intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác hại của PM 2.5 lên da

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu khảo sát các phương pháp bảo vệ da trước PM 2.5. Tuy nhiên, bảo vệ da bằng phương pháp vật lý, tắm rửa đúng cách và sử dụng chất chống oxy hóa có thể là các phương pháp đơn giản và có tiềm năng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác hại của PM 2.5 lên da

  1. Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 4 * 2020 TÁC HẠI CỦA PM 2.5 LÊN DA Lê Mai Thùy Linh*, Phạm Lê Duy* TÓM TẮT Bụi mịn (particulate matter, PM) là các hạt vật chất có đường kính dưới 2.5 μm, được cấu tạo bởi các phân tử chất rắn và chất lỏng lơ lửng trong không khí. Các hạt PM 2.5 có khả năng xâm vào da qua các nang lông hoặc các vị trí da bị tổn thương. Khi xuyên qua thượng bì, PM 2.5 có thể kích hoạt sự sản xuất các chất oxy hoá (ROS), gây phóng thích các cytokine viêm và tiền viêm tạo nên phản ứng viêm tại da. Ngoài ra, ROS còn gây tổn thương các protein, lipid DNA của các tế bào tại da. Nhiều nghiên cứu cho thấy tiếp xúc với PM 2.5 sẽ làm tăng nguy cơ bị các bệnh lý viêm da như mụn trứng cá, làm tăng tần suất các đợt bùng phát của bệnh viêm da mạn tính (viêm da cơ địa, vảy nến), và làm tăng tốc độ lão hoá da. Hiện tại chưa có nghiên cứu khảo sát các phương pháp bảo vệ da trước PM 2.5. Tuy nhiên, bảo vệ da bằng phương pháp vật lý, tắm rửa đúng cách và sử dụng chất chống oxy hoá có thể là các phương pháp đơn giản và có tiềm năng. Từ khóa: bụi mịn, viêm da cơ địa, vảy nến ABSTRACT HARMFUL EFFECTS OF PM 2.5 ON HUMAN SKIN Le Mai Thuy Linh, Pham Le Duy * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 24 - No. 4 - 2020: 07 - 11 Particulate matter (PM) is a mixture of solid and liquid particles suspended in polluted air. PM 2.5 can penetrate the skin through hair follicles and damaged areas, where it can induce the productions of reactive oxygen species (ROS) and proinflammatory/inflammatory cytokines, leading to skin inflammation. Moreover, ROS could damage cutaneous cell components, such as proteins, lipids and DNA. Studies showed that exposure to PM 2.5 increases risks of skin inflammatory diseases (such as acnes vulgaris), induce exacerbations of chronic skin diseases (such as atopic dermatitis and psoriasis), and promote skin aging process. There are very few studies on skin protecting methods to limit the effects of PM 2.5 exposure; however, using physical barriers such as long- sleeves or coats, skin cleansing as well as using anti-oxidants could be potential protecting methods and need to be further investigated. Keywords: particulate matter, atopic dermatitis, psoriasis BỤI MỊN PM2.5 VÀ TÌNH HÌNH Ô khí quản, phế quản. Các hạt PM 2.5 (hay còn gọi NHIỄM PM 2.5 TẠI VIỆT NAM là hạt bụi mịn) có đường kính từ 1 μm đến 2.5 μm, có khả năng xâm nhập sâu hơn vào các Tổng quan đường hô hấp nhỏ như tiểu phế quản. Các hạt PM là viết tắt của particulate matter - hạt vật PM 1.0 có đường kính dưới 1 μm có thể xâm chất - là hỗn hợp của các phân tử chất rắn và nhập đến phế nang, và các hạt PM 0.1 (bụi siêu chất lỏng lơ lửng trong không khí(1). Hạt PM có mịn) có đường kính dưới 0,1 μm có thể đi vào nhiều kích thước khác nhau sẽ có các tác động máu đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể(1). sinh học khác nhau, được đặt tên theo đường Tại da, nang lông nhỏ nhất có đường kính kính động học của chúng. Các hạt PM 10 có khoảng 66 μm, lớn gấp 6 lần so với hạt PM 10, đường kính từ 2,5 μm đến 10 μm, có khả năng gấp 26 lần so với hạt PM 2.5 và hơn 600 lần so xâm nhập vào đường hô hấp lớn như mũi họng, *Khoa Y, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS.BS. Phạm Lê Duy ĐT: 0969965278 Email: drduypham@ump.edu.vn 7
  2. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 4 * 2020 Tổng Quan với hạt PM 0.1(2). Do đó, các hạt PM có thể xâm Mỹ). Ở Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018, nhập và bám lại trong các nang lông, gây ra các nồng độ bụi mịn trung bình năm là 26,4 μg/m3, tác dụng sinh học của chúng tại đó. cao hơn nồng độ quy chuẩn quốc gia, và cao hơn PM 2.5 thường được cấu tạo gồm lõi nồng độ khuyến nghị của WHO 2,5 lần. Khi carbon và bao bọc xung quanh bởi các phân tử phân tích theo ngày, tại trạm đo Lãnh sự quán hydrocarbon, ion kim loại và những hạt thứ Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh, có 48 ngày phát có nguồn gốc từ nitrogen oxide và sulfur nồng độ bụi mịn vượt quy chuẩn quốc gia và có oxide. Trên bề mặt của PM 2.5 còn có các hợp đến 177 ngày (chiếm 48% tổng số ngày trong chất có tính độc hại, bao gồm các hợp chất năm), nồng độ bụi mịn vượt quá khuyến nghị hydrocarbon vòng thơm (PAHs), các hợp chất của WHO. hữu cơ bay hơi (VOC), và các kim loại chuyển Năm 2019, vấn đề ô nhiễm không khí ở Việt tiếp (transition metal)(1). Nam trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết khi Nguồn gốc của PM 2.5 nồng độ bụi mịn thường xuyên ở mức cao và chỉ Theo Cơ quan bảo vệ môi trường Anh, bụi số chất lượng không khí (AQI) nhiều ngày vượt mịn có thể được tạo ra từ hàng trăm phản ứng ngưỡng an toàn cho sức khỏe. Theo báo cáo từ vật lý và hóa học khác nhau. Chúng có thể được GreenPeace tháng 03/2019, tại khu vực Đông tạo ra trực tiếp từ vật chất của vỏ trái đất (đất, Nam Á, Hà Nội đứng thứ 2 về mức độ ô nhiễm cát, đá…) như từ các công trình xây dựng, các không khí (sau Jakarta), và Thành phố Hồ Chí mặt đường không được lát hay đổ nhựa, khu Minh xếp thứ 15. Tháng 12 năm 2019, Hà Nội và khai thác khoáng sản, khói đốt. Ngoài ra, các hạt các tỉnh lân cận cũng như Tp. Hồ Chí Minh liên PM 2.5 còn được tạo ra từ các hoạt động đốt tục được Air Visual cảnh báo chỉ số AQI ở mức nhiên liệu (nhà máy, động cơ, xe cộ,…). Do đó, màu đỏ - có hại cho sức khỏe và AirVisual xếp thành phần hạt bụi mịn rất đa dạng, có thể chứa Hà Nội là thành phố ô nhiễm thứ 7 toàn cầu. Các rất nhiều phân tử khác nhau bao gồm các phân số liệu lưu trữ năm 2019 tại tử kim loại nặng, carbon, sulfate, ammonium aqic.org/vietnam/hanoi đã chứng minh vấn đề ô NH4+, các gốc nitrat NO3- và các loại ion khác. nhiễm tại Hà Nội gây ra bởi bụi mịn, khi nồng Cấu trúc của PM 2.5 khác nhau giữa các khu vực độ PM 2.5 luôn ở mức cao. địa lý và giữa các điều kiện thời tiết khác nhau. Như vậy, vấn đề ô nhiễm bụi mịn cần được Từ đó, cấu trúc, kích thước, tính chất vi sinh học quan tâm nhiều hơn để hạn chế những tác hại và tính chất vật lý phụ thuộc vào vị trí địa lý và lên sức khoẻ cư dân sống tại các thành phố lớn thời gian(1). như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Tình hình PM 2.5 tại Việt Nam Ảnh hưởng của PM 2.5 trên da Theo Báo cáo chất lượng không khí năm PM 2.5 có thể xuyên qua lớp thượng bì, gây 2018 của GreenID - Trung Tâm Phát triển và tổn thương tế bào keratinocytes Sáng tạo Xanh, nồng độ bụi mịn PM 2.5 đo ở Ở lớp thượng bì nguyên vẹn, lớp sừng là rào Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đều cản chắc chắn nhất của da chống lại các chất gây ở mức cao. Cụ thể, nồng độ bụi mịn PM 2.5 hại từ môi trường, bao gồm cả các hạt PM 2.5. trung bình năm tại Hà Nội là 40,1 μg/m3, vượt Tuy nhiên, thí nghiệm trên chuột cho thấy, khi quá giới hạn nồng độ được quy định theo quy da tiếp xúc với PM 2.5 ở liều lượng 8 μg/cm2 chuẩn quốc gia QCQG 05/2013/BTNMT (25 trong 6 giờ, các hạt PM 2.5 được tìm thấy ở mọi μg/m3) và gấp 4 lần khuyến nghị của WHO (10 nang lông trên da nguyên vẹn. Các nhà khoa học μg/m3) và có đến 232 ngày trong năm, nồng độ đã đồng ý rằng có 2 cơ chế có thể giúp PM xâm bụi mịn vượt quá mức khuyến nghị của WHO nhập qua bề mặt da: (số liệu đo tại Trạm quan trắc tại Đại sứ quán 8
  3. Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 4 * 2020 1. Qua các phần phụ của da (nang lông và tiếp xúc, gợi ý tác hại của không khí ô nhiễm tuyến mồ hôi); trên những người đã có sẵn các bệnh lý gây tổn 2. Xuyên qua lớp sừng ở thượng bì (thông thương hàng rào da (như viêm da cơ địa, vảy qua tế bào hoặc qua khoảng gian bào)(3,4). Khi nến)(12-14). hàng rào da bị tổn thương, như khi có các bệnh Tác hại của PM 2.5 trong không khí ô nhiễm lý như viêm da hay mụn, PM 2.5 có thể xuyên trên bệnh nhân viêm da cơ địa đã được chứng qua lớp thượng bì qua các khoảng gian bào dễ minh qua nhiều nghiên cứu(13,15). Khi chất lượng dàng hơn(3). không khí giảm sút, nồng độ PM trong không Hơn nữa, các hạt PM 2.5 không chỉ bám dính khí tăng, triệu chứng viêm da cơ địa trên trẻ em trên bề mặt tế bào, chúng còn được tìm thấy bên cũng diễn tiến xấu hơn. Trong một nghiên cứu trong các bóng nội bào của các tế bào tiền cứu theo dõi trẻ em từ lúc mới sinh đến 6 keratinocyte. Các hạt PM 2.5 kích thích các phản tuổi, người ta nhận thấy việc tiếp xúc với PM 2.5 ứng tạo ra ROS bên trong tế bào, gây tổn thương trong không khí ô nhiễm tại các trục đường lớn tế bào không chỉ do các phản ứng viêm, mà do làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý dị ứng, trong tác động trực tiếp làm biến đổi các thành phần đó có hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ trong tế bào như protein, lipid và DNA(5-7). Các địa, tăng nguy cơ mẫn cảm với các dị nguyên ROS sinh ra bởi PM 2.5 kích hoạt sự sản xuất các không khí(13). Nồng độ cao PM 2.5 cũng làm cytokine viêm/tiền viêm bao gồm yếu tố hoại tử nặng thêm triệu chứng ngứa của người đã có mô (TNF-α), interleukin-1β (IL-1β), interleukin-6 sẵn viêm da cơ địa(14). Triệu chứng của bệnh tăng (IL-6), interleukin-8 (IL-8), và monocyte 0,67% với mỗi 1 μg/m3 tăng trong nồng độ PM chemoattractant protein-1 (MCP-1). Kích hoạt 2.5(12). Trong phân tích cộng gộp hơn 46100 phản ứng viêm tại các mô được xem là cơ chế trường hợp về ảnh hưởng của PM lên da người sinh bệnh quan trọng nhất do các hạt PM 2.5 gây từ 13 nghiên cứu, kết quả cho thấy PM 2.5 có ra(8,9). Ngoài ra, các nghiên cứu trên tế bào động ảnh hưởng đáng chú ý lên các bệnh về da, liên vật và người cho thấy, các hạt PM 2.5 có thể gây quan mật thiết đến các bệnh như viêm da cơ địa chết tế bào keratinocyte theo liều lượng. Tuỳ và dị ứng da. Kết quả phân tích cho thấy, với theo cấu trúc hoá học mà các hạt PM 2.5 có thể mỗi 10 µg/m3 tăng trong nồng độ PM 2.5, tần làm giảm biểu hiện các protein cấu trúc của suất mắc của các bệnh lý về da tăng 1,6%(16). keratinocyte như cytokeratin và filaggrin, gây Mụn trứng cá là bệnh viêm mạn tính ảnh phá vỡ các liên kết chặt giữa những tế bào hưởng đến các tuyến bã nhờn và có đặc điểm là keratinocyte. Các tác động này gây tổn thương các sang thương trên da như mụn đầu trắng, hàng rào thượng bì của da, giảm khả năng đề mụn đầu đen, nốt mụn viêm hay nang mụn kháng của da, dẫn đến các bệnh lý khác nhau viêm(17). Hai cơ chế bệnh sinh quan trọng khiến trên da(10). các sang thương mụn xuất hiện là tăng tiết bã PM 2.5 và các bệnh lý viêm ở da nhờn và bít tắc lỗ chân lông. Ngoài ra còn có sự Tác dụng gây viêm ở da của PM 2.5 được thay đổi đặc tính của chất nhờn trên da, cụ thể là nghiên cứu khá nhiều. Trên chuột, lớp thượng bì thay đổi các thành phần lipid và sự cân bằng các dày lên, tăng xuất huyết và thâm nhiễm các hóa chất oxy hóa - chất khử. Tại các nang lông, sự chất gây viêm sau 5 ngày tiếp xúc liên tục với thay đổi này có thể dẫn đến sự thiếu hụt linoleic PM 2.5. Tiếp xúc PM 2.5 trong 2 tuần dẫn đến acid và làm rối loạn chức năng hàng rào bảo vệ thâm nhiễm neutrophil nghiêm trọng ở lớp bì; lót bên trong các nang lông. Tình trạng này còn hậu quả là viêm da(11). Ở những hàng rào da dẫn đến hậu quả làm tăng sinh các quá trình gây không được nguyên vẹn do các bệnh lý tại da, viêm qua cytokine và tăng interleukin, và kết cục PM 2.5 có thể xâm nhập qua da sau khoảng 6 giờ là tăng sừng hóa, hình thành các comedone vi 9
  4. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 4 * 2020 Tổng Quan thể và viêm các nang lông(18). PM 2.5 có thể ảnh điều chỉnh sắc tố da và biến đổi tế bào dạng ung hưởng trên da mụn qua cơ chế gián tiếp và trực thư. Sự biểu lộ quá mức của AhR còn liên quan tiếp. Với kích thước nhỏ, PM 2.5 không chỉ đến quá trình sao chép và bộc lộ các gen, các xuyên qua lớp sừng mà còn xâm nhập vào các proteins có chức năng hình thành nếp nhăn và nang lông. Tại đó, PM 2.5 kích hoạt sản xuất các các đốm sắc tố(11). Sự hoạt hóa AhR liên quan ROS, hoạt hoá phản ứng viêm trên da bằng sự chặt chẽ với lão hóa da gây ra do PM 2.5. Những tăng sản xuất các cytokine tiền viêm và viêm, hạt bụi mịn này không chỉ chứa các hạt carbon như TNF-α và IL-8, từ các keratinocyte(19). Ngoài thông thường mà còn mang theo các chất hữu cơ ra, khi nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí như polyaromatic hydrocarbons (PAHs). PAHs tăng, trong đó có PM 2.5, da sẽ tiết nhiều bã có thể dễ dàng xuyên qua lớp thượng bì, vào sâu nhờn hơn và tăng số sang thương mụn cũng trong da và kích hoạt bộc lộ AhR(25). Theo sau đó như triệu chứng của mụn trứng cá(20). là loạt hậu quả như tăng số lượng tế bào Một bệnh viêm da khác là bệnh vảy nến, melanocytes và xuất hiện các đốm sắc tố trên da bệnh hệ thống mạn tính tái phát với đặc điểm là hay suy giảm nồng độ collagen và giảm độ đàn tăng sinh lớp thượng bì và viêm da. Về cơ chế hồi da. miễn dịch học, tế bào Th17 ưu thế trong các tổn Cho dù PM 2.5 nguồn gốc từ công nghiệp và thương da, IL-17 cũng góp phần vào cơ chế bệnh giao thông hay PM trong nhà, có nguồn gốc từ sinh của bệnh(21). Tiếp xúc với PM sinh ra từ các nấu củi hay than đá; đều có những ảnh hưởng phản ứng diesel và khói thuốc cũng làm tăng tiêu cực dẫn đến lão hóa da sớm hơn. Tiếp xúc biệt hóa tế bào Th17 qua hoạt hóa thụ thể aryl lâu dài với PM 2.5 từ các phương tiện giao thông hydrocarbon receptor (AhR) với sự hiện diện làm sớm bộc lộ các dấu hiệu lão hóa da, đặc biệt của kháng nguyên PAHs(22). là tàn nhang hay các nếp nhăn trên da. Khi nồng Gây lão hoá trên da độ PM 2.5 trong không khí tăng lên, số lượng và Lão hóa da là một quá trình phức tạp bị ảnh kích thước các đốm tàn nhang ở má, ở trán cũng hưởng bởi nhiều yếu tố nội sinh và ngoại sinh tăng. Những người sinh sống ở gần các trục (tia UV, nhiệt độ, khói thuốc lá và các chất gây ô đường lớn cũng biểu hiện nhiều dấu hiệu lão nhiễm). Biểu hiện chính của lão hóa da là sự xuất hóa hơn(25). PM 2.5 trong nhà, có nguồn gốc từ hiện nếp nhăn và các đốm/mảng sắc tố bất nấu củi hay than đá, cũng làm tăng xuất hiện thường, như tàn nhang, nám hay đồi mồi. Sụt nếp nhăn ở phụ nữ ở các vị trí như nếp nhăn ở giảm collagen, suy yếu chất nền ngoại bào, mô trán, khóe miệng, vết chân chim, mặt sau cánh liên kết ở lớp bì lỏng lẻo và bị thay thế bởi các sợi tay và ở vùng gáy(24). Nhiều nghiên cứu cho thấy chun bất thường cũng dẫn đến sự mất đàn hồi mối liên quan giữa tiếp xúc với PM 2.5 và bộc lộ của da và làm xuất hiện các dấu hiệu lão hóa. các dấu hiệu lão hóa trên da, chứng minh rằng Những biểu hiện lão hóa này đều có cơ chế bên cạnh các tác nhân ngoại sinh đã biết (tia UV chung là gia tăng các ROS và tăng bộc lộ các thụ hay khói thuốc lá,..) PM 2.5 cũng là một tác nhân thể AhR(4). PM 2.5 kích thích sản xuất các ROS, gây lão hóa da quan trọng không nên bỏ qua. dẫn đến phá hủy DNA, peroxy hóa lipid và CÁC ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU CAN carbonyl hóa protein của tế bào da, làm tăng quá THIỆP BẢO VỆ DA TRƯỚC PM 2.5 trình chết tế bào (apoptosis), ở thí nghiệm in vitro Cho tới hiện tại, chưa có nghiên cứu can và in vivo(23). Thêm vào đó, các tế bào thiệp nào được công bố về các phương pháp bảo keratinocyte và melanocyte tăng biểu lộ các thụ vệ da trước tác hại do tiếp xúc trực tiếp với PM thể AhR khi phơi nhiễm với PM 2.5 - một yếu tố 2.5. Tuy nhiên, dựa trên tác dụng sinh học có hại chuyển mã hoạt hóa bởi các chất hóa học trong của PM 2.5 đã được nghiên cứu, có thể đề xuất môi trường(24). AhR có liên quan đến quá trình một số phương pháp tiềm năng cho các nghiên 10
  5. Tổng Quan Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 4 * 2020 cứu can thiệp tiếp theo về việc hạn chế các tác 10. Pan TL, Wang PW, Aljuffali IA, Huang CT, Lee CW, Fang JY (2015). The impact of urban particulate pollution on skin barrier hại của PM 2.5 trên da, bao gồm: function and the subsequent drug absorption. J Dermatol Sci, 1. Sử dụng các biện pháp bảo vệ vật lý như 78(1):51-60. 11. Jin SP, Li Z, Choi EK, Lee S, Kim YK, Seo EY, et al (2018). Urban áo khoác với sợi vải dệt đặc biệt để ngăn sự xâm particulate matter in air pollution penetrates into the barrier- nhập của PM 2.5 từ môi trường vào cơ thể; disrupted skin and produces ROS-dependent cutaneous inflammatory response in vivo. Journal of 2. Sử dụng các phương pháp tẩy rửa như với Dermatological Science, 91(2):175-83. xà phòng hoặc các chất tẩy rửa đặc biệt để loại 12. Kim J, Kim E-H, Oh I, Jung K, Han Y, Cheong H-K, et al (2013). bỏ các PM 2.5 bám trên da; Symptoms of atopic dermatitis are influenced by outdoor air pollution. J Allergy Clin Immunol, 132(2):495-8.e1. 3. Sử dụng các chất chống oxy hoá dạng bôi 13. Morgenstern V, Zutavern A, Cyrys J, Brockow I, Koletzko S, tại chỗ và/hoặc dạng uống để giảm tác hại do Krämer U, et al (2008). Atopic diseases, allergic sensitization, and exposure to traffic-related air pollution in children. Am J ROS sinh ra bởi PM 2.5. Respir Crit Care Med, 177(12):1331-7. Còn nhiều vấn đề về tác hại của PM 2.5 trên 14. Song S, Lee K, Lee Y-M, Lee J-H, Lee SI, Yu S-D, et al (2011). Acute health effects of urban fine and ultrafine particles on da chưa được hiểu biết đầy đủ, cần thêm nhiều children with atopic dermatitis. Environ Res, 111(3):394-9. nghiên cứu khác để hiểu rõ về cơ chế sinh bệnh 15. Guarnieri M, Balmes JR (2014). Outdoor air pollution and học trên da gây ra bởi PM 2.5, và các biện pháp asthma. Lancet, 383(9928):1581-92. 16. Ngoc L, Park DS, Lee Y, Lee YC (2017). Systematic Review and bảo vệ da trước tác hại của nó. Meta-Analysis of Human Skin Diseases Due to Particulate Matter. International Journal of Environmental Research and Public TÀI LIỆU THAM KHẢO Health, 14:1458. 1. Particulates CW (2020). The Free Encyclopedia. URL: 17. Ascenso A, Marques HC (2009). Acne in the adult. Mini Rev Med https://en.wikipedia.org/w/index.php?title=Particulates&oldid= Chem, 9(1):1-10. 940258785. 18. Krutmann J, Moyal D, Liu W, Kandahari S, Lee GS, Nopadon 2. Otberg N, Richter H, Schaefer H, Blume-Peytavi U, Sterry W, N, et al (2017). Pollution and acne: is there a link? Clin Cosmet Lademann J (2004). Variations of hair follicle size and Investig Dermatol, 10:199-204. distribution in different body sites. J Invest Dermatol, 122(1):14-9. 19. Tsuji G, Takahara M, Uchi H, Takeuchi S, Mitoma C, Moroi Y, et 3. Jin X, Xue B, Zhou Q, Su R, Li Z (2018). Mitochondrial damage al (2011). An environmental contaminant, benzo(a)pyrene, mediated by ROS incurs bronchial epithelial cell apoptosis upon induces oxidative stress-mediated interleukin-8 production in ambient PM 2.5 exposure. J Toxicol Sci, 43(2):101-11. human keratinocytes via the aryl hydrocarbon receptor 4. Kim KE, Cho D, Park HJ (2016). Air pollution and skin diseases: signaling pathway. Journal of Dermatological Science, 62(1):42-9. Adverse effects of airborne particulate matter on various skin 20. Moyal D, Seite S (2017). Effect of Air Pollution on Sebum Rate diseases. Life Sciences, 152:126-34. and Acne: How to Manage Acneic Skin in a Polluted 5. Cho CC, Hsieh WY, Tsai CH, Chen CY, Chang HF, Lin CS Environment. SKIN. Journal of Cutaneous Medicine, 1:47. (2018). In Vitro and In Vivo Experimental Studies of PM(2.5) on 21. Adami S, Cavani A, Rossi F, Girolomoni G (2014). The role of Disease Progression. Int J Environ Res Public Health, 15(7):1380. interleukin-17A in psoriatic disease. BioDrugs, 28(6):487-97. 6. Reche C, Moreno T, Amato F, Viana M, van Drooge BL, Chuang 22. van Voorhis M, Knopp S, Julliard W, Fechner JH, Zhang X, HC, et al (2012). A multidisciplinary approach to characterise Schauer JJ, et al (2013). Exposure to Atmospheric Particulate exposure risk and toxicological effects of PM₁₀ and PM₂.₅ Matter Enhances Th17 Polarization through the Aryl samples in urban environments. Ecotoxicol Environ Saf, 78:327- Hydrocarbon Receptor. PLOS ONE, 8(12):e82545. 35. 23. Piao MJ, Ahn MJ, Kang KA, Ryu YS, Hyun YJ, Shilnikova K, et 7. Vattanasit U, Navasumrit P, Khadka MB, Kanitwithayanun J, al (2018). Particulate matter 2.5 damages skin cells by inducing Promvijit J, Autrup H, et al (2014). Oxidative DNA damage and oxidative stress, subcellular organelle dysfunction, and inflammatory responses in cultured human cells and in humans apoptosis. Archives of Toxicology, 92(6):2077-91. exposed to traffic-related particles. Int J Hyg Environ Health, 24. Choi H, Shin DW, Kim W, Doh SJ, Lee SH, Noh M (2011). Asian 217(1):23-33. dust storm particles induce a broad toxicological transcriptional 8. Dergham M, Lepers C, Verdin A, Billet S, Cazier F, Courcot D, program in human epidermal keratinocytes. Toxicol Lett, 200(1- et al (2012). Prooxidant and proinflammatory potency of air 2):92-9. pollution particulate matter (PM₂.₅₋₀.₃) produced in rural, urban, 25. Vierkötter A, Schikowski T, Ranft U, Sugiri D, Matsui M, or industrial surroundings in human bronchial epithelial cells Krämer U, et al (2010). Airborne particle exposure and extrinsic (BEAS-2B). Chem Res Toxicol, 25(4):904-19. skin aging. J Invest Dermatol, 130(12):2719-26. 9. Hong Z, Guo Z, Zhang R, Xu J, Dong W, Zhuang G, et al (2016). Airborne Fine Particulate Matter Induces Oxidative Stress and Inflammation in Human Nasal Epithelial Cells. Tohoku J Exp Ngày nhận bài báo: 30/07/2020 Med, 239(2):117-25. Ngày bài báo được đăng: 30/08/2020 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2