intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu Quy trình kỹ thuật chăm sóc cây mai vàng Yên Tử

Chia sẻ: K Loi Ro Ong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

175
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu giới thiệu chung về cây mai vàng Yên Tử, một số yêu cầu về điều kiện đất, nước, thời vụ trồng mai, kỹ thuật trồng mai vàng Yên Tử, cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu Quy trình kỹ thuật chăm sóc cây mai vàng Yên Tử

UBND THÀNH PHỐ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH ************** QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY MAI VÀNG YÊN TỬ Uông Bí, tháng 9/2013 PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG 1. Căn cứ xây dựng Qui trình kĩ thuật: Quyết định số 273/QĐ-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành Chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015; Quyết định số 797/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt bổ sung danh mục sản phẩm nông nghiệp xây dựng thương hiệu thuộc ‘Chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2015’; Quyết định số 2919/QĐ- UBND ngày 08 tháng 11 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Dự án ‘Xây dựng, quản lý và phát triển Chỉ dẫn địa lý Mai vàng Yên Tử cho sản phẩm mai vàng của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh; Kết quả thực hiện Đề tài ‘Nghiên cứu bảo tồn, lưu giữ và phát triển giống hoa mai vàng Yên Tử’ năm 2010 do Viện Nghiên cứu Rau quả thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam thực hiện; Kết quả khảo sát thực trạng nhân giống, trồng, chăm sóc và điều tiết nở hoa được thực hiện tại các xã, phường của thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh; Kết quả hội thảo góp ý, hoàn thiện qui trình kĩ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc và điều tiết nở hoa được thực hiện tại thành phố Uông Bí ngày 27 tháng 7 năm 2012; Công văn số 1920/NN&PTNT ngày 24 tháng 9 năm 2013, của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh xác nhận Quy trình kỹ thuật tạm thời trồng cây Mai Vàng Yên Tử. Theo đó, Quy trình kĩ thuật này được tạm thời ứng dụng để phát triển Chỉ dẫn địa lý ‘Mai Vàng Yên Tử” trên địa bàn thành phố Uông Bí và hàng năm cần tổng kết, chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện. 2. Phạm vi áp dụng: Kỹ thuật chăm sóc cây Mai Vàng Yên Tử được áp dụng cho cây mai vàng trồng tại các xã, phường nằm trong vùng chỉ dẫn địa lý bao gồm: xã Thượng Yên Công, phường Bắc Sơn, phường Vàng Danh, phường Phương Đông, phường Thanh Sơn và 1 phường Quang Trung thuộc địa phận Thành phố Uông Bí và xã Bình Khê và xã Tràng Lương thuộc địa phận huyện Đông Triều. 3. Đối tượng áp dụng: Đối tượng áp dụng là các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trồng Mai Vàng Yên Tử tại các khu vực tương ứng với chỉ dẫn địa lý ‘Mai Vàng Yên Tử”. PHẦN II. GIỚI THIỆU 1. Giới thiệu chung về cây mai vàng Yên Tử Cây hoa mai vàng Yên Tử có từ lâu đời ở vùng núi Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh) và được các chuyên gia Viện nghiên cứu Rau quả, nghiên cứu từ năm 2007. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cây mai vàng Yên Tử có các đặc điểm khác với mai vàng miền Nam ở các đặc tính: Búp và lá non màu xanh non, mọc chụm đầu cành, sau chuyển sang màu xanh đậm, có nhiều nụ hoa, được sắp vào trong 1 cụm hoa. Khi đến độ tuổi thành thục, cụm hoa bung ra, bên trong có rất nhiều nụ hoa. Các cụm hoa phân bố ở đỉnh cành, ở các nách của lá trên cành và cả từ mầm ngủ trên thân, nên trên cây có rất nhiều cụm hoa, hoa nở thành từng chùm, cả chùm hoa tạo thành 1 hình cầu, có đường kính 15-20cm, hoa có 5 cánh, cánh hoa màu vàng chanh tươi, hình dẻ quạt, viền cánh hoa lượn sóng và xếp thưa, tách rời nhau; hoa có mùi thơm dịu nhẹ, dễ chịu, đài hoa xanh, sau chuyển sang màu đỏ, quả màu xanh, khi chín chuyển sang màu tím đen, trông rất đẹp mắt, vì vậy cây mai không chỉ đẹp khi hoa nở mà còn đẹp cả khi hoa tàn, quả hình thành và chín. 2. Một số yêu cầu về điều kiện đất, nước, thời vụ trồng mai. 2.1. Yêu cầu về đất: Cây mai vàng Yên Tử không quá kén đất trồng. Các loại đất thịt, đất cát pha, sét pha, đất phù sa, đất đỏ bazan, thậm chí đất có lẫn đá sỏi... vẫn trồng mai được. Cây mai không sinh trưởng được trên vùng đất bị úng, đất thường xuyên bị ngập lụt, vì rễ cái của mai rất dài nên nước ngập lâu ngày rễ sẽ bị thối khiến cây bị úa héo và chết dần. Ở những vùng đất tơi xốp, thoát nước tốt, mai vàng sinh trưởng mạnh hơn những vùng đất chặt, bí, có mực nước ngầm cao. 2 2.2. Yêu cầu về nước: Nước sử dụng để tưới là nước sạch, không bị nhiễm bẩn hay nhiễm độc; Nước có thể được lấy từ các nguồn cơ động như sông, suối, ao, hồ, giếng.. (những nguồn nước này không bị ô nhiễm); Nước có nồng độ pH = 7- 7,2 (trung tính), không bị nhiễm chua, mặn; Những vùng có lượng mưa TB/năm đạt 1.500-2.000mm thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây mai. 2.3. Yêu cầu về nhiệt độ, thời vụ: Nhiệt độ thích hợp cho cây mai sinh trưởng từ 22-300C, ở nhiệt độ 370C, cây dễ bị cháy lá, sinh trưởng phát triển chậm, nhiệt độ <100 C, cây gần như ngừng sinh trưởng; Mai vàng Yên tử có thể trồng quanh năm, nhưng thời điểm tốt nhất để trồng là mùa xuân, từ tháng giêng đến tháng 3 âm lịch. Thời gian này nhiệt độ vùng Yên Tử đã ấm lên, bắt đầu có mưa phùn, rất thích hợp cho sự phát triển của cây mai vàng. PHẦN III. KỸ THUẬT TRỒNG MAI VÀNG YÊN TỬ 1. Kỹ thuật trồng mai vàng Yên Tử Quy trình trồng cây mai vàng Yên Tử bao gồm 4 bước, cụ thể sau: Bước 1: Chọn cây đem trồng Có thể sử dụng 3 loại cây sau đây để trồng: 1, Cây giống nhân bằng phương pháp gieo hạt 12 tháng tuổi: Loại cây này phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau: (i) Cây gieo hạt được 1 năm tuổi; (ii) Có chiều cao từ 40-60cm; (iii) Đường kính thân 0,3-0,5 cm; (iv) Cây khỏe mạnh, không có biểu hiện sâu bệnh. 2, Cây nhân giống bằng phương pháp ghép 6 tháng tuối (cây con), loại cây này phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau: (i) Mắt (cành) ghép là mai vàng Yên Tử thuần chủng; 3 (ii) Phần ghép và gốc ghép đã liền sẹo, phát triển tốt; (iii) Cây khỏe mạnh, không có biểu hiện sâu bệnh; (iv) Chiều cao cành ghép > 30cm, lá chuyển sang bánh tẻ. Tốt nhất là sử dụng cây giống được trồng trong túi bầu ni lon để tránh đứt rễ. 3, Cây nhân giống bằng phương pháp ghép 24 tháng tuổi (cây to), loại cây này phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau: (i) Mắt (cành) ghép là mai vàng Yên Tử thuần chủng; (ii) Đường kính gốc từ 1,5 – 2,0 cm; (iii) Cây đã phân cành, trên 1 cây có trên 3 cành; (iv) Cây có khả năng cho hoa ổn định; (v) Cây khỏe mạnh, không có biểu hiện sâu bệnh. Bước 2: Chuẩn bị trước khi trồng B2.1.Chuẩn bị đất (trong trường hợp trồng trực tiếp vào đất): Đối với cây giống nhân bằng phương pháp gieo hạt 12 tháng tuổi và cây nhân giống bằng phương pháp ghép 6 tháng tuổi:  Lên luống rộng 1,5 m, chiều cao luống 30cm, rãnh luống rộng 50cm;  Trên luống đào hố 30 x 30 x 30cm;  Khoảng cách trồng 1,5m x 1m 1,0 m, (tương đương mật độ 6.000 cây/ha). Đối với cây nhân giống bằng phương pháp ghép 24 tháng tuổi:  Lên luống rộng 1,5 m, chiều cao luống 30cm, rãnh luống rộng 50cm;  Trên luống đào hố 50 x 50 x 50cm;  Khoảng cách trồng 1,5m x 1,5 m (tương đương 4.000 cây/ha);  Nếu là đất thịt nặng, trộn thêm các loại tro, vỏ trấu, vỏ lạc (xỉ than) để nâng cao độ tơi xốp của đất;  Cho phân chuồng và NPK tổng hợp xuống 2/3 hố. Với hố trồng cây 6 tháng tuổi, bón 2kg phân chuồng hoai mục + 0,1kg NPK tổng hợp. Với hố trồng cây to (2 năm tuổi), lượng phân bón lót tăng gấp 2 lần so với cây nhỏ;  Chuẩn bị cọc tre để sau khi trồng giữ cây không bị lay, đổ. 4

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2