intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu Gia phả dòng họ Lê

Chia sẻ: Le Cao Cả | Ngày: | Loại File: RTF | Số trang:11

323
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hợp đồng hợp chủng và đoàn kết giữa hai chủng Thái và Việt cuối cùng bị xé bỏ. Đó chính là lúc Âu Cơ ly hôn với Lạc Long Quân dẫn 50 người con về miền núi và Lạc Long Quân dẫn 50 người con kia xuôi về miền đồng bằng gần sông gần biển.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu Gia phả dòng họ Lê

  1. Hợp đồng hợp chủng và đoàn kết giữa hai chủng Thái và Việt cuối cùng bị xé bỏ. Đó chính là lúc Âu Cơ ly hôn với Lạc Long Quân dẫn 50 người con về miền núi và Lạc Long Quân d ẫn 50 người con kia xuôi về miền đồng bằng gần sông gần biển. Trên chi ều hướng dùng nhân v ật và hành động nhân vật để thay, hoặc biểu tượng cho sự kiện, ta có th ể thấy vi ệc c ãi vã giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ, rồi dẫn đến chia ly, cũng giống như việc gia đình phải phân tán khi phải di tản hay chạy giặc. Âu Cơ đại diện cho khuynh hướng bảo thủ đem con trở về quê hương của mình, tức địa bàn rừng núi của chủng Thái-cổ. Lạc Long Quân dẫn đám con kia xuống vùng đồng bằng để 'dựng nước', chạy theo trào lưu 'phụ hệ' của Hoa chủng, và truyền 'chính quyền' theo lối thế tập. 8. Cũng có thể giải mã sự chia tay giữa bà Âu và ông Lạc theo dạng: Thế lực đô hộ Bắc phương sau khi đã bình định được xứ sở của hai chủng Âu và Lạc, đã chia cắt nước Nam Việt ra làm hai. Phía Bắc bao gồm chủng Âu chủ lực, gọi Quảng Châu. Phía Nam mang tên Giao Châu, gồm đa số dân chủng Lạc. Riêng tại Giao Châu, việc chia ly cũng đ ược thể hi ện b ằng chuy ện có rất đông một số người, với chủng Âu (Thái cổ) chủ lực, kéo lên mi ền núi rừng sinh s ống, r ồi lâu năm hợp với các chủng địa phương như Negrito (dân lùn tóc quắn) và Melanesian (dân đ ảo da đen), trở thành người Mường. Phần còn lại ở vùng đồng bằng trở thành người Kinh. 9. Cả hai bản của truyện tích Mường và Việt đều ghi rõ hai chủng Thái và Việt cổ đều theo mẫu hệ. Điều này rất hợp lý, bởi khi di tản xuôi Nam, cả hai chủng đều đi một lượt với nhau.theo mẫu hệ, với chứng tích các con trai đều không theo họ cha l ẫn họ mẹ, nh ư S ùng Lãm con của Lộc Tục (xem bài số 2). Hai bộ tộc, một Âu một Lạc cùng di t ản với nhau thì không cách gì ch ỉ có b ộ Âu còn giữ mẫu hệ mà thôi.tay. Bằng cách cho con trường, Chủng Âu, tức Thái cổ, còn Chỉ ở đoạn cuối của bản Việt, các tác giả đã gượng ép thay đổi một số chi tiết để ám chỉ chủng Việt đổi ngay sang phụ hệ, vào lúc chia mang hai giòng máu Thái-Việt, lên ngôi vua xưng là Hùng Vương và truyền lại 18 đời theo lối thế tập của phụ hệ. Có l ẽ dưới sức ép ph ải minh ch ứng v ới người nghe kể chuyện là đám con theo Cha cũng tiến lên ph ụ h ệ m ột l ượt v ới các quan th ầy Bắc phương, từ thời nhà Hạ bên Tàu. 10. Để tránh lộn xộn, xin tóm lược vài 'đẳng thức cở bản' của loạt bài này, nh ư sau: * Bách Việt = Nhiều chủng tộc có các ngôn ngữ gần giống nhau, nhưng khác Hoa ng ữ * Việt ( Nam ) = Thái (cổ) + Việt (cổ) + Một s ố các chủng có sẵn b ản địa (nh ư Negrito, Melanesian, Môn, Khmer, v.v.), từ đây gọi tắt 'các chủng khác', CCK. * Việt ( Nam ) = Thái-cổ + Việt-cổ + CCK = Âu + Lạc + CCK * Thái (cổ) = Nhiều chi chủng Thái (Âu) khác nhau (> 7) * Việt (cổ) = Nhiều chi chủng Lạc (Việt cổ) khác nhau (> 5) * Người Việt Nam thời sơ khai = Mẹ Thái + Cha Việt * Người Thái Lan, xưa và nay = Mẹ Thái + Cha Thái * Hmong (Miêu) tộc = hậu duệ của đám Cửu Lê (Jiu Li), với lãnh tụ Xy Yâu (Vưu) - từng đại bại trước phe Hoa chủng của Hiên Viên 'Hoàng Đế', trong thời huy ền s ử. Ngày tr ước, chủng Hmong thường được gộp chung với khối Bách Việt. Bây giờ họ được tách ra kh ỏi kh ối này bởi có nhiều khác biệt về ngôn ngữ, phong t ục, t ập quán, chỉ số s ọ và có l ẽ ADN. Chúng ta có thể thấy rõ, một khi đã giải mã được truyền thuyết như một câu chuyện đời xưa liên hệ đến cuộc di tản hằng khối của 2 chủng Âu và Lạc, kết thúc bằng chia ly, tất cả những vấn đề liên hệ đều có thể nhanh chóng được sắp xếp trở lại, 'đâu vào đó' rất êm xuôi.
  2. Phần sau đây chúng ta sẽ phân tích riêng về nước Xích Quỷ. Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim [5] có chép: 'Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua ph ương B ắc, và phong L ộc T ục làm vua phương Nam, xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ. Bờ cõi nước Xích Quỷ bấy giờ phía Bắc giáp Động Đình Hồ (Hồ Nam), phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm thành), phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía Đông giáp b ể Nam H ải. Kinh Dương Vương làm vua nước Xích Quỷ vào quãng năm Nhâm Tuất (2879 trước Tây Lịch?) và lấy con gái Động Đình Quân là Long nữ đẻ ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai tên là Âu Cơ, đẻ m ột l ần đ ược một trăm ng ười con . L ạc Long quân bảo Âu Cơ rằng: ''Ta là dòng dõi Long-quân, nhà ngươi dòng dõi thần tiên, ăn ở lâu với nhau không được. Nay được trăm đứa con thì nhà ngươi đem 50 đứa lên núi, còn 50 ta đem xuống bể Nam Hải.'' Sau đó vẫn theo 'truyền thuyết' Lạc Long quân phong cho người con trai trưởng l àm vua nước Văn Lang, xưng là Hùng Vương. XÍCH QUỶ 'Quốc hiệu' nguyên thủy của nước Nam chính là Xích Quỷ. Theo 'truy ền thuyết gi ải m ã', địa bàn 'nước' Xích Quỷ chính là địa bàn của khối Bách Việt ở phía Nam sông Dương T ử. Không k ể đ ến những chủng Việt khác đã sinh sống hàng trăm hàng ngàn năm trước ở miền Hoa Bắc. Để ý thêm, bởi các tác giả truyền thuyết thuộc chủng Âu (Thái-cổ), ta th ấy toàn b ộ truy ền thuy ết đã được viết riêng theo quan điểm chủng Âu, tức gốc tổ người Mường. Viết y theo gia phả b ên vợ của Lạc Long Quân, đại diện chủng Lạc tức Việt-cổ. Xin phép nhấn mạnh thêm một lần nữa: Đế Minh truyền ngôi cho con trưởng Đế Nghi làm vua phương Bắc. Tác giả mập mờ không cho biết địa bàn phương Bắc gồm những vùng đ ất nào, nhưng đến khi được biết 'ranh giới' Xích Quỷ chúng ta có thể đoán ngay 'phương B ắc' bao g ồm nhiều lắm là địa bàn tỉnh Hồ Bắc ngày nay, t ức phần lớn đất Kinh Vi ệt, t ức châu Kinh c ủa n ước Sở. Phương Nam của nước Xích Quỷ do đó chỉ là một sản phẩm ti ểu thuyết, c ủa m ột truyện c ổ tích lâm ly. Bởi một khi đã xác định thời gian và không gian nhằm vào nước Sở ở thời Xuân Thu Chiến Quốc, chúng ta có thể thu thập các dữ kiện lịch sử rất ch ắc ch ắn nh ư sau: (i) Vào thời đó, ở miền Bắc sông Dương Tử, có đến trên 1000 nước lớn nh ỏ khác nhau, bao g ồm nhiều bộ tộc chủng tộc khác nhau. Với tiếng nói và phong tục khác nhau. Chỉ đ ến khi nước T ần trở nên hùng cường, diệt được Sở cùng với Hàn, Triệu, Ngụy, Tề và Yên và nh ất th ống đ ược nước Tàu, lúc đó hãy còn loanh quanh ở Hoa Bắc, họ mới bắt đầu công cuộc Nam chinh, đánh vào các bộ tộc rợ miền Hoa Nam. (ii) Miền Hoa Bắc trước khi nhà Tần nhất thống đã là một hỗn hợp rất nhiều bộ tộc và 'quốc gia'. Miền Hoa Nam của khối Bách Việt chắc chắn cũng y như vậy. Sử sách chính thức của Tàu không bao giờ đề cập đến 1 nước nhất thống được t ất cả hằng trăm bộ tộc khác nhau c ủa khối Bách Việt, ở Hoa Nam, trước và sau khi nhà Tần, nhà Hán khởi động chi ến tranh xâm l ược mi ền Hoa Nam. Bởi ở lý do hết sức đơn giản: Họ mãi lo chinh chiến ở miền Hoa Bắc nên hiểu biết rất ít về đám rợ ở Hoa Nam . Như vậy tên gọi Xích Quỷ chỉ là một sản phẩm của chuyện cổ tích, với m ột m ục đích đơn giản ghi lại cội nguồn của các chủng Bách Việt, đặc biệt hai chủng 'ch ủ l ực' đ ã cuối cùng định cư tại đất Bắc Việt ngày nay: Âu và Lạc.
  3. Sau đây chúng ta thử phân tích những lý do nào đã khiến tác giả chọn tên Xích Quỷ cho 'quốc hiệu' đầu tiên của nước Nam. Tên nước 'Xích Quỷ' xuất hiện chính thức và đầu tiên với bộ Đại Việt Sử K ý Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên [6], vào đời vua Lê Thánh Tôn, khoảng năm 1479. Trước đó, nước Nam có hai b ộ s ử, v ới đặc điểm không có chép về truyền thuyết dựng nước của Hùng Vương, con trai trưởng c ủa Sùng Lãm tức Lạc Long Quân, và Âu Cơ. Thứ nhất, Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu, soạn năm 1272, thất truyền từ lâu. Thứ hai, Đại Việt Sử Lươc [7], khuyết danh, ra đ ời v ào khoảng 1377- 1388, dưới thời nhà Trần. Cả hai bộ Sử Ký và Sử Lược đều không có ghi chép gì hết về cái danh xưng 'Xích Quỷ'. Như đã tóm lược phía trên, toàn bộ truyền thuyết xuất phát t ừ một chuyện cổ tích của ng ười Mường. Chuyện đó chỉ bắt đầu vào đoạn 'Có một nàng công chúa Mường tên Ngu Kơ (Âu C ơ) l ấy thái t ử con bua Yịt là Long Wang (Lạc Long Quân)', chứ không có các tổ tiên nh ư Th ần Nông, Đ ế Minh, Kinh Dương Vương, hoặc lãnh thổ như 'Xích Quỷ', ... Và kết thúc ở chỗ Ngu Kơ dẫn 50 đứa con trai và gái lên miền rừng núi, trong khi Long Wang đưa 50 người con trai và gái xuôi v ề mi ền đồng bằng gần sông biển. Hai bên tạo dựng nên các gia đ ình vua chúa. Ngụ ý những bộ tộc hai phe đều do các người con đứng vào vị thế lãnh đạo. Tức bản Mường không hề có Hùng Vương, hoặc hình thái nhà nước như nước Văn Lang. Nói về tên nước Xích Quỷ, chúng ta có thể để ý đến các điểm chính như sau: (I) Địa bàn của nước Xích Quỷ rất rộng lớn, nằm ở giữa khu vực Hoa Nam bên Tàu. Tức phiá Nam sông Dương Tử. Nhượng Tống, dịch giả đầu tiên của bộ Đại Vi ệt S ử K ý Toàn Thư [6], theo trích dẫn của Bình Nguyên Lộc [1] cho rằng tên Xích Quỷ ... quá xấu nên không có gì đáng tin cậy. Bình Nguyên Lộc, mặc dù lăng xê thuyết Mã Lai bằng tiếng Việt nhưng vẫn tin có Xích Quỷ và Văn Lang, đã ra sức biện giải cho tên Xích Quỷ và cho rằng có thể nằm đâu đó phía Nam tỉnh Quí Châu ngày nay. Quí Châu nằm ở phía Bắc và giáp giới t ỉnh Vân Nam. Phía Đông của Quí Châu là tỉnh Hồ Nam. Khi xưa tỉnh Quí Châu có tên Quỷ Phương, cũng chứa từ 'Quỷ' trong đó, nằm ở phía Nam nước Sở thuộc khu vực Hồ Động Đình, cạnh sông Dương Tử. (II) Đọc sử Trung quốc, chúng ta cũng thấy vào thời Xuân Thu (770-476 TCN) có m ột b ộ t ộc r ất 'man di' mang tên 'Xích Địch' quấy nhiễu nhà Châu, sau nh ờ Tấn Văn Công h ội ch ư h ầu đánh dẹp [4]. Dân Xích Địch cũng có 'choảng' với các nước ch ư h ầu khác, trong đó có n ước S ở, đang chạy theo văn minh Hoa Hạ [3]. Nên để ý, mặc dù người Tàu thời cổ đại bày đặt phân biệt các đám rợ gọi theo phương hướng: Tây Nhung, Bắc Địch, Đông Yi, và Nam Man, chúng ta th ấy r ất thường họ gọi lẫn lộn lung tung. Dân rợ phía Nam , thỉnh thoảng họ cũng gọi chung 'Man Di'. L ý do? Bởi ban đầu họ đã sắp xếp phân loại một đám rợ thuộc chủng này ở miền này, nhưng về sau họ lại gặp một đám rợ khác, ở hướng khác miền khác, có dáng dấp, phong t ục và màu da y hệt như đám cũ trước kia. Thí dụ, người Hoa đầu tiên có th ể g ặp đám rợ Yueh ở khu v ực S ơn Đông (nước Tề xưa), họ gọi đó là rợ Di, Lai Di. Đôi khi họ gọi đám Yueh đó Bách B ộc, t ức nhi ều bộ tộc mang tên Bộc giống giống với nhau. Cũng có lúc họ gọi một đám nào trong đó Yueh (Việt), như Việt Thường chẳng hạn [10]. Về sau họ gặp lại những nhóm rợ t ương t ự ở phía Nam sông Dương Tử, sống chung hay gần gũi các đám Nam Man khác, nên h ọ vẫn có thể g ọi đám r ợ phía Nam là 'Di'. Tức mặc dù đã đặt tên mới nhóm rợ Nam sông Dương Tử là Bách Việt hay Nam Man. Đôi khi họ vẫn lẫn lộn Di với Man cho cả hai đám. B ởi thật ra về ch ủng t ộc r ất có kh ả năng, hai khối thuộc chung một chủng lớn. Tương t ự cho Xích Địch, mang nghĩa 'r ợ có da màu đỏ'. Rất có khả năng, đầu tiên họ biết đám rợ này t ừ ph ương B ắc (nên mang tên Đ ịch), nh ưng hoàn toàn không có nghĩa dân Xích Địch không có ở phía Nam sông D ương T ử. Đây là m ột đi ểm khá gút mắt của đầu óc người Hoa. (III) Ta cũng để ý đầu óc mấy ông Tàu cũng rất phức tạp và tinh vi ở chỗ hết dùng ph ương hướng họ lại dùng đến màu sắc để phân biệt đám rợ này với nhóm rợ kia. Y hệt nh ư cái thuy ết Ngũ Hành. Theo ngũ hành họ có Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, t ương ứng với Tậy Đông B ắc Nam Trung, và với các màu Trắng Xanh Đen Đỏ Vàng. Đủ kiều dáng để tha h ồ phân bi ệt. Đ ối v ới
  4. 'Xích Địch' họ gọi đó đám rợ da màu thổ chu (đất đỏ) để phân biệt với các đám U Man (Wu man), tức rợ da màu đen đen - có lẽ chỉ Thái đen, và đám B ạch Man hay B ạch Di, t ức r ợ da h ơi trắng. Đám U man, có tài liệu [11] cho biết, cư ngụ tại địa bàn Nam Chiếu (Vân Nam) và D ạ Lang (Quí Châu), cũng thuộc địa bàn chủng Thái, chứ không ph ải ch ủng Lạc. Đặc bi ệt nước r ợ Việt của Câu Tiễn cũng từng được gọi U Việt, có lẽ người 'Việt' ở đó h ồi xưa có da ngâm ngâm đen, trừ nàng Tây Thi? Theo Lăng Thuần Thanh, thư tịch Trung Hoa cổ th ời g ọi hai kh ối Yi (Di) và Yueh (Việt), là đám rợ đen (U man) [12]. Rất l ộn xộn, nh ưng theo thi ển ý, có vẻ cả hai khối Đông Yi ở miệt Sơn Đông và Bách Việt phía Nam sông Dương Tử đều có các nhóm da màu đen đen (iv) Phân biệt 'U man', 'Xích địch' cũng là phân biệt với 'B ạch Man' hay 'B ạch Yi'. m ộtNgày x ưa có thể họ là chủ nhân nước Ba [15], nằm cạnh nước Thục. Đám Th ổ gia (Tocharians) chính là đóng góp của chủng da trắng đối với chủng Tàu nguyên thủy [1]. Họ xuất phát t ừ Trung Á, và thiết lập nên nhiều tiểu quốc trên con đường Tơ Lụa ( Silk Road ). Sau cùng có một nhóm v ề định cư ở Trung Đông, trở thành nước Thổ Nhị Kỳ (Turkey) ngày nay. đám quỷ, đám r ợ, có da trăng trắng. Bạch Man có lẽ được người Hoa dùng để chỉ đám rợ Nguyệt Chi (c òn gọi Nhục Chi) tức Turkistan hay Tokhares hoặc Tocharians, mà ngày nay họ ưa gọi Tujia (Thổ gia) - gốc da trắng. (v) 'Xích Quỷ' mang nghĩa loài quỷ có da màu đỏ, và ở cuối 'quy ển M ã Lai' [1], tác giả có mô tả một loại người dân tộc (người Kha Lá Vàng ở biên giới Việt Lào) nói thứ tiếng Vi ệt rất c ổ có da màu đất đỏ, màu 'thổ chu'. Với hàm ý, rất có thể người Kha là hậu duệ của dân ‘Xích Quỷ’. Ở một đoạn khác tác giả 'Mã Lai' cho biết dân Khả Lá Vàng có rất nhiều đặc tính cổ thời của dân Việt, mà chúng tôi mạo muội bắt đầu phác hoạ sự phân biệt giữa chủng Thái-cổ và Việt-cổ. Dân Kha có đủ thứ sắc thái của chủng Yueh-cổ: xâm mình, nhuộm răng, ăn trầu, và điêu đề (xâm trán), cũng như nói tiếng Việt rất cổ [13]. Tuy nhi ên, tiếng Việt cổ của dân Kha gần với tiếng Mường hơn tiếng Việt. Điều này cho biết, theo với thuyết giải m ã ở đây, người Kha thuộc chủng Thái cổ chứ không phải Việt cổ. Thuộc đám theo Âu Cơ, với chủng Âu (Thái-cổ). (vi) 'Xích Quỷ' là một tên gọi thuần Hán. Do các tác giả Việt có thể thân-Mường, hay thân-Thái- cổ tức nghiêng về 'phe' của vua Lê Lợi (gốc Mường), đặt ra nh ằm đ ề cao vai tr ò lãnh đạo của chủng Thái-cổ trong cuộc di tản về Nam hay dựng nước. Hoặc vinh danh chính tri ều đ ại nh à Lê vào lúc các bộ truyện như 'Việt Điện U Linh' hay 'Lĩnh Nam Chích Quái' ra đời. Nó đi đôi v ới tên xưng và địa danh của toàn bộ truyền tích con rồng cháu tiên. Đặc bi ệt nh ững chuy ện tích th ơm danh chủng Việt như những cây gươm báu của Việt Vương Câu Tiễn, hai thanh kiếm Mạc Da và Can Tương ở nước Ngô (chủng Việt) [4], hoặc truyện tích Tây Thi gái nước Việt, đ ã 'bị' hoàn toàn gạt ra khỏi các truyền tích nằm trong cổ sử Việt. Chúng tôi hy vọng s ẽ trở lại đề tài này trong một bài khác. (vii) Trở lại với chuyện chủng Thái-cổ có thể có một số mang da màu th ổ chu ( đất đỏ), nhiều tài liệu về việc khai quật các ngôi mộ cổ ở Bắc Bộ (thí dụ: xem [8]) cho th ấy ng ười chết được chôn cất, co gấp hai tay hai chân trong thế bó gối, giống như dân ở h ải đ ảo Thái B ình Dương [14]. Ngoài ra ở chung quanh 'ngôi mộ còn thấy dấu vết của thổ hoàng màu đỏ như màu máu và càng về sau, người ta thấy cùng chôn với người chết còn có những dụng cụ như rìu, nạo và sau có cả đồ gốm thì người ta hiểu rằng có thể những người tối cổ đã tin tưởng là con người còn có linh hồn và khi chết thì linh hồn sẽ đi sang một thế giới khác để có một đời sống khác,.. [8]'. (viii) Đọc lại sử sách hoặc địa lý Trung quốc (thí dụ [4]) chúng ta s ẽ th ấy v ùng đất ở khu vực Trùng Khánh Tứ Xuyên, tức nước Thục cổ xưa với chủng Thái chủ lực, gồm toàn đất ... đỏ. Nh ư vậy, khá rõ, chủng Hoa ngày xưa dùng chữ 'Xích địch' để chỉ đám rợ có da màu thổ chu của đất đỏ. Xin thử ghi lại các sự kiện liên quan đến 'Xích Quỷ' ở trên: - Tác giả chính hay nguyên thủy của truyền thuyết là người Vi ệt ch ủng Thái-c ổ;
  5. - Xích Quỷ là quốc hiệu đầu tiên của truyền thuyết rồng tiên; - Xích Quỷ mang nghĩa chính: giống Rợ có da màu đỏ. Một thứ t ừ do Hoa ch ủng đ ặt ra; - Khối dân tộc chủ lực của Xích Quỷ chính là dân chủng Âu, t ức Thái cổ; - Người Kha Lá Vàng ở biên giới Việt-Lào có da màu thổ chu; - Một số ngôi mộ của người Việt-cổ đã khai quật cho thấy dấu vết của đất đỏ; - Nước Thục, chủng Thái, ở vùng Tứ Xuyên ngày nay, có rất nhiều đất đỏ; - Thục bị Tần tiêu diệt vào khoảng năm 316 TCN; - Dân Thục chủng Thái di tản sang Sở, và một số xuôi về Nam gia nhập cộng đồng ở Tây Âu (tức Âu Việt), Điền Việt (Nam Chiếu) và sau cùng, bình nguyên sông Hồng. Như vậy chúng ta có thể tổng hợp lại như sau: Xích Quỷ chính là m ột 'nước' trong trí t ưởng tượng rất phong phú của các tác giả truyền thuyết - người Việt thuộc ch ủng Thái-c ổ hay thân- Thái-cổ. Những người 'lãnh đạo' nước Xích Quỷ đó bao gồm những người di tản Việt chủng Thái, xuất phát từ một xứ có nhiều đất đỏ mang t ên Thục. Nước Thục đã bị nước Tần tiêu diệt vào khoảng năm 316 TCN. 'Nước Xích Quỷ' do đó được đặt ra và nhét vào truyền thuyết con rồng cháu tiên, đ ể t ự an ủi việc mất lãnh thổ vào tay Hoa chủng - có lẽ khởi đầu bằng nước Thục (316 TCN). Sau đó đến lượt nước Sở rồi Tây Âu. Cũng có thể để ghi lại lý lịch ban đầu cho th ật r õ: dân Việt có nguồn gốc dân từ những nước đã bị mất về tay Hoa chủng. Đặc biệt Thục và Sở. Câu chuyện di tản do ở chuyện mất nước kết thúc khi một người nước Thục mang tên Phán (Thục Phán) lãnh đạo được đoàn người di tản - đa số xuất phát từ những nước đã mất về tay Hoa chủng - đến vùng bình nguyên sông Hồng và thiết lập nên xứ Âu Lạc, bao g ồm hai ch ủng nòng cốt Âu và Lạc. Đó cũng là lúc Âu Cơ thành hôn với Lạc Long Quân. KẾT Qua loạt bài về giải mã truyền thuyết con rồng cháu tiên, đến đây chúng ta đã thấy, mặc dù câu chuyện bắt đầu với Thần Nông, Đế Minh, và Đế Nghi - nhưng đến lúc Lộc Tục xuất hiện với danh xưng Kinh Dương Vương, câu chuyện đã bị 'fast forward' theo kiểu bấm nút cho băng video quay nhanh sang đến thời Xuân Thu Chiến Quốc bên Tàu với địa điểm xảy ra câu chuyện là nước Sở. Nước Sở là một nước được thành lập theo kiểu chư hầu phên dậu cho nhà Châu. Thành ph ần dân chúng chủ lực của Sở chính là chủng Thái-cổ, thường g ọi Âu vào th ời đó. T ừ đó câu chuy ện giới thiệu bà Âu Cơ, tiêu biểu cho chủng Âu, con gái theo h ọ mẹ y nh ư mô h ình mẫu hệ. Nhân vật Kinh Dương Vương cũng là một cái đinh của câu chuyện, bởi Kinh Dương Vương bi ểu t ượng cho những người dân ở châu Kinh và châu Dương. Cả hai đất Kinh và Dương cũng đều thu ộc nước Sở ở vào thời cực thịnh trong thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên. Đất Kinh c òn gọi Kinh Cức hay Kinh Việt, hoặc Kinh Man. Kinh chỉ núi Kinh, và Cức là m ột loại cây có gai ở vùng đó. Đất Kinh là địa bàn ban đầu của Sở chứa đa số dân Việt thuộc chủng Thái. Đất Dương nằm về phía Đông Nam của đất Kinh, ra tận tới biển, bao gồm những vùng đất quân Sở đã thôn tính được từ đám dân Việt chủng Lạc ở hai nước Ngô và Việt xa xưa. Bởi trong tên Kinh Dương Vương có chữ 'Dương', chỉ chủng Lạc tức Vi ệt-cổ, con c ủa Kinh Dương Vương là Lạc Long Quân mới mang được huyết thống của chủng Việt-cổ 100%. Ph ối hợp với Âu Cơ, chủng Âu tức Thái-cổ 100%. Hôn nhân giữa Âu và Lạc sinh ra 100 ng ười con
  6. mang hai giòng máu Thái và Việt. Cuộc hôn nhân dị chủng đầu tiên nổi tiếng nhất của Á Châu đã nhằm vào mục đích nhất thống hai chủng tộc lớn và kiên cường nhất của khối Bách Việt để chống lại chủng Hoa rất hung hăn và dữ tợn. Cuối cùng đành phải thua, và hai ch ủng d ắt tay nhau thối chạy về phương Nam . Họ dựng 'nước' nhưng rồi ý kiến bất đồng nàng Âu và chàng Lạc đành phải chia tay, đôi ngả đôi ta. Mỗi người dẫn nửa đám con về trở l ại địa b àn nguyên thủy của chủng họ. Việc chia tay giữa Lạc Long Quân với Âu Cơ xảy ra cùng lúc với việc nhà Hán thừa hưởng di s ản 'tinh thần nhất thống và đế quốc' của nhà Tần, đưa quân xuống tiến chi ếm h ết mi ền Hoa Nam, đặc biệt khối chủng Việt (Lạc) ở vùng đồng bằng ven biển hướng Đông. Trong đó có ph ần đ ất Dương của nước Sở xa xưa, nước Mân Việt (Phúc Kiến ngày nay), và Nam Việt của Triệu Đà. Thế lực đô hộ sau đó tách rời phần đất chủng Âu (t ức Thái-cổ) ra khỏi vùng đ ất ch ủng Lạc (t ức Việt-cổ). Rồi ở tại nước Âu Lạc (cũ), đổi tên thành Giao Châu, nhi ều ng ười địa ph ương không thích chung sống với các quan trên người Tàu, đã di tản một lần nữa về miền rừng núi (cùng với Âu Cơ). Nhiều thế kỷ sau, qua quá trình hợp chủng với các sắc dân địa phương như Negrito, Melanesian, Môn-Khmer, v.v. họ trở thành người Mường. Truyền thuyết còn mang rất nhiều điểm gút mắt và bí ẩn chúng tôi hy vọng sẽ lần lượt giải mã trong những bài tới. Nhưng ở đây chúng tôi xin mạo muội đưa ra vài đề nghị về đổi chác l ịch sử, hiện thức được từ việc giải mã truyền thuyết. Trước hết xin tóm tắt lại một vài điểm cao về nước Sở, cái nôi của dân tộc Việt. (i) Sở mặc dù mang tiếng rợ thuở ban đầu, đã nhanh chóng thu nhập và rượt theo văn minh Hoa Hạ rất nhanh. Sở suýt một chút có thể thay thế vai trò nước Tần, nhất thống nước Tàu và thay đổi toàn bộ lịch sử. Chủng Việt (Yueh) thay chủng Hoa làm xếp nước Tàu và Hoa ch ủng có thể di cư xuống Đông Nam Á THAY ĐỔI DÒNG HỌ : Những cuộc đổi họ lớn trong lịch sử 1. Từ họ Lý ra họ Nguyễn Đầu năm 1226 (tháng 12 năm Ất Dậu), Trần Thủ Độ tổ chức đảo chánh l ật đ ổ nh à Lý, đưa Trần Cảnh lên ngôi tức Trần Thái Tông (trị vì 1226-1258), lập ra nhà Trần (1226-1400). Nguyên Trần Thủ Độ ép vua Lý Huệ Tông (trị vì 1211-1224) nhường ngôi cho người con gái mới sáu tuổi là Chiêu Thánh công chúa tháng Mười năm giáp thân (cuối 1224), t ức L ý Chiêu Hoàng (trị vì 124-1225). Lý Huệ Tông lên làm thái thượng hoàng, xuất gia đi tu tại chùa Chân Giáo, pháp danh là Huệ Quang thiền sư. Trần Thủ Độ sắp đặt cho con cháu của m ình là Trần Cảnh, mới tám tuổi, cưới Lý Chiêu Hoàng. Chiêu Hoàng lại nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh tức Trần Thái Tông. Để củng cố nhà Trần, Trần Thủ Độ kiếm cách tiêu di ệt t ất cả con cháu nhà L ý. Việc đầu tiên là Trần Thủ Độ bức tử thượng hoàng Lý Huệ Tông. Một hôm ngang qua chùa Chân Giáo gặp thiền sư Huệ Quang đang nhổ cỏ trong vườn, Trần Thủ Độ nói rằng: "Nhổ cỏ phải nhổ hết rễ cái". Nghe thế thầy Huệ Quang trả lời: "Lời nhà ngươi nói ta hi ểu rồi". Sau đó, Trần Thủ Độ cho người mời thầy Huệ Quang vào triều bàn việc. Huệ Quang bi ết ý, vào sau chùa thắt cổ tự vẫn. (1) Trần Thủ Độ ra lệnh đem gả các cung nhân và con gái họ Lý cho các tù trưởng các bộ tộc ít người ở các vùng núi xa xôi miền biên viễn. Tháng tư năm Nhâm Th ìn (1232), nhân việc ban chữ húy về tiên tổ họ Trần, ông nội của Trần Thái Tông tên là Trần Lý, nên Trần Th ủ Độ đưa ra biện pháp quyết liệt là buộc con cháu họ Lý phải đổi thành họ Nguyễn.
  7. Gần cuối năm Nhâm Thìn (1232), tôn thất nhà Lý tập trung làm lễ t ế t ổ tiên ở thôn Thái Đường, xã Hoa Lâm (nay thuộc Bắc Ninh). Trần Thủ Độ cho làm nhà tế lễ bằng tre lá trên một cái hầm, khi con cháu nhà Lý tập trung hành lễ, Trần Thủ Độ ra lệnh chôn sống hết con cháu nhà Lý để dứt điểm một vấn đề làm cho Trần Thủ Độ lo lắng bấy lâu nay. Sau cuộc thanh trừng khủng khiếp này, con cháu nhà Lý không còn dám về Bắc Ninh làm lễ tế hàng năm, và họ thay tên đổi họ sống âẩn khuất trong dân gian để tránh bị tiêu diệt. (2) Đặc biệt hoàng tử Lý Long Tường, con trai thứ của Lý Anh Tông đã bỏ nước ra đi năm 1226, cùng đoàn tùy tùng khoảng 40 người vượt biên sang lập nghiệp ở Triều Tiên hay Cao Ly t ức Korea. Tám trăm năm sau, con cháu của hoàng tử này đã về Việt Nam thăm lại đất tổ. (3) Một câu hỏi cần được đặt ra là tại sao triều đình nhà Trần buộc họ Lý đổi thành họ Nguyễn mà không qua họ khác? Điều này rất khó trả lời vì không có tài liệu cụ thể, chỉ biết được rằng họ Nguyễn là một dòng họ ít người bên Trung Hoa, và ngược lại họ Nguyễn có nhiều và có sớm ở nước ta. (4) Phải chăng Trần Thủ Độ muốn cho họ Lý hòa lẫn trong số đông người Việt rải rác khắp nước? 2. Họ Trần qua họ Trình Để quân Minh chóng rút về nước, cuối năm 1427, Lê Lợi chấp nhận giải pháp hòa bình trong danh dự cho cả hai bên: trước đây quân Minh xâm lăng nước ta dưới chiêu bài "phù Trần diệt Hồ", nay Lê Lợi đồng ý đưa Trần Cao lên ngôi, xem như quân Minh viễn chinh đã đạt được mục đích ban đầu là đưa người họ Trần trở lại ngôi báu, nay rút về nước trong vinh quang. (5) Sau khi quân Minh về nước, Trần Cao biết thân phận mình, bỏ trốn về châu Ngọc Ma (Nghệ An), nhưng bị bắt lại, và uống thuốc độc chết. Lê Lợi lên ngôi vua, t ức Lê Thái Tổ (trị v ì 1428- 1433). Lê Thái Tổ được nước không do một cuộc đảo chánh cung đình mà do công lao chiến đấu của chính ông và gia đình, nên ông ít có thái độ kỳ thị với họ Trần là họ cầm quyền trước đó. Ông có một sách lược rất khôn khéo là ban quốc tính rộng r ãi cho các công thần. Ngay khi vừa lên ngôi năm 1428, Lê Thái Tổ ra sắc chỉ cho ghi chép công trạng của những ng ười đã theo vua khởi nghĩa, ban chức tước và quốc tính (họ của nhà vua) cho 221 người. Đây là đợt ban quốc tính nhiều nhất trong lịch sử nước ta, đến nỗi vua Tự Đức đ ã lên tiếng chê rằng "...cho quốc tính nhiều quá như thế này thì nhàm lắm." (6) Việc làm này của Lê Thái Tổ bề ngoài xem ra là một đặc ân, nhưng thật sự là một thủ đoạn chính trị ràng buộc các công thần bằng cách đồng hóa các quan vào họ nhà vua để dễ kiểm soát nhằm tránh hậu họa. Lê Thái Tổ là một người rất đa nghi. Những công thần đã cùng ông dày công đóng góp cho công cuộc giải phóng đất nước mà có bất cứ một biểu hiện nào khả nghi tức thì bị Lê Thái Tổ tiêu diệt ngay. Nạn nhân đầu tiên là Lê Hãn tức Trần Nguyên Hãn. Trần Nguyên Hãn dòng dõi Trần Nguyên Đán, lập nhiều chiến công thời kháng Minh, được phong Hữu tướng quốc v à họ Lê năm 1428, sau khi Lê Thái Tổ cầm quyền. Lê Hãn cho rằng "nhà vua có t ướng như Việt Vương Câu Tiễn, không thể cùng hưởng yên vui sung sướng được", nên ông bắt ch ước Trương Lương, xin rút lui về hưu dưỡng. "Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng", khi Lê H ãn về ấp Sơn Đông (Sơn Tây ngày nay) hưu dưỡng, ông vẫn bị gièm pha là mưu toan làm ph ản. Lê Thái T ổ ra l ệnh cho ng ười đến bắt. Khi thuyền đến bến sông Sơn Đông, Lê Hãn tự trầm mình qua đời (7). Dĩ nhiên việc trầm mình này cũng là một dấu hỏi lớn không bao gi ờ được trả lời. Sau Lê Hãn đến Lê Văn Xảo tức Phạm Văn Xảo, bị Lê Thái Tổ nghe lời gièm pha ra lệnh phải
  8. chết và tịch thu nhà cửa cuối năm 1430. Dưới triều con của Lê Thái Tổ là Lê Thái Tông (trị vì 1434-1442), thêm ba vị đại công thần bị giết là Lê Nhân Chú (1434), Lê Sát (1437), và Lê Ngân (1437). Ngoài ra còn có Lê Khả và Lê Khắc Phục bị tri ệt hạ vào năm 1451 thời vua Lê Nhân Tông (tri. vì 1443-1459). Sau khi Lê Nghi Dân bị các tướng lãnh phản đảo chánh và lật đổ năm 1460, Lê Thánh Tông (trị vì 1460-1497) được sử sách đánh giá là một minh quân, nhưng lại đi vào vết xe của nhà Trần. Vừa cầm quyền được hai tháng, Lê Thánh Tông hạ chiếu ra lệnh đ ổi tên nh ững h ọ nào đ ã phạm vào chữ huý của Cung Từ hoàng thái hậu. Bà này tên huý là Ph ạm Ng ọc Trần, ng ười làng Quần Lai, huyện Lội Dương (Thanh Hóa), vợ của Lê Thái Tổ, mẹ của Lê Thái Tông, t ức bà n ội c ủa Lê Thánh Tông. Nhà vua cho rằng bà nội của mình tên Trần nên yết thị cho dân chúng khắp n ước, nơi nào có họ "Trần" đều phải đổi chép thành chữ "Trình." (8) Tại sao thời Lê Thái Tổ, rồi đến Lê Thái Tông và Lê Nhân Tông, các vua không k ỵ huý bà Cung Từ mà Lê Thánh Tông lại kỵ huý? Phải chăng sau những biến động của triều đình kể từ khi Lê Thái Tông bất đắc kỳ tử năm 1442, và Lê Nhân Tông bị Lê Nghi Dân lật đổ và bắt giết năm 1459, Lê Thánh Tông đã dùng cách kỵ huý (như Trần Thủ Độ trước đây) để tách ảnh hưởng của họ Trần, hoặc để ngầm đe dọa con cháu họ Trần đừng kiếm cách lợi d ụng t ình hình để phục hồi triều đại cũ. Dầu sao, Lê Thánh Tông chưa đi đến chỗ quyết liệt như Trần Thủ Độ, nghĩa là Lê Thánh Tông vẫn chưa tận diệt họ Trần, và để cho những người họ Trần giữ những chức quan nhỏ như trong đoàn sứ thần gởi sang nhà Minh năm Nhâm Ngọ (1462) có Trần Bàn, hoặc trong vi ện Khâm hình của triều đình lúc đó có Trần Phong, nhưng không thấy có nhân vật n ào họ Trần giữ chức vụ quan trọng mãi đến thời kỳ loạn lạc sau khi Mạc Đăng Dung đảo chánh (1527) mới thấy v ài nhân vật họ Trần xuất hiện trở lại trên sân khấu chính trị nước ta. 3. Họ Mạc đổi thành nhiều họ Mạc Đăng Dung thuộc dòng dõi Mạc Đĩnh Chi, đỗ cử nhân võ và làm đô chỉ huy sứ năm 1508 (Mậu Thìn), nhờ thời thế dần dần được các vua nhà Lê tin dùng, thăng dần lên chức thái phó tiết chế các doanh quân thủy bộ, tước Nhân Quốc Công triều vua Lê Chiêu Tông (trị vì 1516-1522). Quyền hành càng ngày càng lớn, Mạc Đăng Dung lấn ép vua Lê và cuối cùng đảo chánh lật đổ vua Lê Cung Hoàng (trị vì 1522-1527), tự mình lên làm vua t ức Mạc Thái T ổ (trị vì 1527-1530) lập ra nhà Mạc. Nhà Mạc cầm quyền từ thời Mạc Thái Tổ đến thời Mạc Mậu Hợp (trị vì 1562-1592), truyền được năm đời trong 65 năm. Trong lịch sử, họ Mạc bị lên án về các lỗi lầm sau đây: - Tổ chức đảo chánh lật đổ nhà Lê, không trung quân (1527). - Đầu hàng nhà Minh và cắt đất chia cho nhà Minh (1540). Trước hết, bất cứ một cuộc đảo chánh nào cũng đều có phản ứng cả. Từ Lê Hoàn, Trần Th ủ Đ ộ đến Hồ Quý Ly, tất cả đều bị những cựu quan bảo thủ của triều trước, mất quyền lợi đứng l ên phản đối. Mạc Đăng Dung cũng nằm trong trường hợp đó. (cớ chi ếm ngôi của DUNG không được sàn lọc kỹ dân không phục) Thứ đến, chúng ta cần chú ý: ai là người đã lên án gắt gao họ Mạc? Câu trả lời rất rõ ràng là các sử quan nhà Lê trung hưng là những người đầu tiên lên án họ Mạc. Việc này rất dễ hi ểu v ì nhà Mạc dẹp nhà Lê, nay trung hưng được thì nhà Lê kết tội nhà Mạc. Sau đó là các sử quan nhà Nguyễn vì nhà Nguyễn không muốn ai lật đổ ngôi báu của mình nên lấn án tất cả những ai đã tổ chức đảo chánh cung đình. Nhưng "ở đời muôn sự của chung," một triều đại (chính quyền) yếu đuối, kém khả năng c ần được thay thế bằng một triều đại (chính quyền) khác hữu hiệu hơn để cai trị nước, đó là l ẽ t ự nhiên, nên việc đảo chánh của Mạc Đăng Dung không đáng bị lên án nh ư các sách v ở trước đây đã làm.(chỉ có điều Mạc có điểm yếu làm dân không phục) Việc đầu hàng nhà Minh và cắt đất xin hàng cần được xét lại trong hoàn cảnh lúc bấy giờ. Sau khi nhà Lê mất ngôi, hai vị cựu thần nhà Lê là Trịnh Ngung và Trịnh Ngang ch ạy qua nhà Minh tố cáo hành động của Mạc Đăng Dung và xin nhà Minh đưa quân qua hỏi tội họ Mạc năm 1529 (Kỷ Sửu). (9) Vì không phục nên cựu thần của nhà Lê: Năm 1533 (Quý Tỵ), Nguyễn Kim tìm được con của Lê Chiêu Tông là Lê Duy Ninh, lập lên làm vua là Lê Trang Tông (trị vì 1533-1648) trong lúc đang lưu vong tại Ai Lao. Lê Trang Tông sai Trịnh Duy Liễu cùng hơn mười người đi đường biển từ Chiêm Thành theo thuyền buôn Quảng Đông tới Trung Hoa xin thỉnh cầu nhà Minh xuất quân đánh nhà Mạc. Năm 1536 (Bính Thân),
  9. một lần nữa Lê Trang Tông sai Trịnh Viên yêu cầu nhà Minh đánh h ọ Mạc. Hành động của vua Lê, kêu gọi người nước ngoài về đánh nước mình, trong đó có ý kiến cố vấn của Nguyễn Kim, không bị một sử gia nào lên án. Việc làm này đưa đến kết quả cụ thể là nhà Minh cử Cừu Loan làm tổng đốc, Mao Bá Ôn làm tán lý quân vụ đem binh mã sang ải Nam Quan năm 1540. Ngược lại, trong thế yếu, muốn tránh một cuộc chi ến mà mình nắm chắc phần thất bại, đồng thời dân Việt sẽ một lần nữa bị đặt dưới ách thống trị trực tiếp của ngoại nhân nh ư thời Mộc Thạnh, Trương Phụ, Mạc Thái Tổ, lúc đó đã lên làm thái thượng hoàng, đành chấp nhận đầu hàng và chấp nhận hy sinh danh dự cá nhân, lên ải Nam Quan (Lạng Sơn) chịu nh ục. Nhờ sự nhẫn nhục của Mạc Thái Tổ, nước ta trên danh nghĩa là lệ thuộc Trung Hoa, nh ưng trong thực tế vẫn độc lập một phương, vua Mạc vẫn cai trị đất đai t ừ Lạng S ơn tr ở xuống, đâu có viên tướng Tàu nào bén mảng sang cai trị. Ai cũng b ảo Mạc Đăng Dung đ ầu hàng nhà Minh vì quyền lợi gia đình họ Mạc, nhưng giả thiết, một giả thiết không bao giờ có thể quay lại được, Mạc Đăng Dung chống cự quân Minh như họ Hồ, nước ta bị tái đô hộ, thì nhân dân ta còn khổ biết bao nhiêu nữa. Đàng nầy, Mạc Đăng Dung một mình chịu nhục cho trăm họ bình yên. Người ta ưa ca tụng Hàn Tín khi nghèo khổ đã lòn trôn tên bán thịt chợ Hoài Âm (Trung Hoa) như là một gương nhẫn nhục đáng noi theo, nhưng chẳng một ai chịu chia s ẻẻ với nỗi nh ẫn nhục vĩ đại của Mạc Đăng Dung. Mạc Đăng Dung rất buồn t ủi về s ự ki ện Nam Quan (Lạng Sơn) nên về nhà chưa được một năm, ông nhuốm bệnh từ trần năm 1541. Cuối cùng việc cắt đất nghe ra khá to lớn, nhưng đó chỉ là năm động của nh ững sắc t ộc ít ng ười nằm ở vùng biên giới Hoa Việt: Ty Phù, Kim Lặc, Cổ Sậm, Li ễu Cát, và La Phù thuộc châu Vĩnh An, ở Yên Quảng. Chúng ta cần chú ý là những sắc tộc ít người sinh sống trong các động dọc biên giới Hoa Việt không nhất định về theo chính quyền Trung Hoa hay Đại Vi ệt, mà ch ỉ bên nào mạnh thì họ triều cống để được yên thân. Do đó, việc cắt đất nầy chỉ có tính cách giấy tờ chứ trên thực tế là bên nào mạnh họ theo. Trong khi đó, sau khi trở về Thăng Long, năm 1596 vua Lê Thế Tông (trị vì 1573-1599) cử người đem hình dạng hai quả ấn của nhà Mạc và vua Lê lên Nam Quan cho đại diện nhà Minh khám xét, nhưng quan nhà Minh không chịu, bắt vua Lê phải thân hành đ ến gặp. Vua Lê ph ải ch ấp hành, nhưng khi đến nơi đợi lâu quá không được gặp quan nhà Minh, vua Lê đành tr ở v ề, r ối năm sau (1597) lên một lần nữa mới được hội kiến. (10) Sự kiện nầy ch ẳng khá g ì hơn việc Mạc Đăng Dung lên Nam Quan năm 1540. Không vì lý do chính biến chưa thuận lòng dân-Vì lên án nhà Mạc, sử sách lơ là những công trạng đáng nhớ của nhà Mạc. Sau khi Trịnh Tùng chiếm lại Thăng Long, nhà Mạc ch ạy lên Cao Bằng rồi chạy sang Trung Hoa. Trước khi từ trần năm 1594, đại t ướng nhà Mạc là Mạc Ng ọc Liễn để thư lại dặn vua Mạc Kính Cung: "...Họ Lê lại trung hưng, đó là s ố trời. C òn như dân ta là người vô tội, sao lại nỡ để cho dân mắc vào vòng mũi tên hòn đạn lâu mãi như vậy! Chúng ta nên lánh ở nước khác, cốt phải cẩn thận giữ gìn, đừng lại cố sức chiến đấu với họ nữa. Lại dứt khoát chớ có đón rước người Minh kéo sang nước ta để đến nỗi dân ta ph ải l ần than kh ốn khổ..." (11) Đây không phải lời nói suông trong cảnh trà dư tửu hậu, nhưng đây là tâm huyết của một con người sắp nằm xuống trong cơn hoạn nạn cùng cực vì mất nước. Suốt trong lịch sử Việt Nam, chúng ta thường được nghe những lời nói của Trần Hưng Đạo, Trần B ình Trọng, Đặng Dung, hào hùng như vó ngựa tổ tiên, nhưng ít khi được đọc những dặn dò như Mạc Ngọc Liễn, nhân bản, đầy tình tự dân tộc không khác gì lời ru êm ái trong những câu ca dao mộc m ạc. Điểm quan trọng nhất là con cháu nhà Mạc đã không kêu nài van xin người Minh đem quan sang đánh nước ta giống như nhà Lê đã làm. Họ chỉ yêu cầu nhà Minh can thiệp cho họ về sinh sống đất Cao Bằng. Chính họ đã góp công phát triển Cao Bằng, tạo thế đoàn kết kinh thượng và biến Cao Bằng thành một vùng biên giới vững chắc để chống lại Trung Hoa. Công trạng này tuy không rực rỡ như đường về phương nam của chúa Nguyễn, nhưng sử sách cũng không thể quên tuyên dương họ Mạc. Khi Trịnh Tùng chiếm được Thăng Long, trung hưng nhà Lê (1593), con cháu h ọ M ạc t ẩu tán khắp nước, một số lên Cao Bằng, một số chạy vào Thanh Hóa, Nghệ An ẩn trốn, và m ột s ố vào Nam theo chúa Nguyễn. Con cháu họ Mạc đổi ra rất nhi ều họ khác nhau. Sách Th ế ph ả ghi r õ
  10. là con của Mạc Đăng Doanh, em của Mạc Kính Điển là Mạc Cảnh Huống vào Nam theo Nguyễn Hoàng, sau con là Mạc Cảnh Vinh đổi là Nguyễn Hữu Vinh. (12) Không những chỉ một họ Nguyễn, mà chắc chắn còn nhiều họ khác nữa. Trước đây, những họ này không lên tiếng vì một mặt sợ các chính quyền quân chủ trả thù, và một mặt vi ệc s ử sách lên án triều đại nhà Mạc ít nhiều gây những ưu phiền cho con cháu họ nhà nầy. Hy vọng sẽ có một ngày nào đó, con cháu những họ này thấy rõ rằng nhà Mạc không đáng bị lên án như người ta đã làm xưa nay, bỏ qua những ưu phiền không đáng, sẽ lên tiếng để tìm về gốc gác ông bà mình. Qua ba cuộc đổi họ trên đây, lý do chính đưa đến việc đổi họ là do tiên tổ các họ này đã lên nắm chính quyền, lập triều đại, sau bị truất phế và bị nghi ngờ nên con cháu bị bắt buộc phải đổi họ. Ngược lại, trong lịch sử nước ta, có một dòng họ lớn từ thời Ngô Quyền lập quốc cho đến nay không thay đổi mà mỗi ngày một phát triển, hưng thịnh. Đó là họ LÊ HuỵệnNghĩ xuân,Phủ đức quang,gần Đức THọ Tỉnh Hà tỉnh ngày nay ,ven bờ biển Hửu mạn cửa sông lam Thành phố Thanh hoá.gọi tên là LÊ kinh trièu quận.. GIA PHONG: Gia đình tức là nhà (gia), nhà gắn liền với nước. Nhà tiếp thu di sản văn hóa của nước, bảo vệ nước. Nhưng nhà cũng sản sinh ra những giá trị văn hóa, đóng góp thêm và làm phong phú cho nền văn hóa của cả dân tộc, cả nước. Người Việt đi từ nhà đến nước. Hai ti ếng nước và nhà bao giờ cũng quyện lấy nhau trong nếp sống văn hóa gia đ ình của mình. Văn hóa gia đình người Việt không phải là cái gì trừu tượng, chung chung mà được thể hiện cụ thể sinh động trong nếp sống, sinh hoạt, suy nghĩ, tình cảm của mỗi người và mọi thành viên trong gia đình. Đó là nền nếp của gia đình, gia tộc. Gia đình nào, gia tộc nào có nền nếp tốt thường được dân gian gọi là (NẾP NHÀ) có gia phong. Gia phong theo định nghĩa trong Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh là: "Thói nhà: t ập quán, giáo dục trong gia tộc"; theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học là "nền nếp riêng c ủa một gia đình phong kiến, nếp nhà"; theo Từ Hải (Trung Quốc) là "gia thế được truyền lại thành phong tục thông thường trong xã hội" (gia thế tương truyền chỉ phong thượng). Như vậy, gia phong là thói nhà, là sự khẳng định của những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi c ủa m ột c ộng đ ồng gia đình, gia tộc về văn hóa gia đình, đã kéo dài qua nhiều thế hệ, được mọi người trong gia đình công nhận, tuân theo, thực hiện một cách t ự giác gần nh ư tập quán để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cộng đồng gia đình (gia tộc) ấy. Rõ ràng, gia phong là sắc thái văn hóa của mỗi gia đình (gia tộc) có nền nếp, có văn hóa. Muốn một gia đình, gia tộc có được gia phong như đã nói, trước hết và quan trọng hơn cả là ông bà, cha mẹ trong gia đình, gia tộc đó phải sống gương mẫu, phải làm gương cho con cháu, luôn nhắc nhở, khuyên răn con cháu sống theo gia phong. Muốn có gia phong và gi ữ v ững gia phong, mỗi gia đình, gia tộc còn phải thực hiện gia giáo (nền giáo dục theo truyền th ống c ủa gia đình), gia lễ (nghi lễ truyền thống hay tập tục riêng trong cung cách ăn nói, ứng xử đã được gia tộc ấn định mà các thế hệ sau phải tôn trọng và gìn giữ), gia huấn (truyền d ạy cho con cháu nh ững điều hay lẽ phải phù hợp với gia đình và đạo lý của xã hội), có gia phả (để biết công đức của tổ tiên, quá trình tạo dựng dòng họ để giáo dục các thành viên trong gia đình, gia tộc)… Đó chính là gia đạo (đạo lý của gia đình, gia tộc), gia pháp (phép tắc của gia đình, gia tộc), gia phạm (quy phạm chuẩn mực của gia đình), gia tắc (nguyên tắc, quy tắc trong gia đình, gia tộc) mà mỗi gia đình phải tuân theo để thực hiện gia phong nhằm mang đến cho gia thanh (tiếng thơm của gia đình, gia tộc) và gia thế (cái thế đời, thế lực của mỗi gia đình, gia tộc trong xã hội) của mỗi gia đình, dòng họ. Vấn đề gia phong đối với ông cha ta thuở trước, như vậy, đâu chỉ c òn gói gọn trong phạm vi gia đình nhỏ nữa, mà còn là gia đình lớn (gia tộc), có ảnh hưởng lớn đến đất nước, dân tộc. Văn hóa đạo đức dân tộc thể hiện trong phạm vi gia đình, gia tộc chính là ở chỗ gia phong này. Gia phong truyền thống của người Việt Nam xưa chịu nhiều ảnh hưởng và là sản phẩm của văn hóa phương Đông, mà trực tiếp là từ các học thuyết, tôn giáo: Nho, Ph ật, Đạo giáo, nh ưng r õ nét vẫn là Nho giáo. Ảnh hưởng đó được thể hiện cụ thể thành luận thuyết: thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Tề gia thuộc phạm vi gia phong. Nh ưng muốn tề gia để có
  11. gia phong thì phải tu thân (tu dưỡng bản thân của từng mỗi người), tu thân lại phải chính tâm (giữ cho cái tâm được chính đại). Chính tâm lại phải dựa trên s ự thành ý (suy nghĩ một cách chân thành, tự giác). Những điều ấy, có được, phải thông qua sự giáo dục của gia đình, gia tộc của nhà trường, xã hội. Một lý do chính tại sao nhà Tây Sơn mất là vì quyền hành về tay Bùi Đắc Tuyên, cậu của tự quân Quang Toản Vua Lê Thái Tổ đã sắp đặt cho các đại công thần quen nắm quyền chính t ừ lâu và ngoại thích _của Thái Tông, chẳng thể chen vào ! ==== ĐVSKTT (đoạn văn Lệ Chi Viên, đục bỏ ‘‘Nguyễn Thị Lộ’’) : Tháng 8, ngày mồng 4, vua về đến vườn Vải huyện Gia Định , bỗng bị bạo bệnh rồi băng. . . . các quan bí mật đưa về. Ngày mồng 6 về tới kinh, nửa đêm đem vào cung rồi mới phát tang. Ngày 12, đại thần là bọn Trịnh Khả, Nguyễn Xí, Lê Thụ nhận di mệnh cùng với bọn Lê Li ệt, Lê Bôi tôn Hoàng thái tử Bang Cơ lên ngôi. Lúc ấy, vua mới 2 tuổi. Lấy năm sau làm Thái H òa năm thứ 1. Ngày 16, giết Hành khiển Nguyễn Trãi bắt tội đến ba họ. . . . Đến đây, vua đi tuần về miền đông, đến chơi nh à Trãi rồi bị bạo bệnh mà mất, cho nên Trãi bị tội ấy. ======== Truyền thống trọng dụng nhân tài của vua Lê Thái Tổ được giữ mãi về sau và gây nên hậu quả tai hại : một tên đánh cá là Mạc Đăng Dung được trọng dụng , lộng quyền và chiếm ngôi !.Một trường hợp hi hữu trong lịch sử, thường kẻ quyền thần muốn cướp ngôi ph ải sau hai ba đ ời. Ngay chúa Trịnh tiếm phạm sau này, truyền tử lưu tôn ngôi chúa, cũng là h ậu quả c ủa s ự tr ọng dụng nhân tài này ! Đề tài nghiên cứu biên soạn lần nầy,những vấn đề cần thiết,để con cháu có quan tâm đ ến c ội nguồn dân tộc gia phả,biết nguồn gốc.Do ông LÊ Văn Kiên nhờ ông Trương kh ắc Cần d ịch thuật.Năm 1946 TIỀN TỔ CHÚNG TA LÂP NGHIỆP NGHỀ CHÀI LƯỚI. theo biển khơi nghề cá, cho nên phần lớn chết nước trong các trận b ảo biển. Hài cót phần lớn đều chiêu hồn luyện cốt mà có. CHO NÊN CON CHÁU CÁC ĐỜI không thể tìm thấy ngôi mộ tiền Tổ. Ngày xưa lâu lắm ông tổ ta ngừõi làng Ao giảng huyện Nghi xuân,Phủ Đức QuangThừa tuyên Nghệ an. (Nằmbờ biển hữu ngạn sông Lam, gần Thanh hoá tỉnh Hà tỉnh.ngày nay) Tài liệu tham khảo viết gia phả của Lê cao Cả 1954 )
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2