intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Cần Thơ lớp 10

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

39
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Cần Thơ gồm những vấn đề cơ bản về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho học sinh hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Cần Thơ lớp 10

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ CẦN THƠ Lớp 10 Th án g 23 0 02 – 2
  2. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGUYỄN PHÚC TĂNG – TRẦN THỊ KIM NHUNG (đồng Tổng Chủ biên) NGUYỄN NGỌC AN – TRẦN MINH HƯỜNG (đồng Chủ biên) VŨ ĐÌNH BẢY – NGUYỄN ĐĂNG BỬU – LÊ THỊ HỒNG ĐÀO LÊ VĂN HUY – PHẠM NGỌC HIỀN – NGUYỄN VIỆT HƯNG BÙI GIA KHÁNH – NGUYỄN ĐÌNH KỲ – LÊ THỊ HƯƠNG NAM LAM MỸ PHƯƠNG – PHẠM THỊ BẠCH TUYẾT – NGUYỄN VĂN TÚ 1
  3. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU MỤC TIÊU Những kiến thức, phẩm chất, năng lực, thái độ mà các em cần đạt được sau mỗi bài học. Giúp các em vui vẻ, có hứng thú và dẫn dắt vào KHỞI ĐỘNG bài học mới. Giúp các em quan sát, tìm hiểu,... và trải nghiệm KHÁM PHÁ những điều mới. Giúp các em tập làm và hiểu rõ hơn những điều LUYỆN TẬP vừa khám phá. Giúp các em vận dụng những nội dung đã học VẬN DỤNG vào thực tiễn cuộc sống. 2
  4. LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ tổ chức biên soạn bộ Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Cần Thơ dùng cho cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Cần Thơ gồm những vấn đề cơ bản về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho học sinh hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học vào thực tiễn cuộc sống. Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Cần Thơ – Lớp 10 sẽ giúp các em hiểu hơn về đời sống văn hoá, xã hội cũng như quá trình hình thành và phát triển của thành phố Cần Thơ. Tài liệu gồm 6 chủ đề tương ứng với nội dung các môn học và hoạt động giáo dục lớp 10 trong chương trình giáo dục phổ thông. Ban Biên soạn rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà giáo, các bậc phụ huynh và học sinh về cấu trúc, nội dung của tài liệu để bổ sung, hoàn thiện trong lần tái bản sau. BAN BIÊN SOẠN 3
  5. MỤC LỤC Lời nói đầu ..................................................................................................................................................... 2 Hướng dẫn sử dụng tài liệu ......................................................................................................................3 CHỦ ĐỀ 1. VĂN HỌC DÂN GIAN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ................................................................................5 Bài 1. Tổng quan về văn học dân gian thành phố Cần Thơ....................................................5 Bài 2. Truyện dân gian thành phố Cần Thơ ............................................................................... 17 Bài 3. Ca dao, dân ca thành phố .................................................................................................... 26 CHỦ ĐỀ 2. BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI SẢN VĂN HOÁ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ................................................................................................................ 34 CHỦ ĐỀ 3. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ ............................................................................. 53 CHỦ ĐỀ 4. ÂM NHẠC THÀNH PHỐ CẦN THƠ – TÁC GIẢ, TÁC PHẨM ..................................................... 66 CHỦ ĐỀ 5. MỘT SỐ TÁC PHẨM MĨ THUẬT TIÊU BIỂU CỦA CÁC HOẠ SĨ Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ ................................................................................................................... 75 CHỦ ĐỀ 6. KINH TẾ THÀNH PHỐ CẦN THƠ ...................................................................................................... 83 Giải thích thuật ngữ .................................................................................................................................. 95 4
  6. CHỦ ĐỀ VĂN HỌC DÂN GIAN 1 THÀNH PHỐ CẦN THƠ MỤC TIÊU – Trình bày được bức tranh tổng quan về văn học dân gian thành phố Cần Thơ (qua các thể loại, đặc điểm,...). – Nêu được những kiến thức về văn hoá địa phương: địa danh, lịch sử, phong tục, quan niệm, ngôn ngữ qua các tác phẩm văn học dân gian. – Phân tích, đánh giá được giá trị thẩm mĩ và thông điệp của văn học dân gian địa phương. – Viết được văn bản nghị luận, thuyết minh, nghệ thuật có liên quan đến văn học dân gian. – Biết thuyết trình, thảo luận về các vấn đề văn học dân gian địa phương. – Có ý thức sưu tầm, giới thiệu và phát huy những giá trị văn hoá dân gian của địa phương trong bối cảnh xã hội hiện đại. TỔNG QUAN VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN BÀI 1: THÀNH PHỐ CẦN THƠ KHỞI ĐỘNG Các đoạn thơ sau đây có phải là văn học dân gian Cần Thơ hay không, vì sao? 1. Sông Ngã Bảy chảy về bảy ngã Xuồng tới đây, rẽ ngã nào đây? Buồm không theo kịp chim bay! Xa em, anh biết hẹn ngày nào hợp duyên? 5
  7. 2. Anh về sông Hậu tìm em Khi thành phố trẻ giăng đèn kết hoa. Tây Đô mến khách đường xa Hay em duyên dáng mặn mà anh thương. KHÁM PHÁ Thông tin trước khi đọc Thành phố Cần Thơ là trung tâm văn hoá của miền Tây Nam Bộ. Ở đây, có sự hội tụ nhiều tôn giáo, dân tộc, dung hợp văn hoá của nhiều vùng, miền trong nước và nước ngoài. Sự đa dạng ấy được thể hiện trong văn học dân gian thành phố Cần Thơ. Bên cạnh những đặc điểm chung của văn học dân gian cả nước, văn học dân gian thành phố Hình 1.1. Bến Ninh Kiều Cần Thơ cũng có những nét đặc sắc riêng. (Nguồn: canthotourism.vn) Chủ đề Văn học dân gian thành phố Cần Thơ sẽ giúp học sinh nắm được bức tranh tổng quan về văn học dân gian địa phương thông qua việc phân tích các giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn học dân gian. Người học sẽ có cái nhìn đa chiều về vùng đất và con người Cần Thơ. Từ đó, nâng cao ý thức bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống ở địa phương. I. Hệ thống các thể loại văn học dân gian thành phố Cần Thơ 1. Các thể loại văn xuôi dân gian Nhóm thể loại văn xuôi dân gian lưu truyền ở thành phố Cần Thơ khá đa dạng gồm: thần thoại, truyện cổ tích, truyền thuyết, giai thoại, truyện cười, truyện ngụ ngôn,… Thần thoại của người Việt chủ yếu được mang từ miền ngoài vào. Nói đến thần thoại có nguồn gốc tại Nam Bộ phải kể đến các truyện của đồng bào Khmer: Nguồn gốc vũ trụ và muôn loài, Thần Núi Thần Nước, các thần thoại Phật giáo. Truyện cổ tích của người Việt có chức năng phản ánh sự hình thành phong tục, lí giải đặc điểm sự vật, đưa ra triết lí, răn đời: Sự tích trái thơm, Sự tích cái bình vôi, Sự tích áo bà ba, Nàng Út ống tre, Sự tích trái sầu riêng, Sự tích con cá nược và chim bìm bịp,… 6
  8. Truyền thuyết và giai thoại ở Nam Bộ có số lượng rất lớn. Nhiều truyền thuyết về các nhân vật lịch sử liên quan tới thành phố Cần Thơ như: Nguyễn Ánh, Nguyễn Văn Tồn, Tham tướng Mạc Tử Sanh, Đinh Sâm,… Một số truyền thuyết có chức năng lí giải địa danh, phong tục như: Miếu ông Hổ ở làng cổ Long Tuyền, Sự tích địa danh Đầu Sấu – Cái Da – Cái Răng,…và các truyện nói về tục thờ thần Bạch Hổ ở làng Thường Thạnh, Bình Thuỷ, Ô Môn,… Về giai thoại, có một số truyện kể về các quan chức và văn nghệ sĩ: Bùi Hữu Nghĩa, Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt, thi xã Bà Đồ,… Và các giai thoại kể về các ông Đạo và gốc tích chùa chiền, miếu thờ (chùa Hiệp Thiên Cung, Đàn tiên…). Có thể chia truyền thuyết và giai thoại ở thành phố Cần Thơ làm các nhóm nội dung chính: giải thích địa danh, lịch sử triều Nguyễn, chuyện các ông Đạo diệt trừ thú dữ,… Phần lớn truyền thuyết ở Nam Bộ kể về các sự kiện văn hoá lịch sử từ thế kỉ XVIII trở về sau. [1] Một số nhân vật lịch sử rất gần gũi với đời thường và [1] Tại sao các truyền thuyết được kể theo phong cách của giai thoại. Nhiều truyện ở Nam Bộ thường nói về các vừa có yếu tố của truyền thuyết vừa có yếu tố của giai sự kiện từ thế kỉ XVIII trở đi? thoại: Địa danh Bình Thuỷ – Long Tuyền, Huyện Văn – Huyện Võ, Sự tích đình thần Tân An,…. Văn học dân gian Cần Thơ cũng có nhiều truyện cười và truyện ngụ ngôn. Trong đó, có nhiều truyện của những người kể chuyện cười nổi tiếng ở Nam Bộ như: Bác Ba Phi, Bộ Ninh, ông Ó, ông Me,… Đáng chú ý là truyện của ông Tám Cồ. Ông có những truyện nổi tiếng lan truyền khắp vùng đất Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long như: Nó còn chúa hơn lươn chúa, Biểu nói dóc thì nói dóc, Chửi lính bắt cá, Ma bắt con tằng hắng,… Truyện ngụ ngôn có số lượng lớn, đa dạng về nguồn gốc và nội dung. Nhiều truyện ngụ ngôn của người Việt và Khmer nói về cọp beo: Làm ơn mắc oán, Con cọp và cậu học trò, Cứu vật vật trả ơn, Mèo là mèo, Cọp già gian xảo;… Trong loại hình văn xuôi dân gian, những thể loại phản ánh bản sắc vùng đất Cần Thơ rõ rệt nhất là truyền thuyết và giai thoại. So với truyện dân gian miền ngoài, nhiều truyện dân gian Nam Bộ không có kết cấu chặt chẽ, dễ dãi trong diễn đạt, có nhiều chuyện chưa thành truyện và không có ranh giới rạch ròi giữa các thể loại. Bởi vậy, ta cần có tư duy linh hoạt, thoáng mở khi phân loại các truyện dân gian ở thành phố Cần Thơ. 2. Các thể loại văn vần dân gian Trong nhóm văn vần dân gian, có rất nhiều thể loại: ca dao, dân ca, tục ngữ, câu đố, vè,... Trong đó, thể loại tiêu biểu nhất là ca dao dân ca. Nội dung phổ biến của ca dao dân ca là tình yêu đôi lứa, tình nghĩa gia đình, lao động sản xuất, lịch sử xã hội, giải trí – hài hước,… 7
  9. Phần lớn ca dao ở đây cũng được sáng tác theo thể thơ lục bát. Chất liệu hiện thực lấy từ các sự vật, hiện tượng ở vùng đất Nam Bộ và có nhắc tới các địa danh ở thành phố Cần Thơ: Phong Dinh đẹp lắm ai ơi Bậu về bên đó cho tôi cùng về. Thể song thất lục bát vốn phổ biến trong văn học viết trung đại, ít phổ biến trong văn học dân gian Bắc Bộ. Tuy nhiên, trong ca dao Nam Bộ, thể loại này rất phổ biến. Ở thành phố Cần Thơ, có nhiều bài được làm theo thể song thất lục bát: Đất Cần Thơ nam thanh nữ tú Đất Rạch Giá vượn hú chim kêu Quản chi mưa nắng sớm chiều Lên doi xuống vịnh cũng chèo thăm em. Khi sáng tác ca dao, người bình dân Nam Bộ không quá coi trọng việc tuân thủ luật thơ. Các bài theo hình thức lục bát và song thất lục bát biến thể có số lượng rất nhiều. Số bài theo thể tự do và hợp thể chiếm số lượng rất cao so với ca dao Bắc Bộ. Ngoài những bài ca dao có số câu chẵn (hai, bốn,…), ta cũng gặp nhiều bài có số câu lẻ (ba, năm,…). Ca dao vùng sông Hậu chủ yếu được sáng tác để hò trên sông nước nên câu từ tự do, phóng túng, thích hợp với hoàn cảnh ứng đáp ngẫu hứng. – Chim đi đâu cũng bay về cội Cá đi đâu cũng lội về kinh Bình Thuỷ lưu linh đáo lại Long Tuyền Gởi lời thăm bạn chịu phiền đôi năm. – Nước Ba Thắc chảy cắt như dao Con cá đao bổ nhào vô lưới Biết chừng nào anh mới cưới đặng em? Tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm tự nhiên và xã hội, thể hiện sự gắn bó mật thiết giữa con người với sông nước: “Mồng bảy nước chảy, mười bảy nước ròng”, “Đi sông phải theo dòng cuốn, đến xứ người phải theo tập tục”, “Chim trời cá nước, ai bắt được nấy ăn”, “Làm ruộng ăn theo mùa/ Làm ghe ăn theo mẹo”. Một số câu tục ngữ đúc kết những tri thức về phong tục tập quán, đặc điểm con người thành phố Cần Thơ, như phong tục thờ cúng: “Ông Địa trong nhà, ông Tà ngoài ruộng”, “Ông Địa giữ nhà, ông Tà coi đất”; hoặc là nét đẹp, thanh lịch, sang trọng của trai gái Cần Thơ: “Trai Nhơn Ái, gái Long Xuyên”,... 8
  10. Câu đố ở thành phố Cần Thơ cũng miêu tả đặc điểm các sự vật hiện tượng trong thiên nhiên, gần gũi với người dân địa phương: “Cây gì đau khổ nhất đời/ Mặc cho sóng gió không lời thở than” (cây mù u), “Giống chi chi toàn là giống đực/ Thiếu tứ bề cam cực chung thân” (cây bần), “Ngoài thì da cóc, trong bọc hột gà/ Lăn qua lăn lại, cả nhà đều ưa” (trái sầu riêng). Một số câu đố nói về các sự vật hiện tượng liên quan đến con người và được diễn đạt bằng phương ngữ Nam Bộ: “Hai thằng tướng, tám thằng quân/ Tràn vô rừng bắt thằng tám cẳng” (bắt chấy), “Ngoài xanh, trong trắng, trồng hành, tỉa đậu, thả heo vô” (bánh tét). Vè ở thành phố Cần Thơ có sự đa dạng về nội dung: vè trái cây, vè các thứ chim, vè các loại bánh, vè các loại cá, vè nói ngược, vè đi cấy, vè làm biếng, vè đánh bạc, vè lịch sử,… Có bài phê phán các thói hư tật xấu trong nhân dân: “Nghe vẻ nghe ve/ Nghe vè rượu đế/ Mờ sương tới xế/ Rượu đế trên tay/ Tối còn lai rai/ Cùng bao chiến hữu (…) Nghĩ mà phát ngán/ Sáng tỉnh chiều say/ Biết tỏ cùng ai/ Chỉ mình tôi chịu”. [2] Ở Cần Thơ có lưu hành nhiều bài vè về loài rắn. [2] Vè mang những đặc điểm Những bài này đều có nói đến đặc điểm các loài rắn nào của loại hình tự sự? quen thuộc ở địa phương: “Nghe vẻ nghe ve/ Nghe vè con rắn/ Đồng sâu đồng cạn/ Rắn nước rắn trâu (…) Coi chừng nó quất/ Là con rắn roi/ Ra đồng dạo chơi/ Là rắn bông súng/ Đựng đầy một thúng/ Là rắn cạp nia”… Một tác phẩm văn vần có thể được dùng để đọc hoặc hát theo nhiều làn điệu khác nhau. Ví dụ, bài ca dao: “Gió mùa thu mẹ ru con ngủ/ Năm canh chầy thức đủ vừa năm” có thể dùng để hát ru con hoặc hát theo các điệu lí, điệu hò,… Người ta cũng xếp vào loại hình diễn xướng dân gian các hình thức ngâm thơ, nói thơ, nói vè, thơ rơi,… Bài dân ca sau đây có nhắc đến hình thức thơ rơi – một phương thức lưu truyền thơ ca dân gian mang bản sắc Nam Bộ: Cầu Cái Răng ba nhịp Anh đi không kịp nhắn lại cùng nàng Cái điệu tào khang sao nàng vội dứt Đêm nằm thao thức hoá bức thơ rơi Bấy lâu nay em mang tiếng chịu lời Bây giờ anh hỏi thiệt: em đổi dời về đâu? II. Nội dung văn học dân gian thành phố Cần Thơ 1. Văn học dân gian phản ánh mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người Khi người Việt đặt chân đến vùng đất Nam Bộ, nơi đây vẫn còn hoang vu, nhiều thú dữ. Thực tế này được ghi lại trong thơ ca: “Tới đây xứ sở lạ lùng/ Con chim kêu cũng sợ, con cá vùng cũng kinh”, “Dưới nước đỉa lềnh, sấu lểnh nghểnh/ Trên bờ cọp rống, muỗi vo ve”,… 9
  11. Ở thành phố Cần Thơ, có nhiều địa danh mang tên các con vật và gợi lên không khí hoang sơ của thời mở cõi như: Láng Chim, Láng Trâu, Trà Ếch,… Người dân lưu truyền vô số những câu chuyện về cọp beo, cá sấu, rắn độc,… Họ vừa sợ hãi vừa kính cẩn gọi cọp là Ông Ba Mươi, Ông Dần, Ông Vằn, Sơn quân mãnh hổ, Chúa xứ sơn lâm, Hương Cả Cọp,… Có nhiều truyện dân gian liên quan tới tín ngưỡng thờ cọp như: Tục thờ cọp ở Cái Răng, Tục thờ cọp ở làng Long Tuyền (Bình Thuỷ), Miếu ông Chúa Hổ (Ô Môn),… Họ cũng nhận thấy rằng vùng đất này có sản vật dồi dào: “Rùa bò lểnh ngểnh trước sân/ Cá quậy đục nước, chim quần đen cây”. Truyện Sự tích cây lúa trời nói lên sự ưu đãi của thiên nhiên dành cho người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Trải qua nhiều đời chịu khó làm ăn sinh sống, gây dựng sự nghiệp, người dân thành phố Cần Thơ giờ đây đã có được cuộc sống ấm no. Ca dao có nhiều câu nói lên sự trù phú của đất Cần Thơ: “Cần Thơ ruộng lúa phì nhiêu / Sông đầy cá bạc, vườn nhiều trái cây”, “Cần Thơ gạo trắng nước trong / Ai đi tới đó lòng không muốn về”, “Ô Môn lúa tốt đầy đồng/ Vàm Nhon, Ba Mít đượm nồng ý thơ / Em về Tân Thới bơ vơ / Ba Se em ở bao giờ thăm anh”… Người miền Tây ít lo đói. Bởi vậy, cô gái Cần Thơ thật thà nói với chàng trai đừng có tặng cho mình lúa gạo: Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền [3] Em hãy đoán xem tâm lí Anh có thương em thì cho bạc cho tiền của chàng trai sẽ như thế nào Đừng cho lúa gạo, xóm giềng cười chê. [3] khi nghe cô gái nói điều này? Cần Thơ là trung tâm kinh tế nên các xuồng ghe khắp các nơi tấp nập đổ về đây buôn bán. Có nhiều câu ca dao nói về tài buôn bán của người dân nơi đây: Sông Tiền, sông Hậu cùng nguồn Thuyền ghe tấp nập bán buôn dập dìu Ghe hầu nội hạt thiếu chi Khôn lanh kiểu vở nhứt nhì Cần Thơ. Họ có điều kiện đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người nên năng động, lịch lãm. Một chàng trai tâm sự rằng vì mải mê buôn bán nên ít có dịp về thăm người yêu: Cần Thơ là tỉnh Cao Lãnh là quê Anh đi lục tỉnh bốn bề Mải lo buôn bán không về thăm em. Giống như nhiều tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, văn hoá ở thành phố Cần Thơ cũng mang tính sông nước. Con người sống dựa vào sông nước, chịu ảnh hưởng của môi trường tự nhiên. 10
  12. Tính sông nước thể hiện ở nhiều phương diện: ăn uống, trang phục, chỗ ở, phương tiện đi lại, phương thức lao động, sinh hoạt giải trí, ngôn ngữ,… Họ thích cất nhà ở chỗ có sông nước để tiện đường đi lại bằng ghe xuồng và buôn bán trên sông: “Nhất cận thị, nhị cận giang”. Có rất nhiều câu ca miêu tả “không gian xê dịch”, đi – về trên sông nước. Con người cũng đợi chờ, thương nhớ theo những chuyến đò ngược – xuôi tấp nập trên sông: Tàu số một chạy lên Vàm Tấn, Tàu số hai chạy xuống Cần Thơ, Tuổi ba mươi em cũng ở vậy mà chờ, Lỡ duyên chịu lỡ, cũng chờ đợi anh. Người dân Nam Bộ tận dụng hệ thống sông rạch chằng chịt để đánh bắt thuỷ sản. Trong bữa ăn của họ cũng có nhiều món quen thuộc vùng sông nước: “Kèo nèo mà lại làm chua/ Ăn với cá rán chẳng thua món nào”. Người ta ăn uống trên sông, trò chuyện trên ghe xuồng. Hàng xóm của họ là những bạn ghe. Trai gái cũng hẹn hò nhau theo lịch trình của con nước: “Nước ròng rồi nước đi xa/ Chèo mau anh đợi, thuyền ta cùng về”. Khi bày tỏ tâm sự yêu đương, người ta cũng thường lấy những hình ảnh trên sông nước: “Nước trong xanh chảy quanh Bình Thuỷ/ Trách lòng chàng không nghĩ đến em”. Ở thành phố Cần Thơ có rất nhiều làn điệu dân ca gắn liền với môi trường diễn xướng trên sông nước. Người ta có các điệu lí trên sông như: Lí qua cầu, Lí ghe lê,… Các lái buôn có Vè các lái để ghi nhớ các đường sông: “Ghe bầu các lái đi buôn/ Đêm khuya ngồi buồn kể chuyện ngân nga”. Tính sông nước là đặc điểm của văn học dân gian miền Tây Nam Bộ, giúp ta phân biệt với văn học dân gian Bắc Bộ. 2. Văn học dân gian phản ánh lịch sử xã hội và tính cách, tâm tư của người Cần Thơ Văn học dân gian thành phố Cần Thơ cũng cho ta thấy phần nào các sự kiện lịch sử diễn ra trên vùng đất này. Những trang lịch sử đầu tiên của người Việt ở nơi đây gắn liền với thành tích chinh phục thiên nhiên (Tục thờ ông Bạch Hổ ở Cái Răng). Bên cạnh đó, người dân Cần Thơ cũng chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử xã hội có liên quan đến các tỉnh miền ngoài. Sự kiện Nguyễn Ánh tránh quân Tây Sơn, chạy về Cần Thơ cũng làm nảy sinh nhiều truyện dân gian ở vùng này. Một số truyền thuyết kể về Nguyễn Văn Tồn, Võ Duy Tập, Tham tướng Mạc Tử Sanh phò Nguyễn Ánh. Đến khi thực dân Pháp đánh chiếm Nam Bộ, văn học dân gian thành phố Cần Thơ có truyền thuyết Đinh Sâm chống Pháp. Ông cử Ngô Văn Định bỏ chức quan võ thành An Giang để chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp năm 1867. Ca dao có câu: “Bình Thuỷ lưu linh đáo lại Long Tuyền/ Cảm thương ông Cử bỏ thành An Giang”. 11
  13. Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa làm nhiều thơ văn chống Pháp. Bùi Hữu Nghĩa được xem như một quan chức lớn của Nam Kì, sánh với Phan Thanh Giản: “Vĩnh Long có cặp rồng vàng/ Nhất Bùi Hữu Nghĩa, nhì Phan công thần”. Trong buổi đầu thực dân Pháp cai trị, có giai thoại về Huyện Văn – Huyện Võ với câu tục ngữ “Trai Hai Huyện, gái miệt vườn”,… Thành phố Cần Thơ có nhiều tôn giáo và cũng có nhiều giai thoại về hoạt động của các đạo Hoà Hảo, Cao Đài, các du tăng khất sĩ,… Vào thế kỉ XIX, người Nam Bộ cũng ảnh hưởng sâu đậm giáo lí của Nho, Phật, Lão. Có người phò vua dẹp giặc, có người lên núi tu tiên, có người ở nhà thờ cha mẹ cho trọn chữ hiếu: “Anh về lập miếu thờ vua/ Lập trang thờ mẹ, lập chùa thờ cha”, “Vai mang bức tượng Di Đà/ Hiếu trung ta giữ, gian tà mặc ai”. Vùng đất Cần Thơ cũng có sự đa dạng về dân tộc và mỗi dân tộc mang đến cho kho tàng văn học dân gian một sắc màu riêng. Người Hoa đã lưu truyền ở vùng sông Hậu các tuồng tích Tàu. Họ cũng giỏi buôn bán, giàu có, khiến nhiều cô gái mê, làm bạn trai của cô ghen tức: “Căn nợ đâu thấu tới bên Tàu/ Hay là bậu thấy chệt giàu bậu ham”. Văn học dân gian Khmer có nhiều truyện mang màu sắc Phật giáo: Sự tích lễ hội Chôl Chxơ-Năm Thơ-Mây, Sự tích hình con thỏ trên Mặt Trăng,… Hai dân tộc Khmer – Kinh cũng cùng lưu hành một số truyện như: Chau Sanh – Chau Long (Thạch Sanh – Lý Thông), Nàng Cám – Nàng Trấu (Tấm Cám), Hai cây khế, Sự tích con cá nược,… Nhiều từ ngữ gốc Khmer cũng đi vào ca dao người Việt: – Ô Môn, Bình Thuỷ, La Ghì. Trà Ôn, Trà Luộc đều thì chợ sung... [4] Trong các câu trên, từ nào có nguồn gốc từ ngôn ngữ – Vai mang cái nóp, tay xách cái lọp cái lờ Khmer? Về miền đồng chua nước mặn đặng nhờ miếng ăn. [4] Trải qua nhiều đời làm ăn sinh sống, người dân Cần Thơ đã tạo nên những làng nghề truyền thống. Ở Long Tuyền (Bình Thuỷ), có trồng nhiều chanh núm (chanh Tàu). Đó cũng là cái cớ để cô gái mời chàng trai: “Anh về Bình Thuỷ, Long Tuyền/ Uống li chanh núm, muộn phiền tiêu tan”. Ở Trung Kiên (Thốt Nốt), mỗi làng nghề cũng có một vài câu ca dao nói về sinh hoạt của làng mình. Xóm Cối có nghề đóng cối xay lúa. Cô gái vừa xay gạo vừa ngóng người yêu: “Anh đi ghe đó mũi son/ Bắt em xay gạo cho mòn móng tay”. Xóm Mê Bồ chuyên làm mê bồ lúa. Người bán quảng cáo sản phẩm: “Mới đan, mới đát, mới rồi/ Mới lận, mới nứt, mới ngồi bán đây”. Thành phố Cần Thơ có đất đai trù phú, dân cư đông đúc. Con người ở đây có dịp giao tiếp với nhiều vùng miền nên lịch lãm, sang trọng. Trong ca dao, có nhiều câu ca ngợi vẻ đẹp thanh lịch của người Cần Thơ: “Cần Thơ có bến Ninh Kiều/ Nam thanh nữ tú, dập dìu đáng yêu”. 12
  14. Trai thanh gái lịch ở đây không chỉ đẹp mà còn chăm chỉ làm ăn, có hiếu với cha mẹ. Họ là mẫu người lí tưởng trong con mắt của nhiều người vùng khác: Trai nào thanh bằng trai Nhơn Ái Gái nào lịch bằng gái Tân Châu Tháng ngày dệt lụa trồng dâu Thờ cha dưỡng mẹ quản bao nhọc nhằn. Người dân thành phố Cần Thơ cũng mang những đặc điểm chung của người miền Tây Nam Bộ: trọng nghĩa, thẳng thắn, ăn nói mạnh bạo, dân chủ bình đẳng, phóng khoáng, chất phác,… Họ trọng nghĩa như: Lục Vân Tiên, Tử Trực, Hớn Minh, Tiểu Đồng, ông Quán,… Tính của họ ngay thẳng, cương trực : “Đứa nào được Tấn quên Tần/ Xuống sông sấu ních, lên rừng cọp tha”. Họ cũng hiếu khách, khi có ai ở xa đến, không phân biệt thân hay sơ, đều được tiếp đón niềm nở: “Bắt con cá lóc nướng trui/ Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa”. Người Cần Thơ ăn nói thẳng thắn, mạnh bạo, có sao nói vậy. Trai gái lấy nhau trước hết vì lí do tình cảm, nhưng bên cạnh đó, cũng tính đến việc làm ăn: “Bên dưới có sông, bên trên có chợ/ Hai đứa mình kết vợ chồng nghen”. Họ năng động và thiết thực, ngược xuôi buôn bán để kiếm tiền nuôi gia đình: – Hò hơ… Nước biếc non xanh người bạn lành thiệt là khó kiếm Anh dạo chơi cũng hiếm, chưa lựa đặng chỗ nào Mảng lo buôn bán ra vào Cần Thơ. – Chợ Thốt Nốt có lập đài khán võ Chợ Cờ Đỏ tuy nhỏ mà đông Thấy em mua bán anh chẳng vừa lòng Để anh làm mướn kiếm từng đồng nuôi em. III. Hình thức nghệ thuật và phương ngữ trong văn học dân gian thành phố Cần Thơ 1. Các hình thức biểu đạt và biện pháp tu từ Về hình thức biểu đạt, truyện dân gian ở thành phố Cần Thơ cũng có nhiều nét chung giống với truyện dân gian trong cả nước. Truyện thường được kể theo trật tự tuyến tính và kết thúc có hậu. Ví dụ như truyện Nàng Út: mở đầu bằng một câu giới thiệu bối cảnh: “Ngày xưa, có hai ông bà rất hiền lành nhưng không có con bèn lên chùa cầu khấn”. Kết thúc truyện cũng có hậu: “Vua nhường ngôi cho thái tử. Thái tử và nàng Út cùng sống hạnh phúc, giàu sang suốt đời”. Truyện ngụ ngôn Nam Bộ thường có câu bình luận ở cuối tác phẩm. Có lẽ người kể sợ rằng nếu không giải thích thì người nghe sẽ khó hiểu được ý nghĩa 13
  15. hàm ẩn của câu chuyện. Trong truyện ngụ ngôn Bướm và sâu (Khmer), người kể kết thúc bằng lời khuyên: “Ngạn ngữ có câu: “Thành bướm đừng có quên sâu”. Đó là một lời nhắc nhở đáng quý đối với ai mau quên gốc gác của mình”. Giống như ca dao Bắc Bộ, ca dao ở thành phố Cần Thơ cũng thường được sáng tác theo ba thể: phú, tỉ, hứng. Phú là miêu tả sự vật hiện tượng: “Phong Điền chợ nổi trên sông/ Bồng bềnh mặt nước chợ đông sớm chiều”,... Tỉ là lấy sự vật này so sánh với sự vật kia: “Xoài nào ngon bằng xoài Cao Lãnh/ Vú sữa nào ngọt bằng vú sữa Cần Thơ”,… Hứng là nhân sự việc này, nhắc đến sự việc kia: “Đèn treo Vàm Xáng/ Tỏ rạng Vàm Kinh/ Anh ra đây sao chịu chữ làm thinh/ Hay là anh chê tôi không xứng người tình của anh?”. Ca dao ở vùng đất Cần Thơ cũng sử dụng các biện pháp tu từ quen thuộc như: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, điệp, đối,... Chúng tạo được bản sắc riêng do lấy chất liệu từ những sự vật quen thuộc của vùng Đồng bằng sông Cửu Long: “Lục bình mấy kiếp trôi sông/ Trôi ra rồi lại theo dòng trôi vô”, “Nước chảy liu riu, lục bình trôi riu ríu/ Anh ở một mình, khi đau yếu ai nuôi?” . Có bài kết hợp nhiều thủ pháp tu từ, đồng thời tạo được bản sắc riêng do gắn liền với địa danh Cần Thơ. Đất Châu Thành anh ở Xứ Cần Thơ em về [5] Hãy cho biết các biện pháp tu từ Bấy lâu sông cận biển kề trong bài ca dao này. Phận tay mai trúc dầm dề hột châu. [5] 2. Phương ngữ trong văn học dân gian thành phố Cần Thơ Để phân biệt ca dao Nam Bộ với với ca dao Bắc Bộ, người ta thường căn cứ vào phương ngữ. Ca dao Nam Bộ mang bản sắc riêng ở chất liệu hiện thực và phương ngữ: “Má ơi đừng gả con xa/ Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu”, “Hát một câu, thấu tới trong buồng/ Kêu anh thức dậy, đẩy xuồng bơi theo”. Trong phương ngữ Nam Bộ, có nhiều từ ngữ gốc Khmer. Những từ ngữ này cũng đi vào ca dao người Việt và rất khó nhận ra. Một số địa danh Nam Bộ cũng có nguồn gốc Khmer, chúng đã góp phần tạo ra bản sắc riêng của ca dao Nam Bộ. – Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No Có thương em, anh mua cho một chiếc đò Để em lên xuống thăm dò ý anh! – Chiều chiều cò lượn Bằng Lăng Ô Môn bưởi ngọt, Cái Răng hữu tình. 14
  16. Truyện dân gian người Việt cũng mang bản sắc phương ngữ Nam Bộ. Trước đây, người dân vùng sông Hậu thường truyền tụng truyện cười của Tám Cồ. Các truyện này mang bản sắc phương ngữ Nam Bộ và có nói đến các hình ảnh, sinh hoạt quen thuộc của người dân địa phương: “Một hôm, tui đi thăm ruộng dìa gặp ông Chánh hội. Ổng nghe nói tui là tay nói dóc tổ nên biểu: “Vô nói dóc chơi chú Tám!”. Biết ổng khoái nhậu, tui đáp liền xì: “Ở đó mà nói dóc. Hồi hôm, tui chài được mấy con cá chẽm bằng bắp vế, bà xã còn rọng ở nhà. Dìa nhà tui nhậu chơi”” (Biểu nói dóc thì nói dóc). IV. Văn học dân gian thành phố Cần Thơ trong xã hội hiện đại Trong xã hội hiện đại, các thể loại văn học dân gian vẫn hiện diện dưới nhiều hình thức khác nhau. Một số truyện thần thoại, cổ tích, truyền thuyết được chuyển thể thành kịch bản sân khấu. Giai thoại và truyện cười vẫn tiếp tục phát triển với những nội dung hiện đại. Các thể loại văn vần rất phổ biến. Có nhiều bài vè sáng tác từ giữa thế kỉ XX trở đi như: Vè đánh Tây, Vè đấu tranh trong tù, Vè người cộng sản, Vè Chiến sĩ Tây Đô,… Người ta vẫn sáng tác câu đố với nội dung hiện đại: “Hai cây cùng có một tên/ Cây xoè mặt nước, cây trên chiến trường/ Cây này bảo vệ quê hương/ Cây kia hoa nở soi gương mặt hồ” (cây súng),… Ca dao vẫn tiếp tục được sáng tác và lưu truyền. Người ta gọi đây là ca dao mới. Ban đầu, những bài này được một nhà thơ nào đó sáng tác nhưng trong quá trình lưu truyền, người ta không nhớ tác giả. Tác phẩm đó trở thành thơ ca dân gian. Ví dụ như: “Cần Thơ cảnh vật tươi xinh/ Gợi lòng du khách đậm tình nước non”, “Quê tôi Vĩnh Thạnh anh hùng/ Trẻ già trai gái một lòng đánh Tây”, “Vòng Cung đi dễ khó về/ Đạn chen đầu đạn, bom kề hố bom”… Để nhận ra một bài thuộc loại ca dao mới, ta có thể căn cứ vào các chi tiết, hình ảnh được nhắc đến. Chẳng hạn, trong bài ca dao sau đây, có hình ảnh “bánh bích quy”, một món ăn thời hiện đại: Chợ Bình Thuỷ bán bánh bao chỉ Chợ Sài Gòn bán bánh bích quy Anh đứng làm trai sao không biết nghĩ suy Vợ anh còn, con anh sẵn, nghĩa lí gì anh thương em. Ca dao hiện đại thường gắn với những sự kiện xã hội trong thế kỉ XX. Nó giúp ta hiểu thêm nhiều vấn đề về văn hoá, lịch sử, địa lí địa phương. Vào đầu thế kỉ XX, người Pháp dùng những chiếc xáng lớn để đào múc kênh rạch, mở rộng thông thương. Từ đây, trai gái hát hò trên sông cũng nhắc đến hình ảnh chiếc xáng: “Kinh xáng mới đào, tàu Tây mới chạy/ Thương em thương đại, đừng ngại gần xa”, “Chừng nào chiếc xáng nọ bung vành/ Tàu Tây kia liệt máy, anh mới đành bỏ em”… Những hình ảnh của cuộc sống hiện đại đã đi vào ca dao Cần Thơ: 15
  17. Đèn nào cao bằng đèn chợ Mỹ Lộ nào kĩ bằng lộ Cần Thơ Anh thương em lững đững lờ đờ Tỉ như tình Điệp ngồi chờ tình Lan. Nhìn chung, văn học dân gian thành phố Cần Thơ rất đa dạng, có sự góp mặt của nhiều dân tộc, tôn giáo, tầng lớp xã hội. So với một số tỉnh miền Tây Nam Bộ, vùng đất Cần Thơ có thế mạnh trong các loại hình diễn xướng dân gian, nhất là tuồng. Ngày nay, nhiều thể loại văn học dân gian vẫn tiếp tục được sáng tác và lưu truyền. Văn học dân gian thành phố Cần Thơ tỏ ra thích ứng, bắt nhịp nhanh chóng với xã hội hiện đại, góp phần vào sự phát triển của địa phương, nhất là trong lĩnh vực văn hoá – du lịch. (Phạm Ngọc Hiền biên soạn) 1. Chỉ ra một vài nét đặc thù của văn học dân gian thành phố Cần Thơ so với văn học dân gian các tỉnh Bắc Bộ. 2. Cho biết mối liên hệ giữa văn học dân gian của người Khmer và văn học dân gian của người Việt ở thành phố Cần Thơ. 3. Ở thành phố Cần Thơ hiện nay, những thể loại văn học dân gian nào vẫn tiếp tục được sáng tác và lưu hành? Cho ví dụ. LUYỆN TẬP 1. Lập dàn ý thể hiện các luận điểm chính trong bài viết trên. 2. Tóm tắt bài viết trên thành một văn bản ngắn (khoảng một trang A4), có kết cấu ba phần. VẬN DỤNG Em hãy sưu tầm văn học dân gian ở Cần Thơ và sắp xếp chúng theo từng nhóm thể loại: – Văn xuôi: Thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, giai thoại, truyện cười,… – Văn vần: Ca dao, các thể loại dân ca, tục ngữ, câu đố, vè,… – Kịch: Tuồng, cải lương, rô băm, dù kê,… 16
  18. BÀI 2: TRUYỆN DÂN GIAN THÀNH PHỐ CẦN THƠ VĂN BẢN 1 TỤC THỜ CỌP Ở CÁI RĂNG Hình 1.2. Miếu thờ ông Bạch Hổ ở đình Thường Thạnh (Tác giả: Duy Khôi, Nguồn: canthotourism.vn) KHỞI ĐỘNG Em đã đến các miếu thờ cọp ở địa phương lần nào chưa? Cảm giác của em như thế nào khi bước vào các nơi thờ linh vật (cọp bạch, rắn thần, cá ông,...)? KHÁM PHÁ Thông tin trước khi đọc: Trong văn học dân gian Nam Bộ, thể loại truyền thuyết rất phát triển. Phần lớn nội dung của truyền thuyết Nam Bộ nói về những sự kiện văn hoá lịch sử từ thế kỉ XVIII về sau. Nhiều truyền thuyết – giai thoại liên kết thành một nhóm có liên quan tới một vài nhân vật lịch sử. Trên hành trình tránh quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh từng lưu lại nhiều nơi ở Nam Bộ. Người dân thành phố Cần Thơ có lưu truyền nhiều truyền thuyết, giai thoại về ông. Trong đó, có truyền thuyết về địa danh Cần Thơ, miếu thờ ông Bạch Hổ ở Cái Răng, giai thoại về Bùi Hữu Nghĩa,… Từ thuở khai hoang mở cõi, người Việt ở Nam Bộ phải đối phó với cọp, beo, cá sấu, rắn độc,… Người ta sợ oai linh của cọp nên gọi cọp là Ông Dần, Ông Cả, Ông Ba Mươi, Hương Cả Cọp, Chúa xứ sơn lâm,… Từ chỗ sợ cọp, họ sinh ra tục thờ cúng cọp để được yên ổn. Một số nơi thờ cọp vì chúng có công giúp đỡ con người. Ở thành phố Cần Thơ, có nhiều đình miếu thờ thần cọp ở làng Long Tuyền (Bình Thuỷ), làng Phước Thới (Ô Môn), làng Thường Thạnh (Cái Răng),… 17
  19. Đọc văn bản: Từ xưa, vùng Cái Răng là rừng rậm hoang vu. Dưới [1] Có một truyện cổ tích rạch đầy cá sấu, trên rừng đầy cọp beo. Cây cối mọc um tùm không có lối đi. Người Khmer sống rải rác khác ở thành phố Cần Thơ cũng một số nơi dọc theo sông lớn. Họ chuyên làm “cà giải thích tên gọi Cái Răng. Đó ràng” (ông táo) và chở đi bán dọc vùng sông Hậu. là truyện nào? Cho nên, người Việt kêu vùng này là Cái Răng. [1] Một năm nọ, quân Nguyễn Ánh bị Tây Sơn truy đuổi, phải chạy vô các sông rạch vùng sông Hậu. Trong đêm vắng vẻ, Nguyễn Ánh nghe có tiếng đờn địch ca hát ngâm thơ từ xa vọng lại. Ngài không ngờ ở chỗ xa xôi hẻo lánh này cũng có văn nghệ nên xúc động đặt tên một con sông nhỏ ở đây là “Cầm Thi Giang” (sau này, đọc là sông Cần Thơ). Sau khi lánh ở đây một thời gian, cảm thấy không an toàn, Nguyễn Ánh tiếp tục lui quân ra đảo Phú Quốc. Một toán lính không muốn theo Chúa Nguyễn ra hòn đảo xa xôi ấy nên trốn vô rừng rậm Cái Răng. Họ phải tìm đến chỗ thiệt hẻo lánh để không bị Tây Sơn phát hiện. Rồi họ bị lạc trong rừng, sống trong cảnh cơ cực, thiếu thốn trăm bề. Ban đêm, họ phải ngủ trên cây để tránh thú dữ. Ban ngày, đi săn thú rừng, bứt rau dại làm thức ăn. Hằng ngày, họ phải uống nước dơ bẩn dưới kinh rạch. Cuộc sống khổ cực đã làm cho nhiều người bị bệnh nặng, không có thuốc chữa, chỉ biết nằm chờ chết. Bỗng một đêm nọ, có người nằm mơ thấy một cụ già râu tóc bạc phơ hiện lên nói rằng: [2] Thử đoán xem những – Ta là thần cọp, chúa tể vùng này. Thấy các người người lính sẽ làm gì sau khi gặp nạn lớn nên ta mách cho đường sống. Muốn nghe lời ông lão mách bảo? chữa hết bệnh, phải lấy vỏ cây cổ thụ, giã nát, lấy nước uống. Muốn thú dữ không quấy nhiễu, hãy lập miếu thờ thần cọp trắng. Cố gắng đợi đến đầu mùa thu năm sau sẽ có người đến cứu. [2] Hôm sau, mọi người làm theo lời dặn của thần cọp trắng. Quả nhiên, những người bị bệnh trở nên khoẻ mạnh. Cọp beo cũng không dám rình bắt người nữa. Để cảm tạ thần linh, mọi người dựng một cái miếu thờ, bắt thú rừng tế lễ. Từ đó, cuộc sống của họ yên ổn hơn, ít phải lo nạn thú dữ và đói khát, bệnh tật. Họ chịu khó làm ăn và chờ đợi có dịp thoát khỏi khu rừng. Đúng như lời của thần cọp trắng, đầu mùa thu năm sau, có một đoàn người đến cứu họ. Mọi người vui mừng ra khỏi rừng hoang để về nhà đoàn tụ gia đình. Tuy nhiên, họ cũng nhận ra rằng, đất đai vùng đất Cần Thơ màu mỡ, nhiều tôm cá, dễ sinh sống. 18
  20. Một thời gian sau, nhiều người quay lại đây cùng với gia đình. Họ mang theo dụng cụ lao động để làm [3] Theo văn bản, những lưu ruộng, đánh bắt cá, nuôi heo gà. Nhờ chăm chỉ làm dân đầu tiên trên đất Cần Thơ ăn, họ vượt qua được những khó khăn ban đầu, cuộc là ai? sống ngày càng sung túc. [3] Tiếng lành đồn xa, nhiều người dân các nơi khác cũng kéo tới Cái Răng sinh sống. Nhà cửa ngày càng nhiều, ghe xuồng buôn bán tấp nập. Từ đời này qua đời nọ, người ta luôn nhớ ơn thần cọp đã giúp họ từ thuở khai hoang. Cho nên, mỗi khi đến vụ gieo trồng và gặt hái, người dân trong vùng đều mang lễ vật đến đình Thường Thạnh để cúng thần cọp trắng. Họ cầu mong thần phù hộ để được dồi dào sức khoẻ, vạn sự bình an, làm ăn thuận lợi, no ấm. (Phạm Ngọc Hiền biên soạn dựa theo Trần Văn Nam (Chủ biên), Truyện dân gian Cần Thơ, NXB Đại học Cần Thơ, 2019 và nhiều tài liệu khác) 1. Kể lại những nỗi lo lắng của người lính khi phải sống trong rừng Cái Răng. Tại sao sau khi về nhà, họ lại quay trở về vùng này? 2. Dựa vào truyện trên, em hãy chỉ ra sự khác nhau ở vùng đất Cần Thơ trước và sau khi người Việt đến lập nghiệp. 3. Người dân Cái Răng ngày xưa quan niệm như thế nào về loài cọp? Người xưa mượn truyện này để giải thích điều gì? 4. Truyền thuyết thường kết hợp hai yếu tố: kì ảo, siêu nhiên và hiện thực lịch sử. Em hãy phân tích văn bản này để làm sáng tỏ điều đó. VĂN BẢN 2 SỰ TÍCH CON CÁ NƯỢC Hình 1.3. Cá nược một thời tung tăng trên sông nước miền Tây (Nguồn: Tác giả cung cấp) 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2