intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu Quản lý và tổ chức thực hiện công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình (Tài liệu dành cho các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số-Kế hoạch hóa gia đình đạt chuẩn viên chức dân số)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:206

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Quản lý và tổ chức thực hiện công tác Dân số-kế hoạch hóa gia đình gồm các nội dung chính sau: Những vấn đề cơ bản về quản lý công tác Dân số-kế hoạch hóa gia đình; Một số nội dung chủ yếu của chính sách Dân số-kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; Lập kế hoạch công tác Dân số-kế hoạch hóa gia đình; Lập kế hoạch các hoạt động đặc thù; Lập dự toán tài chính trong công tác Dân số-kế hoạch hóa gia đình; Tổ chức thực hiện kế hoạch công tác Dân số-kế hoạch hóa gia đình; Quản lý đối tượng và hoạt động Dân số-kế hoạch hóa gia đình. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu Quản lý và tổ chức thực hiện công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình (Tài liệu dành cho các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số-Kế hoạch hóa gia đình đạt chuẩn viên chức dân số)

  1. TỔNG CỤC DÂN SỐ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TÀI LIỆU QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH (Tài liệu dành cho các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Dân số-Kế hoạch hóa gia đình đạt chuẩn viên chức dân số) Hà Nội - 12/2014
  2. MỤC LỤC 1
  3. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 5 LỜI GIỚI THIỆU 6 LỜI NÓI ĐẦU 7 BÀI 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC DS- 8 KHHGĐ I KHÁI NIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DS-KHHGĐ 8 1 Khái niệm quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ 8 II BẢN CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DS-KHHGĐ 8 1 Bản chất của quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ 8 2 Đặc điểm của quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ 9 III NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DS-KHHGĐ 9 1 Khái niệm về nguyên tắc quản lý 9 2 Nguyên tắc quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ 10 IV CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DS-KHHGĐ 10 1 Chức năng quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ 10 2 Nhiệm vụ quản lý nhà nước về DS-KHHGĐ 11 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DS-KHHGĐ THEO CHƯƠNG TRÌNH MỤC V 12 TIÊU QUỐC GIA DS-KHHGĐ 1 Khái niệm về chương trình mục tiêu quốc gia. 12 Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ năm 2011 và các giai 2 12 đoạn kế tiếp VI TỔ CHỨC BỘ MÁY LÀM CÔNG TÁC DS-KHHGĐ 13 1 Tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ 13 2 Công chức, viên chức DS-KHHGĐ 17 CÂU HỎI ÔN TẬP, LƯỢNG GIÁ 19 BÀI 2. MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CHÍNH SÁCH 21 DS-KHHGĐ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY I TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH DS-KHHGĐ 21 1 Khái niệm về chính sách DS-KHHGĐ 21 2 Phân loại chính sách DS-KHHGĐ 21 3 Nguyên tắc của chính sách DS-KHHGĐ 21 4 Quan điểm của chính sách DS-KHHGĐ 22 II MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH SÁCH DS-KHHGĐ 22 Mục tiêu và giải pháp của Nghị quyết Trung ương 4 khóa VII của Đảng về chính sách DS-KHHGĐ 1 22 Mục tiêu và giải pháp của Chiến lược DS-SKSS Việt Nam giai đoạn 2 24 2011- 2020 MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CHÍNH SÁCH DS-KHHGĐ HIỆN III 27 HÀNH 1 Quy mô dân số 27 2 Cơ cấu dân số 29 3 Nâng cao chất lượng dân số 29 CÂU HỎI ÔN TÂP, LƯỢNG GIÁ 32 2
  4. BÀI 3. LẬP KẾ HOẠCH CÔNG TÁC DS-KHHGĐ 33 I TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH 33 1 Khái niệm về kế hoạch 33 2 Vai trò của kế hoạch 33 3 Tầm quan trọng của lập kế hoạch 33 4 Các loại kế hoạch 34 5 Nguyên tắc lập kế hoạch 34 6 Nhiệm vụ của kế hoạch 35 7 Kế hoạch tác nghiệp 36 LẬP KẾ HOẠCH TÁC NGHIỆP CÔNG TÁC DS-KHHGĐ NĂM Ở CƠ II 41 SỞ A Các bước lập kế hoạch 41 1 Xác định căn cứ để lập kế hoạch công tác DS-KHHGĐ ở cơ sở 41 2 Xác định mục tiêu, thiết lập nhiệm vụ 43 3 Thiết lập hoạt động thực hiện nhiệm vụ 45 4 Xác định các điều kiện liên quan để thực hiện các hoạt động 48 5 Đánh giá năng lực của đơn vị thực hiện 48 6 Xác định nhu cầu về nguồn lực cho các hoạt động 48 7 Xây dựng phương án thực hiện các hoạt động 48 8 Lựa chọn phương án tối ưu 48 B Phương pháp xây dựng các biểu kế hoạch 48 1 Biểu kế hoạch chỉ tiêu 48 2 Biểu kế hoạch hoạt động 53 3 Biểu kế hoạch kinh phí 59 III III. LẬP KẾ HOẠCH THÁNG, TUẦN Ở CƠ SỞ 61 1 Sự cần thiết phải lập chương trình công tác tháng, tuần ở cơ sở 61 2 Lợi ích của việc lập chương trình công tác tháng, tuần 62 3 Căn cứ để lập chương trình công tác tháng/tuần 62 4 Một số yêu cầu khi xây dựng chương trình công tác tháng, tuần 62 5 Biểu chương trình công tác tháng, tuần ở cấp xã 62 THỰC HÀNH; CÂU HỎI ÔN TẬP, LƯỢNG GIÁ 65 BÀI 4 LẬP KẾ HOẠCH CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẶC THÙ 68 CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẶC THÙ TRONG CÔNG TÁC DS-KHHGĐ Ở CƠ I 68 SỞ 1 Khái niệm 68 2 Một số hoạt động đặc thù triển khai ở cơ sở 68 LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN DỊCH TRUYỀN THÔNG LỒNG GHÉP CUNG II 68 CẤP DỊCH VỤ DS-SKSS/KHHGĐ 1 Nguyên tắc 68 Những thông tin cần thiết cho việc lập kế hoạch chiến dịch truyền 2 69 thông lồng ghép cung cấp dịch vụ DS-SKSS/KHHGĐ ở cơ sở Thành phần một bản kế hoạch chiến dịch truyền thông lồng ghép 3 72 cung cấp dịch vụ DS-SKSS/KHHGĐ 4 Các bước lập kế hoạch chiến dịch 74 III LẬP KẾ HOẠCH PHƯƠNG TIỆN TRÁNH THAI 78 3
  5. 1 Nguyên tắc 78 2 Thông tin cần thiết cho việc lập kế hoạch phương tiện tránh thai 78 3 Thành phần một bản kế hoạch phương tiện tránh thai 81 Các bước lập kế hoạch phương tiện tránh thai 81 THỰC HÀNH; CÂU HỎI ÔN TẬP, LƯỢNG GIÁ 96 BÀI 5. LẬP DỰ TOÁN TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TÁC 99 DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH I LẬP DỰ TOÁN 99 1 Khái niệm 99 2 Mục đích của việc lập dự toán trong công tác DS-KHHGĐ 99 3 Căn cứ để lập dự toán 99 4 Nguyên tắc xây dựng dự toán 100 Trình tự và phương pháp lập dự toán chi chương trình mục tiêu 5 101 quốc gia DS-KHHGĐ II. LẬP DỰ TOÁN TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TÁC DS-KHHGĐ 101 1 Hướng dẫn của cấp trên 101 2 Các dự toán tài chính trong công tác DS-KHHGĐ 105 THỰC HÀNH; CÂU HỎI ÔN TẬP, LƯỢNG GIÁ 110 BÀI 6. TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CÔNG TÁC 114 DÂN SỐ - KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH I QUY TRÌNH KẾ HOẠCH TRONG CÔNG TÁC DS-KHHGĐ 114 1 Xây dựng định hướng và hướng dẫn kế hoạch 114 2 2. Tổng hợp kế hoạch 115 3 Giao kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước 117 II TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 119 1 Xây dựng kế hoạch 119 2 Tổ chức điều hành thực hiện kế hoạch 121 3 Kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch. 132 4 Điều chỉnh kế hoạch 133 5 Tổng kết và giao kế hoạch 133 6 Thực hiện chế độ báo cáo 134 THỰC HÀNH; CÂU HỎI ÔN TẬP, LƯỢNG GIÁ 135 BÀI 7. QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG VÀ HOẠT ĐỘNG DS- 138 KHHGĐ I QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG TRONG CÔNG TÁC DS-KHHGĐ 138 1 Đối tượng cần quản lý: 138 2 Quản lý hộ dân cư: 140 3 Quản lý đối tượng kế hoạch hóa gia đình 143 4 Quản lý những thay đổi 145 5 Một số lưu ý trong quản lý đối tượng 149 II QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DÂN SỐ 150 1. Các hoạt động DS 150 2. Cách thức quản lý hoạt động DS-KHHGĐ 151 THỰC HÀNH; CÂU HỎI ÔN TẬP, LƯỢNG GIÁ 153 4
  6. BÀI 8. KIỂM TRA, GIÁM SÁT CÔNG TÁC DS-KHHGĐ 156 I KIỂM TRA CÔNG TÁC DS-KHHGĐ 156 1 Khái niệm 156 2 Các loại kiểm tra 156 II GIÁM SÁT CÔNG TÁC DS-KHHGĐ 157 1 1. Khái niệm 157 2 Các cơ quan thực hiện giám sát và phân loại giám sát. 158 3 Một số nguyên tắc cơ bản trong giám sát 163 4 Phương pháp và quy trình giám sát 164 5 Các kỹ năng cần thiết cho giám sát hỗ trợ 173 THỰC HÀNH; CÂU HỎI ÔN TẬP, LƯỢNG GIÁ, ĐÁP ÁN 175 PHỤ LỤC 181 TÀI LIỆU THAM KHẢO 192 5
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DS-KHHGĐ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình SĐKH Sinh đẻ kế hoạch DSGĐTE Dân số, gia đình, trẻ em CTMT Chương trình mục tiêu CVC Cặp vợ chồng PTTT Phương tiện tránh thai BPTT Biện pháp tránh thai DCTC Dụng cụ tử cung BCS Bao cao su SKSS Sức khỏe sinh sản BVBMTE Bảo vệ bà mẹ trẻ em BVCSTE Bảo vệ chăm sóc trẻ em CSSK Chăm sóc sức khỏe SKTD Sức khỏe tình dục SDD Suy dinh dưỡng CVC Cặp vợ chồng LTQĐTD Lây truyền qua đường tình dục NCT Người cao tuổi VTN-TN Người chưa thành niên(vị thành niên)-thanh niên CLDS Chất lượng dân số SLTS, SLSS Sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh TFR Tổng tỉ suất sinh (Total fertility rate) GTKS Giới tính khi sinh TTVĐ Truyền thông vận động TTCĐHV Truyền thông chuyển đổi hành vi TTHĐCĐ Truyền thông huy động cộng đồng SPTT Sản phẩm truyền thông PLDS Pháp lệnh dân số HĐBT Hội đồng Bộ trưởng HĐND Hội đồng Nhân dân UBND Ủy ban Nhân dân Tỉnh/TP Tỉnh/thành phố Cấp tỉnh Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Cấp huyện; huyện Quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh Cấp xã, xã Xã, phường, thị trấn thuộc huyện CTV Cộng tác viên DS-KHHGĐ Thôn/bản thôn, ấp, bản, làng, tổ dân phố, khóm, phum, sóc, mường NĐ-CP Nghị định - Chính phủ BYT Bộ Y tế QLNN Quản lý Nhà nước Năm X Năm hiện tại (năm báo cáo) Năm X+1 Năm kế hoạch Năm X-1 Năm kế trước của năm hiện tại 6
  8. KT-XH Kinh tế-xã hội 7
  9. LỜI GIỚI THIỆU 8
  10. LỜI NÓI ĐẦU Được sự hỗ trợ của Tổng cục DS-KHHGĐ, Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng - Tổng cục DS-KHHGĐ đã tiến hành xây dựng tài liệu giảng dạy dành cho chương trình đạt chuẩn viên chức DS-KHHGĐ, phục vụ đối tượng học viên là viên chức DS-KHHGĐ các cấp, nhất là đối với viên chức DS-KHHGĐ ở cơ sở. Trên cơ sở chương trình khung được ban hành kèm theo quyết định số 220/QĐ-TCDS và đề cương chi tiết được phê duyệt, Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng đã tiến hành mời các chuyên gia là những cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực dân số tiến hành biên soạn bộ tài liệu giảng dạy, gồm các tài liệu sau: Phần lý thuyết: (1) Dân số học. (2) Dân số và phát triển. (3) Thống kê Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. (4) Truyền thông Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. (5) Dịch vụ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. (6) Quản lý và tổ chức thực hiện công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Phần thực tập: (1) Thực tập báo cáo thống kê DS-KHHGĐ. (2) Thực tập tuyên truyền vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi về dân số, sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình. (3) Thực tập quản lý và tổ chức thực hiện công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình. (4) Thực tập chăm sóc sức khoẻ ban đầu, SKSS/KHHGĐ, vệ sinh phòng bệnh và dinh dưỡng. Tài liệu Quản lý và tổ chức thực hiện công tác DS-KHHGĐ được biên soạn nhằm không chỉ tăng cường kiến thức mà còn chú trọng các kỹ năng trong tổ chức thực hiện công tác DS-KHHGĐ ở cơ sở. Tài liệu này bao gồm các nội dung như sau: Bài 1: Những vấn đề cơ bản về quản lý công tác DS-KHHGĐ Bài 2: Một số nội dung chủ yếu của chính sách DS-KHHGĐ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Bài 3: Lập kế hoạch công tác DS-KHHGĐ Bài 4: Lập kế hoạch các hoạt động đặc thù Bài 5: Lập dự toán tài chính trong công tác DS-KHHGĐ Bài 6: Tổ chức thực hiện kế hoạch công tác DS-KHHGĐ Bải 7: Quản lý đối tượng và hoạt động DS-KHHGĐ Bài 8: Kiểm tra, giám sát công tác DS-KHHGĐ Mặc dù Tài liệu đã kế thừa và phát triển nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong 20 năm qua của các cơ sở đào tạo cán bộ DS-KHHGĐ, song là lần đầu tiên tài liệu được xây dựng để đào tạo riêng cho viên chức DS-KHHGĐ, do vậy không tránh khỏi những nhược điểm, hạn chế. Chúng tôi luôn mong nhận được các góp ý từ các học viên, các bạn đồng nghiệp và các nhà quản lý để bộ tài liệu ngày càng hoàn thiện. Nhân dịp hoàn thành Bộ tài liệu, Nhóm tác giả xin trân trọng cảm ơn Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế; Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng đã chia sẻ và giúp đỡ chúng tôi trong quá trình biên soạn. Tác giả BÀI 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC DS - KHHGĐ 9
  11. (Thời lượng : 02 tiết lý thuyết) A.MỤC TIÊU 1. Trình bày được khái niệm QLNN và QLNN về DS-KHHGĐ. 2. Phân tích được bản chất, nguyên tắc của QLNN về DS-KHHGĐ. 3. Liệt kê được các chức năng, nhiệm vụ (nội dung)QLNN về DS-KHHGĐ. 4. Nêu được sự cần thiết ổn định tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ ở địa phương. B. NỘI DUNG I. KHÁI NIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH 1.Khái niệm quản lý nhà nước về dân số-kế hoạch hóa gia đình Theo tài liệu QLNN về DS-KHHGĐ (dùng cho chương trình bồi dưỡng kiến thức cơ bản về DS-KHHGĐ): QLNN về DS-KHHGĐ là Nhà nước thông qua hệ thống chính sách, luật pháp và cơ chế tổ chức các cơ quan quản lý của mình để điều khiển và tác động vào các đối tượng quản lý về quy mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước. Chủ thể QLNN về DS-KHHGĐ là Nhà nước với hệ thống các cơ quan của mình được phân chia thành các cấp và bao gồm cả 3 lĩnh vực là lập pháp, hành pháp và tư pháp. Đối tượng QLNN về DS-KHHGĐ là các quá trình dân số liên quan đến quy mô, cơ cấu, phân bổ và chất lượng dân số. Khách thể của QLNN về dân số là các tổ chức, cá nhân. Mục tiêu QLNN về DS-KHHGĐ xét một cách chung nhất là trạng thái thay đổi về các yếu tố quy mô, cơ cấu, phân bổ dân số, chất lượng dân số hoặc các quá trình sinh, chết, di dân... mà nhà nước mong muốn đạt được cho phù hợp và tạo điều kiện nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, phát triển bền vững đất nước về kinh tế, xã hội và môi trường. II. BẢN CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH 1. Bản chất của quản lý nhà nước về dân số-kế hoạch hóa gia đình - QLNN về DS-KHHGĐ được tiến hành trước hết dựa vào quyền lực của nhà nước. Nhà nước Việt Nam XHCN là nhà nước của dân, do dân vì dân, do vậy QLNN về DS-KHHGĐ là nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người dân, của từng gia đình và của toàn xã hội, đồng thời đảm bảo các yếu tố quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bổ dân số và chất lượng dân số, phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH. - QLNN về DS-KHHGĐ phải dựa vào nhân dân, thông qua việc tác động làm chuyển đổi nhận thức và hành vi của từng người dân và toàn xã hội, đi đến tự nguyện thực hiện chính sách, luật pháp của nhà nước vì lợi ích của chính mình và vì sự nghiệp phát triển đất nước. - QLNN về DS-KHHGĐ theo cơ chế Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. - QLNN về DS-KHHGĐ bảo đảm phối hợp những nỗ lực của cơ quan quản lý với các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng và người dân ở tất cả các khâu trong quá trình quản lý. 2. Đặc điểm của quản lý nhà nước về dân số-kế hoạch hóa gia đình 10
  12. - QLNN về DS-KHHGĐ là một khoa học vì có đối tượng nghiên cứu riêng, đó là các quan hệ quản lý. Các quan hệ trong QLNN về DS-KHHGĐ chính là một hình thức của quan hệ xã hội, quan hệ kinh tế (bao gồm quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý, quan hệ phân phối....) thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình tiến hành các hoạt động DS-KHHGĐ. - QLNN về DS-KHHGĐ là một nghệ thuật, bởi lẽ kết quả và hiệu quả của quản lý còn phụ thuộc vào các yếu tố tài năng, nhân cách, cách tiếp cận của người lãnh đạo, người quản lý; nghệ thuật sử dụng các công cụ và phương pháp quản lý, nghệ thuật truyền thông vận động tác động vào tư tưởng, tình cảm con người… - Quản lý DS-KHHGĐ đòi hỏi tiếp cận theo kinh nghiệm. Trên thực tế, một số bài học kinh nghiệm trong quản lý DS-KHHGĐ tại Indonesia, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc... như chính sách dân số khi đã đạt mức sinh thay thế, chính sách an sinh xã hội đối với người già khi đất nước đang trong giai đoạn già hóa dân số, điều chỉnh giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số thông qua chương trình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, khám sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh…hay các bài học kinh nghiệm thực tiễn của các nước trong khu vực về quản lý DS-KHHGĐ, xây dựng chính sách DS-KHHGĐ, huy động các tổ chức xã hội tham gia thực hiện công tác DS-KHHGĐ, cung cấp dich vụ DS-KHHGĐ đã được nghiên cứu và học tập. Thực tiễn quản lý DS-KHHGĐ theo CTMT ở các cấp đã cho chúng ta thấy có nhiều mô hình quản lý tốt, huy động được các lực lượng xã hội tham gia có hiệu quả vào chương trình DS-KHHGĐ như: Xây dựng các mô hình truyền thông DS- KHHGĐ, kinh nghiệm xây dựng mô hình tổ chức làm công tác DS-KHHGĐ ở cơ sở, kinh nghiệm nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ.... Những kinh nghiệm được đúc kết chính là những bài học hữu ích cho những cơ sở có cùng chung một bối cảnh xem xét để vận dụng. Cách tiếp cận này cũng sẽ hữu ích cho việc thực hiện quản lý ở các cấp nếu chúng ta chú trọng việc tìm kiếm những nguyên nhân thất bại trong quản lý công tác DS-KHHGĐ ở một tiểu chương trình nào đó hoặc ở một đơn vị cụ thể, trên cơ sở đó để tìm cách khắc phục nhằm đưa ra các bài học kinh nghiệm để tránh mắc phải sai lầm tương tự trong tương lai để quản lý được tốt hơn. - QLNN về DS-KHHGĐ theo CTMT quốc gia: Công tác DS-KHHGĐ được quản lý và tổ chức thực hiện theo CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ từ năm 1991 với các mục tiêu được lựa chọn phù hợp với từng giai đoạn triển khai chính sách và chiến lược DS-KHHGĐ. III. NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH 1. Khái niệm về nguyên tắc quản lý Các nguyên tắc quản lý nhà nước là các quy tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan quản lý Nhà nước phải tuân thủ trong quá trình quản lý. Luật Đầu tư công (số: 49/2014/QH13, ngày 18 tháng 06 năm 2014) quy định nguyên tắc quản lý đầu tư công như sau: - Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công. - Phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH, kế hoạch phát triển KT-XH 05 năm của đất nước, quy hoạch phát triển KT-XH và quy hoạch phát triển ngành. - Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan QLNN, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công. 11
  13. - Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí. - Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công. - Khuyến khích tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư hoặc đầu tư theo hình thức đối tác công tư vào dự án kết cấu hạ tầng KT-XH và cung cấp dịch vụ công. 2. Nguyên tắc quản lý nhà nước về dân số-kế hoạch hóa gia đình - Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo điều điều hành chỉ đạo thực hiện của Chính phủ đối với công tác DS-KHHGĐ. - Tôn trọng quy luật khách quan liên quan đến quá trình dân số. - Nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn QLNN về DS-KHHGĐ của các cấp; kết hợp chặt chẽ quản lý theo ngành, quản lý theo lãnh thổ, phát huy đầy đủ quyền chủ động của các địa phương và tạo điều kiện để người dân tham gia quá trình xây dựng chính sách, pháp luật. - Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả với nguồn lực nhất định (nhân lực, vật lực, tài lực và thời gian). - Nguyên tắc kết hợp hài hoà các lợi ích của các cá nhân, xã hội và Nhà nước nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy thực hiện công tác DS-KHHGĐ. - Đảm bảo nhân quyền, “đảm bảo việc chủ động, tự nguyện và bình đẳng của mỗi cá nhân, gia đình trong kiểm soát sinh sản, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, lựa chọn nơi cư trú và thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số” 1 . IV. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH 1. Chức năng quản lý nhà nước về dân số-kế hoạch hóa gia đình 1.1 Khái niệm Theo tài liệu QLNN về DS-KHHGĐ (dùng cho chương trình bồi dưỡng kiến thức cơ bản về DS-KHHGĐ), Chức năng quản lý là hình thức biểu hiện sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý, là tập hợp những nhiệm vụ khác nhau mà chủ thể quản lý phải tiến hành trong quá trình quản lý. Chức năng quản lý là những hoạt động quản lý đặc biệt, biểu hiện phương hướng tác động hoặc giai đoạn tiến hành quản lý. Chức năng QLNN về DS-KHHGĐ là tập hợp những nhiệm vụ quản lý nhà nước khác nhau, mang tính độc lập tương đối, được hình thành trong quá trình chuyên môn hoá hoạt động QLNN mà các cơ quan nhà nước phải thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu về DS-KHHGĐ đã đề ra. Quyết định 17/2013/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng QLNN về DS-KHHGĐ của Tổng cục DS-KHHGĐ như sau: “Tổng cục DS-KHHGĐ là tổ chức thuộc Bộ Y tế, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về DS- KHHGĐ trong phạm vi cả nước, bao gồm các lĩnh vực: Quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số; tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công về DS-KHHGĐ theo quy định của pháp luật”. 1 Pháp lệnh dân số, khoản 2, điều 2. 12
  14. 1.3. Các chức năng quản lý - Chức năng hoạch định bao gồm việc hoạch định, định hướng, dự báo các biến động, ổn định và đổi mới quản lý DS-KHHGĐ. Việc hoạch định bao gồm cả xây dựng pháp luật, chính sách dân số, chiến lược dân số, các chương trình DS-KHHGĐ, kế hoạch công tác DS-KHHGĐ ngắn hạn và dài hạn. - Chức năng tổ chức nhằm hình thành cơ cấu tổ chức quản lý, bảo đảm tính tối ưu của mô hình tổ chức của các cấp quản lý, bảo đảm sự phối hợp hài hòa trong các khâu quản lý và thực hiện tốt các mối quan hệ trong hệ thống tổ chức. - Chức năng lãnh đạo điều hành thể hiện quá trình chủ thể quản lý sử dụng quyền lực quản lý để chỉ đạo, ra quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch; chức năng điều hành còn thể hiện rõ sự uỷ quyền của người lãnh đạo cấp trên đối với cán bộ quản lý dưới quyền trong việc ra quyết định và điều hành công tác quản lý. - Chức năng kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện những sai sót, các ách tắc của quá trình thực hiện công tác để có giải pháp sử lý, đồng thời tìm kiếm cơ hội để thúc đẩy việc đạt mục tiêu đã đặt ra; kiểm tra nhằm ngăn chặn các sai phạm có thể xảy ra trong quá trình quản lý, kiểm tra còn là nhu cầu nhằm hoàn thiện các quyết định quản lý trên các lĩnh vực của hệ thống. - Chức năng đánh giá nhằm xem xét mức độ đạt được của các mục tiêu, rút ra các bài học kinh nghiệm về nguyên nhân thành công hay thất bại, trên cơ sở đó góp phần cải tiến các khâu trong quá trình quản lý trong tương lai. 2. Nhiệm vụ quản lý nhà nước về dân số-kế hoạch hóa gia đình Pháp lệnh Dân số do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua, ban hành năm 2003, quy định nội dung QLNN về dân số gồm: - Xây dựng, tổ chức và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, chương trình, kế hoạch và các biện pháp thực hiện công tác dân số. - Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về dân số; - Tổ chức, phối hợp thực hiện công tác dân số giữa cơ quan nhà nước, đoàn thể nhân dân và các tổ chức, cá nhân tham gia công tác dân số. - Quản lý, hướng dẫn nghiệp vụ về tổ chức bộ máy và cán bộ QLNN về dân số. - Tổ chức, quản lý công tác thu thập, xử lý khai thác, lưu trữ thông tin, số liệu về dân số công tác đăng ký dân số và hệ cơ sỏ dữ liệu quốc gia về dân cư; tổng điều tra dân số định kỳ. - Tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức làm công tác dân số. - Tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực dân số. - Tổ chức, quản lý và thực hiện tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về dân số. - Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực dân số; - Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xủ lý vi phạm pháp luật về dân số. Việc thực hiện đầy đủ các nội dung trên là nhiệm vụ của nhiều cơ quan QLNN. Trên cơ sở những nội dung QLNN về dân số mà Pháp lệnh Dân số đã nêu trên, các nhiệm vụ QLNN về DS-KHHGĐ mà Tổng cục DS-KHHGĐ được giao liên quan tới các lĩnh vực quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số (Quyết định 17/2013/QĐ-TTg ngày 13
  15. 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục DS-KHHGĐ thuộc Bộ Y tế). V. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH THEO CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH 1. Khái niệm về chương trình mục tiêu quốc gia Theo Luật Đầu tư công; Chương trình mục tiêu: Là chương trình đầu tư công nhằm thực hiện một hoặc một số mục tiêu trong từng ngành, ở một số vùng lãnh thổ trong từng giai đoạn cụ thể. Chương trình mục tiêu quốc gia: Là chương trình đầu tư công nhằm thực hiện các mục tiêu KT-XH của từng giai đoạn cụ thể trong phạm vi cả nước. Một CTMT Quốc gia gồm các dự án có liên quan với nhau để thực hiện các mục tiêu cụ thể của chương trình. 2. Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ năm 2011 và các giai đoạn kế tiếp CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ được thực hiện trong các giai đoạn bao gồm các chương trình trong nước với các dự án thành phần và chương trình hỗ trợ, các dự án độc lập. CTMT quốc gia DS-KHHGĐ được bắt đầu từ giai đoạn 1991-1995. 2.1 Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ năm 2011 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 2331/QĐ-TTg ngày 20/12/2010 gồm 04 dự án và 01 đề án là: - Dự án Truyền thông chuyển đổi hành vi. - Dự án Bảo đảm hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ. - Dự án nâng cao chất lượng giống nòi. - Dự án Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện chương trình. - Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển. 2.2. CTMT Quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2012-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011, gồm 04 dự án và 01 đề án là: - Dự án Bảo đảm hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ. - Dự án tầm soát các dị dạng, bệnh, tật bẩm sinh và kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh. - Dự án Nâng cao năng lực, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình. - Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển. * Chương trình hỗ trợ: Chương trình UNFPA chu kỳ VII. * Các dự án độc lập: Dự án Tăng cường năng lực cho Uỷ ban DSGĐTE (Tổng cục DS-KHHGĐ) và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện giai đoạn 2 của Chiến lược dân số Việt nam (VNM7PG0009-UNFPA); Dự án Phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên (ADB); Dự án Chăm sóc và phát triển trẻ thơ tại cộng đồng (ADB) và các dự án khác. VI. TỔ CHỨC BỘ MÁY LÀM CÔNG TÁC DÂN SỐ-KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH 1. Tổ chức bộ máy làm công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình 1.1 Mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ ở Việt Nam 14
  16. a) Giai đoạn 1961-1970 Ban vận động SĐKH được hình thành do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Y tế là Phó Trưởng ban, Thứ trưởng Bộ Y tế là Tổng thư ký, cơ quan trường trực được giao là Bộ Y tế với chức năng nhiệm vụ hướng dẫn SĐKH. Tại các tỉnh/Tp thành lập các Trạm BVBMTE thực hiện các hoạt động SĐKH. b) Giai đoạn 1970-1974 Ngày 13/5/1970, nhằm đẩy mạnh hơn cuộc vận động SĐKH, Hội đồng Chính phủ đã ban hành quyết định số 94/CP về cuộc vận động SĐKH, chuyển giao công tác này từ Bộ Y tế cho một cơ quan mới được thành lập là Uỷ ban BVBMTE, là cơ quan thuộc Chính phủ, có tổ chức bộ máy được hình thành từ Trung ương đến cấp huyện, thực hiện công tác tuyên truyền vận động và đảm nhiệm toàn bộ các dịch vụ KHHGĐ. Trạm BVBMTE và SĐKH ở cấp tỉnh/TP, đội SĐKH ở cấp huyện được thành lập để thực hiện nhiệm vụ đặt vòng tránh thai. Ủy ban BVBMTE giải thể vào năm 1974. Hệ thống quản lý công tác SĐKH lại được nhập vào Bộ Y tế. Việc nuôi dạy trẻ giao cho Bộ Giáo dục. c) Giai đoạn 1975-1990 - Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành quyết định số 58-HĐBT ngày 11/4/1984 về việc thành lập Uỷ ban Quốc gia DS-SĐKH, do một Phó Chủ tịch HĐBT là Chủ tịch Uỷ ban, Bộ trưởng Bộ Y tế là Phó Chủ tịch thường trực, các Phó Chủ tịch là Bộ trưởng Bộ Lao động, Bộ trưởng Bộ Giáo dục; Thứ trưởng Bộ Y tế là Tổng Thư ký; lãnh đạo các Bộ, ngành, đoàn thể là uỷ viên. Tại cấp tỉnh/TP thành lập Uỷ ban DS-SĐKH, cấp huyện và xã thành lập Ban vận động SĐKH. - Ngày 6/02/1985, Uỷ ban Quốc gia DS-SĐKH được đổi tên thành Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ (Quyết định số 38/HĐBT). Ở cấp tỉnh/TP và đặc khu trực thuộc Trung ương gọi là Uỷ ban DS-KHHGĐ. Ở cấp huyện, xã đổi tên là Ban vận động KHHGĐ. - 5 năm sau, Chủ tịch HĐBT ban hành Quyết định số 51/CT ngày 6/3/1989 về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ, thành lập bộ máy ở cấp huyện. thành lập các Ban chức năng của Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ. d) Giai đoạn 1991-2002 - Năm 1991, bộ máy chuyên trách DS-KHHGĐ được hình thành và tách khỏi Bộ Y tế. Nghị định 193/HĐBT ngày 19/6/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và chế độ làm việc của Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ được ban hành. Ở cấp tỉnh/TP, cấp huyện thành lập Uỷ ban DS-KHHGĐ trực thuộc UBND. Ở cấp xã, công tác DS-KHHGĐ là trách nhiệm của UBND, do một Phó chủ tịch phụ trách và sử dụng các bộ phận chuyên môn giúp việc, chưa có cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ cấp xã. - Ngày 21/6/1993 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 42/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và lề lối làm việc của Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ. Thông tư 31/TTLB ngày 10/11/1993 của Liên bộ Uỷ ban Quốc gia DS- KHHGĐ và Ban Tổ chức Cán bộ của Chính phủ, đã qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban DS-KHHGĐ ở địa phương. (cấp tỉnh/TP, cấp huyện và Ban DS-KHHGĐ cấp xã). 15
  17. Uỷ ban DS-KHHGĐ các cấp đã được củng cố với thành phần mở rộng gồm đại diện của nhiều ban, ngành và tổ chức xã hội. Cơ quan thường trực của Uỷ ban DS-KHHGĐ các cấp được củng cố. Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ của các bộ, ngành, đoàn thể lần lượt được thành lập, có bộ phận chuyên trách giúp việc. Cấp xã có một cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ được hưởng phụ cấp và đội ngũ CTV tự nguyện. - Năm 2001, Nghị định số 12/2001/NĐ-CP ngày 27/3/2001 của Chính phủ về việc tổ chức lại một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh/TP và UBND cấp huyện được ban hành, Uỷ ban DSGĐTE cấp tỉnh, huyện được thành lập trên cơ sở hợp nhất Uỷ ban DS-KHHGĐ và Uỷ ban BVCSTE cùng cấp. Ở cấp xã thành lập Ban DSGĐTE do Chủ tịch UBND cấp xã làm trưởng Ban, mỗi xã có 1 cán bộ chuyên trách. đ) Giai đoạn 2002 - 7/2007 - Thực hiện Nghị quyết số 02/2002/QH11 ngày 05/8/2002 của Quốc hội khoá XI quy định danh sách các Bộ và cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, Ủy ban DSGĐTE đã được thành lập trên cơ sở hợp nhất Ủy ban Quốc gia DS-KHHGĐ và Ủy ban BVCSTE Việt Nam. Nghị định số 94/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 11/11/2002 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban DSGĐTE. e) Giai đoạn từ 8/2007 đến nay - Căn cứ Nghị quyết số 01/2007/QH12 ngày 31/7/2007 của Quốc hội về cơ cấu tổ chức Chính phủ và số Phó thủ tướng Chính phủ khoá XII, ngày 8/8/2007, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 1001/QĐ-TTg về việc giải thể Ủy ban DSGĐTE, chuyển các chức năng của Ủy ban này sang các bộ có liên quan thực hiện. Theo đó, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về dân số được giao cho Bộ Y tế. Nghị định số 188/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 27/12/2007 quy định rõ Tổng cục DS-KHHGĐ thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế. Ngày 29/1/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 18/2008/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục DS-KHHGĐ. Tổng cục DS-KHHGĐ có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế QLNN về DS-KHHGĐ, bao gồm lĩnh vực: quy mô dân số, cơ cấu dân số và chất lượng dân số; chỉ đạo các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về DS- KHHGĐ trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật. Ở địa phương, thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh/TP và Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, Uỷ ban DSGĐTE các tỉnh/TP và Uỷ ban DSGĐTE cấp huyện đã giải thể, chuyển các chức năng của Uỷ ban này sang các Sở liên quan thực hiện, chức năng QLNN về DS-KHHGĐ của Uỷ ban DSGĐTE được chuyển giao sang Sở Y tế. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy DS- KHHGĐ ở địa phương được thực hiện theo Thông tư số 03/2008/TTLT-BYT-BNV ngày 25/4/2008 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế, Phòng Y tế thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Thông tư số 05/2008/TT-BYT ngày 14/5/2008 của Bộ Y tế về hướng dẫn chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy DS-KHHGĐ ở địa phương: - Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh là tổ chức thuộc Sở Y tế, thực hiện chức năng tham mưu giúp Giám đốc Sở Y tế QLNN về DS-KHHGĐ, bao gồm các lĩnh vực: quy 16
  18. mô dân số, cơ cấu dân số, chất lượng dân số; chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ về DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh. - Trung tâm DS-KHHGĐ huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục DS- KHHGĐ đặt tại huyện, có chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kĩ thuật, truyền thông giáo dục về DS-KHHGĐ trên địa bàn huyện. Phòng Y tế có chức năng tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện thực hiện chức năng QLNN về DS-KHHGĐ - Cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ ở cấp xã + Cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ cấp xã: Là viên chức của Trạm Y tế xã, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Trạm trưởng trạm Y tế xã, chịu sự quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Trung tâm DS-KHHGĐ huyện. + Cộng tác viên DS-KHHGĐ thôn/bản có trách nhiệm cùng cán bộ y tế thôn/ bản tuyên truyền, vận động về DS-KHHGĐ, vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu. Các cấp ở điạ phương đều thành lập Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ, Trưởng Ban là Lãnh đạo UBND cùng cấp, Phó Ban là Lãnh đạo cơ quan Y tế và DS- KHHGĐ, các thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn liên quan, các tổ chức chính trị-xã hội cùng cấp. g) Thực tiễn ở địa phương cho thấy mô hình tổ chức làm công tác DS- KHHGĐ ở cơ sở (tính đến 6 tháng đầu năm 2014) như sau: * Ở cấp huyện: có 04 mô hình - Trung tâm DS-KHHGĐ huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục DS- KHHGĐ đặt tại huyện. Lợi thế của mô hình: + Trung tâm DS-KHHGĐ nhận được sự hỗ trợ trực tiếp, thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ từ Chi cục DS-KHHGĐ và Sở Y tế. + Dễ dàng hơn trong việc phối kết hợp hoạt động với các đơn vị Y tế trên địa bàn, nhất là trong các chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ DS- SKSS/KHHGĐ. + Tuyển dụng nhân lực cho Trung tâm DS-KHHGĐ và cán bộ DS-KHHGĐ xã được thực hiện bám sát tiêu chí của Ngành. + Hoạt động đào tạo liên tục nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ DS- KHHGĐ cấp huyện, xã sẽ được tiến hành thường xuyên hơn, đồng bộ hơn… Khó khăn, bất cập của mô hình: + Tham mưu về chương trình DS-KHHGĐ cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương không được thực hiện trực tiếp mà phải thông qua các cơ quan trung gian khác, hiệu quả tham mưu thấp. + Hạn chế việc lồng ghép các lĩnh vực DS-KHHGĐ trong các chương trình phát triển KT-XH của địa phương. + Khó khăn trong tạo dựng sự cam kết chính trị trên địa bàn. + Khó khăn trong phối hợp liên ngành, khó khăn trong huy động nguồn lực của địa phương cho các hoạt động về DS-KHHGĐ và để cải thiện điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị để duy trì và mở rộng hoạt động của Trung tâm. + Chồng chéo, thiếu đồng bộ trong quản lý nhân lực của Trung tâm. - Trung tâm DS-KHHGĐ huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện Lợi thế của mô hình: 17
  19. + Có điều kiện cùng làm việc, sinh hoạt với các đơn vị khác trong huyện sẽ nắm vững hơn, am hiểu hơn về các đặc thù của huyện và sẽ tham mưu giúp UBND huyện những giải pháp sát thực hơn, khả thi hơn, hiệu quả hơn. + Trung tâm DS-KHHGĐ được gắn kết trực tiếp và quan hệ mật thiết hơn với lãnh đạo UBND huyện, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện; nhờ vậy sẽ thuận lợi hơn trong việc thực hiện vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương. + Các hoạt động về DS-KHHGĐ trên địa bàn trở thành trách nhiệm của cả hệ thống chính trị ở địa phương. + Cam kết chính trị của các cấp ủy Đảng, chính quyền cấp huyện với công tác DS-KHHGĐ sẽ được tăng cường. + Thuận lợi cho việc lồng ghép công tác DS-KHHGĐ trong kế hoạch hóa phát triển KT-XH trên địa bàn. + Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí phí sẽ được cải thiện hơn từ nguồn lực đầu tư của UBND huyện. Khó khăn, bất cập của mô hình: + Tuyển chọn nhân lực cho Trung tâm DS-KHHGĐ và cán bộ DS-KHHGĐ xã do UBND huyện thực hiện có thể sẽ không tuân thủ theo đúng các tiêu chuẩn của Ngành. + Hoạt động đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ DS- KHHGĐ cấp huyện, cấp xã có thể sẽ bị ảnh hưởng do không được thực hiện thường xuyên và đồng bộ. + Hiệu lực chỉ đạo của Sở Y tế & Chi cục DS-KHHGĐ đối với Trung tâm DS- KHHGĐ về phối hợp với địa phương thực hiện nhiệm vụ có thể không kịp thời. - Phòng y tế bố trí nhóm công chức làm công tác DS-KHHGĐ. Với mô hình này, không có đơn vị sự nghiệp DS-KHHGĐ. - Sáp nhập Trung tâm DS-KHHGĐ vào Trung tâm Y tế huyện Lợi thế của mô hình: + Giảm bớt đầu mối các đơn vị y tế tuyến huyện. + Tập trung, quy tụ các nhiệm vụ chuyên môn y tế về một đầu mối. Khó khăn, bất cập của mô hình: + Chuyên môn hóa y tế đối với các hoạt động của chương trình DS-KHHGĐ. + Khoa/Phòng Dân số trong Trung tâm Y tế huyện sẽ không có tư cách pháp nhân để phát huy được vai trò tham mưu về DS-KHHGĐ cho UBND huyện. + Thiếu đầu mối chuyên trách để hoạt động có hiệu quả nguồn lực của TW, địa phương và nguồn viện trợ cho chương trình DS-KHHGĐ trên địa bàn. Ở cấp xã: Hiện nay đang có những mô hình như sau: - Cán bộ DS-KHHGĐ xã là viên chức của Trạm Y tế xã. - Cán bộ DS-KHHGĐ xã là viên chức thuộc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện biệt phái về làm việc tại Trạm Y tế xã. - Cán bộ DS-KHHGĐ xã là viên chức thuộc đơn vị sự nghiệp Y tế huyện. - Cán bộ DS-KHHGĐ xã là cán bộ không chuyên trách UBND xã, được hưởng chế độ phụ cấp hàng tháng theo chế độ của cán bộ không chuyên trách cấp xã quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã 18
  20. - Cán bộ DS-KHHGĐ xã là cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ ở xã, được hưởng phụ cấp hàng tháng theo Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BTC-BYT ngày 20/3/2013 của Bộ Tài chính và Bộ Y tế quy định quản lý và sử dụng kinh phí CTMT quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2012-2015. 2. Công chức, viên chức dân số-kế hoạch hóa gia đình 2.1 Công chức, viên chức 2.1.1 Công chức Luật cán bộ, công chức số 22/2002/QH12 được ban hành ngày 13/11/2008 và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2010. Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 quy định những người là công chức. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Những người là công chức ở cấp huyện: a) Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong văn phòng Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân. c) Người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân. Công chức trong đơn vi ̣ sự nghiêp̣ đươ ̣c xác đinh ̣ theo cấ p quản lý: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập được ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thuộc: Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. 2.1.2. Viên chức Luật Viên chức số 58/2010/QH12 do Quốc hội khóa 12 ban hành. Luật có hiệu lực thi hành từ 01/01/2010. Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Viên chức quản lý là người được bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý có thời hạn, chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện một hoặc một số công việc trong đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không phải là công chức và được hưởng phụ cấp chức vụ quản lý. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2