intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TÀI LIỆU TẬP HUẤN LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

626
lượt xem
154
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoàn thành chủ đề này, học viên có đủ khả năng:Xác định tầm quan trọng của một kế hoạch kinh doanh. Định nghĩa một kế hoạch kinh doanh cho trang trại.Tập huấn và đưa ra lời khuyên cho những người khác về tầm quan trọng của một kế hoạch kinh doanh và xác định những khác biệt giữa kế hoạch KDNN và những kế hoạch khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TÀI LIỆU TẬP HUẤN LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP

  1. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP CHƯƠNG TRÌNH CARD TRƯỜNG ĐH KINH TẾ HUẾ TÀI LIỆU TẬP HUẤN LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP 1
  2. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP NỘI DUNG CHỦ ĐỂ NỘI DUNG 1.1. Một kế hoạch kinh doanh là gì? Chủ đề 1. 1.2. Sự khác biệt giữa kế hoạch kinh doanh và những kế hoạch Khái niệm kế hoạch khác 1.3. Tại sao chúng ta lại phải lập kế hoạch kinh doanh? 2.1. Nhu cầu thị trường Chủ đề 2. 2.2. Các nguồn lực nông trại Cơ sở để xây dựng một kế 2.3. Những thông số kĩ thuật của các hoạt động trang trại hoạch kinh doanh 2.4. Những thông số kinh tế của các hoạt động trang trại 3.1. Những nội dung căn bản Chủ đề 3. 3.2. Kế hoạch kinh doanh của hoạt động trồng trọt Những nội dung của một 3.3. Kế hoạch kinh doanh của hoạt động chăn nuôi kế hoạch kinh doanh 3.4. Kế hoạch kinh doanh của họat động dịch vụ 3.5. Lập kế hoạch toàn trang trại 4.1. Mục tiêu của toàn bộ trang trại, của hoạt động kinh doanh Chủ đề 4. và của nông hộ Các bước lập kế hoạch 4.2. Xác định những hoạt động kinh doanh đang và sẽ tiến hành kinh doanh (vật nuôi/trồng trọt/dịch vụ) và phân tích thị trường (chủ đề 3) 4.3. Phân tích các nguồn lực trang trại (chủ đề 2) 4.4. Những yêu cầu/thông số kĩ thuật (các nghiên cứu trường hợp) 4.5. Tính toán chi phí, kết quả và hiệu quả kinh tế của mỗi hoạt động (lập ngân sách nguồn tiền theo thời vụ và dài hạn) (các nghiên cứu trường hợp) 4.6. Kế hoạch tài chính cho toàn nông trại (chủ đề 5) 4.7. Phân tích SWOT 4.8. Lập kế hoạch 5.1. Thế nào là một kế hoạch tài chính? Lí do tại sao chúng ta Chủ đề 5. cần lập kế hoạch tài chính? Lập kế hoạch tài chính cho 5.2. Những nội dung căn bản của một kế hoạch tài chính toàn nông trại 5.3. Các bước lập kế hoạch tài chính 2
  3. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP MỤC LỤC TÀI LIỆU TẬP HUẤN ................................................................................................................ 1 CHỦ ĐỀ 1: KHÁI NIỆM KẾ HOẠCH KINH DOANH ................................................................. 4 CHỦ ĐỀ 2: CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ........................ 7 CHỦ ĐỀ 3: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CUẢ KẾ HOẠCH KDNN........................................ 15 CHỦ ĐỂ 4: CÁC BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH KDNN TRANG TRẠI ............................................ 26 CHỦ ĐỀ 5: LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH TOÀN TRANG TRẠI............................................. 46 3
  4. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP CHỦ ĐỀ 1: KHÁI NIỆM KẾ HOẠCH KINH DOANH A. Mục tiêu Hoàn thành chủ đề này, học viên có đủ khả năng: • Xác định tầm quan trọng của một kế hoạch kinh doanh • Định nghĩa một kế hoạch kinh doanh cho trang trại • Tập huấn và đưa ra lời khuyên cho những người khác về tầm quan trọng của một kế hoạch kinh doanh và xác định những khác biệt giữa kế hoạch KDNN và những kế hoạch khác. B Kiến thức truyền đạt 1.1. Thế nào là một kế hoạch kinh doanh cho một hoạt động kinh doanh Cán bộ hướng dẫn sẽ yêu cầu học viên và đặt câu hỏi và trả lời • Một kế hoạch kinh doanh nông nghiệp là gì? • Những kiểu kế hoạch kinh doanh một nông trại có thể có là gì? Cán bộ hướng dẫn sẽ giải thích cho học viên: • Nói chung kế hoạch kinh doanh nông nghiệp trang trại có liên quan đến tương lai của nông trại • Việc lập một kế hoạch kinh doanh nông nghiệp của một trang trại là một dự án xem xét tất cả những yếu tố hợp lý bao gồm những hoạt động, những nguồn lực cần thiết và kết quả của mỗi hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu KDNN của trang trại. • Một kế hoạch kinh doanh nông nghiệp trang trại hay sẽ bao gồm một kế hoạch rõ ràng để đảm bảo sự thành công lâu dài của việc kinh doanh trong tương lai. 1.2. Sự khác biệt giữa kế hoạch kinh doanh nông nghiệp và những kế hoạch khác Bài tập 1: Nhiệm vụ của cán bộ hướng dẫn: • Phân chia học viên thành từng nhóm và yêu cầu học viên phân biệt kế hoạch kinh doanh nông nghiệp và những kế hoạch khác • Cán bộ hướng dẫn cũng nên liên hệ đến một số kế hoạch làm ví dụ cho học viên. Ví dụ kế hoạch tổ chức một buổi họp, kế hoạch mua vô tuyến cho gia đình, kế hoạch thăm viếng bà con ở nơi xa. • Nhận xét và đưa ra kết luận Nhiệm vụ của học viên: • Thảo luận theo nhóm để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt • Chọn lựa một báo cáo viên của nhóm để trình bày báo cáo Kế hoạch kinh doanh Những kế hoạch khác - - - - - - - - • Các nhóm báo cáo và thảo luận 4
  5. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP • Cán bộ hướng dẫn nên xem lại nội dung về kế hoạch kinh doanh trong chủ đề 3 để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa kế hoạch kinh doanh và những kế hoạch khác. 1.2. Tại sao chúng ta phải tiến hành lập kế hoạch KDNN trang trại? Một kế hoạch kinh doanh có thể trả lời được những câu hỏi sau: • Loại hình sản phẩm/dịch vụ mà anh/chị dự định sản xuất là gì? • Những mục tiêu kinh doanh của anh/chị là gì? • Thời điểm anh/chị bắt đầu và kết thúc việc kinh doanh của mình? • Những nguồn lực anh /chị đang sử dụng trong việc kinh doanh của mình như đất đai, lao động, vốn, thiết bị, nguồn cung cấp, v.v là gì? Và anh/chị có được chúng từ đâu? • Làm thế nào để những sản phẩm/dịch vụ đó được tiêu thụ tốt nhất? • Liệu kế hoạch kinh doanh có thể đạt được những mục tiêu đề ra không? (đạt được lợi nhuận cao nhất không?) • Những chi phí kinh doanh của anh/chị là gì? • Kết quả và hiệu quả kinh doanh? Cán bộ hướng dẫn sẽ giải thích cho học viên: Nhiều nông dân nhận thấy nhu cầu cải thiện năng suất hay tiến hành một hoạt động kinh doanh mới. Một kế hoạch kinh doanh tốt nên cụ thể cho từng nông trại. Nó mô tả tất cả từ những thứ nhỏ nhất như sổ ghi chép đến những thứ quan trọng như chi phí tiến hành sản xuất hàng năm của nông trại, lợi nhuận và tiêu thụ sản phẩm. Rõ ràng là những kết quả trang trại đạt được trong tương lai chính là hiệu quả của những quyết định trong hiện tại (lập kế hoạch kinh doanh nông nghiệp trang trại) Mặc dầu tỉ lệ ngẫu nhiên và không chắc chắn cao, nông dân có thể tăng khả năng thành công bằng cách lập kế hoạch trước. Điều này cũng đúng với những mặt khác của cuộc sống chúng ta, cả cá nhân lẫn chuyên môn. Đối với những cá nhân tiến hành kinh doanh riêng thì việc lập kế hoạch trở nên quan trọng hơn vì những khiá cạnh cá nhân cũng như chuyên môn trở nên khó khăn hơn để giải quyết. Việc lập kế hoạch kinh doanh nông nghiệp cũng trở nên quen thuộc đối với nông dân, cán bộ khuyến nông, chính quyền địa phương và những cá nhân có khả năng kinh doanh để lập một kế hoạch kinh doanh và có quyết định đúng đắn liên quan đến kinh doanh nông nghiệp của họ. Tuy nhiên, việc lập kế hoạch kinh doanh nông nghiệp mang lại nhiều lợi ích trực tiếp cho người nông dân. Ví dụ, nông dân có thể trở nên chủ động hơn về vốn, lợi dụng những thế mạnh, những cơ hội và đối mặt với những mối đe doạ, v.v. Tiến trình lập kế hoạch buộc người nông dân phải xem xét một cách có hệ thống tất cả những khía cạnh của việc kinh doanh của mình. Làm được điều đó, người nông dân sẽ trở nên hiểu biết hơn về kinh doanh nông nghiệp và môi trường (như môi trường kinh tế xã hội và môi trường tự nhiên) mà họ tiến hành hoạt động kinh doanh. Quy trình lập kế hoạch cũng giúp người nông dân định nghĩa được những mục tiêu và tiếp cận những ảnh hưởng của những yếu tố không chắc chắn đến những kết quả kinh doanh của họ trong tương lai. Việc hoàn thiện một kế hoạch kinh doanh có thể là một hoạt động mất nhiều thời gian nhưng xứng đáng với những nổ lực đã bỏ ra. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là một kế hoạch kinh doanh được thiết kế tốt sẽ cho thấy những định hướng tốt cho việc kinh doanh. Vì vậy nó cũng có thể được áp dụng để giữ cho những nguồn lực của trang trại có thể đạt được những mục tiêu lợi nhuận đã đề ra. Trong những hoạt động kinh doanh nông nghiệp, việc lập kế hoạch có thể còn cần thiết hơn bởi những rủi ro vốn có trong sản xuất nông nghiệp. Sau đây là một số rủi ro chính trong 5
  6. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Kinh doanh nông nghiệp trang trại: • Rủi ro trong sản xuất • Thiếu nguồn lực • Rủi ro thị trường • Rủi ro tài chính • Những thay đổi trong chương trình chính phủ... Những lí do tiến hành lập kế hoạch KDNN • Để tiếp cận hay không một hoạt động kinh doanh mới (hay việc cải thiện một hoạt động kinh doanh) có thể thành công. • Để có kế hoạch đạt được mục tiêu kinh doanh • Để xác định những thuận lợi và khó khăn đối với nông trại • Để giải quyết những hoạt động kinh doanh trang trại • Để giảm những ảnh hưởng của những yếu tố không thuận lợi đến nông trại của họ (ví dụ thị trường, các chính sách chính phủ) • Áp dụng cho những khoản vay/tín dụng. (Người cho vay vốn cần phải biết doanh thu mà trang trại có thể có và khả năng chi trả vốn vay) Cán bộ hướng dẫn sẽ ra bài tập cho học viên: Bài tập 2: Học viên sẽ phải liệt kê những mặt tích cực của việc có một kế hoạch kinh doanh cho trang trại của mình và những mặt tiêu cực nếu không có kế hoạch kinh doanh đó. Những mặt tích cực của việc có kế hoạch Những mặt tiêu cực khi không có kế hoạch kinh doanh cho nông trại kinh doanh cho nông trại - - - - - - - - - - 6
  7. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP CHỦ ĐỀ 2: CƠ SỞ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP A. Những mục tiêu của chủ đề tập huấn Hoàn thành chủ đề này, học viên có thể: • Định nghĩa cơ sở cho việc lập kế hoạch kinh doanh nông nghiệp • Phân tích cơ sở cho việc lập kế hoạch kinh doanh nông nghiệp • Tập huấn và tư vấn những đối tượng khác trong phân tích cơ sở cho việc lập kế hoạch kinh doanh nông nghiệp: những thuận lợi và khó khăn. B. Kiến thức truyền đạt 2.1. Nhu cầu của thị trường Cán bộ hướng dẫn sẽ nhắc cho học viên nhớ về nội dung phân tích thị trường trong bài giảng 3- Marketing và phân tích chuỗi cung. Cán bộ hướng dẫn giải thích cho học viên: Việc tìm kiếm thị trường cho sản phẩm và dịch vụ từ hoạt động KDNN ở Miền Trung, Việt Nam đang gặp phải những thách thức to lớn. Nền kinh tế địa phương đang còn nhiều hạn chế và việc tìm kiếm thị trường bên ngoài có thể là một cơ hội tốt cho những chủ trang trại. Việc xác định thị trường hay biết được có thị trường cho hàng hoá và dịch vụ KDNN là một trong những nền tảng quan trọng nhất. Thiếu cơ sở thông tin thị trường là một trong những lí do tại sao những chủ trang trại thường không thành công. Họ cần phải xác định được thị trường mục tiêu của mình và những yếu tố làm cho sản phẩm và dịch vụ của mình khác biệt và nổi bật. Họ cũng cần biết cách thức định vị họat động kinh doanh của mình trên thị trường và xác định xem thử liệu có chăng thị trường cho hàng hoá và dịch vụ của mình; và liệu sản phẩm, dịch vụ của mình có cạnh tranh và mang lại lợi nhuận hay không. Thị trường là nơi anh/chị thực hiện những kế hoạch và những mong muốn cho tương lai được vạch ra dựa trên những thông tin đã có trước đó. Ở đây, anh/chị nên mô tả những cơ hội thị trường mà anh chị có và cách thức hoạch định sao cho có thể tận dụng được những cơ hội này. Khi mô tả hoạt động kinh doanh, nên đưa vào càng nhiều thông tin anh/chị cho là cần thiết càng tốt để định nghĩa nông trại và thị trường. • Mô tả sản phẩm hay dịch vụ của anh/chị một cách cụ thể? • Sản lượng bán (đơn vị sản xuất) • Cách thức phân phối sản phẩm? • Đối thủ cạnh tranh? • Những cơ hội Marketing mới? • Giá cả phù hợp và cách thức quyết định giá cả (ví dụ thị trường tiền mặt, giá hợp đồng, giá sản xuất cộng với tiền lãi) • Điều gì tạo nên sự khác biệt giữa sản phẩm của anh/chị với những sản phâm của các đối thủ cạnh tranh? • Như thế nào là mức giá hợp lý? • Mô tả khách hàng: Ai là người tiêu thụ sản phẩm của anh/chị? Những đối tượng nào sẽ mua sản phẩm của anh/chị? • Giải quyết những vấn đề liên quan đến giá đầu vào và đầu ra? • Anh/chị có thể thực hiện thông qua hợp đồng để đưa ra một mức giá cố định? 7
  8. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP • Anh/chị có kí hợp đồng với người bán sĩ hay bán lẻ nào đó để đảm bảo sản phẩm của anh/chị sẽ được tiêu thụ không? Điều này sẽ giúp anh/chị xác định được thị trường mục tiêu của kế hoạch KDNN của anh/chị. Cán bộ hướng dẫn cũng nên nhắc cho học viên thị trường đầu vào và đầu ra đóng một vai trò rất quan trọng đảm bảo nông dân tiếp cận được đầu vào và đầu ra tốt hơn. Trong đó phân tích thị trường đầu vào có liên quan đến phân tích thông tin đầu vào của trang trại như thông tin về giá cả thị trường, đầu mối bán hạt giống, phân bón, những dịch vụ đầu vào, v.v. Trong khi đó, phân tích thị trường đầu ra tập trung vào thông tin thị trường cho đầu ra của trang trại như khách hàng, thị trường bán lẻ và giá bán. Bài tập 3: Nhiệm vụ của cán bộ hướng dẫn: - Học viên sẽ được phân công làm việc theo nhóm và suy nghĩ về những thông tin cần thiết cho việc phân tích thị trường đầu vào và đầu ra và người nông dân có thể có được những loại thông tin đó ở đâu? - Trên cơ sở đó, học viên được yêu cầu liệt kê những ý tưởng có thể phát triển được một kế hoạch kinh doanh hay cải thiện được hoạt động kinh doanh đang được tiến hành Phân tích thị trường đầu vào Loại thông tin Anh/chị có được những thông tin đó ở đâu? - - - - - Phân tích thị trường đầu ra Loại thông tin Anh/chị có được những thông tin đó ở đâu? - - - - - 2.2. Những nguồn lực của trang trại Cán bộ hướng dẫn sẽ nhắc nhở cho học viên nội dung ngắn gọn của phần này đã được dạy trong Module 2 (phân tích trang trại). Câu hỏi đặt ra là: Những nguồn lực mà trang trại có là gì? Lao động, đất đai, vốn, trang thiết bị, kinh nghiệm và kiến thức... Sau đây là thông tin chi tiết về trường hợp của ông Hiếu đã được sử dụng trong các bài tập nhóm cho những chủ đề khác nhau trong bài giảng tập huấn này. Bối cảnh nghiên cứu trường hợp của ông Hiếu: Ông Hiếu năm nay đã 50 tuổi, được nhiều người dân làng biết đến như là một nông dân xuất sắc, có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong việc trồng lúa và nuôi lợn. Ông tốt nghiệp trường trung cấp chuyên ngành cơ khí nông nghiệp. Tuy nhiên, sức khoẻ của ông lại không được tốt do ông bị đau đầu gối. Trong khi đó, vợ ông không muốn tham gia vào sản xuất nông nghiệp nên bà bán rau quả ở chợ địa phương. Nhưng việc buôn bán không thuận lợi nên họ đã quyết định 8
  9. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP tìm hướng kinh doanh mới. Vợ ông thường than phiền ông thường hay vắng nhà và ít quan tâm tới bà. Gia đình ông còn có thêm 2 người con gái, một 25 và một 20. Cả hai đều tham gia sả xuất nông nghiệp rất chăm chỉ. Người con gái lớn cũng đã có tham gia vào một khoá học về giữ sổ sách do trung tâm khuyến nông huyện tổ chức. Gia đình ông hiện đang sống trong một ngôi nhà ngói 3 phòng, có sân phơi rộng và vườn 1000 m2. Năm 2006, ông bị thất thu vì vậy thu nhập gia đình đặt biệt sụt giảm. Trong năm 2007, ông quyết định cải thiện thu nhập bằng cách phát triển và cải thiện một số hoạt động kinh doanh. Hiện ông đang có một ruộng lúa màu mỡ 30 sào (1500 m2) ở Hương Trà. Năm trước ông tiến hành trồng lúa nếp tuy nhiên do đất quá màu mỡ nên thu hoạch không cao. Ông còn có 2 chuồng heo, mỗi cái rộng 8m2 . Ông đang nuôi 1 con lợn nái có thể sinh được 2 lứa mỗi lứa 10 con trong năm 2007. Ông không có máy cày hay xe hơi trong khi chợ địa phương khá xa nơi ông ở. Ông đã tiết kiệm được 5 triệu đồng ở Ngân hàng Nông nghiệp trong khi đó ông ước tính nếu trồng gạo Tám thơm trên diện tích 1500 m2, nuôi lợn và phát triển hoạt động kinh doanh mới cho vợ ông thì phải tốn hàng triệu đồng. Hiện tại, giá cả và nhu cầu lúa nếp trên thị trường đang giảm dần. Ông còn biết được trong vụ mùa tới, nhiều hộ cũng sẽ tiến hành trồng lúa nếp. Theo như thông tin mà ông thu thập được thì chính phủ vừa đưa ra chính sách khuyến khích nông dân trồng lúa Tám thơm chất lượng cao để xuất khẩu và giá cả của lạo sản phẩm này cũng đang tăng mạnh trên thị trường quốc tế. Ông còn biết được chính quyền địa phương cũng sẽ có những mức cho vay với lãi suất cực thấp mà không cần thế chấp cho những đối tượng nông dân trồng lúa Tám thơm. Do điều kiện ở xa Trung tâm khuyến nông của huyện, ông không thế có được những thông tin cần thiết về những dịch bệnh nguy hiểm đối với cây trồng và vật nuôi. Hiện tại, có khoảng 500 nông dân trong làng phải mua những trang thiết bị, phân bón, thuốc trừ sâu và những chủng loại từ thị trường địa phương cách làng 15 km. Nhiều người dân ở những làng khác đã tiến hành thành công dịch vụ này. Ông Hiếu và nhiều người dân khác phải mua rượu từ những làng khác. Hiện tại không có những hoạt động chế biến sản phẩm nông nghiệp ở địa phương vì thế nhiều người dân phải sang những làng khác để chế biến sản phẩm của mình. Trên thực tế, những dịch vụ chế biến sản phẩm nông nghiệp ở rất xa ngôi làng ông đang ở cũng như những làng xung quanh. Hoạt động trồng trọt của ông Hiếu (trồng lúa Tám thơm) Ông tiến hành gieo giống vào 20/1/2005, và thu hoạch vào 5/4/2006. Chi tiết về những hoạt động sản xuất của ông như sau: Ông thuê máy cày để làm đất đồng ruộng với giá 32.000 đồng/sào từ 15/1 - 19/1 Từ 19-20/01 ông làm đất bằng tay mất khoảng 3 ngày (được tính vào lao động gia đình). Vào ngày 20/12 ông gieo thêm 21 kg lúa Tám thơm trên đồng ruộng này. Nguồn giống này là của gia đình có được từ vụ mùa trước. Vào ngày 23/01, ông phun thuốc diệt cỏ. Ông dự định mua 03 bình thuốc diệt cỏ giá 60000 đồng nhưng chỉ sử dụng 1,5 chai. Phần còn lại sẽ được sử dụng để phun trên đồng ruộng khác. Vào ngày 04/02 tôi nhận thấy có khoảng 25 kg phân Urê trong kho nhà ông. Ông đã tính toán và quyết định mua thêm 50kg loại phân này nữa, 60kg phân lân và 50kg phân kali. Giá cho những loại phân đó lần lượt là 5000 đồng, 1200 đồng và 4800 đồng. Ông Hiếu sẽ sử dụng số phân này như sau: lần thứ nhất vào ngày 05/02, dùng 3kg Phân Urê/sào và 3kg phân Lân/sào; lần thứ 2 vào ngày 1 tháng 3, 7kg phân Urê/sào và 10kg phân Lân/sào; lần thứ 3 vào ngày 25 tháng 3, ông chỉ sử dụng phân Kali 6kg/sào; và lần cuối cùng vào ngày 15/04 sử dụng 5kg phân Urê/sào, 7kg phân lân/sào và 9kg phân Kali/sào. Ông cũng dự định dùng 3 bình thuốc trừ sâu với giá 20000 đồng. 9
  10. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Thời gian thu hoạch ước tính vào ngày 5/5. Ông sẽ thuê máy thu hoạch với giá 15000 đồng/sào. Ông ước tính sản lượng thu hoạch là 720 kg/3 sào. Chi phí vận chuyển khoảng 3 ngày công. Ông dự định thuê 1 ngày công với giá 30000 đồng. Chi phí tuốt lúa khoảng 15000 đồng/sào. Hoạt động sau thu hoạch ước tính mất 4 ngày công (lao động gia đình) Dịch vụ và tiền công quỹ chiếm khoảng 7 kg lúa/sào Cuối tháng 4 ông dự định bán một phần sản lượng (200kg) cho ông Thanh với giá 2000 đồng/kg, phí vận chuyển là 20000 đồng. Một số điểm cần được quan tâm trong nghiên cứu trường hợp này là: Mong muốn nâng cao thu nhập của người dân địa phương Giá nhiên liệu và điện có thể tăng lên 50% trong vài tháng tới Ông Hiếu đã tham gia vào khoá học về kĩ năng KDNN được đại học Kinh tế Huế tổ chức để nâng cao những kĩ năng KDNN cho người dân. Hoạt động chăn của ông Hiếu Để nâng cao thu nhập cho gia đình, ông quyết định nuôi lợn, cụ thể như sau: Nuôi 2 lứa/năm với 10 con mỗi lứa. Lứa đầu tiên ông dự định bắt đầu vào ngày 1 tháng 5 và bán vào ngày 31/08. Lứa thứ 2 bắt đầu nuôi vào 1/9 và bán vào ngày 1/12, 2008. Vào ngày 1/5 ông chuấn bị chuồng ước tính mất 3 ngày công. Hiện tại mức giá ở địa phương là 20000 đồng/ngày công và ông không phải mất tiền mua thứ gì cho việc chuẩn bị chuồng lợn. Về lợn con: Thay vì mua ở chợ địa phương, ông đã giữ lại 10 con từ việc nuôi lợn nái với giá hiện tại là 120000 đồng/con. Ông cũng đã tính đến thức ăn giành công nghiệp cho gia súc với giá 3000 đồng/kg. Ông dự định sẽ mua 400 kg thức ăn gia súc trong 4 lần, mỗi lần 100kg vào tháng 6,8,10 và 12. Ông cũng định trồng thêm khoai lang và những loại khác trong vườn để làm thức ăn cho lợn. Tuy nhiên, phần thức ăn này chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu thức ăn nuôi lợn vì thế ông sẽ phải mua thêm 50% để cho lợn ăn. Chi phí mua khoai lang là 500 đồng/kg. Dựa vào những kiến thức chăn nuôi có được, ông đã vạch ra được kế hoạch chăn nuôi lợn như sau: Vào tháng 5 (tháng đầu) ông sẽ cho lợn ăn năm lần/ngày-đêm. Và như thế ông sẽ tốn 35 kg thức ăn gia súc, 80kg khoai lang cho 10 con lợn con vào tháng 6. Có thể mất 15 ngày công cho những hoạt động chăn nuôi lợn. Cũng ước tính được chi phí tương tự cho tháng đầu của lứa nuôi thứ 2 vào tháng 9. Vào tháng 6 (tháng thứ 2), khi lợn đã lớn, ông sẽ cho chúng ăn 4 lần /ngày-đêm. ước tính cần đến 45kg thức ăn gia súc và 100 kg khoai lang. Mất khoảng 12 ngày công. Cũng ước tính được chi phí tương tự cho tháng 2 của lứa nuôi thứ 2 vào tháng 9. Vào tháng 7, ông sẽ giảm số lần cho ăn xuống còn 3 lần/ngày-đêm. Ước tính cần đến 55kg thức ăn gia súc, 120kg rau khoai lang. Mất khoảng 10 ngày công. Tương tự cho tháng thứ 3 của lứa nuôi thứ 2. Vào tháng 8, ông Hiếu sẽ cho lợn ăn 3 lần/ngày-đêm. Ước tính cần đến 65kg thức ăn gia súc và 140kg rau khoai lang. Mất khoảng 12 ngày công. Tương tự cho tháng cuối cùng của lứa nuôi thứ 2. Chi phí thú y mất khoảng 20000 đồng/con Khấu hao chuồng trại mất 100000đồng/năm Phí vận chuyển lợn đến chợ địa phương là khoảng 100.000 cho 10 con Tất cả những chi phí khác cũng được ước tính cho lứa nuôi thứ 2. Đầu ra: Ông ước tính bán lứa đầu vào tháng 9 và lứa thứ 2 vào tháng 1 năm tíêp theo với trọng lượng trung bình 55kh/con và giá 15000đồng/kg. Hoạt động dịch vụ của ông Hiếu 10
  11. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Sau nhiều lần thảo luận với vợ ông đã quyết định cung cấp dịch vụ chế biến lúa. Theo ông dịch vụ này sẽ phục vụ được ít nhất 500 hộ trong làng và tiếp đó ông dự định sẽ thu hút thêm nhiều khách hàng từ những làng khác bằng cách cung cấp dịch vụ với giá cả hợp lý. Ông hy vọng rằng điều này sẽ giúp công việc kinh doanh của vợ ông tốt hơn và tạo thêm thu nhập cho gia đình. Ông sẽ phát triển dịch vụ mới này vào tháng 1 năm 2007 như sau: Ông sẽ xin giấy phép kinh doanh từ chính quyền địa phương với mức phí 240.000 đồng/năm. Ông dự định mua máy móc từ Trung Quốc với giá khoảng 2,6 triệu. Theo những thông số kĩ thuật trên máy thì thời hạn sử dụng của máy là 10 năm, mức tiêu thụ điện là 220v/50A, 1500kw/giờ; năng suất là 1,5 tấn/giờ Ông cũng ước tính được những chi phí khác như sau: Xây nhà tạm bợ với diện tích 20 m2 thì tổng chi phí mất khoảng 1 triệu đồng Tiền điện hàng tháng sẽ khoảng 40000 đồng Phí sửa chữa và bảo dưỡng khoảng 500000 đồng Vật tư khoảng 240000 đồng/năm Ông có thông báo về những dịch vụ mới của mình cho dân làng biết thông qua phương tiện thông tin đại chúng với mức phí khoảng 180000 đồng cho những năm đầu. Theo ông thì vợ ông không muốn làm việc trên đồng ruộng vì vậy nên để bà ấy tiếp quản hoạt động này (lao động gia đình) và sẽ làm việc 25 ngày trong một tháng để phục vụ dân làng. Ông ước tính ông sẽ nhận được tổng doanh thu khoảng 600000. Những thông tin khác về nghiên cứu trường hợp của ông Hiếu * Để bắt đầu những hoạt động kinh doanh này, ông đã chuẩn bị làm ráo đất và một số thiết bị sản xuất nông nghiệp trị giá 2,4 triệu đồng và 360000 đồng/năm để bắt đầu dịch vụ chế biến lúa với tổng khoảng 6 triệu đồng. Tổng chi phí sinh hoạt bao gồm thức ăn, chăm sóc sức khoẻ, đám cưới, v.v khoảng 6 triệu đồng (khoảng 500000 đồng/tháng). Mặc dù đã có tiết kiệm được một số tiền họ vẫn quyết định dùng nhà họ làm vật thế chấp và vay thêm tiền cho một số hoạt động khác và những thiết bị cần thiết để trồng lúa, nuôi lợn và việc hình thành hoạt động dịch vụ chế biến lúa (chi phí ban đầu). Trên thực tế họ tiết kiệm được 5 triệu đồng trong ngân hàng nông nghiệp. Họ hi vọng nhận được thêm 1 triệu đồng từ cha mẹ mình vào tháng 2 nhưng điều này là không chắc chắn nên họ không đề cập đến trong ngân sách của mình. Họ quyết định vay thêm 3 triệu đồng trong thời hạn 2 năm từ ngân hàng Vietcombank với lãi suất 10% mỗi năm. (được trả hàng tháng) Lãi suất mỗi năm = 300.000 đồng Nguyên tắc tiền trả hàng năm= 3000.000đ/2 = 1.500.000 đồng Tổng số tiền phaỉ trả trong một năm là = 1.800.000 đồng hay 150000 đồng mỗi tháng Để có thể vay được tiền họ cần có ngân sách dòng tiền để trình cho ngân hàng để đảm bảo họ có đủ tiền chi trả khoản vay và những chi phí khác trong năm tiếp theo. Họ có thể sử dụng những con số ghi chép để ước tính thu nhập và chi phí cho năm tiếp theo. Bài tập 4: (Nghiên cứu trường hợp của ông Hiếu) Nhiệm vụ của cán bộ hướng dẫn: • Phân học viên thành nhóm • Đọc trường hợp của ông Hiếu và yêu cầu học viên nghĩ về những hoạt động kinh doanh đại diện ở địa phương • Nhận xét bài tập của các nhóm • Đưa ra câu hỏi và yêu cầu học viên trả lời Nhiệm vụ của học viên: 11
  12. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP • Mỗi nhóm được yêu cầu liệt kê những nguồn lực khác nhau cần thiết cho họat động kinh doanh của hộ ông HIếu • Viết ra ít nhất 03 nguồn lực có vai trò quan trọng đối với trang trại • Những nguồn lực nào ông Hiếu có và không có? • Thảo luận nhóm và trình bày báo cáo Những câu hỏi cần được thảo luận nhóm Nghĩ về những nguồn lực, những người nông dân cần phải trả lời được những câu hỏi sau: • Những nguồn lực nào cần thiết để sản xuất hay cung cấp dịch vụ? • Những nguồn lực đó đã được sử dụng trong bao lâu? (lao động, thiết bị, nhà xưởng, v.v.) • Thời hạn kết thúc hợp đồng về đất và thiết bị là khi nào? • Anh/chị có thể tìm thấy những yếu tố đầu vào như thức ăn gia súc, vật tư ở đâu, đặt biệt khi anh/chị có ý định mở rộng hoạt động của mình trong tương lai? • Anh/chị mong muốn tiêu thụ được bao nhiêu đơn vị sản phẩm (những mục tiêu và thời gian cụ thể) • Những thay đổi nào có thể tác động đến những nguồn lực (chính sách nhà nước, thị trường,..)? Những điều cần lưu ý: • Đất đai- đây là một nguồn lực quan trọng nhất của nông trại bởi cho dù anh/chị có thể dự định cung cấp những dịch vụ KDNN thì đất cũng là yếu tố cần thiết để tiến hành kinh doanh. Anh/chị nên lưu ý đến những khía cạnh sau: tổng diện tích, loại đất, cơ sở vật chất phù hợp như thuỷ lợi, đường xá, điện và những hình thức kinh doanh phù hợp với loại đất mà anh/chị đang sở hữu. • Lao động- đây cũng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch kinh doanh nông nghiệp trang trại của anh/chị. Anh/chị cũng nên cân nhắc một số câu hỏi như có bao nhiêu người trong gia đình, những lao động nào là chính, phụ và kinh nghiệm của họ? Nếu anh/chị muốn mở rộng kinh doanh thì lực lượng lao động thêm sẽ có được từ đâu? • Nguồn tài chính (vốn): Đây là nguồn lực để tiến hành tất cả những hoạt động kinh doanh. Chủ trang trại nhận ra tầm quan trọng của nó trong vịêc cải thiện hoạt động kinh doanh và bắt đầu những ý tưởng kinh doanh mới. Họ cũng nên biết được những nguồn lực tài chính và những yêu cầu đối với hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy, anh/chị có thể xác định những thiếu sót về tài chính và đưa ra câu hỏi liệu anh/chị có cần vay thêm tiền hay không? Nếu có thì cần bao nhiêu? Nơi anh/chị có thể vay mượn tiền? • Vốn xã hội và những mạng lưới nông dân • Máy móc, thiết bị: Những loại thiết bị hay máy móc nào cần cho hoạt động kinh doanh của anh/chị? Chủ trang trại cũng nên xác định những loại thiết bị và máy móc nào họ đã có, tình trạng hiện tại và khả năng của nó như thế nào? • Vật tư và tiền trợ cấp (phân bón, thuốc trừ sâu, chủng loại, v.v) • Kiến thức và kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh • Cơ hội và thách thức từ những chính sách nhà nước và những chương trình cũng như những dự án Phi chính phủ 12
  13. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP • Những cơ sở vật chất khác... 2.3 Những thông số kĩ thuật của các hoạt động trang trại Bài tập 5: (Bài tập nhóm) Nhiệm vụ của cán bộ hướng dẫn: • Phân học viên thành nhóm • Đọc nghiên cứu trường hợp của ông Hiếu cho học viên hay yêu cầu học viên tự nghĩ ra những sản phẩm đại diện và những hoạt động dịch vụ • Đưa ra nhận xét và kết luận Nhiệm vụ của học viên: • Nghĩ về trường hợp của ông Hiếu, tiếp đó làm việc theo nhóm để xác định những thông số kĩ thuật cần thiết cho vịêc lập kế hoạch kinh doanh và viết ra theo thứ tự thời gian và cách thức tiến hành đế có thể đạt được những điều đó • Chọn ra một thành viên trong nhóm để trình bày báo cáo và thảo luận nhóm Những thông số/yêu cầu kĩ thuật nào ông Hiếu cần xem xét trong kế hoạch của mình? Những thông số kĩ thụât đầu vào Anh/chị có thể đạt được thông tin cho kế hoạch của mình ở đâu? - - - - - - - Thông số kĩ thuật đầu ra - - - - - - - Đáp án Cán bộ hướng dẫn nên lưu ý rằng có những thông số kĩ thuật chính như chủng loại, phân bón, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, làm đất, thức ăn gia súc, IPM, kỹ thuật canh tác, lịch thời vụ, sau thu hoạch... có thể trở thành những cơ sở căn bản để lập kế hoạch KDNN. Nông dân có thể có được chúng từ những nguồn khác nhau như tự bản thân họ, tập thể, cán bộ khuyến nông… 2.4 Những thông số kinh tế của các hoạt động kinh doanh trang trại Bài tập 6: (Bài tập nhóm) Học viên sẽ được phân thành các nhóm khác nhau. Suy nghĩ về trường hợp ông Hiếu, ông đang dự định trồng lúa Tám thơm xuất khẩu và nuôi lợn để đáp ứng nhu cầu thị trường địa phương. Mỗi nhóm xác định những thông số kinh tế cần thiết cho ông ta lập kế hoạch trồng lúa và nuôi lợn đồng thời viết theo thứ tự thời gian và cách thức đạt được những thông số kĩ thuật đó. Những thông số kinh tế Anh/chị có thể đạt được trong bước nào của kế hoạch 13
  14. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP - - - - - - - - - Đáp án Cán bộ hướng dẫn nên lưu ý rằng có những thông số kinh tế quan trọng như đầu vào, đầu ra, số lượng, sản lượng, giá cả, nhu cầu thị trường, tổng chi phí, tổng doanh thu, lợi nhuận, tiền vay, tín dụng,... có thể trở thành những cơ sở quan trọng nhất cho việc lập kế hoạch kinh doanh. 14
  15. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP CHỦ ĐỀ 3: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CUẢ KẾ HOẠCH KDNN A. Mục tiêu của chủ đề tập huấn Sau khi hoàn thành chủ đề này, học viên có thể: • Giải thích nội dung của kế hoạch kinh doanh nông nghiệp • Chuẩn bị những nội dung chính cho mỗi phần của kế hoạch • Hỗ trợ và tập huấn cho những người khác hiểu được và lập được kế hoạch kinh doanh. B. Kiến thức truyền đạt 3.1. Những nội dung căn bản của một kế hoạch KDNN Trong bối cảnh Miền Trung Việt Nam, kế hoạch KDNN sẽ chuyển đổi những sản phẩm và dịch vụ sau: Vụ mùa (như lúa, ngô, rau, đậu, lạc, những cây công nghiệp... ) Những kế hoạch Chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản (ví dụ gia cầm, KDNN trang trại gia súc, tôm, cá,...) bao gồm: Những hoạt động kinh tế ngoài nông trại (như tuốt lúa, làm đất, xử lý sâu bệnh, các dịch vụ KDNN, vv.) Độ dài, sâu và nội dung của kế hoạch KDNN trang trại thường thay đổi theo những yếu tố như tính ổn định của trang trại, bản chất và tính phức tạp của những chức năng kinh doanh của nó và thị trường nó phục vụ. Tuy nhiên có một số nội dung tổng quát phổ biến chúng tôi sẽ nổ lực phát triển chúng trong bối cảnh KDNN trang trại. Những thành phần căn bản: (1) Lựa chọn những ý tưởng kinh doanh: Một hoạt động kinh doanh là một hoạt động có thu nhập bằng tiền mặt, chi phí bằng tiền mặt và được tiến hành nhằm thu lợi nhuận bao gồm hoạt động kinh doanh nông nghiệp nông thôn quy mô nhỏ, khối trang trại và vườn. Phần này nên bao gồm phần mô tả hoạt động kinh doanh và những mục tiêu kinh doanh. Những loại hình KDNN: Điều quan trọng là phải suy nghĩ một cách sáng tạo và sử dụng trí tưởng tượng để xác định những cơ hội kinh doanh. Có nhiều hình thức kinh doanh. KDNN trang trại không chỉ bao gồm trồng trọt, chăn nuôi hay làm ra sản phẩm để bán trên thị trường. KDNN có thể được phân thành các loại như sản xuất, dịch vụ, nông nghiệp và thương mại. Có nhiều cách để kết hợp những hình thức kinh doanh nhằm tạo ra sự khác biệt và thu hút được khách hàng. Ví dụ một kế hoạch KDNN về hàng thủ công truyền thống (sản xuất) cũng có thể được xem là một hoạt động thương mại khi bán sản phẩm đó cho khách du lịch. (2) Cung cấp thông tin và thu thập số liệu ghi chép của khoảng thu nhập cũ 15
  16. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Một người cho vay hay một nhà đầu tư có tiềm năng (ngân hàng, nhà tín dụng…) muốn có thông tin về: Nhìn chung, kế hoạch kinh doanh phải đề cập đến tương lai của trang trại. Tuy nhiên ở đây anh/chị nên xem lại những hoạt động đã qua và mô tả chúng đầy đủ trong bối cảnh hiện tại. Mặc dù việc phần bắt đầu hoạt động không thể hiện được nhiều, việc chứng thực bằng hoàn cảnh hiện tại là rất quan trọng. Và lúc đó việc chứng thực lịch sử trang trại khi anh/chị xem lại kế hoạch của mình sẽ dễ dàng hơn . Tổng quan về những hoạt động trong quá khứ của nông trại sẽ giúp xác định được cách thức trang trại đã phát triển như thế nào. Điều này có thế đặc biệt hữu ích nếu kế hoạch được sử dụng để đảm bảo những vấn đề tài chính vì những hoạt động đã diễn ra sẽ cho thấy cách thức trang trại hoạt động. Một cấu trúc theo thứ tự thời gian có thế được xem như một đề cương cho phần này. Việc tường thuật lại những hoạt động đã diễn ra có thể sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quát về cách thức đầu tư vốn cho các hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, thảo luận về lợi nhuận, tính cân bằng và những vấn đề tài chính quan trọng khác. Tiếp đó mô tả về hoàn cảnh hiện tại của trang trại. Anh/chị cũng nên cung cấp thông tin liên quan đến vị trí diễn ra hoạt động kinh doanh, việc buôn bán hiện tại, tài sản, hàng tồn hay bất kì thông tin nào khác anh/chị cảm thấy phù hợp để mô tả hoạt động kinh doanh hiện tại của mình. (3) Đặt ra mục tiêu và mục đích kinh doanh Mục đích chính của phần này trong kế hoạch kinh doanh là xác định anh/chị định cung cấp cho thị trường những sản phẩm gì. Hầu hết các hoạt động kinh doanh đạt được lợi nhuận từ việc đánh giá thường xuyên hỗn hợp sản phẩm/dịch vụ. Nếu sản phẩm hay dịch vụ mới đang được thực nghiệm thì phần này sẽ rất quan trọng. Độ dài hay tính phức tạp của phần này sẽ thay đổi dựa trên số lượng và chủng loại sản phẩm hay dịch vụ mà anh/chị dự kiến. Nếu anh/chị đang sử dụng kế hoạch kinh doanh như là phương tiện thu hút vốn đầu tư bổ sung, phần này nên được viết ra với cách nhìn nhận như thế, ví dụ nên được viết theo ngôn ngữ đơn giản. Mặc dù phần tiếp theo của kế hoạch sẽ trực tiếp liên quan đến môi trường cạnh tranh, điều phù hợp là phải xác định mục tiêu kinh doanh của những sản phẩm hay những dịch vụ riêng lẻ trong phần này ví dụ như chi phí thấp hơn, lợi nhuận đặc biệt và những tính chất khác làm cho chúng khác biệt với những tính chất của đối thủ cạnh tranh đưa ra. (4) Đánh giá thị trường Có lẽ không có điều gì quan trọng đối với một kế hoạch kinh doanh hơn là một phần mô tả toàn diện về thị trường hiện tại của trang trại anh/chị và/hoặc những cơ hội thị trường. Phần này nên mô tả thị trường và phương tiện anh/chị định sử dụng để bán sản phẩm hay dịch vụ của mình. Nếu sản phẩm hay dịch vụ của anh/chị được cải thiện dựa trên những cái đang có trên thị trường thì phần mô tả có thể đã có sẵn. Nên ghi nhớ rằng những người đọc kế hoạch kinh doanh của anh/chị có thế không hoàn toàn quen thuộc với thị trường. Vì đây là phần quan trọng nên anh/chị cần tham chiếu đến những yếu tố sau: Ai là khách hàng của anh/chị? Trong trường hợp này anh/chị có thể muốn biết khách hàng của mình có được mô tả như những người sản xuất, những phân viện, những cơ quan chính phủ, khách hàng hay những người trung gian thị trường khác hay không. Thị trường hiện tại và tương lai của anh/chị ở đâu? Ở phần này nên cố gắng xác định những khía cạnh của thị trường địa phương, vùng hay toàn quốc. Anh/chị sẽ vận chuyển sản phẩm hay dịch vụ của mình đến thị trường như thế nào? Sản phẩm/dịch vụ của anh/chị được phân phối thông qua những đại lý đại diện, thông qua lực lượng bán hàng, những nhà trung gian, bán trực tiếp cho nhà phân phối hay thông qua nhiều mạng lưới phân phối lẻ không? 16
  17. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Anh/chị sẽ bán sản phẩm/dịch vụ của mình bằng cách nào? Nông trại KDNN của anh/chị có bán sản phẩm hay dịch vụ của mình thông qua quá trình đấu giá cạnh tranh, thông qua hợp đồng ngắn hạn hay dài hạn, thông qua việc mua hàng theo đơn vị hay những cách khác? (5) Xác định những cách thức hoạt động kinh doanh chính và cách thức phát triển hoạt động kinh doanh Sản xuất, chế biến, đóng gói, v.v là những yếu tố chính trong những hoạt động kinh doanh của bất kì nông trại nào. Trong phần này anh/chị nên tóm tắt điều kiện tự nhiên, chất lượng và quy mô sản xuất/chế biến. Nó cũng nên xác định được những thế mạnh đặc biệt và những hạn chế cụ thể. Đặc biệt lưu ý đến thời gian, chi phí và tầm quan trọng của bất kì kế hoạch mở rộng nào. Những thông tin định lượng mô tả không gian sản xuất, năng suất, chi phí tiến hành dự kiến và những hiệu quả mong muốn trong 5 năm tiếp theo sẽ có thể hữu ích đối với những nhà đầu tư. Toàn nông trại gồm có nhiều hoạt động kinh doanh (như trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ). (6) Ước tính chi phí và thu nhập Trong phần này anh/chị phải đưa vào phần kiểm tra tất cả những giả định và những dữ liệu định lượng có trong kế hoạch. Nói theo cách khác, anh/chị nên tổ chức tất cả những hoạt động mua bán của trang trại, thị trường và những dự toán kinh phí vào trong phần tóm tắt tài chính để có thể dễ xem xét. Những dự toán tài chính sẽ hướng dẫn ban quản lý đồng thời thông tin cho những nhà đầu tư. Anh/chị có thể bao gồm những nhận định tài chính, những dự toán ngân sách, những thông tin chi tiết trong phần phụ lục hay đơn giản chỉ thể hiện những dữ liệu đó có sẵn theo yêu cầu. Lưu ý: Cần lập kế hoạch cho mỗi hoạt động kinh doanh sau đó kết hợp cho toàn trang trại Nói tóm lại, phần về tài chính trong kế hoạch kinh doanh của anh/chị nên bao gồm: • Những nhận định về tài chính trong quá khứ • Những nhận định tài chính hiện tại • Dự toán lợi nhuận, thua lỗ và tiền mặt • Dự toán dòng tiền hàng tháng hay hàng quý (nếu có thể) (7) Tiến hành phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) của hoạt động kinh doanh của anh/chị? Phân tích hoạt động kinh doanh mới hay phát triển hoạt động kinh doanh bằng cách liệt kê những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức và đe doạ đối với hoạt động kinh doanh của anh/chị. • Điểm mạnh và điểm yếu là những thứ anh/chị xác định có tồn tại trong kế hoạch kinh doanh nông nghiệp dự kiến của anh/chị • Cơ hội và những thách thức là những gì anh/chị xác định bên ngoài hoạt động kinh doanh Khi đã xác định được những yếu tố trên, anh/chị đã hoàn thành phân tích SWOT cho kế hoạch hoạt động kinh doanh của mình, từ đó có thể quyết định hành động nhằm tận dụng những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, tận dụng những cơ hội và xử lý những khó khăn. Bài tập 7: (Bài tập nhóm) Học viên được phân thành nhóm. Mỗi nhóm sẽ sử dụng nghiên cứu trường hợp của mình như về trồng trọt, nuôi gà hay những kiểu kinh doanh khác mà hộ gia đình quen thuộc. Những hạng mục sau là những nội dung chính của kế hoạch KDNN nhưng theo thứ tự không chính xác, một số có thể không cần thiết hay học viên cần bổ sung thêm. Học viên còn được yêu cầu sắp xếp lại những hạng mục đó và bổ sung thêm càng nhiều thông tin chi tiết càng tốt. 17
  18. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP Thứ tự Những nội dung chính Thông tin chi tiết - Phân tích SWOT cho hoạt động kinh doanh - Ngân sách dòng tiền mặt - Ước tính thu nhập và chi phí - Định nghĩa vận hành - Mục đích và mục tiêu kinh doanh - Đánh giá thị trường - Phân tích nguồn lực trang trại - Mô tả hoạt động kinh doanh của anh/chị ….. …. Ghi chú: Sắp xếp các cột- Học viên sẽ phải điền theo số thứ tự Thông tin chi tiết: Học viên được yêu cầu bổ sung càng nhiều thông tin chi tiết càng tốt Nhiệm vụ của học viên: • Hoàn thiện bài tập này theo nhóm • Chọn ra một thành viên để trình bày báo cáo và thảo luận Nhiệm vụ của cán bộ hướng dẫn: • Cán bộ hướng dẫn sẽ giải thích cho học viên những nội dung chính của kế hoạch KDNN 3.2 Kế hoạch kinh doanh cho hoạt động trồng trọt Bài tập 8: Sử dụng trường hợp ông Hiếu (Cán bộ hướng dẫn cũng có thể chọn ra một nghiên cứu trường hợp đại diện ở địa phương được tiến hành ở 4 tỉnh Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Kontum và được tóm tắt thành những thông tin chi tiết) Nhiệm vụ của cán bộ hướng dẫn: • Phân công học viên thành nhóm • Đọc phần về canh tác lúa Tám thơm của ông Hiếu cho học viên nghe. • Nhận xét về báo cáo của mỗi nhóm • Đưa ra ví dụ về kế hoạch vụ mùa Nhiệm vụ của học viên: • Làm việc theo nhóm và thảo luận để liệt kê ra những nội dung chính của trường hợp ông Hiếu • Chọn ra một người để trình bày kết quả báo cáo Đáp án cho bài tập (xem trang 35) 3.3. Kế hoạch kinh doanh cho hoạt động chăn nuôi Trong phần 3.3 và 3.4, cán bộ hướng dẫn nên phân học viên thành 6 nhóm, và 3 nhóm chịu trách nhiệm làm một phần. Cán bộ hướng dẫn nên linh động trong việc sử dụng nghiên cứu trường hợp của ông Hiếu hay học viên được yêu cầu nghĩ ra những sản phẩm hay dịch vụ đại diện mà họ đã có kinh nghiệm cho những bài tập nhóm của mình. Bài tập 9: (Bài tập nhóm) Hãy nghĩ về nghiên cứu trường hợp của ông Hiếu hay có thể tự nghĩ ra một sản phẩm đại diện cho nhóm để thực hiện bài tập Nhiệm vụ của cán bộ hướng dẫn: • Phân công học viên thành 6 nhóm 18
  19. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP • Nhắc học viên về nghiên cứu trường hợp của ông Hiếu hay có thể sử dụng những kinh nghiệm của bản thân • Đưa ra nhận xét về báo cáo của nhóm • Cho ví dụ về kế hoạch của hoạt động chăn nuôi Nhiệm vụ của học viên: • Làm việc theo nhóm để liệt kê những nội dung chính của kế hoạch cho hoạt động chăn nuôi • Chọn lựa thành viên trình bày báo cáo • Thảo luận theo nhóm 3.4. Kế hoạch kinh doanh của một hoạt động dịch vụ Bài tập 10: (Bài tập nhóm) Suy nghĩ về trường hợp ông Hiếu hay sử dụng một trong những nghiên cứu trường hợp của mình để liệt kê những nội dung chính của kế hoạch hoạt động dich vụ, sử dụng những thông tin từ những kinh nghiệm bản thân. Nhiệm vụ của cán bộ hướng dẫn: • Phân học viên thành nhóm • Đưa ra nhận xét cho báo cáo cuả mỗi nhóm • Cho ví dụ về kế hoạch thời vụ Nhiệm vụ của học viên: • 02 nhóm vạch ra 1 kế hoạch kinh doanh cho hoạt động chăn nuôi • 02 nhóm vạch ra kế hoạch kinh doanh cho hoạt động dịch vụ • 02 nhóm vạch kế hoạch cho toàn bộ trang trại • Chọn ra người trình bày kết quả của nhóm Đáp án: xem trang 37 3.5. Lập kế hoạch kinh doanh toàn trang trại Cán bộ hướng dẫn sẽ nhắc học viên về nghiên cứu trường hợp của ông Hiếu, người mong muốn cải thiện được thu nhập của mình bằng việc phát triển những kế hoạch KDNN mới bao gồm việc trồng lúa Tám thơm, nuôi lợn và dịch vụ chế biến lúa gạo trong khi gia đình ông có những lợi thế và những bất lợi. Điều này có nghĩa là kế hoạch toàn trang trại cần được xem xét về việc phân bố nguồn lực của trang trại. Bài tập 11: (Bài tập nhóm) Nghĩ về nghiên cứu trường hợp của ông Hiếu, người đang tiến hành cải thiện kế hoạch kinh doanh cho gia đình trong năm 2007 gồm 3 hoạt động kinh doanh. Học viên được yêu cầu liệt kê nội dung chính của kế hoạch toàn trang trại cho gia đình ông Hiếu. Nhiệm vụ của cán bộ hướng dẫn: • Phân học viên thành nhóm • Đọc nghiên cứu trương hợp của ông Hiếu cho học viên • Đưa ra nhận xét và kết luận Nhiệm vụ của học viên: • Làm việc theo nhóm và liệt kê ra những nội dung chính của kế hoạch KDNN trang trại • Học viên được yêu cầu liệt kê 3 khó khăn lớn nhất trong việc lập kế hoạch kinh doanh toàn trang trại • Chọn ra thành viên trình bày báo cáo cho nhóm 19
  20. DỰ ÁN AGRIBIZ 055/VIE 04 TẬP HUẤN KINH DOANH NÔNG NGHIỆP • Thảo luận và ghi chú Đáp án:xem trang 38 -39 Những câu hỏi thêm để thảo luận nhóm Điểm khác biệt giữa việc lập kế hoạch hoạt động kinh doanh và lập kế hoạch toàn trang trại là gì? Những khó khăn trong việc lập kế hoạch kinh doanh toàn trang trại? 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2