intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Chia sẻ: Ho Xuan Kien | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:16

538
lượt xem
114
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việt Nam là một quốc gia dân tộc tự chủ từ sớm. Nền độc lập tự chủ của Việt Nam gắn liền với quá trình dựng và giữ nước trải qua hàng ngàn năm lịch sử. Vào giữa thế kỷ XIX, với sự suy vong của triều đình phong kiến nhà Nguyễn, thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta, biến nước ta thành thuộc địa của Pháp, nhân dân Việt Nam bị sống trong kiếp đọa đày nô lệ. Dưới ngọn cờ độc lập, tự do của Hồ Chí Minh, dân tộc Việt Nam đã đoàn kết thành một khối, kiên cường chiến đấu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

  1. NỘI DUNG BÀI GIẢNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Đặt vấn đề Việt Nam là một quốc gia dân tộc tự chủ từ sớm. N ền đ ộc l ập t ự ch ủ c ủa Vi ệt Nam gắn liền với quá trình dựng và giữ nước trải qua hàng ngàn năm lịch sử. Vào giữa thế kỷ XIX, với sự suy vong của triều đình phong ki ến nhà Nguyễn, th ực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta, biến nước ta thành thuộc địa c ủa Pháp, nhân dân Vi ệt Nam bị sống trong kiếp đọa đày nô lệ. Dưới ngọn cờ độc lập, tự do của Hồ Chí Minh, dân tộc Vi ệt Nam đã đoàn k ết thành một khối, kiên cường chiến đấu bảo vệ và dựng xây đất n ước, giành đ ược nh ững th ắng l ợi có ý nghĩa lịch sử vĩ đại và có tính thời đại sâu sắc. Có đ ược nh ững th ắng l ợi vĩ đ ại đó là nh ờ Đảng và nhân dân ta được vũ trang bằng chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Vậy, trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, quan đi ểm về vấn đ ề đ ộc l ập dân t ộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội có những nội dung gì. Chúng ta cùng tìm hi ểu, nghiên c ứu qua bài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”. I. TÍNH TẤT YẾU CỦA ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM (40 phút; Phương pháp giảng: thuyết trình, đàm thoại; Đ ồ dùng d ạy h ọc: b ảng phấn, giáo án lý thuyết) 1. Đòi hỏi khách quan của cách mạng Việt Nam từ đầu thế kỷ XX (15 phút) a. Thực dân Pháp xâm lược nước ta từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX - Cho đến khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một nước phong kiến độc lập, nhưng với chính sách cai trị hà khắc của triều đình Nhà Nguyễn, nhân dân ta v ẫn bị áp bức bóc lột, vẫn chưa thực sự có tự do và hạnh phúc. Đầu thế kỷ XIX, sau khi lật đổ triều Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã lập nên tri ều đình phong kiến nhà Nguyễn, tự xưng hoàng đế, lấy niên hi ệu là Gia Long, đặt tên n ước là Vi ệt Nam. Kể từ đó, các vua quan triều Nguyễn đã thi hành những chính sách đ ối n ội và đ ối ngo ại phản động, bảo thủ làm suy yếu sức mạnh quốc gia về kinh tế, quân sự. Về đối nội, tăng cường đàn áp bóc lột nhân dân, cự tuyệt mọi cải cách v ề chính tr ị, kinh tế, quân sự… thậm chí còn đàn áp cả những người dám đứng lên kiến nghị cải cách.
  2. Với những chính sách đó của nhà Nguyễn, đã khiến cho đời s ống của người dân vô cùng khó khăn, đói kém. Về đối ngoại, thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”, đóng cửa không quan hệ với bên ngoài làm mất đi cơ hội tiếp xúc với sự phát triển bên ngoài, đặc biệt là đối với các nước phương Tây. Nhà Nguyễn đã không mở ra khả nắng nào cho Việt Nam c ơ hội tiếp xúc và bắt nhịp với sự phát triển của thế giới, với cuộc cách mạng kỹ thuật ở châu Âu. Không t ập trung được nhân dân, ngược lại luôn đối đầu với nhân dân làm giảm s ức m ạnh truy ền th ống c ủa dân tộc. Trong số các nước tư bản phương Tây có ý định nhòm ngó Việt Nam, thì th ực dân Pháp là nước có ý đồ quyết tâm xâm lược nước ta. Chính sách đóng c ửa, không giao l ưu v ới bên ngoài của triều đình nhà Nguyễn, nhất là chính sách cấm đạo và gi ết đạo không nh ững không bảo vệ được nền độc lập dân tộc trước nguy c ơ từ bên ngoài mà còn t ạo lý do cho thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, bắt đầu từ bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng vào ngày 1-9- 1858. Sự kiện này đã đánh dấu bước ngoặt trong lịch sử Vi ệt Nam, lúc ấy v ận m ệnh l ịch s ử nước ta đứng trước hai ngã rẽ: Một là, triều Nguyễn sẽ bị lật đổ và thay vào đó là m ột triều đ ại khác ti ến theo xu hướng Tư bản chủ nghĩa có khả năng duy tân đất nước và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Hai là, nước Việt Nam sẽ bị mất vào tay thực dân Pháp và tr ở thành nước thuộc đ ịa của Pháp. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, trước sự xâm lược của thực dân Pháp, triều Nguyễn, trong nước thì sợ nhân dân, bên ngoài thì bạc nhược tr ước k ẻ thù, lúc đ ầu có ch ống c ự y ếu ớt, nhưng sau đó đã từng bước nhân nhượng, cầu hòa và cuối cùng đã đầu hàng gi ặc Pháp và biến nước ta thành một nước phong kiến nửa thuộc địa, nhân dân ta m ột l ần n ữa lâm vào cảnh nô lệ, lầm than. b. Nhân dân ta nổi dậy chống thực dân Pháp, đòi độc lập dân tộc th ời kỳ cu ối th ế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Triều đình phong kiến nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp, với vi ệc ký Hi ệp ước Patơnốt (Patenôtre) năm 1884. Nhân dân ta đã không cam chịu sự áp bức bóc lột c ủa thực dân Pháp đã nổi dậy chống lại thực dân Pháp và triều đình nhà Nguyễn. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến:
  3. Nửa cuối thế kỷ XIX, những phong trào yêu n ước chống Pháp diễn ra m ạnh m ẽ. Đ ặc biệt là sau khi vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương (7-1885). Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công Tráng (1881- 1887), khởi nghĩa Bãi Sậy của Nguyễn Thiện Thuật (1883-1892) và khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng (1885-1895), khởi nghĩa nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Tuy nhiên những cuộc khởi nghĩa này đã thất bại hoàn toàn. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản Sang đầu thế kỷ XX, cùng với sự xuất hiện của giai cấp tư sản và tầng lớp ti ểu t ư sản, thì những tư tưởng mới, tư tưởng cách tân lúc bấy gi ờ cũng đ ược truyền bá vào Vi ệt Nam. Như tư tưởng của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, chủ nghĩa Tam Dân c ủa Tôn Trung Sơn. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến phong trào yêu n ước ở Vi ệt Nam. Do đó, đã xu ất hi ện những phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản. Tiêu bi ểu như phong trào Đông Du, Đông kinh Nghĩa thục, Duy Tân, Việt Nam quang phục h ội… Tuy nhiên, do nh ững h ạn chế về lịch sử, về giai cấp, nên Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, cũng nh ư các sĩ phu c ấp tiến lãnh đạo phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đ ầu th ế k ỷ XX không thể tìm được một phương hướng giải quyết chính xác cho cuộc đấu tranh gi ải phóng c ủa dân tộc, nên chỉ sau một thời kỳ phát triển, những phong trào này đều đi đến kết cục thất bại. Nguyên nhân thất bại của những phong trào yêu nước thời kỳ này - Khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản không còn phù hợp với thời đại mới. - Các phong trào này diễn ra lẻ tẻ và không thống nhất nên d ễ dàng b ị th ực dân Pháp đàn áp. - Các phong trào này quá phụ thuộc vào người lãnh đ ạo. Sau khi ng ười lãnh đ ạo b ị b ắt hoặc bị hy sinh thì các phong trào này đều thất bại. - Chỉ hô hào cổ động không quan tâm đến vận động quần chúng, không ch ủ đ ộng xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang. Như vậy, đến đầu thế kỷ XX, với sự thất bại của các phong trào yêu n ước, công cu ộc cứu nước lâm vào ngõ cụt, bị khủng hoảng về đường lối. c. Đòi hỏi mới về con đường cứu nước của Việt Nam ở đầu thế kỷ XX Thất bại của những phong trào yêu nước, chống Pháp của nhân dân ta ở đ ầu th ế k ỷ XX đặt đòi hỏi mới về con đường cứu nước của dân tộc Việt Nam.
  4. - Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến và dân chủ tư sản đều thất bại. Điều đó cho thấy công cuộc cứu nước đang đứng trước sự khủng hoảng v ề đ ường l ối cứu nước và thực tiễn lịch sử đặt ra yêu cầu phải có đường lối cứu nước đúng đắn để th ực hiện thành công nhiệm vụ lịch sử lúc này là chiến thắng thực dân Pháp, giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Tóm lại, xuất phát từ thực tiễn xã hội Việt Nam và sự thất bại của những phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX đã đặt ra đòi hỏi khách quan của cách mạng Vi ệt Nam th ời kỳ này, là cần phải có một cong đường cứu nước mới, một ý thức h ệ m ới đ ủ s ức t ạo ra s ức m ạnh mới để đem lại những thắng lợi trong sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc. 2. Kinh nghiệm cách mạng thế giới (10 phút) a. Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu kinh nghiệm các cuộc cách mạng tư sản Trước yêu cầu cấp bách phải tìm một con đường cứu nước mới, bằng thiên tài trí tu ệ và nhãn quan chính trị sắc bén, tháng 6-1911, Nguyễn Ái Qu ốc, v ới tên g ọi Văn Ba, đã lên đường sang các nước phương Tây, nơi có khoa học - k ỹ thuật phát tri ển và nh ững t ư t ưởng dân chủ tự do, để xem họ làm như thế nào, để rồi trở về n ước giúp đồng bào c ởi ách xi ềng xích nô lệ. Người đã qua nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các nước tư bản phát triển như Mỹ, Pháp, Anh. Nguyễn Ái Quốc đã nghiên cứu lý luận và kinh nghi ệm c ủa các cu ộc cách m ạng điển hình trên thế giới như cách mạng Mỹ (1776), cách mạng Pháp (1789), đồng thời tham gia lao động và đấu tranh trong hàng ngũ giai cấp công nhân và nhân dân lao đ ộng ở các n ước t ư bản cũng như các nước thuộc địa. Khi nghiên cứu cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra k ết lu ận rằng: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách m ệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước l ục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”. Như vậy, kinh nghiệm của cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp đã không đáp ứng đ ược mục tiêu mà Nguyễn Ái Quốc đang ấp ủ là độc lập dân tộc, và tự do hạnh phúc cho nhân dân. Nhưng với lòng yêu nước và ý chí quyết tâm tìm đường cứu n ước, Người đã ti ếp t ục cu ộc hành trình của mình. b. Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu cách mạng vô sản
  5. Khi nghiên cứu về Công xã Paris (1871), Nguyễn Ái Quốc đã nhận xét r ằng, Công xã thất bại là bởi vì tổ chức không khéo, lại không liên lạc với dân cày, và do tư bản Pháp khi đó lại được tư bản Đức giúp đỡ cho nên thất bại. Vào cuối năm 1917, khi Chiến tranh thế giới thứ nhất sắp k ết thúc, Nguyễn Ái Qu ốc trở lại nước Pháp. Trong những ngày Người hoạt động cách m ạng tại Pháp, thì cu ộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 bùng nổ làm chấn động toàn c ầu. Với s ự nh ạy c ảm chính trị đặc biệt, Người hướng đến ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười và chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng của cuộc cách mạng vĩ đại đó. Nghiên cứu Cách máng Tháng Mười Nga năm 1917, Nguyễn Ái Quốc đã nh ận xét rằng: “trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đ ến n ơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng th ật, không ph ải t ự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam”. - Từ những kinh nghiệm khi nghiên cứu các cuộc cách mạng, đặc biệt là cách mạng Tháng Mười Nga, Người đã khẳng định rằng: Việt Nam muốn giành được độc lập dân tộc, muốn đánh đuổi thực dân Pháp thì phải đi theo con đường của cách m ạng Nga. Và “cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mênh thành công thì phải có dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền, phải bền gan, thống nhất. Hay nói cách khác là phải theo chủ nghĩa Mác và Lê nin. Như vậy, trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh đã nghiên cứu các cuộc cách mạng tư sản và vô sản trên th ế gi ới. T ừ đó, Ng ười rút ra bài học kinh nghiệm, cũng như vạch ra con đường cho cách mạng Vi ệt Nam là ph ải đi theo con đường của cách mạng Tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác – Lênin. 3. Chủ nghĩa Mác – Lênin soi đường cho cách mạng Việt Nam (15 phút) a. Nguyễn Ái Quốc từ người yêu nước trở thành người cộng sản Sau Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, phong trào c ộng sản và công nhân qu ốc tế phát triển mạnh mẽ. Đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đ ảng Xã H ội Pháp. Tháng 3-1919, Lê nin sáng lập Quốc tế Cộng sản và tuyên b ố kiên quy ết ủng h ộ phong trào gi ải phóng dân tộc ở các nước phương Đông. Từ đây, Nguyễn Ái Quốc tham gia vào t ổ ch ức nghiên cứu Quốc tế III của Đảng Xã Hội Pháp. Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Qu ốc đ ược đ ọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin. Bản Luận cương đó đã đáp ứng đúng nguyện vọng tha thi ết mà Nguyễn Ái Qu ốc đang ấp ủ: độc
  6. lập cho Tổ quốc, tự do cho đồng bào. Sau này, Người viết: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng bi ết bao! Tôi vui m ừng đ ến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói tr ước qu ần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường gi ải phóng chúng ta! Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê nin, tin theo Quốc tế thứ ba”. Nhận thức này đã dẫn tới quyết định của Nguyễn Ái Quốc ở đại hội lần 8 c ủa Đ ảng Xã hội Pháp (12-1920). Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Sự kiện đó đánh dấu b ước ngo ặt quy ết đ ịnh trong cu ộc đời hoạt động của Người, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản; m ở đ ường gi ải quyết đúng đắn về đường lối giải phóng dân tộc của Vi ệt Nam. Bằng thiên tài trí tuệ và hoạt động cách mạng của mình, Nguyễn Ái Quốc đã k ịp th ời đáp ứng nhu c ầu b ức thi ết c ủa l ịch sử. Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của các nhà cách mạng có xu h ướng tư sản đương thời, Nguyễn Ái Quốc đã đến với học thuyết cách m ạng c ủa ch ủ nghĩa Mác- Lênin và lựa chọn con đường cách mạng vô sản. - Sự kiện Hồ Chí Minh tham gia sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp đã đánh dấu b ước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản, từ người yêu nước thành người cộng sản của Hồ Chí Minh. b. Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu lý luận cách mạng vô s ản của ch ủ nghĩa Mác – Lênin Từ khi trở thành người cộng sản, cùng với việc nghiên c ứu chủ nghĩa Mác – Lenin, Người cũng đã thực hiện những nhiệm vụ đối với phong trào cộng sản và công nhân qu ốc t ế. Cũng trong thời gian này, Người đã xúc tiến mạnh mẽ việc nghiên c ứu lý luận gi ải phóng dân tộc theo học thuyết cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác - Lênin đ ể truy ền bá vào n ước ta, từng bước chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành l ập chính đảng c ộng s ản ở Việt Nam. Tiếp thu và nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, Nguyễn Ái Quốc hiểu được r ằng: ch ỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể giải phóng được các dân tộc bị áp bức và nh ững ng ười lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ. Trong quá trình tiếp thu lý luận Mác – Lênin, Nguyễn Ái Qu ốc rất chú tr ọng t ới lý luận về cách mạng không ngừng của Các Mác và Lênin. Phát hi ện ra vai trò l ịch s ử c ủa giai cấp vô sản trên toàn thế giới. Các Mác chủ trương thực hiện cuộc cách m ạng không ng ừng.
  7. Lê Nin đã phát triển lý luận cách mạng không ngừng này của Mác, trong điều kiện mới là thời đại đế quốc chủ nghĩa. Lênin đã chỉ rõ rằng: Trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, một dân tộc thực hành cách mạng dân tộc dân chủ mà có cương lĩnh đầy đủ, lại có một đảng cách m ạng chân chính lãnh đạo, thì khi giành thắng lợi có thể tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Nguyễn Ái Quốc đã nắm vững những đòi hỏi khách quan của Cách m ạng Vi ệt Nam trong giai đoạn đầu thế kỷ XX, đồng thời tiếp thu những kinh nghi ệm c ủa cách m ạng th ế giới và thực tiễn lý luận của cách mạng vô sản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Người xác định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Tóm lại, sau khi nghiên cứu lý luận cách mạng vô sản c ủa chủ nghĩa Mác – Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã nhận ra rằng: để mưu cầu độc lập cho dân tộc và h ạnh phúc cho nhân dân thì không có lựa chọn nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản, đi theo chủ nghĩa Mác – Lenin. Điều này đã cho thấy tính tất yếu của tính tất yếu của độc lập dân tộc gắn li ền v ới chủ nghĩa xã hội trong cách mạng Việt Nam. II. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐỘC LẬP DÂN TỘC VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (110 phút; Phương pháp giảng: thuyết trình, đàm thoại; Đ ồ dùng d ạy h ọc: b ảng phấn, giáo án lý thuyết) 1. Cách mạng Việt Nam có nhiều giai đoạn (20 phút) a. Cơ sở khách quan Cách mạng Việt Nam có nhiều giai đoạn được quy định bởi các mâu thuẫn có sẵn trong xã hội Việt Nam. Thực dân Pháp xâm lược và thống tr ị n ước ta, nh ưng chúng không th ủ tiêu chế độ phong kiến lạc hậu mà còn duy trì tri ều đình nhà Nguy ễn làm tay sai đ ể chúng d ễ bề thống trị và bóc lột nhân dân ta. Vì vậy, vào th ời đi ểm này, bên c ạnh mâu thu ẫn v ốn có giữa nhân dân ta mà chủ yếu là giữa nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến , xuất hiện thêm mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với thực dân Pháp và tay sai. Phải giải quyết được hai mâu thuẫn này thì mới đưa đất nước ta vào con đường phát triển được. Để làm được đi ều đó thì phải thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, đã m ở ra m ột th ời đ ại hoàn toàn mới không chỉ của riêng nước Nga, mà còn của lịch sử nhân loại – thời đại giải phóng các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc, thời đại từ chủ nghĩa tư bản tiến lên chủ nghĩa xã hội trong phạm
  8. vi thế giới. Do đó, từ đầu thế kỷ XX, cách mạng Vi ệt Nam thực hiện cách m ạng dân t ộc dân chủ tiến lên chủ nghĩa xã hội còn được quy định bởi tính chất thời đại. b. Mối quan hệ giữa các giai đoạn của cách mạng Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định: “Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa”. Hai giai đoạn của cách mạng Vi ệt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giai đoạn trước làm cơ sở cho giai đoạn sau, giai đoạn sau kế tiếp giai đoạn trước Theo quan điểm biện chứng của Hồ Chí Minh, hai giai đoạn của cách m ạng Vi ệt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giai đoạn trước gây những mầm mống cho giai đo ạn sau, giai đoạn sau kế tiếp giai đoạn trước. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là hai giai đoạn c ủa cách mạng Vi ệt Nam, nh ững giữa chúng không có bức tường ngăn cách mà có mối quan hệ biện chứng với nhau. Giai đo ạn cách mạng thực hiện độc lập dân tộc tạo ti ền đề cho giai đo ạn th ực hi ện ch ủ nghĩa xã h ội, và ngược lại thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ t ạo ra nh ững đi ều ki ện, c ơ s ở đ ể ti ếp tục nhiệm vụ giai đoạn trước, để thực hiện cuộc cách mạng độc lập dân tộc. Tóm lại, với sự nhận định và phân tích của Hồ Chí Minh về các giai đoạn c ủa cách mạng Việt Nam cũng như mối quan hệ của nó. Điều đó đã thể hi ện tư duy bi ện ch ứng v ề con đường cách mạng Việt Nam của Đảng ta. Và thực ti ễn cách m ạng n ước ta đã di ễn ra đúng như tư tưởng chỉ đạo của Hồ Chí Minh và Đảng ta: Độc lập dân tộc luôn gắn liền với chủ nghĩa xã hội. 2. Mối quan hệ của độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội (25 phút) a. Quan niệm về độc lập dân tộc của Hồ Chí Minh Quan niệm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong thời đại cách m ạng vô s ản đ ược thể hiện trên những luận điểm cơ bản sau đây: - Một là, độc lập dân tộc phải là một nền độc lập thực s ự, đ ộc l ập hoàn toàn v ới đ ầy đủ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, qu ốc phòng. Quyền độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Đối với một người dân mất nước, cái quý nhất trên đời là đ ộc l ập c ủa T ổ qu ốc, t ự do của nhân dân. Như Hồ Chí Minh đã từng nói: Cái mà tôi cần nhất trên đời là: Đ ồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập… Hồ Chí Minh là người đã đưa ra chân lý b ất h ủ, có giá trị cho mọi thời đại: “không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đó không ch ỉ là lý t ưởng mà còn là lẽ sống, là học thuyết cách mạng của Hồ Chí Minh, là lý do chi ến đ ấu, là ngu ồn s ức mạnh làm nên chiến thắng, nguồn động viên đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới. Nước Việt Nam của người Việt Nam, mọi vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia Vi ệt Nam phải do người Việt Nam tự giải quyết. Nhân dân Việt Nam không chấp nhận sự can thi ệp d ưới b ất
  9. cứ hình thức nào. Theo Hồ Chí Minh quyền độc lập dân t ộc là quyền thiêng liêng, là trên h ết, dù có phải hy sinh đến đâu cũng phải giành và giữ cho được quyền độc lập ấy. - Hai là, Giá trị thực sự của độc lập dân tộc phải được thể hiện ở các quyền tự do và hạnh phúc mà nhân dân được hưởng. Người từng nói: “Nếu nước được độc lập, mà dân không được hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” . Độc lập dân tộc phải được đặt trong khối thống nhất bền vững, đoàn kết chặt chẽ của các tộc người, các mi ền t ổ qu ốc, gi ữa các tôn giáo và t ất c ả các giai cấp, tầng lớp nhân dân yêu nước, đồng bào trong nước và kiều bào ở nước ngoài. - Ba là, Độc lập dân tộc trong hòa bình chân chính. Người chỉ rõ: chỉ có độc lập dân tộc thực sự trong m ột n ền hòa bình chân chính và ch ỉ có hòa bình mới có độc lập dân tộc. Và độc lập dân tộc phải gắn li ền v ới t ự do c ủa nhân dân. Trong thực tiễn cách mạng, Hồ Chí Minh luôn tiêu biểu cho ý chí độc lập tự do c ủa dân t ộc, và Người luôn tìm cách đẩy lùi chiến tranh, cứu vãn hòa bình. - Bốn là, kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân t ộc v ới Ch ủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế. Hồ Chí Minh khẳng định: quyền tự do, độc lập là quyền bất khả xâm phạm c ủa các dân tộc. Là một chiến sĩ quốc tế chân chính, Hồ Chí Minh không chỉ đ ấu tranh cho đ ộc l ập c ủa dân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc lập c ủa tất c ả các dân t ộc b ị áp b ức. Ch ủ nghĩa yêu nước chân chính luôn luôn thống nhất với chủ nghĩa quốc tế trong sáng ở Hồ Chí Minh. b. Độc lập dân tộc là đòi hỏi trước hết của cách mạng Việt Nam Thực dân Pháp xâm lược và thống trị nước ta, chúng đã thủ tiêu các quyền dân t ộc c ơ bản, biến nhân dân ta thành nô lệ. Cả dân tộc ta mâu thuẫn với thực dân đ ế qu ốc, do đó, đòi hỏi khách quan trước hết là chống thực dân Pháp và tay sai để đòi lại độc lập dân tộc. Thực dân Pháp duy trì giai cấp phong ki ến Vi ệt Nam làm tay sai, d ưới s ự th ống tr ị c ủa thực dân và tay sai, nhân dân ta không được hưởng m ột chút quyền t ự do dân ch ủ nào. Do vậy, đấu tranh cho dân tộc độc lập, nhân dân được h ưởng t ự do, dân ch ủ là hai n ội dung c ơ bản của cách mạng Việt Nam. Nhưng trong quan đi ểm c ủa Hồ Chí Minh, đ ấu tranh cho dân tộc phải là mục tiêu trước hết, vì nếu không đòi lại được độc lập dân t ộc thì quy ền l ợi c ủa các bộ phận, các giai cấp trong dân tộc đến vạn năm cũng không đòi lại được. Theo Hồ Chí Minh, đấu tranh cho độc lập dân tộc phải là mục tiêu trước hết, vì không đòi lại được độc lập dân tộc thì quyền lợi của các bộ phận, các giai c ấp trong dân t ộc đ ến vạn năm cũng không đòi lại được. Như vậy, đấu tranh cho độc lập dân tộc là mục tiêu tr ước h ết trong cách m ạng Vi ệt Nam. giải phóng dân tộc được thực hiện sẽ từng bước đáp ứng được vấn đ ề dân ch ủ cho nhân dân, ruộng đất về tay dân cày. c. Thực hiện độc lập dân tộc là chuẩn bị điều kiện tiên quyết để đi lên ch ủ nghĩa xã hội
  10. Trong quan điểm của Hồ Chí Minh, xây dựng chủ nghĩa xã h ội t ức là xây d ựng hoàn toàn mới trên tất cả các lĩnh vực chính trị, văn hóa và xã h ội. Và đi lên ch ủ nghĩa xã h ội là giai đoạn tiếp theo của giai đoạn đấu tranh cho độc lập dân tộc. B ởi th ế, th ực hi ện đ ộc l ập dân tộc là chuẩn bị điều kiện tiên quyết để đi lên chủ nghĩa xã hội. Về mặt chính trị, trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và cũng là quá trình xác lập và xây dựng đảng chính trị của giai cấp, của dân t ộc. xây dựng và phát huy vai trò c ủa khối đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đấu tranh giành chính quyền, xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân – đưa đảng của giai cấp, của dân tộc thành Đảng c ầm quyền. Đây là đi ều ki ện đ ể dân t ộc đi vào giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa mà không bắt đầu bằng một cuộc cách mạng xã hội. Về mặt kinh tế, trong đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng có nội dung đấu tranh về kinh tế và cũng là quá trình hình thành đường lối, chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước , mà mục đích là bồi dưỡng sức dân, nâng cao đời sống nhân dân về mọi mặt. Về mặt văn hóa – xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng đã chủ trương xây dựng một nền văn hóa mới, dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lê nin. Vì cách mạng độc lập dân tộc là cuộc cách mạng gi ải phóng dân t ộc, thoát kh ỏi ách áp bức của thực dân. Qua đó, xây dựng chủ nghĩa xã h ội đem l ại h ạnh phúc, t ự do th ực s ự cho nhân dân. Như lời Người từng nói: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi mong muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”. Tóm lại, lý luận và thực tiễn cách mạng nước ta đã làm sáng t ỏ m ối quan hệ gi ữa đ ộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội: Cách m ạng dân tộc dân ch ủ nhân dân ph ải phát tri ển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi cụ thể. 3. Chủ nghĩa xã hội trong mối quan hệ độc lập dân tộc gắn li ền v ới ch ủ nghĩa xã hội (45 phút) a. Chủ nghĩa xã hội là bước phát triển tất yếu của độc lập dân tộc Vận dụng tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin vào đi ều ki ện c ủa cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ rõ: tiến lên chủ nghĩa xã hội là b ước phát tri ển t ất yếu khi dân tộc đã giành được độc lập dân tộc. Nhưng làm cách mạng đ ộc l ập dân t ộc m ới ch ỉ làm cho nhân dân ta thoát khỏi ách nô lệ.Độc lập rồi, tự do rồi mà dân c ứ chết đói, chết rét thì đ ộc lập, tự do cũng chẳng để làm gì. Đất nước độc lập, tự do song nhân dân ta còn ph ải đ ược
  11. giải phóng triệt để về mặt xã hội, giai cấp, đói nghèo, ngu dốt. Hồ Chí Minh đã nêu rõ, sự nghiệp này là của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, chủ nghĩa xã hội là mục tiêu tất yếu của cách mạng Vi ệt Nam, nh ư ch ủ t ịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “ Trong thời đại ngày nay, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản trong phạm vi toàn thế giới; cách m ạng gi ải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng l ợi hoàn toàn”. b. Chủ nghĩa xã hội trong quan niệm Hồ Chí Minh Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, khái niệm chủ nghĩa xã hội hết sức dễ hiểu, đơn giản, gắn liền với thực tiễn… nhưng lại sâu sắc và mang tính khoa h ọc. H ồ Chí Minh cho rằng, chủ nghĩa xã hội phải là một chế độ xã hội do nhân dân làm chủ, một xã hội dân giàu, nước mạnh, văn minh, hạnh phúc; nhà máy, xí nghiệp, ngân hàng thuộc về tài sản công, các dân tộc trong nước đều bình đẳng, đoàn kết tương trợ lẫn nhau. Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ đặc trưng bản chất c ủa ch ủ nghĩa xã h ội. Theo Người, chủ nghĩa xã hội là một xã hội có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực l ượng sản xu ất hi ện đại, khoa học kỹ thuật tiến bộ và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Chủ nghĩa xã hội là một xã hội do nhân dân lao động làm chủ thông qua nhà nước của dân, do dân và vì dân. Là một xã hội công bằng hợp lý, làm nhiều hưởng nhi ểu, làm ít h ưởng ít; không còn áp bức giai cấp, không còn áp bức xã hội, thực hiện công bằng xã hội. Như vậy, chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện m ột hệ thống giá tr ị về độc lập, tự do, hạnh phúc, dân chủ, hòa bình – phản ánh khát v ọng tha thi ết c ủa loài người. c. Chủ nghĩa xã hội tạo cơ sở để củng cố vững chắc độc lập dân tộc Chủ nghĩa xã hội xóa bỏ nguyên nhân sâu xa c ủa tình tr ạng người bóc l ột ng ười. V ới chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, thủ tiêu chế độ tư hữu tư liệu sản xuất thì chủ nghĩa xã hội đã thực sự xóa bỏ nguồn gốc căn bản của xã hội người bóc lột người, đã tri ệt đ ể gi ải phóng con người, phát triển lực lượng sản xuất, tạo bước phát triển lớn chưa từng có cho dân tộc. Chủ nghĩa xã hội tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật cao, văn hóa phát tri ển, vì th ực ch ất cách mạng xã hội chủ nghĩa là tạo ra các điều kiện thực hi ện cuộc các m ạng v ề kinh t ế, văn
  12. hóa, khoa học kỹ thuật. Đây là một nhân tố căn bản để th ực hi ện c ủng c ố và gi ữ v ững n ền độc lập dân tộc. Xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng chế độ xã hội dân chủ, chế đ ộ do nhân dân là chủ và làm chủ. Đây là chìa khóa vạn năng đ ể nhân dân ta m ở ra m ột xã h ội m ới v ới s ức mạnh to lớn để củng cố và giữ vững nền độc lập dân tộc. Kết hợp những yếu tố trên tạo ra sức mạnh tổng hợp đ ể nhân dân ta c ủng c ố và gi ữ vững độc lập dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội. 4. Những điều kiện cơ bản cho độc lập dân tộc gắn liền với ch ủ nghĩa xã h ội ở Việt Nam (20 phút) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những điều kiện để độc lập dân t ộc gắn li ền v ới ch ủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, trong đó, Người đặc biệt nhấn mạnh ba điều kiện: a. Xác lập, giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Đây là điều kiện tiên quyết trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã h ội ở n ước ta. H ồ Chí Minh đã xác định rằng cách mệnh “tr ước hết phải có đảng cách m ệnh”. Vi ệc H ồ Chí Minh thành lập Đảng và Đảng thông qua Cương lĩnh đ ầu tiên về cách m ạng Vi ệt Nam đã xác lập vai trò lãnh đạo của một đảng mác xít – lê nin nít trong cu ộc đấu tranh c ủa nhân dân ta thực hiện độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Để giữ vững và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong suốt quá trình cách m ạng, Hồ Chí Minh luôn lưu ý Đảng phải định ra được đường l ối đúng đ ắn, th ường xuyên hoàn chỉnh đường lối cách mạng của mình, phải xây dựng, rèn luyện đ ội ngũ đ ảng viên th ật s ự trong sạch vững mạnh. Vì Đảng có vững mạnh, đội ngũ đảng viên th ực s ự là ng ười lãnh đ ạo và người đầy tớ của nhân dân thì mới có thể lãnh đạo nhân dân xây d ựng ch ủ nghĩa xã h ội và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa được. b. Thiết lập mối liên minh công – nông – tri th ức làm n ền t ảng xây d ựng kh ối đoàn kết dân tộc Theo Hồ Chí Minh, liên minh công – nông – tri thức là g ốc, là n ền t ảng c ủa cách m ạng Việt Nam. Khi lãnh đạo cuộc cách mạng giành độc lập dân t ộc, Người kh ẳng đ ịnh liên minh giai cấp công – nông là gốc của cách mạng. Còn khi bước vào công cu ộc xây d ựng ch ủ nghĩa xã hội, Người chỉ ra rằng, liên minh công - nông ph ải đoàn k ết v ới lao đ ộng trí óc đ ể t ạo ra nền tảng của khối đoàn kết toàn dân tộc.
  13. Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh, thì thực hiện đôc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội cần phải dựa trên cơ sở xây dựng vững chắc liên minh công – nông – tri th ức v ững chắc, làm gốc, làm nền tảng. Đặc biệt là phải thực hiện khối đại đoàn kết dân tộc. c. Thường xuyên gắn bó cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới Ngay từ khi xác định con đường cách mạng Việt Nam đi theo chủ nghĩa Mác – Lê nin. Hồ Chí Minh xác định con đường cách mạng Việt Nam là một b ộ ph ận c ủa cách m ạng th ế giới. Cách mạng Việt Nam có mối quan hệ biện chứng với cách mạng th ế gi ới. Và cách mạng nước ta phải chủ động hoàn thành nhiệm vụ của mình, góp phần vào sự thành công của cách mạng thế giới. Bởi thế mà Hồ Chí Minh chủ trương để thực hiện thành công cu ộc cách m ạng, thì trước hết phải tự lực tự cường, tự chủ, không ỷ lại. Hồ Chí Minh cho rằng, m ột dân t ộc mà không biết tự lực tự cường tự chủ thì dân tộc đó không xứng được hưởng độc lập, tự do. Mặt khác, cách mạng Việt Nam phải biết tranh thủ s ự ủng h ộ và giúp đ ỡ c ủa cách mạng thế giới làm tăng sức mạnh của mình để chiến thắng kẻ thù, đưa cách mạng đến thắng lợi hoàn toàn. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, những điều ki ện trên cũng chính là nh ưng bài h ọc lớn cho cách mạng việt nam, để thực hiện công cuộc cách mạng độc lập dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội. Tóm lại: Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rằng: “Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng xã hội chủ nghĩa”. Người cho r ằng: “N ước độc lập mà dân không được tự do thì độc lập ấy chẳng có nghĩa lý gì”. Dân ch ỉ biết rõ giá tr ị của độc lập tự do khi dân được ăn no, mặc đủ. Khi đất n ước độc lập thì ph ải đi đ ến dân có ăn, có mặc, có chỗ ở, phải được học hành. Và muốn có độc lập, tự do phải đấu tranh ch ống lại ách áp bức dân tộc của chủ nghĩa đế quốc. Cũng theo Người, chủ nghĩa xã hội thể hiện một hệ thống giá tr ị về độc lập, tự do, hạnh phúc, dân chủ, hòa bình – phản ánh khát vọng tha thiết của loài người. III. ĐỘC LẬP DÂN TỘC GẮN LIỀN VỚI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG Đ ỔI MỚI (60 phút; Phương pháp giảng: thuyết trình, đàm thoại; Đ ồ dùng d ạy h ọc: b ảng phấn, giáo án lý thuyết)
  14. 1. Đổi mới là tiếp tục con đường cách mạng đ ộc lập dân t ộc g ắn li ền v ới ch ủ nghĩa xã hội (25 phút) Dưới sự lãnh đạo của Đảng mà nền tảng lý luận là chủ nghĩa Mác – Lênin, t ư t ưởng Hồ Chí Minh. Đảng ta đã khẳng định: Thực hiện s ự nghiệp đ ổi m ới là toàn Đ ảng, toàn dân tiếp tục nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, ngọn c ờ vinh quang mà ch ủ tịch Hồ Chí Minh đã trao cho thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau. Bởi vậy, các đại hội của Đảng ở thời kỳ đổi mới luôn rút ra bài h ọc: trong quá trình đổi mới phải giữ vững và kiên trì mục tiêu độc lập dân t ộc và ch ủ nghĩa xã h ội trên n ền t ảng chủ nghĩa Mác – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. 2. Điều kiện mới của độc lập dân tộc gắn liền với ch ủ nghĩa xã h ội hi ện nay (15 phút) Thực hiện đổi mới là tiếp tục con đường cách mạng độc lập dân t ộc gắn li ền v ới ch ủ nghĩa xã hội, nhưng được thực hiện trong điều kiện mới: Hội nhập kinh tế thế giới là một xu hướng khách quan, khi cách mạng khoa h ọc công nghệ diễn ra với tốc độ cao, cho ra đời những phẩm trí tu ệ, t ạo ti ền đ ề cho s ự xu ất hi ện c ủa nền kinh tế mới cho các nước trên thế giới – nền kinh tế tri thức. Với sự xuất hiện c ủa kinh tế thị trường, các nền kinh tế không còn khép kín trong phạm vi biên giới ở mỗi quốc gia n ữa, mà đã mở rộng ra phạm vi toàn cầu. Cuộc cách mạng khoa học công ngh ệ phát tri ển ở t ất c ả các quốc gia, nó tác động trực tiếp đến cuộc sống c ủa con ng ười ở m ọi qu ốc gia. Các qu ốc gia dân tộc muốn tồn tại và phát triển, trong đó có Vi ệt Nam, đ ều ph ải tham gia vào dòng chảy của cuộc cách mạng khoa học công nghệ thế giới. Cách mạng khoa học công nghệ đã tạo ra sự bùng n ổ trong lĩnh v ực thông tin. Đ ặc biệt là khi internet trở nên phổ biến trên toàn cầu. Tuy vậy, bên cạnh những tác đ ộng tích c ực mà internet mang đến, thì cũng có nhiều ảnh h ưởng tiêu c ực xâm nh ập vào các qu ốc gia. Do vậy, mở cửa giao lưu quốc tế, những cuộc giao lưu văn hóa cũng đ ược gia tăng m ạnh m ẽ. Nhưng song hành với sự phát triển luôn đưa các quốc gia đứng tr ước m ột sự “xâm lăng v ề văn hóa”. Trong điều kiện mới như vậy, thì quan điểm về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội phải được chú ý một cách toàn diện, từ vấn đề đ ộc l ập, ch ủ quy ền v ề lãnh th ổ, an ninh quốc gia đến vấn đề độc lập về kinh tế, chính trị, văn hóa, và lối s ống xã h ội. Trong điều kiện các quốc gia có mối quan hệ sâu rộng với nhau trên nhiều mặt thì gi ữ v ững đ ộc l ập
  15. là không để đánh mất mình trong quá trình m ở c ửa và h ội nh ập. Trong tình hình đó, Đ ảng Cộng Sản Việt Nam đã xác định đường lối của cách mạng n ước ta là “Vi ệt Nam chủ đ ộng tích cực và hội nhập”. 3. Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam trong th ời kỳ đ ổi m ới (20 phút) Đảng ta đã xác định trong đường lối đổi mới hiện nay c ần phải th ực hi ện th ắng l ợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo v ệ v ững ch ắc n ền độc lập của tổ quốc. Đây chính là thực hiện độc lập dân tộc gắn li ền v ới ch ủ nghĩa xã h ội trong điều kiện lịch sử mới. Nhưng để thực hiện hai nhiệm vụ chi ến lược này thì c ần chú ý đến những điểm sau: - Phải bằng nguồn lực của đất nước, nhưng cũng cần chú ý đ ến vi ệc tranh th ủ các điều kiện quốc tế thuận lợi nhằm tăng nguồn lực xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Cần phải xác định rõ lộ trình, chủ động trong công cuộc h ội nh ập. Ph ải gi ữ gìn và làm giàu thêm bản sắc dân tộc, hòa nhập chứ không hòa tan. - Độc lập dân tộc gắn bó chặt chẽ với chủ nghĩa xã hội, và phải được thể hiện trong suốt cả quá trình đổi mới, trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. - Phải giữ vững định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội, đặc bi ệt là xây dựng n ền kinh t ế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tóm lại, Đổi mới là tiếp tục con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn li ền với ch ủ nghĩa xã hội. Trong điều kiện hiện nay, thì quan điểm về độc lập dân tộc gắn li ền v ới ch ủ nghĩa xã hội phải được chú ý một cách toàn diện, từ vấn đề đ ộc l ập, ch ủ quy ền v ề lãnh th ổ, an ninh quốc gia đến vấn đề độc lập về kinh tế, chính trị, văn hóa, và l ối s ống xã h ội. Và Đảng ta cũng đã xác định những nhiệm vụ chiến lược c ủa các mạng Vi ệt Nam trong th ời kỳ đổi mới. Bước 4: Củng cố bài (5 phút) Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nêu rõ: Hồ Chí Minh đã đề xướng đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Sau này được đúc kết lại trong khẩu hi ệu n ổi tiếng: Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản, nó thâm nh ập,
  16. xuyên suốt toàn bộ đường lối chiến lược, sách lược của Đảng ta, nó có giá tr ị ch ỉ đ ạo đ ối v ới tiến trình cách mạng Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2