intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu về scada

Chia sẻ: Bui Van Hien | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

690
lượt xem
320
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

SCADA (Supervisory Control And Data Acquisition) là một hệ thống thu thập dữ liệu,  giám sát và điều khiển các quá trình từ xa. Người vận hành có thể nhận biết và điều...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu về scada

  1. SCADA (Supervisory Control And Data Acquisition) là một hệ thống thu thập dữ liệu,  giám sát và điều khiển các quá trình từ xa. Người vận hành có thể nhận biết và điều  khiển hoạt động các thiết bị thông qua máy tính và mạng truyền thông 1. KHÁI NIỆM SCADA (Supervisory Control And Data Acquisition) là một hệ thống thu thập dữ liệu,  giám sát và điều khiển các quá trình từ xa. Người vận hành có thể nhận biết và điều  khiển hoạt động các thiết bị thông qua máy tính và mạng truyền thông. Nói cách khác,  SCADA thường được dùng để chỉ tất cả các hệ thống máy tính được thiết kế để thực hiện  các chức năng sau: * Thu thập dữ liệu từ các thiết thiết bị công nghiệp hoặc các cảm biến. * Xử lý và thực hiện các phép tính trên các dữ liệu thu thập được. * Hiển thị các dữ liệu thu thập được và kết quả đã xử lý. * Nhận các lệnh từ người điều hành và gửi các lệnh đó đến các thiết bị của nhà máy. * Xử lý các lệnh điều khiển tự động hoặc bằng tay một cách kịp thời và chính xác. 2. CẤU TRÚC CƠ BẢN CỦA MỘT HỆ THỐNG SCADA Một hệ thống SCADA cơ bản có các thành phần chính là: MTU, RTU và thành phần  truyền thông. 2.1. MTU ( Master Terminal Unit) MTU là trung tâm của một hệ thống SCADA, trong thực tế nó thường là một hệ máy tính  công nghiệp. MTU giao tiếp với người điều hành và RTU thông qua khối truyền thông.  Ngoài ra MTU còn được kết nối với các thiết bị ngoại vi như monitor, máy in và có thể kết  nối với mạng truyền thông. Nhiệm vụ của MTU bao gồm: * Cập nhật dữ liệu từ các thiết bị RTU và nhận lệnh từ người điều hành. * Xuất dữ liệu đến các thiết bị thi hành RTU. * Hiển thị các thông tin cần thiết về các quá trình cũng như trạng thái của các thiết bị lên  màn hình giúp cho người điều hành giám sát và điều khiển. * Lưu trữ, xử lý các thông tin và giao tiếp với các hệ thống thông tin khác.
  2. 2.2. RTU (Remote Terminal Unit) RTU thu nhận thông tin từ xa, thường đặt tại nơi làm việc để thu nhận dữ liệu và thông tin  từ các thiết bị hiện trường như các valve, các cảm biến, các đồng hồ đo… gửi đến MTU  để xử lý và thông báo cho người điều hành biết trạng thái hoạt động của các thiết bị hiện  trường. Mặt khác, nó nhận lệnh hay tín hiệu từ MTU để điều khiển hoạt động của các  thiết bị theo yêu cầu. Thông thường các RTU lưu giữ thông tin thu thập được trong bộ nhớ của nó và đợi yêu  cầu từ MTU mới truyền dữ liệu. Tuy nhiên, ngày nay các RTU hiện đại có các máy tính  và PLC có thể thực hiện điều khiển trực tiếp qua các địa điểm từ xa mà không cần định  hướng của MTU. 2.3. Khối truyền thông Là môi trường truyền thông giữa các khối thiết bị với nhau, bao gồm phần cứng và phần  mềm. Phần cứng: là các thiết bị kết nối như modem, hộp nối, cáp truyền và các thiết bị thu  phát vô tuyến (trong hệ thống không dây_ wireless), các trạm lặp (trong trường hợp  truyền đi xa). Phần mềm: đó là các giao thức truyền thông (protocol), các ngôn ngữ lập trình được  dùng để các thiết bị có thể giao tiếp với nhau. CPU của RTU nhận luồng dữ liệu nhị phân theo giao thức truyền thông. Các giao thức  có thể là giao thức mở như TCP\IP (Transmission Control Protocol and Internet Protocol)  hoặc các giao thức riêng. Những luồng thông tin được tổ chức theo mô hình 7 lớp  ISO/OSI. Mô hình OSI được sử dụng để đặt tiêu chuẩn cho cách trao đổi thông tin với  các giao thức. Truyền thông và dữ liệu RTU nhận thông tin của nó nhờ vào sự nhận  dạng mã trong dữ liệu truyền. Dữ liệu này được biên dịch và được CPU điều khiển thích  hợp tác động tại chỗ. 3. HỆ THỐNG SCADA HIỆN ĐẠI Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin. Các  hệ thống SCADA ngày nay cho phép thu thập dữ liệu, điều khiển và giám sát trên một  phạm vi rộng lớn hơn, có thể lên đến hàng ngàn hay thậm chí là cả hàng chục ngàn  kênh Input/Output với tốc độ nhanh và độ tin cậy cao nhờ vào các giao thức mở và các  mạng truyền thông như mạng PROFIBUS, WAN, LAN, INTHENET và cả mạng Internet.  Hầu hết các phần mềm SCADA ngày nay đều có hỗ trợ kết nối Internet. Mặt khác, trong  hệ thống SCADA ngày nay có các PLC có khả năng đảm nhận việc giám sát và điều  khiển tại các điểm cục bộ. Tuy nhiên, MTU vẫn không thể thiếu trong hệ thống SCADA.
  3. 3.1. Cấu trúc hệ thống Ngày nay, các hệ thống SCADA thế hệ mới được xây dựng theo cấu trúc phân bố, trong  đó máy chủ được phân bố trên một số các bộ xử lý được nối với nhau thông qua mạng  cục bộ (LAN). Trong đó, mỗi bộ xử lý có một nhiệm vụ riêng nhất định như: thu thập và  xử lý, xây dựng hiển thị, tạo báo cáo… và một số bộ xử lý dùng để dự phòng. Hệ thống được thiết kế theo giao thức mở và cơ chế Client – Server. Với: * IOS: module các ngõ vào ra dữ liệu (Data Input/Output Modules). * MMI: module giao tiếp giữa người và máy (Man­ Machine Interface). * HDC: module lưu trữ dữ liệu thu thập được trong quá khứ (Historical for Data Collection  Storage). * GW: cổng giao tiếp cho mạng LAN (Gateway for Inter­LAN Comunication). * APPS: module tính toán và xử lý ứng dụng (Aplication Calculation and Processing  Module).  3.2. Các đặc tính chính của hệ thống Các hệ thống SCADA hiện nay có các đặc tính sau: * Đồ họa hoàn toàn trong quá trình giám sát và điều khiển. * Có hệ thống lưu trữ dữ liệu (History) và hiển thị đồ thị quá trình, có khả năng hiển thị đa  tín hiệu. * Hệ thống cảnh báo và ghi nhận sự kiện (Alarm/ Event System). * Hỗ trợ các chuẩn truyền thông nối tiếp, song song và giao thức TCP/IP. * Hệ thống báo cáo, báo biểu theo chuẩn công nghiệp. * Hỗ trợ các chuẩn giao diện OPC, OLE/DB và các giao diện công nghiệp khác. * Khả năng tích hợp tín hiệu Video động. * Khả năng đồng bộ về thời gian với hệ thống cũng như giữa các Server và Client. 3.3. Đặc điểm về giao tiếp giữa người và máy Về phần giao tiếp giữa người và máy, các hệ thống SCADA ngày nay được trang bị các  khối hiển thị hình ảnh VDU (Video Display Unit), hiển thị đầy đủ hình ảnh đồ họa của 
  4. các quá trình. Ngoài ra còn có kèm theo mouse, trackball, joystick và bàn phím, các nút  điều khiển được thay thế bằng các biểu tượng (Icon) trên màn hình. Chúng được tác  động bằng mouse, bàn phím hay có thể chỉ tay lên biểu tượng trên màn hình đối với các  màn hình cảm ứng. Các thiết bị đó giúp cho người điều hành có khả năng: * Nhanh chóng hoán đổi giữa các hiển thị. * Nhanh chóng xem được chi tiết các thông tin được cập nhật. * Tạo và sửa đổi các hiển thị trực tiếp trên màn hình hệ thống. * Có những hiệu ứng đặc biệt giúp dễ dàng phân biệt trạng thái cũng như nhận biết dữ  liệu (Ví dụ: các màu khác nhau cho các trạng thái khác nhau).  Ngoài ra các VDU chạy trên môi trường Windows hay Windows­X còn giúp điều hành  viên có thể: Xem trên cùng một VDU nhiều mảng thông tin, và truy cập được các dữ liệu  nằm rải rác theo địa lý hoặc các dữ liệu thuộc các cơ sở dữ liệu khác nhau. Về các RTU, không còn là những thiết bị thụ động nữa mà chúng làm nhiệm vụ thu thập  và lưu giữ dữ liệu vùng. Nhiều mức xử lý dữ liệu và điều khiển được thực hiện tại các  RTU. Nhiều loại thiết bị có thể được nối vào các RTU như: PLC, máy đo lưu lượng, thiết bị lấy  chuẩn trong các bin hay các bồn chứa… Các RTU có thể được kết nối theo kiểu phân bố  hoặc kiểu phân cấp. Dữ liệu của các RTU được xử lý tại trạm chủ. Về cơ sở dữ liệu, các dữ liệu được lưu trữ không chỉ là dữ liệu đo đạc từ xa được tính toán  mà còn là các thông số bảo vệ, các sự kiện, các mẫu tin cũng như các cảnh báo. Do tính  chất phân bố của SCADA nên cơ sở dữ liệu cũng được phân bố. Cơ sở dữ liệu cũng có  thể liên hệ với hệ thống quản trị thông tin (Managerment Information System) và hệ  thống thông tin địa lý GIS (Geographic Information System). Ngoài ra, các dữ liệu có thể  được bảo mật bằng các password. còn tiếp .........  SCADA = Supervisory Control And Data Acquisition = Giám sát, Điều khiển và Thu  thập dữ liệu. Khái niệm được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và các nhà máy hiện đại. Đối với  một nhà máy hiện đại, khi xây dựng và đưa vào hoạt động, để có thể tạo ra được sản 
  5. phẩm đạt yêu cầu về chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường, nhà  máy cần được trang bị các máy móc hiện đại, đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng và  môi trường, độ an toàn, năng suất và tiết kiệm. Chính vì thế, việc tích hợp tự động hóa  nhà máy là một yêu cầu bức thiết được ra. Các hạng mục sản xuất được trang bị máy  móc tự động, phần mềm điều khiển hiện đại để tiết kiệm nhiên liệu, điện năng, nhân  công và đảm bảo chính xác theo yêu cầu. Thông thường SCADA được chia ra làm 3 cấp: Cấp vận hành (Cấp trường): Là cấp độ để các kỹ sư, công nhân vận hành, theo dõi hoạt động của thiết bị, các thông  số theo quy trình công nghệ đặt ra. Cấp điều khiển (Tại phòng điều khiển): Là cấp độ các kỹ sư điều khiển tự động sẽ giám sát, điều khiển các thông số, tình trạng  của các thiết bị và toàn bộ dây truyền sản xuất theo quy trình đã đặt ra bằng thao tác,  theo dõi trên bảng thông số, màn hình hiển thị và điều khiển qua giao diện phần mềm  (HMI­Human Machine Interface) hay bàn điều khiển (Operator Panel). Cấp giám sát, quản lý: Có 2 hình thức tương đương nhau: + Giám sát tại nhà máy (Tại nhà vận hành):Nhà quản lý sẽ theo dõi các thông số, tình  trạng thiết bị và toàn bộ hoạt động của dây truyền sản xuất theo yêu cầu qua giao diện  máy tính được kết nối trực tiếp với phòng điều khiển qua đó có thể nắm được tình hình  sản xuất, tình trạng vật tư thiết bị, lên kế hoạch sản xuất ,truyền tải,… + Giám sát từ xa (Tại trung tâm): Tại trung tâm của tổng công ty, nhà quản lý tại đây  có thể theo dõi, giám sát mọi họat động của nhà máy thông qua máy tính được kết nối từ  xa qua mạng. Từ đó có kế hoạch sản xuất, điều độ, bán hàng và nhập hàng. Thiết bị của hệ thống SCADA: Phần cứng: Để xây dựng hệ thống SCADA cho nhà máy cần các phần cứng sau: Máy tính công nghiệp (IPC) Bộ tích hợp thiết bị (Kết nối và thu thập dữ liệu lên máy tính) hiết bị mạng (Switch, Router,…)
  6. Phần mềm: Phần mềm cho giám sát điều khiển: Tạo ra giao diện hiển thị các thông số, điều khiển qua giao diện hiển thị, lưu trữ dữ liệu  vào cơ sở dữ liệu. (Mỗi máy có 1 license và theo số điểm tích hợp điều khiển I/O point). Phần mềm giám sát, quản lý: Hiển thị các thông số, lưu trữ các dữ liệu vào cơ sở dữ liệu (Giao diện có thể là web  navigator) Các phần mềm phụ trợ: Kết nối mạng, kết nối PLC –IPC, … Mạng kết nối: Các hình thức có thể sử dụng: Đường truyền lease­line: Là kênh thuê bao riêng của của bưu điện cho phép truyền dữ liệu với tốc độ cao bằng  các thiết bị đầu cuối bằng modem truyền thống, tốc độ tối đa cho phép 19.2 kb/s. (của  riêng nhà máy­private line) Đường truyền cáp quang: Dùng cáp quang để truyền dữ liệu từ nhà máy về trung tâm (có thể thuê của bưu điện  hoặc tự kéo cáp nếu khoảng cách gần) với khoảng cách xa, băng thông rộng, tin cậy, tốc  độ cao. Tại mỗi đầu phải có thiết bị chuyển đổi quang để kết nối với máy tính. Đường truyền ADSL: Là đường truyền internet băng thông rộng, cho phép dữ liệu với tốc độ cao, dễ kết nối.  (Là mạng công cộng) Khả năng tích hợp vào các hệ thống tại trung tâm: Tại trung tâm, nhà quản lý không chỉ thu nhận và giám sát các thông tin liên quan đến  các nhà máy điện từ xa qua mạng mà còn giám sát và quản lý nhiều hệ thống khác:  trung tâm dữ liệu (thu thập toàn bộ các dữ liệu chuyên nghành và tích hợp vào các hệ  thống con của tầng dữ liệu, truyền hình hội nghị (tele conference), tổng đài điện thoại  (PABX), bán hàng & thương mại điện tử (e­commerce), tư vấn và các dịch vụ điện tử sử  dụng nội bộ và cho thuê, …Tất cả các dịch vụ này đều không chỉ thuần túy về kỹ thuật 
  7. và còn liên quan đến các vấn đề về thông tin, quản lý, bán hàng, định hướng, phát triển  và các dịch vụ giá trị gia tăng. Hệ thống SCADA sẽ xây dựng hoàn toàn có thể tích hợp để giám sát từ xa trên cùng  một máy tính tại trung tâm, luồng dữ liệu thu thập từ nhà máy được lưu giữ trong cơ sở dữ  liệu nên hoàn toàn có thể dùng để tạo các báo về các họat động có liên quan. Tuy nhiên  hệ thống điều khiển giám sát SCADA vẫn hoạt động độc lập mà không bị phụ thuộc hay  cản trở từ bất kỳ hệ thống nào khác kể cả khi các hệ thống khác gặp sự cố, hệ thống  SCADA vẫn hoạt động bình thường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2