intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu học tập môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Tài liệu học tập môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu học tập môn Địa lí lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG THPT ĐÀO SƠN TÂY  TÀI LIỆU HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÝ 10 Họ tên HS: …………….…………. Lớp: ………………..……… Tài liệu lưu hành nội bộ 1
  2. BÀI 1 - Tinh giảm chương trình. - Ôn bài tập: a) Tính số liệu. b) Biểu đồ: Tròn, Miền, Cột, Đường (đồ thị) c) Nhận xét biểu đồ, bảng số liệu. BÀI 2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÝ TRÊN BẢN ĐỒ I. KIẾN THỨC CƠ BẢN Phương pháp Đối tượng biểu hiện Nội dung thể hiện Phương pháp kí hiệu Các đối tượng địa lí phân bố Loại hình , vị trí địa lí, số lượng (Kí hiệu hình học, kí theo những điểm cụ thể. và chất lượng của các đối Chữ, kí hiệu tượng VD: Điểm dân cư, mỏ khoáng tượng. hình). sản, trung tâm công nghiệp... Phương pháp kí hiệu Biểu hiện sự di chuyển của các Hướng, tốc độ,số lượng.. của đường chuyển động. đối tượng địa lí. VD Gió, bão.. các đối tượng di chuyển. Phương pháp chấm Biểu hiện sự phân bố không Sự phân bố, số lượng của các điểm đồng đều của các đối tượng địa đối tượng. lí bằng các điểm chấm. Phương pháp bản Những đối tượng phân bố trong Thể hiện được số lượng, chất đồ, biểu đồ những lãnh thổ xác định bằng lượng, cơ cấu cảu các đội biểu đồ, bản đồ. tượng. II. BÀI TẬP (CUỐI BÀI) Câu hỏi: Các đối tượng dịa lí trên hình 2.2 được biểu hiện bằng các phương pháp nào? Các phương pháp đó thể hiện được những nội dung nào của đối tượng địa lí? Trả lời: - Các nhà máy điện, và các trạm điện được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu. - Phương pháp này thể hiện vị trí và tên đối tượng, quy mố và chất lượng của đối tượng: + Thể hiện vị trí và tên các nhà máy điện, vị trí các trạm điện. + Thể hiện quy mô: Các ngôi sao có kích thước khác nhau thể hiện công suất khác nhau của các nhà máy điện. Vòng tròn có kích thước khác nhau thể hiện hiệu điện thế khác nhau của các trạm điện. + Thể hiện chất lượng đối tượng: Ngôi sao có màu sắc khác nhau thể hiện các nhà máy điện khác nhau, đã hoạt động hoặc đang xây dựng. BÀI 3. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG I KIẾN THƯC CƠ BẢN. 1. Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống. - Trong học tập: Bản đồ là phương tiện không thể thiếu trong học tập (học ở lớp, học ở nhà, để kiểm tra); xác định được vị trí của một địa điểm, mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần địa lí, các đặv điểm của các đối tượng địa lí... 2
  3. - Trong đời sống: xác định đường đi, xem dự báo thời tiết, phục vụ các ngành kinh tế , quân sự. 2. Sử dụng bản đồ, atlat trong học tập. Khi sử dụng bản đồ, Atlat cần lưu ý: + Đọc tên bản đồ để biết được nội dung thể hiện trên bản đồ. + Tìm hiểu tỉ lệ bản đồ. + Xem các kí hiệu. + Xác định phương hướng. + Tìm hiểu các mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí. II BÀI TẬP Câu 1: Hãy cho biết tác dụng của bản đồ trong học tập. Nêu dẫn chứng minh họa. TL: Trong học tập, BĐ là phương tiện để HS học tập và rèn luyện kĩ năng địa lí và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về địa lí. Ví dụ: + Qua BĐ xác định được vị trí của 1 điểm , thuộc đới khí hậu nào, chịu ảnh hưởng của biển ra sao... + Nhận định được hình dạng và quy mô của các châu lục, đo đạc chiều dài sông, biết dược sự phân bố các dãy núi và độ cao của chúng, thấy được sự phân bố dân cư, các trung tâm công nghiệp... Câu 2: Chứng minh rằng bản đồ là một phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. Bản đồ là một phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày. - Trong dự báo thời tiết: xác định được vị trí và hướng di chuyển của một cơn bão...Cần tới bản đồ. - Trong hành trình: Sử dụng bản đồ để tìm đường đi, xác định phương hướng... - Ngành sản xuất nào cũng cần tới bản đồ: Việc làm thủy lợi, nghiên cứu thời tiết và khí hậu, canh tác đúng thời vụ, xây dựng các trung tâm công nghiệp, mở các tuyến đường giao thông, quy hoạch các điểm du lịch....Đều cần tới bản đồ. + Trong quân sự lại càng cần tới bản đồ để xây dựng phương án tác chiến, lợi dụng địa hình, địa vật trong phòng thủ và tấn công. Bài 4. THỰC HÀNH * Kiểm tra 15 phút: vẽ biểu đồ Bài 5. VŨ TRỤ, HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT I. KIẾN THƯC CƠ BẢN 1 .Vũ trụ, Hệ Mặt Trời và Trái Đất. 1.1. Vũ Trụ - Khái niệm: Là khoảng không gian vô tận chứa hàng trăm tỉ Thiên Hà. - Trong vũ trụ có thiên hà, khí bụi, hệ mặt trời và các hành tinh,… 1.2. Hệ Mặt Trời – Khái niệm: Là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà. 3
  4. – Hệ Mặt Trời bao gồm: + Mặt Trời là định tinh (trung tâm). + Tám hành tinh: (Thuỷ, Kim, Trái Đất, Hoả, Mộc, Thổ, Thiên, Hải). + Tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, bụi khí,… 1.3. Trái Đất trong hệ Mặt Trời – Vị trí: Là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời. – Khoảng cách: Trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là:149,6 triệu km. – Chuyển động: Quay quanh Mặt Trời và tự quay quanh trục. – Các hệ quả địa lí trên Trái Đất. 2. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất 2.1. Sự luân phiên ngày đêm – Nguyên nhân: Do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục. – Hệ quả: Có hiện tượng luân phiên ngày đêm: nơi nhận tia nắng là ban ngày, nơi khuất trong tối là ban đêm. 2.2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế * Khái niệm: – Giờ địa phương (còn gọi là giờ Mặt Trời) được hiểu là ở cùng một thời điểm, các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau. – Giờ quốc tế là giờ ở múi giờ số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT. * Cách chia múi giờ – Chia bề mặt Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 kinh tuyến. – Các múi được đánh số từ 0 đến 23. Múi số 0 là múi mà kinh tuyến giữa của nó đi qua đài thiên văn Greenwich, các múi tiếp theo được đánh số theo chiều quay của Trái Đất. – Việt Nam thuộc múi giờ số 7. * Đường chuyển ngày quốc tế (lấy từ inh tuyến 1800): – Từ Tây sang Đông phải lùi lại một ngày. – Từ Đông sang Tây phải cộng thêm một ngày 2.3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể – Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của lực Criôlít. – Biểu hiện: + Bán cầu Bắc: Lệch hướng bên phải so với nơi xuất phát. + Bán cầu Nam: Lệch hướng bên trái so với nơi xuất phát. – Ảnh hưởng: Lực Criôlít ảnh hưởng đến đường di chuyển của các vật thể như khối khí, dòng biển, đường đạn bay BÁI 6. HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG XUNG QUANH MẶT TRỜI CỦA TRÁI ĐẤT I KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời (là chuyển động không có thực của MT) - Mặt Trời lần lượt chiếu vuông góc vào bề mặt Trai Đất từ chí tuyến Nam đến chí tuyến Bắc rồi lại chuyển từ chí bắc đến chí tuyến nam. - Ở khu vực nội chí tuyến, một năm có 2 lần Mặt trời lên thiên đỉnh. - Ở khu vực chí tuyến, một năm có 2 lần Mặt trời lên thiên đỉnh. 4
  5. 2. Hiện tượng mùa - Có 4 màu xuân, hạ thu, đông. Mùa ở 2 nữa cầu thì trái ngược nhau. - Nguyên nhân: + Do Trái Đất hình cầu. + Khi chuyể động xung quanh Mặt Trời trục Trái Đất không thay đổi độ nghiên và hướng nghiên nên lượng nhiệt và ánh sáng nhận được không giống nhau ở 2 nữa cấu. 3. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa - Mùa xuân, hạ có ngày dài đêm ngắn, mùa thu và đông có ngày ngắn đêm dài. - Xích đạo quanh năm có ngày dài bằng đêm. - Khu vực từ hai vòng cực về cực về cực có ngày hoặc đêm dài 24 giờ. - Ngày 21/3 và 23/9 trên toàn thế giới có ngày dài bằng đêm. II. BÀI TẬP CH: Sự thay đổi các mùa có tác động thế nào đến cảnh quan thiên nhiên, hoạt động sản xuất và đời sống con người? TL: - Sự thay đổi các mủa làm cho cảnh quan thiên nhiên cũng thay đổi theo mùa, mỗi mùa thiên nhiên mang một màu sắc riêng đặc trưng (mùa thu khí trời mát mẽ, cây cối ngã vàng; màu đông lạnh giá, cây cối trơ trụi lá; mùa xuân ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc; mùa hạ ánh nắng dồi dào, cây cối xanh tươi...) - Hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp cũng có tính mùa vụ (trong sản xuất lúa có vụ mùa, vụ đông xuân, vụ hè thu; rau vụ đông; vụ thu hoạch cà phê, cây ăn quả...).Ngoài ra trong công nghiệp khai thác và hoạt động du lịch cũ có tính mùa. - D-ời sống con người cũng có những thay đổi trong sinh hoạt: ăn, mặc, ở...để thích nghi với điều kiện thời tiết từng mùa. BÀI 7. CẤU TRÚC TRÁI ĐẤT, THẠCH QUYỂN, THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Cấu trúc Trái Đất Độ dày Vật chất cấu tạo Đặc điểm 5km-70km - Vật chất cứng rắn gồm -Càng xuống sâu, nhiệt độ nhiều loại đá: đá trầm tích, áp suất tăng. Vỏ Trái đá granit, đá bazan. -Có vai trò quan trọng đối Đất với thiên nhiên và đời sống con người. Dưới vỏ Trái -tầng trên quánh dẻo. -càng xuống sâu nhiệt độ Manti Đất  2900km -tầng dưới rắn. và áp suất càng lớn. Dày 3470km Gồm các kim loại nặng -Nhiệt độ, áp suất rất lớn. Nhân TĐ như:Niken (Ni), sắt (Fe) -Nhân ngoài: lỏng. -Nhân trong: rắn. 5
  6. 2. Thuyết kiến tạo mảng - Lớp vỏ trái Đất gồm nhiều địa mảng nằm kề nhau, luôn di chuyển với tốc độ chậm (7 địa mảng) - Mảng kiến tạo là các đơn vị cấu trúc của vỏ Trái Đất do trong quá trình hình thành của nó bị biến dạng, đứt gãy tạo thành. - Các mảng kiến tạo luôn dịch chuyển trên lớp vật chất quành dẻo của bao manti trên, Có 3 trường hợp tiếp xúc của các mảng liến tạo. a) Tiếp xúc tách giãn  nứt vỡ  Mắc ma phun trào tạo ra các dãy núi ngầm kèm theo hiện tượng động đất, núi lửa.. b) Tiếp xúc dồn ép (mảng nọ xô chờm hoặc luồn xuống mảng kia)  Tạo thành các dãy núi đồ sộ, các vực biển, các hoạt động núi lửa và động đất... c) Tiếp xúc trượt ngang. Tao ra các đứt gãy dọc theo đường tiếp xúc. II. BÀI TẬP Thuyến kiến tạo mảng là gì? Nêu các cách tiếp xúc giữa các địa mang và hậu quả của nó. BÀI 8. TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT I. KIẾN THƯC CƠ BẢN 1. Nội lực - Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất. - Nguyên nhân: + Do năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ. + Do sự dịch chuyển các dòng vật chất theo trọng lực. + Do năng lương của các phản ứng hóa học, sự ma sát vật chất. 2. Tác động của nội lực 2.1 vận động theo phương thẳng đứng: - Vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ Trái Đất. - Diễn ra chậm chạp trên một diện tích rộng lớn. - Kết quả: sinh ra các hiện tượng: +Biển tiến +Biển thoái +Măcma nhâm nhập vỏ Trái Đất hoặc phun ra mặt đất thành núi lửa. 2.2 Vận động theo phương nằm ngang - Do sự dịch chuyển các mảng kiến tạo lớn của vỏ Trái Đất hình thành các nếp uốn và đứt gãy. a) Hiện tượng uốn nếp - là hiện tượng các lớp đá bị uốn thành nếp nhưng không phá vỡ tính chất liên tục của chúng - Nguyên nhân: Do tác động của nội lực theo phương nằm ngang ở những khu vực đá có độ dẻo cao. - Kết quả: +Nếu nén ép yếu: đá bị xô ép, uốn cong thành nếp uốn. +Nếu nén ép mạnh: tạo thành các miền núi uốn nếp. b) Hiện tượng đứt gãy. - Do Tác động của nội lực theo phương nằm ngang ở những khu vực đá cứng. 6
  7. - Kết quả: + Khi cường độ yếu: đá bi chuyển dịch tạo thành các đứt gãy. + Khi cường độ mạnh: tạo thành các địa hào, địa lũy. II. BÀI TẬP 1. Vận động kiến tạo theo phương thằng diễn như thế nào? Nó có thể sinh ra các hiện tượng gì? 2. Vận động kiến tạo theo phương nằm ngang diễn ra như thế nào? Nó có thể sinh ra các hiện tượng gì? BÀI 9. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT I. KIẾN THƯC CƠ BẢN 1. Ngoại lực - là những lực được sinh ra do nguồn năng lượng ở bên ngoài của lớp vỏ Trái Đất. - Nguyên nhân: Chủ yếu là do nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời. 2. Tác động của ngoại lực 2.1. Quá trình Phong hóa - là quá trình phá hủy đá và làm biến đổi các loại đá và khoáng vật do tác động của sự thay đổi nhiệt độ, nước, oxy, khí cacbonic, các loại axit có trong thiên nhiên và sinh vật. - Gồm phong hóa lí học, hóa hoc và sinh vật. Sự khác nhau giữa phong hóa lí học, phong hóa hóa học, phong hóa sinh học? Tác động Tác nhân Phá hủy đá thành các khối Chủ yếu diễn ra do sự thay vụn có kích thước to nhỏ đổi nhiệt độ, sự đóng và tan khác nhau, không làm biến băng, ma sát, sự va đập của Phong hóa lí học đổi, thành phần và tính chất gió, sóng biển, nước chảy, hóa học của đá, khoáng vật. hoạt động sản xuất của con người. Phá hủy đá kèm theo sự biến Nước và các hợp chất hòa Phong hóa hóa đồi thành phần và tính chất tan trong nước, khí học hóa học của đá, khoáng vật. cacbonic, oxy, axit hữu cơ.. II. BÀI TẬP 1. Nêu sự khác nhau của 3 quá trình phong hóa: lí học, hóa học và sinh học? 2. Quá trình phong hóa diễn ra mạnh nhất ở nơi nào? Vì sao? BÀI 9. TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (tt) 2. Qúa trình bóc mòn a) Định nghĩa. Bóc mòn là là quá trình các tác nhân ngoại lực (nước chảy, gió thổi, sóng biển, băng hà) làm chuyển dời các sản phẩm phong hóa rời khỏi vị trí ban đầu của nó. b) Ví du. 7
  8. * Địa hình xâm thực do nước chảy trên mặt: - Các rãnh nông. - Khe rãnh xói mòn. - các thung lũng sông suối. * Địa hình do gió thổi mòn: - các hố trũng thồi mòn, ngọn đá sót hình nấm, bề mặt đá rỗ tổ ong. * Địa hình do tác động xâm thực của sóng biển: - Các bậc thềm sóng vỗ, hàm ếch sóng vỗ, vách biển.. * Địa hình do tác động của băng hà: - Các Phi-o, nền đá bị mài mòn, đá trán cừu.. 3. Quá trình vận chuyển a) Là quá trình di chuyển các vật liệu từ nơi này đến nơi khác b) 2 Hình thức vận chuyển: * Cuốn đi nhờ động năngcủa ngoại lực (nhỏ, nhẹ) * lăn trên đất dốc nhờ trọng lực của vật liệu và động năng(Lớn, nặng) 4. Quá trình bồi tụ a) Bồi tụ là quá trình tích tụ các vật liệu bị phá hủy. b) Có 2 hình thức bồi tụ * vật liệu tích tụ dần trên đường di chuyển của chúng. * Vật liệu tích tụ và phân lớp theo trọng lượng I. BÀI TẬP 1. Quá trình bóc mòn là gì? Kể tên một số dạng địa hình mới được hình thành do quá trình bóc mòn. 2. Phân tích mối quan hệ giữa 3 quá trình: phong hóa, vận chuyển và bồi tụ (Trả lời: Mối quan hệ.... - Quá trình phong hóa là phá hủy địa hình, tạo các vật liệu phong hóa (vật liệu phá hủy). - Quá trình vận chuyển là di chuyển các vật liệu phá hủy đi xa. - Bồi tụ là kết thúc quá trình vận chuyển, là quá trình tích tụ các vật liệu phá hủy, để tạo ra các dạng địa hình mới). BÀI 10. Thực hành: NHẬN XÉT VỀ SỰ PHÂN BỐ CÁC VÀNH ĐAI ĐỘNG ĐẤT, NÚI LỬA VÀ CÁC VÙNG NÚI TRẺ TRÊN BẢN ĐỒ 1. Xác định các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ trên bản đồ HS nghiên cứu bản đồ tự nhiên TG, hình 10 trong SGK để trả lời: - Các vành đai động đất: Vành đai động đất lớn nhất kéo dài từ Địa Trung Hải đến Tây Nam Á, Nam Á, Đông Nam Á, Nhật Bản, Khu vực Bắc Thái Bình Dương, rồi sang phía tây Châu Mĩ; Vành đai động đất dọc sống núi ngầm Đại Tây Dương. - vành đai núi lửa: vành đai lửa Thái Bình Dương; Địa Trung hải.. - Vùng Núi trẻ: Hi-ma-lay-a (Châu Á), Cooc-đi-e, An-det (Châu Mĩ), An-pơ, Cap-ca, Pi-rê- nê (Châu Âu). 2. Nhận xét 8
  9. -CH: Em có nhận xét gì về sự phân bố của các khu vực có động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ? - CH: Sự phân bố của các vành đai động đất, núi lửa, vùng núi trẻ có liên quan gì đến các mảng kiến tạo của thạch quyển? -CH: Giải thích vì sao lại như vậy? GỢI Ý - Sự phân bố của núi lửa, động đất, các vùng núi trẻ thường trùng khớp với nhau. - Các vành đai động đất, núi lửa, các vùng núi trẻ thường nằm ở các vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo của thạch quyển. - Nguyên nhân: khi các mảng kiến tạo dịch chuyển xô chờm vào nhau hoặc tách dãn xa nhau thì tại vùng tiếp xúc giữa chúng sẽ là nơi xảy ra các hiện tượng động đất, núi lửa, các hoạt động tạo núi... BÀI 11. KHÍ QUYỂN, SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Khí quyển là lớp vỏ không khí bao quanh Trái Đất, lôn chịu ảnh hưởng của vũ trụ. Thành phần không khí có: Ni tơ (78,1%), o6xi (20,43%), hơi nước và các khí khác (1,4%). 2. Cấu trúc của khí quyển Tầng Gới hạn Đặc điểm Tầng đối Trên bề mặt Trái Đất -Không khí chuyển động theo chiều thằng đứng. lưu -Tập trung 3/4 hơi nước và các phần tử bụi, khí, muối, vi sinh vật.. Tầng Từ tầng đối lưu đến -Không khí khô, loãng chuyển động thành luồng bình lưu 50-60km ngang. -Tập trung phần lớn khí ô dôn Tầng Từ tầng bình lưu lên -Nhiệt độ giảm mạnh theo độ cao. giữa đến 75-80km -Không khí rất loãng. Tầng ion Từ 75-80km lên tới -Không khí hết sức loãng, chứa nhiều ion. độ cao 100km Tầng Từ 100km trở lên -Không khí cực loãng. ngoài -Thành phần chủ yếu: Khí hêli và khí hiđrô. 3. Các khối khí - Ở mổi bán cầu có 4 khối khí chính: Khối khí địa cực (A), khối khí ôn đới (P), khối khí chí tuyến (T), khối khí xích đạo (E). - Từng khối khí lại phân biệt thành loại hải dương (m: tính chất ẩm); Lục địa (c:Tính chất khô), riêng khối khí xích đạo chỉ có kiểu hải dương (Em). 4. Frông - Là mặt ngăn cách giữa 2 khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lí. - Trên mỗi bán cầu có 2 frông cơ bản: Frông địa cực (FA) và Frông ôn đới (FP). 9
  10. - Ở khu vực xích đạo, các khối khi xích đạo ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam tiếp xúc nhau đều là các khối khí nóng ẩm, chỉ có hướng gió khác nhau, nên không tạo nên Frông , chỉ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới chung cho cả 2 bán cầu. 5. Bức xạ và nhiệt độ không khí - Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho mặt đất là bức xạ Mặt Trời. - Nhiệt cung cấp cho tầng dối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất.. - Nhiệt lượng do Mặt Trời mang đến bề mặt Trái đất thay đổi theo góc chiếu của tia bức xạ Mặt Trời - Góc chiếu lớn thì nhiệt lượng lớn và ngược lại. 6. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất, a) Phân bố theo vĩ độ. - Nhiệt độ không khí giảm dần từ xích đạo về cực, - Biên độ nhiệt trung bình năm tăng dần từ xích đạo về cực. b) Phân bố theo lục địa và đại dương. - Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa. - Biên độ nhiệt càng cao khi càng vào sâu lục địa. c) Phân bố theo địa hình. - Cứ lên cao 1000m nhiệt độ giảm 5-6C. - Độ dốc và hướng sườn (núi) cũng ảnh hưởng đến nhiệt độ. II. BÀI TẬP. 1,Nêu rõ vai tró của khí quyển đối với đời sông trên Trái Đất? Trả lời: khí quyển có vai trò quan trọng đối với đời sống trên Trái Đất: - Khí quyển cần thiết cần cho sự hô hấp của con người và sinh vật, cần cho sự quang hợp của cây xanh. - khí quyển với lớp ôdôn, trở thành lớp vỏ bảo vê Trái Đất khỏi các tia cực tím nguy hại cho sự sống của con người và sinh vật. - Khí quyển hấp thụ nhiệt tử bề mặt đất tỏa ra giúp giữ ấm cho Trái Đất về ban đêm.. Tóm lại, không có khí quyển thì không có sự sống trên Trái Đất. 2. Nêu sự phân bố các khối khí và các Frông theo trình tự từ cực Bắc đến cực Nam của Trái Đất. - Từ cực Bắc tới cực Nam có 7 khối khí là: + Khối khí bắc cực. (A) +Khối khí ôn đới bán cầu Bắc. (P) +Khối khí chí truyền bán cầu Bắc.(T) +Khối khí Xích đạo. (E) +Khối khí chí tuyến bán cầu Nam.(T) +Khối khí ôn đới bán cầu Nam. (P) +Khối khí Nam Cực. (A) - Từ cực Bắc đến cực Nam có 4 Frông là: +F địa cực Bắc. (FA) +F ôn đới bán cầu Bắc. (FP) +Dải hội tụ nhiệt đới (F không điển hình). +F ôn đới bán cầu Nam. (FP) +F địa cực Nam. (FA) 10
  11. BÀI 12. SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Sự phân bố khí áp. - Khí áp là sức nén của không khí. - Sự thay đổi của khí áp: + Theo độ cao: Càng lên cao khí áp càng giảm. + Theo nhiệt độ: Khí áp tỉ lệ nghịch với nhiệt độ. + Theo độ ẩm: Không khí chưa nhiều hơi nước (độ ẩm cao) thì khí áp càng giảm. 2. Một số loại gió chính: - Gió là gì? - Gió Tây ôn đới, gió mậu dịch, gió mùa Gió Tây Gió mậu dịch Gió mùa Ôn đới Gió mùa đông Gió mùa hạ Phạm vi hoạt Áp cao chí Khu vực hai chí tuyến Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, động Tuyến đến áp Ôxtrâylia... thấp ôn đới Nguyên Chênh lệch Chênh lệch khí áp giữa Sự nóng lên hoặc lạnh đi giữa lục nhân Khí áp. áp cao cận chí tuyến và địa và đại dương theo mùa áp thấp xích đạo Thời gian Quanh năm Quanh năm Theo mùa Hướng -Bán cầu Bắc: -Bán cầu Bắc: Đông Bắc- -Gió mùa hè: Tây Nam-Đông Tây Nam. Tây Nam. Bắc. -Bán cầu Nam: -Bán cầu Nam: Tây nam- - Gió mùa đông: Đông Bắc-Tây Tây Bắc Đông Bắc. Nam - Gió địa phương. + Gió biển, gió đất: hoạt động vùng ven biển; Nguyên nhân: do sự khác nhau về tính chất hấp thu nhiệt của đất liền và đại dương. + Gió Phơn: là gió bị biến tính khi vượt qua núi trở nên khô nóng. II. BÀI TẬP 1. Em hãy nêu những nguyên nhân lảm thay đổi khí áp. TL.Những nguyên nhân lảm thay đổi khí áp. - Khí áp thay đổi theo độ cao: càng lên cao khí áp càng giảm. - Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: Nhiệt độ tăng thì khí áp giảm và ngược lại. - Khí áp thay đổi theo độ ẩm: Không khí chưa nhiều hơi nước nhẹ hơn không khí khô nên có khí áp thấp hơn không khí khô. 2. Dụa vào hình 12.4, 12.5 hãy trình bày và giải thích hoạt động của gió phơn: TL: Khi gió ẩm và mát thổi tới một dãy núi, gió bị chặn lại và bị đẩy lên cao, nhiệt độ không khí giảm theo tiêu chuẩn của khí ẩm, trung bình giảm 6ººC/1000m. Vì nhiệt độ hạ nên hơi nước ngưng tụ thành mây và tạo mưa. Gió vượt sang sườn bên kia trở nên khô, nhiệt độ lại tăng theo tiêu chuần khí khô, trung bình tăng 10ºC/1000m nên gió rất khô và nóng, người ta gọi đó là gió phơn 11
  12. BÀI 13. NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN. MƯA A. KIẾN THỨC CƠ BẢN I. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa 1. Khí áp: Vùng có khí áp cao thường ít mưa hoặc không mưa; vùng có áp thấp thường mưa nhiều. 2. Frông: Khu vực có frông hoặc dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường mưa rất nhiều. 3. Gió: + Vùng mưa nhiều: Gió Tây ôn đới, gió mùa. + Vùng mưa ít: Gió Mậu dịch, gió phơn. 4. Dòng biển: Nơi có dòng biển nóng đi qua mưa nhiều; Nơi có dòng biển lạnh hoạt động mưa ít. 5. Địa hình: Sườn khuất gió mưa ít; Sườn đón gió mưa nhiều. II. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Dất. * Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ. Khu vực Lượng mưa Nguyên nhân Xích đạo (0º) Mưa nhiều>1500mm. -Nhiệt độ cao, nước bốc hơi nhiều. - Nơi hình thành áp thấp. Chí tuyến (25-30º) Mưa ít khoảng 600mm -Nơi có khí áp cao. Ôn đới Mưa trung bình 600-700mm -Gió Tây ôn đới hoạt động mạnh. Cực Mưa rất ít khoảng 100mm -Nơi có khí áp cao; Do quá lạnh. * Phân bố không đều theo lục địa-đại dương. Lượng mưa phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương: + Ở nhiệt đới: bờ đông lục địa mưa nhiều hơn bờ tây. +Ở ôn đới: bờ tây mưa nhiều hơn bờ đông. Càng vào sâu trong nội địa, mưa càng ít. B. BÀI TẬP. 1. Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa? 2. Dựa vào hình 13.1 hãy trình bày và giải thích tình hình phân bố mưa theo vĩ độ? TL: Lượng mưa phân bố không đều theo từng khu vực: - Khu vực xích đạo có lượng mưa nhiều nhất (1000-2000mm/năm) do có khí áp thấp, nhiệt độ cao, khu vực này có diện tích đại dương và rừng Xích đạo lớn nên nước bốc hơi mạnh mẽ. - Hai khu vực chí tuyến mưa ít (200-700mm/năm) do khí áp cao, diện tích lục địa lớn. - Hai khu vực ôn đới lượng mưa trung bình (500-1000mm/năm) do có áp thấp, chịu ảnh hưởng của gió Tây ôn đới từ biển thổi vào. - Hai khu vực địa cực lượng mưa ít nhất (
  13. BÀI 14. THỰC HÀNH ĐỌC BẢN ĐỒ PHÂN HÓA CÁC ĐỚI VÀ CÁC KIỂU KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT. PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ MỘT SỐ KIỂU KHÍ HẬU HƯỚNG DẪN I. Đọc bản đồ “Các đới khí hậu trên trái Đất” Sự phân hóa khí hậu ở các đới: - Các kiểu khí hậu ở các đới: + Ôn đới: ôn đới lục địa và ôn đới hải dương. + Cận nhiệt đới: Cận nhiệt lục địa, cận nhiệt gió mùa, cận nhiệt Địa Trung Hải. + Nhiệt đới: nhiệt đới lục địa, nhiệt đới gió mùa. - Nhận xét sự phân hóa: + Đới khí hậu ôn đới: phân hóa thành 2 kiểu khí hậu là lục địa và hải dương theo chiều vĩ tuyến. + Đới khí hậu nhiệt đới: phân hóa thành 2 kiểu khí hậu là lục địa và gió mùa theo chiều kinh tuyến. II. Phân tích biểu đồ lượng mưa các kiểu khí hậu a) Ví dụ về đọc biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa Hà Nội * Địa điểm Hà Nội nằm ở đới khí hậu nhiệt đới, kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. * Về nhiệt độ: - Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất khoảng 18ºC (tháng 1), nhiệt độ trung bình tháng cao nhất khoảng 28-29ºC (tháng 7). - Biên độ nhiệt năm khoảng 10-11ºC * Về lượng mưa: - Tổng lượng mưa trung bình cả năm lớn: 1694mm. - Phân bố lượng mưa không đều giữa các tháng trong năm: + Tháng mưa nhiều nhất là tháng 7 khoảng 350mm, tháng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1 khoảng 25mm. Như vậy chênh lệch lượng mưa lớn, khoảng 325mm. + Mưa tập trung nhiều nhất vào 6 tháng mùa hạ: Từ tháng 5 - 10 (trên 100mm). + Mưa ít vào 6 tháng mùa đông: từ tháng 11-4 năm sau (dưới 100mm). b) So sánh những điểm giống và khác nhau của một số kiểu khí hậu: * Kiểu khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa: - Giống nhau: Nhiệt độ trung bình năm ôn hòa (Tháng cao nhất không tới 20ºC), Lượng mưa trung bình năm ở mưc trung bình. - Khác nhau: Hải dương Lục địa Nhiệt độ Tháng thấp nhất vẫn trên 0ºC, Tháng thấp nhât xuống dưới 0ºC. Biên độ nhiệt năm nhỏ Biên độ nhiệt năm lớn Lượng mưa Mưa nhiều hơn và mưa hầu như Mưa ít hơn và mưa nhiều vào mùa quanh năm hạ * Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận nhiệt Địa Trung Hải: - Giống nhau: Nhiệt độ trung bình năm cao, đều có một mùa mưa và một mùa khô. 13
  14. - Khác nhau: Nhiệt đới gió mùa Cận nhiệt Địa Trung Hải Nhiệt độ Nhiệt độ trung bình năm cao hơn Nhiệt độ trung bình năm thấp hơn Lượng mưa Nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hạ. Nóng khô vào mùa hạ. Mưa nhiều Mưa ít vào mùa đông. vào mùa đông BÀI 15. THỦY QUYỂN. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT. I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Thủy quyển: là lớp nước trên trái Đất bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển. 2. Vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất. - Vòng tuần hoàn nhỏ: Nước bốc hơi, ngưng tụ thành mây, gây mưa tại chỗ, rồi bốc hơi.. - Vòng tuần hoàn lớn: +Nước biển, đại dương bốc hơi, ngưng tụ thành mây, theo gió thổi vào sâu trong lục địa gặp lanh gây mưa ( dạng nước, tuyết rơi..) +Nước rơi xuống lục địa: Một phần được bốc hơi ngay; một phần thấm qua các tầng đá thấm nước tạo thành nước ngầm; một phần tạo thành nước trên mặt như ao, hồ, sông, suối.. + Các dòng chảy ngầm và trên mặt, cuối cùng lại đưa nước về biển, đại dương, bắt đầu vòng tuần hoàn mới. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông Nhân tố Ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy của sông +Sông có nguồn tiếp nước chủ yếu là nước mưa: Chế độ nước sông hoàn toàn phụ thuộc vào sự phân bố lượng mưa trong năm ở nơi đó. Chế độ mưa và +Sông có nguồn tiếp nước chủ yếu là băng tuyết tan: Mùa xuân đến, băng tuyết và nước băng tuyết tan, sông được tiếp nước nhiều. ngầm +Nước ngầm phong phú, mực nước không sâu, sông được tiếp nước nhiều +Địa thế: ở miền núi, nước chảy nhanh hơn ở đồng bằng, Đặc biệt là sau mỗi cơn mưa to. Địa thế, thực vật, +Thực vật: tán cây, lớp thảm mục, rễ cây có tác dụng giữ và làm hồ đầm. cho nước thấm dần xuống đất, tạo thành mạch ngầm, điều hòa dòng chảy cho sông. +Hồ, đầm: có tác dụng điều hòa nước sông. 4. Một số sông lớn trên Trái Đất (Tự nghiên cứu). II. BÀI TẬP 1. Hãy trình bày những nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông? 2. Vì sao mực nước lũ ở sông ngòi Miền Trung Việt Nam thường lên rất nhanh? TL: Do sông ngòi Miền Trung VN: +Có độ dốc cao, khi có mưa nước đổ nhanh về lòng sông. +Sông có dạng hợp lũ, có nhiều phụ lưu cấp nước vào một dòng chảy chính. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1