngược lại, lũ cao bất thường năm 2011 đã khiến<br /> cho nông dân hoàn toàn không chủ động trong<br /> việc ứng phó. Điển hình là sự cố vỡ đê hàng loạt<br /> trên địa bàn các huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu<br /> Thành, Châu Phú, Thoại Sơn và Châu Đốc trong<br /> mùa lũ 2011. Chỉ trong 20 ngày vào thời điểm<br /> đỉnh lũ, trên 4.000 ha lúa Thu Đông (TĐ) của tỉnh<br /> An Giang đã bị thiệt hại hoàn toàn (Đỗ Vũ Hùng<br /> <br /> 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa phân tích<br /> định tính và định lượng. Trong đó, phân tích<br /> định tính thông qua các cuộc thảo luận nhóm<br /> PRA - phương pháp đánh giá nông thôn có sự<br /> tham gia - với các công cụ cơ bản như: bản đồ tài<br /> 106<br /> <br /> Journal of Science – 2015, Vol. 8 (4), 105 – 113<br /> <br /> Part D: Natural Sciences, Technology and Environment<br /> <br /> nguyên, lát cắt thời gian, lịch thời vụ, giản đồ<br /> Venn; phỏng vấn sâu cán bộ (5 cuộc); phỏng vấn<br /> sâu nông dân am hiểu (8 cuộc); và quan sát thực<br /> địa.<br /> <br /> 1,0 m), lũ trung bình năm 2009 (tương ứng mực<br /> nước lũ từ 2,0 - 2,5 m), lũ cao bất thường năm<br /> 2011 (tương ứng mực nước lũ trên 2,5 m).<br /> Phương pháp xử lý số liệu: Tổng hợp thành<br /> bảng, biểu đồ, đồ thị và hộp thông tin bằng<br /> Microsoft Word và Excel. Nghiên cứu này được<br /> thực hiện từ tháng 12/2011 đến 12/2012.<br /> <br /> Phân tích định lượng thông qua số liệu thứ cấp<br /> và số liệu khảo sát 60 nông hộ sản xuất lúa tại xã<br /> Vĩnh Phước, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang bằng<br /> bảng câu hỏi. Nghiên cứu này không phân nhóm<br /> các đối tượng hộ khác nhau để khảo sát do hầu<br /> hết nông hộ có điều kiện sản xuất tương đồng<br /> nhau như điều kiện đất đai, hệ thống thuỷ lơi,<br /> mức độ ngập lũ,… và phần lớn nông hộ có diện<br /> tích đất canh tác lúa trên 1.0 ha/hộ. Mẫu phỏng<br /> vấn được chọn phân bố đều trên tất cả các ấp của<br /> xã Vĩnh Phước, loại trừ các nông hộ sản xuất 3<br /> vụ lúa trong các khu vực đê bao.<br /> <br /> 4. KẾT QUẢ THẢO LUẬN<br /> 4.1 Lũ bất thường làm xáo trộn lịch thời vụ<br /> Theo chuỗi số liệu từ Sở Nông nghiệp & PTNT<br /> tỉnh An Giang (2011), trong khoảng thời gian từ<br /> năm 2000 đến năm 2011 tỉnh An Giang đã xuất<br /> hiện 4 trận lũ lớn. Sau trận lũ lịch sử năm 2000 thì<br /> liên tiếp sau 2 năm đó và năm 2011 xuất hiện lũ<br /> lớn với đỉnh lũ tương đương năm 2000 (mức đo<br /> trên 4,5 m tại trạm Tân Châu). Tuy nhiên, trong 4<br /> năm tiếp theo (2003 - 2009) xuất hiện lũ trung<br /> bình với đỉnh lũ dao động từ 4,0 – 4,5 m và năm<br /> 2010 xuất hiện lũ thấp với đỉnh lũ tại trạm Tân<br /> Châu dưới 4,0 m (IUCN Việt Nam, 2010). Diễn<br /> biến bất thường của mực nước lũ trên địa bàn tỉnh<br /> An Giang được thể hiện qua Hình 1.<br /> <br /> Khảo sát thu thập số liệu sản xuất lúa trong 03<br /> vụ Đông Xuân (ĐX) liên tiếp tương ứng với 03<br /> mức lũ khác nhau (dựa trên phân loại lũ của<br /> nông dân) trên cùng các chỉ tiêu nghiên cứu.<br /> Nông dân địa phương phân loại lũ dựa vào mực<br /> nước trên đồng vào thời điểm đỉnh lũ: lũ thấp bất<br /> thường năm 2010 (tương ứng mực nước lũ dưới<br /> <br /> Hình 1. Đỉnh lũ vào tháng 09 tỉnh An Giang từ năm 2000 - 2011<br /> (Nguồn: Đỗ Vũ Hùng & Phạm Văn Lê, 2000 - 2011)<br /> <br /> 107<br /> <br /> Journal of Science – 2015, Vol. 8 (4), 105 – 113<br /> <br /> Part D: Natural Sciences, Technology and Environment<br /> <br /> Thời vụ sản xuất vụ lúa ĐX bắt đầu ngay khi lũ<br /> rút, thông thường nông dân xuống giống vào đầu<br /> tháng 11 và thu hoạch vào giữa tháng 2 dương<br /> lịch. Sau khi thu hoạch lúa ĐX nông dân cày phơi<br /> đất khoảng nửa tháng rồi tiến hành xuống giống<br /> vụ Hè Thu (HT) và thu hoạch vào khoảng giữa<br /> tháng 6. Sau đó nông dân tiến hành cày ải phơi đất<br /> trống trước khi đón nước lũ lên đồng. Nước lũ<br /> ngập đồng từ 3 - 4 tháng là khoảng thời gian đất<br /> canh tác nghỉ ngơi và tiếp nhận phù sa. Trong thời<br /> gian này, nông dân nghỉ ngơi, chuẩn bị nông cụ<br /> cho vụ lúa tiếp theo.<br /> <br /> lũ thấp và thời gian ngập lũ ngắn ngày đã hạn chế<br /> khả năng phát triển bình thường của cây lúa mùa<br /> nổi, năng suất lúa thấp. Một số diện tích lúa mùa<br /> nổi mất trắng do lúa không trổ bông. Dịch chuột<br /> và sâu rầy gây thiệt hại nặng. Lớp rơm rạ từ cây<br /> lúa mùa nổi không đủ để nông dân trồng rau màu<br /> trên nền đất lúa ngay sau khi lũ rút (Phỏng vấn<br /> ông Tôn Long Ràng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân<br /> Vĩnh Phước, ngày 11 tháng 09, 2012).<br /> 4.2 Lũ thấp bất thường làm gia tăng chi phí<br /> các yếu tố đầu vào<br /> 4.2.1 Gia tăng chi phí làm đất<br /> <br /> Lịch thời vụ năm lũ cao bất thường (năm 2011) có<br /> nhiều điểm tương đồng với năm lũ trung bình<br /> (năm 2009). Điểm khác biệt là mùa lũ năm 2011<br /> kéo dài hơn khoảng 10 ngày so với năm lũ trung<br /> bình và mực nước trên đồng sâu từ 3,0 - 3,5 m<br /> (cao hơn khoảng 1,0 m so với năm lũ trung bình).<br /> Lịch xuống giống vụ lúa ĐX 2011 - 2012 trễ hơn<br /> khoảng 1 tuần so với lịch thời vụ hàng năm. Tuy<br /> nhiên, lũ thấp bất thường năm 2010 đã làm dịch<br /> chuyển lịch thời vụ, gây một số ảnh hưởng bất lợi<br /> trong hoạt động canh tác lúa của nông dân. Cụ<br /> thể, nước lũ lên đồng trễ hơn khoảng 30 ngày so<br /> với năm 2009, thời gian ngập lũ chỉ kéo dài 45<br /> ngày, với mực nước lũ thấp (dao động từ 0,3 - 0,6<br /> m), một số nơi nước lũ không lên đồng. Nước lũ<br /> rút sớm nên nông dân tiến hành sạ lúa ĐX sớm<br /> hơn 01 tháng. Tuy nhiên, vào thời điểm xuống<br /> giống đang lúc mưa liên tục, nước lũ ngập ruộng<br /> trở lại đã gây thiệt hại trên 50% diện tích xuống<br /> giống vụ lúa ĐX tại xã Vĩnh Phước.<br /> <br /> Theo kết quả thảo luận nhóm, nông dân cho rằng<br /> chi phí vệ sinh đồng ruộng và chi phí cày xới<br /> trong vụ ĐX năm lũ thấp tăng gần gấp đôi so với<br /> vụ ĐX của những năm lũ lớn và trung bình. Đối<br /> với năm lũ lớn, đất canh tác phủ một lớp dày phù<br /> sa, đất mềm và xốp, rơm rạ đã bị phân hủy sau khi<br /> nước lũ rút. Khâu chuẩn bị đất đơn giản hơn, nông<br /> dân chỉ cần cày đất một lần để vùi rơm rạ, sau đó<br /> trục chạc thêm 1 lần nữa (nông dân gọi là 1 tác) là<br /> có thể tiến hành gieo sạ. Riêng đối với những khu<br /> vực đất lung trũng, phù sa nhiều thì nông dân<br /> không cần cày xới, chỉ cần làm phẳng mặt ruộng<br /> là có thể xuống giống. Tuy nhiên, đối với năm lũ<br /> thấp thì sau khi nông dân cày xới đất xong phải<br /> trục chạc thêm từ 2 đến 3 tác để diệt cỏ và vùi<br /> rơm rạ mới tiến hành gieo sạ. Kết quả phỏng vấn<br /> nông hộ cũng cho kết quả tương tự, số lần làm đất<br /> vụ lúa ĐX 2010 - 2011 (năm lũ thấp) so với vụ<br /> ĐX 2009 - 2010 (năm lũ trung bình) và ĐX 2011<br /> - 2012 (năm lũ lớn) tăng trung bình 2,5 lần, với<br /> chi phí làm đất tăng từ 797.000 đồng/ha lên<br /> 1.249.000 đồng/ha, tăng khoảng 35%.<br /> <br /> Theo ông Tôn Long Ràng, lũ thấp bất thường<br /> cũng đã tác động tiêu cực đến mô hình canh tác<br /> lúa mùa nổi - rau màu tại địa phương. Mực nước<br /> <br /> 108<br /> <br /> Journal of Science – 2015, Vol. 8 (4), 105 – 113<br /> <br /> Part D: Natural Sciences, Technology and Environment<br /> <br /> Hình 2. Ý kiến nông dân về tác động của lũ thấp đến canh tác lúa<br /> (Nguồn: Phỏng vấn nông hộ, 2012)<br /> <br /> lũ thấp) để nâng hiệu quả hạ phèn trong đất. Tổng<br /> lượng phân bón hoá học được sử dụng/ha tăng<br /> bình quân 50% trong điều kiện lũ thấp bất thường<br /> so với năm lũ bình thường.<br /> <br /> 4.2.2 Gia tăng lượng phân bón hóa học<br /> Theo kết quả điều tra nông hộ, nông dân có xu<br /> hướng sử dụng phân hoá học trong vụ ĐX tương<br /> ứng với năm lũ thấp cao hơn so với năm lũ trung<br /> bình. Trong đó tăng nhiều nhất là lượng phân Lân<br /> và phân Urê. Cụ thể, trong vụ ĐX 2010 - 2011<br /> tổng lượng phân Urê được sử dụng trung bình là<br /> 185 kg/ha, tăng 30 kg/ha so với vụ ĐX 2009 2010. Nông dân cũng gia tăng lượng phân Lân từ<br /> 230 kg/ha (năm lũ trung bình) lên 460 kg/ha (năm<br /> <br /> Ngoài ra, vụ lúa HT cũng bị ảnh hưởng do đất<br /> canh tác thường xuyên bị thiếu nước, nông dân<br /> thường sử dụng nguồn nước bị nhiễm phèn từ các<br /> kênh rạch bơm tưới cho ruộng lúa nên lượng phân<br /> Lân được sử dụng để hạ lí phèn cũng tăng lên<br /> giống như vụ lúa ĐX.<br /> <br /> Bảng 1. So sánh lượng phân sử dụng tương ứng với từng mực nước lũ<br /> Loại phân<br /> <br /> ĐX 2009 - 2010<br /> (Lũ trung bình)<br /> <br /> ĐVT: kg/ha<br /> <br /> ĐX 2010 - 2011<br /> (Lũ thấp bất thường)<br /> <br /> ĐX 2011 - 2012<br /> (Lũ cao bất thường)<br /> <br /> Lân<br /> <br /> 230<br /> <br /> 460<br /> <br /> 138<br /> <br /> Kali<br /> <br /> 80<br /> <br /> 89<br /> <br /> 86<br /> <br /> Urê<br /> <br /> 185<br /> <br /> 215<br /> <br /> 202<br /> <br /> NPK<br /> <br /> 116<br /> <br /> 142<br /> <br /> 124<br /> <br /> DAP<br /> <br /> 80<br /> <br /> 102<br /> <br /> 97<br /> <br /> 500<br /> <br /> 750<br /> <br /> 647<br /> <br /> Tổng lượng phân<br /> <br /> (Nguồn: Phỏng vấn nông hộ, 2012)<br /> <br /> Kết quả thống kê cho thấy có sự gia tăng đáng kể<br /> lượng phân bón được sử dụng trong vụ lúa ĐX<br /> vào năm lũ thấp (đất bị mất phù sa) so với vụ ĐX<br /> trong 2 năm lũ cao và trung bình, phù hợp với kết<br /> <br /> quả nghiên cứu của Dương Văn Nhã (2006) ở các<br /> tiểu vùng đê bao triệt để 2 năm và 4 năm (điều<br /> kiện không ngập lũ) của huyện Chợ Mới, tỉnh An<br /> Giang.<br /> 109<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2