intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN DÀNH CHO CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:23

109
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nứt gãy hạt là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm giảm thu nhập và nguồn lương thực chủ yếu của nông dân Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) do hiệu suất thu hồi gạo nguyên và giá trị thành phẩm gạo giảm. Hiện tượng gãy hoặc nứt hạt riêng phần có thể xảy ra ngay trên đồng ruộng do thời gian/phương pháp thu hoạch cũng như điều kiện sấy và quy trình xay xát lúa sau thu hoạch không thích hợp. Giai đoạn thu hoạch và sau thu hoạch lúa gạo là một chuỗi các hoạt động có liên quan với nhau. Hình...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN DÀNH CHO CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG

  1. PHẦN 1 TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN DÀNH CHO CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG THÁNG 04- 2010 GIỚI THIỆU Nứt gãy hạt là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm giảm thu nhập và nguồn lương thực chủ yếu của nông dân Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) do hiệu suất thu hồi gạo nguyên và giá trị thành phẩm gạo giảm. Hiện tượng gãy hoặc nứt hạt riêng phần có thể xảy ra ngay trên đồng ruộng do thời gian/phương pháp thu hoạch cũng như điều kiện sấy và quy trình xay xát lúa sau thu hoạch không thích hợp. Giai đoạn thu hoạch và sau thu hoạch lúa gạo là một chuỗi các hoạt động có liên quan với nhau. Hình 1 biểu diễn sơ đồ hệ thống sau thu hoạch lúa gạo tại ĐBSCL, Việt Nam. Mỗi giai đoạn đều góp phần vào tổn thất chung. Ở đây chúng ta xem xét hai khía cạnh: 1. Tổn thất hạt (Grain loss - G): Tổn thất thu hoạch do không thu hồi hết hạt trong quá trình thu hoạch trên đồng ruộng. 2. Tổn thất giá trị (Value loss - V): Nứt gãy hạt và giảm hiệu suất gạo nguyên làm giảm chất lượng hạt gạo, như nứt gãy do xay xát. Giá trị gạo có thể giảm đến 50% hoặc thấp hơn. Những nhân tố chính góp phần làm gãy hạt và giảm giá trị gạo là: • Thời điểm thu hoạch trước và sau thời điểm chín sinh lý. • Phương pháp thu hoạch – gặt tay, gặt máy, máy gặt đập liên hợp. • Phương pháp sấy – phơi sấy hay sấy cơ học. • Tổn thất do xay sát – hệ thống xay xát nhỏ, vừa hoặc lớn, quy trình xay xát. Do đó, tài liệu này được chia thành 4 phần chính như sau: 1. Thời gian thu hoạch 2. Phương pháp thu hoạch 3. Phương pháp sấy 4. Xay xát Tổn thất do thu hoạch chỉ liên quan đến hai phần đầu tiên, trong khi đó toàn bộ các hoạt động trong thu hoạch và sau thu hoạch đều ảnh hưởng đến nứt gãy hạt và hiệu suất thu hồi gạo nguyên. 1
  2. Hình thức tổn thất Trong thu hoạch Thời gian Tại ngày chín sinh lý G Sau ngày chín sinh lý G+V Phương pháp Gặt tay + Gom tay + Tuốt máy Gặt xếp dãy + Gom tay + Tuốt máy G+V Gặt xếp dãy + Gom liên hợp (gom + tuốt) Gặt đập liên hợp Vận chuyển G Sấy lúa Phơi đồng G+V Phơi sân G+V Sấy bằng máy sấy Sấy đúng G Sấy sai G+V Vận chuyển G Bảo quản V Vận chuyển G Xay xát Qui mô nhỏ V+++ Qui mô vừa V++ Qui mô lớn V+ Hình 1: Hệ thống sản xuất lúa gạo sau thu hoạch ở ĐBSCL, Việt Nam và các thành phần tổn thất. G là tổn thất hạt, V là tổn thất giá trị, +, ++ và +++ cho biết mức độ tổn thất. TỔNG QUAN VỀ TỔN THẤT SAU THU HOẠCH 2
  3. Bảng 2 tổng kết về tổng tổn thất sau thu hoạch dựa trên số liệu thu hoạch trong hai năm qua tại khu vực ĐBSCL. Trong các bảng này, các giá trị được ước lượng tổng quát từ những giống khác nhau. Các giá trị là tương đối giữa các trường hợp. Ví dụ như thu hoạch trễ gây tổn thất 3.5% so với thu hoạch đúng thời điểm. Gía trị thất thoát tại thời điểm thu hoạch đúng được xem bằng 0%. • Từ số liệu khảo sát quá trình xay xát, một hệ thống xay xát chất lượng trung bình gây tổn thất giá trị khoảng 4% khi so sánh với hệ thống xay xát chất lượng cao (được xem là tổn thất 0%). • Số liệu thực nghiệm của máy sấy tĩnh cho thấy quá trình sấy không thích hợp gây tổn thất 5% giá trị so với trường hợp sử dụng quá trình sấy hợp lý (được xem là tổn thất 0% giá trị). • Phơi đồng (lúa sau khi cắt được để trên đồng cho khô) gây tổn thất 8.7% so với 4% khi phơi sân (giá trị tương đối so với quy trình sấy thích hợp). Bảng 2: Đánh giá chung về tổng tổn thất sau thu hoạch (thu hoạch trễ, chất lượng xay xát trung bình) Phương Thời điểm Tổng pháp Đập lúa Phơi lúa Sấy lúa Xay xát thu hoạch (%) thu hoạch Phơi đồng V=8.7%) 13.1 Gặt tay/ Gặt Phơi sân (V=4%) 8.4 Có xếp dãy (V=1.5%) Chất Đúng (0%) 4.4 (G=2.9%) lượng Đúng Sai (V=5%) 9.4 (V=0%) tốt Gặt đập Phơi sân (V=4%) 6.7 (0%) Không liên hợp Đúng (0%) 4.2 (0%) (G=1.2% Sai (V=5%) 7.9 V = 1.5%) Phơi đồng (V=8.7%) 20.6 Gặt tay/ Gặt Phơi sân (V=4%) 15.9 Có xếp dãy Chất (V=1.5%) Đúng (0%) 11.9 (G=2.9%) lượng Trễ Sai (V=5%) 16.9 trung (V=3.5%) Gặt đập Phơi sân (V=4%) 14.2 bình Không liên hợp Đúng(0%) 10.2 (4%) (0%) (G=1.2% Sai(V=5%) 15.2 V = 1.5%) Ghi chú: V= Tổn thất giá trị, G = Tổn thất hạt. Bảng 2 cho thấy có 3 trường hợp cần lưu ý như sau: 1. Tổng tổn thất cao nhất là 20.6% bao gồm tổn thất do thu hoạch trễ (3.5%), cắt tay (2.9%), đập (1.5%), phơi đồng (8.7%), quy trình sấy không phù hợp (5%) và xay xát bằng hệ thống có chất lượng trung bình (4%). 2. Thông thường tổng tổn thất dao động trong khoảng 12.4 đến 15.9% bao gồm thời điểm thu hoạch đúng (hoặc trễ), cắt tay, đập, phơi sân và sử dụng hệ thống xay xát trung bình. 3
  4. 1. ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI GIAN THU HOẠCH LÊN SỰ NỨT GÃY HẠT GẠO VÀ TỔN THẤT CHẤT LƯỢNG Tổn thất hạt tự nhiên trong suốt quá trình thu hoạch có thể chia thành nhiều loại khác nhau tùy vào từng giai đoạn và thiết bị sử dụng. Tổn thất trong quá trình cắt: • Tổn thất do rơi vãi: hạt chín bị rơi vãi từ bông lúa do các loại chim, gió, chuột và thao tác cắt. • Tổn thất do ngã đổ: lúa chín bị ngã, do đó rất khó thu hồi hạt trên những cây này. • Tổn thất do gặt sót: lúa chín chưa gặt còn sót lại trên đồng sau khi thu hoạch. Tổn thất trong quá trình tuốt và làm sạch • Tổn thất do phân riêng: hạt bị lẫn với rơm trong quá trình làm sạch. • Tổn thất do rơi vãi: hạt bị rơi vãi trên đất trong quá trình đập và làm sạch. • Tổn thất do quá trình đập hoặc do chưa phân riêng: một số hạt vẫn còn dính trên bông lúa trong phần rơm sau khi đập xong. Tổn thất do thao tác • Tổn thất do thao tác: hạt chín bị thất thoát trong quá trình bốc dỡ, chuyên chở, chất hàng, tháo liệu và nhập liệu. Thời điềm thu hoạch không phù hợp sẽ làm tăng tổn thất thu hoạch. Nguyên nhân chính là do thu hoạch trễ vì khi đó sẽ làm tăng tổn thất do rơi vãi, ngã đổ và gặt sót. Thời điểm thu hoạch không phù hợp là một trong những nguyên nhân chính gây tổn thất do nứt gãy hạt. Nứt gãy hạt có thể tăng do sự thay đổi ẩm độ của hạt khi chuyển từ ngày nóng sang đêm ẩm ướt. Hiện tượng nứt gãy hạt trên đồng phụ thuộc vào từng mùa vì biến động nhiệt độ giữa ngày và đêm khác nhau cũng như mức độ, cường độ chiếu sáng, và tần số mưa. Vào mùa mưa, nứt gãy hạt trong giai đoạn chín trễ sẽ tăng do hiện tượng hồi ẩm. Trong khi đó hạt sẽ bị quá khô nếu không thu hoạch đúng thời điểm trong mùa khô. Do vậy chúng ta cần phải phân biệt rõ thời điểm thích hợp để thu hoạch lúa. Ước tính thời điểm thu hoạch thích hợp Thời điểm thu hoạch khuyến cáo cho mỗi giống được tính từ thời điểm sạ lúa trong mỗi mùa. Bảng 3 trình bày thời gian sinh trưởng ước tính từ ngày sạ đến ngày thu hoạch cho một số giống lúa ở ĐBSCL: Bảng 3. Thời gian sinh trưởng khuyến cáo của một số giống lúa từ các Trung tâm khuyến nông Giống Thời gian sinh trưởng Giống Thời gian sinh trưởng khuyến cáo (ngày) khuyến cáo (ngày) OM1490 87-92 OM2517 85-90 OM2718 90-95 IR50404 90-95 Jasmine 95-105 OM4498 90-95 AG24 85-90 Tuy đây là phương pháp hữu dụng để ước tính thời điểm thu hoạch, nhưng thời điểm thu hoạch ở mỗi vụ khác nhau vì một số lúa chín nhanh hơn hoặc chậm hơn, ví dụ, trường hợp lúa bị nhiễm mặn. 4
  5. Do vậy, thời điểm thu hoạch sẽ được xác định chính xác hơn khi chúng ta quan sát toàn bộ quá trình sinh trưởng của lúa trong mỗi vụ. Phương pháp thông dụng nhất có lẽ là ước tính thời gian từ ngày lúa trổ và cộng thêm số ngày để hạt ngậm sữa. Trong mùa khô, thời gian tối ưu là 28 đến 35 ngày sau khi trổ. Trong mùa mưa, thời điểm tối ưu là 32 đến 38 ngày sau trổ. (This needs to be converted to Vietnamese seasons.- I will find the data and add to this paragraph) Khi vụ lúa gần đến thời điểm tối ưu dự tính cho thu hoạch, chúng ta cần phải quan sát tiếp để xác định chính xác thời gian thu hoạch. Đô ẩm hạt lý tưởng để thu hoạch là khoảng 20 – 25% (cơ sở ướt). Hạt phải cứng nhưng không bị nát khi cắn trong miệng. Tuy nhiên, do mưa thường xuyên trong vụ Hè Thu ở ĐBSCL nên hàm ẩm của lúa tươi thường vào khoảng 28-30%. Do đó cần phải sấy lúa ngay nhằm tránh hạt bị gãy nứt, nảy mầm hay nấm mốc gây hư hỏng. Xung quanh thời điểm này, nên thu hoạch lúa khi 80 – 85% hạt chuyển sang màu vàng rơm ( xem ảnh). Việc thu hoạch cũng cần được tính toán sao cho có thể tiến hành đập (tuốt) sớm nhất sau khi gặt nhằm tránh hiện tượng hồi ẩm và giảm nứt gãy hạt. Vì vậy, gặt đập liên hợp là phương pháp thu hoạch tốt nhất. Nếu cây lúa có quá nhiều ẩm bề mặt (do cơn mưa trước hoặc do sương sớm), thì nên chờ đến khi bề mặt lúa khô ráo mới tiến hành gặt. Trên cơ sở các thí nghiệm với 7 giống lúa trong 3 vụ từ năm 2006 đến 2008, thời điểm thu hoạch thu hợp tối ưu đối với mỗi giống cho mỗi mùa (khô/mưa) được trình bày trong Bảng 4. Hầu hết đều rơi vào khoảng ngày đã đề nghị trong Bảng 3. Tuy nhiên một số trường hợp nằm ngoài khoảng này, đó là giống OM2517 (94 ngày trong mùa mưa), AG24 (94 ngày trong mùa mưa) và OM2718 (88 ngày trong mùa mưa). Bảng 4: Thời điểm sinh trưởng tối ưu cho tỉ lệ thu hồi gạo nguyên cao nhất (các số màu đỏ là thời gian sinh trưởng tối ưu cho thu hoạch) Thời gian sinh trưởng (ngày) Giống lúa Mùa Khô 90 92 94 96 98 88 Mưa OM1490 88 90 94 98 104 92 Mưa 90 92 94 96 98 88 Khô OM2718 88 90 94 96 98 92 OM2517 Mưa 86 88 90 92 96 94 Khô 82 84 88 90 92 86 OM4498 Mưa 86 88 90 92 96 94 Khô 87 89 93 95 97 91 Jasmine Mưa 94 96 100 102 104 98 AG 24 Mưa 86 88 90 92 96 94 Khô 88 90 94 96 98 IR50404 92 Tổn thất sản lượng Chọn thời điểm thu hoạch thích hợp rất quan trọng nhằm tránh tổn thất. Tổn thất hạt có thể do chuột, chim, côn trùng, lúa ngã đổ và do rơi vãi. Thời điểm thu hoạch đảm bảo chất lượng hạt tốt cũng như giá trị thương mại cao. 5
  6. Thu hoạch quá sớm, số hạt non sẽ nhiều hơn làm cho hiệu suất thấp hơn và tỉ lệ nứt gãy hạt cao hơn trong quá trình xay xát. Thu hoạch quá trễ sẽ dẫn đến tổn thất cao và làm tăng tỉ lệ gãy hạt. Nứt gãy hạt và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên Hình 2 và 3 trình bày tỉ lệ nứt gãy hạt trung bình và tỉ lệ thu hồi gạo nguyên của nhiều giống lúa ở ĐBSCL trong 4 mùa thí nghiệm từ 2006 đến 2008. 23.60 12 10.80 24 10 20 Grain cracks (%) 15.20 Grain cracks (%) 16 8 10.80 9.60 12 5.20 6 4.00 8 4.80 4 2.80 3.20 4 0 .80 1.20 2 0.40 0.40 0 0 -6 -4 -2 0 +2 +4 +6 -6 -4 -2 0 +2 +4 +6 Harvesting time (days from maturity) Harvesting time (days from maturity) Giống: 1490 (Mùa mưa 2006) Giống: 2718 (Mùa mưa 2006) Hình 2: Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến độ gãy nứt hạt. Trục X biểu diễn ngày thu hoạch sớm và trễ so với ngày chín sinh lý (ngày 0). 51.47 52.3 55 51.06 50.73 55 47.99 50 45.41 50 43.91 43.54 Head Rice Recovery (%) Head Rice Recovery (%) 42.23 40.72 45 45 38.76 36.83 36.51 40 40 34.53 35 35 30 30 25 25 20 20 15 15 10 10 5 5 0 0 -6 -4 -2 0 +2 +4 +6 -6 -4 -2 0 +2 +4 +6 Harvesting time (days from maturity) Harvesting time (days from maturity) Giống:OM 1490 (Mùa mưa 2006) Giống: OM2718 (Mùa mưa 2006) Hình 3: Ảnh hưởng cua thời điểm thu hoạch đến tỉ lệ thu hồi gạo nguyên. Trục X biểu diễn ngày thu hoạch sớm và trễ so với ngày chín sinh lý (ngày 0). 6
  7. ĐỪNG thu hoạch trễ sau ngày chín để tránh nứt gãy hạt và gia tăng tỉ lệ gạo nguyên. Thí nghiệm trên đồng cho thấy: Thu hoạch trễ từ 4-6 ngày làm tăng nứt gãy hạt 24%, và giảm tỉ lệ gạo nguyên 28%. Bảng 5 tổng kết các tổn thất do thu hoạch trễ đối với các giống khác nhau trong các mùa khác nhau ở ĐBSCL từ 2006 đến 2008. Hiệu suất gạo nguyên gỉam 5-28% nếu thu hoạch trễ 6 ngày. Giả sử rằng giảm 1% hiệu suất gạo nguyên tương đương với 0.5% tổn thất (tổn thất giá trị 50%), thì thu hoạch trễ sẽ gây tổn thất 2.5-14%. Các giống AG24 và IR50404 tổn thất dưới 2.5%, trong khi các giống OM1490, OM2517 và OM2718 có tổn thất cao trên 5% (trễ 6 ngày). Những giống này cần thu hoạch sớm hơn. Bảng 5: Tổn thất hiệu suất thu hồi gạo nguyên (%) do thu hoạch trễ hoặc sớm Tổn thất gạo nguyên (%) so với ngày thu hoạch tối ưu Giống lúa Mùa Khô 1.57 4.31 10.07 15.79 17.77 0 Mưa OM1490 1.69 0.97 3.33 7.65 11.55 0 Mưa 7.93 7.56 12.71 14.64 10.75 0 Khô OM2718 0.47 1.08 1.26 3.67 5.07 0 OM2517 Mưa 5.08 11.36 7.05 4.77 4.9 0 Khô 28.05 15.59 11.5 3.5 12.94 0 OM4498 Mưa 4.65 6.59 3.07 4.55 7.07 0 Khô 17.24 13.15 1.38 4.55 5.78 0 Jasmine Mưa 0.71 3.54 0.77 7.21 6.2 0 AG 24 Mưa 6.23 4.48 3.49 0.66 4.27 0 Mưa 0 -0.25 0.89 5.97 1.29 2.16 IR50404 Ghi chú: 0 là ngày thu hoạch tối ưu. Sau (trước) ngày này là thu hoạch trễ (sớm). Ngày thu hoạch của các ô liền kề nhau cách nhau 2 ngày. Số liệu điều tra cho thấy hầu hết nông dân thu hoạch trễ từ 1 đến 3 ngày. Ví dụ, có đến 80%, 90%, 55% và 50% nông dân thu hoạch trễ lần lượt cho các giống OM1490, OM2718, Jasmine và AG24. 7
  8. 1. Thời điểm thu hoạch là một trong những nhân tố quan trọng kiểm soát sự nứt gãy hạt và thậm chí cả tỉ lệ thu hồi gạo nguyên. Khuynh hướng rõ ràng là thu hoạch sớm hơn vài ngày (trước ngày chín sinh lý) sẽ tốt hơn thu hoạch trễ. 2. Ảnh hưởng này vẫn tồn tại trong mùa khô lẫn mùa mưa. (check further data – more figures have been inserted to Figure 2 &3). 3. Tỉ lệ nứt gãy ở các giống là khác nhau, do đó chúng ta nên quan tâm đến những giống có độ nứt gãy thấp như AG24. Khi xem xét tỉ lệ thu hồi gạo nguyên, OM4498 có tỉ lệ nứt gãy thấp hơn mặc dù giống này được thu hoạch trễ hơn ngày chín sinh lý (Check data further). Một trong các giống được thí nghiệm có tỉ lệ nứt gãy đến 24%. Các kết quả nêu trên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thu hoạch nhanh. Nông hộ nên sắp xếp công việc để thu hoạch sớm (ví dụ như sắp xếp nhân công thu hoạch, …). Hy vọng kết quả này sẽ có tác động nhất định đến quyết định thời gian thu hoạch của nông hộ. Hơn nữa, nông hộ nên trồng những giống lúa có thời điểm chín sinh lý khác nhau để có thể sắp xếp thu hoạch tại những thời điểm phù hợp. Nông hộ cũng có thể trồng cùng một giống nhưng tại những thời điểm khác nhau, như vậy sẽ giúp việc thu hoạch trải ra trong khoảng thời gian dài. Một lựa chọn tốt hơn cho vấn đề này là tiến hành thu hoạch bằng máy (xem Phần 2). 2.ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP THU HOẠCH LÊN ĐỘ NỨT GÃY VÀ TỔN THẤT CHẤT LƯỢNG GẠO Hệ thống thu hoạch khác nhau giữa các vùng và gồm có nhiều phương pháp khác nhau để gặt, chuyên chở, đập và làm sạch. Mục tiêu của việc thu hoạch tốt là đảm bảo hiệu suât hạt tối đa bằng cách giảm thiểu tổn thất hạt và ngăn chặn các hư hại, kể cả nứt gãy hạt. Nhiều dụng cụ thu hoạch được dùng như dao, liềm, động vật, máy đập tĩnh, máy đập liên kết với máy kéo, máy gặt đập liên hợp. Ở Việt Nam bao gồm ĐBSCL, hệ thống phổ biến nhất để gặt lúa là: 8
  9. 1. Gặt tay, gom lúa bằng tay và sau đó đập bằng máy (không còn đập tay ở Việt Nam) Gặt tay Gom tay Đập máy 2. Thu hoạch bằng máy gặt xếp dãy, thu gom bằng tay, sau đó đập bằng máy. Gặt xếp dãy Gom tay Đập máy Cần rất nhiều nhân công thu gom sau khi thu hoạch bằng máy gặt xếp dãy. 3. Gặt bằng máy gặt xếp dãy, sau đó gom – đập bằng máy liên hợp. Gặt xếp dãy Thu gom và đập bằng máy Cắt lúa và xếp lúa trên rơm rạ khô bằng máy gặt xếp dãy, sau đó thu gom và đập bằng máy. 9
  10. 4. Gặt đập liên hợp Máy gặt liên hợp kết hợp tất cả các chức năng: cắt, gom, đập và làm sạch. Bảng dưới đây phân tích những ưu điểm và khuyết điểm của các hệ thống gặt thông dụng: Bảng 6: Ưu và khuyết điểm của các phương pháp thu hoạch được áp dụng ở ĐBSCL Phương pháp thu hoạch Ưu điểm Khuyết điểm - Cắt thân lúa ngắn làm giảm công - Năng suất thấp, huy động nhiều nhân Thu hoạch nhiều bước: đập. công. + Thu hoạch bằng tay, phơi đồng, - Phơi đồng làm giảm công sấy và - Hạt rơi vãi nhiều do gặt tay và chất chất đống và đập đập. đống. - Không phụ thuộc vào tình trạng - Chất lượng hạt xấu do ẩm hạt không đất và mức độ ngã đổ của cây lúa. đồng đều; đặc biệt là trời mưa trước khi đập (gây ra tình trạng hạt bị nứt, nảy - Độ sạch của lúa gặt cao. mầm, biến màu). Phụ thuộc vào người thầu. Chất đống: một công việc nặng nhọc Hạt nảy mầm sau 20 giờ kể từ khi thu hoạch do mưa ẩm ướt (vụ Xuân Hẻ) - Máy gọn nhẹ, năng suất cao (1-6 - Khối lượng thân lúa nhiều (cao hơn 2- + Thu hoạch bằng máy gặt xếp ha/ngày); máy có thể vận hành 3 lần so với gặt tay) làm tăng công dãy, phơi đồng, chất đống, đập trên nền đất xốp. chất đống và tuốt lúa; rất khó thu hoạch lúa ngã đổ. Đó là những hạn chế chính - Độ bền của máy gặt xếp dãy vừa của máy gặt xếp dãy. phải và ít khi hư hỏng nặng. Phụ tùng thay thế sẵn có tại địa - Tổn thất trong quá trình thu hoạch và phương. chất đống do hạt quá chín. 10
  11. - Độ sạch của lúa gặt cao. - Chất lượng hạt không tốt bằng hạt gặt tay nếu phơi đồng. - Tính cơ động cao. - Chi phí đầu tư vừa phải. - Máy gặt xếp dãy gọn nhẹ, năng - Chi phi đầu tư cao hơn Thu hoạch bằng máy gặt xếp dãy, suất cao (1-6 ha/ngày); máy có thể gom lúa và đập liên hợp - Ít rơm trên đồng vận hành trên nền đất xốp. - Tính cơ động của máy trên đồng phụ - Máy gom đập liên hợp có thể vận thuộc vào khối lượng máy và kích cỡ hành trên nền đất xốp là nền đất đồng ruộng. máy gặt đập liên hợp không thể hoạt động được. - Năng suất cao, ít tốn công lao động. - Năng suất cao - Tính cơ động của máy trên đồng phụ Thu hoạch 1 bước: thuộc vào khối lượng máy và kích cỡ - Chỉ cần một người lái và một + Thu hoạch bằng máy gặt đập đồng ruộng. nhân công vận hành máy. liên hợp (đập hướng trục) - Khó thu hoạch lúa ngã đổ. - Chất lượng hạt tốt. - Cấu tạo máy khá phức tạp để vận hành và duy tu bảo dưỡng. - Độ sạch không cao khi ẩm độ hạt cao. - Tính cơ động không cao nếu sử dụng bánh xích. - Chi phí đầu tư cao. Ước tính tổn thất thu hoạch Tổn thất thu hoạch bao gồm tổn thất do rơi vãi và do đập. Bảng 7 liệt kê các thành phần tổn thất và tổng tổn thất thu hoạch. Tổng tổn thất thu hoạch có thể cao đến 4.4%. Tổn thất 1% do máy gặt đập liên hợp là do nhà sản xuất ước tính. Ở mức trung bình, gặt máy làm giảm các tổn thất thu hoạch. Bảng 7: Ảnh hưởng của phương pháp thu hoạch lên tổn thất thu hoạch Tổn thất do Tổn thất Tổn thất Phương pháp thu hoạch rơi vãi (%) do đập (%) thu hoạch (%) Gom tay chất đống tức thời 1.4 2.6-4.4 Bằng tay 1.2-3.0 Phơi mớ (1 ngày) 1.2 2.4-4.2 Máy gặt xếp Gặt máy chất đống tức thời 1.1 1.8 0.7 dãy Gặt máy và phơi mớ (1 ngày) 0.8 1.5 Máy gặt đập 1.3-1.5 1.0 2.3-2.5 liên hợp Các số liệu trên được tính khi thu hoạch lúa đúng thời điểm. Gặt tay cần nhiều thời gian hơn nên thời điểm thu hoạch bị trễ nhiều hơn do vậy tổn thất thu hoạch sẽ nhiều hơn. 11
  12. Do vậy: • Tổn thất rơi vãi do phương pháp thu hoạch và thời gian thu hoạch (thường thu hoạch trễ) là một nhân tố quan trọng cần xem xét để giảm tổn thất hạt trong quá trình thu hoạch. • Gặt máy có ưu điểm hơn khi xét đến khía cạnh gặt nhanh và do đó giảm thiểu tổn thất thu hoạch. Nứt gãy hạt và hiệu suất thu hồi gạo nguyên Ảnh hưởng của phương pháp thu hoạch Phương pháp thu hoạch có thể không ảnh hưởng nhiều đến nứt gãy hạt và thu hồi gạo nguyên (Check), nhưng thu hoạch bằng tay thường kéo dài nên thời điểm thu hoạch bị trễ, và do vậy gây ra gãy hạt và giảm hiệu suất thu hồi gạo nguyên. Do đó khi thu hoạch bằng tay, cần phải tiến hành sao cho thu hoạch đúng thời điểm thu hoạch. Hơn nữa, thu hoạch bằng tay gây tổn thất do rơi vãi cao hơn so với gặt máy. Số liệu thu thập được ở một số nông hộ được trình bày trong Bảng 8. Bảng 8: Tổn thất do rơi vãi trên đồng khi thu hoạch bằng tay Nông hộ Giống lúa Ẩm hạt ban đầu Ẩm hạt trong Khối lượng hạt Năng suất % tổn (kg/1000m2) (trước thu hoạch) quá trình đập rơi vãi trên thất 25m2 (g) (% cs ướt) (% cs ướt) 1 OM 2517 23.4 28.9 445 550 2.6 2 20.4 26.5 320 450 2.2 3 24.5 29.3 182 380 1.6 AG 24 4 23.8 27.9 290 440 2.2 5 22.9 28.4 220 480 1.5 6 18.9 19.4 538 400 5.2 OM 1490 7 22.5 24.8 285 350 3.6 8 20.3 23.7 298 300 4.6 9 22.8 19.4 262 380 2.3 OM 2718 10 27.6 22.1 305 400 2.4 11 18.9 19.4 318 380 3.4 Trung bình 2.9±0.9 Ảnh hưởng của phương pháp đập lên độ gãy hạt và thu hồi gạo nguyên Các phương pháp đập lúa có thể gây nứt hạt và thậm chí làm giảm độ thu hồi gạo nguyên. Số liệu thí nghiệm thu được từ hai tỉnh ở ĐBSCL tại cùng một thời điểm được trình bày trong Bảng 9. Kết quả cho thấy nứt gãy hạt không bị ảnh hưởng nhiều bởi phương pháp đập. Tuy nhiên, hiệu suất thu hồi gạo nguyên giảm một ít khi đập bằng máy. Bảng 9: Ảnh hưởng của phương pháp đập lên độ nứt hạt gạo và thu hồi gạo nguyên Giống gạo Tỉ lệ nứt hạt (%) Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên Gạo lức Gạo xát (%) Tay Máy Tay Máy Tay Máy OM2718/ OM 1490 4.1 3.9 3.0 1.8 49.9 46.7 An Giang 24 0.9 2.4 1.5 0.7 45.6 44.0 12
  13. PHẦN 2 TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN DÀNH CHO CÁN BỘ KHUYẾN NÔNG THÁNG 04- 2010 3. ẢNH HƯỞNG CỦA PHƯƠNG PHÁP SẤY LÊN ĐỘ NỨT GÃY HẠT VÀ THU HỒI GẠO NGUYÊN Tầm quan trọng của sấy Sấy là quá trình tách nước ra khỏi hạt nhằm đạt đến hàm ẩm an toàn để bảo quản hạt. Lúa được thu hoạch ở ẩm độ khoảng 20 đến 30% (cơ sở ướt), tùy vào mùa thu hoạch. Nếu không sấy, gạo thường bị hư hỏng do hoạt động của vi sinh vật và bị biến màu. Tùy vào thời gian lưu trữ mong muốn mà gạo cần đạt đến ẩm độ nhất định để tồn trữ an toàn (Bảng 10). Bảng 10: Thời gian lưu trữ an toàn của gạo tại những ẩm độ khác nhau. Thời gian bảo quản Ẩm độ yêu cầu (w/w) Nguy cơ xảy ra ở ẩm độ cao hơn 2 đến 3 tuần 14 - 18% Mốc, biến màu, tổn thất do hạt hô hấp 8 đến 12 tháng 13% hay thấp hơn Côn trùng phá hoại Hơn 1 năm 9 % hay thấp hơn Sấy trễ, sấy không đầy đủ hay sấy không đều sẽ gây tổn thất về chất lượng lẫn số lượng: • Gạo bị biến màu hay ngả vàng do nấm phát triển và do nhiệt của quá trình hạt hô hấp. • Độ gãy gạo tăng kết quả là giảm hiệu suất xay xát do nhiệt độ cao và do hiện tượng hồi ẩm của hạt. • Hạt không nảy mầm và mất sức sống do các hoạt động hô hấp, nấm mốc phát triển và côn trùng phá hoại hoặc do tồn trữ hạt ở nhiệt độ trên 42oC. • Hư hại do côn trùng gây nên mạnh mẽ hơn nếu ẩm hạt cao hơn. Nguyên tắc sấy Khi sấy hạt được đặt trong môi trường không khí có ẩm độ tương đối thấp hoặc dòng khí nóng hay nắng trời. Ẩm bốc hơi ra khỏi hạt, sau đó tác nhân sấy hoặc không khí xung quanh sẽ lấy ẩm bao quanh bề mặt hạt. Phương pháp sấy 204
  14. Sau khi thu hoạch (cắt trên đồng), lúa được sấy bằng các phương pháp khác nhau: 1. Phơi đồng 2. Phơi nắng 3. Sấy nhân tạo Phơi đồng Phơi đồng được thực hiện trước khi đập trong trường hợp gặt tay hoặc gặt xếp dãy. Tốc độ sấy phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và giai đoạn thu hoạch. Phương pháp này gây tổn thất do rơi vãi hạt và do hạt bị gãy vì hạt quá khô hoặc hạt hồi ẩm, nếu gạo không được đập đúng thời điểm. Khuyết điểm chính của phương pháp này là: Hồi ẩm từ rơm hoặc từ đất có thể gây nứt hạt và tỉ lệ hạt gãy cao trong suốt quá trình xay xát. Hồi ẩm trong đêm do ẩm độ cao gây nứt hạt và hiệu suất xay xát thấp. Sấy không đều do trải đống không đều. Các hạt nằm bên ngoài khô nhanh hơn các hạt nằm bên trong đống. Kết quả thí nghiệm trong Bảng 11 cho thấy hiệu suất thu hồi gạo nguyên giảm do phơi đồng và phơi sân. Bảng 11: Tổn thất hiệu suất gạo nguyên quy ra tổn thất lúa (kg/100 kg thu hồi) đối với các giống khác nhau ở ĐBSCL do tập quán phơi đồng và phơi sân hiện nay của nông hộ Giống OM1490 OM2718 Jasmine AG24 7.32 8.97 10.45 7.87 Tổn thất gạo nguyên (%) Phơi sân Phơi sân là phương pháp phổ biến ở Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói chung. Sau khi đập, đống hạt được trải rộng ra dưới nắng trời. Thông thường lúa được phơi trên sân xi măng, đường nhựa hay trên bạt ni lông. Đây là phương pháp sấy có chi phí thấp nhưng tốn công lao động. Ngoài ra, việc kiểm soát nhiệt độ hạt khó. Lớp lúa ở bề mặt sẽ khô hơn các lớp bên trong. Do vậy phải thường xuyên đảo trộn để giảm sự chênh lệch ẩm giữa các lớp hạt. Phơi sân còn có một số hạn chế như sau: • Không thể tiến hành khi mưa và ban đêm. Nếu sấy trễ, quá trình hô hấp và sự phát triển của nấm sẽ gây tổn thất và vàng gạo. • Tốn công lao động và năng suất hạn chế. 205
  15. Nắng quá gắt sẽ làm nứt hạt và giảm chất lượng xay xát. • • Đảo trộn thường xuyên tốn công và khó tiến hành đối với khối lượng lúa lớn. Bảng 12: Tổn thất xay xát (quy ra tổn thất giá trị) do phơi sân khi so sánh với sấy nhân tạo (trong mùa khô). Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên, % Tỉ lệ gạo nguyên Phơi bóng Sấy vỉ ngang Phơi sân (trên Giống giảm do phơi sân râm (mẫu đối bạt, Ts = 42- (%) 48oC) chứng) OM1490 49.1 49.6 47.5 2.1 OM2517 48.7 49.1 45.3 3.8 Jasmine 50.4 50.7 44.6 6.0 Sticky rice 50.6 51.3 48.2 3.1 Ghi chú: Ts là nhiệt độ bề mặt hạt. Ước tính trung bình tổn thất do phơi đồng và phơi sân khoảng 8.7% (Bảng 11). Giá trị tổn thất này tính theo vụ Đông-Xuân. Tổn thất trong mùa mưa (vụ Thu – Đông, tháng 4 đến tháng 8) sẽ cao hơn do thay đổi của thời tiết mưa và bão. Sấy nhân tạo Sấy nhân tạo nhanh hơn các phương pháp truyền thống trong những điều kiện được kiểm soát. Xét về chất lượng hạt và hiệu suất xay xát thì sấy nhân tạo tốt hơn so với phơi nắng. Ẩm sẽ được lấy ra khỏi hạt khi thổi tác nhân sấy ngang qua lớp hạt. Nhiệt độ và điều kiện sấy được chọn sao cho tránh nứt gãy hạt. Có các thiết bị sấy ở nhiệt độ thấp, trung bình và cao. Thiết bị sấy nhiệt độ thấp sử dụng tác nhân sấy
  16. Sấy Thùng (Si lô) Đây là phương pháp sấy nhiệt độ thấp. Lúa có hàm ẩm khoảng dưới 18% có thể được sấy chậm trong thùng chứa với tác nhân sấy là không khí được đốt nóng nhẹ. Do không có đảo trộn khối hạt nên phần hạt gần nơi không khí sấy vào sẽ khô nhanh hơn so với vùng bên trong. Nếu nhiệt độ hơi cao và ẩm độ của không khí rất thấp có thể gây nứt gãy hạt tại vị trí tác nhân sấy đi vào. Phương pháp sấy này không thông dụng ở ĐBSCL. Sấy vỉ ngang Đây là thiết bị sấy phổ biến nhất ở ĐBSCL. Sấy vĩ ngang còn gọi là sấy lớp tĩnh. Trong thiết bị sấy này, không khí được đốt nóng và thổi xuyên qua khối hạt. Lúa được giữ cố định trong thùng chứa cho đến khi sấy xong. Năng suất sấy có thể linh động, dao động từ 1 đến 10 tấn. 10 tấn /mẻ là kích thước lớn nhất về mặt quản lý nhân công. Thời gia sấy trung bình từ 7-10 giờ, tùy vào độ ẩm đầu. Hình dáng của vỉ trong thiết bị sấy theo mẻ có thể có dạng hình chữ nhật, nằm nghiêng một góc để dễ tháo liệu hoặc đảo trộn. Nhiệt độ sấy thích hợp vào khoảng 43 - 45oC. Máy sấy tĩnh vỉ ngang 8 tấn. Thiết bị sấy tĩnh theo mẻ cho lúa có chất lượng tốt hơn phơi nắng. Các thiết bị sấy này dễ trang bị hơn so với các thiết bị sấy đảo chiều gián đoạn hoặc thiết bị sấy dòng liên tục với cùng năng suất, và có những ưu điểm sau: • Dễ vận hành • Thiết kế đơn giản, có thể chế tạo buồng sấy, hệ thống quạt gió và lò đốt ngay tại chỗ, dễ bảo trì và sửa chữa. • Hệ thống nhiệt (buồng đốt) thường sử dụng vỏ trấu làm nhiên liệu. • Hệ thống quạt gió có thể chạy bằng động cơ xăng hoặc dầu diesel tại những vùng chưa có điện hoặc điện quá mắc. • Thiết bị này có thể dùng để sấy những loại hạt khác như bắp. Một vài lưu ý khi vận hành thiết bị sấy vỉ ngang • Đổ lúa vào thùng sấy và khỏa đều. Nếu các lô lúa có ẩm độ khác nhau phải được trộn đều trước khi sấy. • Đối với các hạt rất ướt cần phải thổi gió từ 30-60 phút trước khi sấy. Như vậy sẽ cải thiện chất lượng mặc dù sẽ tăng thời gian sấy và tiêu tốn xăng dầu. • Theo dõi hàm ẩm và nhiệt độ hằng giờ. Ngừng sấy khi hàm ẩm của lớp giữa (nửa chiều cao khối hạt) đạt đến ẩm độ mong muốn cuối cùng. 207
  17. • Đối với hạt giống không nên sấy quá 43°C. • Tăng nhiệt độ sẽ giảm thời gian sấy nhưng tăng không đều sẽ gây nứt gãy hạt. • Tăng dòng tác nhân sấy sẽ rút ngắn quá trình sấy và giảm hàm ẩm nhưng tăng chi phí năng lượng. • Đảo trộn hạt trong quá trình sấy giúp giảm sự chênh lệch hàm ẩm. Sơ đồ cấu tạo buồng đốt Buồng đốt trấu với bộ phận thu hồi tro hình trụ. Buồng đốt trấu tự động. Do chiều cao lớp lúa lớn và tác nhân sấy đi qua lớp lúa chỉ một chiều nên hàm ẩm giữa lớp trên bề mặt và lớp dước đáy sẽ khác nhau. Có thể tiến hành đảo trộn để giảm sự khác biệt này, nhưng đảo trộn không hiệu quả và tốn nhiều công lao động. Để đơn giản, sau một thời gian sấy, dòng tác nhân sấy sẽ được thổi ngược chiều qua lớp lúa. Drying Air UP 0.3m Grain CONVENTIONAL SHG FLAT-BED DRYER Floor: 50 sq.m / 8 ton Hình 1: Máy sấy 1 tấn đảo chiều gió 208
  18. Bảng 14: So sánh chất lượng của gạo khi sấy trên thiết bị sấy 1 tấn không đảo chiều và loại có đảo chiều (nhiệt độ sấy 46oC trong 1.5 giờ đầu sau đó sấy ở 43oC trong thời gian còn lại, tốc độ dòng tác nhân sấy xấp xỉ 5.8 m3/phút, khối lượng lúa 9200 kg) Thông số theo dõi Đảo chiều Không đảo chiều Thời gian sấy 6.00 6.00 Thời gian sấy đảo chiều, phút 15 Số nhân công cho sấy đảo chiều 2 Ẩm độ đầu vào (% cơ sở ướt) 23.9 20.4 Ẩm độ đầu ra (% cơ sở ướt) 14.9 16.1 Ẩm độ lớp hạt trên cùng (% cơ sở ướt) 13.9 18.2 Ẩm độ lớp hạt giữa (% cơ sở ướt) 16.2 16.4 Ẩm độ lớp hạt dưới đáy (% cơ sở ướt) 14.8 13.6 Chênh lệch ẩm độ lớp trên cùng-dưới đáy (%) 0.83 4.64 Chênh lệch ẩm độ lớp giưa-lớp trên cùng (%) 2.24 Trấu tiêu thụ: kg/mẻ 171.2 215.2 Trấu tiêu thụ: kg/giờ 28.5 35.9 Xăng dầu tiêu thụ (cho quạt), L/giờ 1.70 1.75 Chiều cao lớp lúa ban đầu, mm 517.8 507.8 Tỉ lệ nứt hạt lức trước sấy (%) 12.0 21.0 Tỉ lệ nứt hạt lức sau sấy (%) 13.8 23.8 Tỉ lệ nứt hạt do phơi nắng- sân xi măng, chiều cao lớp 17.8 26.8 hạ 7 cm (%) Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên (%) Gạo nguyên %, sau sấy 59.39 56.21 Gạo nguyên %, phơi nắng 55.58 52.12 Chênh lệch (Phơi nắng & Sây cơ học) % -3.81 -4.09 Thiết bị sấy nhiệt độ cao Thiết bị sấy tầng sôi và sấy tháp liên tục được dùng khi sấy năng suất lớn. Sấy ở nhiệt độ cao nhằm tăng tốc độ sấy nhưng có thể gây nứt gãy hạt. Do nhiệt độ và thời gian tiếp xúc phải được kiểm soát chặt chẽ nên những thiết bị sấy này chưa được sử dụng ở mức độ nông hộ tại Việt Nam. Đối với thiết bị sấy tầng sôi, gạo được tạo tầng sôi bằng dòng không khí vào đáy của lớp hạt. Tốc độ khí đi qua mâm xuyên lỗ đủ lớn để nâng các hạt lên. Sau khi hạt được nâng lên, không khí đi qua và hạt lại rơi xuống do trọng lực. Quá trình trên được lặp lại và toàn khối hạt tương tự trạng thái dòng. Sấy tháp có chi phí cao so với sấy tĩnh vỉ ngang. Trong khi đó sấy tầng sôi với nhiệt độ cao để tách ẩm đến 18% sẽ rẻ hơn. Do vậy, sấy hai giai đoạn, sấy tầng sôi sau đó sấy tĩnh, có thể giảm tổng chi phí sấy và tăng năng suất quá trình sấy. Việc tăng năng suất trên đơn vị diện tích của dây chuyền sẽ đòi hỏi mặt bằng ít hơn, vì vậy có thể thực hiện được trong các nhà máy xay xát. 209
  19. Máy sấy tháp Máy sấy tầng sôi Bảng 16: Chi phí sấy đối với các loại thiết bị sấy khác nhau ở ĐBSCL (Nguồn số liệu của tỉnh Long An) Kiểu máy Đồng /kg Máy sấy SRA-4 (đảo chiều, 4 tấn/mẻ) với buồng đốt trấu 98 Máy sấy SRA-8 (đảo chiều, 8 tấn/mẻ) với buồng đốt trấu 79 Máy sấy SDG-4 (đảo chiều, 4 tấn/mẻ) với buồng đốt trấu #1 80 Máy sấy SDG-4 (đảo chiều, 4 tấn/mẻ) với buồng đốt than 130 Phơi nắng, trong mùa mưa 70 Phơi nắng, trong mùa mưa, thời tiết thông thường 140 Phơi nắng, trong mùa mưa, thời tiết khắc nghiệt 210 # Máy sấy sử dụng kiểu quạt gió do Đại học Nông Lâm TP.HCM chế tạo 210
  20. 4. TỔN THẤT TRONG QUÁ TRÌNH XAY XÁT Xay xát gạo là quá trình tách lớp vỏ và phần cám để thu được gạo trắng. Quá trình này có thể tiến hành: • Quá trình xay xát một giai đoạn, khi đó vỏ trấu và cám được tách ra trong cùng một giai đoạn và thu gạo trắng trực tiếp từ lúa. • Quá trình xay xát hai giai đoạn, khi đó vỏ trấu và cám được tách ở hai giai đoạn riêng biệt nhau, gạo lức được xử lý tiếp để thu gạo trắng. • Quá trình nhiều giai đoạn, khi đó lúa trải qua nhiều công đoạn và thiết bị khác nhau để thu được gạo trắng. Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên (%) là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá chất lượng xay xát gạo. Gạo nguyên là những hạt gạo không bị gãy và có chiều dài ít nhất là 75% chiều dài của hạt gạo lức ban đầu. Trong điều kiện lý tưởng, tỉ lệ thu hồi gạo nguyên khoảng trên 59%. Gạo bị gãy trước khi xay xát do các quá trình thu hoạch, sấy không thích hợp, hạt chưa chín, bị bạc bụng và điều kiện xay xát là những nguyên nhân chính góp phần làm giảm tỉ lệ thu hồi gạo nguyên. Tỉ lệ thu hồi gạo nguyên không chỉ phụ thuộc vào chất lượng gạo ban đầu (có các hạt bị vỡ hoặc bị rạn), mà còn phụ thuộc vào hiệu quả của quá trình xay xát. Có 3 hệ thống xay xát gạo ở ĐBSCL (tỉnh Kiên Giang và Tiền Giang): 1. Hệ thống xay gạo trắng truyền thống: Dây chuyền xay xát gạo hoàn chỉnh không có thiết bị lau bóng (khoảng 91% gạo xay) 2. The … (khoảng 3% gạo xay). 3. Dây chuyền làm trắng/ lau bóng gạo thành phẩm (khoảng 6% gạo xay). 211
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2