intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – chương 4

Chia sẻ: Truongthenam Thenam | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:40

332
lượt xem
66
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp thường kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó kinh doanh xây dựng là họat động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp xây dựng. Trong phạm vi chương này chủ yếu chỉ đề cập đến vốn sản xuất trong lĩnh vực kinh doanh xây dựng và qui ước gọi là vốn sản xuất kinh doanh xây dựng. I. Khái niệm chung về vốn sản xuất kinh doanh xây dựng 1. Khái niệm Vốn sản xuất kinh doanh xây dựng của doanh nghiệp là toàn bộ những tài sản của doanh nghiệp (có hình...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – chương 4

  1. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – chương 4 MỤC LỤC CHƯƠNG 4.VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH XÂY DỰNG.................................................... 2 I.Khái niệm chung về vốn sản xuất kinh doanh xây dựng...................................................................... 2 1.Khái niệm.................................................................................................................................................................2 2.Thành phần...............................................................................................................................................................2 II.Vốn cố định sản xuất kinh doanh xây dựng.......................................................................................... 2 1.Các khái niệm về vốn cố định ...............................................................................................................................2 1.1.Khái niệm vốn cố định....................................................................................................................................2 1.2.Khái niệm tài sản cố định hữu hình...............................................................................................................2 1.3.Khái niệm tài sản cố định vô hình..................................................................................................................3 1.4.Một số đặc điểm chủ yếu của vốn cố định sản xuất kinh doanh xây dựng.............................................3 2.Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định.....................................................................................................................3 2.1.Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình.............................................................................................3 2.2.Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định vô hình...............................................................................................4 3.Phân loại tài sản cố định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.......................................................................4 3.1.Phân loại theo hình thái tồn tại và chức năng của tài sản............................................................................4 3.2.Phân loại theo hình thức sở hữu.....................................................................................................................6 3.3.Phân loại theo nguồn vốn hình thành.............................................................................................................6 3.4.Phân loại theo mức độ khấu hao TSCĐ.........................................................................................................6 3.5.Phân loại theo tình trạng kỹ thuật, chất lượng của tài sản..........................................................................6 3.6.Phân loại theo tính chất tác động....................................................................................................................7 4.Hao mòn tài sản cố định..........................................................................................................................................7 4.1.Hao mòn hữu hình TSCĐ.................................................................................................................................7 4.2.Hao mòn vô hình TSCĐ.................................................................................................................................10 4.3.Các giải pháp hạn chế tác hại của hao mòn TSCĐ....................................................................................12 5.Đánh giá tài sản cố định........................................................................................................................................12 5.1.Đánh giá tài sản cố định về mặt giá trị........................................................................................................13 5.2.Đánh giá tài sản cố định về tính năng kỹ thuật...........................................................................................19 6.Khấu hao tài sản cố định.......................................................................................................................................20 6.1.Khái niệm và ý nghĩa của khấu hao tài sản cố định...................................................................................20 6.2.Các phương pháp khấu hao tài sản cố định.................................................................................................20 6.3.Ưu, nhược điểm của các phương pháp tính khấu hao...............................................................................27 7.Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định.........................................................................................................28 7.1.Mục đích của việc đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định.................................................................28 7.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định.............................................................................29 8.Các biện pháp nâng cao hiệu quả vốn cố định sản xuất kinh doanh xây dựng................................................31 III.Vốn lưu động sản xuất kinh doanh xây dựng.................................................................................... 32 1.Khái niệm, thành phần và cơ cấu của vốn lưu động sản xuất kinh doanh xây dựng.....................................32 1.1.Khái niệm.......................................................................................................................................................32 1.2.Phân biệt giữa TSCĐ hữu hình với tài sản lưu động là các đối tượng lao động ....................................32 1.3.Nội dung và cơ cấu của vốn lưu động trong DNXD..................................................................................32 2.Sự chu chuyển của vốn lưu động........................................................................................................................34 2.1.Khái niệm.......................................................................................................................................................34 2.2.Các chỉ tiêu đánh giá sự chu chuyển của vốn lưu động.............................................................................35 2.3.Hiệu quả do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động..................................................................................37 3.Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động..................................................................................39 3.1.Đối với giai đoạn dự trữ sản xuất...............................................................................................................40 3.2.Đối với giai đoạn sản xuất...........................................................................................................................40 3.3.Đối với giai đoạn thanh quyết toán..............................................................................................................40 1
  2. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – chương 4 CHƯƠNG 4. VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH XÂY DỰNG Trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp thường kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó kinh doanh xây dựng là họat động kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp xây dựng. Trong phạm vi chương này chủ yếu chỉ đề cập đến vốn sản xuất trong lĩnh vực kinh doanh xây dựng và qui ước gọi là vốn sản xuất kinh doanh xây dựng. I. Khái niệm chung về vốn sản xuất kinh doanh xây dựng 1. Khái niệm Vốn sản xuất kinh doanh xây dựng của doanh nghiệp là toàn bộ những tài sản của doanh nghiệp (có hình thái vật chất hay phi vật chất) tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như nhà cửa, máy móc, quyền sử dụng đất, phần mềm tin học, tiền mặt, các loại giấy tờ có giá (cổ phần, trái phiếu, trái phiếu, tín phiếu…) được sử dụng vào sản xuất kinh doanh xây dựng để sinh lợi cho doanh nghiệp. Trong thực tiễn: thường quan niệm vốn theo nghĩa hẹp là tiền 2. Thành phần Căn cứ vào chức năng của vốn và đặc điểm quay vòng của vốn để chia vốn sản xuất kinh doanh xây dựng của doanh nghiệp thành 2 bộ phận là: - Vốn cố định sản xuất kinh doanh xây dựng - Vốn lưu động sản xuất kinh doanh xât dựng II. Vốn cố định sản xuất kinh doanh xây dựng 1. Các khái niệm về vốn cố định 1.1. Khái niệm vốn cố định Vốn cố định là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn cố định thể hiện thông qua những tài sản có giá trị sử dụng lâu dài, sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nhiều thời kỳ và giá trị của nó thoả mãn tiêu chuẩn quy định của nhà nước. Vốn cố định bao gồm toàn bộ tài sản cố đ ịnh hữu hình và tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp 1.2. Khái niệm tài sản cố định hữu hình Tài sản cố định hữu hình là những tư liệu lao động tồn tại dưới hình thái vật chất, có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, giá trị của nó được chuyển dần từng phần vào sản phẩm nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu. 2
  3. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – chương 4  Như vậy có thể xem xét tài sản cố định hữu hình ở các đặc điểm sau đây: - Xét về hình thái tồn tại: Vật chất - Xét về chức năng: Đóng vai trò là tư liệu lao động - Xét theo đặc điểm tham gia vào quá trình sản xuất: Tham gia nhiều chu kỳ sản xuất (thời gian dài) - Xét về giá trị: Giá trị lớn - Xét theo hình thức chuyển giá trị: Chuyển dần từng phần thông qua khấu hao Chú ý: Tài sản cố định có thể là từng đơn vị tài sản có kết cấu độc l ập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản liên kết với nhau để thực hiện một hoặc một số chức năng nhất định mà nếu thiếu một bộ phận nào đó thì hệ thống không hoạt động được. 1.3. Khái niệm tài sản cố định vô hình Tài sản cố định vô hình là những tài sản cố định không có hình thái vật chất, đ ược th ể hiện ở một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ví dụ: một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...Giá trị của nó cũng được chuy ển dần từng phần vào sản phẩm qua mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh. 1.4. Một số đặc điểm chủ yếu của vốn cố định sản xuất kinh doanh xây dựng - Bộ phận máy móc thiết bị xây dựng chiếm tỷ trọng lớn so với tổng số tài s ản cố định dùng trong lĩnh vực kinh doanh xây dựng. - Máy móc thiết bị xây dựng chủ yếu là loại thường xuyên phải di chuyển từ công trường này đến công trường khác. - Cơ cấu chủng loại tài sản cố định của lĩnh vực kinh doanh xây dựng thường xuyên thay đổi theo loại công trình, thay đổi theo trình độ tập trung và chuyên môn hóa xây dựng. - Trong điều kiện các tổ chức, dịch vụ cho thuê máy phát triển thì giá trị các tài sản cố định là máy móc thiết bị xây dựng của doanh nghiệp có xu thế giảm đi đáng kể. 2. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định 2.1. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định hữu hình 3
  4. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – chương 4 - Tư liệu lao động là những tài sản hữu hình nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định: 1. Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; 2. Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên; 3. Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) trở lên. 2.2. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định vô hình - Mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả ba điều kiện quy định tại điểm trên, mà không hình thành tài sản cố định hữu hình thì đ ược coi là tài sản cố định vô hình. - Những khoản chi phí không đồng thời thoả mãn cả ba tiêu chuẩn trên thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. - Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuy ển dịch địa điểm, lợi thế thương mại không phải là tài sản cố định vô hình mà đ ược phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong thời gian tối đa không quá 3 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động. 3. Phân loại tài sản cố định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 3.1. Phân loại theo hình thái tồn tại và chức năng của tài sản Để phục vụ cho quản lý sử dụng và trích khấu hao tài sản người ta phân loại như sau: Tài sản cố định của DNXD TSCĐ bảo quản TSCĐ dùng cho TSCĐ dùng cho mục TSCĐ dùng cho hộ, cất hộ, giữ hộ sự nghiệp , an mục đích phúc lợi đích kinh doanh nhà nước ninh , quốc phòng TSCĐ hữu hình TSCĐ vô hình Hình 1.1: Phân loại tài sản theo hình thái tồn tại và chức năng của tài sản b. Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh là những tài sản cố định do doanh nghiệp 4
  5. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – chương 4 quản lý, sử dụng cho các mục đích kinh doanh của doanh nghiệp. - Tài sản cố định hữu hình o Loại 1: Nhà cửa, vật kiến trúc: là tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, sân bãi... o Loại 2: Máy móc, thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy khoan, máy ép cọc, máy khoan cọc nhồi, trạm trộn bê tông, máy vận thăng, cần trục... Loại 3: Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện o vận tải gồm phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường không, đường ống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống nước, băng tải. o Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ quản lý, thiết bị điện tử, thiết bị, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm, hút bụi, chống mối mọt. o Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/hoặc cho sản phẩm: là các vườn cây lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ, thảm cây xanh...; súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa, đàn trâu, đàn bò…(loại này ít gặp trong các DNXD) o Loại 6: Các loại tài sản cố định khác: là toàn bộ các tài sản cố định khác chưa liệt kê vào năm loại trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật. - Tài sản cố định vô hình: quyền sử dụng đất, quyền phát hành, bằng sáng chế phát minh về xây dựng... c. Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi Đây là nhóm tài sản cố định song song cùng xuất hiện trong các doanh nghiệp nhưng không liên quan đến mục đích kinh doanh mà chỉ phục vụ cho mục đích phúc lợi công cộng của doanh nghiệp. Phân loại cho nhóm tài sản này cũng tương tự như nhóm dùng cho mục đích kinh doanh ( không trích khấu hao) d. Tài sản cố định dùng cho mục đích an ninh và quốc phòng 5
  6. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – chương 4 Đây là nhóm TSCĐ dùng cho mục đích an ninh, quốc phòng. Phân loại cho nhóm tài sản này cũng tương tự như nhóm dùng cho mục đích kinh doanh. e. Tài sản cố định bảo quản hộ, cất hộ, giữ hộ nhà nước Đây là những TSCĐ được cơ quan có thẩm quyền giao cho doanh nghiệp cất hộ, giữ hộ. 3.2. Phân loại theo hình thức sở hữu - TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp - TSCĐ do doanh nghiệp áp dụng hình thức thuê tài chính: là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Trong đó TSCĐ được xem là thuê tài chính thường phải thoả mãn được những điều kiện sau: o Thời hạn thuê ít nhất bằng 60% thời hạn khấu hao tài sản o Tổng giá trị hợp đồng thuê ít nhất phải tương đương giá trị tài sản đó tại thời điểm ký kết hợp đồng o Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê (theo mức giá tính toán (danh nghĩa) < giá trị thị trường của tài sản lúc mua lại) hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. 3.3. Phân loại theo nguồn vốn hình thành Theo cách phân loại này chia ra: - TSCĐ hình thành từ vốn ngân sách nhà nước (đối với doanh nghiệp nhà nước) - TSCĐ hình thành từ các nguồn khác như: o TSCĐ hình thành từ vốn tín dụng o TSCĐ hình thành từ vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp o TSCĐ hình thành từ vốn góp cổ phần… 3.4. Phân loại theo mức độ khấu hao TSCĐ - TSCĐ phải tính khấu hao: là TSCĐ chưa hết niên hạn sử dụng và tiền trích khấu hao vào chi phí sản xuất kinh doanh chưa đủ bù đắp nguyên giá của TSCĐ - TSCĐ không được trích khấu hao: là những TSCĐ đã trích khấu hao bù đ ắp đ ủ nguyên giá TSCĐ nhưng vẫn còn sử dụng được 3.5. Phân loại theo tình trạng kỹ thuật, chất lượng của tài sản 6
  7. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – chương 4 - TSCĐ có chất lượng, tình trạng kỹ thuật còn tốt (hao mòn từ 0%  20%) - TSCĐ có chất lượng, tình trạng kỹ thuật vẫn đảm bảo yêu cầu sử dụng ở mức bình thường (khi hao mòn từ 21%  40%). - TSCĐ có chất lượng, tình trạng kỹ thuật kém, độ an toàn và tính hiệu quả trong sử dụng thấp (khi hao mòn từ 41%  60%). Trường hợp này phải thực hiện sửa chữa lớn mới đảm bảo yêu cầu về an toàn và tính hiệu quả trong sử dụng đặt ra. - TSCĐ có chất lượng, tình trạng kỹ thuật rất kém, nếu đưa vào sử dụng thì r ất nguy hiểm, hỏng hóc bất thường (khi hao mòn từ 61%-80%). Loại này có thể thanh lý hoặc sử dụng tạm thời kết hợp các biện pháp khắc phục hao mòn nhằm đảm bảo an toàn cho sử dụng. 3.6. Phân loại theo tính chất tác động - Tài sản cố định sản xuất tích cực: ví dụ: các máy móc, thiết bị - Tài sản cố định sản xuất thụ động: ví dụ: vỏ kiến trúc của các nhà xưởng 4. Hao mòn tài sản cố định Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ do tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, do sự bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật… trong quá trình hoạt động. Căn cứ vào nguyên nhân sinh ra hao mòn và đặc điểm của hiện tượng hao mòn mà chia hao mòn ra 2 loại: 4.1. Hao mòn hữu hình TSCĐ a. Khái niệm Hao mòn hữu hình TSCĐ là hao mòn có hình thái vật chất do tác động của quá trình sử dụng và các nguyên nhân khác (như do sự bào mòn của tự nhiên và do sự lão hoá của các chi tiết cấu tạo của TSCĐ trong quá trình hoạt động) làm cho cấu tạo vật chất, tính năng kỹ thuật của tài sản giảm sút dần  kéo theo TSCĐ bị hư hỏng dần, đến mức độ nhất định thì hư hỏng toàn bộ không sử dụng được nữa phải thải loại khỏi sản xuất (hao mòn hữu hình về mặt kỹ thuật) Bên cạnh hao mòn hữu hình về mặt kỹ thuật, giá trị của TSCĐ cũng bị giảm sút theo (hao mòn hữu hình về mặt kinh tế)  Hao mòn hữu hình TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá tr ị của TSCĐ do tác 7
  8. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – chương 4 động trong quá trình sản xuất, do sự bào mòn của tự nhiên và do sự lão hoá của các chi tiết cấu tạo của TSCĐ trong quá trình hoạt động. b. Các nhân tố ảnh hưởng tác động gây ra hao mòn hữu hình Chia làm ba nhóm nhân tố: 1. Nhóm các nhân tố thuộc về chế tạo, xây dựng (quá trình hình thành) - Chất lượng khâu thiết kế, chế tạo TSCĐ - Chất lượng các nguyên vật liệu đưa vào chế tạo - Công nghệ chế tạo - Trình độ con người trong khâu chế tạo, lắp ráp - Quá trình giám sát chất lượng, nghiệm thu 2. Nhóm các nhân tố thuộc về giai đoạn sử dụng Đây là nhân tố rất cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hao mòn nhiều hay ít - Điều kiện làm việc của TSCĐ (làm việc động hay tĩnh tại, làm việc non hay quá tải; điều kiện làm việc khó khăn hay thuận lợi v.v.) - Trình độ sử dụng (công nghệ sử dụng, thời gian, các thao tác) - Chất lượng các nhiên liệu, năng lượng cung cấp cho TSCĐ hoạt động. - Năng lực chuyên môn và ý thức giữ gìn bảo quản của người sử dụng - Chế độ sửa chữa, bảo dưỡng 3. Nhóm các nhân tố phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nơi làm việc - Khí hậu nóng ẩm, làm già hoá, hư hỏng tài sản cố định. - Xâm thực khác của môi trường như xâm thực của nước mưa, nước mặn, ăn mòn hoá học khác v.v.. c. Các tác hại gây ra - Làm giảm sút chất lượng và tính năng kỹ thuật so với ban đầu dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng theo thời gian - Gây nhiều ô nhiễm môi trường, giảm khả năng cải thiện điều kiện làm việc cho người sử dụng. - Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp giảm sút - Gây nên ngừng sản xuất đột xuất hay kéo dài  từ đó xuất hiện những thiệt hại kéo 8
  9. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – chương 4 theo - Gây ra hư hỏng TSCĐ trước niên hạn sử dụng  đầu tư ban đầu mua sắm tài sản cố định chưa được thu hồi đầy đủ - Tốn kém chi phí cho việc bảo trì, sửa chữa, thay thế những bộ phận, chi tiết bị hỏng - Hiệu quả sản xuất chung của doanh nghiệp bị ảnh hưởng theo đặc biệt là ảnh hưởng đến bảo toàn vốn của doanh nghiệp trong quá trình sử dụng d. Đánh giá về mức độ hao mòn hữu hình về kỹ thuật của tài sản Có thể dùng các cách sau: Cách 1: Dùng phương pháp chuyên gia để đánh giá: các chuyên gia giỏi và có hiểu biết sâu sắc về các loại TSCĐ đang xét thông qua hình thái tổng thể của TS, trạng thái đang làm việc, chất lượng sản phẩm làm ra… từ đó dựa vào kinh nghiệm nghề nghiệp các chuyên gia đưa ra mức độ hao mòn của tài sản và đồng thời đ ưa ra tình trạng kỹ thuật của TS tại thời điểm đánh giá Cách 1: Dùng phương pháp thống kê dựa vào thời gian sử dụng tài sản thông qua một số tỷ số sau: T s x100 Hm = (1) T dm T s x100 Hm = (2) T +T s cl - Ts: thời gian đã sử dụng TSCĐ đang xét - Tđm: thời gian sử dụng TSCĐ theo định mức hay quy định (của Nhà nước hay của doanh nghiệp) - Tcl: thời gian còn lại được phép sử dụng của tài sản đang xét -  100% – Hm: chất lượng còn lại của tài sản Cách 3: Sử dụng phương pháp kiểm định, kiểm nghiệm, theo phương pháp này có thể tiến hành kiểm định, kiểm nghiệm phương tiện kỹ thuật để đánh giá mức độ hao mòn Cách 4: Dùng phương pháp phân tích kinh tế kỹ thuật: theo phương pháp này đánh giá mức độ hao mòn của TS căn cứ vào mức độ hao mòn của từng chi tiết cấu thành tài sản 9
  10. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – chương 4 sau đó người ta sẽ xác định tỷ trọng giá trị của từng bộ phận chi tiết so với tổng giá trị tài sản và tính được mức độ hao mòn trung bình chung cho cả tài sản: n Hm = ∑ Hmix y (3) i i =1 - Hmi: mức độ hao mòn về tình trạng kỹ thuật của bộ phận chi tiết i - yi: tỷ trọng giá trị của bộ phận chi tiết i / tổng giá trị của tài sản 4.2. Hao mòn vô hình TSCĐ a. Khái niệm Hao mòn vô hình là sự hao mòn không thể nhận biết được về mặt vật chất, nó chỉ thể hiện ở hiện tượng: tài sản cố định cũ bị mất giá (cả về giá trị và giá trị sử dụng) khi so sánh chúng với TSCĐ khác cùng loại tiến bộ hơn. Hao mòn vô hình là sự lạc hậu về kỹ thuật và sự giảm giá trị của TSCĐ do tiến bộ khoa học kỹ thuật hoặc do cải tiến tổ chức quản lý, hợp lý hoá sản xuất làm tăng năng suất lao động gây nên. b. Phân loại hao mòn vô hình TSCĐ Hiện tượng mất giá này do tác động của hai nguyên nhân: - Hao mòn vô hình loại 1: Do kinh nghiệm sản xuất được đúc kết ngày càng nhi ều, hợp lý hoá sản xuất nâng cao, năng suất lao động tăng, do áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào khâu chế tạo  người ta chế tạo được TSCĐ có trình độ kỹ thuật hoàn toàn giống cũ nhưng giá bán thấp hơn (không có hiện tượng tài s ản cũ b ị l ạc hậu về kỹ thuật) Loại máy Năng suất ca Giá thành 1 m3 Giá mua máy 350 triệu 250 m3/ca Máy đào cũ 3500 Máy đào mới 280 triệu 250 m3/ca 3000  không cần thiết phải sử dụng biện pháp hiện đại hoá, nâng cấp các TSCĐ cũ - Hao mòn vô hình loại 2: hơn do việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào c ả khâu thiết kế và chế tạo  sản xuất ra TSCĐ mới có cùng công dụng nhưng có nguyên lý cấu tạo tiến bộ hơn, có hiệu quả sử dụng lớn hơn thể hiện ở năng suất cao hơn. Trong trường hợp này giá mua TSCĐ mới có thể cao hơn so với TSCĐ cũ nhưng chắc chắn giá thành một đơn vị sản phẩm do TSCĐ mới làm ra nhỏ hơn so với TSCĐ cũ 10
  11. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – chương 4  xuất hiện nhu cầu hiện đại hóa hiện đại hóa TSCĐ cũ Loại máy Năng suất ca Giá thành 1 m3 Giá mua máy 350 triệu 250 m3/ca Máy đào cũ 3500 Máy đào mới 420 triệu 400 m3/ca 2800 c. Đánh giá về mức độ hao mòn vô hình về kỹ thuật của tài sản Do tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật làm cho TSCĐ bị hao mòn vô hình.  Đánh giá hao mòn vô hình kỹ thuật của tài sản là đánh giá tình trạng lạc hậu kỹ thuật của tàn sản đang xét so với TSCĐ cùng loại, cùng công dụng nhưng có mức độ hiện đại cao hơn (lấy mức độ hiện đại cao nhất có thể có được tại thời điểm đánh giá) - Để dánh giá phải dùng rất nhiều hệ thống các chỉ tiêu đánh giá khác nhau nhưng phải được quy về một chỉ tiêu duy nhất, khi đó trình độ kỹ thuật của tài sản cố định hiện có so với tài sản cố định hiện đại nhất được ký hiệu là Kc H c Kc = (1) H m - Hm: chỉ tiêu tổng hợp đặc trưng cho trình độ hiện đại của TSCĐ mới nhất, hiện đ ại nhất (đánh giá thông qua chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo) - Hc: chỉ tiêu tổng hợp đặc trưng cho tình độ kỹ thuật của TSCĐ đang xét - Những chỉ tiêu thành phần để xác định Hc, Hm thường xem xét thông qua các chỉ tiêu sau: o thế hệ kỹ thuật của tài sản o mức độ cơ giới hoá, mức độ tự động hoá o độ lâu sản xuất ra một sản phẩm o hệ số sử dụng các nguyên vật liệu xuất phát (với máy hiện đại thì dùng ngay nguyên vật liệu không qua sơ chế) o độ bền chắc , tin cậy trong sử dụng: xác xuất laà việc không hỏng hóc theo dự kiến o tuổi thọ, công suất o độ sạch của công nghệ 11
  12. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – chương 4 o mức độ cải thiện điều kiện làm việc cho con người o tính dễ sử dụng o ảnh hưởng tác động đến môi trường bên ngoài d. Tác hại của hao mòn vô hình - Trong mọi trường hợp, hao mòn vô hình làm cho sức cạnh tranh của TSCĐ bị giảm sút. - Đối với TSCĐ bị hao mòn vô hình loại một nếu vẫn sử dụng buộc phải đánh giá lại để hạ mức khấu hao thì mới cạnh tranh được, như vậy làm cho TSCĐ bị mất giá, không thu hồi đủ vốn đầu tư đã bỏ ra để mua sắm. - Đối với TSCĐ bị hao mòn vô hình loại hai thì phải đặt vấn đ ề thay thế bằng TSCĐ mới hoặc hiện đại hoá TSCĐ cũ, như vậy hoặc là không thu hồi đủ vốn đầu tư mua sắm TSCĐ cũ, hoặc là tốn kém cho chi phí hiện đại hoá. 4.3. Các giải pháp hạn chế tác hại của hao mòn TSCĐ a. Đối với hao mòn hữu hình - Nâng cao chất lượng giai đoạn chế tạo hoặc xây dựng để hình thành TSCĐ - Cải tiến các giai đoạn sử dụng - Các biện pháp hạn chế các tác động của điều kiện tự nhiên và môi trường b. Đối với hao mòn vô hình - Chủ động dự báo thời hạn có thể xảy ra hao mòn vô hình đ ể quyết đ ịnh thời hạn khấu hao TSCĐ cho hợp lý (< thời gian xảy ra hao mòn vô hình) - Khi đã xảy ra hao mòn vô hình có thể áp dụng các biện pháp sau o Tăng tốc độ khấu hao để mau chóng thu hồi phần đầu tư còn lại (tăng ca làm việc, tăng năng suất) o Kết hợp một cách tốt nhất 3 phương án: Tiếp tục sử dụng tài sản lạc hậu thêm một thời gian nữa để khi DN có điều kiện về tài chính là có thể thực hiện thay thế tài sản mới có chất lượng tốt hơn / thực hiện việc cải tạo, nâng cấp những TS cũ, lạc hậu / thay thế bằng những TS mới 5. Đánh giá tài sản cố định - Mục đích: biết được thực trạng của tài sản khi đưa tài sản vào sử dụng ở thời điểm đánh giá (số lượng, chất lượng, chủng loại, tính năng kỹ thuật, nguyên giá…) thông 12
  13. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – chương 4 qua đó doanh nghiệp có kế hoạch sử dụng, kế hoạch đầu tư thay thế một cách phù hợp nhất. - Nội dung: đánh giá theo hai góc độ o Đánh giá theo giá trị bằng tiền của tài sản o Đánh giá về tình trạng kỹ thuật 5.1. Đánh giá tài sản cố định về mặt giá trị a. Nguyên giá tài sản cố định (Giá trị nguyên thuỷ, giá trị ban đầu) Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Công thức tổng quát xác định nguyên giá TSCĐ: G0 = Ct + Cvc + Cs + Clđ + Cl + Ck (1) Trong đó: - G0 : Nguyên giá của TSCĐ - Ct : Giá trị thực tế của tài sản khi mua sắm hoặc xây dựng theo tài liệu quy ết toán hoặc được đánh giá khi giao nhận TSCĐ (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) - Cvc : Chi phí vận chuyển, bốc dỡ (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) - Cs : Chi phí sửa chữa, tân trang trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) - Clđ : Chi phí lắp đặt, chạy thử (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) - Cl : Chi phí trả lãi vay vốn đầu tư cho TSCĐ khi chưa đưa TS vào sử dụng - Ck : Toàn bộ chi phí thực tế khác có liên quan đến hình thành tài sản đưa vào sử dụng như thuế và lệ phí trước bạ (nếu có) (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) - Chú ý: Tuỳ từng loại tài sản cố định cụ thể mà thành phần (2)  (6) có thể xuất hiện đầy đủ hoặc khuyết đi Thành phần (1) Ct trong phép tính nguyên giá cũng có thể được xác định theo các cách khác nhau tuỳ từng loại tài sản Cách xác định nguyên giá của một số loại TSCĐ như sau: 13
  14. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – chương 4 1. TSCĐ do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu hoặc tự xây dựng: Nguyên giá TSCĐ là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành 2. TSCĐ loại tự sản xuất: Ct giá thành sản xuất thực tế khi đưa vào sử dụng 3. TSCĐ loại mua sắm: Ct lấy theo giá trị thực tế phải chi trả theo hoá đơn, có trừ chiết khấu bán hàng nếu có 4. TSCĐ mua theo hình thức trao đổi: Ct là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của TSCĐ đem trao đổi 5. TSCĐ được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa: Nguyên giá TSCĐ là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp. 6. TSCĐ được cấp, được điều chuyển đến: Ct là giá trị còn lại của TSCĐ trên số kế toán ở đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật 7. TSCĐ nhận góp vốn, nhận lại vốn góp: nguyên giá TSCĐ là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập định giá nhất trí; hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận; hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận 8. TSCĐ hình thành do thuê tài chính: Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê là giá trị của tài sản thuê tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê (trường hợp giá trị của tài sản thuê cao hơn giá tr ị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê) cộng (+) với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính. 9. TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất: a. trường hợp doanh nghiệp được giao đất có thu tiền sử dụng đất: nguyên giá TSCĐ là quyền sử dụng đất được giao được xác định là toàn bộ khoản tiền chi ra để có quyền sử dụng đất hợp pháp cộng (+) các chi phí cho bồi thường giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng các công trình trên đất); hoặc là giá trị quyền sử dụng đất nhận góp vốn. b. trường hợp doanh nghiệp thuê đất thì tiền thuê đất được tính vào chi phí 14
  15. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – chương 4 kinh doanh, không ghi nhận là TSCĐ vô hình. Ví dụ: Tính nguyên giá tài sản cố định là thiết bị thi công của DN biết: - Giá mua thiết bị bao gồm VAT là 660 triệu đồng. Thuế suất VAT là 10% - Chi phí vận chuyển thiết bị về nơi sử dụng chưa bao gồm VAT là 10 triệu đồng - Chi phí lắp đặt thêm bộ phận phụ chưa bao gồm VAT là 50 triệu đồng Trả lời: Tóm tắt đề: CsVAT = 660 triệu, tVAT = 10%, Cvc = 10 triệu, Clđ = 50 triệu, G0 = ? m Giá mua thiết bị chưa bao gồm VAT là: CsVAT 660 m = 600 (triệu đồng) tVAT = = C m 1 + t VAT 1 + 10% Nguyên giá của thiết bị: G0 = Cm + Cvc + Clđ = 600 + 10 + 50 = 660 (triệu đồng) tVAT b. Giá trị khôi phục của TSCĐ (Nguyên giá đánh giá lại của TSCĐ) Lý do phải đánh giá lại nguyên giá: 1. Do tác động của yếu tố trượt giá làm thay đổi giá trị tài sản 2. Do tiến bộ khoa học công nghệ tác động đến từ đó nó có thể xuất hiện hiện tượng hao mòn vô hình tài sản cố định Để đảm bảo cho việc tính toán khấu hao TSCĐ một cách thống nhất 10. Ví dụ: máy mua năm 1995 G0 = 700tr, máy mua năm 2000 có G0 = 690tr. Nếu máy mua năm 1995 cất đi đến năm 2000 mới dùng vậy thì nguyên giá vẫn giữ nguyên đ ể tính khấu hao là không phù hợp. Khái niệm: Nguyên giá đánh giá lại của TSCĐ là toàn bộ giá trị của TSCĐ đã hình thành ở thời kỳ trước được đánh giá lại theo phương pháp đánh giá nguyên giá nhưng với mặt bằng giá tại thời điểm đánh giá. Hoặc: Nguyên giá đánh giá lại của TSCĐ phản ánh giá trị của tài sản hình thành ở thời kỳ trước nhưng được đánh giá theo giá hiện hành ở thời điểm đánh giá trong điều kiện tài 15
  16. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – chương 4 sản đó xem như ở trạng thái mới hoàn toàn Công thức tính: G0đgl = G0ch x k (1) - G0đgl : nguyên giá của tài sản được đánh giá lại - G0ch: nguyên giá của TSCĐ cùng loại, cùng công dụng được chọn làm chuẩn hay làm gốc để đánh giá lại - k: hệ số điều chỉnh để kể đến sự chênh lệch về chất lượng, tính năng kỹ thuật, quy mô công suất (nếu có) của TSCĐ đang xét so với TSCĐ chọn làm chuẩn đánh giá o k>1: TSCĐ đang xét có tính năng kỹ thuật, chất lượng, công suất cao hơn TSCĐ làm chuẩn o k = 1: TSCĐ đang xét có tính năng kỹ thuật, chất lượng, công suất tương đương TSCĐ làm chuẩn o k
  17. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – chương 4 - Giúp cho việc lập kế hoạch đầu tư của DN một cách chính xác ngoài ra còn được sử dụng trong các trường hợp góp vốn liên doanh hay cổ phẩn hoá doanh nghiệp Cách tính: G0cl: có thể tính toán theo nhiều quan điểm tính khác nhau: 1. Tính theo quan điểm của kế toán: Giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ sách kế toán có thể tính như sau: G0cl(kế toán) = G0 - tổng số khấu hao tích luỹ (luỹ kế) tính đến thời điểm đánh giá (1) Trong đó: Tổng số khấu hao luỹ kế phản ánh số tiền đầu tư ban đầu đã thu hồi đ ược, tr ị số c ủa nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: - Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (VD: doanh nghiệp không huy động được tài sản để sử dụng và sinh lợi) - Các quy định liên quan đến phương pháp tính khấu hao Tính theo một số quan điểm khác: 11. Tính giá trị còn lại của tài sản khi góp vốn liên doanh hoặc khi xác định lại giá tr ị c ủa doanh nghiệp  có thể xác định giá trị còn lại của tài sản cố định theo mức độ hao mòn: G0cl(Hm) = G0 (1-Hm) (2) - Hm: mức độ hao mòn chung của TSCĐ tại thời điểm đánh giá  tính theo cách này thì G0cl có thể khác khác với giá trị trên sổ sách kế toán: - Nếu G0cl(Hm) > G0cl(kế toán) thì tài sản được quản lý sử dụng tốt - Nếu G0cl(Hm) < G0cl(kế toán) thì tài sản được quản lý sử dụng chưa tốt Ví dụ: Hãy xác định nguyên giá còn lại theo sổ sách kế toán của tài sản cố định là thiết bị thi công của doanh nghiệp sau 5 năm sử dụng. Biết nguyên giá thiết bị là 100 triệu đồng, thời gian trích khấu hao thiết bị là 10 năm, số tiền trích khấu hao đ ều mỗi năm là 10 triệu đồng. Sau 5 năm sử dụng, mức độ hao mòn chung của thiết bị là 60%. Hãy tính giá trị còn l ại của thiết bị theo mức độ hao mòn và nhận xét về tình hình quản lý sử dụng tài sản. 17
  18. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – chương 4 Trả lời: Tóm tắt đề: G0 = 100 triệu đồng, Nk = 10 năm, K = 10 triệu đồng, Nsd = 5 năm, Hm = 60%, G0cl(kế toán) = ? G0cl(Hm) = ? G0cl(kế toán) = G0 - tổng số khấu hao tích luỹ = 100 - 5 x 10 = 50 (triệu đồng) G0cl(Hm) = G0 (1-Hm) = 100 x (1 - 0,6) = 40 (triệu đồng) Nhận xét: G0cl(Hm) < G0cl(kế toán)  tài sản được quản lý, sử dụng chưa tốt. d. Giá trị còn lại của TSCĐ tính theo nguyên giá đánh giá l ại (Giá tr ị còn l ại c ủa TSCĐ theo giá trị khôi phục) Là phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa được thu hồi qua khấu hao được tính theo nguyên giá đánh giá lại. G0clđgl = G0dgl - số khấu hao lũy kế tính theo nguyên giá đánh giá lại (1) Ví dụ: Một TSCĐ A được đầu tư vào đầu năm 2009 với nguyên giá được xác định là 100 triệu đồng, giá trị còn lại khi thanh lý ước tính là 10% nguyên giá. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, thời gian trích khấu hao là 5 năm. Vào đ ầu năm 2011, nguyên giá đánh giá lại của TSCĐ A được xác định là 110 triệu đ ồng. Hãy xác định giá trị còn lại của TSCĐ A theo nguyên giá và theo nguyên giá đánh giá lại vào đầu năm 2011. Trả lời: Tóm tắt đề: G0 = 100 triệu đồng, SV = 10% G0, Nk = 5 năm, G0đgl = 110 triệu đồng G0cl(đ2011) = ? G0clđgl(đ2011) = ? Tổng số tiền trích khấu hao của TSCĐ A là: A = G0 - SV = G0 - 10% G0 = 0,9 x 100 = 90 (triệu đồng) Số tiền trích khấu hao đều hàng năm của TSCĐ A là: A 90 = 18 (triệu đồng) = K= Nk 5 Giá trị còn lại theo nguyên giá của TSCĐ A tại đầu năm 2011 là: G0cl(đ2011) = G0 - Khấu hao lũy kế đến đầu năm 2011 = 100 - 2x18 = 64 (triệu đồng) Tổng số tiền trích khấu hao của TSCĐ A tính theo nguyên giá đánh giá lại là: 18
  19. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – chương 4 Ađgl = G0đgl - SVđgl = G0đgl - 10% G0đgl = 0,9 x 110 = 99 (triệu đồng) Số tiền trích khấu hao đều hàng năm theo nguyên giá đánh giá lại của TSCĐ A là: Ađgl 99 = 19,8 (triệu đồng) đgl K= = 5 Nk Giá trị còn lại theo nguyên giá đánh giá lại của TSCĐ A tại đầu năm 2011 là: G0clđgl(đ2011) = G0đgl - Khấu hao lũy kế theo nguyên giá đánh giá lại đến đầu năm 2011 = 110 - 2x19,8 = 70,4 (triệu đồng) 5.2. Đánh giá tài sản cố định về tính năng kỹ thuật a. Mục đích - Biết về mặt số lượng, chất lượng, chủng loại, tình trạng kỹ thuật của TSCĐ tại thời điểm đánh giá - Để xác định được chính xác năng lực sản xuất của từng TSCĐ và của chung toàn doanh nghiệp - Đánh giá được trình độ kỹ thuật chung trong sản xuất kinh doanh của cả DN để xác định được vị thế cạnh tranh của DN trong thị trường - Làm căn cứ để lập các kế hoạch đầu tư, thay thế, bổ sung, nâng cấp và thanh lý những TSCĐ đã hết niên hạn sử dụng - Để so sánh, đối chiếu với các chỉ tiêu giá trị bằng tiền (phần nguyên giá còn l ại c ủa TSCĐ so với mức độ hao mòn về mặt kỹ thuật xem có tương xứng không đ ể từ đó đưa ra giải pháp hiệu chỉnh cho phù hợp) b. Tài liệu dùng - Các sổ sách theo dõi tình hình đầu tư, mua sắm và sử dụng TSCĐ của DN - Các tài liệu về lý lịch TSCĐ - Hồ sơ các đợt kiểm kê, đánh giá TS c. Nội dung đánh giá - Đánh giá về mặt số lượng để biết được một số chỉ tiêu sau đây: o TSCĐ hiện có của DN tại thời điểm đánh giá o TSCĐ được phép đưa vào sử dụng: là những TSCĐ theo kế hoạch sản xuất của DN và theo chấp thuận của cấp có thẩm quyền đưa chúng vào hoạt động trong các kỳ 19
  20. Tài liệu môn học Kinh tế xây dựng 1 – chương 4 - Đánh giá về tình trạng kỹ thuật thông qua đánh giá hao mòn hữu hình về kỹ thuật và hao mòn vô hình về kỹ thuật của tài sản 6. Khấu hao tài sản cố định 6.1. Khái niệm và ý nghĩa của khấu hao tài sản cố định a. Khái niệm về khấu hao TSCĐ Như đã nêu trên: trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do chịu tác động của nhiều nguyên nhân nên TSCĐ hao mòn dần (gồm hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình) Do vậy, để thu hồi lại giá trị của TSCĐ do sự hao mòn trên, cần phải tiến hành khấu hao TSCĐ.  Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ dần giá trị TSCĐ vào giá thành sản phẩm nhằm tái đầu tư TSCĐ sau khi hết thời gian sử dụng. Hoặc: Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống tổng giá trị phải khấu hao của tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng của tài sản cố định. b. Ý nghĩa của khấu hao TSCĐ Ý nghĩa của khấu hao TSCĐ là nhằm thu hồi vốn đầu tư ban đầu bỏ ra đ ể hình thành TSCĐ. c. Tổng giá trị của TSCĐ phải trích khấu hao Tổng giá trị phải trích khấu hao cho cả đời TSCĐ có thể là các giá trị sau: A = G0 A = G0 – SV (có kể đến giá trị thu hồi khi hết thời hạn khấu hao) A = G0đgl A = G0đgl - SVđgl Trong đó: - G0: là nguyên giá TSCĐ - G0đgl: nguyên giá đánh giá lại của TSCĐ - SV: là giá trị thu hồi khi thanh lý TSCĐ nếu có (Salvage Value) - SVđgl: là giá trị thu hồi khi thanh lý TSCĐ tính theo G0đgl 6.2. Các phương pháp khấu hao tài sản cố định 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2