intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu giáo dục An toàn giao thông cấp trung học cơ sở

Chia sẻ: Pppppp Pppppp | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

132
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu giáo dục an toàn giao thông cấp trung học cơ sở gồm có những nội dung chính sau: An toàn khi đi trên các phương tiện giao thông công cộng, an toàn giao thông đường sắt, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa, chấp hành báo hiệu giao thông. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu giáo dục An toàn giao thông cấp trung học cơ sở

  1. Chủ đề 7 AN TOÀN KHI ĐI TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CÔNG CỘNG 1. Đi xe buýt an toàn như thế nào? Điều gì có thể xảy ra với người đu bám theo xe buýt như thế này? Xuống xe thế này có đúng không? Cần chú ý điều gì khi lên xe? 2. Đi tàu an toàn như thế nào? Hình 1 Hình 2
  2. Hình 3 Hình 4 Em hãy nhận xét hành vi của những người đi tàu qua 4 hình ảnh trên. 3. Ngồi trong tàu thủy, xuống phà, ngồi trong phà như thế nào? Những người ngồi trên đò thế này đã đúng chưa? Có đảm bảo an toàn không? Khi xuống phà và từ phà lên bờ cần đi theo trật tự như thế nào ? –2–
  3. Có nên đứng trên phà như thế này không? Vì sao? Bài học: – Khi xe buýt đến, em chờ xe dừng hẳn mới được lên xe. – Cần xếp hàng trật tự khi lên xe, không được chen lấn, xô đẩy nhau. – Cần quan sát cẩn thận cả hai hướng, thấy an toàn mới được lên xe. Khi bước lên xe cần bám chắc vào tay vịn. – Không được thò đầu ra đường khi xe đang chạy. – Ở sân ga, em cần theo sát cha mẹ, anh chị để tránh bị lạc. Khi tàu dừng lại ở các ga ít phút thì không được xuống sân ga. – Cẩn thận khi bước lên cửa toa tàu để tránh bị hụt chân, vấp ngã. – Khi ở trong tàu thủy, em phải ngồi ngay ngắn trong khoang tàu; không được đứng hoặc ngồi ở đầu mũi tàu. – Khi xuống phà cần đi theo trật tự: ô tô, xe tải, xe mô tô, xe gắn máy xuống trước, người đi bộ, xe thô sơ xuống sau. Khi từ phà lên bờ đi theo thứ tự ngược lại. Bài tập: 1/ Em hãy quan sát, tìm hiểu và nhận xét về tình hình tham gia giao thông công cộng của các bạn học sinh trên các phương tiện ô tô buýt hoặc qua sông, qua đò. 2/ Em có tham gia giao thông trên các phương tiện giao thông công cộng không? Em đã thực hiện như thế nào (nếu có)? Điều gì được và điều gì chưa được? –3–
  4. CHỦ ĐỀ 8 AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT 1. Thế nào là an toàn khi đi trên đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt? Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5 Hình 6 – Em hãy quan sát các hình ảnh trên và nêu nhận xét về hành vi của những người tham gia giao thông khi đi qua đoạn đường bộ giao nhau với đường sắt. –4–
  5. – Theo em, hậu quả của các hành vi không an toàn sẽ như thế nào đối với bản thân những người có hành vi không an toàn, cũng như đối với những người và phương tiện khác? 2. Thế nào là an toàn giao thông đường sắt? Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5 Hình 6 –5–
  6. Hình 7 – Em hãy quan sát các hình ảnh trên và nêu nhận xét về hành vi của những người trong các hình ảnh này. Bài học: 1. Nơi đường bộ giao nhau với đường sắt là nơi rất nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn. Vì vậy, khi đi qua đường sắt, ta phải chú ý quan sát và tuân thủ các hiệu lệnh để bảo đảm an toàn cho mình và cho người khác. 2. Cách đi qua đường sắt an toàn: – Khi rào chắn đang dịch chuyển hoặc đã đóng, phải dừng lại cách rào chắn một khoảng cách an toàn, khi rào chắn mở hết mới được đi qua. – Tại nơi không có rào chắn, khi có đèn tín hiệu màu đỏ hoặc có tiếng chuông báo hiệu, phải dừng lại cách ray gần nhất tối thiểu 5 mét. – Tại nơi không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, phải quan sát cả hai phía, nếu thấy có tàu hỏa đang đi tới thì phải dừng lại cách ray gần nhất tối thiểu 5 mét. 3. Một số quy định về an toàn đường sắt: – Không để vật chướng ngại; không đổ chất độc hại, phế thải lên đường sắt. – Không chăn thả súc vật, họp chợ trên đường sắt. – Không đi, đứng, nằm, ngồi trên đường sắt. – Không ném đất, đá hoặc các vật khác lên tàu hoặc từ trên tàu xuống. –6–
  7. Bài tập: 1/ Hãy kể lại cho các bạn nghe một vụ tai nạn xảy ra tại nơi giao nhau với đường sắt mà em biết và nêu suy nghĩ của em về nguyên nhân và hậu quả của vụ tai nạn đó. 2/ Hãy tìm hiểu tình hình an toàn giao thông đường sắt tại địa phương em (xã/huyện/tỉnh, thành phố) theo gợi ý sau: – Số vụ tai nạn đường sắt qua một số năm. – Thiệt hại về người (số người chết, số người bị thương) về tài sản, về trật tự, an ninh xã hội địa phương. – Các hoạt động, các biện pháp mà địa phương đã thực hiện nhằm bảo đảm an toàn giao thông đường sắt. 3/ Em hãy cùng các bạn trong tổ/ lớp bàn bạc và đề xuất với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục để tăng cường ý thức tham gia giao thông đường sắt an toàn cho học sinh. 4/ Hãy tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động thực hiện an toàn giao thông đường sắt (vẽ tranh, làm triển lãm, phát thanh,...) và các hoạt động giữ gìn trật tự, an toàn giao thông đường sắt do nhà trường và địa phương tổ chức (hoạt động của đội xung kích, đội tình nguyện an toàn giao thông, hoạt động bảo vệ đường sắt...). –7–
  8. Chủ đề 9 AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA 1. Thế nào là an toàn khi đi đò? Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5 Hình 6 –8–
  9. Câu hỏi: 1/ Em có nhận xét gì về những trường hợp đi đò trên sông nước qua các hình ảnh trên? (về ý thức của người tham gia giao thông), tính chất an toàn hoặc nguy hiểm của hành vi, hậu quả có thể xảy ra đối với hành vi không an toàn,...). 2/ Theo em, cần đi đò như thế nào để bảo đảm an toàn? 2. Thế nào là an toàn khi đi trên cầu? Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Câu hỏi: 1/ Em hãy quan sát các hình ảnh trên và nhận xét về mức độ an toàn của các phương tiện giao thông đường thủy đó và cho biết những hành vi nào là an toàn, hành vi nào là không an toàn? Vì sao? 2/ Nếu ở vào hoàn cảnh của các bạn trong những hình ảnh trên, em có thể làm gì để bảo đảm an toàn cho bản thân và cho các bạn khi tham gia giao thông đường thủy? –9–
  10. Bài học: 1. Tham gia giao thông đường thủy (trên sông, hồ, kênh, rạch, đầm, phá, vịnh, ...) là hành vi rất khó khăn và nguy hiểm. Vì vậy chúng ta phải hết sức cẩn thận và tuân thủ các quy tắc an toàn. 2. Để bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông đường thủy, em cần nhớ: – Khi đi đò em phải mặc áo phao cứu sinh, cài dây đúng quy cách và tuân thủ các quy định an toàn khác. – Không lên đò khi có mưa lũ lớn, khi đò chở quá tải (nước mấp mé mạn đò). – Khi đi qua cầu em phải đi về bên tay phải để bảo đảm an toàn và không gây cản trở cho người và phương tiện khác. – Khi đi qua cầu tạm (cầu treo, cầu phao, cầu khỉ) em phải hết sức cẩn thận, đi hàng một, từ từ, nắm chắc tay vịn để tránh bị hụt chân ngã xuống nước. – Không bơi hoặc lội qua sông, đầm, suối,... khi nước dâng cao, chảy xiết, đặc biệt là khi có bão lũ, mưa to để đề phòng bị nước cuốn trôi. Bài tập: 1/ Em hãy tìm hiểu tình hình an toàn giao thông đường thủy tại địa phương nơi gia đình em ở, theo gợi ý sau: – Các hình thức, phương tiện giao thông đường thủy ở địa phương. – Nguy cơ mất an toàn khi tham gia giao thông đường thủy với những hình thức và phương tiện đó. – Ý thức tham gia giao thông đường thủy an toàn của học sinh và nhân dân địa phương. 2/ Em hãy cùng các bạn ở lớp bàn bạc và đề xuất với nhà trường các hình thức, các hoạt động giáo dục học sinh về ý thức tham gia giao thông đường thủy an toàn; đề xuất kiến nghị chính quyền địa phương giúp đỡ, tạo điều kiện cho học sinh và nhân dân đi lại ở vùng sông nước được thuận lợi, an toàn hơn. 3/ Em hãy kể cho các bạn nghe về một vụ tai nạn giao thông đường thủy mà em biết và nêu suy nghĩ của em về vụ tai nạn đó. 4/ Hãy tham gia các hoạt động tuyên truyền, vận động thực hiện an toàn giao thông đường thủy do nhà trường và địa phương tổ chức. – 10 –
  11. Chủ đề 10 CHẤP HÀNH BÁO HIỆU GIAO THÔNG 1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông như thế nào? Khi người điều khiển giao thông giơ tay thẳng đứng thì người tham gia giao thông có được đi không? Khi người điều khiển giao thông hai tay hoặc một tay dang ngang là để báo hiệu gì? Khi tay phải của người điều khiển giao thông giơ về phía trước là để báo hiệu gì? – 11 –
  12. 2. Tín hiệu đèn giao thông có mấy màu? Quy định như thế nào? Đèn tín hiệu giao thông có những màu nào? – 12 –
  13. 3. Vạch kẻ đường Bài học: Khi có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, cần chú ý: – Tay giơ thẳng đứng là người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại. – Hai tay hoặc một tay dang ngang là người ở phía trước và phía sau phải dừng lại; người ở bên phải và bên trái được đi. – Tay phải giơ về phía trước là: + Những người ở phía sau và bên phải phải dừng lại; + Những người ở phía trước được rẽ phải; + Những người ở phía bên trái được đi tất cả các hướng; + Những người đi bộ qua đường phải đi phía sau người điều khiển giao thông. – Đèn tín hiệu giao thông có ba màu: màu xanh là được đi; màu đỏ là cấm đi; tín hiệu màu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, nếu đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. Tín hiệu màu vàng nhấp nháy là được đi, nhưng phải đi chậm lại và chú ý. – Khi có cả đèn tín hiệu và hiệu lệnh của người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông. – Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người đi ô tô, xe mô tô, xe gắn máy và xe đạp phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ. – 13 –
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2