intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu một số kiến thức y học cơ bản (Tài liệu dành cho các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số - Kế hoạch hoá gia đình đạt chuẩn viên chức dân số)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:217

11
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu một số kiến thức y học cơ bản (Tài liệu dành cho các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số - Kế hoạch hoá gia đình đạt chuẩn viên chức dân số) gồm các nội dung chính sau: kiến thức cơ bản về giải phẫu, sinh lý sinh dục, nội tiết chuyển hóa và di truyền; phòng một số bệnh thông thường do vi sinh và kí sinh trùng gây ra; chăm sóc bà mẹ và trẻ em. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu một số kiến thức y học cơ bản (Tài liệu dành cho các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số - Kế hoạch hoá gia đình đạt chuẩn viên chức dân số)

  1. TỔNG CỤC DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TÀI LIỆU MỘT SỐ KIẾN THỨC Y HỌC CƠ BẢN (Tài liệu dùng cho Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ DS-KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số) Hà Nội, 2016 1
  2. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 6 LỜI GIỚI THIỆU 7 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU 8 Bài 1. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ GIẢI PHẪU, SINH LÝ SINH DỤC, 10 NỘI TIẾT CHUYỂN HÓA VÀ DI TRUYỀN I. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý cơ quan sinh dục 10 1. Đặc điểm giải phẫu, chức năng sinh lý cơ quan sinh dục nam 10 2. Đặc điểm giải phẫu, chức năng sinh lý cơ quan sinh dục nữ 15 II. Một số cơ chế tránh thai trong kế hoạch hóa gia đình 23 1. Khái niệm 23 2. Một số cơ chế tránh thai 23 III. Một số vấn đề về chuyển hóa, nội tiết và di truyền 24 1. Chuyển hóa 24 2. Nội tiết 25 3. Di truyền 26 Bài 2. PHÒNG MỘT SỐ BỆNH THÔNG THƯỜNG DO VI SINH VÀ 30 KÍ SINH TRÙNG GÂY RA Một số bệnh do vi khuẩn 30 1. Khái niệm 30 2. Một số bệnh do vi khuẩn 30 Một số bệnh do vi rút 39 1. Khái niệm 39 2. Một số bệnh do vi rút 39 Một số bệnh do kí sinh trùng 50 1. Khái niệm 50 2. Một số bệnh do kí sinh trùng 50 Bài 3. CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU 68 I. Đại cương về chăm sóc sức khỏe ban đầu 68 1. Khái niệm 68 2. Nội dung 68 3. Các nguyên tắc cơ bản 73 II. Các yếu tố ảnh hưởng đến chăm sóc sức khỏe ban đầu 74 1. Tự nhiên 74 2. Xã hội 75 3. Kinh tế 76 III. Quy trình chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng 76 1. Khái niệm về cộng đồng 76 2. Khái niệm về sức khỏe cộng đồng 76 2
  3. 3. Quy trình 77 IV. Thực hành chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng 80 V. Chăm sóc sức khỏe sinh sản 82 1. Khái niệm sức khỏe sinh sản 82 2. Nội dung 83 3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản 83 Bài 4. DINH DƯỠNG 89 I. Đại cương về dinh dưỡng 89 1. Vai trò của các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm 89 2. Vai trò của các chất khoáng cần thiết 92 II. Xác định nhu cầu về dinh dưỡng 94 1. Sự tiêu hao năng lượng trong cơ thể 94 2. Nhu cầu năng lượng của từng nhóm đối tượng 96 3. Khẩu phần ăn hợp lý 96 4. Tính cân đối của khẩu phần ăn 98 5. Áp dụng thực hành các tiêu chuẩn dinh dưỡng 98 III. Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng 99 1. Bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em 99 2. Bệnh thừa cân béo phì ở trẻ em 101 3. Bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng 101 IV. Vai trò dinh dưỡng trong một số bệnh mãn tính 104 1. Bệnh béo phì 104 2. Dinh dưỡng và các bệnh tim mạch 105 3. Bệnh đái tháo đường 106 V. Vệ sinh an toàn thực phẩm 107 1. Khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm 107 2. Vệ sinh an toàn thực phẩm tại gia đình 107 VI. Ngộ độc thực phẩm, xử trí và cách phòng chống 110 1. Khái niệm 110 2. Phân loại 110 3. Ngộ độc thức ăn do nguyên nhân vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn 111 4. Ngộ độc thức ăn không do vi khuẩn 111 Bài 5. VỆ SINH PHÒNG BỆNH 118 I. Môi trường và sức khỏe 118 1. Môi trường 118 2. Ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe 118 II. Nước sạch 121 1. Vai trò của nước sạch 121 2. Tiêu chuẩn của nguồn nước sạch 122 3. Các nguồn nước trong thiên nhiên 124 4. Các biện pháp làm sạch nước 124 III. Xử lý chất thải 125 1. Khái niệm chất thải 125 3
  4. 2. Phân loại chất thải 125 3. Tác động của chất thải đến môi trường và sức khỏe 126 4. Các biện pháp xử lý chất thải 126 IV. Phòng và diệt một số côn trùng truyền bệnh 128 1. Muỗi 128 2. Ruồi nhà 129 3. Bọ chét 129 V. Vệ sinh cá nhân 130 1. Vai trò vệ sinh cá nhân 131 2. Nội dung vệ sinh cá nhân 131 3. Vệ sinh thân thể 131 4. Vệ sinh trang phục 132 5. Vệ sinh ăn uống 133 6. Vệ sinh trong học tập, vui chơi giải trí và trong giấc ngủ 133 Bài 6. CÁC LOẠI SƠ CẤP CỨU 139 I. Dấu hiệu sống cơ bản và cách đo 139 1. Kỹ thuật đo nhiệt độ cơ thể 139 2. Kỹ thuật đếm mạch 141 3. Kỹ thuật đếm nhịp thở 142 4. Đo huyết áp động mạch 144 5. Những điểm cần lưu ý khi đo dấu hiệu sinh tồn 146 II. Sơ cứu và chăm sóc bỏng nói chung 146 1. Sơ cứu 146 2. Chăm sóc một số trường hợp bỏng đặc biệt 148 III. Sơ cứu gãy xương 148 1. Nguyên nhân 148 2. Phân loại 148 3. Triệu chứng 148 4. Sơ cứu 149 5. Phòng chống sốc 150 IV. Sơ cứu rắn cắn 151 1. Khái niệm 151 2. Sơ cứu 151 3. Phòng rắn cắn 151 V. Sơ cứu đuối nước 152 1. Khái niệm 152 2. Triệu chứng 152 3. Xử trí 152 4. Phòng đuối nước 152 VI. Sơ cứu say nắng, say nóng 153 1. Khái niệm 153 2. Yếu tố thuận lợi 153 3. Triệu chứng 153 4
  5. 4. Xử trí 154 5. Phòng bệnh 154 VII. Sơ cứu điện giật 154 1. Khái niệm 154 2. Các yếu tố tiên lượng 154 3. Xử trí 155 4. Phòng điện giật 155 VIII. Sơ cứu tắc đường thở 155 1. Khái niệm 155 2. Nguyên nhân 155 3. Xử trí 155 IX. Một số kỹ năng cấp cứu cơ bản 156 1. Cầm máu 156 2. Ép tim ngoài lồng ngực 160 3. Phương pháp thổi ngạt 161 4. Kỹ thuật phối hợp giữa ép tim ngoài lồng ngực và phương pháp thổi ngạt 162 Bài 7. CHĂM SÓC BÀ MẸ VÀ TRẺ EM 166 I. Chăm sóc bà mẹ 166 1. Chăm sóc bà mẹ trước sinh 166 2. Chăm sóc bà mẹ trong khi sinh 172 3. Chăm sóc bà mẹ sau khi sinh 174 II. Chăm sóc trẻ từ 0-24 tháng 180 1. Sự phát triển trẻ em từ 0-24 tháng 180 2. Chăm sóc trẻ em từ 0-24 tháng 185 PHỤ LỤC Bài 1 203 Bài 7 207 5
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AIDS Hội chứng suy giảm miễn dịch BMI Chỉ số khối cơ thể CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu DS-KHHGĐ Dân số-Kế hoạch hoá gia đình ĐTĐ Đái tháo đường GDSK Giáo dục sức khỏe HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch BPTT Biện pháp tránh thai SKSS Sức khỏe sinh sản VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm VSCN Vệ sinh cá nhân FSH Follicle Stimulting hormone (hóc môn tuyến yên) LH Luteinizing hormone (hóc môn tuyến yên) LRH Luteinizing realising hormone 6
  7. LỜI GIỚI THIỆU Với đặc điểm đội ngũ viên chức làm công tác DS-KHHGĐ các cấp đa ngành đa nghề và nhằm từng bước chuẩn hoá đội ngũ viên chức làm công tác DS-KHHGĐ tại cơ sở cũng như đào tạo đội ngũ viên chức DS-KHHGĐ các cấp có năng lực thực hành nhiệm vụ DS-KHHGĐ, Bộ Y tế đã ban hành chương trình Bồi dưỡng nghiệp vụ DS-KHHGĐ đạt chuẩn viên chức dân số bao gồm 11 môn học, trong đó có môn Một số kiến thức y học cơ bản. Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trân trọng giới thiệu cuốn tài liệu “Một số kiến thức y học cơ bản” với mục đích cung cấp những kiến thức, nội dung cơ bản về y học như giải phẫu cơ quan sinh dục, sinh lý sinh dục, nội tiết, chuyển hóa, di truyền; một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe ban đầu, một số bệnh thường gặp do vi sinh, ký sinh trùng; mối liên quan giữa môi trường và sức khỏe; biện pháp nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh tật và cung cấp một số kỹ thuật sơ cứu ban đầu như bỏng, cầm máu, gãy xương, đuối nước, điện giật, … Cuốn tài liệu được biên soạn bởi sự tham gia của các chuyên gia của Tổng cục DS- KHHGĐ, Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo Bộ Y tế và các đơn vị liên quan. Tổng cục DS-KHHGĐ trân trọng cám ơn Ths.BS. Nguyễn Thị Thơm đã tham gia xây dựng và hoàn thiện cuốn tài liệu. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn sự phối hợp của Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo và sự đóng góp quí báu của các chuyên gia Tổng cục DS-KHHGĐ trong quá trình biên soạn và hoàn thiện cuốn tài liệu này. Đây là cuốn tài liệu đầu tiên về y học viết cho viên chức làm công tác DS-KHHGĐ do Tổng cục DS-KHHGĐ biên soạn nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, rất mong được các thầy, cô, các nhà khoa học, các cán bộ quản lý, đông đảo bạn đọc và các bạn học viên góp ý, bổ sung để cuốn tài liệu ngày càng được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn. Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình 7
  8. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU 1. Mục tiêu của tài liệu Tài liệu nhằm cung cấp một số kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất về y học đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác DS-KHHGĐ cho đội ngũ cán bộ cơ sở. 2. Đối tượng sử dụng Tài liệu Một số kiến thức y học cơ bản được biên soạn cho đội ngũ viên chức, công tác tại các đơn vị sự nghiệp DS-KHHGĐ các cấp. 3. Nội dung tài liệu Tài liệu gồm 7 bài như sau: Bài 1. Kiến thức cơ bản về giải phẫu sinh dục, sinh lý sinh dục, nội tiết, chuyển hóa, di truyền: đặc điểm giải phẫu, chức năng sinh lý cơ bản của cơ quan sinh dục nam và nữ, một số cơ chế tránh thai; một số bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa, nội tiết và di truyền. Bài 2. Phòng một số bệnh thông thường do vi sinh và ký sinh trùng gây ra: đường lây truyền bệnh, một số dấu hiệu chính của bệnh, các biện pháp phòng ngừa bệnh. Bài 3. Chăm sóc sức khỏe ban đầu, bao gồm: nội dung, nguyên tắc cơ bản và các yếu tố ảnh hưởng đến chăm sóc sức khỏe ban đầu, thực hành chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng; nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến chăm sóc sức khỏe sinh sản. Bài 4. Dinh dưỡng: giới thiệu về vai trò của các thành phần trong thực phẩm và khẩu phần ăn hợp lý, giới thiệu về một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng và vai trò của dinh dưỡng trong một số bệnh mãn tính (bệnh béo phì, bệnh tim mạch, bệnh đái tháo đường), nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm tại gia đình và giới thiệu về ngộ độc thực phẩm, cách phòng chống. Bài 5. Vệ sinh phòng bệnh: giới thiệu về ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe; vai trò của nước sạch và các biện pháp làm sạch nước; ảnh hưởng của chất thải đến môi trường và sức khỏe và các biện pháp sử lý chất thải; phòng và diệt các côn trùng gây bệnh (muỗi, ruồi, bọ chét), vệ sinh cá nhân. Bài 6. Các loại sơ cấp cứu: kỹ thuật đo dấu hiệu sinh tồn (mạch, nhiệt độ, nhịp thở, huyết áp); hướng dẫn sơ cứu ban đầu đối với bỏng, gãy xương, rắn cắn, đuối nước, say 8
  9. nắng và say nóng, điện giật, tắc đường thở, giới thiệu kỹ thuật cầm máu, phương pháp thổi ngạt, kỹ thuật xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Bài 7. Chăm sóc bà mẹ và trẻ em: những nội dung cơ bản về chăm sóc bà mẹ trước khi sinh, trong khi sinh và sau sinh; chăm sóc về thể chất, tinh thần và phát triển vận động đối với trẻ từ 0 đến 24 tháng tuổi. 4. Kết cấu mỗi bài Mỗi bài học được cấu trúc gồm: Thời lượng bài học; Mục tiêu của bài học; Nội dung bài học; Tự lượng giá. 5. Phương pháp sử dụng tài liệu Tài liệu bao gồm phần nội dung chính và tài liệu tham khảo. Nội dung chính của tài liệu sẽ được trình bày trên lớp thông qua các bài giảng của giảng viên. Phần tài liệu tham khảo là những kiến thức mở rộng, chuyên sâu thêm dành cho những học viên muốn mở rộng hơn kiến thức đã tiếp thu trên lớp. 9
  10. Bài 1. KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ GIẢI PHẪU, SINH LÝ SINH DỤC, NỘI TIẾT, CHUYỂN HÓA VÀ DI TRUYỀN Thời gian: 4 tiết lý thuyết Mục tiêu: 1. Trình bày được đặc điểm giải phẫu cơ quan sinh dục nam, nữ; 2. Trình bày được chức năng sinh lý cơ quan sinh dục nam, nữ; 3. Trình bày được một số cơ chế tránh thai; 4. Trình bày được khái niệm và một số bệnh liên quan đến rối loạn chuyển hóa, nội tiết và di truyền. I. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU, SINH LÝ CƠ QUAN SINH DỤC 1. Đặc điểm giải phẫu, chức năng sinh lý cơ quan sinh dục nam Hình 1. Cơ quan sinh dục nam 1.1 Tinh hoàn 1.1.1. Hình thể Hình thể ngoài: - Có hai tinh hoàn nằm trong bìu, tinh hoàn trái xuống thấp hơn tinh hoàn phải và phát triển nhanh trong lúc trưởng thành, hình trứng hơi chếch xuống dưới, nặng 20 gr, dài 4,5cm, rộng 2,5cm, màu trắng xanh, mặt nhẵn sờ thấy rắn chắc và nắn có cảm giác đau đặc biệt. Mặt ngoài lồi, mặt trong phẳng. 10
  11. - Màng tinh hoàn: Hay còn gọi là phúc tinh mạc gồm 2 lá, giữa 2 lá có lượng dịch rất ít, khi lượng dịch nhiều hơn bình thường gọi là tràn dịch màng tinh hoàn. - Mào tinh hoàn nằm phía trên sau tinh hoàn, rắn chắc và sờ thấy được. - Dây chằng hạ nang buộc cực dưới của tinh hoàn vào bìu. Hình thể trong (tham khảo phụ lục bài 1) Đường dẫn tinh Đường dẫn tinh đi từ ống sinh tinh đến niệu đạo và chia làm hai đường: - Đường dẫn tinh trong tinh hoàn - Đường dẫn tinh nằm ngoài tinh hoàn Thành phần nằm trong thừng tinh + Ống dẫn tinh + Động mạch tinh. + Đám rối tĩnh mạch tinh và đám rối thần kinh tinh. Tất cả các thành phần được bao bọc trong bao thừng tinh (hay bao phúc tinh mạc). 1.1.2. Cấu tạo (tham khảo phụ lục bài 1) 1.1.3 Chức năng Tinh hoàn là một tuyến pha, vừa có chức năng nội tiết vừa có chức năng ngoại tiết. Chức năng ngoại tiết của tinh hoàn: Sản sinh tinh trùng, dưới tác dụng nội tiết tố của tuyến yên là FSH, tế bào mầm của ống sinh tinh phát triển thành tinh trùng và được bài xuất trong thời kỳ hoạt động sinh dục. Quá trình tạo tinh trùng có từ lúc dậy thì và tồn tại liên tục suốt cuộc đời. Cấu tạo tinh trùng (tham khảo phụ lục bài 1) Đời sống tinh trùng: Tinh trùng nằm trong dịch nhày do túi tinh và tuyến tiền liệt tiết ra gọi là tinh dịch có pH là 7,5. Thể tích tinh dịch sau mỗi lần xuất tinh là: 2 - 3ml. Số lượng tinh trùng: 80 triệu - 100 triệu/1ml. Tinh trùng hoạt động mạnh trong môi trường kiềm, nhiệt độ xấp xỉ nhiệt độ cơ thể (360C). Trong ống sinh tinh, tinh trùng có thể sống trong vài ba tuần lễ. Khi ra ngoài tiếp xúc với không khí, tinh trùng chỉ sống được một vài giờ. Trong tử cung, tinh trùng có thể sống được tới 7 - 8 ngày. Hầu hết tinh trùng có khả năng thụ tinh trong vòng 24 giờ. Một số ít tinh trùng có khả năng thụ tinh trong vòng 72 giờ. Hiện tượng phóng tinh: Mỗi khi có kích thích trực tiếp hay gián tiếp vào dương vật, dương vật cương cứng lên, tổ chức cương của dương vật đầy máu, các tĩnh mạch bị xẹp lại, dòng máu bị nghẽn 11
  12. do đó dương vật cương to ra. Trung tâm điều hoà hiện tượng cương nằm ở tuỷ sống cùng 2 - 3. Khi kích thích cao độ túi tinh và ống dẫn tinh co bóp mạnh đẩy tinh dịch vào niệu đạo và ra ngoài. Chức năng nội tiết của tinh hoàn: Tinh hoàn tiết ra testosteron. Bản chất: Hocmon sinh dục nam testosteron do tế bào Leydig sản xuất ra dưới tác dụng của LH là nội tiết của tuyến yên. Ngoài ra còn được sản xuất bởi vỏ thượng thận và buồng trứng. Tác dụng: Đối với nam giới: Tác dụng khác nhau qua 3 thời kỳ: - Thời kỳ bào thai: Testosteron có tác dụng biệt hoá cơ quan sinh dục nam và biệt hoá bộ não theo hướng bộ não đực, kích thích đưa tinh hoàn từ ổ bụng xuống bìu vào 2 – 3 tháng cuối của thời kỳ bào thai, nếu thiếu testosteron ở giai đoạn này tinh hoàn vẫn nằm ở trong ổ bụng. - Thời kỳ dậy thì: Testosteron thúc đẩy sự dậy thì ở bé trai. - Thời kỳ hoạt động sinh dục: Testosteron cùng FSH tác động đến sự phát triển tinh trùng, chuyển tiền tinh trùng thành tinh trùng, làm xuất hiện và duy trì hoạt động tình dục. Đối với chuyển hoá: Làm tăng đồng hoá chất đạm. Kích thích sự tăng trưởng của xương: phát triển và cốt hoá sụn liên hợp ở đầu xương dài, làm dày xương. Làm tăng chuyển hoá cơ sở. Tác dụng khác: Làm tăng số lượng hồng cầu vì thế số lượng hồng cầu của nam cao hơn của nữ. Làm tăng nhẹ sự tái hấp thu Na + ở ống lượn xa. Điều hoà chức năng tinh hoàn: Theo cơ chế điều khiển ngược. Khi testosteron tăng cao trong máu, nó tác động trở lại vùng dưới đồi (hypothalamus) làm giảm bài tiết LRH dẫn đến tuyến yên giảm bài tiết LH mà LH có tác dụng dinh dưỡng tế bào Leydig, do đó nó làm giảm bài tiết testosteron. 1.2 Bìu: 1.2.1. Cấu tạo: Cấu tạo bìu: gồm 7 lớp từ ngoài vào trong. - Lớp da. - Lớp cơ trơn. - Lớp tế bào dưới da có nhiều mạch máu thần kinh. - Lớp cân nông do cân cơ chéo to đi xuống. - Lớp cơ bìu do các thớ cơ chéo bé đi xuống. - Lớp cân sâu do mạc ngang bị cuốn xuống 12
  13. - Màng tinh hoàn do phúc mạc bị cuốn xuống. * Chú ý: Do cấu tạo của bìu, nên da bìu co giãn dễ dàng và là mô lỏng lẻo vì vậy rất dễ phù nề, tụ huyết và nhiễm trùng sau phẫu thuật hay bị chấn thương vào bìu. 1.2.2 Mạch máu - thần kinh (tham khảo phụ lục bài 1) 1.2.3 Chức năng: Bìu là cái túi đựng tinh hoàn có vách ngăn đôi và luôn luôn đảm bảo nhiệt độ thích hợp để cho ống sinh tinh, sinh ra tinh trùng. 1.3 Tuyến tiền liệt: 1.3.1 Vị trí: Tuyến tiền liệt là một tuyến ở dưới bàng quang, bao quanh niệu đạo sau, tuyến tiền liệt nằm trên hoành chậu hông, sau xương mu, giữa 2 cơ nâng hậu môn và trước trực tràng. 1.3.2. Hình thể và cấu tạo: Tuyến hành niệu đạo Tuyến hành niệu đạo là 2 tuyến nằm trong cơ ngang sâu, ở 2 bên niệu đạo màng, dịch tiết đổ vào hành xốp. 1.3.3.Chức năng: Tuyến này có chức năng tiết ra dịch đổ vào niệu đạo và hòa trộn với tinh trùng thành tinh dịch và cùng với dịch túi tinh nuôi dưỡng cho tinh trùng. 1.4 Dương vật 1.4.1. Hình thể: Dương vật là bộ phận sinh dục ngoài của nam giới, chia làm 3 phần: - Đầu dương vật (qui đầu): là chỗ phình của vật xốp được bao bọc trong bao qui đầu, đỉnh qui đầu có lỗ tiểu tiện (miệng sáo). Mặt dưới qui đầu và bao có nếp hãm, giữa qui đầu và thân có rãnh qui đầu. * Chú ý: Nếu bao qui đầu không lộn được và chít hẹp gây cản trở tiểu tiện gọi là bệnh chít hẹp bao qui đầu (Fiboudiss). - Thân dương vật: Hình trụ hơi dẹt khi cương phình mặt dưới dài từ 10 - 12cm. - Gốc dương vật: dính vào ngành ngồi mu bởi 2 vật hang. 1.4.2 Cấu tạo (tham khảo phụ lục bài 1) 1.4.3 Mạch máu - thần kinh (tham khảo phụ lục bài 1) 1.4.3. Chức năng - Tiết niệu: Dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài bằng động tác tiểu tiện. - Sinh dục: Làm nhiệm vụ dẫn tinh và giao hợp. 13
  14. 1.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới - Nội tiết tố: Rối loạn chức năng của vùng dưới đồi và tuyến yên sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất tinh trùng và hoạt động tình dục. - Chất lượng và số lượng tinh trùng: Nếu số lượng tinh trùng giảm dưới 20 triệu trong một ml tinh dịch thường dễ bị vô sinh vì số lượng tinh trùng giảm thường kèm theo chất lượng không tốt: tinh trùng dị dạng, kém di động... - Nhiệt độ: Nếu nhiệt độ tăng, tất cả các tế bào sinh dục bị thoái hoá, sự tạo tinh trùng bị ngăn cản. Trường hợp tinh hoàn ẩn (nằm trong ổ bụng): Nhiệt độ trong ổ bụng không thích hợp cho quá trình tạo tinh trùng cũng dẫn tới vô sinh. Do đó phải đưa tinh hoàn về nằm ở vùng bìu (bằng phẫu thuật) trước tuổi dậy thì. - Hình thái và tính di động của tinh trùng: Khi tinh trùng bị dị dạng: Đầu to, đuôi ngắn, đuôi vẹo... hoặc không di chuyển được thì cũng dễ bị vô sinh. - Kháng thể: Tinh trùng có thể bị tiêu diệt bởi kháng thể có trong máu và dịch thể. Một số phụ nữ có kháng thể cố định tinh trùng nên rất dễ thụ thai. Một số khác lại có kháng thể tiêu diệt tinh trùng nên dẫn tới vô sinh. - Các chất gây nghiện (rượu, ma túy, thuốc lá, thuốc giảm đau, thuốc ngủ ...) làm giảm khả năng sản sinh tinh trùng. - Tia X, phóng xạ, hoặc vi rút quai bị làm tổn thương tế bào dòng tinh, do đó ảnh hưởng tới sự sản sinh tinh trùng. - Căng thẳng kéo dài cũng có thể làm giảm sản sinh tinh trùng. - Tuổi cao: chức năng sinh dục sẽ giảm sút nhiều, sản sinh tinh trùng giảm. - Vitamin và khoáng chất: Thiếu một số vitamin và khoáng chất cũng làm giảm khả năng sản sinh tinh trùng. 1.6 Dậy thì và mãn dục nam - Giai đoạn dậy thì: + Tuổi dậy thì nam từ 11 đến 17 tuổi. + Tinh hoàn và dương vật to lên, da tinh hoàn sẫm màu lại. + Thanh quản mở rộng, vỡ tiếng, yết hầu lộ ra + Tăng trưởng nhanh chóng về chiều cao, các xương dài phát triển, cơ bắp ở vai, ngực, cánh tay... to ra. + Xuất hiện lông mu, ria mép. + Có xuất tinh (thường là mộng tinh hay còn gọi là “giấc mơ ướt”). + Các tuyến bã hoạt động mạnh, có trứng cá. Các thay đổi giải phẫu và chức năng trong thời kỳ này phụ thuộc vào nồng độ testosteron trong huyết tương, thúc đẩy dậy thì ở bé trai làm phát triển cơ quan sinh dục phụ: dương vật, tuyến tiền liệt, túi tinh, mào tinh hoàn bắt đầu phát triển, hệ thống lông, 14
  15. râu phát triển. Tiếng nói trầm do thanh quản phát triển, dây thanh âm dày lên, các mô liên kết, cơ bắp phát triển, đặc biệt vùng ngực và vai. Khung chậu hẹp, da thô, dày sẫm màu tăng tiết tuyến bã và trứng cá… - Mãn dục: Đến 70 tuổi, nồng độ testosteron trong huyết tương bắt đầu giảm. Trong giai đoạn này, sự thay đổi về nội tiết có liên quan đến sự xuất hiện u xơ tuyến tiền liệt, đồng thời có hiện tượng vú to ở người già. Chức năng sinh dục có xu hướng giảm sút nhiều. Vì vậy nhằm ngăn ngừa những biến đổi có thể xảy ra, ở giai đoạn này vai trò dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là những thức ăn giúp ngăn ngừa bệnh lý tuyến tiền liệt, song song với việc luyện tập thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi giúp tuổi già ở các cụ ông sống khỏe và yêu đời hơn 2. Đặc điểm giải phẫu, chức năng sinh lý cơ quan sinh dục nữ Cơ quan sinh dục nữ bao gồm: buồng trứng, vòi trứng, tử cung, âm đạo, âm hộ và tuyến vú. Hình 2. Cơ quan sinh dục nữ 2.1. Buồng trứng: 2.1.1. Hình thể: Gồm có 2 buồng trứng nằm áp sát thành bên chậu hông, hình chùm nho hơi dẹt dài 3,5 cm, rộng 2,5cm, dày 1cm mặt nhẵn màu hồng khi chưa có kinh, khi có kinh mặt buồng trứng gồ ghề màu tím và khi mãn kinh mặt buồng trứng nhăn nheo màu tím. Buồng trứng có 2 mặt: mặt trong và ngoài, 2 đầu: đầu trên và dưới. 2.1.2. Cấu tạo (tham khảo phụ lục bài 1) 2.1.3. Chức năng Chức năng ngoại tiết: Chức năng ngoại tiết của buồng trứng là sinh ra trứng (noãn), bình thường ở buồng trứng có khoảng 3000 - 4000 noãn nguyên thủy, nhưng trong thời kỳ hoạt động sinh dục của người phụ nữ từ 13 tuổi - 45 tuổi có chừng 300 - 400 noãn trưởng thành (noãn rụng). Thời kỳ trưởng thành của noãn bào (Dơgraf): 15
  16. Thời kỳ này tính từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 14 của chu kỳ. Dưới tác dụng của FSH, một noãn bào nguyên thuỷ phát triển thành noãn bào Dơgraf. Noãn bào càng lớn càng tiết nhiều estrogen vào máu, làm niêm mạc tử cung tăng sinh, dày lên, mao mạch dài ra xoắn lại. Thân nhiệt ở thời kỳ này < 370C. Kinh nguyệt xảy ra trong 3 – 5 ngày đầu của thời kỳ này. Mỗi lần kinh nguyệt mất khoảng 40 ml máu. Chu kỳ kinh nguyệt: Bình thường hàng tháng sẽ có một nang noãn chín được rụng ra khỏi buồng trứng (sự rụng trứng); Khi nang noãn chín, niêm mạc tử cung tăng sinh tạo điều kiện chuẩn bị cho trứng làm tổ. Nếu nang noãn chín không gặp tinh trùng thì người phụ nữ không có thai, lớp niêm mạc này sẽ bong ra gây chảy máu, đó là hiện tượng “kinh nguyệt”. Do lớp niêm mạc bong không đồng đều cùng một lúc nên hiện tượng kinh nguyệt kéo dài từ 3-5 ngày. Nếu kéo dài quá 7 ngày là bất thường. Phụ nữ bắt đầu có kinh nguyệt ở độ tuổi từ 11-15, thường vào độ tuổi 13. Nếu nang noãn chín gặp tinh trùng thì người phụ nữ sẽ có thai, trứng sẽ di chuyển làm tổ tại tử cung và không có kinh nguyệt. Thời kỳ rụng trứng (phóng noãn): Vào ngày thứ 14 của chu kỳ kinh 28 ngày. Bọc noãn chín, lượng estrogen đạt mức tối đa, kích thích tiền yên làm tiền yên tăng LH làm bọc noãn vỡ ra, giải phóng tiểu noãn và tiểu noãn rơi vào vòi trứng. Thân nhiệt ngày này trên 370C và giữ nguyên như vậy cho tới trước ngày thấy kinh. Thời kỳ này chất dịch ở cổ tử cung tiết ra nhiều hơn, loãng hơn và kiềm tính hơn tạo điều kiện cho tinh trùng sống và di chuyển dễ dàng hơn. Có thể có cảm giác căng vú, nặng hông (do hiện tượng xung huyết của buồng trứng). Thời kỳ hoàng thể: Từ ngày thứ 14 đến ngày thứ 28 của chu kỳ. Sau khi trứng rụng, phần còn lại của noãn bào phát triển trở thành hoàng thể. Dưới tác dụng của LH, hoàng thể tiết estrogen và progesteron làm niêm mạc tử cung dày lên, các tuyến và động mạch phát triển tạo điều kiện đón trứng đã thụ tinh đến làm tổ. Thân nhiệt những ngày này trên 370C. Nếu trứng được thụ tinh, hoàng thể phát triển tới tháng thứ 3 thì bắt đầu thoái hoá nhưng vẫn tồn tại tới khi đẻ. Nếu trứng không được thụ tinh: Hoàng thể tồn tại tới ngày thứ 25 – 26 của chu kỳ kinh nguyệt thì bắt đầu thoái hoá làm giảm estrogen và progesteron trong máu, động mạch xoắn lại gây chảy máu, niêm mạc tử cung bong ra và kinh nguyệt xuất hiện. * Chức năng nội tiết của buồng trứng Buồng trứng bài tiết hai hormon là: Estrogen và progesteron. Estrogen được sản xuất tại noãn bào Dơgraf, hoàng thể và rau thai. Ngoài ra, vỏ thượng thận cũng bài tiết một lượng nhỏ. 16
  17. Tác dụng: - Đối với nữ: Estrogen có tác dụng: + Làm noãn nang phát triển. Làm dày niêm mạc tử cung, tăng tiết niêm dịch cổ tử cung làm niêm dịch loãng ra để tinh trùng dễ dàng di chuyển. + Sừng hoá tế bào âm đạo. Kích thích các tuyến của âm đạo bài tiết dịch axit. + Tạo đặc tính sinh dục thứ phát: Vai hẹp, hông nở, cách mọc lông mu, giọng nói... Tăng tổng hợp ARN thông tin. + Tăng lắng đọng mỡ ở dưới da đặc biệt ở ngực, mông, đùi tạo dáng dấp của người phụ nữ. Giữ muối và nước vừa phải (phụ nữ lên cân trước kinh nguyệt do giữ muối và nước). + Làm tăng kích thước của tử cung ở tuổi dậy thì và lúc có thai. + Tăng co bóp cơ tử cung. Tăng tính nhạy cảm của cơ tử cung với oxytoxin. + Làm phát triển mô của tuyến vú. Làm nở rộng xương chậu. + Kích thích gắn đầu xương vào thân xương. Tăng lắng đọng muối canxi – phosphat ở xương. Do vậy khi thiếu estrogen (ở người già) sẽ gây hiện tượng loãng xương. - Đối với nam: Estrogen có tác dụng làm cho ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt, túi tinh phát triển. - Điều hoà bài tiết: Estrogen được bài tiết dưới tác dụng của LH, là hocmon của tuyến yên theo cơ chế điều khiển ngược. Progesteron do tế bào của hoàng thể và rau thai bài tiết. Ngoài ra, vỏ thượng thận cũng bài tiết một lượng nhỏ. - Tác dụng: + Là nội tiết trợ thai quan trọng nhất vì làm cho cơ tử cung dày lên, mềm ra, không co bóp, niêm mạc tử cung phát triển mạnh, các tuyến dài ra, ngoằn ngoèo như hình ren thêu và bài tiết glycogen, chuẩn bị cho trứng làm tổ và tạo điều kiện cho thai phát triển. Nếu thiếu progesteron, thai không phát triển được. + Phát triển nhau thai. + Phát triển nang và thuỳ của tuyến vú để bài tiết sữa nuôi con. + Làm khung chậu và các khớp xương phát triển, giãn ra, tạo điều kiện cho sinh đẻ dễ dàng. + Làm tăng thân nhiệt (ở nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt thân nhiệt thường tăng từ 0,3 – 0,50C). - Điều hoà bài tiết: Progesteron được bài tiết dưới tác dụng của LH là hocmon của tuyến yên theo cơ chế điều khiển ngược. 17
  18. Các progesteron tổng hợp: Progesteron có tác dụng ức chế rụng trứng thông qua ức chế bài tiết LH nên được dùng làm thuốc tránh thai. 2.2. Vòi trứng: 2.2.1. Phân đoạn (tham khảo phụ lục bài 1) 2.2.2 Cấu tạo (tham khảo phụ lục bài 1) 2.2.3 Chức năng Hứng trứng vào vòi trứng, trứng gặp tinh trùng và diễn ra quá trình thụ tinh tại 1/3 vòi trứng rồi di chuyển vào buồng tử cung. 2.3. Tử cung Tử cung hay còn gọi là dạ con, nằm chính giữa chậu hông bé (tiểu khung) sau bàng quang trước trực tràng, trên âm đạo và dưới các quai ruột non. Tử cung là nơi làm tổ của trứng, nơi sinh ra kinh nguyệt đồng thời tham gia vào quá trình sổ thai khi phụ nữ sinh đẻ. 2.3.1. Hình thể Tử cung hình nón cụt hoặc giống như quả su su được chia làm 3 phần: Thân tử cung, cổ tử cung và eo tử cung - Thân tử cung hình thang lộn ngược, đáy ở trên, đỉnh quay xuống dưới, dài 4cm, rộng 4,5cm và 2 bên ở đáy có sừng tử cung nối với 2 vòi trứng. Buồng tử cung: hình tam giác đáy ở trên, đỉnh quay xuống dưới, thành nhẵn. Buồng tử cung là nơi làm tổ của thai nhi. - Eo tử cung là nơi thắt nhỏ nối giữa thân tử cung và cổ tử cung, dài 0,5 cm và rộng 0,5cm. - Cổ tử cung. Hình con quay ở phụ nữ chưa sinh đẻ lần nào, dài 2,5cm, rộng 2,5cm nhưng ở phụ nữ đã sinh đẻ nhiều lần cổ tử cung ngắn lại. Tư thế tử cung (tham khảo phụ lục bài 1) 2.3.2 Cấu tạo (tham khảo phụ lục bài 1) 2.3.3. Chức năng: Tử cung là nơi cho phôi làm tổ và phát triển tới khi thai trưởng thành cho tới lúc sinh, và đây cũng là nơi sinh ra kinh nguyệt hàng tháng, dưới tác dụng của các nội tiết buồng trứng, dưới đồi tuyến yên. 2.4. Âm đạo 2.4.1. Cấu tạo: Âm đạo là ống dẹt trước sau, đi từ sau ra trước, từ cổ tử cung đến âm hộ và dài từ 4 đến 6cm. 2.4.2 Đặc điểm liên quan: - Mặt trước ở trên liên quan với mặt sau bàng quang, niệu quản còn ở dưới với niệu đạo. Giữa âm đạo - bàng quang và niệu đạo được ngăn cách nhau bởi vách âm đạo (phên) là một mô liên kết lỏng lẻo. 18
  19. - Mặt sau ở trên liên quan với túi cùng Douglas (túi cùng tử cung - trực tràng), ở giữa liên quan với cơ nâng hậu môn. Ở dưới với ống trực tràng. - Hai bên ở trên liên quan với đáy dây chằng rộng, ở giữa cơ nâng hậu môn, ở dưới với cơ khít âm môn và tuyến tiền đình (tuyến Bartholine) - Đầu trên bám vào xung quang cổ tử cung. - Đầu dưới thông với tiền đình (âm hộ) có màng trinh đậy. 2.4.3 Mạch máu - thần kinh (tham khảo phụ lục bài 1) 2.4.4 Chức năng Là một bộ phận hình ống dài nối từ cửa mình bên ngoài vào tử cung bên trong. Các mô cơ thành âm đạo có tính đàn hồi cao. Âm đạo đón nhận dương vật khi giao hợp. Âm đạo và cổ tử cung có khả năng giãn ra lớn gấp nhiều lần, giúp thai nhi ra khỏi người mẹ khi sinh nở. 2.5. Âm hộ - Âm hộ là bộ phận sinh dục ngoài của cơ quan sinh dục nữ . - Chức năng: có tác dụng che chắn bảo vệ toàn bộ phần trong của hệ sinh sản. 2.5.1. Các môi: - Môi lớn là 2 nếp da ở 2 bên lỗ ngoài âm đạo và phủ lên 2 môi bé. - Môi bé là 2 lớp da nằm sau môi lớn, đầu trước nối với nhau phủ lên âm vật (mũ âm vật). Tác dụng của các môi là bảo vệ lỗ ngoài âm đạo. 2.5.2. Tiền đình: là hõm giữa 2 môi bé, ngăn cách giữa tiền đình và lỗ âm đạo bởi màng trinh. Đáy tiền đình có lỗ của âm đạo và lỗ niệu đạo. - Lỗ niệu đạo nằm trước lỗ âm đạo. - Lỗ âm đạo hình bầu dục nằm sau lỗ niệu đạo có màng trinh bám xung quanh. - Màng trinh là một màng mỏng bám xung quanh lỗ âm đạo, ở giữa màng trinh thường có một lỗ thủng đường kính 0,5 cm và có trường hợp có từ 1- 2 lỗ hoặc nhiều lỗ thủng nhưng có trường hợp không có lỗ thủng. 2.5.3. Tạng cương - Âm vật là 2 đầu trước của 2 vật hang tụm lại tạo thành một đầu tròn nằm phía trước lỗ niệu đạo. - Hành âm đạo giống vật xốp của nam giới nằm 2 bên lỗ niệu đạo và lỗ âm đạo. 2.5.4 Các tuyến của âm hộ - Tuyến niệu đạo: có 2 tuyến niệu đạo nằm xung quanh lỗ niệu đạo. 19
  20. - Tuyến tiền đình (Bartholine): Có 2 tuyến tiền đình nằm 2 bên lỗ âm đạo (giữa 2 bên lỗ âm đạo và môi bé), dịch tiết đổ vào đáy tiền đình. 2.6. Tuyến vú Tuyến vú thuộc bộ phận sinh dục ngoài: gồm 2 bầu vú nằm ở thành ngực trước bên, hình nửa khối cầu, tròn và lồi hơn ở phía dưới. 2.6.1 Hình thể Ở trung tâm vú là núm vú hay đầu vú, có nhiều lỗ của ống bài tiết sữa, xung quanh đầu vú có một lớp da màu sẫm gọi là quầng vú và xung quanh có những cục nhỏ lồi lên ở quầng vú là do tuyến bã đẩy lồi lên. 2.6.2 Cấu tạo (tham khảo phụ lục bài 1) 2.6.3 Chức năng Tiết ra sữa vào các ống vú dưới tác dụng của nội tiết tố tuyến yên vùng dưới đồi. 2.7. Dậy thì và mãn kinh 2.7.1. Dậy thì - Tuổi dậy thì ở bé gái bắt đầu bằng lần có kinh nguyệt đầu tiên. Ở Việt Nam tuổi dậy thì của bé gái từ 13 -14 tuổi. - Ở các nước phát triển, tuổi dậy thì có thể sớm hơn lứa tuổi trên. Ở thành phố, tuổi dậy thì thường sớm hơn ở nông thôn. Các biểu hiện của tuổi dậy thì ở nữ: - Phát triển nhanh cả về chiều cao và trọng lượng, cơ thể cân đối, mềm mại, mô mỡ phát triển, tâp trung ở vùng ngực, cánh tay, hông, mông, đùi tạo dáng dấp của người phụ nữ. - Giọng nói thanh. - Các đặc tính sinh dục phụ xuất hiện: Mọc lông mu, lông nách, tử cung to lên, ngả về phía trước, âm hộ, âm đạo, tuyến vú phát triển. Kinh nguyệt xuất hiện. - Tính tình thay đổi : Dễ xúc cảm, e thẹn, hay tư lự và thường ít nghịch ngợm hơn, ý tứ hơn trong cư xử. - Hoạt động của tuyến sinh dục: Buồng trứng bắt đầu hoạt động các nang trứng nguyên thuỷ phát triển tới chín và phóng noãn. Như vậy từ thời kỳ này các em gái bắt đầu có khả năng sinh con. Tuy nhiên vì chức năng của các cơ quan thuộc hệ thống sinh sản chưa phát triển đầy đủ nên chưa đủ khả năng mang thai, nuôi con. 2.7.2. Mãn kinh Mãn kinh là hiện tượng sinh lý bình thường của người phụ nữ xảy ra khi nồng độ estrogen giảm. Tuổi mãn kinh bao gồm thời kỳ trước, trong và sau mãn kinh. - Tuổi bắt đầu mãn kinh trung bình từ 48 - 52 tuổi. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2