intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu Giúp Hoàn Thiện Bản Thân và Giao Tiếp Tốt

Chia sẻ: Miss Love | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:69

651
lượt xem
250
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu bạn muốn thành đạt thì bạn cần có khẳ năng kiểm soát bản thân mình và hoà hợp với mọi người. Quyển tài liệu nhỏ này tôi đã mất 1 năm để sưu tầm và biên soạn. Rất hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn. Chia sẻ cho mọi người những gì mình có và tiến tới một cuộc sống tươi đẹp, chan hoà tình thương là trách nhiệm của bạn, của tôi và của cả xã hội này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu Giúp Hoàn Thiện Bản Thân và Giao Tiếp Tốt

  1. 1 Ph¹m Thanh S¬n – Viet Anh Education Center – http://www.vietanhedu.com/ Tài liệu giúp Hoàn Thiện Bản Thân và Giao Tiếp Tốt Trung tâm giáo dục Viet - Anh Email: ptson@vietanhedu.com DĐ : 0913372566 Kính tặng bạn !   Tài liệu giúp Hoàn Thiện Bản Thân và Giao Tiếp Tốt                                                              ......................................................  1     Lời mở đầu ngắn gọn                                                                                                                  ............................................................................................................  3   Tổ chức bài nói chuyện........................................................................................................................3 Lắng nghe sao cho có hiệu quả............................................................................................................7 Những thói quen xấu trong lắng nghe................................................................................................10 Lắng nghe và tầm quan trọng của nó.................................................................................................12 Nghệ thuật đàm phán..........................................................................................................................12 Bảy nguyên tắc trong trao đổi kinh doanh........................................................................................13 Nghệ thuật giao dịch...........................................................................................................................14 Năm bí quyết giúp bạn luôn tươi trẻ.................................................................................................16 Văn hóa thiệp chúc mừng...................................................................................................................16 Hãy chứng tỏ năng lực và sự cầu tiến của mình...............................................................................17 Để tâm hồn được bình yên.................................................................................................................18   6 phương pháp để đẩy lùi sự nhút nhát                                                                                   ............................................................................  19   Hãy biết tự thể hiện mình..................................................................................................................20 Làm thế nào để sớm được thăng tiến................................................................................................21 Liệu pháp xua tan nỗi buồn chán.......................................................................................................22 Sức cuốn hút ở một con người...........................................................................................................22   Tiếng cười và ấn tượng lần đầu gặp gỡ                                                                                   ............................................................................  23   7 yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của con người...................................................................................23 Duy trì sự năng động trong cuộc sống hàng ngày..............................................................................24 Để thành công trong công việc...........................................................................................................24 Để cuộc sống bớt nhàm chán.............................................................................................................25 Hãy sống lạc quan...............................................................................................................................26 13 cách tránh mệt mỏi tâm lý..............................................................................................................27 Mất tình hàng xóm..............................................................................................................................28 Xích lại gần nhau................................................................................................................................28 Giải pháp tránh tranh cãi trong giao tiếp............................................................................................29 Giao tiếp với người gặp gỡ lần đầu.................................................................................................30 Hạn chế nóng giận và tranh cãi..........................................................................................................31 Quan hệ nơi công sở...........................................................................................................................31 Làm thế nào để giữ mối quan hệ tốt với láng giềng?......................................................................32 Những kiểu người không được hoan nghênh....................................................................................33 Nói lời từ chối.....................................................................................................................................35 Nam nữ thụ thụ bất thân nghĩa là gì ?................................................................................................35 Thanh lịch bạn gái...............................................................................................................................36 Hoa và cuộc sống................................................................................................................................37   Chuyện hoa và tình yêu                                                                                                             ......................................................................................................  38  
  2. 2 Ph¹m Thanh S¬n – Viet Anh Education Center – http://www.vietanhedu.com/ Vượt qua trở ngại trong cuộc sống....................................................................................................39 Lu ý các cử chỉ khi giao tiếp...............................................................................................................39 Ngôn ngữ của hoa...............................................................................................................................40 5 điều nên và không nên......................................................................................................................41 Một số giải pháp tránh buồn tẻ..........................................................................................................41 trong công việc....................................................................................................................................41 Chàng & nàng: ai trả tiền?..................................................................................................................42 Một số lời khuyên khi dự tiệc............................................................................................................44 Lời khuyên làm người thanh lịch........................................................................................................45 Một vài bí quyết để giải quyết những tình huống khó xử...............................................................45 Để không bị coi là người lập dị..........................................................................................................46 Cách thức tạo quan hệ tốt ở cơ quan.................................................................................................47 Những nguyên tắc tự vun bồi uy tín...................................................................................................47 Một số lu ý khi góp ý, phê bình đồng nghiệp....................................................................................48 Một số điều cần làm để công việc của bạn tốt hơn........................................................................49 Rèn luyện thái độ hòa nhã..................................................................................................................49 Tránh nhàm chán trong công việc.......................................................................................................50 ứng xử với người đang nổi giận........................................................................................................51 Giải pháp để vượt qua khó khăn........................................................................................................52 Một số yếu tố dễ gây thiện cảm.......................................................................................................52 Phương cách giải quyết các tình huống khó khăn.............................................................................53 Rèn luyện sức chịu đựng để thành công............................................................................................54 Chuyện tình cảm riêng ở cơ quan......................................................................................................55 Người khác sẽ lắng nghe bạn, nếu....................................................................................................55 Đến thăm nhà bạn khác phái..............................................................................................................56 Khi nhà bạn có khách xa.....................................................................................................................57 Giải quyết những việc khó xử ở công sở..........................................................................................58 Xử lý các tình huống bị chống đối.....................................................................................................59 Khi không còn hàng rào râm bụt.........................................................................................................60 Một số biện pháp giảm nói chuyện phiếm ở công sở......................................................................61 Quan hệ với đồng nghiệp khác phái..................................................................................................62 Những thói quen xấu cản trở bạn tiến thân......................................................................................62 Tạo cân bằng tâm lý............................................................................................................................63   Để được đồng nghiệp tín nhiệm và giúp đỡ                                                                            .....................................................................  64     Nghệ thuật gây thiện cảm                                                                                                         ..................................................................................................  65     Bí quyết gây thiện cảm                                                                                                              .......................................................................................................  66     Quyến rũ                                                                                                                                      ...............................................................................................................................  67  
  3. 3 Ph¹m Thanh S¬n – Viet Anh Education Center – http://www.vietanhedu.com/ Lời mở đầu ngắn gọn Nếu bạn muốn thành đạt thì bạn cần có khẳ năng kiểm soát bản thân mình và hoà hợp với mọi người. Quyển tài liệu nhỏ này tôi đã mất 1 năm để sưu tầm và biên soạn. Rất hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn. Chia sẻ cho mọi người những gì mình có và tiến tới một cuộc sống tươi đẹp, chan hoà tình thương là trách nhiệm của bạn, của tôi và của cả xã hội này. Xin mời bắt đầu! Tổ chức bài nói chuyện Cũng như khi viết một lá thư hoặc một báo cáo, chúng ta cần phải phác thảo, sắp xếp để xây dựng chủ đề và nội dung của bản thông điệp sao cho lôi cuốn người đọc, thì chuẩn bị một bài nói chuyện cũng vậy. Tất cả các bài nói chuyện được phân thành 2 loại dựa trên mục đích của chúng: những bài nói chuyện mang tính chất trình bày và những bài nói chuyện mang tính chất thuyết phục. Ngoài ra, các bài nói chuyện cũng được tổ chức thành từng phần: mở đầu (lời giới thiệu), thân bài và kết luận.
  4. 4 Ph¹m Thanh S¬n – Viet Anh Education Center – http://www.vietanhedu.com/ Loại bài nói chuyện mang tính chất trình bày được dùng để miêu tả một tình huống, kể lại một câu chuyện, cung cấp thông tin xác thực, hoặc giải thích các lý do cho một hành động đã xảy ra. Như vậy, loại bài nói chuyện kiểu này được dựa trên một trong 3 kiểu tổ chức sau đây: l. Tờng thuật - kể lại một câu chuyện 2. Mô tả - miêu tả một tình huống hay sự kiện 3. Giải thích - sử dụng một trình tự hợp lý. Loại bài nói chuyện mang tính chất thuyết phục cũng có cách tổ chức, bố cục riêng để đạt được hiệu quả thuyết phục. Rõ ràng, những lời lẽ thuyết phục chiếm vị trí quan trọng trong loại bài nói chuyện này. như chúng ta đã biết về loại thông điệp mang tính chất thuyết phục, một bài nói chuyện mang tính thuyết phục đưa ra các lý lẽ, khêu gợi các cảm xúc như sự kiêu hãnh, lòng tự hào, tự trọng, sự sợ hãi, tình yêu, tính hiệu quả, phẩm chất, thông qua đó thuyết phục người nhận (ở đây là người nghe) hành động hoặc chấp nhận ý kiến của người gửi (người nói). Bài nói chuyện mang tính thuyết phục thường được tố chức theo kiểu dẫn nhập bởi người nghe phải được thuyết phục Trước khi họ chấp nhận hành động hay ý kiến. Loại bài nói chuyện mang tính thuyết phục cũng sử dụng lối văn tờng thuật, miêu tả và giải thích. Nhng chúng ta không thể sử dụng giọng văn thuyết phục cho loại bài nói chuyện mang tính chất trình bày. Quá nhiều từ ngữ thuyết phục có thể làm cho người nghe nghi ngờ, đặt dấu hỏi về tính xác thực của tư liệu trong bài nói mang tính chất trình bày. Sự phân biệt giữa loại bài nói chuyện mang tính chất thuyết phục sẽ bổ ích cho chúng ta trong việc phác thảo chiến lược và xây dựng nội dung bài nói chuyện. Phác thảo chiến lược Để phác thảo chiến lược cho mình, bạn hãy xác định mục đích của buổi nói chuyện của mình và kiểm tra xem bạn đã tiếp cận đối tượng nghe Như thế nào. Khi phân tích đối tượng người nghe hãy chú ý tới một số điểm sau đây: • Qui mô của đối tượng người nghe? • Vốn kiến thức hoặc học vấn, nghề nghiệp của người nghe? Qua những điếm này bạn có thể ước chừng được mức độ tinh tế của người nghe. • Tâm trạng, thái độ tiếp thu của người nghe sẽ Như thế nào? Qua việc phân tích tâm lý con người ở khoảng thời gian khác nhau trong một ngày sẽ giúp bạn đánh giá được tâm trạng tiếp thu của người nghe. Một buổi nói chuyện diễn ra sau giờ cơm tối, hẳn lần đến một góp vui nhiều hơn một buổi nói chuyện vào buổi sáng. Khi kết hợp các đặc điểm này với mục tiêu của bạn, sự hiểu biết của bạn về đối tượng người nghe: Bạn có thể xây dựng một chiến lược diễn thuyết vừa vui vẻ, vừa nghiêm túc một cách hợp lý nhất. Hãy ghi những điểm chính về mục tiêu và bản chất của bài nói chuyện, cũng như cách trình bày của bạn ra giấy. Xây dựng nội dung bài nói chuyện Trước khi chuẩn bi một dàn ý hoàn chỉnh, chính thức, bạn hãy bắt tay vào các công việc sơ bộ của việc tổ chức bài nói chuyện như sau: • Hãy chọn một số điểm chính trong bài nói chuyện mà bạn sẽ trình bày. Viết chúng ra giấy (không nhất thiết phải theo thứ tự). Như vậy, bạn sẽ dễ dàng sắp xếp các ý hơn. • Hãy sử dụng quá trình giao tiếp với chính mình một cách tốt nhất, thảo luận các vấn đề với chính mình. Cố gắng tập trung vào một vài ví dụ, phương pháp hoặc kỹ thuật đặc biệt, mà bạn có thể sử dụng để tạo ra sự hiểu biết ban đầu của một
  5. 5 Ph¹m Thanh S¬n – Viet Anh Education Center – http://www.vietanhedu.com/ phần người nghe, và phát triển các bước kế tiếp để củng cố sự hiểu biết này. Các ví dụ, các phương pháp và các kỹ thuật có thể bao gồm: Các số liệu thống kê: Bạn đã có các số liệu thống kê hoặc các số liệu định hướng để hỗ trợ cho các ý kiến của bạn cha? Các giai thoại: Chúng là những mẩu chuyện ngắn, thông thường nói về một cá nhân nào đó có ý nghĩa và hấp dẫn người nghe, mà bạn có thề tìm thấy từ sách báo hoặc từ kinh nghiệm thực tế. Các câu chuyện rút ra từ thực tế của bản thân bạn về những vấn đề mà bạn đang trình bày, sẽ rất có giá trị thuyết phục. Các lời trích dẫn: Edward R.Murrow, một phát thanh viên kỳ cựu, đã nói: "Tôi luôn lâm vào tâm trạng căng thẳng Trước khi nói. Mồ hôi ớt đẫm tay tôi sau mỗi buổi nói chuyện thành công". Nếu đề tài nói chuyện của bạn về nghệ thuật nói chuyện Trước công chúng, thì lời trích dẫn trên đây của ông Murrow sẽ có tác dụng thuyết phục ý kiến cho rằng, ngay cả những diễn giả chuyên nghiệp cũng không tránh khỏi tâm trạng căng thẳng Trước khi diễn thuyết. Các câu nói đùa: Không phải ai cùng có tài nói đùa. Nếu bạn có khả năng ở lĩnh vực này, thì đó sẽ là một lợi thế cho bạn. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng chúng, nếu điều đó mang lại hiệu quả tốt cho đề tài của bạn. Những lối nói đùa có hiệu quả và hấp dẫn người nghe nhất là những lời nói đùa đem ngay bản thân người kể ra làm nhân vật chính. Bạn phải thận trọng khi sử dụng các câu nói đùa, bởi nó có thể xúc phạm tới người nghe ở các khía cạnh chủng tộc, nghề nghiệp .v.v.. Các hình ảnh minh họa: Các thước phim đèn chiếu, những bảng biểu, những vật mẫu... thường rất hữu hiệu cho việc minh họa bài nói chuyện của bạn. Thông thường, trong một buổi nói chuyện sau bữa cơm tối kéo dài từ 30 tới 45 phút, bạn có thể phác thảo 2 công việc chính. Thứ nhất, bạn chỉ có đủ thời gian cho việc trình bày một vài điểm chính. Thứ hai, người nghe cũng chỉ có thể tiếp thu một vài điểm nhất định, cho dù bài nói chuyện dài hay ngắn. Như vậy, bạn cần xây dựng một dàn ý như sau: I. Giới thiệu A. Mục đích B. Đưa ra tầm quan trọng của đề tài II. Điểm chính thứ nhất cùng với các công cụ để hỗ trợ. A. Các giai thoại. B. Các số liệu thống kê. C. Các lời trích dẫn. III. Điểm chính thứ 2 cùng với các công cụ hỗ trợ A. Các giai thoại B. Các số liệu thống kê C. Các lời trích dẫn IV. Điểm chính thứ 3 với các công cụ hỗ trợ A. Các giai thoại B. Các số liệu thống kê C. Các lời trích dẫn V. Tóm tắt và kết luận. Bạn nhớ ghi chú về việc sử dụng các giai thoại, các số liệu thống kê, các lời trích dẫn để hỗ trợ cho các ý chính. Việc sắp xếp mỗi vấn đề nhỏ trong bài nói chuyện là khó có thể thực hiện, ngoại trừ trường hợp bài nói chuyện kéo dài 2 - 3 phút.
  6. 6 Ph¹m Thanh S¬n – Viet Anh Education Center – http://www.vietanhedu.com/ Ta lấy một ví dụ: Một diễn giả đang vận động cho một chiến dịch đóng góp vì sự an toàn trên xa lộ trong các trường hợp. Mục tiêu chính của bài nói chuyện là thuyết phục mọi người tham gia vào chương trình. Tuy nhiên để phát triển điểm này người nói có thể xây dựng bài nói chuyện xoay quanh 2 hoặc 3 điểm chính, chẳng hạn như: Sự an toàn trên xa lộ cần phải được cải thiện. Giới trẻ là tầng lớp nhạy cảm nhất với giáo dục về an toàn Sự an toàn trên xa lộ là công việc của mọi người. Để xây dựng các điểm này người nói có thể sử dụng các số liệu thống kê về số vụ tai nạn giao thông, số người bị thương và số người chết các câu chuyện về việc dân địa ph ơng đã bị vạ lây trong các vụ tai nạn đáng tiếc, các thông tin về phí tổn do các tai nạn giao thông gây ra cho các gia đình, các nhà kinh tế và cho cộng đồng; các bằng chứng về việc gia tăng tỉ suất bảo hiểm giao thông với tất cả các tài xế. Với các điểm đã trình bày: người nói có thể dành ra 2 đến 3 phút trong toàn bộ khoảng thời gian để kêu gọi mọi người đóng góp. Mặc dù, các mẩu chuyện, các con số thống kê, các lối trích dẫn và các công cụ hỗ trợ khác dờng như chỉ là các yếu tố phụ, song chúng có ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả của buổi nói chuyện Chúng duy trì sự chú ý của người nghe, cung cấp các bằng chứng và các căn cứ hỗ trợ cho các điểm chính. Với những ý tưởng hài hước và làm sáng tỏ vấn đề, chúng giúp cho một đề tài nói chuyện nhàm chán thành một thông điệp đầy hấp dẫn. Chúng là một trong những ý sáng tạo quan trọng của các diễn giả chuyên nghiệp. Chúng ta có thể làm giàu vốn tư liệu hỗ trợ này bằng cách đọc, nghiên cứu thêm từ sách, báo trong phạm vi chuyên môn của mình. cũng như bất cứ thể loại chuyện nào, bài nói chuyện có phần mở đầu, phần thân bài và phần kết thúc. Mặc dù, nội dung của bài nói chuyện chủ yếu nằm ở phần thân, song phần mở đầu và phần kết luận lại rất quan trọng. Lời mở đầu cho bài nói chuyện tạo ra một sàn diễn cho toàn bộ các vai diễn của bạn sau đó, cũng như để thiết lập mối quan hệ của bạn với người nghe lúc ban đầu. Trở lại bài nói chuyện về sự an toàn trên xa lộ ở trên, bạn có thể mở đầu như sau: "Năm vừa qua đã có trên 15 thanh thiếu niên, con em của chúng ta, đã phải sớm xa lìa cuộc sống, khi mới bước vào giai đoạn đẹp nhất của đời người cũng bởi tai nạn giao thông thảm khốc, mà lẽ ra chúng ta đã có thể ngừa Trước được". Giọng văn mở đầu như vậy hẳn sẽ gây cho tất cả các cử tọa một sự chú ý. Những ấn tượng ban đầu này sẽ có tác động mạnh đến người nghe và buổi nói chuyện. Sau khi trình bày xong phần thân bài, hẳn bạn phải kết thúc vấn đề một cách hiệu quả. Hãy chú ý đầu tư cho phần kết luận với những điểm chính mà bạn trình bày. Nếu như liên hệ được phần kết luận với phần mở đầu thì càng hay. Với phần mở đầu như ví dụ, bạn có thể kết luận đại loại như: "Như thế, hỡi các bạn, chúng ta hãy quyết tâm giữ gìn sự an toàn cho những tuyến đường xa lộ, để con em chúng ta có thể yên tâm đến trường trọn vui với tuổi xuân cùng gia đình". Nếu kết thúc có hiệu quả, bạn chỉ cần bước về chỗ ngồi và đón nhận một tràng pháo tay sau đó. Bạn không cần kết thúc bằng lời "cảm ơn". Một lời kết hay sẽ tự nó nhắn gửi tới người nghe rằng bạn đã hoàn tất vai diễn của mình.
  7. 7 Ph¹m Thanh S¬n – Viet Anh Education Center – http://www.vietanhedu.com/ Lắng nghe sao cho có hiệu quả Quan sát và lắng nghe là những kỹ năng quan trọng trong giao tiếp. Nhiều người khả năng nghe cũng không khá hơn khả năng quan sát. Vậy làm thế nào để lắng nghe có hiệu quả ? * Các kiểu lắng nghe Chúng ta lắng nghe ( l) để thu thập thông tin; (2) để giải quyết vấn đề; (3) để thuyết phục hoặc khuyên can ai. Mỗi một lý do có thể cần đến một cách lắng nghe hoặc cách kết hợp các kiểu lắng nghe khác nhau. Các kiểu lắng nghe này có thề đ ợc sắp xếp như sau: 1. Lắng nghe tập trung cao Khi chúng ta lắng nghe để tiếp nhận thông tin, giải quyết vấn đề hoặc thuyết phục cũng như khuyên can (nh trong các cuộc cãi nhau), chúng ta thường lắng nghe một cách tập trung. Cách lắng nghe này đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực hết sức để đạt được mục tiêu. Chúng ta phải quan sát người nói để phát hiện ra bất cứ dòng tư tưởng không thành lời nào của họ, qua đó giúp chúng ta xử lý thông tin theo cách nhìn của chính họ. Việc lắng nghe một cách tập trung thường đi kèm với các phản hồi của người nghe, bằng lời hoặc không bằng lời: các dấu hiệu tỏ ra đồng ý hoặc không đồng ý, chấp thuận hay không chấp thuận thông qua nét mặt, cử, chỉ, điệu, bộ. . . Sự phản hồi đến với người nói cũng sẽ giúp họ có thể điều chỉnh thông điệp sao cho thích hợp với người nghe. 2) Lắng nghe không có chủ ý Chúng ta lắng nghe không có chủ ý khi nghe vì mục đích giải trí, nghe cho vui. Có một số người mở radio cả ngày để nghe. Nó cung cấp thông tin và âm nhạc cho chúng ta. Là một sinh viên đôi khi bạn lắng nghe không có chủ ý ngay cả khi bạn đang có chủ ý học. 3) Lắng nghe để thấu cảm Sự thấu cảm xảy ra khi một ai đó cố gắng chia xẻ tình cảm hoặc những cảm xúc của mình với người khác. Các luật sư cố gắng tỏ ra lắng nghe để thấu cảm, cảm thông, để giao tiếp với khách hàng. Những người bạn tốt thường tỏ ra lắng nghe để thông cảm với nhau . Lắng nghe để thấu cảm là một đặc điểm có giá trị của những người có kỹ năng giao tế nhân sự giỏi . * Lắng nghe sao cho có hiệu quả Trong quá trình nghiên cứu về lắng nghe, Nichols đưa ra 4 điểm sau: l) Người nghe luôn suy nghĩ Trước người nói, cố gắng đoán xem câu chuyện sẽ đi tới đâu. 2) Người nghe phải cân nhắc, đánh giá những bằng chứng bằng lời được người nói sử dụng để đưa ra các điểm mà họ đã đề cập. 3) Từng giai đoạn một, người nghe phải điểm lại các ý hoàn chỉnh đã được đưa ra. 4) Suốt cuộc nói chuyện, người nghe phải cố gắng hiểu thêm các ẩn ý mà người nói không cần thiết phải nói ra. Chúng ta phảI biết giá trị của các thông tin phản hồi và cơ hội để quan sát các phương tiện phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ . . . Những yếu tố này rất quan trọng và có ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả của giao tiếp. Đối với người nghe điều này có thể được diễn giải theo các đề nghị Dưới đây: l) Quan sát người nói. Các điệu bộ, nét mặt, cử chỉ, ánh mắt. .. Có thể mang nhiều ý nghĩa bổ sung cho những điều họ muốn nói. Nếu người nói chuyện không thể nhìn vào mắt của người nghe, thì hẳn chúng ta sẽ có thể thắc mắc về sự chân thành của họ.
  8. 8 Ph¹m Thanh S¬n – Viet Anh Education Center – http://www.vietanhedu.com/ 2) Tạo cho người nghe cơ hội để phản hồi. Người nghe có thể phản ánh sự hiểu biết về thông tin đưa ra, sự đồng ý hay không đồng ý, và rất nhiều điều khác thông qua nét mặt, giọng nói, điệu bộ. . Bằng cách này người nói có thể củng cố lại hoặc bổ sung thêm thông tin, hay tiếp tục trình bày các vấn đề. 3) Hãy dành thời gian để lắng nghe. Do con người trong giao tiếp đồng thời đóng cả vai người gửi lẫn người nhận thông tin, và các vai này có thể thay đổi cho nhau (người nhận có thể trở thành người gửi và ngợc lại), cho nên họ thường chú ý tớị những gì cần phải nói, mà quên mất phải nghe Như thế nào. Do vậy, trong giao tiếp nên dành thời gian để lắng nghe người khác nói. * Lắng nghe để thu thập thông tin Việc lắng nghe để thu thập thông tin nên hạn chế ở mức độ tìm kiếm các dữ kiện hoặc các vấn đề mà chúng ta cần biết. Chẳng hạn, trong một lớp học giáọ viên hướng dẫn thường có chiến lược để hướng dẫn lớp tới một mục tiêu mong muốn. Người giáo viên sẽ nhấn mạnh một số ý chính và sử dụng các ví dụ hỗ trợ để chứng minh hoặc củng cố chúng. Khi lắng nghe theo cách này bạn có thể trở nên quá mải mê với việc ghi chép tất cả mọi chi tiết, mà không sắp xếp chúng theo một dàn ý. Cuối cùng bạn chỉ thu được một mớ thông tin chi tiết, không có hệ thống. Bạn cần phải biết cách lập dàn ý. Khi ghi chép bạn có thể dùng một cách dàn ý, ký hiệu thứ tự chứ la mã như I - A - l - a để chuyển tải một chủ đề - một điểm chính và 3 điểm phụ ở 3 cấp khác nhau. Ngoài ra, trong khi nghe để thu thập thông tin bạn cần chú ý tới người nói. Hầu hết, những người nói chuyện, thuyết trình đều xây dựng những phong cách riêng cho mình thông qua cử chỉ, hành động và sự thay đổi giọng nói, khi muốn diễn đạt mức độ quan trọng hoặc nghiêm túc của vấn đề họ trình bày. Việc lắng nghe để lấy thông tin đòi hỏi người nghe phải có khả năng chắt lọc những điều xác thực từ những điều hư cấu; và những điều nghiêm túc từ những điều hài hước. * Lắng nghe để giải quyết vấn đề Không như trường hợp trên, việc lắng nghe để giải quyết vấn đề đòi hỏi người nghe phải dùng tới khả năng phân tích để đi tiếp các bước giải quyết một vấn đề. Bạn phải am hiểu vấn đề, nhận ra bất kỳ sự hạn chế nào có liên quan, tìm tỏi và đưa ra các giải pháp... Chúng ta hãy xem một số nhà quản lý nổi tiếng - tổng kết lại những bí quyết lắng nghe nhằm giải quyết vấn đề 1) Một cây bút là không thể thiếu trong quá trình phân tích. Ghi nhanh các ý gợi cho chúng ta sự phản hồi lại cho người nói. 2) Nếu bạn là "một họa sĩ" trên máy tính bạn có thể sẽ nhận thấy rằng, chỉ cần những nét vẽ nguệch ngoạc cũng có thể giúp bạn trong việc sắp xếp các ý tưởng lại để thành một tác phẩm đầy ý nghĩa. 3) Không chỉ có lắng nghe người nói, mà còn phải cố gắng đoán Trước ý nghĩă của họ. Việc đoán Trước như vậy sẽ giúp bạn xây dựng tư duy lôgíc của người nói. 4) Phải là một người tổng kết giỏi. Khi đến phiên bạn đưa ra thông tin phản hồi, bạn hãy tổng kết lại toàn bộ diễn biến của câu chuyện và sau đó bắt đầu phân tích. 5) Đừng ngần ngại về chuyện nảy sinh sau các ý tưởng của người khác. Các ý tưởng sáng tạo sẽ được nảy sinh trong cuộc nói chuyện cởi mở liên quan tới việc giải quyết vấn đ ề.
  9. 9 Ph¹m Thanh S¬n – Viet Anh Education Center – http://www.vietanhedu.com/ Sự sáng tạo sẽ nảy sinh tử những thói quen biết lắng nghe tốt trong các cộc thảo luận, nói chuyện cởi mở. Phần lớn các ý tưởng của chúng ta cũng xuất phát từ những tác nhân kích thích từ bên ngoài, chớ ít khi từ sự xét đoán nội tâm. Khi biết lắng một cách có hiệu quả, chúng ta sẽ nâng cao được khả năng sáng tạo của mình. * Lắng nghe để thấu cảm Lắng nghe để thấu cảm là một kỹ năng giao tế của con người. Mọi người muốn được người khác lắng nghe mình, đề cao mình, cần đến mình... Có một cách để thỏa mãn những nhu cầu này của họ là chịu khó lắng nghe họ nói. Mặc dù, nhiều người luyện cho mình một kỹ năng giỏi để lắng nghe nhằm thu thập thông tin và giải quyết vấn đê, song lại không mấy quan tâm tới kỹ năng lắng nghe để thấu cảm Lấy một ví dụ: Hẳn có nhiều "sếp" sẽ cư xử như sau, khi một nhân viên nào đó muốn trình bày những khó khãn của mình: "Tha sếp" ! Em thực sự có chuyện muốn trình bày với "sếp". "Thế vậy sao, George?" "ồ, ngồi xuống đây và kể cho tôi nghe". "Sếp" ân cần. Khi George đã ngồi xuống, "sếp" tiếp tục: "Này Georget Cậu nghĩ rằng chỉ có cậu mới có chuyện sao? Cậu có biết tôi hiện đang phải đương đầu với bao nhiêu chuyện không? Này nhé, tôi phải có mặt ngay bây giờ tại công ty Baltie để thương lợng cho bản hợp đồng 3 năm tiếp theo; tôi điên lên mất với những vấn đề xảy ra trong đội ngũ giám sát viên của chúng ta ở công trường Midland; rồi chuyện giao ngay số hàng theo đơn đặt cho khách". "Sếp" kết thúc bằng một câu: "George! Tôi phải đi ngay vì có hẹn. Nếu cậu muốn nói điều gì, ngày mai chúng ta sẽ thảo luận" George thất vọng ra về, và vấn đề của anh vẫn cha được giải quyết. Vị "sếp" này đă không hiểu những gì George muốn nói hoặc quá chú ý tới bản thân mình và không muốn bỏ ra một phút nào để lắng nghe người khác. Có lẽ George sẽ càng cảm thấy chán hơn sau cuộc gặp mặt trên. Hơn nữa, "sếp" đã không học được một điều gì từ George. Biết đâu vấn đề của George có liên quan tới vấn đề của công ty thì sao? Lúc ấy sự lắng nghe của "sếp" có thể sẽ giúp ích cho ông giải quyết các vấn đê của mình. Việc thấu cảm một cách hoàn toàn có thể không bao giờ đạt được, bởi một điều đơn giản là hai người không giống nhau như đúc được, người này không bao giờ có thể trở thành người kia một cách hoàn toàn, đầy đủ mọi mặt. Lắng nghe để thấu cảm đòi hỏi phải có trình độ, phải khéo léo và tế nhị. Những người bạn thân, tin tưởng lẫn nhau thường dễ dàng tự bộc lộ tình cảm của mình. Sự lắng nghe để thấu cảm càng đạt được hiệu quả, khi các thành viên bày tỏ chân tình những cảm xúc, sự tin tưởng lẫn nhau. Dưới đây là một số điểm cần chú ý: l) Bắt kịp suy nghĩ của người nói chuyện. Cố gắng hiểu được trình độ, kiến thức, định kiến, quan điểm... của họ. 2) Cố gắng không ngắt lời họ, chờ đến thời điểm thích hợp, có dấu hiệu cho phép bạn mới nói. 3) Hãy khuyến khích người nói tiếp tục câu chuyện bằng cách tỏ ra rằng bạn hiểu vấn đề của họ, thông cảm với họ.. - có thể là một cái gật đầu, một giọng nói, nụ cười, ánh mắt... 4) Tận dụng cơ hội phát biểu của bạn để biểu lộ những gì bạn hiểu về câu chuyện vừa nghe. Chính kỹ năng tổng kết vấn đề sẽ giúp bạn việc này. 5) Sử dụng các câu hỏi, câu giải thích để hiểu sâu hơn suy nghĩ của người khác. Khi người đối thoại nói: "Tôi thực sự ghét cái lão già đó". Bạn có thể thêm:" Ông ta thật chẳng thể là một con người đàng hoàng chứ hả?". Lúc đó, người nói mới thanh minh: "ồ ! Không phải ông ấy không đàng hoàng, mà ông ấy cứ yêu cầu quá nhiều lúc tôi đang bận". Câu
  10. 10 Ph¹m Thanh S¬n – Viet Anh Education Center – http://www.vietanhedu.com/ hỏi của bạn đã gợi cho người nói bộc lộ nguyên nhân sâu xa của vấn đê. Việc dùng các tữ ngữ giải thích và đặt câu hỏi ngợc lại cũng sẽ làm rõ các thắc mắc về mặt ngôn ngữ. Thông thường chúng ta có thể phải kết hợp cả cách tập trung lắng nghe và cách lắng nghe để thấu cảm. Chẳng hạn, trong lúc phỏng vấn, người phỏng vấn hẳn sẽ phải biết tư cách, kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức của ứng cử viên sẽ ảnh hưởng tới công việc Như thế nào. Tóm tắt Biết lắng nghe có hiệu quả không chỉ là một kỹ năng trong quản lý, trong kinh doanh, mà còn là một nét văn hóa cần có trong xã hội. Thái độ nhã nhặn, chú ý lắng nghe người khác nói sẽ được đối đăi trở lại với chúng ta, khi người khác cũng biết lắng nghe những gì chúng ta nói. Con người có nhu cầu, mong muốn được người khác lắng nghe mình, được đề cao và được chấp nhận. Khi chúng ta lắng nghe người khác nói là chúng ta đã thỏa mãn phần nào các nhu cầu này của họ. Chẳng phải những người bạn tốt nhất của bạn chính là những người chịu lắng nghe bạn hay sao? Do chúng ta lắng nghe vì những lý do khác nhau, cho nên có những cách lắng nghe khác nhau. Việc lắng nghe tập trung sẽ giúp chúng ta thu thập thông tin, thuyết phục và giải quyết vấn đề. Việc lắng nghe không có chủ định đòi hỏi sự tập trung hơn và giúp chúng ta thưởng thức, giải trí. Lắng nghe để thấu cảm là rất cần thiết. khi chúng ta muốn hiểu tâm tư, suy nghĩ của người khác. Con người đôi khi không bộc lộ cảm xúc thực sự của mình một cách dễ dàng hoặc chính xác, khi cảm xúc dâng cao. Biết lắng nghe, chúng ta sẽ biết cách động viên người khác tự bộc lộ cảm xúc thực sự của mình. Việc lắng nghe có thể chiếm tới l/2 thời gian trong giao tiếp Lắng nghe là một kỹ năng giao tiếp được dùng nhiều nhất, và gần bằng các kỹ năng nói, đọc và viết cộng lại. Nó là công cụ chủ yếu trong học đường, trong công việc, và là một kỹ năng tối quan trọng trong giao tế nhân sự. Lắng nghe đòi hỏi chúng ta phải thâm nhập một cách chủ động và động não vào suy nghĩ của người nói. và cố gắng hiểu mối ràng buộc khác nhau của mỗi cá nhân. Sự thấu cảm thực sự - không được nhầm lẫn với sự thông cảm - là một phẩm chất chỉ có thể có được trong quá trình luyện tập biết lắng nghe tốt sẽ giúp cho chúng ta có thể thấu hiểu được các ý tưởng, sáng tạo các ý tưởng mới, và như vậy quá trình làm việc đạt hiệu quả cao hơn. Những thói quen xấu trong lắng nghe Những người thực sự biết lắng nghe tốt thường rất ít. Phần lớn con người có một hoặc một vài thói quen xấu Dưới đây trong lắng nghe: 1. Giả vờ chú ý Chúng ta cố gắng tỏ ra chú ý lắng nghe, để đưa ra lời an ủi hoặc quả quyết với người nói. Bạn hãy thử kiểm nghiệm lại xem bạn vẫn luôn nhìn chằm chằm vào người nói, và đã bao lần bạn thực sự lắng nghe những gì họ nói? 2. Nghe qua loa tất cả các sự kiện Đặc biệt trong lớp học một số người lắng nghe tất cả các chi tiết của bài giảng, ghi chép và sau đó đi thì vẫn chẳng làm được bài . Cách lắng nghe qua loa như vậy là do người nghe chỉ biết lắng nghe như cái máy và ghi chép tất cả cũng như cái máy, mà không biết đã bỏ qua ý chính hoặc không hiểu được ý chính . Họ không biết khái quát vấn đề. 3. Buông trôi đến sao lãng
  11. 11 Ph¹m Thanh S¬n – Viet Anh Education Center – http://www.vietanhedu.com/ Mặc dù lắng nghe đòi hỏi phải tập trung rất nhiều, song hầu hết chúng ta chỉ có thể tập trung tới một giới hạn nhất dịnh. Khi sự tập trung đạt dến mức bão hòa, chúng ta có xu hướng tự nhiên muốn buông trôi, không muốn nghe nữa. Chỉ cần một tiếng động từ đâu đó phát ra cũng khiến chúng ta có đủ lý do để quay đầu đi chỗ khác, tập trung vào tiếng động đó. Tương tự, bạn cũng sẽ nhận thấy, có bao nhiêu cái đầu sẽ không tập trung vào người nói trên bục, và quay đầu về hướng một gơng mặt mới vừa xuất hiện ở cửa phòng. 4. Bình luận về cách nói chuyện hoặc bề ngoài của người nói chuyện Do nhận thức và các thành kiến của cá nhân, con người có xu hướng thích đánh giá người khác về tiêu chuẩn nói năng hoặc hình thức bên ngoài của họ. Nếu một người nào đó không đặt các tiêu chuẩn mà chúng ta đặt ra - về cách chải chuốt, ăn mặc, cách nói chuyện chúng ta có thể tự quyết định không nghe người đó nói chuyện, mà không cần biết tại sao. Thói quen này hẳn tai hại biết chừng nào, nếu như mọi người trong một hội nghị nọ chỉ không muốn lắng nghe một ông già tóc tai bù xù, áo quần sộc xệch, chân đi giày không có vớ - chứ nào biết đâu ông già đó chính là Albert einstein. 5. Bác bỏ các vấn đề với lý do chúng không được thú vị Con người có xu hướng sử dụng thuật ngữ "nói không thú vị " như là một lý do khiến họ không muốn nghe. Nếu như những lời phán quyết này lại được đưa ra ngay từ đầu mà không đợi đến lúc vấn đề đã được trình bày xong, thì thật nguy hại. Thật ra, không có vấn đề nào là vấn đề không thú vị, mà chỉ có những người không muốn quan tâm tới vấn đề đó thôi. 6. Không chịu khó lắng nghe Ngày nay, các kỹ thuật tiên tiến đã khiến cho nhiều người không còn phải khó khăn nữa khi muốn nghe một điều gì. Nhiều người chỉ cần ngồi tại chỗ điều khiển âm l ợng của ti vi, nghe toàn những âm thanh cảm thấy hợp với mình . Họ dần dần không còn khả năng chịu khó lắng nghe để tìm ra một vấn đề và sinh ra thói quen tự buông xuôi, xao lãng khi người khác nói chuyện. Như bạn có thể nhận thấy các thói quen xấu trong lắng nghe này là sự phản ánh tính bất cần và tính tự đề cao bản thân của người nghe. Phần lớn các thói quen xấu trong lắng nghe này cũng là lý do làm cho chúng ta thất bại khi lắng nghe. Sự kết hợp các thói quen xấu này với sự khác nhau trong khả năng tiếp nhận thông tin của mỗi người cho chúng ta thấy việc lắng nghe đóng một vai trò quan trọng Như thế nào trong giao tiếp. Trung bình một người thuyết trình viên có thể nói từ 125 tới 150 từ/l phút, một người được giáo dục tốt có thể đọc nhanh gấp 2 đến 3 lần tốc độ này. Người nghe có thể xử lý thông tin nhanh gấp 2 hoặc 3 lần tốc độ đọc của người truyền tin. Hơn nữa, con người có thể suy nghĩ nhanh hơn từ 10 tới 20 lần so với họ nói. Tuy tốc độ truyền tin của người nói không nhanh bằng khả năng tiếp nhận của chúng ta, song việc lắng nghe không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực về tinh thần, mà còn cả sự nỗ lực về thể xác thông qua hệ thần kinh của chúng ta. Như vậy, các vấn đề nảy sinh trong quá trình nói - nghe có thể được trình bày như sơ đồ sau: 7. Những cản trở Sự xao lãng Cảm nhận tiêu cực về đề tài Chỉ nghĩ về mình Người nói Người nghe Cảm nhận tiêu cực về người nói Sự khác nhau về tốc độ truyền và nhận tin.
  12. 12 Ph¹m Thanh S¬n – Viet Anh Education Center – http://www.vietanhedu.com/ Lắng nghe và tầm quan trọng của nó Một trong những nghiên cứu thường được nhắc đến nhiều nhất về thực hành giao tiếp đã được Paul Rankin tiến hành cách đây khoảng 60 năm. Suốt 2 tháng liền, 68 người thuộc nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau đã được yêu cầu cho ghi âm và phỏng vấn. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu xem nhóm người này đã dành bao nhiêu thời gian cho việc nói, nghe, đọc và viết. Trong tổng số thời gian dành cho giao tiếp - khoảng 70% thời gian họ thức - các đối tượng đã dành 45% cho lắng nghe, 55% cho 3 kỹ năng còn lại (viết, đọc và nói) . Gần một nửa thời gian giao tiếp của họ đã được dành cho việc lắng nghe. Đây là một trong những kỹ năng mà chúng ta ít chú ý tới trong các khóa học chính thức. Rõ ràng, chúng ta đã quan tâm một phần nhỏ tới kỹ năng này. Như vậy, con người dùng khoảng 45% thời gian giao tiếp để nghe, nhng một người nghe bình thường cũng hiểu và nhớ chừng l/2 những gì được nói ra ngay sau khi trình bày, và trong vòng 48 giờ thì mức này giảm xuống còn 22%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy số năm huấn luyện kỹ năng lắng nghe là "0", trong khi đó c ờng độ sử dụng kỹ năng này trong cuộc sống là rất nhiều (xem bảng sau) . Huấn luyện các kỹ năng giao tiếp (người bình thường) Các kỹ năng Số năm huấn luyện Khả năng ứng dụng Viết 14 ít Đọc 8 Thỉnh thoảng Nói 1 Khá nhiều Nghe 0 Rất nhiều Số liệu trên cho thấy nghe là một trong những kỹ năng quan trọng sống còn của quá trình giao tiếp. Nó giúp các nhà quản lý xác định được những nhu cầu, những vấn đề, tâm trạng hoặc mức độ quan tâm của nhân viên. Qua nhiều năm kỹ năng này đã được xem là một điều kiện cần thiết, và được đào tạo một cách chính qui. Nhiều tổ chức kinh tế đã chú ý tới vấn đề này. Nghệ thuật đàm phán - Lập kế hoạch: Bạn phải chuẩn bị một cách kỹ càng, nếu chuẩn bị càng ít thì bạn càng ở thế bất lợi. - Các mục tiêu: Cố gắng cân nhắc đến mục tiêu lâu dài và ra quyết định dựa trên các mục tiêu đó vì vậy bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong khi đàm phán. - Các giới hạn: Biết những giới hạn đàm phán của phía bạn và lý do của những giới hạn đó sẽ giúp bạn đàm phán tự tin và thoải mái hơn. - Chiến lược: Lập kế hoạch chiến lược đàm phán kỹ lỡng, cân nhắc đến cá tính và vị trí của đối tác, kể cả những điểm mạnh và điểm yếu của phía bạn. Kỹ thuật - Mối quan hệ tốt: Cố gắng xây dựng một mối quan hệ tốt về phía bên kia ngay từ khi gặp mặt.
  13. 13 Ph¹m Thanh S¬n – Viet Anh Education Center – http://www.vietanhedu.com/ - Các thông số: Khẳng định lại chủ đề/ hay mục đích của cuộc đàm phán ngay từ ban đầu và cố gắng thiết lập những điểm chung và xác định những điểm có thể đối đầu Trước khi bạn bước sang giai đoạn thoả thuận buôn bán. - Lắng nghe: Hãy chăm chú lắng nghe tất cả các chi tiết của cuộc đàm phán. - Thái độ: Có thái độ xây dựng , đối xử với phía bên kia một cách nhạy cảm và tế nhị. cuộc đàm phán. - Phương pháp tiếp cận: Ghi nhớ các mục tiêu của mình, điều này sẽ giúp bạn tập trung vào các điểm trọng tâm của bạn. Cố gắng hạn chế đưa ra những điểm tranh chấp mới trong suốt thời gian đàm phán. - Linh hoạt: Sẵn sàng cân nhắc những phương án lựa chọn của mình và cố gắng đưa ra các gợi ý sáng tạo để giải quyết bất kỳ vớng mắc nào. Sẵn sàng nhợng bộ và cố gắng đi đến thoả hiệp trong phạm vi cho phép. - Xem xét: Tóm tắt và xem xét lại tiến bộ của bạn mỗi khi chuyển ý trong quá trình đàm phán. - Thống nhất: Khi bạn đạt được thoả thuận, hãy chốt lại một cách dứt khoát rõ ràng, khẳng định lại một cách chính xác những gì mà hai bên đã nhất trí, kể cả những khía cạnh hoặc vấn đề mà hai bên cần phải thảo luận. - Xác nhận: Sau khi đàm phán, viết biên bản khẳng định những điểm hai bên đồng ý trong cuộc đàm phán và phải nêu rõ các điểm trọng tâm. Ngôn ngữ - Đơn giản: Sử dụng ngôn ngữ đơn giản và rõ ràng, sử dụng các câu chữ ngắn gọn; không nên sử dụng câu chữ khó hiểu. - Rõ ràng: Đừng ngần ngại hỏi lại những vấn đề mà bạn cha hiểu rõ. Đây là điều vô cùng quan trọng để tránh những hiểu lầm mà có thể làm cản trở thành công của cuộc đàm phán. Bảy nguyên tắc trong trao đổi kinh doanh 1. Bắt đầu ngay: Cố gắng thu hút sự chú ý của người nghe trong 30 giây đầu tiên. Nêu ra những kết quả mà họ muốn nghe hoặc đưa ra một thách thức mà họ không ngờ Trước, hoặc đơn giản là nói lý do tại sao họ phải quan tâm đến vấn đề này. 2. Ngắn gọn và đơn giản: Giả sử người nghe rất bận rộn và họ đang phải suy nghĩ nhiều vấn đề. Hãy đa thông tin một cách ngắn gọn và dễ nắm bắt ngay cả khi đó là một vấn đề rất rắc rối. 3. Nêu lên những điểm quan trọng: Để hoàn chỉnh nội dung thông tin, hãy cố gắng tìm ra những điểm quan trọng nhng đừng vượt quá 6. Hãy thông báo những điểm quan trọng này càng sớm càng tốt. 4. Đưa ra slogan dễ nhớ: Hãy giúp người nghe nhớ đến thông tin của bạn bằng cách tìm ra slogan ngắn Dưới 10 từ thể hiện được nội dung thông tin. Hãy viết ra khoảng 5 đến 10 slogan Trước khi chọn lấy một câu tối ưu. Hãy đề cập đến slogan lúc bắt đầu trình bày và lặp lại nó khi kết thúc. 5. Kêu gọi hành động: Mục đích của việc trao đổi là để hướng dẫn người nghe làm một cái gì đó như mua hàng, ký kết hợp đồng... Hãy chắc chắn rằng những điểm quan trọng mà bạn đã nhấn mạnh sẽ hướng người nghe đến quyết định như mong muốn. Khi kết thúc, hãy chỉ ra lý do tại sao bạn tự tin về nội dung mình vừa nói và yêu cầu họ thực hiện quyết định.
  14. 14 Ph¹m Thanh S¬n – Viet Anh Education Center – http://www.vietanhedu.com/ 6. Lập kế hoạch: Trước khi tiến hành trao đổi hãy lập kế hoạch cụ thể bao gồm những nội dung chính. Hãy dùng kế hoạch này để kiểm tra phương pháp của bạn, để thu thập thêm thông tin và tạo lòng tự tin. 7. Triển vọng: Hãy tìm hiểu kỹ càng người nghe. Phải biết họ đang suy nghĩ gì, những điều mà họ quan tâm và những áp lực họ đang phải đối phó. Sau đó, xem xét là nội dung công việc kinh doanh mà bạn định trao đổi trên cơ sở triển vọng tư ơng lại của người nghe. Nếu bạn thấy không phù hợp thì hãy lựa chọn một công việc khác. Nghệ thuật giao dịch Các nhà kinh doanh luôn nắm giữ một trong những vị trí quan trọng nhất của công ty. Họ là những người có thu nhập cao nhất, vì trực tiếp đem lại lợi nhuận cho công ty, tạo ra và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Vì vậy, thành tích trong kinh doanh chính là tiền đề để bạn bước chân vào vị trí lãnh đạo. Không có một công thức cụ thể rõ ràng nào để bạn có thể áp dụng với mong muốn: trở thành một nhà kinh doanh giỏi và thành đạt. Mọi kỹ thuật kinh doanh trên thế giới đều không thể thay thế được óc nhạy cảm và sự nhanh nhạy của chính bạn - Nhà kinh doanh. Thế nhng, chìa khoá thành công thực sự trong kinh doanh là khả năng giao dịch với khách hàng, lắng nghe nhu cầu và giải quyết các vấn đề, nguyện vọng của họ. Ấn tượng đầu tiên Tạo được ấn tượng ban đầu luôn là một việc rất quan trọng. Trên thực tế, không thiếu những trường hợp mới chỉ gặp, nhìn qua tác phong của họ bạn đã không muốn tiếp tục câu chuyện nữa. Diện mạo bề ngoài hoàn hảo khiến mọi người nghĩ ngay bạn là một người thạo việc, làm ăn chu tất, đàng hoàng và đại diện một công ty lớn, uy tín, có sản phẩm chất lợng cao. 1. Luôn xuất hiện Trước khách hàng với nụ cười rạng rỡ trên môi. Đừng quên rằng, nụ cười đi Trước bao giờ cũng là một tín hiệu tốt lành. 2. Mái tóc gọn gàng, quần áo phẳng phiu, tơm tất. Không đeo hoa tai rờm rà, sặc sỡ hay lủng lẳng. Nếu thích nữ trang, có thể đeo một dây chuyền hay một vật sáng ở cổ để thu hút sự chú ý của khách hàng vào khuôn mặt bạn. 3. Khi gặp gỡ khách hàng không nên đeo kính dâm hay bút Trước cổ áo, trên mặt hoặc trên đỉnh đầu. 4. Luôn tỏ ra đĩnh đạc, tự tin khi bước vào phòng, cho dù bạn cha từng đến đó. Đứng thẳng lng và vai, luôn mỉm cười, nhớ sách cặp sang tay trái để tay phải sẵn sàng bắt tay người khác. 5. Không bao giờ vừa bước đi vừa chìa danh thiếp ra. Chỉ sau khi đã ngồi xuống mới đặt danh thiếp lên bàn. 6. Những lời nói đầu tiên của bạn luôn cần có từ "cám ơn". Chẳng hạn trong những tình huống: cám ơn khách hàng đã dành thời gian quý báu của họ để tiếp bạn, để thấy bạn rất hân hạnh được gặp họ. Có thể bày tỏ rằng bạn chờ đợi giây phút gặp gỡ này từ rất lâu... Gặp gỡ khách hàng • Khi đã hẹn bạn phải luôn luôn đúng giờ. Nếu bận đột xuất, hãy gọi điện thoại cho khách hàng ít nhất là một ngày để sắp xếp lại. Không nên chỉ thông báo Trước giờ hẹn 30 phút.
  15. 15 Ph¹m Thanh S¬n – Viet Anh Education Center – http://www.vietanhedu.com/ • Phong cách lịch thiệp của bạn thể hiện ngay từ ngoài phòng tiếp tân. Bạn hãy lịch sự với nhân viên tiếp tân. Không quẳng áo khoác hay túi sách lên những chiếc ghế khác. Khi đọc xong báo chí nhớ xếp ngay ngắn ở chỗ cũ, không bỏ lại trên ghế. • Không làm mất thời gian của khách hàng. Nếu giao dịch với khách hàng mới, nên cẩn thận những thông tin cần thiết cũng như danh sách các câu hỏi mà bạn tư hắc mắc. Còn nếu đó là khách hàng quen, bạn cũng phải ghi nhớ và sắp xếp Trước những đề nghị mà mình muốn đưa ra. • Bạn phải luôn chứng minh được mình là người thành thạo và có kinh nghiệm trong công việc. Vì vậy hãy mạnh dạn và tự tin, nói năng lu loát, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc những thông tin bạn muốn truyền đạt: Lời nói cũng như cử chỉ của bạn cho thấy sự hiện diện của bạn là quan trọng. • Luôn tỏ ra thành thật chú ý tới các mối quan tâm của khách hàng. Dành thời gian trình bày cho họ thấy sản phẩm có lợi cho họ Như thế nào và tóm tắt các u điểm so với các sản phẩm cạnh tranh. • Tôn trọng sự riêng tư của khách hàng, không bình phẩm về những đối tác khác mà bạn không biết chắc rằng khách hàng cũng đang quan tâm. • Tập trung vào công việc, chú tâm mời chào, tranh thủ đạt mục đích, kết thúc thương vụ và ra về. Không nên nán lại khi khách hàng đang bận rộn. Trở về văn phòng • Khi trở về văn phòng sau cuộc gặp gỡ, bạn nhớ viết th cảm ơn họ đã giành thời gian cho bạn. Bày tỏ rằng bạn rất thích thú về cuộc gặp gỡ đó và mong muốn tiếp tục quan hệ hợp tác lâu dài trong tương lai. Bạn đừng quên đính kèm thoe tất cả các thông tin mà bạn hứa sẽ cung cấp cho họ cho họ, chẳng hạn như bảng chào giá, tờ bớm giớ thiệu sản phẩm, ... • Cập nhật hoá các thông tin. Lu giữ một bản ghi nhớ về khách hàng của bạn như: th ký của họ, thế mạnh của họ trong kinh doanh, nhận xét gặp mặt cũng như thái độ của khách hàng,... Những thông tin này sẽ giúp bạn tạo được ấn tư ợng trong những lần gặp gỡ tiếp theo. • Kiểm tra đơn đặt hàng có đáp ứng kịp thời và chính xác nhu cầu của khách hàng không, nhất là khi đi giao dịch với khách hàng mới. • Luôn tổng kết ngày làm việc của mình. Tìm những điểm mạnh và điểm yếu của bạn, rút ra kinh nghiệm để ngày mai làm việc hiệu quả và thu được nhiều lợi nhuận hơn. Tự giới thiệu qua điện thoại hay tiếp xúc trực tiếp Đây là khâu khó nhất đối với bất kỳ nhân viên bán hàng nào và cũng là thử thách lớn nhất trong kinh doanh mà bạn phải vượt qua. Nếu bạn bị từ chối chín lần và đến lần thứ mời bạn gặp được khách hàng thì bạn vẫn có cơ hội thành công. • Qua điện thoại, giọng nói của bạn phải tơi vui và có sức thuyết phục. Hãy tạo lý do để người nói chuyện muốn gặp bạn như đã hẹn. • Khi đến gặp trực tiếp, cần gọi điện báo Trước. Các doanh nhân bận rộn có thể rất bực mình khi có một cô bán hàng lạ hoắc chen vào thời gian biểu của họ và muốn họ bỏ hết công việc để ngồi nghe bạn trình bày về một loại máy móc đời mới nào đó. • Luôn cám ơn khách hàng đã dành thời gian để tiếp mình. Xin lỗi nếu bạn vô tình làm họ gián đoạn một công việc gì đó, và hỏi xem bạn có thể gọi lại sau hay không.
  16. 16 Ph¹m Thanh S¬n – Viet Anh Education Center – http://www.vietanhedu.com/ • Tập cách đối phó một cách khéo léo với những lời từ chối. Đừng nghĩ rằng người ta từ chối cá nhân bạn mà tự ái, họ chỉ từ chối nhân viên bán hàng nói chung. • Biết ứng xử thật khôn ngoan khi đối diện với khách hàng khó tình và xử lý tình huống thật nhạy bén. • Bạn không nên coi nhân viên tiếp tân hay th ký là những người không quan trọng. Đừng ngần ngại cung cấp họ tên bạn, tên và địa chỉ công ty. • Đừng bao giờ quên nói "Xin vui lòng", "Cám ơn". Luôn xưng danh công ty khi mời chào sản phẩm và ứng xử thật tế nhị, ý tứ vì có thể bạn sẽ làm người tiêu dùng bực mình khi họ chẳng hề quan tâm đến sản phẩm của bạn. Năm bí quyết giúp bạn luôn tươi trẻ Bí quyết của một sức khoẻ tốt là gì? Là những gen khoẻ mạnh và phải tránh xa những tác nhân gây hại (nh rợu, thuốc lá). Nhng không chỉ có thế. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng: những thói quen cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn. Dưới đây là 5 bí quyết bạn có thể áp dụng để giúp cho cơ thể khỏe mạnh trẻ trung và sống lâu hơn. 1/ Chớ bao giờ tức giận. Hãy tạo ra tình yêu chứ không phải chiến tranh. Những mối quan hệ hạnh phúc có thể làm bạn trở thành một người khỏe mạnh. 2/ Đừng tự thu mình trong vỏ ốc. Nên tạo dựng cho mình những mối quan hệ rộng rãi. 3/ Không xem thường giấc ngủ. Một giấc ngủ vừa phải, từ 7 đến 9 giờ một đêm có thể làm bạn tươi trẻ và dễ chịu hẳn lên. Ngủ quá ít sẽ làm cho bạn mệt mỏi, cáu kỉnh và thiếu nhiệt tình trong công việc. 4/ Hãy lắng nghe cơ thể mình. Điều này có nghĩa là bạn không được bỏ qua bất kỳ triệu chứng, dấu hiệu khác lạ nào trên cơ thể mình. Đừng chủ quan nhé! Đặc biệt đối với phụ nữ bệnh ung th vú được phát hiện sớm thì hoàn toàn có khả năng khống chế được. 5/ Đừng có cầu toàn. Mọi việc đều không thể tròn trịa như ước muốn của bạn được. Nếu không hài lòng với công việc bạn sẽ cảm thấy căng thẳng và mệt mỏi. Văn hóa thiệp chúc mừng Tặng thiệp đã trở thành một thói quen tao nhã, lịch sự không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân thành phố. Vào những dịp sinh nhật, Tết, lễ người ta tặng thiệp cho nhau đã đành nhng giờ đây đầy tháng, thôi nôi, thợng thọ, tân gia... thậm chí cám ơn, xin lỗi cũng dùng đến thiệp. Có thể nói rằng bất cứ tình huống nào cũng có thể dùng thiệp để thay lời. Thành phố Trước nhu cầu này đã hình thành những khu bán thiệp rất sôi động như: Bu điện quận 5, Nhà thờ Đức Bà, Ngô Gia Tự, Bà Chiểu... Đặc biệt nữa, một số bạn trẻ tìm tới những "thợ" làm thiệp thủ công để có được một tấm thiệp "không giống ai". Tất nhiên yêu cầu càng lớn thì giá cả càng cao. Ngày nay đã có không ít người muốn tự tay mình "thiết kế" thiệp để tặng người thân. Với những tấm thiệp này, dờng như ý nghĩa và giá trị tinh thần trở nên cao hơn. Vài năm gần đây nhiều công ty thiết kế quảng cáo có hẳn một bộ phận chuyên thiết kế thiệp chúc mừng tạo nên một thị trường thiệp đa dạng. Công ty Mỹ thuật ứng dụng Kiến Vàng được biết tới là một công ty chuyên sản xuất thiệp được đông đảo khách hàng trong và ngoài nước biết tới. Mới đây Kiến Vàng vừa tổ chức một cuộc triển lãm thiệp đầy ấn tượng tại tòa nhà Metropolitan. Cuộc triển lãm đã tạo cho người xem cảm giác đây là một cuộc trng bày đầy tính nghệ thuật. Với cách sắp xếp, minh họa độc đáo, tác giả đã làm
  17. 17 Ph¹m Thanh S¬n – Viet Anh Education Center – http://www.vietanhedu.com/ nổi bật các chủ đề của thiệp. Chủ đề người mẹ là hình ảnh đôi quang gánh tảo tần. Lẫn trong đám rau xanh là những tấm thiệp với dòng chữ "Mẹ yêu", "Kính mẹ"... Với chủ đề người phụ nữ Việt Nam, tác giả chọn hình ảnh chiếc nón lá dân tộc và đặt bên trong những tấm thiệp đầy hình tư ợng (hình một chú chim đang tha những sợi rơm về xây tổ, hay hình những đóa hồng tơi thắm rực rỡ)... Ngày Nhà giáo Việt Nam là hình ảnh một ngọn đèn dầu, cuốn giáo án, cây viết và một tấm bảng đen còn nguyên hàng phấn trắng "tiên học lễ hậu học văn". Với một lời xin lỗi thì hình ảnh một chiếc bình vỡ ngụ ý rất nhiều... Lại sắp tới một mùa Noel, mùa Tết, lễ tình nhân, giới làm thiệp đang bắt đầu cho một cuộc chạy đua mới. Từng nhóm sinh viên Trường Mỹ thuật, Kiến trúc và một số bạn trẻ khéo tay muốn có thêm thu nhập bằng hình thức kinh doanh thiệp. Các bạn thiết kế thiệp qua vi tính sau đó phối hợp với các vật liệu có sẵn trên thị trường như hoa khô, cờm, ruy- băng... để tạo ra những sản phẩm giới thiệu đến khách hàng. Công ty Kiến Vàng có hẳn một trang Web cung cấp thiệp miễn phí cho khách hàng dùng gởi tặng nhau trên mạng và một trang Web để bán thiệp, khách hàng chỉ việc ngồi nhà vào mạng điền tên và địa chỉ của mình cũng như địa chỉ của người thân mình muốn tặng thiệp với những lời chúc sẽ có nhân viên Công ty Kiến Vàng mang thiệp đế tận nơi sau đó mới quay lại lấy tiền mà giá không hề thay đổi so với giá thiệp bán ở thị trường. Mùa thiệp mới đang hứa hẹn nhiều điều thú vị. Hãy chứng tỏ năng lực và sự cầu tiến của mình Thực tế cho thấy trên đường tìm việc, nhiều bạn có kiến thức,chuyên môn nhng vẫn "rớt đài" ngay từ lần phỏng vấn đầu tiên. Nguyên nhân là do các bạn thiếu kinh nghiệm trả lời phỏng vấn và không tạo được ấn tượng đối với nhà tuyển dụng. Mục Lao động - Việc làm xin mách bạn vài cách trả lời khi gặp những câu hỏi phỏng vấn khó. Biết bạn đã có "thâm niên" làm việc ở một vài nơi, trong khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường đưa ra câu hỏi: "Vì sao anh( chị) lại thay đổi chỗ làm việc?".Đây là một câu hỏi xem ra đơn giản nhng nếu không biết cách trả lời, bạn dễ bị đánh rớt đấy. Bởi lẽ, qua câu hỏi này họ muốn tìm hiểu động cơ thay đổi chỗ làm việc của bạn và lý do bạn chọn đến với công ty của họ.Tốt nhất, bạn nên trả lời thẳng thắn và chân thật nguyên do phải chuyển đổi chỗ làm việc của mình, không nên trả lời chung chung. Bạn cũng nên tránh nói nhiều đến những điểm không tốt của công ty cũ mà chỉ trình bày ngắn gọn về những trở ngại như công việc cũ không phù hợp, ít cơ hội để chứng tỏ khả năng của mình, thiếu điều kiện để học tập nâng cao kiến thức, chuyên môn... Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên nhấn mạnh "cái được" khi làm ở công ty cũ là đã tích lũy được kinh nghiệm, hiểu biết thêm về lĩnh vực X hoặc Y gì đó. Để tạo ấn tượng đối với nhà tuyển dụng ngay từ phút ban đầu, bạn nên khẳng định rằng: Tôi rất thích vị trí công việc mới ở công ty. Tôi hy vọng nơi đây tôi sẽ có nhiều cơ hội tốt và có thể chứng tỏ được khả năng của mình. Nếu nhà tuyển dụng hỏi: "Trong vài năm nữa( anh, chị) muốn vị trí công việc của mình Như thế nào?", thì bạn nên trình bày dự định thăng tiến của mình ở vị trí mà bạn đang xin vào. Bạn hãy thể hiện sự tự tin và khả năng thăng tiến của mình trong tương lai bằng cách vạch rõ kế hoạch, quyết tâm đạt được mục đích đã đề ra. Nhằm thuyết phục nhà tuyển dụng, bạn cần giới thiệu sơ qua u điểm của mình và một vài thành tích mà bạn đã đạt được Trước đó. Cụ thể như: tôi có đủ kiên nhẫn và mềm dẻo để làm việc với bất kỳ ai. Tôi luôn quan tâm đến hiệu quả công việc và sẵn sàng làm mọi việc vì sự phát triển, đi lên của công ty...
  18. 18 Ph¹m Thanh S¬n – Viet Anh Education Center – http://www.vietanhedu.com/ Để tâm hồn được bình yên Trong tình trạng ngày càng bị o ép giữa nhu cầu công việc hoàn cảnh gia đình và bối cảnh xã hội, phụ nữ hiện đại hầu như không thể "mở mắt" ra được vì hàng núi công việc chồng chất lên vai. Hậu quả là họ không còn thời gian để chăm sóc cho bản thân mình - một nhu cầu chính đáng để bảo vệ sức khoẻ và làm đẹp, như hình ảnh muôn đời mà người phụ nữ nào cũng cần có. Vì vậy dù có bận rộn đến đâu, bạn cũng nên "nhín" ra ít nhất 20 phút/ngày để chăm chút lại cho chính mình. Hãy tập hít thở sâu: Mỗi khi đầu óc căng lên, cơ thể bải hoải, rã rợi, bạn hãy tạm ngồi xuống một nơi yên tĩnh, đếm ngợc từ 30 đến 1. Hãy hít thật sâu, thở ra nhè nhẹ, để tâm hồn thả lỏng như một đứa trẻ, bạn sẽ cảm thấy thật dễ chịu và không phải tốn thêm tiền để mua thuốc giảm đau hay an thần gì cả. Hãy đánh giá đúng cuộc sống với những thử thách của nó! Hãy tự nhủ rằng: Cuộc sống thật vô cùng quý giá nhng cuộc sống cũng có bao niềm vui, nỗi buồn sự khao khát, nỗi đau khổ với bao cung bậc giáng trầm. Không ai có thể lựa chọn cho mình một cuộc sống tuyệt đối không có streess vì đấy là điều phi thực tế, và là sự không hoàn hảo của một lối sống luôn trốn tránh hiện thực. Thay vì luôn dằn vặt bản thân vì không thể uốn nắn tất cả các sự việc diễn ra theo ý muốn chủ quan của mình, bạn hãy học cách chấp nhận trong một chừng mực có thể, và bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Richard Carlson, tác giả cuốn truyện Đừng đổ mồ hôi vì những chuyện vặt vãnh, đã khuyên chúng ta: Đem lại niềm vui cho người khác là một chiến thuật chống strees hữu hiệu. Thế giới của riêng mình bạn thật nhỏ bé, và hãy tìm cách hướng sự chú ý từ bản thân sang mối quan tâm dành cho mọi người. Trong cuộc đời của mỗi ng ời, ai cũng có nỗi khổ, những niềm trăn trở, dằn vặt. Hãy hoà chung "cái tôi" trong "cái chúng ta", bạn sẽ thấy nỗi bất hạnh của mình là chuyện nhỏ! Streess là nỗi sợ hãi thực sự, là sự phản ứng với môi trường tác động khiến sinh ra những cảm xúc và suy nghĩ căng thẳng: "điều này thật quá sức chịu đựng của tôi! Tôi chỉ muốn buông xuôi và giã từ cuộc đời này!" Lousise Hay - tác giả cuốn Bạn có thể chữa lành vết thương cuộc sống và Những người phụ nữ mạnh mẽ đã khuyên: Khi bị đối đầu với những tâm trạng bất định, "không bến bờ neo đậu" như vậy, bạn hãy nghĩ rằng không có cái xấu, không có nỗi buồn nào tồn tại mãi mãi, nhất định bạn sẽ gặp điều tốt đẹp trong tương lai. Đừng giày vò bộ não bé nhỏ của bạn thêm nữa! Hãy cho nó những giây phút yên tĩnh và th giãn: nghe một bản nhạc êm dịu, tỉa cỏ, làm vờn, ngắm hoa và hòa mình trong sự trong trẻo thanh bình của thiên nhiên. Trong nhiều trường hợp, bạn là người tự "mua" lấy các nỗi khổ và vấn đề rắc rối cho mình. Trong mắt bạn, đôi khi những mối lo vặt vãnh lại trở thành một gánh nặng đau khổ vì sự phân tích sai thực tế và những tưởng tượng mông lung. Hãy là người tin tưởng lâu bền vào sự liên hệ chặt chẽ giữa một tâm hồn thanh bình và một thể xác khỏe mạnh. Hãy đương đầu với stress bằng cách thay đổi nhân sinh quan và phong cách sống theo chiều hướng tích cực hơn. - Mỗi khi cơn stress làm bạn quỵ ngã, hãy cố gắng gợng đứng lên để nhanh chóng cắt đứt những buồn phiền, bi lụy. Nếu như suốt ngày bạn cứ nằm vùi trong gối, ngồi gục đầu bên ly rợu, chai bia hay dợc phẩm kích thích để "quên đi bao nỗi u phiền cuộc đời" thì e rằng bạn sẽ càng chuốc thêm sự đau khổ, buồn chán trong cái vòng lẩn quẩn không dứt. Hãy mạnh dạn "quẳng gánh lo đi mà sống", hãy hoà trở lại vào cuộc sống xã hội thường ngày với vòng quay muôn thuở của nó!
  19. 19 Ph¹m Thanh S¬n – Viet Anh Education Center – http://www.vietanhedu.com/ 6 phương pháp để đẩy lùi sự nhút nhát Hễ gặp người lạ là bạn mắc cỡ đỏ bừng cả mặt, đứng Trước đám đông là bạn "cứng" lỡi không thốt nên lời... Xin mách bạn 6 phương pháp để nói lời chia tay với "chú thỏ đế". 1) Hãy nhớ rằng bạn không phải là người nhút nhátư duy nhất trên đời: Đối với những người nhút nhát, bạn không thể "trông mặt mà bắt hình dong". Thật vậy, có nhiều người bề ngoài tỏ ra rất thản nhiên, nhng trong lòng lại đang "run như cầy sấy". Bạn hãy tự nhủ đều đó trong đầu khi tiếp xúc với những người lạ, bạn sẽ thấy đỡ bối rối hơn khi tiếp cận với họ. Ngoài ra, đặt mình vào thế chủ động cũng giúp bạn tự tin hơn. Thay vì chờ người khác đến làm quen với mình, tại sao bạn không chủ động mĩm cười làm quen với họ ? Thái độ "co mình" của bạn, có thể khiến cho người khác đâm ra e dè không dám tiếp xúc với bạn, đều đó càng làm cho bạn rút sâu thêm vào "vỏ ốc". Do đó, hãy cố gắng chủ động hơn trong giao tiếp. Bạn cũng nên tham gia vào các đội, nhóm, đoàn thể để học cách hòa đồng với đám đông. 2) Khuyến khích bản thân mình tự tin hơn nữa: Hãy đặt mình vào những hoàn cảnh mà bạn biết chắc chắn là mình sẽ thành công. Rất đơn giản, chẳng hạn như bạn luôn bối rối khi ở bên cạnh những người cùng lứa tuổi, nhng khi ở giữa trẻ nhỏ thì bạn lại trở nên vui tơi hoạt bát. Vậy bạn có thể làm một gia s giúp bọn trẻ học thêm, hoặc đóng vai một chú hề dễ thương giữa bọn trẻ. Bạn sẽ ngạc nhiên vì không ngờ mình nhanh chóng trở nên tự tin hơn, và dễ dàng vượt qua những nỗi e ngại Trước kia. 3) Luyện tập những động tác đơn giản chống lại sự nhút nhát: Những người nhút nhát thường cúi gằm mặt khi đi lại, tránh nhìn vào mắt người khác. Nhất quyết phải phá vỡ thói quen đó đi, cố gắng nhìn thẳng vào mọi người, và đừng quay mặt cđi né tránh ánh mắt của người khác. Điều này không khó đến mức như bạn vẫn nghĩ đâu, hãy tưởng tượng như bạn đang ở giữa bạn bè cho đến lúc bạn cảm thấy thật sự thoải mái. Ngoài việc "giao tiếp bằng mắt", bạn cũng nên nở một nụ cười thân thiện. Chẳng bao lâu, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng bắt chuyện với người khác. Hãy bắt đầu bằng những câu chuyện nho nhỏ có nội dung nhẹ nhàng, rồi câu chuyện sẽ tự nó tiến triển một cách tự nhiên. Bạn có thể chuẩn bị sẵn một vài câu chuyện vui, hoặc những câu hỏi mà người ta không thể trả lời gọn lỏn "Có" hoặc "Không". Sự chuẩn bị này sẽ giúp bạn không bị rơi vào trường hợp chẳng biết nói gì, khiến câu chuyện đứt ngang luôn. 4) Hãy bắt đầu ở nơi nào bạn cảm thấy thoải mái nhất: Nếu những buổi tiệc linh đình làm bạn phát hoảng lên và chẳng dám tiếp xúc với ai, vậy hãy bắt đầu bằng những buổi tiệc nho nhỏ trong không khí thân mật hơn, chẳng hạn như tiệc sinh nhật tại nhà. Hãy xem đó là bước khởi động, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn và dần dần có thể hòa nhập với mọi người, khi tham dự vào những sự kiện lớn. 5) Tìm sự giúp đỡ của một người bạn thân: Để đẩy lùi sự nhút nhát thì có hai người vẫn tốt hơn là một người. Khi có người bạn thân ở bên cạnh hỗ trợ, bạn sẽ thấy đỡ "run" hơn. Nếu bạn mất bình tĩnh khi đứng Trước đám đông, hãy tưởng tượng như xung quanh không có ai, chỉ có bạn và người bạn thân. Nhờ đó, bạn sẽ bình tĩnh trở lại và có thể hòa nhập vào đám đông. Nếu người bạn thân có tính tình thân thiện, cởi mở, thì càng giúp ích nhiều cho bạn. 6) Phải thoát khỏi chiếc "vỏ ốc": Những người nhút nhát thường có khuynh hướng gắn bó với những gì quen thuộc và an toàn, họ rất sợ phải dấn thân vào những hoàn cảnh mới. Hãy cố gắng tham gia vào các
  20. 20 Ph¹m Thanh S¬n – Viet Anh Education Center – http://www.vietanhedu.com/ hoạt động ngoại khóa ở trường học, hoặc tham gia công tác xã hội. Lúc đó, bạn sẽ ở trong tình huống bắt buộc phải giao tiếp với những người lạ. Thay vì "co rúm lại", hãy bắt đầu bằng cách đơn giản là hỏi thăm tên tuổi, trường lớp, cơ quan của những người bạn mới. Rất dể dàng, nhng nhiều khi lại đem đến những kết quả còn hơn cả sự mong đợi. Bà con xa không bằng láng giềng gần Ai cũng thuộc làu phương châm ”Bà con xa không bằng láng giềng gần“ nhng thỉnh thoảng trong cuộc sống thường ngày vẫn diễn ra những ”cuộc chiến“... Nhà anh N.V.T và nhà anh T.V.L cùng nằm trong một con hẻm nhỏ thuộc P.16, Q.10, TP Hồ Chí Minh, lại cách nhau có... bức tờng. Thuở nhỏ lại là bạn rất thân với nhau, nên khi nhà bên này có chuyện vui, bên kia được mời chia sẻ; bên kia có chuyện buồn, bên này nhanh chóng đến chia sớt nỗi đau. Bà con ai cũng cứ tưởng cả hai gia đình là một, nhng rồi những ”hậu bối“ ra đời, và những xích mích không đáng có đã xảy ra giữa hai gia đình. Từ chuyện trẻ con giành đồ chơi xô nhau té ngã làm hai người cha bơu đầu sứt trán một trận vì bênh con và thế là những chuyện ”trả thù nguội“ bắt đầu. Biết nhà anh L. có trộm, T. chẳng những không hô hoán, giúp đỡ mà sáng hôm sau đi kể với mọi người rằng nhà L. mới mất một chiếc xe Dream. Đến lúc thằng bé con T. chạy nhảy bị té gãy tay ngay Trước cửa nhà L. đau quá bất tỉnh, vợ L. thấy cũng chỉ nói trỏng ”con ai mất dạy té gãy tay kìa...“ rồi tỉnh rụi đứng nhìn cho đến khi vợ anh T. chạy ra. Cha kể ”chiến tranh miệng“giữa hai gia đình bùng nổ... từ rác Trước nhà, từ chỗ đậu xe, tiệc tùng... Bà con hàng xóm chịu hết nổi bèn mời tổ trởng dân phố đứng ra giảng hòa nhng không được, phờng xuống làm việc cũng không xong, công an phờng hòa giải cũng chẳng dừng. May là gia đình L. tậu được căn nhà khang trang ở một quận khác nên dời đi, làm bà con thở phào nhẹ nhõm. Sinh sống từ nhỏ tại Q.6, TP Hồ Chí Minh, tuy nhà chị V.T.H đầu hẻm và nhà chị N.T.T.V cuối hẻm nhng cả hai khá thân vì cùng trạc tuổi, hay rủ nhau đi chơi chung và cùng chung quan điểm thích giữ sắc đẹp bằng mỹ phẩm. Một hôm, một người bạn tới nhà H. quảng cáo về kem thoa mặt dỡng da buổi tối chất lợng cao và nhất là có huê hồng cao cho người giới thiệu khách mua, H. vội ”mách“ V. mua xài thử. Cha được 2 ngày, mặt V. nổi sần đỏ và ngứa ngáy. Tức giận, V. chạy tới ”nằm vạ“ ở nhà H., còn H. cũng không thua kém bảo: ”Mày ngu thì mày chịu, ham rẻ, ham đẹp thì ráng chịu chứ bắt đền ai. Tao chỉ giới thiệu, còn quyền quyết định là của mày...“. Thế là ”trận khẩu chiến“ xảy ra gây huyên náo cả con hẻm. Từ đó, không kể sáng, tra, chiều bất kể lúc nào, V. và H. cũng ngồi lê đôi mách nói xấu nhau từ chuyện cặp bồ lung tung để ”rút tiền“, hay ăn nằm với ai, phá thai bao nhiêu lần đến chuyện nói xấu người khác trong hẻm... khiến bà con chỉ biết lắc đầu và giả tảng làm lơ khi thấy H. hoặc V. ở đâu bạn cũng giao tiếp và gặp mặt những người hàng xóm hàng ngày, vì vậy việc tạo mối quan hệ tốt đẹp với láng giềng là điều cần thiết. Để có những người ”láng giềng gần“ hơn bà con xa, bạn hãy là người ”láng giềng gần“ Trước nhé! Hãy biết tự thể hiện mình Được nhà trường trang bị cho những kiến thức nhất định của một ngành nghề, bây giờ đến lúc tự lập thân, lập nghiệp. Đi xin việc ở bất cứ đâu, dù nhà nước hay tư nhân cũng phải trải qua một cuộc tuyển chọn, nặng thì thi cử mà nhẹ thì cũng một cuộc phỏng vấn. Bạn có thể hỏi kinh nghiệm của những người đi Trước nhng bước vào cụ thể thì chẳng ai giống ai. Tuy nhiên, có những điểm chung nhất mà bạn cần phải biết để thể hiện mình, thậm chí đánh bóng mạ kền cho mình. * Phong cách là những gì có thể tạo ấn được ban đầu Trước người (hoặc ban) tuyển dụng. Hãy ăn mặc nghiêm túc, giản dị mà lịch sự. Những bộ đồ, cách trang điểm loè loẹt có thể "bắt mắt ngoài đường phố, nơi hội hè chứ không phải phòng xin việc. Lời chào đầu tiên có thể gây thiện cảm hay ác cảm. Tối kỵ là đến chậm giờ. Thái độ cần bình tĩnh, tự tin, tránh hấp tấp, luống cuống và... run sợ".
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2