intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tái sinh chồi đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) từ callus của mô lá

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

22
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rễ đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) là một vị thuốc quan trọng trong các bài thuốc Đông y cổ truyền. Đây là nguồn dược liệu tiềm năng ứng dụng trong điều trị bệnh tim mạch. Các cây đan sâm được nhân giống in vitro với nguyên liệu khởi đầu là hạt được nhập khẩu từ Trung Quốc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tái sinh chồi đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) từ callus của mô lá

  1. BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.000110 TÁI SINH CHỒI ĐAN SÂM (Salvia miltiorrhiza Bunge) TỪ CALLUS CỦA MÔ LÁ Vũ Thị Bích Huyền1,*, Phạm Thị Hồng Hoa1, Nguyễn Xuân Viết1, Phạm Ngọc Bách2, Lê Thị Tuyết Mai1. Tóm tắt: Rễ đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) là một vị thuốc quan trọng trong các bài thuốc Đông y cổ truyền. Đây là nguồn dược liệu tiềm năng ứng dụng trong điều trị bệnh tim mạch. Các cây đan sâm được nhân giống in vitro với nguyên liệu khởi đầu là hạt được nhập khẩu từ Trung Quốc. Hạt được khử trùng với dung dịch NaOCl 20% trong 5 phút cho tỉ lệ hạt nảy mầm đạt cao nhất là 42,22%. Callus tạo ra từ mảnh lá in vitro trong môi trường MS chứa 0,5 mg/L 2,4-D; 0,5 mg/L BAP với tỉ lệ tạo callus là 100% cho khả năng tái sinh chồi cao. Môi trường tối ưu tái sinh chồi từ callus là MS bổ sung 1 mg/L kinetin và 3 mg/L BAP cho tỉ lệ đạt 54,44% và số lượng chồi/mẫu đạt 9,88 sau 8 tuần nuôi cấy. Chồi tái sinh được nuôi dưỡng trong MS bổ sung 0,5 mg/L kinetin và ra rễ trên môi trường MS. Từ khóa: Salvia miltiorrhiza Bunge, callus, in vitro, tái sinh chồi. 1. MỞ ĐẦU Đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge), hay gọi là huyết sâm, xích sâm, tử đan sâm…, thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae), bộ Hoa môi (Lamiales), phân lớp Cúc (Asteridae), lớp Hai lá mầm (Dicotyledones), ngành Hạt kín (Angiospermae). Loài cây này có nguồn gốc từ Trung Quốc và được nhập khẩu vào nước ta từ năm 1960 (Luật và nnk., 2014). Rễ cây đan sâm là một vị thuốc quan trọng trong các bài thuốc bổ huyết, điều huyết của Đông y điều trị các bệnh liên quan đến mạch vành và mạch máu não (Su et al., 2015). Nó được đánh giá là nguồn dược liệu tiềm năng điều trị những bệnh liên quan đến tim mạch (Wang et al., 2017). Tanshinone IIA, một thành phần được phát hiện trong rễ đan sâm, có tác dụng ức chế sự hoạt hoá tiểu cầu, làm giảm quá trình tạo fibrin, làm giảm sự vón cục máu trong mạch máu (Maione et al., 2014). Các thành phần trong rễ cây đan sâm được báo cáo với rất nhiều tác dụng như chống oxy hoá (Jiang et al., 2015), ức chế tế bào ung thư (Lu et al., 2016), chống viêm, kháng khuẩn, chống xơ hoá (Ma et al., 2016; Su et al., 2015), có khả năng phục hồi các tế bào Alzheimer (Zhang et al., 2019), ngăn ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường (Jia et al., 2019). Đan sâm có khả năng nhân giống vô tính từ rễ củ hoặc hữu tính từ hạt (Luật và nnk., 2014). Tuy nhiên, do nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, do đó việc ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô, tế bào thực vật trong bảo tồn, nhân giống và phát triển loài này là rất cấp thiết. Cho đến nay, nhân giống in vitro loài đan sâm đã được nghiên cứu rộng rãi ở Trung Quốc (Feng et al., 2004). Tsai et al., (2016) đã nhận định rằng chất kích thích sinh trưởng 1Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2Công ty Cổ phần Y dược Hải Thiên *Email: bichhuyenbh88@gmail.com
  2. 888 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM TDZ (thidiazuron) có hiệu quả cao trong việc tái sinh chồi in vitro trực tiếp và gián tiếp. Thành phần hoá học của đan sâm được nhân giống in vitro có chứa tất cả các chất có hoạt tính sinh học như axit salvianolic B, dihydrotanshinon I, cryptotanshinon, tanshinon I và tanshinon IIA (Tsai et al., 2015). Tại Việt Nam, nghiên cứu cảm ứng tạo rễ tơ đan sâm từ ba vật liệu được (lá, cuống lá và đoạn thân) lây nhiễm với vi khuẩn Agrobacterium rhizogenes ATCC 15834 cho thấy mô lá là vật liệu thích hợp để cảm ứng rễ tơ. Nghiên cứu này hướng đến việc sản xuất sinh khối dược liệu phục vụ cho khai thác các hợp chất thứ cấp có hoạt tính sinh học (Thảo et al., 2015). Bên cạnh đó, Vinh và nnk (2014) đã nhân giống in vitro đan sâm bằng cách tạo cụm chồi từ những đoạn thân (Vinh et al., 2014). Tuy nhiên, những nghiên cứu tái sinh cây in vitro từ callus ở nước ta còn rất hạn chế. Nghiên cứu này báo cáo về kết quả tái sinh cây Salvia miltiorrhiza Bunge từ callus của mô lá nhằm bảo tồn nguồn gen in vitro cũng như có thể cung cấp nguồn cây giống lớn cho việc phát triển vườn dược liệu ở nước ta. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu Hạt đan sâm được thu mua tại tỉnh An Huy, Trung Quốc bởi Công ty Cổ phần Y dược Hải Thiên (Thanh Xuân, Hà Nội). 2.2. Bố trí thí nghiệm Hạt đan sâm được khử trùng và nuôi cấy trên môi trường MS tạo cây hoàn chỉnh, là vật liệu khởi đầu để nhân giống in vitro. Lá của cây in vitro được cắt thành những mảnh nhỏ và nuôi cấy trong môi trường tạo callus. Callus tạo ra được nuôi cấy trong môi trường tái sinh để tạo chồi tái sinh. Chồi tái sinh được dưỡng chồi để phát triển đến kích thước nhất định và cho ra rễ trên môi trường MS. Thí nghiệm được thực hiện như sau: Khử trùng hạt: Hạt đan sâm được rửa với xà phòng loãng và nước cất nhiều lần, sau đó được tiến hành khử trùng trong tủ cấy theo phương pháp của Lê Tiến Vinh và cộng sự, có cải tiến (Vinh et al., 2014). Ngâm hạt với cồn 70o (1 phút), sau đó ngâm trong NaOCl 20% và HgCl2 0,1% với các khoảng thời gian khác nhau. Rửa sạch hạt bằng nước cất khử trùng nhiều lần và gieo hạt trên môi trường MS bổ sung 30 g/L sucrose và 7 g/L agar để tạo vật liệu nuôi cấy khởi đầu là cây in vitro. Theo dõi và ghi nhận tỉ lệ nảy mầm của hạt sau 4 tuần gieo hạt. Tạo callus từ mô lá: Lá của cây in vitro mọc từ hạt được cắt thành những mảnh nhỏ (5x5 mm) và nuôi cấy trên môi trường tạo callus theo phương pháp của Tsai và cộng sự, có cải tiến (Tsai et al., 2015). Môi trường tạo callus là môi trường cơ bản MS có bổ sung BAP; 2,4-D với nồng độ khác nhau; 30 g/L đường sucrose; 7 g/L agar; pH 5,7 - 5,8; ở 25 ± 2 oC và nuôi trong tối. Sau 3 tuần nuôi cấy, đánh giá tỉ lệ tạo callus và đặc điểm của callus. Tái sinh chồi từ callus: Callus được chuyển sang môi trường tái sinh chồi theo phương pháp của Tsai và cộng sự, có cải tiến về công thức tái sinh chồi (Tsai et al., 2015). Callus tạo ra từ các công thức môi trường khác nhau được nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung 2,4-D; kinetin và BAP với hàm lượng khác nhau; 30 g/L đường saccarose; 7 g/L
  3. PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 889 agar; trong điều kiện nhiệt độ 25 ± 2oC, thời gian chiếu sáng 16 giờ/ngày với cường độ 2800 lux. Sau 8 tuần nuôi cấy, đánh giá tỉ lệ tái sinh chồi từ callus. Dưỡng chồi, ra rễ: Chồi tái sinh từ callus với 2 - 4 lá; cao 2,0 - 2,5 cm được chuyển sang môi trường MS bổ sung kinetin với các hàm lượng khác nhau, 30 g/L đường saccarose, 7 g/L agar để dưỡng chồi. Theo dõi khả năng sinh trưởng của chồi con bằng việc đo chiều dài của chồi, số lượng lá của chồi trước và sau 4 tuần nuôi cấy. Chồi đạt kích thước 4,0 - 5,0 cm tiến hành ra rễ trên môi trường MS để tạo cây hoàn chỉnh. 2.3. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm Excel và Stata 10.1. 2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thí nghiệm được tiến hành tại Phòng thí nghiệm Nuôi cấy mô tế bào thực vật (Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) từ tháng 5/2016 - tháng 5/2017. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khử trùng và tạo vật liệu khởi đầu Hạt đan sâm được khử trùng với các dung dịch NaClO và HgCl2 trong các khoảng thời gian khác nhau. Kết quả xác định điều kiện khử trùng hạt tạo vật liệu khởi đầu được thể hiện trong Bảng 1, Hình 1. Bảng 1. Kết quả khử trùng hạt và tỉ lệ nảy mầm của hạt Công Thời gian khử Số hạt Tỉ lệ mẫu sạch thức trùng (phút) Tỉ lệ mẫu bị thí khử NaClO HgCl2 Nảy mầm Không nảy nhiễm (%) nghiệm trùng 20% 0,1% (%) mầm (%) CT1 3 - 45 25,93b ± 2,05 28,89a,b ± 3,74 45,19c ± 1,70 c a CT2 5 - 45 42,22 ± 1,63 23,70 ± 3,68 34,07b ± 2,05 b b CT3 10 - 45 31,11 ± 0,82 30,37 ± 1,70 38,52b ± 1,25 CT4 5 3 45 18,52a ± 1,70 54,81c ± 2,49 26,67a ± 0,82 a c, CT5 5 5 45 16,30 ± 1,25 58,52 ± 0,94 25,19a ± 0,47 a d CT6 5 10 45 15,56 ± 0,82 64,44 ± 0,82 20,00a ± 1,41 a c,d CT7 10 5 45 17,04 ± 1,25 60,74 ± 2,62 22,22a ± 1,63 Các giá trị trong cùng một cột với chữ cái khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức p
  4. 890 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM có khả năng xuyên sâu, trong khi hạt đan sâm có kích thước nhỏ, dễ bị ảnh hưởng độc hại của HgCl2 và cho tỉ lệ nảy mầm thấp. Như vậy, công thức khử trùng phù hợp với hạt đan sâm là sử dụng NaOCl 20% trong 5 phút. Hình 1. Hạt đan sâm được khử trùng theo CT2 nảy mầm trong môi trường MS sau 4 tuần nuôi cấy 3.2. Tạo callus Mảnh lá có kích thước (5x5 mm) được nuôi cấy trên các môi trường khác nhau để tạo callus. Tỉ lệ tạo callus và đặc điểm của callus được thể hiện trong Bảng 2. Bảng 2. Ảnh hưởng của nồng độ 2,4-D và BAP đến sự tạo callus từ mô lá in vitro MS Tỉ lệ tạo Công Số mẫu 2,4-D BAP callus Đặc điểm của callus thức nuôi cấy (mg/L) (mg/L) (%) C1 0 0,5 60 0 - C2 0,5 0 60 100 Màu trắng vàng, mềm, ướt, bở Màu trắng hơi xanh, cứng, xốp, C3 0,5 0,5 60 100 phát triển tốt Màu trắng hơi xanh, cứng, xốp, C4 1,0 0,5 60 100 kích thước nhỏ C5 2,0 0,5 60 100 Màu vàng nhạt, mềm nhũn, ướt Vai trò của 2,4-D kết hợp với một số hoá chất trong việc tạo callus đan sâm cũng đã được một số tác giả nhận định. Tsai và cộng sự (2015) đã tạo được callus trên môi trường MS có sự kết hợp của 2,4-D và TDZ (Tsai et al., 2015). Zhao et al. (2010) tạo callus từ đốt thân trên môi trường MS bổ sung 0,5 mg/L BAP và 0,5 mg/L 2,4-D (Zhao et al., 2010a). Trong nghiên cứu này, với môi trường không có hoocmon 2,4-D mà chỉ bổ sung 0,5 mg/L BAP (C1), callus không được tạo ra. Trong môi trường MS chỉ chứa 0,5 mg/L 2,4-D và không chứa BAP (C2) và MS bổ sung 2,0 mg/L 2,4-D; 0,5 mg/L BAP (C5), callus được hình thành có đặc điểm là mềm, ướt. Loại callus này không được nhận định phù hợp để tái sinh chồi. Hai công thức môi trường MS có bổ sung 0,5 mg/L BAP; 2,4-D với nồng độ 0,5 mg/L (C3) và 1,0 mg/L (C4) cho callus màu trắng, cứng, xốp. Callus tạo ra trên môi
  5. PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 891 trường C3 và C4 được sử dụng trong nghiên cứu tiếp theo, nghiên cứu tái sinh chồi gián tiếp qua callus. 3.3. Tái sinh chồi từ callus Callus tạo ra từ môi trường C3 và C4, sau đây chúng tôi sẽ gọi là callus C3 và callus C4, được chuyển sang môi trường tái sinh. Sau 8 tuần nuôi cấy, kết quả nghiên cứu được ghi nhận ở Bảng 3 và Hình 2. Bảng 3. Tỉ lệ tái sinh chồi từ callus Công MS bổ sung các hoocmon (mg/L) Số Loại Tỉ lệ tái sinh Số chồi/mẫu thức 2,4-D Kinetin BAP callus callus (%) 0; 0,5; 1; 2; C3 và G1 0,5 0,5 30 0 - 2,5; 3 và 4 C4 G2 0 1,0 0; 0,5; 1; 1,5 30 C3 và C4 0 - C3 12,22a ± 0,47 3,17 ± 0,72 G3 0 1,0 2,0 30 C4 0 - b,c C3 31,11 ± 0,94 4,90 ± 0,65 G4 0 1,0 2,5 30 C4 14,44a ± 1,25 2,44 ± 0,59 C3 54,44d ± 1,57 9,88 ± 1,00 G5 0 1,0 3 30 C4 36,67c ± 2,72 4,75 ± 0,72 C3 26,67b ± 0,82 5,30 ± 0,49 G6 0 1,0 4 30 C4 15,56a ± 0,47 4,12 ± 1,16 Các giá trị trong cùng một cột với chữ cái khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức p
  6. 892 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Hình 2. Chồi được tái sinh từ callus C3 trên môi trường G5 sau 2 tuần nuôi cấy (A) và sau 6 tuần nuôi cấy (B) 3.4. Ảnh hưởng của kinetin đến sự dưỡng chồi Bảng 4. Ảnh hưởng của kinetin đến sự dưỡng chồi Chiều Chiều Chiều cao Kinetin Số lá/chồi Số lá/chồi Số lá/chồi cao/chồi ban cao/chồi sau tăng trưởng (mg/L) ban đầu sau 4 tuần tăng thêm đầu (cm) 4 tuần (cm) (cm) 0 2,21 4,50 3,10 6,30 2,29 3,20 0,5 2,22 6,03 2,90 6,90 3,81 4,00 1 2,16 3,85 2,90 5,70 1,69 2,80 1,5 2,19 3,56 3,00 5,50 1,37 2,50 2 2,23 3,31 2,90 4,70 1,08 1,80 Hình 3. Chồi và cây đan sâm in vitro trong môi trường nuôi cấy (A) Chồi ban đầu được nuôi cấy trên MS + 0,5 mg/L kinetin ; (B) Chồi sau 4 tuần nuôi cấy trên MS + 0,5 mg/L kinetin ; (C) Chồi ra rễ tạo cây hoàn chỉnh trong môi trường MS sau 4 tuần nuôi cấy Chồi tái sinh có chiều cao 2,0-2,5 cm; 2-4 lá được chuyển sang môi trường dưỡng chồi là môi trường MS có bổ sung kinetin với các nồng độ khác nhau. Đặc điểm của các chồi được dưỡng sau 4 tuần nuôi cấy được thể hiện trong Bảng 4 và Hình 3A, 3B.
  7. PHẦN II. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 893 Chồi được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 0,5 mg/L kinetin cho sự tăng trưởng chiều cao của chồi tốt nhất với 3,81 cm và số lá/chồi tăng thêm là 4,00. Chiều cao và số lá của chồi giảm khi nồng độ kinetin bổ sung vào môi trường tăng lên. Kinetin có thể kích thích sự phân chia tế bào, nhưng khi nồng độ tăng lên cao hơn quá sẽ làm giảm ưu thế ngọn, từ chồi ban đầu phát triển và hình thành cụm chồi làm chiều cao và chất lượng chồi giảm đi, điều đó là không phù hợp với mong muốn dưỡng chồi là tạo chồi khỏe, kéo dài chồi trước khi sang môi trường tạo rễ. Chồi với kích thước 4-5 cm được chuyển sang môi trường MS và tạo rễ trên môi trường này với tỉ lệ 100% (Hình 3C). KẾT LUẬN Hạt đan sâm được khử trùng hiệu quả trong NaOCl 20% (5 phút) cho tỉ lệ hạt nảy mầm 42,22% tạo vật liệu khởi đầu là cây in vitro. Callus được hình thành từ mảnh lá in vitro trên môi trường MS bổ sung 0,5 mg/L 2,4-D và 0,5 mg/L BAP có khả năng tái sinh với tỉ lệ 54,44% trên môi trường MS bổ sung 1 mg/L kinetin và 3 mg/L BAP. Chồi được dưỡng trên môi trường MS bổ sung 0,5 mg/L kinetin và ra rễ trong môi trường MS. TÀI LIỆU THAM KHẢO Feng L. L., Guo S. J., Zhou S. Y., Fan M. H. & Zhou J. Y. 2004. Research on propagative technique of Salvia miltiorrhiza Bunge in vitro. Journal of Wuhan Botanical Research 22(5): 463-468. Gupta S. K., Liu R. B., Liaw S. Y., Chan H. S. & Tsay H. S. 2011. Enhanced tanshinone production in hairy roots of Salvia miltiorrhiza Bunge under the influence of plant growth regulators in liquid culture. Botanical Studies 52(4): 435-443. Jia Q., Zhu R., Tian Y., Chen B., Li R., Li L., Wang L., Che Y., Zhao D., Mo F., Gao S. & Zhang D. 2019. Salvia miltiorrhiza in diabetes: A review of its pharmacology, phytochemistry, and safety. Phytomedicine 58: 152871-152888. Jiang Y., Wang L., Zhang L., Wang T., Zhou Y., Ding C., Yang R., Wang X. & Yu L. 2015. Optimization of extraction and antioxidant activity of polysaccharides from Salvia miltiorrhiza Bunge residue. Int. J. Biol. Macromol. 79: 533-541. Liu B. L., Fan Z. B., Liu Z. Q., Qiu X. H. & Jiang Y. H. 2018. Comparison of phytochemical and antioxidant activities in micropropagated and seed-derived Salvia miltiorrhiza plants. Hort Science 53: 1038-1044. Lu J., Wu W., Zhang Y., Tang S., Ye M. & Jiang C. 2016. Anticancer potential of Salvia miltiorrhiza and its tanshinones: an efficacy perspective. Botanics: Targets and Therapy 6: 45-58. Ngô Quốc Luật, Trần Danh Việt, Đào Văn Núi, Trần Thị Lan & Lê Tiến Vinh. 2014. Nghiên cứu di thực cây đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge) tại Việt Nam. Tạp chí Dược học, 54 (6): 65-70. Ma S., Zhang D., Lou H., Sun L. & Ji J. 2016. Evaluation of the anti-inflammatory activities of tanshinones isolated from Salvia miltiorrhiza var. alba roots in THP-1 macrophages. J. Ethnopharmacol. 188: 193-199. Maione F., De Feo V., Caiazzo E., De Martino L., Cicala C. & Mascolo N. 2014. Tanshinone IIA, a major component of Salvia milthorriza Bunge, inhibits platelet activation via Erk-2 signaling pathway. J. Ethnopharmacol. 155: 1236-1242. Su C. Y., Ming Q. L., Rahman K., Han T. & Qin L. P. 2015. Salvia miltiorrhiza: Traditional medicinal uses, chemistry, and pharmacology. Chin. J. Nat. Med. 13: 163-182.
  8. 894 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Ninh Thị Thảo, Lê Tiến Vinh, Lã Hoàng Anh, Nguyễn Thị Thủy & Nguyễn Thị Phương Thảo. 2015. Nghiên cứu cảm ứng và nuôi cấy rễ tơ cây đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge). Tạp chí Khoa học và Phát triển,13(2): 251-258. Tsai K. L., Chen E. G. & Chen J. T. 2015. Thidiazuron-induced efficient propagation of Salvia miltiorrhiza through in vitro organogenesis and medicinal constituents of regenerated plants. Acta Physiologiae Plantarum 38: 29-38. Lê Tiến Vinh, Ninh Thị Thảo, Lã Hoàng Anh, Nguyễn Thị Thủy & Nguyễn Thị Phương Thảo. 2014. Quy trình nhân giống in vitro cây đan sâm (Salvia miltiorrhiza Bunge). Tạp chí Khoa học và Phát triển, 12(5): 744-752. Wang L., Ma R., Liu C., Liu H., Zhu R., Guo S., Tang M., Li Y., Niu J., Fu M., Gao S. & Zhang D. 2017. Salvia miltiorrhiza: A potential red light to the development of cardiovascular diseases. Curr. Pharm . Des 23: 1077-1097. Zhang M., Liu Y., Liu M., Liu B., Li N., Dong X. & Hong Z. 2019. UHPLC-QTOF/MS-based metabolomics investigation for the protective mechanism of Danshen in Alzheimer's disease cell model induced by Abeta1-42. Metabolomics 15(2): 13-26. Zhao D., Cao X., Qiu G., Liu B., Lu J. & Pan Y. 2010a. Tissue culture and plantlets regeneration of Salvia miltiorrhiza Bunge. J.Beijing Univ. Agric. 25: 5-7. SHOOT REGENERATION OF Salvia miltiorrhiza Bunge FROM CALLUS OF LEAF TISSUE Vu Thi Bich Huyen1,*, Pham Thi Hong Hoa1, Nguyen Xuan Viet1, Pham Ngoc Bach2, Le Thi Tuyet Mai1 Abstract: The root of Salvia miltiorrhiza Bunge is an important material in traditional medicine. It is a potential medicinal herb for the treatment of cardiovascular disease. Salvia miltiorrhiza Bunge was propagated in vitro though initial material was from seeds imported from China. The seeds were sterilized with 20% NaOCl solution for 5 minutes for the highest germination rate of 42.22%. Callus having high shoot regeneration ability were inducted from in leaf fragments in MS medium containing 0.5 mg/L 2.4-D and 0.5 mg/L BAP with the rate of callus formation at 100%. The MS medium supplemented with 1 mg/L kinetin and 3 mg/L BAP was an optimum medium for shoot regeneration from callus with a shoot formation rate of 54.44%. Additionally, the number of shoots per sample reached 9.88 after 8 weeks of culture. Regenerated shoots were cultured for growth in MS medium supplemented with 0.5 mg/L kinetin and grown roots on MS medium. Keywords: Salvia miltiorrhiza Bunge, callus, in vitro, shoot regeneration. 1Hanoi National University of Education 2HaiThien Pharmacy Medicine JSC *Email: bichhuyenbh88@gmail.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2