intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu hướng dẫn công việc chương trình nghề

Chia sẻ: Trinh Van Hoanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

91
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Liệt kê toàn bộ các bước và kiến thức về kỹ thuật để tiến hành công việc từ lúc khởi điểm đến hoàn thành. Đánh số thứ tự các bước. Viết hoặc in rõ ràng dễ đọc. Sử dụng mặt sau của phiếu nếu cần.1. Đặt động cơ vững vàng hoặc chiếc xe t rên mặt bằng ổn định bằng cách chêm đội chết. 2. Tìm hiểu thứ tự nổ nhất định. (tùy mỗi loại) 3.Tháo tất cả các bugi ra khỏi động cơ với chìa khóa ống thích hợp. 4. Tháo nắp đậy giàn xúpáp, chú ý không làm hư hỏng đệm kín. 5. Quay...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu hướng dẫn công việc chương trình nghề

  1. MOLISA TỔNG CỤC DẠY NGHỀ Dự án Tăng Cường Các Trung Tâm D ạy Nghề GDVT – Swisscontact Năm 2001
  2. MỤC LỤC Trang MÔ-ĐUN 1: SỬA CHỮA ÔTÔ CĂN BẢN 1. Điều chỉnh khe hở xúp áp 1 2. Điều chỉnh bộ chế hoà khí 2 3. Kiểm tra rò rỉ đường ống 3 4. Siết chặt các đai ốc 4 MÔ-ĐUN 2: SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ XĂNG 1. Kiểm tra cốt cam và bạc lót 5 2. Kiểm tra đệm đẩy, đũa đẩy và cần mổ 6 3. Xoáy xú páp 7 4. Thay thế SIM xú páp 8 5. Kiểm tra nắp máy 9 6. Kiểm tra thân máy 10 7. Kiểm tra cốt máy và bạc lót 11 8. Kiểm tra thanh truyền bạc lót 12 9. Kiểm tra pít tông, bạc xéc măng và xi lanh 13 10. Kiểm tra hệ thống làm mát 15 11. Kiểm tra két nước 16 12. Sửa chữa bơm nước 17 13. Kiểm tra hệ thống bôi trơn 18 14. Sửa chữa bơm nhớt 19 15. Thông mạch nhớt 20 16. Sửa chữa bơm nhiên liệu 21 17. Sửa chữa bộ chế hoà khí 22 18. Kiểm tra hệ thống khởi động 23 19. Kiểm tra hệ thống đánh lửa (dùng tiếp điểm) 24 MÔ-ĐUN 3: SỬA CHỮA ĐIỆN Ô TÔ 1. Bảo dưỡng ắc quy 25 2. Thay thế ắc quy 26 3. Thay thế công tắc 27 4. Sửa chữa máy phát điện 28 5. Thay thế máy phát điện 30 6. Thay thế bộ tiết chế 31 7. Kiểm tra hệ thống sạc (charge) 32 8. Sửa chữa máy khởi động 33
  3. 9. Thay thế máy khởi động 35 10. Thay thế rơle 36 11. Kiểm tra hệ thống khởi động 37 12. Sửa chữa bộ chia điện (delco) 38 13. Cân lửa 39 14. Kiểm tra hệ thống đánh lửa 40 15. Thay thế đèn 41 16. Điều chỉnh đèn pha cốt 42 17. Kiểm tra hệ thống chiếu sáng - tín hiệu 43 18. Thay thế đồng hồ báo 44 19. Kiểm tra hệ thống kiểm tra - theo dõi 45 20. Thay thế motor điều khiển 46 21. Thay thế bộ điều khiển motor gạt nước 47 22. Thay thế quạt giải nhiệt bằng điện 48 23. Kiểm tra hệ thống điện phụ 49 24. Đi dây điện 50 MÔ-ĐUN 4: SỬA CHỮA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU VÀ XỬ LÝ Ô NHIỄM TRÊN Ô TÔ HIỆN ĐẠI 1. Kiểm tra bơm xăng (Loại bơm điện dùng cho hệ thống phun xăng) 51 2. Kiểm tra các bộ cảm biến (trên động cơ phun xăng hiện đại) 52 3. Sửa chữa hệ thống xông máy (trên động cơ phun xăng) 53 4. Làm sạch kim phun xăng 54 5. Vệ sinh ổ ga 55 6. Kiểm tra áp lực nhiên liệu ( trên ô tô hiện đại) 56 7. Kiểm tra bộ chia điện trên động cơ (trên ô tô đời mới) 57 8. Điều chỉnh động cơ (theo mã số) 58 9. Kiểm tra hệ thống bơm gió phụ trội (trên động cơ hiện đại) 59 10. Kiểm tra EGR (hồi lưu khí thải) và bộ chứa than hoạt tính 60 MÔ-ĐUN 5: SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ DIESEL 1. Kiểm tra hệ thống xông máy trên động cơ diesel (loại dùng bugi xông) 61 2. Kiểm tra bơm cao áp (trên băng thử) 62 3. Sửa chữa kim phun dầu 63 4. Sửa chữa bơm tăng áp (trên động cơ diesel) 64 5. Kiểm tra hệ thống phun hiện đại (dùng ECU trên động cơ diesel) 65 MÔ-ĐUN 6: SỬA CHỮA HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG TRÊN Ô TÔ 1. Sửa chữa ly hợp (loại ma sát khô) 66 2. Sửa chữa hộp số 67 3. Điều chỉnh cầu chủ động 68
  4. 4. Điều chỉnh bạc đạn bánh xe 69 5. Thay thế bạc đạn bánh xe 70 6. Thay thế ắc fusée (trên xe tải) 71 7. Thay thề các khớp cầu (dàn lái) 72 8. Sửa chữa bơm thắng cái 73 9. Sửa chữa trợ lực thắng 74 10. Kiểm tra dĩa thắng 75 11. Kiểm tra trống thắng 76 12. Sửa chữa bơm thắng con 77 13. Thay thế bố thắng 78 14. Điều chỉnh thắng (loại thường không trợ lực) 79 15. Kiểm tra hệ thống lái (loại thường, không có trợ lực) 80 16. Sửa chữa hộp tay lái 81 17. Sửa chữa bơm trợ lực lái 82 18. Kiểm tra thước tay lái 83 19. Cân bằng động bánh xe 84 20. Cân chỉnh góc lắp đặt bánh xe 85 21. Thay thế bạc thau ắc nhíp 86 22. Thay thế tay treo, tay chịu (aframe)(trong hệ thống treo) 87 MÔ-ĐUN 7: SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ 1. Kiểm tra áp suất ga 88 2. Nạp ga 89 3. Thay thế máy nén lạnh 91 4. Thay thế dàn nóng 92 5. Thay thế dàn lạnh 93 6. Thay thế quạt 94 7. Kiểm tra hệ thống điện máy lạnh (trừ computer) 95 8. Kiểm tra hiệu quả làm lạnh trong xe 96
  5. Trang 1 PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THEO MẪU CỦA DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG CÁC TTDN CÔNG VIỆC: ĐIỀU CHỈNH KHE HỞ XÚPÁP 1/P2/M1 Liệt kê toàn bộ các bước và kiến thức về kỹ thuật để tiến hành công việc từ lúc khởi điểm đến hoàn thành. Đánh số thứ tự các bước. Viết hoặc in rõ ràng dễ đọc. Sử dụng mặt sau của phiếu nếu cần. 1. Đặt động cơ vững vàng hoặc chiếc xe t rên mặt bằng ổn định bằng cách chêm đội chết. 2. Tìm hiểu thứ tự nổ nhất định. (tùy mỗi loại) 3.Tháo tất cả các bugi ra khỏi động cơ với chìa khóa ống thích hợp. 4. Tháo nắp đậy giàn xúpáp, chú ý không làm hư hỏng đệm kín. 5. Quay cốt máy theo chiều chạy đ ể xác định điểm đánh lửa của xi lanh số 1 (hoặc xi lanh song hành). 6. Ghi dấu phấn trên bánh đai cốt máy ngay với dấu cố định đánh lửa trên cạcte của động cơ. 7. Chia góc độ  = 720o/n (n : số xi lanh) trên bánh đai cốt máy. 8. Đánh thêm các dấu phấn kế tiếp cách dấu phấn trước là . Chú ý : * Có nghĩa là chỉ hiệu chính khe hở xúpáp của xi lanh nào khi nó ở vào cuối thì ép. * Có thể xác định cuối thì ép bằng cách nhìn vít lửa vừa chớm mở. 9. Nới lỏng đai ốc chận bằng chìa khóa vòng thích hợp. 10. Đặt cỡ lá có bề dày phù hợp từng loại động cơ giữaa đuôi xúpáp và đầu cần mổ. Thông thường : Hút : 0,3  0,4 mm. Thải : 0,4  0,5 mm. 11. Xoay chìa khóa qua phải hoặc trái để hiệu chỉnh đai ốc thế nào t rị số khe hở (bước 10) vừa rít lỏng. 12. Siết chặt kỹ lưỡng đai ốc chận (nếu có). 13. Quay cốt máy theo chiều chạy thêm một góc  để hiệu chỉnh xi lanh kế tiếp theo thứ tự nổ (thực hiện như bước 9, 10, 11, 12). Cứ thế tiếp tục cho đến hết tất cả giàn xúpáp . Có nghĩa là phải điều chỉnh hết cả giàn xúpáp cho tất cả xi lanh khi chỉ quay 2 vòng cốt máy (đối với động cơ 4 thì). 14. Kiểm tra lại khe hở đã hiệu chỉnh, bằng cách thực hiện các bước 5 - 6 và 10. 15. Phát hành động cơ, bảo đảm kết quả : a- Động cơ khởi động dễ dàng. b- Động cơ vận hành êm dịu, không khua động. c- Động cơ không yếu công suất. Chú ý : Nếu có vài tiếng khua bất thường, thì để mức độ cầm chừng, phát hiện xúpáp nào khua bằng cách đè tay vào đầu cần mổ, nếu mất tiếng khua là xi lanh đó phải hiệu chỉnh lại, thực hiện như bước 5 - 6 - 10. Hướng dẫn thực hiện công việc nghề SỬA CHỮA Ô TÔ
  6. Trang 2 PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THEO MẪU CỦA DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG CÁC TTDN CÔNG VIỆC: ĐIỀU CHỈNH BỘ CHẾ HÒA KHÍ 2/P2/M1 Liệt kê toàn bộ các bước và kiến thức về kỹ th uật để tiến hành công việc từ lúc khởi điểm đến hoàn thành. Đánh số thứ tự các bước. Viết hoặc in rõ ràng dễ đọc. Sử dụng mặt sau của phiếu nếu cần. 1. Đặt động cơ hoặc chiếc xe trên mặt phẳng ổn định, chêm chắn các bánh xe cẩn thận. 2. Gá lắp tốc độ kế tại bộ chia điện để lấy tín hiệu tác động (v/ph). 3. Tháo các đường ống tới bộ chế hoà khí. 4. Tháo cần điều khiển và lọc gió ra khỏi bộ chế hoà khí. 5. Tháo lấy bộ chế hoà khí ra khỏi động cơ. 6. Rửa sạch và thổi gió nén (3  4 Kg/cm2) khô ráo bên ngoài bộ chế hoà khí. 7. Tháo nắp bộ chế hoà khí. 8. Đặt bộ chế hoà khí thế nào để phao nằm ngang và song song với mặt chuẩn gá lắp của nó. 9. Đặt cỡ khít khao vào phao (tuỳ mỗi loại). 10. Điều chỉnh bằng cách uốn nắn cần đẩy kim hoặc thêm bớt bề dày longđền tại kim và bệ kim, thế nào cho phao đúng với cỡ đo. 11. Thổi gió nén để thông các mạch trong bộ chế hoà khí, cụ thể là mạch chính, cầm chừng làm đậm và tăng tốc. 12. Tháo các lỗ tia và xác định kích thước của nó thích hợp với tài liệu ấn định, ví dụ : - 2 mm cho lỗ tia chính. - 3 mm cho lỗ tia lam đậm. -  1,75 mm cho lỗ tia cầm chừng. 13. Siết cẩn thận các lỗ tia lại đúng vị trí bằng cây vặn vít. 14. Gá lắp lần lượt các chi tiết vào bộ chế hoà khí, cụ thể như phao, kim, đệm kín và nắp…( chi tiết nào tháo sau thì phải ráp trước). 15. Quan sát sự kín của kim và bệ kim bằng cách cho xăng (treo cao hơn chừng 0,5 mét) vào bình giữ mực, xăng không nhiễu ướt ra ngoài là được. 16. Gá lắp bộ chế hoà khí vào động cơ với đệm mặt bích mới. 17. Gá lắp cần ga, dây cáp điều khiển cánh bướm gió, bình lọc gió… 18. Phát hành động cơ và vận hành với mức độ trung bình (800  1000 v/p) để tăng nhiệt độ tới 80  90 C. o 19. Điều chỉnh cầm chừng bằng cách : a- Siết vừa kín vít xăng rồi nới ra 1  1,5 vòng. b- Văn vít gió vô hoặc ra thế nào đúng với mức cầm chừng (600  700 v/p) tuỳ loại xe. 20. Thử nghiệm kết quả, phải đạt : a- Cầm chừng êm dịu. b- Gia giảm tốc độ tốt. c- Khởi động dễ dàng. d- Mức tiêu hao xăng bình thường. Hướng dẫn thực hiện công việc nghề SỬA CHỮA Ô TÔ
  7. Trang 3 PHIẾU PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC THEO MẪU CỦA DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG CÁC TTDN CÔNG VIỆC: KIỂM TRA RÒ RỈ ĐƯỜNG ỐNG 1/P3/M1 Liệt kê toàn bộ các bước và kiến thức về kỹ thuật để tiến hành công việc từ lúc khởi điểm đến hoàn thành. Đánh số thứ tự các bước. Viết hoặc in rõ ràng dễ đọc. Sử dụng mặt sau của phiếu nếu cần. 1. Đặt động cơ hoặc chiếc xe nơi rộng rãi, an toàn. 2. Kê kích cố định động cơ hoặc chiếc ôtô bằng đội chết hoặc cây chêm chắc chắn. 3. Châm thêm nhớt, nước hoặc nhiên liệu đầy đủ cho động cơ. 4. Kiểm tra mạch điện để khởi động và đánh lửa từ ắcquy tới công tắc, đến bôbin và máy khởi động. 5. Gá lắp kỹ lưỡng đường ống nhiên liệu từ thùng xăng tới lọc và bộ chế hòa khí. 6. Đặt bình chữa lửa hoặc mền a -mi-ăng nơi dễ thấy, an toàn. 7. Để tay số ở vị trí không tác dụng (số không) hoặc N (hộp số tự động). 8. Kéo khóa e cho bướm gió đóng lại (nếu động cơ nguội). 9. Giữ tay ga (có thể ở vị trí cầm chừng hoặc trung gian) và phát hành động cơ. o 10. Vận hành động cơ đến nhiệt độ bình thường (8 090 C) rồi mở e cho bướm gió mở lớn tối đa. 11. Quan sát các đường ống dẫn lưu chất xem có rò rỉ không : * Ống nước làm mát (tại động cơ và két nước), * Ống dẫn xăng (từ thùng tới bộ chế hòa khí), * Ống dẫn nhớt (tại các bầu lọc) và các đệm kín của cạcte (chứa nhớt, che dàn xúpáp và che chở bộ ly hợp). 12. Siết lại hoặc thay mới các chi tiết rò rỉ, như các khâu nối (raccords), đệm kín và ống nước hoặc phốt (feutre) bơm nước. 13. Tăng giảm tốc độ động cơ nhiều lần (từ cầm chừng (600 800 vòng/phút) đến 3000 5000 vòng/phút) trong thời gian ngắn (tối đa 1015 giây) đồng thời quan sát lại các nơi đã xử lý, bảo đảm chất lượng công việc tốt nhất. 14. Dừng động cơ và hoàn tất công việc. Hướng dẫn thực hiện công việc nghề SỬA CHỮA Ô TÔ
  8. Trang 4 PHIẾU PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC THEO MẪU CỦA DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG CÁC TTDN CÔNG VIỆC: SIẾT CHẶT CÁC ĐAI ỐC 2/P3/M1 Liệt kê toàn bộ các bước và kiến thức về kỹ thuật để tiến hành công việc từ lúc khởi điểm đến hoàn thành. Đánh số thứ tự các bước. Viết hoặc in rõ ràng dễ đọc. Sử dụng mặt sau của phiếu nếu cần. 1. Đặt động cơ nơi rộng rãi, an toàn. 2. Cố định động cơ trên các giàn đế chắc chắn. 3. Kiểm tra chất lượng các loại lưu chất như nước làm mát, dầu làm trơn và nhiên liệu. 4. Phát hành động cơ tới nhiệt độ bình thường (80 90 C). o 5. Dừng động cơ lau sạch các đầu đai ốc tại nắp máy, ống góp, cạcte và mặt bích gá lắp bộ chế hòa khí. 6. Lựa chọn lực siết thích hợp cho mỗi loại đai ốc thông qua bảng ấn định trị số lực siết hoặc tài liệu của từng loại động cơ. 7. Kiểm tra cần siết lực (có đơn vị thích hợp hoặc tương đương) cách so sánh trị số lực siết của nó với cần siết mẫu chính xác (khi siết một đai ốc bất kỳ trên một chi tiết nào đó). 8. Chọn chìa khóa ống (có đơn vị thích hợp bằng mm hoặc inch) để gắn vào cần siết lực. 9. Bắt đầu siết (hoặc kiểm tra) toàn bộ đai ốc tại nắp máy với trị số 1/3 lực đối với lực ấn định tối đa, theo trình tự nhất định, kế tiếp là 2/3, rồi sau cùng là 3/3 cho tất cả đai ốc trên nắp máy. Lưu ý sử dụng bảng hướng dẫn trình tự siết của nhà chế tạo cung cấp trên các chi tiết liên hệ như nắp máy chẳng hạn. Nếu không có bảng hướng dẫn thì siết nắp máy theo qui định tổng quát (bằng hình chéo hoặc đường xoắn ốc). 10. Cũng thực hiện như động tác 9 để siết các đai ốc tại ống góp, cạcte và mặt bích bộ chế hòa khí cũng như các chi tiết khác cho tới lúc hoàn tất to àn bộ các đai ốc trên động cơ. 11. Phát hành động cơ trở lại cho đến nhiệt độ bình thường là 80 90 C để kiểm tra lại lực siết o của tất cả đai ốc. Nó phải bảo đảm với trị số lực siết như ở động tác 9. Hướng dẫn thực hiện công việc nghề SỬA CHỮA Ô TÔ
  9. Trang 5 PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THEO MẪU C ỦA DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG CÁC TTDN CÔNG VIỆC: KIỂM TRA CỐT CAM VÀ BẠC LÓT 1/P1/M2 Liệt kê toàn bộ các bước và kiến thức về kỹ thuật để tiến hành công việc từ lúc khởi điểm đến hoàn thành. Đánh số thứ tự các bước. Viết hoặc in rõ ràng dễ đọc. Sử dụng mặt sau củ a phiếu nếu cần. 1. Rửa sạch sẽ cốt cam và bạc lót bằng dầu gas oil hoặc xăng. 2. Thổi gió khô ráo cốt cam và bạc lót với áp lực 3 4 atm. 3. Đặt cốt cam lên hai khối V trên mặt phẳng chuẩn. 4. Xê dịch so kế dọc theo đường sinh của hai cổ trục đầu và cuối. Nhận định sự thẳng hàng của cốt cam, sai biệt ấn định là 0,03 0,05 mm. Chú ý : trừ bớt kích thước sai biệt lớn nhỏ của hai cổ trục này. 5. Ghi dấu vào bánh răng cam trùng với dấu cố định trên khối V. o 6. Quay cốt cam 90 . 7. Ghi chú kích thước trê n so kế sau mỗi lần quay 90 o. Tiếp tục thực hiện 6 và 7 để có được 4 số đo, sai biệt ấn định là 0,03 0,05 mm. 8. Đặt panme vuông góc trục cam. 9. Xác định chiều cao mỗi loại mỏ cam ( tùy mỗi loại động cơ ) sai biệt giới hạn 0,02 0,03 mm. 10. Đặt cốt cam vào các ổ trục của nó trong thân máy. 11. Đặt so kế vững vàng bên cạnh mỗi ổ trục. 12. Xeo bẩy cốt cam bằng cây vặn vít hoặc xà beng tại ổ trục này. 13. Đọc kích thước trên so kế, tối đa ấn định là 0,03 mm. 14. Siết hai vít tại mặt bích đúng mức ấn định ( tùy mỗi loại ). 15. Đặt so kế tiếp xúc tại đầu cốt cam ( hoặc bánh răng của nó ). 16. Xeo cốt cam trượt dọc bằng cây vặn vít. 17. Đọc kích thước trên mặt so kế, tối đa giới hạn là 0,15 0,20 mm. 18. Bôi trơn các ổ trục và mỏ cam cẩn thận. Hướng dẫn thực hiện công việc nghề SỬA CHỮA Ô TÔ
  10. Trang 6 PHIẾU PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC THEO MẪU CỦA DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG CÁC TTDN CÔNG VIỆC: KIỂM TRA ĐỆM ĐẨY, ĐŨA ĐẨY VÀ CẦN MỔ 4/P1/M2 Liệt kê toàn bộ các bước và kiến thức về kỹ thuật để tiến hành công việc từ lúc khởi điểm đến hoàn thành. Đánh số thứ tự các bước. Vi ết hoặc in rõ ràng dễ đọc. Sử dụng mặt sau của phiếu nếu cần. 1. Tháo động cơ ra khỏi xe và kê kích động cơ trên bàn thợ hoặc nền xưởng. 2. Rửa sạch bên ngoài động cơ bằng dầu gas oil, nước và gió nén (3 4Kg/cm2). 3. Xả nước và dầu nhớt ra khỏi động cơ. 4. Tháo nắp đậy giàn xúpáp bằng chìa khóa (miệng, ống) hoặc cây vặn vít. 5. Tháo giàn cần mổ, đũa đẩy và đệm đẩy. Sau đó vặn lại các đai ốc hoặc vít vào đúng vị trí của chúng. 6. Rửa sạch cần mổ, đũa đẩy và đệm đẩy bằng dầu gas oil, nước và thổi khô bằng gi ó nén 2 (34Kg/cm ). 7. Sắp xếp thứ tự cần mổ, đũa đẩy và đệm đẩy vào mâm đựng. 8. Kiểm tra các mặt tác dụng ở 2 đầu cần mổ, cụ thể là đường nhớt làm trơn và mặt tiếp xúc với đuôi xúpáp (không được mòn khuyết). 9. Kiểm tra đũa đẩy, chúng phải ngay thẳng (không cong) và có bề dài bằng nhau (cho mỗi loại hút hoặc thải). 10. Thông lỗ bằng gió nén (34Kg/cm2) để đảm bảo nhớt lưu thông dễ dàng (nếu đũa bọng). 11. Kiểm tra đệm đẩy (loại thường) đường kính ngoài không mòn khuyết, mặt tiếp xúc với cam phải bằng phẳng , chiều dài của chúng cũng phải bằng nhau (cho mỗi loại). 12. Lau sạch và bôi trơn các chi tiết này rồi ráp lần lượt chúng vào động cơ. 13. Siết đúng lực các đai ốc liên hệ (tùy mỗi loại). 14. Điều chỉnh khe hở xúpáp (nếu có yêu cầu). 15. Đặt động cơ đúng với vị trí ban đầu. Hướng dẫn thực hiện công việc nghề SỬA CHỮA Ô TÔ
  11. Trang 7 PHIẾU PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC THEO MẪU CỦA DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG CÁC TTDN CÔNG VIỆC: XOÁY XÚ PÁP 6/P1/M2 Liệt kê toàn bộ các bước và kiến thức về kỹ thuật để tiến hành công việc từ lúc khởi điểm đến hoàn thành. Đánh số thứ tự các bước. Viết hoặc in rõ ràng dễ đọc. Sử dụng mặt sau của phiếu nếu cần. 1. Đặt động cơ lên bàn thợ hoặc nền xưởng, kê kích kỹ lưỡng. 2. Rửa sạch các chi tiết bên ngoài động cơ bằng dầu gas oil, nước và thổi khô bằng gió nén (34Kg/cm2). 3. Tháo nắp m áy (loại có xú páp treo) ra khỏi động cơ hoặc các chi tiết liên hệ như cốt cam, con đội (loại có xú páp đặt). 4. Cão lò xo xú páp và dĩa chận để lấy khoen chận ra khỏi đuôi xú páp. 5. Rửa sạch tất cả xú páp, bệ xú páp và ống kềm bằng gas oil, kế tiếp thổi khô bằng gió nén. 6. Vạch ngang miệng xú páp từ 46 vạch bằng bút chì để kiểm soát tình trạng mặt tiếp xúc giữa miệng và bệ xú páp. 7. Ấn mạnh (bằng tay) xú páp vào bệ xú páp để nó tiếp xúc sát vào bệ vừa xoay đuôi xú páp (cũng bằng tay) tối thiểu 34 vòng. 8. Quan sát mặt tiếp xúc tại miệng xú páp, nếu tốt thì các vạch chì biến mất ở giữa miệng xú páp và có bề ngang (của vạch chì) từ 1 2mm, nếu không thì tiến hành xoáy xú páp. 9. Bôi một ít cát xoáy (loại thô nếu mặt xú páp biến dạng nhiều và loại mịn nếu biến dạng ít) giữa miệng xú páp và bệ, đồng thời nhỏ một vài giọt nhớt (SAE 30) vào giữa thân và ống kềm xú páp. 10. Dẫn động xú páp, cùng lúc dùng đuôi cán búa (bằng nhựa hoặc cây) để ấn đầu xú páp tì nhẹ lên bệ của nó. Thực hiện xoáy như vậy từ 2 3 phút thì ngừng lại, lau sạch miệng và bệ xú páp để kiểm soát (giống như động tác 6). 11. Rửa sạch các chi tiết liên hệ (sau khi hoàn tất) như xú páp, bệ, ống kềm... bằng dầu gas oil và thổi khô bằng gió nén. 12. Bôi trơn các chi tiết ma sát như thân xú páp, bệ và ống kềm, kế tiếp dùng cão đặc biệt để ráp toàn bộ xú páp vào đúng vị trí nhất định (không được lẫn lộn). 13. Ráp lần lượt các chi tiết vào động cơ như cốt cam, con đội và nắp máy, phải siết đúng lực qui định. 14. Ráp hệ thống khởi động vào động cơ để ph át hành và thử kết quả công việc xoáy xú páp thông qua trị số áp lực trên áp kế đặt tại lỗ bugi. Nếu xoáy xú páp tốt, cân cốt cam đúng và xécmăng không mài mòn thì áp lực phải từ 7 9Kg/cm (120150PSI). 2 Hướng dẫn thực hiện công việc nghề SỬA CHỮA Ô TÔ
  12. Trang 8 PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THEO MẪU CỦA DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG CÁC TTDN CÔNG VIỆC: THAY THẾ SIM XÚ PÁP 7/P1/M2 Liệt kê toàn bộ các bước và kiến thức về kỹ thuật để tiến hành công việc từ lúc khởi điểm đến hoàn thành. Đánh số thứ tự các bước. Viết hoặc in rõ ràng dễ đọc. Sử dụng mặt sau của phiếu nếu cần. 1. Kê kích động cơ vững vàng trên bàn thợ hoặc trên nền xưởng. 2. Tháo nắp đậy giàn xú páp. 3. Quay động cơ theo chiều chạy cho đến lúc hai mỏ cam hút và thải của xi lanh số 1 (hoặc bất kỳ) không tác dụng (có nghĩa là xi lanh này đang ở thì ép hoặc nổ ) và đo khe hở xú páp bằng cỡ lá, thí dụ là x. 4. Nới lỏng 2 con đội của hai xú páp này bằng dụng cụ đặc biệt. 5. Lấy hai sim xú páp cũ ra ngoài (bằng nam châm hoặc cây vặn vít) đồng thời chú ý số khắc ghi trên hai sim này (thí dụ là u) và có bề dày là 2,7 mm 6. Lựa chọn sim xú páp mới bằng cách: thí dụ trị số khe hở của 2 xú páp hút và thải đều bằng nhau là 0,2mm, như vậy hiệu số y=x-0,2 là kích thước mài mòn. Bề dày của sim phải chọn là: 2,7mm+y, từ giá trị này, người ta chọn đặc số của sim có bề dày là 2, 7mm+y trên bảng mà nhà chế tạo ấn định, thí dụ là 23. 7. Đặt sim mới vào đúng vị trí tại con đội rồi khóa chặt con đội lại. 8. Quay động cơ 2 vòng để xi lanh này (như động tác 3) trở lại thì ép hoặc nổ. 9. Kiểm tra lại trị số khe hở của cặp xú páp này bằng cách chèn cỡ lá (có bề dày là 0,2mm) giữa cam và con đội, nếu chọn sim đúng thì cỡ lá phải được cảm nhận rít lỏng. Chọn sim tương đối dày hơn (thí dụ số 24) nếu cỡ lá quá lỏng, nếu cỡ lá quá cứng thì chọn sim tương đối mỏng hơn (thí dụ số 22). 10. Cứ thực hiện như thế (từ bước 6 9) để tiếp tục chọn sim mới (thích hợp với sự mài mòn) cho tất cả xi lanh khác. 11. Kiểm tra sức nén của các xi lanh để biết kết quả công việc, trị số sức nén phải từ 7 9Kg/cm 2 (120150 PSI) nếu cân cam đúng, xú páp kín và xi l anh xécmăng không mài mòn. 12. Phát hành động cơ để có cơ sở nhận định kết quả sau cùng về việc thay mới sim xú páp, có nghĩa là động cơ phải phát hành dễ dàng, cầm chừng êm dịu, tăng giảm tốc độ tốt nếu hệ thống đánh lửa và nhiên liệu bình thường. 13. Sắp xếp động cơ, dụng cụ, thiết bị... đúng vị trí ban đầu. Hướng dẫn thực hiện công việc nghề SỬA CHỮA Ô TÔ
  13. Trang 9 PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THEO MẪU CỦA DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG CÁC TTDN CÔNG VIỆC: KIỂM TRA NẮP MÁY 1/P2/M2 Liệt kê toàn bộ các bước và kiến thức về kỹ thuật để tiến hành công việc từ lúc khở i điểm đến hoàn thành. Đánh số thứ tự các bước. Viết hoặc in rõ ràng dễ đọc. Sử dụng mặt sau của phiếu nếu cần. 1. Rửa nắp máy sạch sẽ bằng dầu gas oil hoặc xăng. 2. Thổi nắp máy khô ráo bằng gió nén (35 kg/cm2). 3. Đặt nắp máy nằm ngang, mặt tiếp xúc ch ính xác quay lên trên, chêm vững vàng. 4. Đặt thước kẹp thẳng góc với mặt tiếp xúc để đo kích thước phía trước máy. 5. Đặt thước kẹp thẳng góc với mặt tiếp xúc để đo kích thước phía sau máy. 6. Đo kích thước bên phải máy. 7. Đo kích thước bên trái máy. Trị số 4 kích thước (4,5,6,7) sai biệt cho phép  0,05 mm. 8. Gá lắp so kế vững vàng trên mặt tiếp xúc của máy. 9. Xê dịch so kế trượt dọc theo chiều dài của nắp máy. 10. Xê dịch so kế trượt ngang theo chiều rộng của nắp máy, so sánh sai biệt giữa ha i kích thước 9 và 10, cho phép là 0,01 0,03 mm. 11. Lau chùi nắp máy sạch sẽ, bôi trơn các mặt gá lắp bằng nhớt SAE 30. 12. Đặt nắp máy lại trúng vị trí ban đầu (có thể cất vào kho hoặc ráp vào động cơ). Hướng dẫn thực hiện công việc nghề SỬA CHỮA Ô TÔ
  14. Trang 10 PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THEO MẪU CỦA DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG CÁC TTDN CÔNG VIỆC: KIỂM TRA THÂN MÁY 2/P2/M2 Liệt kê toàn bộ các bước và kiến thức về kỹ thuật để tiến hành công việc từ lúc khởi điểm đến hoàn thành. Đánh số thứ tự các bước. Viết hoặc in rõ ràng dễ đọc. Sử dụng mặt sau của phiếu nếu cần. 1. Rửa sạch sẽ thân máy bằng dầu gas oil. 2. Thổi khô thân máy bằng gió nén (35 kg/cm2). 3. Đặt thân máy thẳng đứng, mặt tiếp xúc với nắp máy quay lên trên, chêm vững vàng trên bàn thợ hoặc nền xi măng. 4. Đổ nước đầy vào bọng làm mát của thân máy. 5. Quan sát kĩ lưỡng sự rò rĩ xung quanh xi lanh và bên ngoài thân máy. 6. Đặt thước dẹp có cạnh thẳng theo bề dọc và bề ngang của thân máy. 7. Chèn cỡ lá mỏng (0,030.05mm) giữa cạnh thước và mặt thân máy. Nếu cỡ lá có bề dày > 0,05mm xuyên suốt dễ dàng thì mặt máy bị mấp mô quá mức ấn định. 8. Đo sự bằng phẳng và mấp mô của máy bằng so kế. 9. Đặt so kế vững vàng trên mặt thân máy. 10. Xê dịch so kế theo chiều dọc thân máy. 11. Xê dịch so kế theo chiều ngang thân máy. Sai biệt giữa hai kích thước 10 và 11  0,05mm 12. Lau sạch thân máy, bôi trơn các mặt gá lắp bằng nhớt DAE 30 - 13. Đặt thân máy trở lại vị trí cũ ban đầu. Hướng dẫn thực hiện công việc nghề SỬA CHỮA Ô TÔ
  15. Trang 11 PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THEO MẪU CỦA DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG CÁC TTDN CÔNG VIỆC: KIỂM TRA CỐT MÁY VÀ BẠC LÓT 1/P3/M2 Liệt kê toàn bộ các bước và kiến thức về kỹ thuật để tiến hành công việc từ lúc khởi điểm đến hoàn thành. Đánh số thứ tự các bước. Viết hoặc in rõ ràng dễ đọc. Sử dụng mặt sau của phiếu nếu cần. 1. Rửa sạch sẽ cốt máy và bạc lót bằng d ầu gas oil xăng. 2. Thổi gió khô ráo cốt máy và bạc lót với áp lực 3 5 kg/cm2. 3. Đặt cốt máy lên hai khối V trên mặt phẳng chuẩn. 4. Xê dịch so kế dọc theo đường sinh của các cổ trục chính. 5. Xác định sự thẳng hàng của cốt máy, sai biệt ấn định là 0,03 0,05 mm. 6. Xê dịch so kế dọc theo đường sinh của các cổ trục đầu thanh truyền song hành với nhau. 7. Xác định sự vặn xoắn của cốt máy, sai biệt ấn định là 0,03 0,05 mm. 8. Đặt panme vuông góc với cổ trục. 9. Đo hai kích thước trước và sau tại cùng vị trí c ủa mỗi cổ trục, sai biệt hai kích thước này là độ côn cổ trục, giới hạn là 0,010,02 mm. 10. Đặt panme vuông góc với cổ trục và cách với động tác 8 là 90 o. 11. Đo hai kích thước vuông góc nhau tại cùng một vị trí, sai biệt hai kích thước này là độ ôvan ( mòn méo ) cổ trục, giới hạn là 0,010,02 mm. Tiếp tục thực hiện như 8, 9, 10, 11 để nhận định độ côn và ôvan của tất cả cổ trục máy. 12. Ráp bạc lót vào các nón chụp. 13. Thoa một lớp bột màu thật mỏng trên các cổ trục chính của cốt máy. 14. Đặt cốt máy êm dịu, vừa vặn vào các bợ trục ( ổ đỡ của nó ). 15. Ráp các nón chụp cùng với bạc lót vào các cổ trục chính. 16. Siết các bợ trục thứ tự từ trong ra ngoài, trước tiên 1/3 trị số lực, kế tiếp 2/3, sau cùng 3/3 lực thích hợp mà nhà chế tạo ấn định. 17. Quay cốt máy theo chiều chạy vài vòng để nhận định sự nhẹ nhàng, trơn tru đồng đều. Có thể dùng lực kế để quay thì trị số mômen cản được nhận xét chính xác hơn (tùy loại động cơ 4, 6 hoặc 8 xi lanh). 18. Tháo bạc lót ra khỏi cốt máy, quan sát diện tích tiếp xúc trên mỗi miếng bạc lót, tối thiểu  3/5 diện tích mỗi miếng. 19. Bôi trơn và sắp xếp cẩn thận vào vị trí ban đầu. Hướng dẫn thực hiện công việc nghề SỬA CHỮA Ô TÔ
  16. Trang 12 PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THEO MẪU CỦA DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG CÁC TTDN CÔNG VIỆC: KIỂM TRA THANH TRUYỀN BẠC LÓT 2/P3/M2 Liệt kê toàn bộ các bước và kiến thức về kỹ thuật để tiến hành công việc từ lúc khởi điểm đến hoàn thành. Đánh số thứ tự các bước. Viết hoặc in rõ ràng dễ đọc. Sử dụng mặt sau của phiếu nếu cần. 1. Rửa sạch sẽ thanh truyền, bạc lót bằng dầu gas oil hoặc xă ng. 2. Thổi gió khô ráo thanh truyền và bạc lót với áp lực 3 5 kg/cm2. 3. Lau sạch thiết bị kiểm tra thanh truyền, nhất là mặt phẳng chuẩn và hai êke mẫu đặc biệt của thiết bị. 4. Đặt thanh truyền có chốt pittông để cố định nó trên thiết bị. 5. Đặt êke thẳ ng góc với chốt pittông. 6. Chèn cỡ lá hoặc giấy mỏng giữa cạnh êke và mặt chuẩn, giới hạn 0,020,03 mm cho sự thẳng hàng của thanh truyền. 7. Đặt êke thẳng góc với chốt pittông. 8. Chèn cỡ lá hoặc giấy mỏng giữa cạnh êke và mặt chuẩn, giới hạn là 0,01 0,02 mm cho sự vặn xoắn của thanh truyền. 9. Rửa sạch hai miếng bạc lót bằng xăng. 10. Đo bề dầy hữu dụng của kim loại đỡ sát ( antifriction ), giới hạn là 12 mm. 11. Đặt bạc lót vừa vặn vào nón chụp ( chapeau ). 12. Để cọng chì mềm 0,5 mm dính ( thoa mỡ đặt ) dọc theo bạc lót. 13. Ráp thanh truyền và nón chụp ( với bạc lót ) vào đúng thứ tự cổ chụp cốt máy. 14. Siết nón chụp đúng lực thích hợp ( tùy đường kính đai ốc, loại răng to nhuyễn và sức bền đai ốc ) như trên bảng ấn định hoặc nhà chế tạo chỉ dẫn. 15. Tháo nón chụp. 16. Đo bề dày cọng chì, tối đa ấn định là 0,02 0,05 mm. Đây là trị số khe hở cần thiết của bạc lót để làm trơn. 17. Thoa đều một lớp bột sơn màu thật mỏng vào cổ trục. 18. Ráp nón chụp cùng với bạc lót vào cổ trục. 19. Siết nón chụp đúng lự c thích hợp. 20. Xoay quay thanh truyền vài vòng. 21. Tháo nón chụp ra. 22. Nhận định diện tích tiếp xúc (phần dính bột sơn) trên mỗi miếng bạc lót, diện tích này tối thiểu phải  3/5 diện tích mỗi miếng. 23. Bôi trơn và sắp xếp thứ tự ngăn nắp. 24. Bảo đảm đầy đủ các bộ phận ráp lại cho động cơ như cũ ban đầu. 25. Đặt để động cơ lại vị trí cũ. Hướng dẫn thực hiện công việc nghề SỬA CHỮA Ô TÔ
  17. Trang 13 PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THEO MẪU CỦA DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG CÁC TTDN CÔNG VIỆC: KIỂM TRA PITTÔNG, BẠC XÉC MĂNG, XI LANH 3/P3/M2 Liệt kê toàn bộ các bước và kiến t hức về kỹ thuật để tiến hành công việc từ lúc khởi điểm đến hoàn thành. Đánh số thứ tự các bước. Viết hoặc in rõ ràng dễ đọc. Sử dụng mặt sau của phiếu nếu cần. 1. Rửa sạch sẽ pittông, bạc xécmăng và xi lanh bằng dầu gas oil. 2. Thổi gió khô ráo ba bộ phận này với áp lực 35 kg/cm2. 3. Đặt xi lanh thẳng đứng, chêm kê vững vàng. 4. Đặt thước kẹp song song với mặt xi lanh để đo đường kính của xi lanh phía trên tử điểm thượng. 5. Đặt compa đo trong hoặc thước đo đặc biệt (telescopic gauge) cách tử điểm thượng từ 1015mm thẳng góc nhau (ngang và dọc). 6. Đo hai kích thước đường kính xi lanh vuông góc nhau sai biệt cho phép 0,01 0,02mm. 7. Đo hai đường kính ngang, một cách tử điểm thượng 10 15mm, một tại tử điểm hạ, sai biệt cho phép 0,020,03mm. 8. Gọi kích thư ớc sai biệt 5 là độ mòn méo (ôvan) của xi lanh, và kích thước sai biệt 7 là độ côn của xi lanh. 9. Đặt pittông cố định trên bàn kẹp. 10. Đo đường kính đầu pittông (vùng không có rãnh bạc xécmăng) bằng thước kẹp để xác định kích thước hiện hữu của nó. 11. Đặt thước kẹp tại đuôi pittông (theo tâm và thẳng góc với tâm chốt pittông). 12. Đo hai kích thước tại đuôi pittông, hiệu số của hai kích thước này là độ ôvan của đuôi pittông. 13. Đặt thước kẹp tại lỗ chốt. 14. Đo đường kính lỗ chốt. 15. Đặt pittông (không có bạc xécmăng) vào xi lanh. 16. Đẩy pittông ở vị trí nửa hành trình. 17. Chèn cỡ lá giữa đuôi pittông (vuông góc với chốt) và xi lanh để xác định khe hở giữa pittông và xi lanh, giới hạn là 0,2mm. 18. Lấy pittông ra khỏi xi lanh. 19. Đặt bạc xécmăng nằm ngang trong xi lanh. 20. Đẩy bạc xécmăng bằng đầu pittông (không có bạc xécmăng) cách tử điểm hạ từ 10 20mm. Hướng dẫn thực hiện công việc nghề SỬA CHỮA Ô TÔ
  18. Trang 14 PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THEO MẪU CỦA DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG CÁC TTDN CÔNG VIỆC: KIỂM TRA PITTÔNG, BẠC XÉCMĂNG, XI LANH Liệt kê toàn bộ các bước v à kiến thức về kỹ thuật để tiến hành công việc từ lúc khởi điểm đến hoàn thành. Đánh số thứ tự các bước. Viết hoặc in rõ ràng dễ đọc. Sử dụng mặt sau của phiếu nếu cần. 21. Đặt cỡ lá tại miệng bạc xécmăng. 22. Đo trị số khe hở miệng của bạc xécmăng, ấn đị nh là 0,050,08mm  đường kính 25,4mm. 23. Đẩy bạc xécmăng bằng đầu pittông xuống còn cách tử điểm hạ 10 20mm. 24. Đo khe hở miệng của nó bằng cỡ lá (giống như 21 và 22). Hiệu số giữa bước 22 và 24 không quá  = 0,001 D. 25. Đặt bạc xécmăng vào đúng rãnh c ủa nó tại đầu pittông bằng kềm đặc biệt. 26. Đặt cỡ lá chèn giữa bề cao bạc xécmăng và gân rãnh pittông để xác định trị số khe hở đứng của bạc xécmăng, ấn định 1/301/40h hoặc (0,010,02mm). 27. Bôi trơn pittông, bạc xécmăng và xi lanh bằng nhớt lỏng SAE 30. 28. Sắp xếp thứ tự và sạch sẽ. 29. Ráp lại tất cả các chi tiết như : pittông, bạc xécmăng... vào các xi lanh. 30. Bôi trơn lòng xi lanh, trả động cơ về vị trí cũ ban đầu. Hướng dẫn thực hiện công việc nghề SỬA CHỮA Ô TÔ
  19. Trang 15 PHIẾU HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN THEO MẪU CỦA DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG CÁC TTDN CÔNG VIỆC: KIỂM TRA HỆ THỐNG LÀM MÁT 1/P4/M2 Liệt kê toàn bộ các bước và kiến thức về kỹ thuật để tiến hành công việc từ lúc khởi điểm đến hoàn thành. Đánh số thứ tự các bước. Viết hoặc in rõ ràng dễ đọc. Sử dụng mặt sau của phiếu nếu cần. 1. Kê kích động cơ vững vàng. 2. Gá lắp bình ắcquy vào hệ thống khởi động và gá lắp đường ống cung cấp cho mạch nhiên liệu. 3. Gá lắp 3 đồng hồ tín hiệu cần thiết là tốc độ (vòng/phút), áp lực nhớt và nhiệt độ nước. 4. Kiểm tra mực nước tại két nước, châm đầy nước và đậy nắp cẩn thận. 5. Kiểm tra độ căng dây đai dẫn động bơm nước, sự rò rỉ của bơm nước, ống nước và nhất là bộ điều nhiệt (nếu có). 6. Phát hành động cơ. 7. Vận hành động cơ ở mức cầm chừng từ 5 10 phút. 8. Tăng giảm tốc độ động cơ, quan sát 3 tín hiệu trên đồng hồ tốc độ, nhiệt độ và áp lực. 9. Giữ tay ga về vị trí cầm chừng (600800 vòng/phút) trong 510 phút, thỉnh thoảng tăng giảm tốc độ vài lần. Nếu hệ thống làm mát bình thường thì các thông số là : a. Nhiệt độ nước ổn định (80 90oC cho loại cổ điển) (110 120oC cho loại hiện đại). b. Không có rò rỉ. c. Không quá nóng và không quá nguội. 10. Dừng động cơ và để nó nguội dần (từ 2030 phút) rồi mới đặt động cơ về vị trí cũ ban đầu. Chú ý : tuyệt đối không được tháo nắp két nước khi động cơ đang vận hành hoặc động cơ còn nóng (rất nguy hiểm, dễ tai nạn do nước nóng làm phỏng). Hướng dẫn thực hiện công việc nghề SỬA CHỮA Ô TÔ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2