intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TÀI LIỆU: BỎNG VÀ HÍT KHÓI Ở TRẺ EM (BURNS AND SMOKE INHALATION IN CHILDREN)

Chia sẻ: Than Con | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

86
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1/ CÁC CHỨC NĂNG NÀO CỦA DA BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI BỎNG ? Kiểm soát nhiệt độ Bảo vệ chống nhiễm trùng Đau đớn và cảm giác Nội hằng định thể dịch (fluid homeostasis)

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TÀI LIỆU: BỎNG VÀ HÍT KHÓI Ở TRẺ EM (BURNS AND SMOKE INHALATION IN CHILDREN)

  1. BỎNG VÀ HÍT KHÓI Ở TRẺ EM (BURNS AND SMOKE INHALATION IN CHILDREN) 1/ CÁC CHỨC NĂNG NÀO CỦA DA BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI BỎNG ? Kiểm soát nhiệt độ  Bảo vệ chống nhiễm trùng  Đau đớn và cảm giác  Nội hằng định thể dịch (fluid homeostasis)  2/ XẾP LOẠI CÁC ĐỘ SÂU CỦA BỎNG ? Lớp bị th ương Bỏng nơi trẻ em được PHỔI DA tổn nhập viện ( % ) Lông mũi  Tim đập  Lú lẫn  cháy xém hanh Chóng mặt  Bỏng  Tiếng thở  Đau đầu  rít Màu đỏ anh  Ảo giác  đào Tiếng khò 
  2. khè Hôn mê Xanh tía   Tiếng ran Không yên   Sự rút vào Co giật   Ho  Đờm có  cacbon Khàn  giọng Mũi lòe ra  6/ KỂ NHỮNG PHUƠNG PHÁP THƯỜNG Đ ƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ TỶ LỆ DIỆN TÍCH C Ơ THỂ BỊ BỎNG NƠI TR Ẻ EM ? Sự phân bố diện tích bỏng (BSA : body surface area) khác nhau ở người lớn và trẻ em. Quy tắc chuẩn các số 9 (rules of nines) được dùng ở người lớn  không chính xác như thế ở trẻ em. Trẻ nhỏ có một tỷ lệ diện tích cơ thể lớn hơn ở đầu và nhỏ h ơn ở các chi. Nagel và Schunk đã ch ứng minh rằng diện tích toàn thể của lòng bàn tay đứa trẻ (gồm các các ngón tay) là khoảng 1% diện tích cơ thể. Ở trẻ em diện tích da bị bỏng không nên được đánh giá bởi “ quy  tắc số 9 ” của Wallace vì lẽ diện tích đầu của trẻ em quan trọng hơn. Diện tích da bỏng phải được đánh giá từ b àn tay của bệnh nhân, tương đương 1% diện tích của cơ thể, và từ các bảng Lund
  3. và Browder, có tính đến sự tăng trưởng khác nhau của đầu và các khúc đoạn khác của cơ th ể. 7/ ĐIỀU TRỊ SƠ KHỞI CÁC BỎNG QUAN TRỌNG Ở MỘT TRẺ NHỎ ? xử lý và ổn định đường hô hấp, sự thở và tuần hoàn  lấy đi bất cứ vật nóng hoặc gây bỏng còn lại  đặt đ ường truyền dịch và bắt đầu hồi sức dịch, nếu cần, đối với vài  bỏng nặng. cho thuốc giảm đau : phải nên nhớ rằng các vết bỏng thường vô  cùng đau đớn. Một khi đã ổn định về mặt huyết động, hãy xét đến việc cho thuốc giảm đau có cường độ mạnh như morphine, 0,1 đến 0,2 mg/kg, tiêm tĩnh mạch. Liều lượng này có thể lập lại mỗi 15 phút nếu cần, vừa theo dõi nhịp hô hấp, độ bảo hoà oxy, huyết áp và trạng thái tinh thần. Có thể dùng Proparacétamol, 15-20 mg/kg (tiêm tĩnh mạch chậm) hay Nalbuphine, 0,2 mg/kg (tiêm tĩnh mạch). Nếu trẻ dẫy dụa, có thể an thần với midazolam (Dormicum), 100 mcg/kg tiêm tĩnh mạch hoặc 200 mcg/kg bằng đường trực tràng. theo dõi và duy trì nhiệt độ trung tâm.  đánh giá diện tích và độ sâu của bỏng.  tưới bằng nước muối ấm và vô trùng.  lấy đi một cách nhẹ nhàng bằng băng vô trùng mô hoại tử.  thực hiện cắt bỏ các mảng mô hoại tử (escharotomies), nếu cần, đối  với bỏng viên chu độ 3 (full-thickness circumferential burns).
  4. đắp trụ sinh dùng tại chỗ lên các bỏng độ hai (partial-thickness  burns). phủ vùng bỏng với khăn vô trùng.  cho thuốc phòng ngừa uốn ván, nếu cần.  8/ MÔ TẢ ĐIỀU TRỊ DỊCH NƠI MỘT TRẺ BỊ BỎNG NẶNG ? Truyền dịch khởi đầu gồm dung dịch lactated Ringer hay muối đẳng trương, nếu cần, để điều trị sốc. Lượng dịch truyền thay thế trong giai đoạn đầu được ước tính bằng một trong hai công thức sau đây : Theo Parkland formula thì 4ml/ kg / % diện tích bỏng có thể nên được cho trong 24 giờ đầu. Một nửa được cho trong 8 giờ đầu và ½ được cho trong 16 giờ kế tiếp. Các nhu cầu duy trì nên được thêm vào ở trẻ dưới 5 năm. Công thức Carvajal khuyên cho 5000 ml /m2/ % diện tích bỏng cơ thể. 1/2 được cho trong 8 giờ đầu và ½ còn lại được cho trong 16 giờ tiếp theo. Dịch duy trì 2000 ml/m2/ngày được thêm vào tổng số lượng dịch truyền. Cần nên nhớ rằng các tính toán dịch bỏng chỉ cho một ước tính nhu cầu dịch. Cần cho lượng dịch đầy đủ để duy trì lưu lượng nước tiểu từ 1 đến 1,5 mL/kg/ giờ. Các bệnh nhân bị sốc cần được hồi sức dịch tích cực 9/ CÁC CHỈ ĐỊNH ĐỂ ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM BỎNG VÙNG (REGIONAL BURN CENTER) ? các bỏng kèm theo thương tổn đường hô hấp hay chấn thương quan  trọng. các bỏng quan trọng do chất hóa học hoặc do điện.  các bỏng độ 2 với diện tích trên 20% diện tích cơ thể. 
  5. các bỏng độ 3 với diện tích trên 2%.  các bỏng độ 3 nơi mắt, các bàn tay, bàn chân, hay vùng hội âm.  các bỏng ở b àn tay, bàn chân, và vùng đáy chậu phải luôn luôn  được xem là nghiêm trọng, và tất cả các bỏng quan trọng ở những vùng này khởi đầu nên được điều trị ở bệnh viện, tốt hơn là ở một trung tâm chuyên điều trị bỏng. 10/ MÔ TẢ NHỮNG H ÌNH THỨC BỎNG TH ƯỜNG LIÊN K ẾT VỚI NGƯỢC ĐÃI TR Ẻ EM ? Cố ý gây bỏng cho trẻ em là một hình thức thông thường của ngược đãi trẻ em. Mọi vết thương bỏng nơi trẻ em phải được đánh giá để tìm khả năng ngược đãi hay bỏ bê trẻ em. Donut burn. Thuật ngữ mô tả vùng trung tâm của mông không bị  bỏng vì được giữ tiếp xúc với sàn bồn tắm (mát hơn).Vùng ngo ại biên chung quanh của mông tiếp xúc với nước nóng và bị bỏng nặng hơn. Bỏng do nhúng vào nước sôi (immersion burns). Dạng bỏng này  xảy ra khi các chi được nhúng vào trong một chất dịch nóng. Bỏng được phân bố dưới dạng khăn tay-và-bít tất (glove-and-stocking distribution), có b ờ rõ nét, độ sâu của bỏng đồng đều. Bỏng do tiếp xúc ở lòng bàn tay. Khi trẻ với tay để lấy những vật  nóng và nắm chúng trong lòng bàn tay. Vết hằn tương ứng với một vật: như thuốc lá hay bàn ủi, được dí  vào da. Ngoài ra, những bỏng không tương ứng với bệnh sử hay bị gây nên ngoài
  6. khả năng phát triển của đứa bé, đáng được điều tra thêm. 11/ CÁC CHỈ ĐỊNH ĐẶT ỐNG THÔNG NỘI KHÍ QUẢN CỦA MỘT NẠN NHÂN HỎA HOẠN ? Tiếng thở rít (stridor) phát khởi sớm. Sự hiện diện của tiếng thở  rít (stridor) hay giọng nói khàn gợi ý rằng thương tổn đường hô hấp trên đang tiến triển. Phù thanh quản chỉ đạt cao điểm 12 đ ến 72 giờ sau khi tiếp xúc với khói. Đối với nguyên nhân này, thông nội khí quản thường cần một ống thông với đường kính bên trong nhỏ hơn so với ống thông chuẩn bởi vì đường hô hấp bị phù nề. Bỏng nặng ở mặt hay miệng. Bệnh nhân có nguy cơ đáng kể bị  thương tổn đ ường hô hấp trên và dưới. Suy hô hấp tăng dần lên. Suy hô hấp có thể được chẩn đoán bằng  lâm sàng hay bằng nồng độ PaCO2 tăng cao. Tăng thán huyết (hypercapnia) có thể là do tình trạng tâm thần bị giảm sút, do đau đớn khi cử động thành ngực, do hạn chế cử động thành ngực vì bị bỏng, do thương tổn hạn chế (restrictive) hay tắc nghẽn phổi, hay do phù và tắc nghẽn đường hô hấp trên. Không thể bảo vệ đường hô hấp vì hôn mê hoặc do tiết dịch khí  phế quản nhiều. Nồng độ carboxyhemoglobin > 50. Thông nội khí quản và thông  khí tích cực (active ventilation) làm gia tăng nồng độ oxy và giúp làm giảm nồng độ carboxyhemoglobin (HbCO) nhanh hơn. Sự hiện diện riêng rẽ của bồ hóng trong các lỗ mũi hoặc đờm  có than (carbonaceous sputum) không phải là một chỉ định đ ặt ống thông nội khí quản..
  7. 12/ CÁC DẤU CHỨNG CẤP TÍNH NÀO THƯỜNG THẤY TRÊN HÌNH CHỤP X QUANG NGỰC CỦA MỘT TRẺ BỊ HÍT KHÓI ? Các hình chụp khởi đầu thường b ình thường. Các dấu chứng X quang xuất hiện trễ hơn so với các triệu chứng vật lý. Do đó các hình chụp X quang ngực là một phương tiện không nhạy cảm trong việc xác định thương tổn phổi và hiếm khi ảnh hưởng lên thái độ xử lý ở phòng cấp cứu. Một hình chụp X quang ngực b ình thường không loại bỏ sự hiện diện của các thương tổn phổi với mức độ đáng kể. Các dấu chứng xuất hiện sớm gợi ý thương tổn nghiêm trọng. Những thâm nhiễm kẽ phân tán (diffuse interstitial infiltrates) là phù hợp với sự hít khói quan trọng. Những thâm nhiễm khu trú trong 24 giờ đầu chỉ rõ sự xẹp phổi (atelectasia). Viêm phế quản phổi (bronchopneumonia), hậu quả của hít khói, trong trường hợp điển hình, không xảy ra cho đến 3-5 ngày sau thương tổn. Phù phổi xảy ra sau hồi sức dịch tích cực và không xuất hiện cho đến 6-72 giờ sau khi hít khói. Tràn khí màng phổi thường là kết quả của chấn thương do khí (barotrauma) sau thông nội khí quản và thông khí áp lực dương tính (positive pressure ventilation). 13/ NHỮNG CHẤT HÓA HỌC ĐỘC NÀO CÓ THỂ ĐƯỢC SINH RA TRONG MỘT HỎA HỌA ĐIỂN H ÌNH ?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2