intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu đào tạo về Gạch không nung - Mô đun 2: Thi công nghiệm thu khối xây bằng vật liệu không nung

Chia sẻ: Tabicani09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

41
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu đào tạo về Gạch không nung - Mô đun 2: Thi công nghiệm thu khối xây bằng vật liệu không nung gồm có 3 chương, cung cấp cho người học những kiến thức như: Tổng quan và kinh nghiệm; Hướng dẫn thi công và nghiệm thu công trình sử dụng gạch không nung; Tổng kết các kết quả thiết kế thi công nghiệm thu gạch không nung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu đào tạo về Gạch không nung - Mô đun 2: Thi công nghiệm thu khối xây bằng vật liệu không nung

  1. LỜI NÓI ĐẦU Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010. Để hỗ trợ Chương trình này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1686/QĐ-TTg ngày 19/9/2014 phê duyệt danh mục Dự án“Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam” do Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ từ nguồn vốn của Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) và giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì và Bộ Xây dựng đồng thực hiện. Mục tiêu của Dự án là giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung (GKN) thay thế dần sản xuất gạch đất sét nung sử dụng nhiên liệu hóa thạch và đất nông nghiệp. Để đạt được mục tiêu trên, một trong những nội dung quan trọng của Dự án là nâng cao kiến thức và năng lực kỹ thuật cho các lãnh đạo doanh nghiệp sản xuất và sử dụng GKN, các tổ chức cung cấp dịch vụ kỹ thuật, các nhà đầu tư, các tổ chức tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công và cơ quan quản lý xây dựng địa phương thông qua chương trình đào tạo của Dự án. Ban Quản lý Dự án (QLDA) gạch không nung đã phối hợp với các chuyên gia đầu ngành trong nước và chuyên gia quốc tế biên soạn bộ tài liệu đào tạo về gạch không nung gồm 05 môđun: 1) Kiến thức cơ bản về gạch không nung, chính sách và tiêu chuẩn; 2) Thi công nghiệm thu khối xây bằng vật liệu không nung; 3) Công nghệ sản xuất gạch bê tông khí chưng áp (AAC); 4) Công nghệ sản xuất gạch bê tông (CBB); 5) Lập dự án đầu tư và hồ sơ vay vốn cho các dự án gạch không nung; Bộ 05 tài liệu đã được hoàn thiện, đáp ứng cơ bản mục tiêu bồi dưỡng kiến thức về vật liệu xây không nung cho các đối tượng nêu trên.Trong các năm 2016 -2018, với việc sử dụng 05 tài liệu này, Ban QLDA đã tổ chức 23 khóa đào tạo cho hơn 1.680 học viên đến từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Để hỗ trợ các cán bộ quản lý, chuyên gia kỹ thuật, bạn đọc - Những người trực tiếp triển khai thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây không nung của Thủ 3
  2. tướng Chính phủ có tài liệu tham khảo, được sự nhất trí của UNDP, Ban QLDA phối hợp với Nhà xuất bản Xây dựng xuất bản 05 tài liệu này. Ban QLDA cũng khẳng định, việc xuất bản 05 tài liệu đào tạo về gạch không nung không phục vụ cho mục đích thương mại mà nhằm mục đích phổ biến kiến thức và lưu hành nội bộ. Mọi sao chép, dưới bất kỳ hình thức nào nhằm mục đích thương mại phải được sự đồng ý của Ban QLDA gạch không nung. Ban QLDA xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc 05 tập tài liệu này và mong nhận được các ý kiến đóng góp của các độc giả. Các ý kiến đóng góp xin gửi về Ban QLDA gạch không nung - Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật, Bộ Khoa học và Công nghệ, 113 Trần Duy Hưng, Hà Nội. BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 4
  3. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VLXD Vật liệu xây dựng VLX Vật liệu xây VLXKN Vật liệu xây không nung VLKN Vật liệu không nung GKN Gạch không nung GBT Gạch bê tông QCVN Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam AAC Autoclaved Aerated Concrete (bê tông khí chưng áp) Tấm tường Acotéc Tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn theo công nghệ đùn ép BTCT Bê tông cốt thép KLTT Khối lượng thể tích QTC Quy tiêu chuẩn 5
  4. 6
  5. Chương I TỔNG QUAN VÀ KINH NGHIỆM 1.1. TỔNG QUAN Đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu về vật liệu xây ở nước ta tăng nhanh trong thời gian gần đây, theo dự báo, đến năm 2020, nhu cầu sử dụng vật liệu xây vào năm 2020 tương ứng khoảng 42 tỉ viên quy tiêu chuẩn (QTC). Nhu cầu vật liệu xây hiện nay tăng khoảng 10-12%/năm. Nếu chỉ sử dụng Gạch đất sét nung (GĐSN) sẽ tiêu tốn hàng nghìn hecta đất nông nghiệp, hàng triệu tấn than mỗi năm. Ngoài ra, sử dụng GĐSN còn khó có điều kiện công nghiệp hóa ngành xây dựng. Vì vậy việc thay thế GĐSN bằng vật liệu xây không nung (VLXKN) sẽ đem lại nhiều hiệu quả tích cực về các mặt kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, ngoài ra còn tiêu thụ một phần đáng kể phế thải từ các ngành công nghiệp khác, góp phần tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm đất nông nghiệp, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và các chi phí xử lý phế thải. 1.1.1. Văn bản pháp luật Các văn bản đang có hiệu lực liên quan đến lĩnh vực vật liệu xây không nung được thống kê đưới đây: • Quyết định số 15/2000/QĐ-BXD ngày 24/7/2000 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy định đầu tư sản xuất gạch ngói đất sét nung; • Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phát triển VLXKN; • Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng VLXKN và hạn chế sản xuất, sử dụng GĐSN; • Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển VLXD Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; • Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng (VLXD); 7
  6. • Thông tư số 13/2017/TT-BXD ngày 08/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định sử dụng VLXKN trong các công trình xây dựng; • Quyết định số 1264/QĐ-BXD ngày 18/12/2017 của Bộ Xây dựng về công bố Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng (sửa đổi, bổ sung) - Công tác sử dụng vật liệu xây không nung; • Văn bản số 14/TB-VPCP ngày 09/01/2018 của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: “Dừng đầu tư mới đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung”; • Thông tư số 01/2018/TT-BKHĐT ngày 30/3/2018 của Bộ Kế hoạch Đầu tư về không khuyến khích nhập khẩu thiết bị sản xuất gạch không nung có công suất nhỏ dưới 20 triệu viện QTC/năm. • Thông tư số 13/2017/TT-BXD sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng quy định Các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách, vốn vay của doanh nghiệp có vốn nhà nước lớn hơn 30% phải sử dụng vật liệu xây không nung trong tổng số vật liệu xây với yêu cầu tỷ lệ như sau: Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh: sử dụng 100%; Các tỉnh đồng bằng Trung du Bắc bộ; các tỉnh vùng Đông Nam bộ: Tại các khu đô thị từ loại III trở lên sử dụng tối thiểu 90%, tại các khu vực còn lại sử dụng tối thiểu 70%; Các tỉnh còn lại: Tại các đô thị từ loại III trở lên phải sử dụng tối thiểu 70%, tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50%. Các công trình xây dựng từ 09 tầng trở lên phải sử dụng tối thiểu 80% vật liệu xây không nung trong tổng số vật liệu xây. Các công trình có yêu cầu đặc thù không sử dụng vật liệu xây không nung thì phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xem xét, chấp thuận. Nhà nước khuyến khích sử dụng vật liệu xây không nung vào các công trình xây dựng không phân biệt nguồn vốn, số tầng. 1.1.2. Hiện trạng sản xuất vật liệu xây không nung Số cơ sở sản xuất vật liệu xây trên cả nước tính đến cuối 2017 là 8.943 cơ sở với tổng công suất thiết kế đạt 32,9 tỷ viên QTC/năm trong đó gạch không nung: khoảng 2.320 cơ sở sản xuất với tổng CSTK đạt 6,8 tỷ viên QTC/năm chiếm 21% vật liệu xây; gạch đất sét nung: khoảng 6.630 cơ sở sản xuất với tổng CSTK đạt 26,0 tỷ viên/năm. Hiện đã có 35/63 tỉnh có chỉ thị của UBND về việc xóa bỏ sản xuất gạch nung thủ công và tăng cường sử dụng VLXKN; 45/63 tỉnh có xây dựng kế hoạch, lộ trình 8
  7. giảm sản xuất gạch nung; 56/63 tỉnh lập Quy hoạch và Điều chỉnh Quy hoạch phát triển VLXD đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Trong các VLXKN kể trên, tại thị trường Việt nam hiện nay phổ biến nhất là gạch bê tông, kế tiếp là viên xây bê tông khí chưng áp AAC, panel Acotec va panel AAC, sau đó là các loại vật liệu xây không nung khác: gạch xi măng đất ép, đá ong, đá tự nhiên, và tấm tường thạch cao, tấm tường ba lớp, tấm tường nhẹ, tấm 3D. Các dây chuyền sản xuất gạch bê tông với tổng số dây chuyền đã đầu tư là 2.122 dây chuyền, trong đó 144 dây chuyền có công suất thiết kế dây chuyền từ 10-45 triệu viên QTC/năm còn lại là công suất nhỏ (dưới 10 triệu viên/ năm), tổng công suất thiết kế khoảng 6 tỷ viên QTC/năm, tổng giá trị đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng. Các dây chuyên sản xuất bê tông khí chưng áp (gạch AAC) với tổng số dây chuyền đã đầu tư là: 16 dây chuyền có công suất phổ biến từ 100.000 - 200.000 m3/năm, trong đó 13 dây chuyền đã đi vào sản xuất song hiện chỉ có 5 dây chuyền đang sản xuất, tổng công suất 800.000 m3/năm tương đương 0,5 tỷ viên QTC/năm, tổng giá trị đầu tư khoảng 1.200 tỷ đồng. Các dây chuyền sản xuất gạch bê tông bọt với tổng số dây chuyền đã đầu tư là: 13 dây chuyền, công suất mỗi dây chuyền từ 4.000 - 12.000 m3/năm, tổng công suất hơn 141.000 m2 tương đương 0,12 tỷ viên QTC/năm (nếu công suất tính theo 2 ca sản xuất thì sản lượng sẽ đạt 0,24 tỷ viên QTC/năm), tổng giá trị đầu tư khoảng 120 tỷ đồng. Về đầu tư, sản xuất các chủng loại VLXKN khác như tấm tường bê tông rỗng, tấm tường thạch cao, tấm 3D, đá chẻ, gạch đá ong, VLXKN từ đất đồi và phế thải xây dựng, phế thải công nghiệp, gạch silicát... Tuy nhiên, chỉ có tấm tường bê tông rỗng và tấm thạch cao được sản xuất và sử dụng rộng rãi, còn lại các chủng loại khác có thị trường nhỏ, vì vậy các doanh nghiệp cũng ít quan tâm đầu tư. Trong khi đó trên thế giới sử dụng VLXKN đã có từ lâu với tỷ lệ sử dụng rất cao, một số nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia có mức sử dụng VLXKN tới 70-80%. Năm 2020 tương ứng là 24 và 33 tỷ viên quy tiêu chuẩn (QTC). Ở Việt Nam, nhu cầu về vật liệu xây rất cao do nước ta đang trong giai đoạn phát triển. Năm 2017 đã có những nhà máy sản xuất gạch bê tông rung ép công suất 200 triệu viên tiêu chuẩn/năm tức là bằng 10 lần dây chuyền gạch đất sét nung 20 triệu viên /năm trước đây. Các tỉnh thành khác cũng đang lắp đặt và đưa vào hoạt động các dây chuyền gạch bê tông công suất từ 10 triệu đến 140 triệu viên/năm (Công ty Thanh phúc, Công ty Đức thành, Harex, Zenit, Trần Châu - Viết Hải, Hoàng Hồng Hoàng, Vietcem, Sivali, Trung hậu, Hoàn Cầu, Long Quân, Viana, DmC, Khang Minh, Amaccao, Bảo Quân). Đây là loại gạch phổ biến nhất, chiếm gần 80% thị phần gạch không nung tại 9
  8. Việt Nam. Gạch bê tông bọt 17 dây chuyền nhưng hoạt động cầm chừng. Bên cạnh đó hiện nay nhiều đơn vị đang đầu tư dây chuyền sản xuất tấm penel có lỗ rỗng, 14 dây mỗi dây chuyền có công suất 200.000 m2/năm tương đương công suất 17 triệu viên QTC/ năm với mức đầu tư 500 tỷ, và một số dây chuyền công suất nhỏ tấm Sandwich. Dây chuyền tấm 3D hiện nay giá thành cao nên đã dừng sản xuất. Cùng với việc khởi sắc của thị trường BĐS cả nước trong năm 2016 - 2017, các dây chuyền sản xuất gạch bê tông đang được đầu tư và phát huy tương đối tốt, nhất là tại các vùng đô thị lớn của nước ta. Dự án “Tăng cường sản xuất và sản xuất gạch không nung (GKN) tại Việt Nam” (QĐ 1686/QĐ-TTg ngày 19/9/2014) do UNDP Hỗ trợ Bộ KHCN với kinh phí thực hiện: 38.880.000 USD trong đó Nguồn viện trợ ODA từ GEF: 2.8000.000 USD, Các nguồn đồng tài trợ khác 36.080.000 USD cũng đã xây dựng các chương trình đào tạo về GKN cho cán bộ quản lý với 23 khóa đào tạo 1.680 học viên tại 63 tỉnh thành phố; hỗ trợ vay ưu đãi cho các danh nghiệp sản xuất tổng cộng 36 doanh nghiệp với tổng nguồn vốn vay là 567,5 tỷ đồng. Chương trình đã tổ chức 25 hội thảo quảng bá công nghệ sản xuất và sử dụng GKN với sự tham gia của 2.000 đại biểu đến từ 40 tỉnh thành phố với hàng trăm tin bài đăng tải trên báo đài. Thiết kế và xuất bản 06 tờ rơi và 01 áp phích; in 50.000 tờ rơi & poster chuyển tới 63 tỉnh thành phố để quảng cáo và lợi ích sử dụng gạch không nung. Biên tập và xây dựng 3 video về công nghệ sản xuất và lợi ích của GKN. Để đạt được mục tiêu phát triển Chương trình vật liệu xây không nung 567 của Chính phủ là tăng thị phần của vật liệu không nung lên 30% đến năm 2020, cả nước cần đầu tư mới khoảng 200 - 250 dây chuyền thiết bị GKN công suất lớn. Trong khi đó, hiện nay, các nhà chế tạo thiết bị GKN trong nước đang chiếm một thị phần không lớn trong việc cung cấp thiết bị GKN. Hình 1.1: Xu hướng nghiên cứu VLXKN theo phân loại SC quốc tế (Nguồn: Wipsglobal) 10
  9. Hình 1.2: Số lượng đăng ký sáng chế về GKN trên thế giới (Nguồn: Wipsglobal) Từ các phân tích lựa chọn trên nhận thấy vật liệu chủ yếu hiện nay vẫn là gạch bê tông khoảng 4800 triệu viên tiêu chuẩn, sau đó đến gạch nhẹ AAC- tương đương 250 triệu viên tiêu chuẩn, panel AAC- 55 triệu viên tiêu chuẩn, rồi đến panel Acotec- 20 triệu viên tiêu chuẩn và các loại tấm sandwich khác - 3 triệu viên tiêu chuẩn năm. Gạch đất nung hiện chiếm trên 70% sản lượng vật liệu xây hiện nay tương đương 12.500 triệu viên tiêu chuẩn. Tỷ trọng các loại vật liệu xây tường hiện nay được biểu diễn trên biểu đồ sau: Hình 1.3: So sánh tỷ trọng các loại VLXKN 11
  10. Qua biểu đồ trên thấy rõ khối lượng gạch đất sét nung vẫn còn sử dụng trên 70%, như vậy cơ hội chuyển dịch cơ cấu từ gạch không nung sang VLXKN còn rất nhiều tiềm năng trong thời gian tới. Cùng với mức độ đô thị hóa cao, nhà ở đô thị sẽ tăng trưởng nóng, nhất là nhà cao tầng, như vậy khối lượng gạch cốt liệu sẽ tăng mạnh, các loại vật liệu nhẹ và tấm panel Acotec, panel AAC, panel nhẹ khác cũng sẽ tăng mạnh hơn. Theo dự báo tỷ trọng các loại vật liệu xây trong tổng số 43 tỷ viên tiêu chuẩn - dự báo vụ VLXD - Bộ Xây dựng vào năm 2020 được biểu diễn ở biểu đồ. 1.1.3. Hiện trạng Quy chuẩn tiêu chuẩn và định mức kinh tế kỹ thuật về vật liệu xây không nung Về Quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật, hiên nay nhiều tiêu chuẩn đã được ban hành mới như TCVN 12302:2018 Tấm tường nhẹ 3 lớp xen kẹp - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử, đang xây dựng tiêu chuẩn tấm tường từ bê tông khí chưng áp AAC. Chỉ dẫn kỹ thuật thi công và nghiệm thu tường xây bằng bloc bê tông khí chưng áp. Đã và đang soát xét, xây dựng mới các tiêu chuẩn TCVN 9029:2017 Gạch bê tông bọt, bê tông khí không chưng áp - Yêu cầu kỹ thuật; TCVN 7959:2017 Gạch bê tông khí chưng áp-yêu cầu kỹ thuật ; TCVN 9030:2017: Gạch bê tông bọt và gạch bê tông khí phương pháp thử. TCVN 6477:2016 Gạch bê tông, TCVN 4314:2003 Vữa xây dựng Yêu cầu kỹ thuật; TCVN 9028:2011 Vữa cho bê tông nhẹ; TCVN 5573:2011 Kết cấu gạch đá tiêu chuẩn thiết kế và TCVN 4085:2011 Kết cấu gạch đá tiêu chuẩn thi công nghiệm thu. Tiêu chuẩn TCVN 5573:2011; TCVN 4085:2011 có thể sử dụng để tính toán thiết kế, thi công nghiệm thu khối xây sử dụng vật liệu xây không nung. Về quy chuẩn kỹ thuật, QCVN 16:2014/BXD được xây dựng và ban hành năm 2014 (64 sản phẩm hàng hóa VLXD), đến năm 2017 được soát xét (31 sản phẩm hàng hóa VLXD), năm 2019 quy chuẩn này tiếp tục được soát xét, các loại vật liệu xây không nung chính đều được qui định trong QCVN như gạch bê tông bọt, gạch bê tông khí chưng áp AAC, gạch bê tông. Bộ Xây dựng đã ban hành định mức dự toán xây dựng công trình - phần xây dựng (sửa đổi và bổ sung) - Công tác sử dụng vật liệu xây không nung theo Quyết định số 1264/QĐ-BXD ngày 18/12/2017. Cho đến nay, các tiêu chuẩn liên quan đến vật liệu xây không nung đã được ban hành tương đối đầy đủ bao phủ được hầu hết các loại vật liệu xây không nung hiện có trên thị trường, từ chất lượng sản phẩm, thiết kế, thi công, nghiệm thu. Mặc dù năng lực sản xuất GXKN hiện đã đạt được mục tiêu nhưng sản lượng sản xuất và tiêu thụ thực tế còn thấp hơn mức kỳ vọng, các cơ sở sản xuất chưa phát 12
  11. huy được hết công suất thiết kế do còn khó khăn trong tiêu thụ GXKN. Việc tiêu thụ GXKN khó khăn có nhiều nguyên nhân, trong đó có các nguyên nhân về kỹ thuật như nhận thức của các nhà đầu tư, tư vấn thiết kế, nhà thầu, người tiêu dùng về VLXKN còn chưa đầy đủ, chưa hiểu biết nhiều về sản phẩm VLXKN; chưa nghiên cứu, cập nhật đầy đủ các quy định của Nhà nước, đặc biệt là đối với gạch bê tông khí chưng áp (AAC), là sản phẩm nhẹ, cách âm cách nhiệt, có nhiều tính năng ưu việt. Sản phẩm này khi sử dụng cần có những yêu cầu đặc thù về kỹ thuật, về quy trình thi công. Tuy nhiên nhiều đơn vị thi công chưa tuân thủ đúng chỉ dẫn kỹ thuật nên khi sử dụng đã gây ra các khuyết tật nứt rạn làm ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả sử dụng sản phẩm, lòng tin của người sử dụng. Vì vậy trong thời gian tới cần tiếp tục nghiên cứu để xử lý, đưa ra các phương án khắc phục những tồn tại đối với các chủng loại VLXKN hiện tại và nghiên cứu, phát triển các sản phẩm VLXKN mới chất lượng cao; Soát xét chỉnh sửa Chỉ dẫn kỹ thuật “Thi công và nghiệm thu tường xây bằng gạch bê tông khí chưng áp” ban hành theo Quyết định số 947/QĐ-BXD ngày 31/10/2011; Xây dựng ban hành Chỉ dẫn kỹ thuật “Thi công và nghiệm thu khối xây bằng gạch bê tông” và các chỉ dẫn kỹ thuật liên quan; Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn thiết kế công trình sử dụng VLXKN đối với gạch bê tông và gạch nhẹ; sổ tay thiết kế chi tiết điển hình dùng cho gạch nhẹ; Biên soạn giáo trình và đưa vào chương trình giảng dạy tại các trường chuyên nghiệp các giáo trình mang tính chuyên sâu về hướng dẫn thiết kế, thi công, nghiệm thu khối xây bằng GXKN; Tổ chức các lớp tập huấn về thiết kế thi công nghiệm thu GKN cho các đơn vị quản lý, kỹ sư tư vấn, kỹ sư thi công và công nhân trực tiếp thi công xây dựng; Soát sét, xây dựng lại định mức sử dụng VLXKN phù hợp với điều kiện thực tế./. Dự báo sản lượng vật liệu xây đến 2020: Dự báo tỷ trọng vật liệu xây‐ tổng 43  Dự báo tỷ trọng vật liệu xây - tỷ viên quy tiêu chuẩn‐ tổng 2020 43 tỷ viên quy tiêu chuẩn - 2020 gạch nung gạch bloc 3% 14% 26% 57% Hình 1.4: So sánh tỷ trọng VLXKN (dự báo) 13
  12. 1.2. PHÂN LOẠI VẬT LIỆU XÂY KHÔNG NUNG 1.2.1. Gạch bê tông Gồm có gạch bê tông đặc và rỗng được sản xuất từ mạt đá trộn với chất kết dính là xi măng, có thể có thêm bột đá, tro bay, xỉ. Có nhiều modul và kích thước khác nhau với cường độ khác nhau. Gạch bê tông được sản xuất chủ yếu bằng công nghệ rung ép, một phần nhỏ bằng công nghệ ép tĩnh. Tại các đô thị lớn tỷ trọng sử dụng gạch rỗng kích thước lớn, tại các tỉnh và các đô thị nhỏ sử dụng gạch đặc hoặc gạch rỗng hai lỗ, 4 lỗ gần giống kích thước viên gạch truyền thống. Gạch bê tông kích thước nhỏ có khối lượng thể tích lớn từ 1600-1800 kg/m3, nặng hơn so với gạch đất nung truyền thống. Vì vậy gạch bê tông đặc và gạch kích thước nhỏ sẽ tốn vật liệu, giá thành vận chuyển cao, tốc độ thi công chậm, tốn nhiều vữa xây, giá thành khối xây cao, nhưng có ưu điểm là thi công gần giống thi công gạch đất nung, quen thuộc với người thợ xây dựng. Gạch bê tông phải đáp ứng TCVN 6477:2016. Hình 1.5. Gạch bê tông đặc và rỗng 1.2.2. Gạch bê tông khí chưng áp Gạch bê tông khí chưng áp (AAC) là gạch được sản xuất bằng cách nghiền mịn vôi, một lượng nhỏ xi măng với cát nghiền hay tro bay cùng phụ gia tạo khí là bột Al, sau đó tạo hình, cắt rồi cuối cùng được chưng áp. Gạch có nhiều rỗ rỗng nhỏ trong toàn bộ cấu trúc, gạch nổi trong nước vì có khối lượng thể tích nhỏ hơn 1 kg/m3, thường từ 500 - 900 kg/m3. Cường độ gạch rất thấp, khoảng từ 3-5 MPa. Gạch mềm có thể cưa cắt dễ dàng. Gạch có nhiều kích thước, nhưng thường được tạo hình với viên xây lớn. Gạch có độ co lớn, độ hút nước lớn và khi sử dụng, nên phải sử dụng bằng vữa chuyên dụng trộn sẵn. 14
  13. Gạch AAC phải đáp ứng tiêu chuẩn TCVN 7959:2017. Hình 1.6: Gạch bê tông khí chưng áp- AAC 1.2.3. Gạch xi măng đất ép bán khô Gạch được sản xuất bằng phương pháp ép bán khô hỗn hợp vật liệu gồm xi măng, đất đồi dạng đá ong hóa, phụ gia cứng hóa. Gạch đất có khối lượng thể tích lớn từ 1500 - 1800 kg/m3. Gạch cũng có hệ số hóa mềm không cao như gạch bê tông. Vì vậy gạch đất dùng cho xây dựng nhà thấp tầng, nhà ở vùng nông thôn. Hiện nay ở Việt nam đang sản xuất gạch đất tại Vĩnh Phúc, Sơn Tây, Bắc Giang, Đà Nẵng, Lâm Đồng. Có thể sản xuất gạch đất tự chèn (inter-locking brick). Gạch đất ép chưa có tiêu chuẩn Việt Nam. Cần được thử nghiệm trước khi sử dụng. Hình 1.7: Gạch bê tông và gạch đất tự chèn 1.2.4. Gạch tự chèn Gạch tự chèn có hai dạng là gạch đúc rót tự chèn trên cở sở cấp phối là hỗn hợp bê tông hạt mịn và gạch ép bán khô tự chèn trên cơ sở gạch đất ép bán khô. Gạch có cường độ cao. Gạch xi măng tự chèn có độ rỗng lớn, khối lượng thể tích nhỏ. Có thể 15
  14. sử dụng cho xây nhà thấp tầng kết hợp với thi công khung cột BTCT không cần copha. Gạch đất tự chèn có khối lượng thể tích cao - gạch nặng, hệ số hóa mềm không cao, dùng cho xây dựng nhà thấp tầng và vùng nông thôn. (Gạch tự chèn chưa có tiêu chuẩn Việt Nam). Hình 1.8: Gạch bê tông tự chèn và gạch đất tự chèn 1.2.5. Đá chẻ và đá hộc, đá ong và đá bọt núi lửa Các loại vật liệu từ đá thiên nhiên được sử dụng khá nhiều tại các vùng có nguồn nguyên liệu này. Chất lượng và tính năng khác nhau tùy theo loại đá, vùng khai thác. Tuy nhiên khối lượng thể tích lớn - rất nặng nên chủ yếu để xây móng, kè, tường rào. Các loại vật liệu này có độ bền lâu rất lớn, chịu được biến đổi của thời tiết. Vữa xây có thể sử dụng vữa vôi, vữa vôi đất và vữa xi măng cát. Vì chúng có khối lượng thể tích từ 2000 - 2600 kg/m3 nên việc vận chuyển đi xa cần cân nhắc về hiệu quả kinh tế. Chỉ có đá bọt có khối lượng thể tích thấp từ 800 - 1200 kg/m3, nên có thể vận chuyển xa. Các loại vật liệu này chưa có tiêu chuẩn Việt Nam. Hình 1.9: Đá chẻ và đá ong 16
  15. 1.2.6. Tấm 3D lưới thép xốp polystyren, tấm tường bê tông khí chưng áp có cốt thép Tấm panel có đặc điểm là tương đối nhẹ, khối lượng thể tích từ 800 - 1400 kg/m3. Tấm 3D dạng sandwich được sản xuất bằng cách ép hai tấm bord xi măng, ở giữa là hỗn hợp hạt xốp polystyrene với xi măng. Tấm AAC sử dụng bê tông khí chưng áp có cốt lưới thép. Các tấm thường được dùng cho xây dựng nhà công nghiệp, nhà cao tầng, tường trong của nhà thấp tầng. Tốc độ thi công lắp đặt tấm nhanh, tiết kiệm nhân công và riêng đối với tấm AAC không phải trát hai mặt tường. Hiện nay nhu cầu sử dụng tấm tăng nhanh tại các đô thị, đi cùng là việc xây dựng nhiều dây chuyền sản xuất. Hiện nay hai loại này đều chưa có tiêu chuẩn. Chỉ có tấm 3D lưới thép hàn đã có TCVN 7575:2007 - Tấm 3D dùng trong xây dựng (3D construction panels). Tuy nhiên tấm 3D lưới thép hàn phải phun xi măng hai mặt tường, giá thành cao vì vữa phun, nên mặc dù có TCVN nhưng lại không phổ biến được vì giá thành cao. Hình 1.10: Tấm 3D và tấm AAC 1.2.7. Tấm sandwich 3 lớp, 2 mặt là tấm xi măng sợi - giữa là xi măng trộn hạt polystyren, Tấm tường rỗng Acotec- bê tông xi măng cốt liệu nhỏ Tấm Sandwich có khối lượng thể tích khoảng 1200 kg/m3, tấm Acotec có khối lượng thể tích từ 1200 đến 1500 kg/m3. Cả hai loại tấm đều có tốc độ thi công nhanh, không phải trát hai mặt tường, giá thành cạnh tranh với gạch đỏ truyền thống. Hiện nay do nhu cầu tăng nhanh nên riêng dây chuyền sản xuất tấm Acotec đã có 16 dây chuyền. Hiện nay mới chỉ có tấm Acotec đã có TCVN 11524:2016. Tấm tường rỗng bê tông đúc sẵn theo công nghệ đùn ép. 17
  16. Hình 1.11: Tấm Sandwich và tấm Acotec Hiện nay tại Việt nam các VLXKN trên đều đang được sử dụng tùy vào điều kiện sử dụng, điều kiện địa phương, yêu cầu thiết kế, giá thành và tập quán. 1.3. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG CỦA VẬT LIỆU XÂY KHÔNG NUNG 1.3.1. Vật liệu đá hộc Vật liệu đá hộc có khối lượng nặng, kích thước không chính xác nên ngời ta thường sử dụng gần khu vực khai thác đá (không quá 100 km nếu chuyển đường bộ và vài trăm km nếu vận chuyển đường thủy; chủ yếu dùng xây móng, tường chắn, kè), tốn nhiều nhân công xây dựng, tốn nhiều vữa xây và thường phải xây tường có chiều dày lớn hơn 200 mm. Tốn nhiều vữa trát hoàn thiện nếu xây tường nhà (Chưa có Tiêu chuẩn Việt Nam). 1.3.2. Vật liệu đá chẻ Vật liệu đá chẻ khối lượng nặng, tuy nhiên kích thước tương đối chính xác, giá thành cao hơn đá hộc, cũng chỉ xây dựng trong khoảng cách từ nơi khác thác đến chân công trình không quá 100 km, có thể dùng cho xây tường nhà và công trình 1 hoặc 2 tầng, tường rào. Có thể có trát hoặc không trát. Nhưng nếu là mặt trong thì thường phải có trát tường. Nhân công xây dựng cũng khá nhiều, xây dựng nặng nhọc, cắt bổ viên đá chẻ khó trong thi công (Chưa có Tiêu chuẩn Việt Nam). 1.3.3. Gạch xi măng đất ép Gạch xi măng đất ép có cường độ cao, tuy nhiên hệ số hóa mềm không cao, thường bị suy giảm cường độ khi ngâm nước, viên xây khối lượng nặng, thi công vất vả và tốn nhân công. Chỉ dùng xây nhà thấp tầng và phải trát chống thấm kỹ đối với tường ngoài. Khuôn ép bán khô nhanh bị mòn, vì vậy làm giá thành gạch ép tăng lên. Lượng xi măng sử dụng trong cấp phối cũng khá cao từ 12 - 20% tùy loại đất hay cốt liệu, điều đó làm giá thành viên gạch cũng tăng lên (Chưa có Tiêu chuẩn Việt Nam). 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2