intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động môi trường của tăng trưởng kinh tế: Tiếp cận bằng mô hình ngưỡng bảng động

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo sử dụng lý thuyết đường cong Kuznets môi trường (EKC) để nghiên cứu tác động môi trường của tăng trưởng kinh tế ở 17 quốc gia châu Á giai đoạn 1996- 2019, đồng thời tìm kiếm mức ngưỡng thu nhập mà tại đó tạo ra sự đổi hướng tác động. Mô hình hồi quy ngưỡng bảng động được sử dụng để thực hiện mục tiêu nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động môi trường của tăng trưởng kinh tế: Tiếp cận bằng mô hình ngưỡng bảng động

  1. Tác động môi trường của tăng trưởng kinh tế: Tiếp cận bằng mô hình ngưỡng bảng động Hồ Thị Lam, Lê Hồng Ngọc, Nguyễn Minh Huệ Trân Trường Đại học Tài chính- Marketing Ngày nhận: 21/07/2023 Ngày nhận bản sửa: 09/11/2023 Ngày duyệt đăng: 17/11/2023 Tóm tắt: Bài báo sử dụng lý thuyết đường cong Kuznets môi trường (EKC) để nghiên cứu tác động môi trường của tăng trưởng kinh tế ở 17 quốc gia châu Á giai đoạn 1996- 2019, đồng thời tìm kiếm mức ngưỡng thu nhập mà tại đó tạo ra sự đổi hướng tác động. Mô hình hồi quy ngưỡng bảng động được sử dụng để thực hiện mục tiêu nghiên cứu. Các phát hiện cho thấy, tăng trưởng kinh tế có tác động phi tuyến hình chữ U ngược đến suy thoái môi trường. Theo đó, tăng trưởng kinh tế làm trầm trọng thêm tình trạng suy thoái khi GDP bình quân đầu người ở mức thấp, nhưng khi vượt qua điểm ngưỡng (12,487 nghìn USD/người/năm), tăng trưởng kinh tế giúp cải thiện chất lượng môi trường. Khi so sánh sự khác biệt về tác động này giữa nhóm các quốc gia phát triển và đang phát triển, kết quả của chúng tôi một lần nữa khẳng định những phát Environmental impacts of economic growth: a dynamic panel threshold model Abstract: The paper uses the environmental Kuznets curve (EKC) theory to study the environmental impact of economic growth in 17 Asian countries in the period 1996-2019 and at the same time search for the income threshold which causes a change in direction of impact. A dynamic panel threshold regression model is used. The findings show that economic growth has an inverted U-shaped nonlinear effect on environmental degradation. Accordingly, economic growth increases the impact on degradation when GDP per capita is low, but when it exceeds the threshold point (12487 USD thousand/person/year), economic growth helps to improve environmental quality. When comparing the difference in impact between the group of developed and developing countries, our results again confirm these findings. This result provided evidence that the EKC hypothesis exists in Asian countries. In addition, energy consumption, foreign direct investment, trade openness, and institutional quality significantly impact CO2 emissions. Some policy implications are suggested to reduce environmental degradation and promote sustainable economic development in Asia based on the research results. Keywords: Economic growth, EKC, Environmental pollution, CO2, Threshold Doi: 10.59276/TCKHDT.2024.1.2.2571 Ho, Thi Lam1, Le, Hong Ngoc2, Nguyen, Minh Hue Tran3 Email: holam@ufm.edu.vn1, lehongngoc2018@gmail.com2, nguyenminhhuetran2002@gmail.com3 Organization of all: University of Finance- Marketing, Vietnam Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng © Học viện Ngân hàng Số 260+261- Tháng 1&2. 2024 96 ISSN 1859 - 011X
  2. HỒ THỊ LAM - LÊ HỒNG NGỌC - NGUYỄN MINH HUỆ TRÂN hiện này. Kết quả này đã cung cấp bằng chứng cho thấy giả thuyết EKC tồn tại ở các nước châu Á. Bên cạnh đó, tiêu dùng năng lượng, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở cửa thương mại và chất lượng thể chế có tác động đáng kể đến phát thải CO2. Dựa trên kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra kết luận và hàm ý chính sách nhằm giảm suy thoái môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững ở châu Á. Từ khoá: tăng trưởng kinh tế, EKC, ô nhiễm môi trường, CO2, ngưỡng 1. Giới thiệu mức phát thải CO2 bình quân đầu người là thước đo phổ biến cho suy thoái môi Có hai thách thức lớn đối với nhân loại: trường. Hơn nữa, khí thải carbon đã được phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Tuy xác định là một chất gây ô nhiễm chính nhiên, môi trường luôn được đặt lên hàng (Edoja và cộng sự, 2016), chiếm khoảng đầu trong các vấn đề đương đại đối với cả 75% lượng khí thải nhà kính (Abbasi & các nước phát triển và đang phát triển do Riaz, 2016) và gây ra biến đổi khí hậu toàn chất lượng môi trường ngày càng suy giảm cầu. Khí thải CO2 là một trong những loại gây lo ngại về sự nóng lên toàn cầu và biến khí thải được áp dụng nhiều nhất trong các đổi khí hậu phát sinh chủ yếu từ phát thải khí ứng dụng Đường cong Kuznets Môi trường nhà kính (Kasman & Duman, 2015; Uddin (EKC) (Tutulmaz, 2015) mà nghiên cứu và cộng sự, 2017). Do đó, kiểm soát ô nhiễm này dự định kiểm tra. Sự gia tăng lượng và phát triển một nền kinh tế xanh, kinh tế khí thải CO2 chủ yếu phát sinh từ việc đốt không carbon để đảm bảo sự phát triển bền dầu, than đá và khí đốt tự nhiên để sử dụng vững đang là vấn đề nóng trên bàn nghị sự năng lượng. Mức độ CO2 trong bầu khí của các quốc gia và mới đây nhất là hội nghị quyển của trái đất đã tăng lên kể từ cuộc thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP26. Sự cách mạng công nghiệp. Người ta dự đoán gia tăng liên tục phát thải khí nhà kính, chủ rằng mức CO2 có thể tăng lên 550 ppm yếu là do phát thải CO2, đã khiến các nhà vào năm 2050 (Smith & Myers, 2018). Có nghiên cứu và hoạch định chính sách phải một nhận thức chung rằng khi nền kinh tế điều tra nguyên nhân và tìm kiếm các giải phát triển, các hoạt động công nghiệp tăng pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực đối lên và do đó dẫn đến lượng khí CO2 thải với môi trường và hệ sinh thái. ra môi trường nhiều hơn. Do đó, việc xem Ngoài ra, vấn đề suy thoái môi trường được xét tác động môi trường của tăng trưởng xem là một trong mười mối đe dọa được kinh tế là rất quan trọng vì nó cung cấp cho cảnh báo chính thức bởi Hội đồng cấp cao các nhà quản lý sự hiểu biết để kịp thời có về các mối đe dọa, thách thức và thay đổi những chính sách phù hợp hướng đến mục của Liên hợp quốc (WHO, 2019). Suy thoái tiêu một nền kinh tế xanh-bền vững. môi trường xảy ra khi tài nguyên thiên Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề nhiên của trái đất cạn kiệt và môi trường môi trường lớn nhất ở khu vực châu Á. Các bị tổn hại dưới hình thức tuyệt chủng các quốc gia châu Á cũng được cho là có nhu loài, ô nhiễm không khí, nước và đất, và cầu năng lượng cao và vượt xa phần còn dân số tăng nhanh (CEF, 2016). Có nhiều lại của thế giới (Apergis & Ozturk, 2015). khía cạnh để xem xét về môi trường nhưng Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và Số 260+261- Tháng 1&2. 2024- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 97
  3. Tác động môi trường của tăng trưởng kinh tế: Tiếp cận bằng mô hình ngưỡng bảng động ô nhiễm môi trường đã được nhiều nghiên cứu quan tâm, song kết quả vẫn còn nhiều tranh cãi, điều này có thể là do vấn đề trong phương pháp ước lượng. Trong bài báo này, nhóm tác giả sử dụng mô hình hồi quy ngưỡng bảng động (Dynamic Panel Threshold Regression) nhằm xác định tác động của tăng trưởng kinh tế lên môi trường có phải là phi tuyến và liệu có tồn tại Nguồn: Panayotou (1993) điểm ngưỡng mà tăng trưởng Hình 1. Đường cong Kuznets môi trường kinh tế đổi hướng tác động đến môi trường hay không ở các quốc gia đánh giá mối quan hệ giữa môi trường và châu Á. Động lực đằng sau việc lựa chọn tăng trưởng kinh tế. mô hình trên dựa theo thực tế là Panayotou Nổi bật trong các nghiên cứu này là giả (1997) đã lưu ý rằng tăng trưởng kinh tế thuyết đường cong Kuznets về môi trường nhanh hơn (vượt quá một điểm nhất định) (EKC). Khái niệm này đã được định nghĩa có thể làm giảm tác động về suy thoái môi bởi Panayotou (1993). Đường cong EKC là trường. Ngoài ra, khung phân tích ngưỡng một mô hình lý thuyết cho thấy ban đầu có bảng động này cũng tránh được hiện tượng một mối quan hệ tích cực giữa tăng trưởng đa cộng tuyến tiềm ẩn có thể phát sinh giữa kinh tế và suy thoái môi trường khi các quốc mức thu nhập và thu nhập bình phương gia cố gắng nâng cao mức sống từ mức thấp trong ước tính tuyến tính thông thường như ban đầu và phải trả giá bằng suy thoái môi được sử dụng trong nhiều nghiên cứu trước trường. Tuy nhiên, khi các nền kinh tế đạt đây (Narayan & Narayan, 2010). được trình độ phát triển cao hơn, việc đạt Phần còn lại của nghiên cứu cấu trúc như được chất lượng môi trường tốt hơn ngày sau, tổng quan nghiên cứu được trình bày càng trở nên quan trọng. Do đó, EKC có ở phần 2. Tiếp theo, phần 3 trình bày về hình chữ U ngược (Abbasi & Riaz, 2016). phương pháp nghiên cứu. Kết quả nghiên Kể từ khi giả thuyết EKC ra đời, có rất cứu được trình bày ở phần 4 và phần 5 là nhiều các nghiên cứu được thực hiện nhằm kết luận và hàm ý chính sách. kiểm chứng sự tồn tại và tác động của tăng trưởng kinh tế lên môi trường. Trong đó, 2. Tổng quan nghiên cứu nhiều nhà kinh tế ủng hộ giả thuyết EKC hay nói cách khác, họ tìm thấy bằng chứng Những nguy cơ về biến đổi khí hậu, suy về mối quan hệ chữ U ngược giữa tăng giảm hệ sinh thái, cạn kiệt nguồn tài trưởng kinh tế và chất lượng môi trường. nguyên thiên nhiên đã và đang đe dọa tới Nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên về vấn đề chất lượng cuộc sống, sự phát triển xã hội này là nghiên cứu của Grossman & Krueger và ảnh hưởng sâu sắc tới nền kinh tế toàn (1991). Các tác giả đã xem xét mối liên hệ cầu. Đứng trước những nguy cơ này, rất giữa chất luợng không khí và tăng trưởng nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm kinh tế của 42 quốc gia và phát hiện mối 98 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 260+261- Tháng 1&2. 2024
  4. HỒ THỊ LAM - LÊ HỒNG NGỌC - NGUYỄN MINH HUỆ TRÂN quan hệ giữa GDP bình quân đầu người và thấy bằng chứng ủng hộ giả thuyết EKC. hai chất gây ô nhiễm không khí là SO2 và Phát thải CO2 bắt đầu giảm khi mức thu khói. Cụ thể, hai chất này có tương quan tỷ nhập đạt 8,9341 (tính theo logarite) hoặc lệ thuận với GDP bình quân đầu người khi 7.586,306 USD. Zakaria & Bibi (2019) mức thu nhập quốc dân thấp nhưng lại có nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển tài tương quan tỷ lệ nghịch với GDP bình quân chính và chất lượng thể chế đối với môi đầu người khi mức thu nhập quốc dân cao. trường tại các quốc gia Nam Á cho giai Holtz-Eakin & Selden (1995) xem xét mối đoạn 1984-2015. Kết quả tìm thấy giả quan hệ giữa phát triển kinh tế và phát thải thuyết EKC tồn tại ở các quốc gia Nam Á. CO2 tại 130 quốc gia trong giai đoạn 1951- Một khía cạnh quan trọng khác trong việc 1986 dựa trên dữ liệu bảng. Kết quả thu kiểm tra giả thuyết EKC là ước tính bước được cho thấy xu huớng phát thải CO2 cận ngoặc hoặc ngưỡng mà tại đó nền kinh tế biên đang giảm dần khi GDP bình quân đầu bắt đầu giảm thiểu suy thoái môi trường người tăng lên. Điểm thay đổi thu nhập trong (khí thải CO2). Như Narayan & Narayan mối quan hệ giữa thu nhập và phát thải CO2 (2010) đã chỉ ra, tài liệu của EKC đã tìm được xác định là 35.428 USD/người/năm. thấy một số mức ngưỡng không thực tế, Vào đầu thế kỷ 21, các nghiên cứu nhấn (ví dụ: từ 3.137 USD đến 101.166 USD) mạnh mối liên hệ hình chữ U ngược giữa và những khác biệt này trong ngưỡng thu lượng khí thải CO2 và tăng trưởng kinh tế nhập ước tính có thể phản ánh một số vấn đã tăng lên đáng kể. Nghiên cứu của Pao đề với các mô hình cụ thể. Điều này rất có & Tsai (2010) sử dụng dữ liệu từ các nước thể là do việc mô tả sai mô hình EKC hoặc có nền kinh tế mới nổi (BRICS) giai đoạn sử dụng các kỹ thuật kinh tế lượng không 1971-2005 để chứng minh sự tồn tại của phù hợp (Stern & Common, 2001; Stern, đường EKC trong các vấn đề về môi trường. 2004; Narayan & Narayan, 2010). Do đó, Nghiên cứu còn chỉ ra điểm uốn nằm ở mức trong các nghiên cứu gần đây, các nhà kinh thu nhập xấp xỉ 5.393 (tính theo logarit). tế học đã tập trung vào việc tìm ra điểm Đồng kết quả trên, nhiều nghiên cứu khác thay đổi (điểm ngưỡng) làm cho tác động cũng đã kiểm định và xác nhận mối quan của tăng trưởng kinh tế lên môi trường có hệ chữ U ngược theo giả thuyết EKC như sự thay đổi về chiều hướng tác động. Nasir & Rehman (2011), Hiroyuki Taguchi Nghiên cứu của Chiu (2012) sử dụng dữ liệu (2012), Waslekar (2014), Kasperowicz dạng bảng cho 52 quốc gia đang phát triển (2015). Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều trong giai đoạn từ 1972-2003 để kiểm tra quốc gia ở EU, Nam Mỹ, Châu Phi, Châu giả thuyết EKC. Bằng phương pháp PSTR Đại Dương có sự phát triển kinh tế và môi (Panel Smooth Transition Regressions), trường dạng đường cong EKC. Tuy nhiên, nghiên cứu đã tìm thấy mối quan hệ EKC trong tương lai, châu Á sẽ nổi lên khi nhiều đối với nạn phá rừng và sự tồn tại của nền kinh tế đang phát triển sẽ chuyển từ hiệu ứng ngưỡng mạnh giữa nạn phá rừng nền kinh tế thị trường mới nổi sang trạng và GDP. Nghiên cứu chỉ ra rằng ngưỡng thái phát triển. Trong nghiên cứu của Linh 3.021 USD và 3.103 USD là điểm thay đổi & Lin (2015) kiểm định mối quan hệ nhân chiều hướng tác động của tăng trưởng lên quả giữa suy thoái môi trường, tăng trưởng ô nhiễm môi trường. Bằng phương pháp kinh tế, FDI và tiêu thụ năng lượng tại 12 tương tự, Heidari và cộng sự (2015) đã tìm quốc gia đông dân nhất Châu Á dựa trên dữ thấy mức ngưỡng giữa tăng trưởng kinh tế liệu bảng. Kết quả ước tính thu được cho và môi trường là 4.686 USD tại năm quốc Số 260+261- Tháng 1&2. 2024- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 99
  5. Tác động môi trường của tăng trưởng kinh tế: Tiếp cận bằng mô hình ngưỡng bảng động gia ASEAN giai đoạn 1980- 2008. Narayan & Narayan (2010) phương pháp này Gần đây, quan điểm tồn tại điểm ngưỡng còn hạn chế về mặt kĩ thuật phân tích. giữa tăng trưởng và môi trường càng được Mức ngưỡng giữa thu nhập và ô nhiễm môi quan tâm hơn. Sarkodie & Adams (2018) trường ngày càng được chú ý nhưng cho kiểm định đường cong EKC với trường đến nay vẫn chưa có sự đồng thuận về kết hợp quốc gia Nam Phi trong giai đoạn quả của các nghiên cứu thực nghiệm. Việc 1971-2017 bằng phương pháp ARDL ủng lựa chọn các quốc gia châu Á để nghiên cứu hộ giả thuyết EKC với điểm ngưỡng GDP bởi vì hiện nay các nghiên cứu thực nghiệm đầu người là 56.114 ZAR (đơn vị tiền tệ ở khu vực này vẫn còn hạn chế trong khi của Nam Phi). Sirag và cộng sự (2018) đã châu Á lại có lượng phát thải CO2 rất cao nghiên cứu ở các nước phát triển và đang (Lee và cộng sự, 2018; Voumik và cộng sự, phát triển giai đoạn 1982-2011, kết quả các 2023). Nếu so sánh với các nước phương ngưỡng được tìm thấy lần lượt là 9.391 Tây thì hầu hết các nước châu Á vẫn đang USD (nhóm thu nhập thấp), 12.031 USD trong giai đoạn công nghiệp hoá, tập trung (nhóm thu nhập trung bình), 9.602 USD phát triển kinh tế nhưng về vấn đề môi (nhóm thu nhập thấp và trung bình), 8.972 trường vẫn chưa được chú ý một cách toàn USD (nhóm thu nhập cao) và 9.813 USD diện. Các nguồn năng lượng sạch không (đối với tổng hợp tất cả các quốc gia). đáp ứng đủ nhu cầu và đó cũng là nguyên Nghiên cứu của Võ Thị Thuý Kiều & Lê nhân chính cho việc sử dụng than đá - loại Thông Tiến (2019) khi sử dụng dữ liệu 50 nhiên liệu thải nhiều carbon nhất. Ngoài ra, quốc gia mới nổi và đang phát triển giai khi tìm hiểu sâu về tác động ngưỡng giữa đoạn 2011-2017 đã chứng minh ảnh hưởng thu nhập và ô nhiễm môi trường, việc sử của GDP lên ô nhiễm môi trường có sự dụng các phương pháp ước lượng khi xác chuyển đổi, hiệu ứng hình chữ U ngược định điểm ngưỡng cũng rất quan trọng. Đa được tìm thấy, chứng minh sự tồn tại của phần các nghiên cứu trước đây đều sử dụng giả thuyết EKC ở các quốc gia nghiên cứu. các biến bình phương khi xác định điểm Ngưỡng GDP được tìm thấy theo logarite ngưỡng. Điều này tạo nên các hạn chế về là 9,16. Tương tự, bằng ước lượng trên mặt kĩ thuật phân tích, dễ xảy ra đa cộng mô hình bậc 2 của GDP, Oanh và cộng sự tuyến giữa biến thu nhập và thu nhập bình (2020) đã cho thấy giả thuyết EKC tồn tại ở phương. Do đó, để khắc phục vấn đề trên, các nước châu Á và ngưỡng GDP được tìm nhóm tác giả quyết định sử dụng mô hình thấy là 23,85 (theo logarite tự nhiên). Bằng hồi quy ngưỡng bảng động theo đề xuất phương pháp GMM và sử dụng biến GDP của Kremer và cộng sự (2013) và đây cũng bình quân đầu người bình phương, Phạm là một trong những nghiên cứu hiếm hoi sử Đức Anh & Phạm Thị Lâm Anh (2021) xác dụng mô hình phân tích này cho khu vực nhận tồn tại của đường cong EKC với mẫu châu Á. Tiếp theo, điểm mới trong nghiên gồm 29 quốc gia đang phát triển ở Châu Á cứu đó là thực hiện phân tích so sánh giữa và điểm ngưỡng được tìm thấy là 31.920 nhóm các quốc gia phát triển và đang phát USD. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ đề cập đến triển ở châu Á, điều mà các nghiên cứu các quốc gia đang phát triển ở châu Á và trước đây chưa đề cập đến. do đó, nghiên cứu vẫn chưa có sự so sánh với các quốc gia phát triển ở khu vực này. 3. Phương pháp nghiên cứu Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng biến GDP bình phương để xác định điểm ngưỡng mà theo 3.1. Dữ liệu 100 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 260+261- Tháng 1&2. 2024
  6. HỒ THỊ LAM - LÊ HỒNG NGỌC - NGUYỄN MINH HUỆ TRÂN Bảng 1. Tóm tắt mô tả biến Kí Tên biến Đo lường Nghiên cứu trước Nguồn hiệu Lee (2013); Linh & Lin (2015); Khan và Phát thải Lượng phát thải CO2 bình quân đầu CO2 cộng sự (2019); Võ Thị Thúy Kiều & Lê EIA CO2 người (tấn/người) Thông Tiến (2019); Le & Ozturk (2020). Thu nhập Khan và cộng sự (2019); Võ Thị Thúy GDP theo giá so sánh 2010 bình bình quân GDP Kiều & Lê Thông Tiến (2019); Le & WDI quân đầu người (nghìn USD/người) đầu người Ozturk (2020). Tiêu thụ Tiêu dùng năng lượng bình quân Linh & Lin (2015); Khan và cộng sự EN EIA năng lượng đầu người (nghìn tấn/người) (2019); Le & Ozturk (2020). Độ mở TO = (Xuất khẩu + Nhập khẩu)/GDP Khan và cộng sự (2019); Võ Thị Thúy TO WDI thương mại (%) Kiều & Lê Thông Tiến (2019). Đầu tư trực Lee (2013); Linh & Lin (2015); Võ Thị tiếp nước FDI Tỷ lệ dòng vốn FDI vào/GDP (%) WDI Thúy Kiều & Lê Thông Tiến (2019). ngoài Chất lượng Tổng hợp của 6 chỉ số trong Bộ chỉ Võ Thị Thúy Kiều & Lê Thông Tiến IQ WDI thể chế số Quản trị Toàn cầu (-2,5; 2,5) (2019); Le & Ozturk (2020). Nguồn: Tổng hợp của tác giả Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ Cơ lập tĩnh ban đầu của Hansen (1999) cho các sở dữ liệu của Cơ quan Quản lý Thông tin bộ hồi quy nội sinh để phân tích vai trò của Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) và Chỉ số phát các ngưỡng tăng trưởng kinh tế trong mối triển của Ngân hàng Thế giới (WDI) cho quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát 17 quốc gia châu Á (5 quốc gia phát triển: thải CO2 (yit = dCO2it), hồi quy nội sinh sẽ Japan, Korea, Singapore, HongKong, Israel là phát thải CO2 (CO2it-1). và 12 quốc gia đang phát triển: Bangladesh, Mô hình này là phần mở rộng của mô hình Cambodia, China, India, Indonesia, ngưỡng của Caner & Hansen (2004) trong Malaysia, Mongolia, Nepal, Philippine, đó các bộ ước lượng bằng phương pháp Sri Lanka, Thailand, Việt Nam) với tần tổng quát về mô men (GMM) được sử dụng suất hàng năm từ năm 1996 đến năm 2019. để cho phép tính nội sinh tồn tại trong mô Nhóm tác giả tập trung vào mối liên hệ lý hình. Xem xét mô hình ngưỡng bảng động thuyết của giả thuyết đường cong Kuznets sau đây: môi trường và các yếu tố quyết định suy yit = μi + β'1zitI(qit ≤ γ) + β'2zitI(qit > γ) + εit thoái môi trường bao gồm tăng trưởng kinh (1) tế, tiêu thụ năng lượng, độ mở thương mại, trong đó các chỉ số i = 1, …, N đại diện cho đầu tư trực tiếp nước ngoài và chất lượng quốc gia và T = 1, …, T là chỉ mục thời thể chế. Dữ liệu thô được thu thập sau đó gian. μi thể hiện tác động đặc trưng quốc được tác giả tính toán và xử lý bằng phần gia và εit tuân theo phân phối iid, εit ~ (0, mềm Excel và Stata 17.0. Các biến được σ). I (·) là hàm cho biết chế độ được xác mô tả ở Bảng 1. định bởi biến ngưỡng qit và mức ngưỡng γ. zit là một vectơ m chiều của các biến hồi 3.2. Mô hình nghiên cứu quy giải thích có thể bao gồm các giá trị trễ của y và các biến nội sinh khác. Vectơ của Nghiên cứu sử dụng mô hình ngưỡng các biến giải thích được phân chia thành bảng điều khiển động được phát triển bởi một tập con z1it, các biến ngoại sinh không Kremer và cộng sự (2013) mở rộng thiết tương quan với εit và một tập con các biến Số 260+261- Tháng 1&2. 2024- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 101
  7. Tác động môi trường của tăng trưởng kinh tế: Tiếp cận bằng mô hình ngưỡng bảng động nội sinh z2it, tương quan với ɛit. Ngoài Áp dụng mô hình ngưỡng bảng động để phương trình cấu trúc (1), mô hình yêu cầu phân tích tác động của tăng trưởng kinh tế một tập hợp k ≥ m biến công cụ x1it bao đối với phát thải CO2 ở các nước châu Á, gồm z1it. ta có mô hình đề xuất như sau: Theo Kremer và cộng sự (2013), nhóm tác CO2it = μi + β1GDPitI(GDPit ≤ γ) + δ1I(GDPit giả sử dụng phép biến đổi độ lệch trực giao ≤ γ) + β2GDPitI(GDPit > γ) + ϕzit + εit (3) thuận do Arellano & Bover (1995) đề xuất GDPit vừa là biến ngưỡng vừa là biến hồi để loại bỏ các tác động cố định trong bước quy phụ thuộc vào chế độ trong mô hình đầu tiên của ước lượng. Ưu điểm của phép nghiên cứu. zit biểu thị véc tơ của các biến biến đổi độ lệch trực giao là nó tránh được kiểm soát nội sinh một phần, trong đó hệ sự tương quan nối tiếp của các số hạng số độ dốc được giả định là độc lập với chế sai số (error term) đã biến đổi và do đó độ. Tiếp theo Bick (2010) và Kremer và duy trì các giả định phân phối cơ bản của cộng sự (2013), nhóm tác giả cho phép có Hansen (1999) và Caner & Hansen (2004). sự khác biệt trong hệ số chặn chế độ δ1. Do đó, thay vì sai phân bậc một dẫn đến Phát thải CO2 ban đầu được coi là biến tương quan chuỗi của các số hạng sai số nội sinh, tức là z2it = initialit = CO2it − 1, hoặc trừ giá trị trung bình từ mỗi quan sát trong khi z1it chứa các biến kiểm soát còn (trong phép biến đổi) như trong Hansen lại cho mô hình gồm EN, FDI, TO và IQ. (1999), điều này có thể dẫn đến các ước Nhóm tác giả sử dụng độ trễ của biến phụ lượng không nhất quán, phương pháp biến thuộc (dCO2t-1, …, dCO2t-p) làm công cụ đổi độ lệch trực giao phía trước sẽ trừ đi giá (Arellano & Bover, 1995; Kremer và cộng trị trung bình của tất cả các quan sát tương sự, 2013). Có sự đánh đổi độ lệch/hiệu quả lai có sẵn của một biến. Do đó, đối với số trong các mẫu hữu hạn khi lựa chọn số hạng sai số, phép biến đổi độ lệch trực giao lượng (p) dụng cụ. Một mặt, việc sử dụng thuận được đưa ra bởi: tất cả các độ trễ có sẵn của biến công cụ εit* = [(T − t)(T − t + 1)-1)1/2[εit − (T − t)-1(εi (p = t) có thể tăng hiệu quả trong khi mặt (t + 1) + ... + εit)] (2) khác, giảm số lượng công cụ xuống 1 (p = Do đó, phép biến đổi độ lệch trực giao về 1) có thể tránh được việc quá nhiều biến phía trước duy trì tính không liên quan của công cụ có thể dẫn đến ước lượng hệ số các số hạng lỗi, nghĩa là: bị chệch (bias). Tuy nhiên, như đã chứng Var(εi) = δ2IT → Var(εi*) = δ2IT−1 minh trong Kremer và cộng sự (2013), việc Theo Hansen (2000), điều này đảm bảo lựa chọn công cụ không có tác động quan rằng quy trình ước lượng do Caner & trọng đến kết quả của họ. Do đó, nhóm tác Hansen (2004) đưa ra cho mô hình chéo giả giới hạn phân tích của mình ở một độ (cross sectional) có thể được áp dụng cho trễ của biến công cụ. mô hình bảng động ở Phương trình (1). Quy trình ước lượng bao gồm việc xác 4. Kết quả nghiên cứu định và chọn giá trị ngưỡng γ với tổng bình phương nhỏ nhất của phần dư bình 4.1. Thống kê mô tả phương. Khi γ ̂ được xác định, hệ số góc có thể được ước tính bằng phương pháp Bảng 2 trình bày thống kê mô tả các biến tổng quát về mô men (GMM) cho các công nghiên cứu. Trung bình mức phát thải của cụ đã sử dụng trước đó và ngưỡng ước tính các quốc gia châu Á ở mức khá cao lên đến trước đó γ ̂ . 3,98 tấn/người/năm, cùng với đó, lượng tiêu 102 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 260+261- Tháng 1&2. 2024
  8. HỒ THỊ LAM - LÊ HỒNG NGỌC - NGUYỄN MINH HUỆ TRÂN Bảng 2. Thống kê mô tả Biến Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Lớn nhất Nhỏ nhất CO2 408 3,980 3,519 0,083 11,738 GDP 408 11,84 15,450 0,351 59,073 EN 408 7,615 10,558 0,070 55,297 TO 408 1,118 0,982 0,183 4,426 FDI 408 5,430 8,423 0,001 58,519 IQ 408 0,116 0,786 -1,027 1,664 Nguồn: Tính toán của tác giả dùng năng lượng bình quân đầu người cũng đạt 0,12 trong biên độ (-2,5; 2,5) theo Bộ chỉ ở mức cao, lên đến 7,62 nghìn tấn/người/ số quản trị toàn cầu do Ngân hàng Thế giới năm. Trong khi GDP bình quân đầu người phát triển từ năm 1996 đến nay. ở nhóm quốc gia này đạt trung bình 11,84 nghìn USD/người/năm. Đây cũng là nhóm 4.2. Hồi quy ngưỡng bảng động các quốc gia có độ mở thương mại và mức độ thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước Để cung cấp bằng chứng thực nghiệm về ngoài cao, với trung bình độ mở thương mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và mại là 1,12 và FDI trung bình đạt tỷ lệ 5,4% ô nhiễm môi trường và kiểm chứng liệu GDP. Nhóm quốc gia châu Á có chất lượng đường cong EKC có tồn tại ở các quốc gia thể chế ở mức độ trung bình với giá trị mean châu Á hay không, tiếp theo nhóm tác giả Bảng 3. Tác động ngưỡng của GDP đến phát thải CO2 Toàn mẫu Các nước đang phát triển Các nước phát triển Ngưỡng ước lượng: γ̂ 12,487** 4,961** 38,698** Khoảng tin cậy 95% (12,486; 12,488) (4,353; 5,325) (33,851; 38,699) Tác động của GDP: β̂1 0,072** 0,1346*** -0,0205 β̂2 -0,026*** 0,0695** -0,0464*** Tác động của các biến kiểm soát: Phát thải CO2 kì trước 0,7842*** 0,6414*** 0,7334*** Tiêu dùng năng lượng 0,0529*** 0,2132*** 0,1098*** FDI 0,0069* 0,0135*** -0,0059 Độ mở thương mại 0,0836 0,2997*** 0,0367 Chất lượng thể chế -0,0036 -0,1996** 0,0022 δ̂1 9,7929** 27,5928*** 14,3372*** Kiểm định bootstrap ngưỡng 4,3589** 6,8343*** 4,3639*** Ghi chú: *, **, *** thể hiện ý nghĩa thống kê tại 10%, 5% và 1%. Nguồn: Tính toán của tác giả Số 260+261- Tháng 1&2. 2024- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 103
  9. Tác động môi trường của tăng trưởng kinh tế: Tiếp cận bằng mô hình ngưỡng bảng động áp dụng quy trình ước lượng ngưỡng bảng đóng góp nhiều hơn vào lượng khí thải động như được trình bày ở phần phương CO2. Kết quả của nhóm nghiên cứu ủng pháp nghiên cứu. Kết quả của ước lượng hộ giả thuyết EKC trong mẫu nghiên cứu. được trình bày ở Bảng 3. Điều này phù hợp với Kasperowicz (2015); Phân tích được thực hiện dựa trên sai phân Linh & Lin (2015) trong số những người bậc nhất của các biến (tức là với các chuỗi khác. Theo đó tăng trưởng kinh tế ngày dừng) để tránh hồi quy giả mạo. Điều này càng tăng ban đầu dẫn đến mức phát thải cũng phù hợp với Hansen (1999) và Kremer CO2 tăng, đạt đến một ngưỡng mà vượt và cộng sự (2013) trong đó tất cả các biến qua ngưỡng đó, mức GDP tăng sẽ làm giảm được sử dụng trong mô hình ngưỡng của CO2. Điều này ngụ ý rằng dưới một mức bảng điều khiển đều dừng. Phần trên của GDP nhất định, GDP có thể tăng thêm với Bảng 3 cho thấy ngưỡng GDP ước tính và cái giá phải trả là suy thoái môi trường. Khi khoảng tin cậy 95% tương ứng, lần lượt với một quốc gia công nghiệp hóa, điều này sẽ toàn mẫu và nhóm các quốc gia phát triển và dẫn đến ô nhiễm gia tăng. Khi sản xuất và đang phát triển. Các hệ số phụ thuộc vào chế tiêu dùng ngày càng tăng gây ra thiệt hại về độ của tăng trưởng kinh tế đối với phát thải môi trường ngày càng tăng, thì tăng trưởng CO2 được trình bày ở phần giữa. Cụ thể, hệ kinh tế sẽ có tác động tiêu cực đến môi số biểu thị tác động cận biên của tăng trưởng trường (Everett và cộng sự, 2010). Điều kinh tế đối với phát thải CO2 trong chế độ này là trực quan vì mức thu nhập cao hơn tăng trưởng thấp và cao, tương ứng (tức là sẽ dẫn đến việc theo đuổi nền kinh tế sản khi tăng trưởng kinh tế thấp hơn và cao hơn xuất nhiều hơn. Nếu không có các chính giá trị ngưỡng ước tính). Phần dưới của Bảng sách bổ sung ràng buộc các ngành hạn chế 3 hiển thị hệ số tác động của các biến kiểm mức độ ô nhiễm bằng cách áp dụng các quy soát đến biến phụ thuộc phát thải CO2. trình và kỹ thuật sản xuất thân thiện với Đối với toàn mẫu các quốc gia châu Á, môi trường, thì sự hiện diện của các ngành ước tính ngưỡng GDP là 12,487 và giá trị này cuối cùng sẽ dẫn đến suy thoái môi được chứa trong khoảng tin cậy. Do đó, trường cao. Tuy nhiên, khi đạt đến trình chế độ thấp tương ứng với các giá trị của độ phát triển nhất định, các quy định môi biến chuyển đổi, GDP, nằm dưới tham số trường ngày càng được chú trọng trong quá ngưỡng (12,487) và chế độ cao tương ứng trình sản xuất và tiêu dùng. Với nguồn lực với giá trị của biến chuyển đổi nằm trên dồi dào từ nền kinh tế phát triển, các khoản tham số ngưỡng. Tăng trưởng kinh tế tác đầu tư cho môi trường cũng được quan tâm động tích cực đến lượng phát thải CO2 nếu hơn. Cùng với đó, nền kinh tế lúc này có xu dưới ngưỡng (= 0,072) nhưng tác động tiêu hướng dịch chuyển sang các ngành công cực nếu trên ngưỡng ( = -0,026). Điều này nghiệp nhẹ và dịch vụ- vốn là những ngành hàm ý rằng khi thu nhập bình quân đầu ít gây ô nhiễm hơn so với các ngành công người dưới 12,487 nghìn USD, tăng trưởng nghiệp nặng. Ngoài ra, ở trình độ phát triển kinh tế sẽ có tác động tích cực đến phát thải cao hơn, ý thức bảo vệ môi trường của từng CO2. Khi một nền kinh tế đang ở giai đoạn cá nhân, doanh nghiệp ở quốc gia đó cũng phát triển ban đầu, nền kinh tế bắt đầu dịch ngày càng cao hơn. Những yếu tố này góp chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp, phần làm cho mối quan hệ giữa tăng trưởng có nhiều khả năng nền kinh tế đó sẽ được kinh tế và ô nhiễm môi trường trở nên tiêu đặc trưng bởi nhiều ngành công nghiệp cực khi ở trình độ phát triển cao. nặng và các ngành gây ô nhiễm nhiều hơn, Tác động của phát thải CO2 kì trước là tích 104 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 260+261- Tháng 1&2. 2024
  10. HỒ THỊ LAM - LÊ HỒNG NGỌC - NGUYỄN MINH HUỆ TRÂN cực và có ý nghĩa thống kê tại mức 1%. hướng tập trung chuyển chi phí xã hội do ô Hệ số phát thải CO2 kì trước (0,78) ngụ ý nhiễm môi trường sang các nước đang phát rằng lượng phát thải CO2 quá khứ làm tăng triển ở giai đoạn tiền công nghiệp thông lượng phát thải hiện tại với hệ số 0,78 mỗi qua thương mại quốc tế và FDI. Kết quả năm. Tiêu thụ năng lượng và FDI có tác là, chất lượng môi trường tổng thể đang trở động tích cực đáng kể đến lượng khí thải nên tồi tệ hơn. CO2. Điều này ngụ ý rằng việc tăng mức Để kiểm tra tính chắc chắn, nhóm tác giả tiêu thụ năng lượng và thu hút dòng vốn ước tính mô hình cho từng nhóm các quốc nước ngoài sẽ dẫn đến việc giải phóng nhiều gia phát triển và đang phát triển. Các kết khí thải CO2 ra môi trường. Dấu hiệu tích quả được trình bày trong cột thứ 3 và thứ cực của biến tiêu thụ năng lượng đến lượng 4 của Bảng 3. Các phát hiện một lần nữa khí thải CO2 cho thấy rằng các nguồn năng khẳng định ước tính ban đầu của nhóm tác lượng được tiêu thụ trong nhóm các quốc giả về sự tồn tại của hiệu ứng EKC được gia này không thân thiện với môi trường. thiết lập. Đối với nhóm các quốc gia đang Ví dụ, các nguồn năng lượng không thể tái phát triển, nhóm tác giả tìm thấy một hiệu tạo như tiêu thụ năng lượng dựa trên nhiên ứng quy mô, theo đó, mối quan hệ giữa liệu hóa thạch có liên quan đến mức độ tăng trưởng kinh tế và phát thải CO2 là phát thải cao. Vì vậy, sự phụ thuộc nhiều tuyến tính cùng chiều, hàm ý thu nhập bình vào dạng năng lượng này như trường hợp quân đầu người tăng lên kéo theo mức phát hiện nay ở các nước châu Á làm giảm hiệu thải CO2 tăng lên. Tuy nhiên, tác động này quả sử dụng năng lượng của nền kinh tế và có sự khác biệt về độ lớn giữa hai chế độ, làm suy thoái môi trường. Tác động tích dưới ngưỡng và trên ngưỡng. Sau điểm cực của FDI đến ô nhiễm môi trường phù ngưỡng của GDP (4,961), tác động của hợp với giả thuyết thiên đường ô nhiễm. tăng trưởng kinh tế đến phát thải CO2 mặc FDI làm cho chất lượng môi trường ở các dù vẫn là dương song nhỏ hơn so với trước nước tiếp nhận đầu tư ngày càng xuống điểm ngưỡng (0,0695 so với 0,1346). Đối cấp. Không thể phủ nhận rằng FDI ngày với các quốc gia phát triển, kết quả lại hoàn càng tăng và quá trình hội nhập đã thúc đẩy toàn ngược lại, theo đó, tăng trưởng kinh tế nhiều quốc gia châu Á trở thành những nền ngày càng tăng dẫn đến mức phát thải CO2 kinh tế lớn hơn, hay nói cách khác là tăng giảm, trong cả hai chế độ mặc dù độ lớn là sản xuất, tiêu thụ năng lượng cao hơn và do khác nhau. Điểm ngưỡng để tạo ra sự khác đó lượng khí thải CO2 ra môi trường cũng biệt trong tác động của tăng trưởng kinh tế nhiều hơn. FDI vào các nước đang phát đến phát thải CO2 ở nhóm nước phát triển triển tập trung vào các ngành công nghiệp cao hơn so với nhóm nước đang phát triển có lượng khí thải cao. Hơn nữa, với những và toàn mẫu là 38,698. quy định lỏng lẻo về môi trường, các nước đang phát triển đã nhập khẩu nhiều công 5. Kết luận và hàm ý chính sách nghệ lạc hậu, các nước đang phát triển đã tự biến mình thành thiên đường ô nhiễm. Nghiên cứu này điều tra mối quan hệ này Các quốc gia này chấp nhận đánh đổi giữa bằng cách sử dụng dữ liệu từ năm 1996 dòng vốn FDI, tăng trưởng kinh tế cùng với đến năm 2021 dựa trên dữ liệu bảng của tiêu thụ năng lượng và ô nhiễm môi trường 17 quốc gia châu Á. Kết quả cho thấy tăng (Abdouli & Hammami, 2017; Shahbaz và trưởng kinh tế có tác động phi tuyến đến cộng sự, 2017). Các nước phát triển có xu phát thải CO2, trong đó, tác động tích cực Số 260+261- Tháng 1&2. 2024- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 105
  11. Tác động môi trường của tăng trưởng kinh tế: Tiếp cận bằng mô hình ngưỡng bảng động khi nền kinh tế ở chế độ tăng trưởng thấp của chúng. Ngoài ra, các chính sách thúc nhưng có tác động tiêu cực khi ở chế độ đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả là cần tăng trưởng cao. Do đó, tính hợp lệ của giả thiết vì điều này sẽ tăng cường an ninh thuyết Đường cong Kuznets Môi trường năng lượng và giảm phát thải CO2 mà (chữ U ngược) được khẳng định ở các quốc không ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh gia châu Á trong giai đoạn nghiên cứu. tế. Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức về Ngoài ra, mức tiêu thụ năng lượng, dòng môi trường của người dân. Nhận thức của vốn FDI và thương mại quốc tế cũng có tác công dân phù hợp cùng với môi trường thể động tích cực và đáng kể, trong khi chất chế hiệu quả của chính phủ có thể là một lượng thể chế tác động tiêu cực đến lượng giải pháp khả thi cho vấn đề suy thoái môi khí thải CO2. Việc kiểm tra tính vững chắc trường. Các tiêu chuẩn phát thải nên được của kết quả nghiên cứu với việc chia mẫu thiết lập cho các ngành công nghiệp và các thành hai nhóm các quốc gia phát triển và chiến lược giám sát phát thải nên được đưa đang phát triển đã tạo ra các kết quả tương ra để đảm bảo tuân thủ. Ngoài ra, FDI và tự và khẳng định thêm một lần nữa về sự mở cửa thương mại tác động tiêu cực đến tồn tại của đường cong EKC. chất lượng môi trường. Do đó, các quốc gia Nghiên cứu này đã chứng minh rằng tăng cần chút trọng hơn nữa trong việc thiết lập trưởng kinh tế là điều kiện để cải thiện chất các tiêu chuẩn môi trường khi thu hút dòng lượng môi trường trong dài hạn, mặc dù vốn và thương mại nước ngoài. Hơn nữa, trong ngắn hạn, tác động của tăng trưởng vì CO2 không phải là chất gây ô nhiễm cục có thể là gây nguy hại đến môi trường. bộ mà là chất gây ô nhiễm toàn cầu, nên sự Chính phủ các quốc gia châu Á cần nghiên hợp tác quốc tế cũng sẽ giúp giảm lượng cứu triển khai các biện pháp thúc đẩy tăng khí thải. Việc hướng đến thành lập một liên trưởng bền vững, vừa thúc đẩy tăng trưởng, minh giữa các quốc gia này để thiết lập các vừa đảm bảo môi trường sinh thái cho hoạt hành vi môi trường thống nhất sẽ làm tăng động của con người. Nhóm tác giả đã chứng hiệu quả của các quy định, giảm mức độ minh rằng tiêu dùng năng lượng ngày càng ô nhiễm. Tuy nhiên, điều này không loại tăng dẫn đến tiêu thụ nhiều nhiên liệu hóa trừ các luật và quy định về môi trường của thạch hơn, góp phần dẫn đến mức phát thải từng quốc gia. cao hơn. Do đó, Chính phủ các quốc gia Mặc dù những nỗ lực của chúng tôi đã giúp cần chú trọng chuyển đổi công nghệ cacbon trả lời được phần nào cho câu hỏi “Chúng thấp nhằm giảm phát thải và tăng trưởng ta phải đánh đổi bao nhiêu cho tăng trưởng kinh tế bền vững vì những công nghệ này ở các quốc gia châu Á?”, nghiên cứu này không chỉ giữ cho nền kinh tế xanh mà còn vẫn còn những hạn chế nhất định khi chỉ bảo vệ môi trường cho các thế hệ tương lai. nghiên cứu trong phạm vi 17 quốc gia, do Các chính sách cần được chú trọng hơn vào tính sẵn có của dữ liệu. Các nghiên cứu sau thúc đẩy đầu tư dài hạn hướng đến sử dụng này có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu cả các nguồn năng lượng sạch và tái tạo như về thời gian và không gian, từ đó, có thể năng lượng mặt trời, năng lượng gió và ít phân chia các giai đoạn để có thể so sánh chú trọng hơn vào năng lượng không tái tác động môi trường của tăng trưởng kinh tạo như than đá, dầu mỏ và các dẫn xuất tế theo các chu kỳ của nền kinh tế. ■ Tài liệu tham khảo Abbasi, F., & Riaz, K. (2016). CO2 emissions and financial development in an emerging economy: an augmented VAR 106 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 260+261- Tháng 1&2. 2024
  12. HỒ THỊ LAM - LÊ HỒNG NGỌC - NGUYỄN MINH HUỆ TRÂN approach. Energy Policy, 90, 102-114. https://doi.org/10.1016/j.enpol.2015.12.017 Abdouli, M., & Hammami, S. (2017). The impact of FDI inflows and environmental quality on economic growth: an empirical study for the MENA countries.  Journal of the Knowledge Economy,  8(1), 254-278. https://doi. org/10.1007/s13132-015-0323-y Apergis, N., & Ozturk, I. (2015). Testing environmental Kuznets curve hypothesis in Asian countries.  Ecological indicators, 52, 16-22. https://doi.org/10.1016/j.ecolind.2014.11.026 Arellano, M., & Bover, O. (1995). Another look at the instrumental variable estimation of error-components models. Journal of econometrics, 68(1), 29-51. https://doi.org/10.1016/0304-4076(94)01642-d Bick, A. (2010). Threshold effects of inflation on economic growth in developing countries. Economics Letters, 108(2), 126-129. https://doi.org/10.1016/j.econlet.2010.04.040 Caner, M., & Hansen, B. E. (2004). Instrumental variable estimation of a threshold model. Econometric theory, 20(5), 813-843. https://doi.org/10.1017/s0266466604205011 CEF. (2016). Causes, Effects and Solutions to Environmental Degradation. Conserve Energy Future. https://www. conserve-energy-future.com/causes-and-effects-of-environmental-degradation.php Chiu, Y. B. (2012). Deforestation and the environmental Kuznets curve in developing countries: A panel smooth transition regression approach.  Canadian Journal of Agricultural Economics/Revue canadienne d’agroeconomie,  60(2), 177-194. https://doi.org/10.1111/j.1744-7976.2012.01251.x Edoja, P. E., Aye, G. C., & Abu, O. (2016). Dynamic relationship among CO2 emission, agricultural productivity and food security in Nigeria. Cogent Economics & Finance, 4(1), 1204809. https://doi.org/10.1080/23322039.2016.1 204809 Everett, T., Ishwaran, M., Ansaloni, G. P., & Rubin, A. (2010). Economic growth and the environment. Economic and Ecological Issues, , pp. 213- 224. https://doi.org/10.1017/CBO9781139174329.010 Grossman, G.M., Krueger, A.B., (1991). Environmental Impacts of a North American Free Trade 16 Agreement. National Bureau of Economic Research. Working paper no. w3914. https://doi.org/10.3386/w3914 Hansen, B. E. (1999). Threshold effects in non-dynamic panels: Estimation, testing, and inference.  Journal of econometrics, 93(2), 345-368. https://doi.org/10.1016/s0304-4076(99)00025-1 Heidari, H., Katircioğlu, S. T., & Saeidpour, L. (2015). Economic growth, CO2 emissions, and energy consumption in the five ASEAN countries. International Journal of Electrical Power & Energy Systems, 64, 785-791. https://doi. org/10.1016/j.ijepes.2014.07.081 Hiroyuki Taguchi. (2012). The environmental Kuznets curve in Asia: The case of sulphur and carbon emissions. Asia- Pacific Development Journal, 19(2), 77–92. https://doi.org/10.18356/9eb232aa-en Holtz-Eakin, D., & Selden, T. M. (1995). Stoking the fires? CO2 emissions and economic growth.  Journal of public economics, 57(1), 85-101. https://doi.org/10.3386/w4248 Kasman, A., & Duman, Y. S. (2015). CO2 emissions, economic growth, energy consumption, trade and urbanization in new EU member and candidate countries: a panel data analysis. Economic modelling, 44, 97-103. https://doi. org/10.1016/j.econmod.2014.10.022 Kasperowicz, R. (2015). Economic growth and CO2 emissions: The ECM analysis. Journal of International Studies, 8(3), 91-98. Khan, S., Peng, Z., & Li, Y. (2019). Energy consumption, environmental degradation, economic growth and financial development in globe: Dynamic simultaneous equations panel analysis. Energy Reports, 5, 1089-1102. https://doi. org/10.1016/j.egyr.2019.08.004 Kremer, S., Bick, A., & Nautz, D. (2013). Inflation and growth: new evidence from a dynamic panel threshold analysis. Empirical Economics, 44, 861-878. https://doi.org/10.1007/s00181-012-0553-9 Le, H. P., & Ozturk, I. (2020). The impacts of globalization, financial development, government expenditures, and institutional quality on CO2 emissions in the presence of environmental Kuznets curve. Environmental Science and Pollution Research, 27(18), 22680-22697. https://doi.org/10.1007/s11356-020-08812-2 Lee, C. T., Lim, J. S., Van Fan, Y., Liu, X., Fujiwara, T., & Klemeš, J. J. (2018). Enabling low-carbon emissions for sustainable development in Asia and beyond.  Journal of Cleaner Production,  176, 726-735. https://doi. org/10.1016/j.jclepro.2017.12.110 Lee, J. W. (2013). The contribution of foreign direct investment to clean energy use, carbon emissions and economic growth. Energy policy, 55, 483-489. https://doi.org/10.1016/j.enpol.2012.12.039 Linh, D. H., & Lin, S. M. (2015). Dynamic causal relationships among CO2 emissions, energy consumption, economic growth and FDI in the most populous Asian Countries. Advances in Management and Applied Economics, 5(1), 69-88. Narayan, P. K., & Narayan, S. (2010). Carbon dioxide emissions and economic growth: Panel data evidence from developing countries. Energy policy, 38(1), 661-666. https://doi.org/10.1016/j.enpol.2009.09.005 Nasir, M., & Rehman, F. U. (2011). Environmental Kuznets curve for carbon emissions in Pakistan: an empirical investigation. Energy policy, 39(3), 1857-1864. https://doi.org/10.1016/j.enpol.2011.01.025 Số 260+261- Tháng 1&2. 2024- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 107
  13. Tác động môi trường của tăng trưởng kinh tế: Tiếp cận bằng mô hình ngưỡng bảng động Oanh, T. T. K., Quoc, N. T., & Dieu, P. T. N. (2020). Renewable Energy, Foreign Direct Investment, Economic Growth, and Environmental Degradation in Asian Countries. International Journal of Energy, Environment and Economics, 28(2), 87-101. Panayotou, T. (1993). Empirical tests and policy analysis of environmental degradation at different stages of economic development (Working Paper WP238, Technology and Employment Programme). Geneva: International Labor Office. Panayotou, T. (1997). Demystifying the environmental Kuznets curve: turning a black box into a policy tool. Environment and development economics, 2(4), 465-484. https://doi.org/10.1017/s1355770x97000259 Pao, H. T., & Tsai, C. M. (2010). CO2 emissions, energy consumption and economic growth in BRIC countries. Energy policy, 38(12), 7850-7860. https://doi.org/10.1016/j.enpol.2010.08.045 Phạm Đức Anh & Phạm Thị Lâm Anh. (2021). Hiệu ứng ngưỡng môi trường Kuznets tại các quốc gia đang phát triển ở khu vực châu Á. Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, 139, tr. 19-35 Sarkodie, S. A., & Adams, S. (2018). Renewable energy, nuclear energy, and environmental pollution: accounting for political institutional quality in South Africa.  Science of the total environment,  643, 1590-1601. https://doi. org/10.1016/j.scitotenv.2018.06.320 Shahbaz, M., Nasreen, S., Ahmed, K., & Hammoudeh, S. (2017). Trade openness–carbon emissions nexus: the importance of turning points of trade openness for country panels. Energy Economics, 61, 221-232. https://doi.org/10.1016/j. eneco.2016.11.008 Sirag, A., Matemilola, B. T., Law, S. H., & Bany-Ariffin, A. N. (2018). Does environmental Kuznets curve hypothesis exist? Evidence from dynamic panel threshold.  Journal of environmental economics and policy,  7(2), 145-165. https://doi.org/10.1080/21606544.2017.1382395 Smith, M. R., & Myers, S. S. (2018). Impact of anthropogenic CO2 emissions on global human nutrition. Nature Climate Change, 8(9), 834-839. https://doi.org/10.1038/s41558-018-0253-3 Stern, D. I. (2004). The rise and fall of the environmental Kuznets curve. World development, 32(8), 1419-1439. https:// doi.org/10.1016/j.worlddev.2004.03.004 Stern, D. I., & Common, M. S. (2001). Is there an environmental Kuznets curve for sulfur?. Journal of Environmental Economics and Management, 41(2), 162-178. https://doi.org/10.1006/jeem.2000.1132 The U.S. Energy Information Administration (2023). CO2 emissions. https://www.eia.gov/opendata/browser/co2- emissions, truy cập ngày 12/3/2023. Tutulmaz, O. (2015). Environmental Kuznets curve time series application for Turkey: why controversial results exist for similar models? Renewable and Sustainable Energy Reviews, 50, 73-81. https://doi.org/10.1016/j.rser.2015.04.184 Uddin, G. A., Salahuddin, M., Alam, K., & Gow, J. (2017). Ecological footprint and real income: panel data evidence from the 27 highest emitting countries. Ecological Indicators, 77, 166-175. https://doi.org/10.1016/j.ecolind.2017.01.003 Võ Thị Thúy Kiều, & Lê Thông Tiến. (2019). Tác động của FDI lên môi trường trong điều kiện tồn tại đường cong môi trường Kuznets (EKC). Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á, 30(8), 26-44. Voumik, L. C., Islam, M. A., & Nafi, S. M. (2023). Does tourism have an impact on carbon emissions in Asia? An application of fresh panel methodology.  Environment, Development and Sustainability, 1-19. https://doi. org/10.1007/s10668-023-03104-4 Waslekar, S. S. (2014). World environmental Kuznets curve and the global future.  Procedia-Social and Behavioral Sciences, 133, 310-319. https://doi.org/10.1016/j.sbspro.2014.04.197 WHO. (2019). Ten threats to global health in 2019. World Health Organization. https://www.who.int/news-room/ spotlight/ten-threats-to-global-health-in-2019 World Bank (2023). World Development Indicators. https://databank.worldbank.org/source/world-development- indicators, truy cập ngày 12/3/2023. Zakaria, M., & Bibi, S. (2019). Financial development and environment in South Asia: the role of institutional quality.  Environmental Science and Pollution Research,  26(8), 7926-7937. https://doi.org/10.1007/s11356-019- 04284-1 108 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 260+261- Tháng 1&2. 2024
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2