intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TÀI LIỆU: CON LẮC LÒ XO

Chia sẻ: VT T | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

248
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Con lắc lò xo gồm một là xo có độ cứng k (N/m) có khối lượng không đáng kể, một đầu cố định, đầu còn lại gắng vào vật có khối lượng m. Điều kiện để con lắc lò xo dao động điều hòa là bỏ qua ma sát, lực cản và vật cản...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TÀI LIỆU: CON LẮC LÒ XO

  1. GV: Tân Vĩnh Thủy Mọi thắc mắc và góp ý xin liên hệ: 0962477198 CON LẮC LÒ XO: Câu 1. Tần số dao động của con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k và vật nặng có khối lượng m có công thức tính là : k m 1 k 1 m A. 2 B. 2 C. D. m k 2 m 2 k Câu 2. Một con lắc lò xo DĐĐH thì A. Cơ năng của con lắc không phụ thuộc điều kiện kích thích. B. Chu kỳ dao động không phụ thuộc điều kiện kích thích. C. Khối lượng của vật nặng không ảnh hưởng đến tần số dao động của vật. D. VTCB là vị trí lò xo không biến dạng. Câu 3. Đối với một CLLX DĐĐH, đại lượng nào sau đây không phụ thuộc vào điều kiện kích thích: A. Biên độ B. Tốc độ cực đại C. Vận tốc góc D. Cơ năng Câu 4. Chọn câu sai: Với CLLX DĐĐH theo phương ngang thì A. Hợp lực tác dụng lên vật bằng với lực đàn hồi. B. Giá trị nhỏ nhất của lực đàn hồi bằng không. C. Lực đàn hồi tác dụng lên vật biến thiên điều hòa theo thời gian. D. Tại VTCB lực đàn hồi có giá trị khác không. Câu 5. Một CLLX DĐĐH với chu kỳ T, nếu tăng khối lượng quả nặng lên 2 lần, và giảm độ cứng của lò xo còn một nửa thì chu kỳ con lắc lúc này là A. T B. T/2 C. T/4 D. 2T Câu 6. Một CLLX gồm môt quả nặng có khối lương m, và lò xo có độ cứng k. Chu kỳ dao động của con lắc là T, nếu mắc thêm quả nặng có khối lượng 3m vào lò xo thì chu kỳ con lắc lúc này là A. 3T B. T/2 C. T/ 3 D. 2T Câu 7. Một CLLX gồm môt quả nặng có khối lương 2m, và lò xo có độ cứng k. Chu kỳ dao động của con lắc là T, nếu mắc thêm quả nặng có khối lượng 3m vào lò xo thì chu kỳ con lắc lúc này là 10 6 2 5 A. T B. T C. T D. T 2 2 3 2 Câu 8. Một CLLX nằm ngang có m =100 g, k = 40 N/m. Tại VTCB cung cấp cho vật một vận tốc 80 cm/s cho vật DĐĐH. Xác định biên độ dao động của vật. A. 5 cm B. 4 cm C. 6 cm D. 8 cm Câu 9. Một CLLX nằm ngang có m = 20 g, k = 20 N/m. Tại VTCB cung cấp cho vật một vận tốc 100π cm/s cho vật DĐĐH. Xác định biên độ dao động của vật. A. 6 cm B. 8 cm C. 10 cm D. 5 cm Câu 10. Một CLLX treo thẳng đứng. Tại vị VTCB độ giãn của lò xo là 4 cm. Lấy, π2 = 10, g = 10 m/s2. Xác định tần số dao động của con lắc. A. 3 Hz B. 2 Hz C. 3,5 Hz D. 2,5 Hz Câu 11. Mắc vật nặng vào lò xo treo thẳng đứng thì lò xo giãn ra 2 cm. Kích thích cho vật DĐĐH với biên độ 10 cm, lấy g = 10 m/s2. Xác định tốc độ cực đại của vật trong quá trình dao động. A. 3 m/s B.2 5 m/s C. 5 m/s D. 2 3 m/s Câu 12. Mắc vật nặng vào lò xo treo thẳng đứng thì lò xo giãn ra 5 cm. Kích thích cho vật DĐĐH với biên độ 6 cm, lấy g = 10 m/s2. Tốc độ của vật tại trí cách VTCB 3 cm là A. 30 3 cm/s B.30 6 cm/s C. 30 2 cm/s D. 60 3 cm/s Câu 13. Mắc vật nặng vào lò xo treo thẳng đứng thì lò xo giãn ra 4 cm. Kích thích cho vật DĐĐH với biên độ 8 cm, lấy π2 = 10, g = 10 m/s2. Tốc độ của vật tại trí cách VTCB 4 3 cm là A. 15π cm/s B.40π cm/s C. 10 π cm/s D. 20π cm/s Câu 14. Một lò xo treo thẳng đứng có chiều dài 20 cm, mắc vật nặng m vào thì chiều dài lò xo là 24 cm. Nâng vật nặng m lên cho lò xo trở về chiều dài ban đầu rồi buông nhẹ cho vật DĐĐH. Lấy π2 = 10, g = 10 m/s2. Xác định tốc độ cực đại của vật nặng trong quá trình dao động. A. 15π cm/s B.20π cm/s C. 10 π cm/s D. 8π cm/s Câu 15. Một lò xo treo thẳng đứng DĐĐH với chu kỳ 0,4 s. Lấy g=10 m/s2, π2 =10. Chiều dài lò xo trong quá trình dao động biến đổi từ 20 cm đến 30 cm. Chiều dài tự nhiên của lò xo là A. 21 cm B.20 cm C. 19 cm D. 15 cm Nhận luyện thi đại học theo nhóm trên các quận thuộc tp.HCM. 1
  2. GV: Tân Vĩnh Thủy Mọi thắc mắc và góp ý xin liên hệ: 0962477198 Câu 30. Một CLLX gồm lò xo có độ cứng 100 N/m và vật nặng có khối lượng m. Kích thích cho con lắc DĐĐH trên mặt phẳng nằm ngang với biên độ 2 2 cm. Tại thời điểm t, vận tốc của vật là v = 20π cm/s. Sau thời gian T/4 thì vận tốc của vật cũng là v =20π cm/s. Lấy π2 = 10. Giá trị m bằng A. 100 g B. 200 g C. 300 g D. 500 g Câu 31. Một CLLX gồm lò xo có độ cứng 100 N/m và vật nặng có khối lượng m. Kích thích cho con lắc DĐĐH trên mặt phẳng nằm ngang với biên độ 4 cm. Tại thời điểm t, vận tốc của vật là v = 20π cm/s. Sau thời gian T/3 thì vận tốc của vật cũng là v =20π cm/s. Xác định giá trị m. A. 50 g B. 100 g C. 40 g D. 80 g Câu 32. Một CLLX gồm lò xo có độ cứng 5 N/m và vật nặng có khối lượng m. Kích thích cho con lắc DĐĐH trên mặt phẳng nằm ngang. Tại thời điểm t, li độ của vật là x = 10 cm. Tại thời điểm t + T/4 thì tốc độ của vật là 10π cm/s. Giá trị m bằng A. 100 g B. 200 g C. 500 g D. 300 g Câu 33. Một CLLX nằm ngang có m = 100 g, k =100 N/m. Kéo vật ra một đoạn 4 3 cm rồi đẩy vật chuyển động về VTCB với vận tốc đầu 40π cm/s. Lấy g =10 m/s2, π2 = 10. Tính tốc độ trung bình của vật nặng trên đoạn đường từ lúc lực đàn hồi lò xo đạt cực đại đến lúc lực đàn hồi lò xo đạt cực tiểu. A. 160cm/s B. 40cm/s C. 80cm/s D. 100cm/s Câu 34. Một CLLX treo thẳng đứng có m = 100 g, k= 25 N/m. Từ VTCB kéo vật ra một đoạn 8 cm rồi thả nhẹ cho vật DĐĐH theo phương thẳng đứng. Lấy g=10 m/s2, π2 =10. Giá trị lực đàn hồi cực đại của lò xo là A. 0,3 N B. 0,2 N C. 2 N D. 3 N Câu 35. Một CLLX treo thẳng đứng có m = 200 g, k= 25 N/m. Từ VTCB kéo vật ra một đoạn 6 cm rồi thả nhẹ cho vật DĐĐH theo phương thẳng đứng. Lấy g =10 m/s2, π2 =10. Giá trị lực đàn hồi cực tiểu của lò xo. A. 0,2 N B. 0,5 N C. 0 N D. 2 N Câu 36. Một CLLX treo thẳng đứng có m = 100 g, k= 25 N/m. Từ VTCB kéo vật ra một đoạn 4 2 cm rồi thả nhẹ cho vật DĐĐH theo phương thẳng đứng. Lấy g =10 m/s2, π2 =10. Tính tốc độ trung bình của vật nặng trên đoạn đường từ lúc lực đàn hồi lò xo đạt cực đại đến lúc lực đàn hồi lò xo đạt cực tiểu. A. 64,4 cm/s B. 34,5 cm/s C. 30,6 cm/s D. 56,6 cm/s Câu 37. Một CLLX DĐĐH theo phương thẳng đứng với chu kỳ 0,4 s, biên độ 8 cm. Lấy g =10 m/s2, π2 =10. Tính tốc độ trung bình của vật nặng trên đoạn đường từ lúc lực đàn hồi lò xo đạt cực đại đến lúc lực đàn hồi lò xo đạt cực tiểu. A. 80 cm/s B. 60cm/s C. 90 cm/s D. 70 cm/s Câu 38. Một CLLX DĐĐH theo phương thẳng đứng với chu kỳ 0,346 s, biên độ 2 3 cm. Lấy g =10 m/s2, π2 =10. Trong một chu kỳ, thời gian lò xo bị kéo giãn là: A. 0, 144 s B. 0,288 s C. 0,268 s D. 0,134 s Câu 39. Một CLLX DĐĐH theo phương thẳng đứng với chu kỳ 0,4 s, biên độ 4 2 cm. Lấy g=10 m/s2, π2 =10. Trong một chu kỳ, thời gian lò xo bị nén là: A. 0,1 s B. 0,05 s C. 0,3 s D. 0,2 s Câu 40. Một CLLX gồm một quả nặng M được mắc vào lò xo có chiều dài tự nhiên 30 cm. Con lắc được treo thẳng đứng trong môi trường không ma sát, với gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Kích thích cho con lắc DĐĐH sao cho trong quá trình dao động chiều dài lò xo thay đổi từ 33 cm đến 45 cm. Lấy π2 =10, quãng đường lớn nhất quả nặng M đi được trong 1 s là A. 46,4 cm B. 37,6 cm C. 34,4 cm D. 42,0 cm Câu 41. Đặt một lò xo có độ cứng 500 N/m trên mặt phẳng nằm ngang, một đầu lò xo được mắc cố định, đầu còn lại mắc vào một nặng M có khối lượng 0,5 kg. Giữ vật M ở vị trí sao cho lò xo bị nén một đoạn 4 cm. Đặt vật M1 có khối lượng 1,5 kg vào sát mép vật M sau đó buông nhẹ tay để hai vật di chuyển. Lấy π2 =10, g = 10 m/s2. Bỏ qua ma sát giữa hai vật và mặt phẳng ngang. Sau 1/3 s kể từ lúc buông tay khoảng cách giữa hai vật là A. 20,9 cm B. 16,4 cm C. 14,7 cm D. 12,9 cm Câu 42. Đặt một lò xo trên mặt phẳng nằm ngang, một đầu lò xo được mắc cố định, đầu còn lại mắc vào một nặng có khối lượng m1. Giữ vật m1 ở vị trí sao cho lò xo bị nén một đoạn 6 cm. Đặt vật có khối lượng m2 (biết m2 = m1) vào sát mép vật m1 sau đó buông nhẹ tay để hai vật di chuyển. Bỏ qua ma sát giữa hai vật và mặt phẳng ngang. Tại thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên, khoảng cách giữa hai vật là A. 3,6 cm B. 2,4 cm C. 4,2 cm D. 6,3 cm Câu 43. Đặt một lò xo có độ cứng 50 N/m trên mặt phẳng nằm ngang, một đầu lò xo được mắc cố định, đầu còn lại mắc vào một nặng M có khối lượng 1 kg. Đặt lên trên vật M một vật M1 có khối lượng 0,5 kg và kích thích cho hệ vật DĐĐH theo phương ngang. Biết ma sát giữa vật M và mặt phẳng ngang là không đáng kể, hệ số ma sát nghỉ giữa Nhận luyện thi đại học theo nhóm trên các quận thuộc tp.HCM. 3
  3. GV: Tân Vĩnh Thủy Mọi thắc mắc và góp ý xin liên hệ: 0962477198 vật M và vật M1 là 0,2; lấy g = 10 m/s2. Biên độ lớn nhất có thể đạt được để cho vật M1 vẫn còn nằm yên trên vật M là A. 4 cm B. 6 cm C. 8 cm D. 10 cm Câu 44. Đặt một lò xo có độ cứng 30 N/m trên mặt phẳng nằm ngang, một đầu lò xo được mắc cố định, đầu còn lại mắc vào một nặng M có khối lượng 0,8 kg. Đặt lên trên vật M một vật M1 có khối lượng 0,6 kg và kích thích cho hệ vật DĐĐH theo phương ngang. Biết ma sát giữa vật M và mặt phẳng ngang là không đáng kể, hệ số ma sát nghỉ giữa vật M và vật M1 là 0,1; lấy g = 10 m/s2. Tốc độ lớn nhất có thể đạt được của hệ vật sao cho vật M1 vẫn còn nằm yên trên vật M là A. 16 cm/s B. 30 cm/s C. 22 cm/s D. 25 cm/s Câu 45. (2009) Một con lắc lò xo có khối lượng vật nhỏ là 50 g. Con lắc dao động điều hòa theo một trục cố định nằm ngang với phương trình x = Acosωt. Cứ sau những khoảng thời gian 0,05 s thì động năng và thế năng của vật lại bằng nhau. Lấy π2 = 10. Lò xo của con lắc có độ cứng bằng A. 25 N/m B. 200 N/m C. 100 N/m D. 50 N/m Câu 46. (2009) Một con lắc lò xo dao động điều hòa. Biết lò xo có độ cứng 36 N/m và vật nhỏ có khối lượng 100 g. Lấy π2 = 10. Động năng của con lắc biến thiên theo thời gian với tần số A. 3 Hz B. 6 Hz C. 1 Hz D. 12 Hz. Câu 47. (2009) Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ và vật nhỏ dao động điều hòa theo phương ngang với tần số góc 10 rad/s. Biết rằng khi động năng và thế năng (mốc ở vị trí cân bằng của vật) bằng nhau thì vận tốc của vật có độ lớn bằng 0,6 m/s. Biên độ dao động của con lắc là A. 12 cm B. 12 2 cm C. 6 cm D. 6 2 cm Câu 48. (2010) Vật nhỏ của một con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang, mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Khi gia tốc của vật có độ lớn bằng một nửa độ lớn gia tốc cực đại thì tỉ số giữa động năng và thế năng của vật là A. 1/2 B. 3 C. 2 D. 1/3. Câu 49. (2010) Một con lắc lò xo dao động điều hòa với chu kì T và biên độ 5 cm. Biết trong một chu kì, khoảng thời gian để vật nhỏ của con lắc có độ lớn gia tốc không vượt quá 100 cm/s2 là T/3. Lấy π2 =10. Tần số dao động của vật là A.4Hz B. 3Hz C. 1Hz D. 2Hz Câu 50. (2011) Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ m1. Ban đầu giữ vật m1 tại vị trí mà lò xo bị nén 8 cm, đặt vật nhỏ m2 (có khối lượng bằng khối lượng vật m1) trên mặt phẳng nằm ngang và sát với vật m1. Buông nhẹ để hai vật bắt đầu chuyển động theo phương của trục lò xo. Bỏ qua mọi ma sát. Ở thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên thì khoảng cách giữa hai vật m1 và m2 là A. 5,7 cm B. 3,2 cm C. 2,3 cm D. 4,6 cm Câu 51. (2012) Một CLLX gồm lò xo nhẹ có độ cứng 100 N/m và vật nhỏ có khối lượng m. Con lắc DĐĐH theo phương ngang với chu kỳ T. Biết ở thời điểm t vật có ly độ 5cm, ở thời điểm t + T/4 vật có tốc độ 50 cm/s. Giá trị m bằng A. 0,5 kg B. 1,2 kg C. 0,8 kg D. 1,0 kg Câu 52. (2012) Một CLLX DĐĐH theo phương ngang với cơ năng dao động là 1 J và lực đàn hồi cực đại là 10 N. Mốc thế năng tại VTCB. Gọi Q là đầu có định của lò xo, khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần liên tiếp Q chịu tác dụng lực kéo có độ lớn 5 3 N là 0,1 s. Quãng đường lớn nhất mà vật nhỏ của con lắc đi được trong 0,4 s là A. 40 cm B. 60 cm C. 80 cm D. 115 cm CON LẮC ĐƠN: Câu 53. Nhận định nào sau đây là đúng đối với CLĐ đang DĐĐH. A. Khi vật nhỏ đến VTCB, lực tổng hợp tác dụng lên vật có giá trị bằng không vì lúc này trọng lực cân bằng với lực căng dây. B. Khi vật ở vị trí biên thì lực căng dây có giá trị bé nhất. C. Quỹ đạo của vât nhỏ là đoạn thẳng có chiều dài 2A. D. Thế năng của CLĐ là thế năng trọng trường nên khi đưa con lắc lên cao thì thế năng tăng nhưng vì cơ năng không đổi nên động năng vật nhỏ giảm. Câu 54. Nhận định nào sau đây là sai đối với CLĐ đang DĐĐH. A. Động năng và thế năng của con lắc liên tục thay đổi. B. Khi vật nhỏ đến VTCB, lực tổng hợp tác dụng lên vật có giá trị bằng không vì lúc này trọng lực cân bằng với lực căng dây. C. Thế năng của CLĐ là thế năng trọng trường. 4 Nhận luyện thi đại học theo nhóm trên các quận thuộc tp.HCM
  4. GV: Tân Vĩnh Thủy Mọi thắc mắc và góp ý xin liên hệ: 0962477198 Câu 83. (2012_NC) Tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10m/s2, một con lắc đơn có chiều dài 1 m, dao động với biên độ góc 60o. Trong quá trình dao động, cơ năng của con lắc được bảo toàn. Tại vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 30o, gia tốc của vật nặng của con lắc có độ lớn là A. 1232 cm/s2 B. 500 cm/s2 C. 732 cm/s2 D. 887 cm/s2 Nhận luyện thi đại học theo nhóm trên các quận thuộc tp.HCM. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2