intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tai biến do thuốc và phản ứng có hại của thuốc

Chia sẻ: Doremi Doremi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

160
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bất cứ thuốc nào, kể cả vitamin được cho là thuốc bổ đều có khả năng gây tai biến cho người sử dụng nó nếu không được dùng đúng cách, đúng liều. Những bất lợi do dùng thuốc gây ra được gọi chung là tai biên do thuốc (TBDT). Không chỉ do bệnh tật, mà chính TBDT là nguyên nhân gây thương vong rất lớn cho con người. Ở Mỹ, người ta ước tính hàng năm phải tiêu tốn khoảng 150 tỷ USD để xử lý TBDT, có khoảng 5-20% bệnh nhân nhập viện phải gánh chịu TBDT trong suốt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tai biến do thuốc và phản ứng có hại của thuốc

  1. Tai biến do thuốc và phản ứng có hại của thuốc Bất cứ thuốc nào, kể cả vitamin được cho là thuốc bổ đều có khả năng gây tai biến cho người sử dụng nó nếu không được dùng đúng cách, đúng liều. Những bất lợi do dùng thuốc gây ra được gọi chung là tai biên do thuốc (TBDT). Không chỉ do bệnh tật, mà chính TBDT là nguyên nhân gây thương vong rất lớn cho con người. Ở Mỹ, người ta ước tính hàng năm phải tiêu tốn
  2. khoảng 150 tỷ USD để xử lý TBDT, có khoảng 5-20% bệnh nhân nhập viện phải gánh chịu TBDT trong suốt thời gian nằm việm. TBDT có thể chia làm 2 loại chính sau Xảy ra do chủ quan của người sử dụng hay chỉ định thuốc: liên quan đến sự sai lầm của chính người dùng thuốc là bệnh nhân hay các nhà chuyên môn là bác sĩ điều trị và dược sĩ cung cấp thuốc. Đáng lưu ý nhất là TBDT do người dùng thuốc tùy tiện, bừa bãi, tự chẩn đoán và tự điều trị và bị các TBDT gây ra. Thất bại trong điều trị cũng được xem là một loại TBDT do người bệnh tự dùng thuốc và dùng không đủ liều lượng thuốc cần thiết. Một TBDT cần phải kể là sự cố do đột ngột ngưng dùng thuốc, thí dụ như người bệnh đột ngột dùng thuốc trị tăng huyết áp clonidin sau thời gian dài sử dụng, sẽ bị huyết áp tăng vọt rất nguy hiểm. Dùng thuốc quá liều cũng là loại TBDT thường xảy ra cho 2 đối tượng là trẻ em và người cao tuổi.
  3. Nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Xảy ra do chính bản thân dược phẩm: trường hợp này TBDT được gọi tên cụ thể là “phản ứng có hại của thuốc” (ADR là chữ viết tắt của adverse drug reactions). ADR còn được gọi bằng tên khác như: tác dụng phụ, tác dụng ngoại ý, tác dụng không mong muốn… nhưng ngay cả người không thuộc giới chuyên môn cũng nên làm quen với từ ADR, vì là chữ thông dụng trên toàn thế giới hiện nay. ADR được Tổ chức Y tế thế giới WHO định nghĩa như sau: “ADR là tác dụng có hại xảy ra ngoài ý muốn khi dùng một thứ thuốc đúng liều, đúng đường dùng nhằm chữa bệnh, phòng bệnh hoặc chẩn đoán”. Ta nên lưu ý, nếu bị tai biến do dùng quá liều thuốc thì không gọi bị ADR mà là bị ngộ độc thuốc. ADR lại được chia làm 2 loại: ADR loại A là loại thường xảy ra hơn, chiếm 80-90% (của toàn bộ ADR), có liên quan đến tác dụng dược lý đã biết của thuốc
  4. (như warfarin có tác dụng chống đông máu có thể gây ADR làm xuất huyết ở người bệnh), có thể dự đoán và phòng ngừa (như thuốc kháng histamin thế hệ 1 là promethazin gây ADR buồn ngủ). Còn ADR loại B là loại xảy ra hiếm hơn, chiếm 10-20%, không liên quan đến tác dụng dược lý (như kháng sinh nhóm fluoroquinolon kháng khuẩn nhưng lại gây ADR là làm co giật hoặc xói mòn sụn khớp ở động vật còn non), là loại ADR gần như không thể dự đoán trước là xảy ra hay không xảy ra. Dị ứng thuốc là điển hình của ADR týp B vì không tiên lượng được. Nên lưu ý, thuốc được lưu hành trên thị trường dược phẩm vẫn được các Viện bào chế dược phẩm theo dõi ADR (được gọi là theo dõi thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 4), để nếu thuốc xuất hiện ADR quá nghiêm trọng sẽ tự ý ngưng lưu hành hoặc bị chính quyền cấm lưu hành thuốc đó. Trước đây, vào cuối thế kỷ trước, có thuốc glafenin (biệt dược glifanan) đã bị cấm lưu hành do gây dị ứng quá nặng nề. Mới gần đây (30/9/2004), thuốc rofecoxib (Vioxx) đã được nhà sản xuất chủ động rút ra khỏi thị trường dược phẩm, vì có nguy cơ gây biến cố tim mạch trầm trọng. Nhiều thuốc phải bán theo đơn bác sĩ, tức là chỉ khi bác sĩ khám bệnh ghi đơn thuốc, nhà thuốc mới có quyền bán thuốc theo đơn đó, là vì chỉ có bác sĩ biết cách chỉ định thuốc, ghi cách dùng thế nào để phát huy tác dụng điều trị của thuốc, đồng thời hạn chế mức thấp nhất hoặc không để xảy ra ADR. Phòng ngừa TBDT
  5. Để phòng tránh ADR, người dùng thuốc nên lưu ý mấy điều sau: - Chỉ thật cần thiết mới dùng thuốc. Hoàn toàn không nên lạm dụng thuốc dù chỉ là vitamin. - Nếu được bác sĩ khám ghi đơn thuốc, phải dùng đúng, dùng đủ (không dư, không thiếu) các thuốc ghi trong đơn và thực hiện tốt các lời chỉ dẫn. - Đừng nghe lời mách bảo của người không thuộc giới chuyên môn mà dùng thuốc nào đó kéo dài từ tháng này sang tháng kia. - Trước khi dùng một thuốc, cần đọc kỹ bản hướng dẫn hoặc hỏi dược sĩ tại nhà thuốc về những điều cần biết, trong đó có: tác dụng phụ (tức ADR), những thận trọng khi dùng thuốc, chống chỉ định (tức những trường hợp không được dùng thuốc). - Khi đang dùng thuốc, nếu bị phản ứng bất thường nên ngưng ngay thuốc và đi tái khám báo cho bác sĩ biết. - Nên xem việc điều trị bệnh không chỉ hoàn toàn dựa vào thuốc, có phương pháp điều trị gọi là không dùng thuốc và ngay cả chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, dinh dưỡng thích hợp cũng có thể góp phần cải thiện tình trạng bệnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2