intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT TP. Bà Rịa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Tài liệu ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT TP. Bà Rịa" là tài liệu tổng hợp lại kiến thức trọng tâm trong chương trình học kì 1, đồng thời hướng dẫn về cấu trúc đề kiểm tra để các bạn học sinh nắm được cấu trúc đề thi và có kế hoạch ôn tập tốt nhất cho mình. Mời các em cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2022-2023 - Phòng GD&ĐT TP. Bà Rịa

  1. Phòng Giáo dục & Đào tạo TP Bà Rịa KIẾN THỨC TRỌNG TÂM, CẤU TRÚC ĐỀ VA ĐÊ THAM KHAO KI ̀ ̀ ̉ ỂM TRA MÔN NGỮ VĂN CUỐI HỌC KÌ I ­ NĂM HỌC 2022­2023 A. NGỮ VĂN 6 I. Kiến thức trọng tâm: 1. Đọc hiểu văn bản: ­ Thể loại Thơ lục bát. Gồm: + Hiểu những đặc điểmcủa thể thơ lục bát được thể hiện cụ thể qua văn bản: gieo  vần; ngắt nhịp; hình ảnh (từ ngữ); tình cảm, cảm xúc của người viết. + Hiểu được tác dụng, ý nghĩa của chi tiết, hình  ảnh (biện pháp tu từ) trong văn  bản. ­ Thể loại Truyện đồng thoại: + Hiểu những đặc điểm của truyện đồng thoại được thể hiện cụ thể qua văn bản:   cốt truyện; nhân vật; người kể chuyện và chủ đề, bài học rút ra cho bản thân. + Hiểu được ý nghĩa của chi tiết, sự việc nổi bật trong văn bản. ­ Tìm văn bản cùng thể loại, cùng chủ điểm. 2. Tiếng việt:  ­ Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản: + Hiểu và lựa chọn được từ ngữ phù hợp với văn cảnh cụ thể. ­ Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ: + Biết cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ. + Nhận biết được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm  từ 3. Viết:  Bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân. II.Cấu trúc đề kiểm tra: ­ Hình thức: Tự luận 1. Đọc ­ hiểu: 4.0 điểm (Văn bản 3.5 đ; tiếng Việt 0.5 đ) ­ Văn bản thơ lục bát; truyện đồng thoại (Chon ̣ ngữ liệu ngoài SGK) 1 Biên soạn: Hội đồng bộ môn Ngữ văn TP Bà Rịa
  2. Phòng Giáo dục & Đào tạo TP Bà Rịa ­ Tiếng việt: Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể  hiện nghĩa của văn bản; Mở  rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ: + Thể loại. + Tìm văn bản cùng thể loại, cùng chủ điểm. +Nhận diện đặc điểm thể loại thơ lục bát:gieo vần; ngắt nhịp; hình ảnh (từ ngữ);  tình cảm, cảm xúc của người viết. + Nhận diện đặc điểm thể loại truyện đồng thoại: cốt truyện, nhân vật, người kể  chuyện và chủ đề, bài học rút ra cho bản thân. + Ý nghĩa chi tiết, sự việc; hình ảnh (biện pháp tu từ) trong văn bản.  + Nhận diện tác dụng của việc lựa chọn từ  ngữ  thích hợp trong văn cảnh; nhận  diện các loại cụm từ, cấu tạo của thành phần chính trong câu. 2. Vận dụng: 1.0 điểm ­ Đặt câu theo yêu cầu. ­ Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ. 3. Vận dụng cao: 5.0 điểm Viết bài văn (khoảng 400 – 500 chữ) kể lại một trải nghiệm của bản thân III. Đề tham khảo: I. Đọc ­ hiểu (4.0 điểm). Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Em yêu từng sợi nắng cong Em yêu câu hát ơi à Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa Em yêu chao liệng cánh cò Em yêu cánh võng đong đưa Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm Cánh diều no gió chiều chưa muốn về Em yêu khói bếp vương vương Đàn trâu thong thả đường đê Xám màu mái lá mấy tầng mây cao Chon von lá hát vọng về cỏ lau Em yêu mơ ước đủ màu Trăng lên lốm đốm hạt sao Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên Em đi cuối đất cùng miền Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân. (Yêu   lắm   quê   hương   –  Hoàng   Thanh  Tâm) Câu 1 (0.5 điểm).Văn bản trên được viết theo thể thơ nào? 2 Biên soạn: Hội đồng bộ môn Ngữ văn TP Bà Rịa
  3. Phòng Giáo dục & Đào tạo TP Bà Rịa Câu 2 (0.5 điểm).Chỉ ra cách ngắt nhịp của hai dòng thơ đầu trong văn bản trên?  Câu 3 (1.0 điểm).Trong khổ  thơ  sau, tác giả  tập trung miêu tả  những vẻ  đẹp nào   của quê hương? Đàn trâu thong thả đường đê Chon von lá hát vọng về cỏ lau Trăng lên lốm đốm hạt sao Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên Câu 4 (1.0 điểm). Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chủ yếu mà tác giả sử  dụng trong văn bản trên?  Câu 5 (0.5 điểm).Nêu tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện ở hai dòng thơ  cuối của văn bản. Câu 6 (0.5 điểm).Sự  lựa chọn từ  “đong đưa” góp phần thể  hiện ý nghĩa gì trong  khổ thơ sau? Em yêu câu hát ơi à Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa Em yêu cánh võng đong đưa Cánh diều no gió chiều chưa muốn về II. VẬN DỤNG (6,0 điểm). Câu 1 (1,0 điểm):  Dùng cụm từ  để  mở  rộng chủ ngữ  hoặc vị ngữ trong câu văn sau (gạch chân cụm  từ dùng mở rộng): Gió reo. Câu 2 (5,0 điểm): Viết bài văn (khoảng 400­ 500 chữ) kể lại một trải nghiệm của bản thân. B. NGỮ VĂN 7 I. Kiến thức trọng tâm: 1. Đọc hiểu văn bản: ­ Thể loại nghị luận phân tích một tác phẩm văn học: 3 Biên soạn: Hội đồng bộ môn Ngữ văn TP Bà Rịa
  4. Phòng Giáo dục & Đào tạo TP Bà Rịa + Hiểu những đặc điểm của  thể  loại nghị  luận phân tích một tác phẩm văn học  được thể  hiện cụ  thể  qua văn bản: ý kiến lớn, ý kiến nhỏ, lý lẽ, bằng chứng; và nội   dung chính, mục đích của văn bản. + Hiểu ý nghĩa của chi tiết trong văn bản. ­ Thể loại Tản văn, Tùy bút: + Hiểu đặc điểm thể loại tản văn, tùy bút được thể hiện cụ thể qua văn bản: chất  trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ và chủ đề, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua văn  bản. + Hiểu ý nghĩa của chi tiết trong văn bản. 2. Tiếng Việt: ­ Nghĩa của yếu tố Hán Việt và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt. ­ Ngôn ngữ của các vùng miền. 3. Viết: Bài văn biểu cảm về sự việc. II.Cấu trúc đề kiểm tra: ­ Hình thức: Tự luận 1. Đọc ­ hiểu: 4.0 điểm (Văn bản 3.5 đ; tiếng Việt 0.5 đ) ­ Văn bản nghị luận văn học; Tản văn, Tùy bút (Chon ̣ ngữ liệu ngoài SGK) + Thể loại. +  Tìm văn bản cùng thể loại, cùng chủ điểm. +  Nhận diện đặc điểm của thể loại tản văn, tùy bút: chất trữ tình, cái tôi, ngôn ngữ  và chủ đề, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua văn bản. + Nhận diện đặc điểm của thể  loại nghị  luận phân tích tác phẩm văn học: ý kiến  lớn, ý kiến nhỏ, lý lẽ, bằng chứng; nội dung chính, mục đích của văn bản. ­ Tiếng Việt: Nhận diện, giải nghĩatừ Hán Việt, từ ngữ địa phương  trong ngữ cảnh  cụ thể. 2. Vận dụng: 1.0 điểm ­ Tìm từ Hán Việt từ yếu tố Hán Việt cho sẵn, đặt câu có sử dụng từ Hán Việt. ­ Giải nghĩa, nhận xét về từ ngữ địa phương.  3. Vận dụng cao: 5.0 điểm 4 Biên soạn: Hội đồng bộ môn Ngữ văn TP Bà Rịa
  5. Phòng Giáo dục & Đào tạo TP Bà Rịa Viết bài văn biểu cảm về một sự việc. III.Đề tham khảo: Câu 1 (4.0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: [...] Lòng tốt  ở  chị em Lan, Sơn, đặc biệt  ở  Sơn là thứ  lòng tốt trong suốt và cảm   động. Sơnđãtrông thấy Hiên “co ro đứng bên cột quán , chỉ có manh áo rách tả tơi, hở cả   lưng và tay”.Nhưng không chỉ có thế, Sơn hiểu ra tình cảnh của hai mẹ con Hiên “rất nghèo, chỉ có nghềđi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa” và động lòng thương Hiên, bàn với chị cho Hiên chiếc áo bông cũ. Sơn đem cho áo mà thấy vui, thấy hoan hỉ vìđã ít nhiều giúp được bạn. Người sẵn lòng tốt thường hay giàu lòng trắc  ẩn,   gặpnhững aikhốn khó cơ nhỡ ở đời, mình có thể giúp mà không giúp là cảm thấy áy náy,   day dứt. Cứ  thế, lòng thương người như  một thứ  hương hoa thuần khiết tỏa lan về  phía   người  khác, đem cho người khác.  (Trích “Đọc truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam”, Văn Giá, Bình giảng   văn học, NXB Giáo dục 1996) 1.1  (2.5 điểm). Đoạn văn trên được viết theo thể  loại nào? Hãy chỉ  ra những đặc  điểm của thể loại ấy trong đoạn văn? 1.2 (1.0 điểm). Nêu tên một văn bản đã học (kèm tên tác giả) cùng thể loại với đoạn  trích trên?  1.3 (0.5 điểm). Giải nghĩa của hai từ Hán Việt: trắc ẩn, thuần khiết. Câu 2 (1.0 điểm): Nêu nghĩa của từ địa phương được in đậm và nhận xét về  việc sử dụng những từ  đó trong câu văn sau: “Mùa Chạp cá làm đìa, người ta lớp rọng lớp làm mắm để ăn dần   cho tới mùa lúa sau, mớ xẻ làm khô ăn Tết.” (Trích “Mùa phơi sân trước”, Nguyễn Ngọc Tư) Câu 3 (5.0 điểm): Trong quãng đời học sinh đáng nhớ, mỗi năm học mới thường bắt đầu bằng lễ khai   giảng tưng bừng, rộn rã. 5 Biên soạn: Hội đồng bộ môn Ngữ văn TP Bà Rịa
  6. Phòng Giáo dục & Đào tạo TP Bà Rịa Hãy viết bài văn trình bày cảm xúc về  một lễ  khai giảng để  lại cho em  ấn tượng  sâu sắc. C. NGỮ VĂN 8 I. Kiến thức trọng tâm: 1. Đọc hiểu văn bản: ­ Truyện hiện đại Việt Nam: Tôi đi học – Thanh Tịnh; Trong lòng mẹ ­ Nguyên Hồng;  Tức nước vỡ bờ ­ Ngô Tất Tố; Lão Hạc – Nam Cao. ­ Nội dung ôn luyện:  + Tác giả, tác phẩm. + Đặc điểm nhân vật. + Ý nghĩa chi tiết, ý nghĩa văn bản, ý nghĩa nhan đề. + Hiểu những nét tương đồng giữa các văn bản. + Những đặc sắc về nghệ thuật (tình huống truyện, xây dựng nhân vật chính). 2. Tiếng việt: ­ Từ loại: trợ từ, thán từ, tình thái từ. ­ Loại từ: từ tượng thanh, từ tượng hình. ­ Câu ghép. ­ Phép tu từ: nói quá, nói giảm nói tránh. 3. Tập làm văn: Viết bài văn thuyết minh về sự vật (đồ dùng, hoa quả, …). II.Cấu trúc đề kiểm tra: ­ Hình thức: Tự luận 1. Đọc hiểu (3,0 điểm): Phần văn bản – Chọn Ngữ liệu ngoài SGK. ­ Phương thức biểu đạt, thể loại. ­ Ý nghĩa nhan đề; đặt nhan đề văn bản. ­  Nội dung, ý nghĩa văn bản. ­  Ý nghĩa một số chi tiết, hình ảnh trong văn bản. ­ Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, thể loại. ­  Đặc điểm nhân vật. 6 Biên soạn: Hội đồng bộ môn Ngữ văn TP Bà Rịa
  7. Phòng Giáo dục & Đào tạo TP Bà Rịa ­ Hiểu những nét tương đồng giữa các văn bản. 2. Vận dụng (2,0 điểm): Phần tiếng việt ­ Nhận diện và hiểu ý nghĩa (tác dụng) của từ loại, loại từ trong văn cảnh.  ­ Nhận diện và hiểu mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép trong văn cảnh.  ­ Xác định phép tu từ trong văn cảnh và nêu tác dụng. ­ Đặt câu theo yêu cầu (có sử dụng từ loại, câu ghép, phép tu từ, từ tượng hình). 3. Vận dụng cao (5,0 điểm): Viết bài văn thuyết mình sự vật (đồ dùng, hoa quả, …). III.Đề tham khảo: Câu 1 (3.0 điểm). Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Sau cuộc ly hôn của cha mẹ, cô con gái đang ở độ tuổi trưởng thành ngày một trở   nên bẳn tính và thay đổi hẳn. Một đêm nọ, người mẹ  nhận được tin báo đến bảo lãnh   con gái bị bắt vì tội lái xe trong lúc say rượu. Hai mẹ con không nói chuyện với nhau cho đến chiều hôm sau. Người mẹ phá vỡ   sự căng thẳng bằng việc tặng cô con gái một hộp quà được gói cẩn thận. Cô con gái mở   hộp quà và thấy một viên đá nhỏ. Cô ngước mắt lên và nói: ­ Thật đễ thương mẹ ạ! Nhưng con không hiểu ý nghĩa của chúng! ­ Còn có một tờ giấy nữa. – Người mẹ trả lời. Cô con gái mở tờ giấy dưới đáy hộp ra đọc. Nước mắt lăn dài trên đôi má. Cô bần   thần một hồi rồi đứng lên ôm chầm lấy mẹ  mình. Tờ  giấy rơi xuống, trên đó có dòng   chữ: “Viên đá này đã hơn một trăm năm tuổi. Đó là thời gian mà sau đó mẹ sẽ thôi không   còn hy vọng nơi con nữa”. Người mẹ cũng ôm con gái thật chặt, trong vòng tay mẹ, cô   cứ nức nở mãi không thôi.  (First News. Theo Internet) 1.1.Đặt nhan đề cho văn bản trên. 1.2.Kể tên một văn bản khác đã học ở SGK Ngữ văn 8, tập 1 (đi kèm tên tác giả) có   cùng đề tài với văn bản trên. 1.3. Qua văn bản trên, thông điệp sâu sắc nhất mà người viết muốn gửi gắm đến  chúng ta là gì? 1.4.Nêu ngắn gọn cảm nhận của em về nhân vật “người mẹ” ở văn bản trên. 7 Biên soạn: Hội đồng bộ môn Ngữ văn TP Bà Rịa
  8. Phòng Giáo dục & Đào tạo TP Bà Rịa Câu 2 (2.0 điểm). Thực hiện theo các yêu cầu sau: 2.1. Chỉ ra và nêu tác dụng của từ tượng hình, tượng thanh có trong đoạn trích sau:  “ …Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước   mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con   nít. Lão hu hu khóc…”  ( Lão Hạc, Nam Cao) 2.2. Đặt một câu ghép có chủ đề bảo vệ môi trường, trong câu có sử dụng phép tu  từ nói giảm nói tránh (hoặc nói quá). (Chú thích rõ các yêu cầu sau khi đặt câu) Câu 3 (5.0 điểm).  Viết bài thuyết minh về một đồ dùng quen thuộc trong gia đình em. D. NGỮ VĂN 9 I. Kiến thức trọng tâm: 1. Đọc hiểu văn bản: ­ Truyện hiện đại Việt Nam:   Làng – Kim Lân; Lặng Lẽ  Sa Pa – Nguyễn Thành  Long; Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng. ­ Nội dung ôn luyện:  + Tác giả, tác phẩm. + Đặc điểm nhân vật. + Ý nghĩa chi tiết, ý nghĩa văn bản, ý nghĩa nhan đề. + Những đặc sắc về nghệ thuật (tình huống truyện, xây dựng nhân vật chính). 2. Tiếng việt: ­ Các phương châm hội thoại:  năm phương châm hội thoại; mối quan hệ  giữa   phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp; các nguyên nhân vi phạm phương châm   hội thoại. ­ Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn trực tiếp: phân biệt cách dẫn trực tiếp, gián tiếp;   chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp. ­ Sự phát triển của từ vựng: các cách phát triển từ vựng. 3. Tập làm văn: Làm văn tự sự kết hợp miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận. II.Cấu trúc đề kiểm tra: 8 Biên soạn: Hội đồng bộ môn Ngữ văn TP Bà Rịa
  9. Phòng Giáo dục & Đào tạo TP Bà Rịa ­ Hình thức: Tự luận 1. Đọc hiểu (3.0 điểm): Phần văn bản – Chọn Ngữ liệu ngoài SGK. ­ Phương thức biểu đạt, thể loại. ­ Ý nghĩa nhan đề; đặt nhan đề văn bản. ­  Nội dung, ý nghĩa văn bản. ­  Ý nghĩa một số chi tiết, hình ảnh trong văn bản. ­ Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, thể loại. ­  Đặc điểm nhân vật. ­ Những đặc sắc nghệ thuật của văn bản (xây dựng tình huống, xây dựng nhân vật). 2. Vận dụng (2.0 điểm): Phần tiếng việt ­ Xác định, giải thích phương châm hội thoại có/ khôngvi phạm trong ngữ  cảnh;   giải nghĩa thành ngữ và cho biết ứng với phương châm hội thoại nào. ­ Xác định lời dẫn trực tiếp, gián tiếp trong ngữ cảnh; chuyển lời dẫn trực tiếp sang   gián tiếp. ­ Giải nghĩa từ và xác định cách phát triển từ vựng trong ngữ cảnh. ­ Đặt câu theo yêu cầu. 3. Vận dụng cao (5.0 điểm): Viết bài văn tự sự kết hợp miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận. III.Đề tham khảo: Câu 1 (3.0 điểm). Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Có anh em nhà nọ  kiếm sống bằng nghề  nhặt ve chai sắt vụn, ngày nào họ  cũng   mong đợi được phát tài. Cuối cùng, thượng đế cũng cảm động vì mơ ước của họ. Thượng đế cho họ một cơ hội phát tài. Một hôm như  thường lệ, hai anh em cùng ra khỏi nhà, đi men dọc theo con phố.   Con phố lớn dường như đã có ai đó quét sạch, những ve chai, sắt vụn thường ngày vẫn   có, hôm nay chẳng thấy đâu nữa, chỉ còn lại trên phố những chiếc đinh sắt dài nằm mỗi   nơi một chiếc. Người anh cả nhìn thấy những chiếc đinh nằm trên đường bèn nhặt từng chiếc lên. Người em thứ hai tỏ ra không thèm quan tâm đến việc làm của người anh, bèn nói: ­ Hai ba chiếc đinh sắt ấy thì đáng được bao nhiêu tiền. 9 Biên soạn: Hội đồng bộ môn Ngữ văn TP Bà Rịa
  10. Phòng Giáo dục & Đào tạo TP Bà Rịa Người anh vẫn tiếp tục cuối xuống nhặt từng chiếc đinh. Lúc đến cuối con phố, người anh nhặt được gần đầy một túi đinh. Nhìn thấy anh như vậy, người em dường như đã hiểu ra, định bắt chước người anh   nhặt từng chiếc đinh, bất kể là bao nhiêu, cuối cùng cũng gom được chút tiền nhưng khi   quay lại tìm thì trên phố  một chiếc đinh nhỏ cũng không còn, tất cả đã được người anh   nhặt sạch.  Người em tự  nhủ  rằng không sao, mấy cái đinh cũng chẳng được bao nhiêu, anh   nhặt nhiều đấy nhưng bán đi cũng chẳng được bao nhiêu. Thế  là người em không tiếc   nữa. Hai anh em tiếp tục đi, cả  hai cùng phát hiện cuối phố  có cửa hàng thu mua sắt   vụn, trước cửa có treo tấm biển viết: Cửa hàng cần mua gấp loại đinh cũ dài, 1000 đồng   một cái. Người em vô cùng hối hận. Người anh đã dùng những chiếc đinh sắt cũ vừa nhặt   đổi được một khoản tiền lớn. Ông chủ cửa hàng bước lại gần người em lúc này đang đứng ngẩn người và hỏi: ­ Cậu bé, hai cháu cùng đi trên một con phố, lẽ nào cháu lại không thấy chiếc đinh   nào sao? Cậu em buồn bã đáp:  ­ Cháu có nhìn thấy chứ, nhưng cái đinh nhỏ bé, lại cũ thế, cháu không nghĩ rằng nó   lại đáng giá đến vậy, đến khi cháu hiểu giá trị của nó thì đã muộn… (Câu chuyện nhỏ, bài học lớn – Hồng Thanh, Vi Khanh biên soạn) 1.1. Đặt nhan đề cho văn bản trên. 1.2. Qua văn bản trên, thông điệp sâu sắc mà người viết muốn gửi đến mọi người   là gì?  1.3.  Ở  văn bản trên, nhân vật “người em” được miêu tả  qua những phương diện  nào? Nêu đặc điểm của nhân vật này. 1.4. Ghi tên một tác phẩm (có tên tác giả đi kèm) ở chương trình ngữ văn 9 HKI có  cùng thể loại với văn bản trên. Câu 2 (2.0 điểm). Thực hiện theo các yêu cầu sau: 2.1. Chuyển lời dẫn trực tiếp ở đoạn trích sau thành lời dẫn gián tiếp: Trong lúc mọi người xôn xao phía sau lưng, bác lái xe quay sang nhà họa sĩ nói vội   vã: 10 Biên soạn: Hội đồng bộ môn Ngữ văn TP Bà Rịa
  11. Phòng Giáo dục & Đào tạo TP Bà Rịa ­ Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào   bác cũng tích vẽ hắn. (Lặng Lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long) 2.2. Đặt một câu với từ “rác” là nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ. Câu 3 (5.0 điểm).                 Kể một câu chuyện cảm động về tình cảm gia đình. ­ HẾT ­ 11 Biên soạn: Hội đồng bộ môn Ngữ văn TP Bà Rịa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0