intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

Chia sẻ: ViSteveballmer ViSteveballmer | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

33
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) luôn là một bài toán khó giải đối với các nền kinh tế trên thế giới. Tài trợ bằng nợ hay vốn cổ phần đều tồn tại những vấn đề từ cả phía doanh nghiệp và môi trường hoạt động. Bài viết này sẽ nghiên cứu tình hình tài trợ của DNNVV và đưa ra các giải pháp khuyến nghị để tháo gỡ tình trạng này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam

  1. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) TÀI TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI VIỆT NAM FINANCING SMALL AND MEDIUM ENTERPRISES IN VIETNAM ThS. Nguyễn Thanh Thảo, ThS. Đoàn Thị Liên Hương Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Tài trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) luôn là một bài toán khó giải đối với các nền kinh tế trên thế giới. Tài trợ bằng nợ hay vốn cổ phần đều tồn tại những vấn đề từ cả phía doanh nghiệp và môi trường hoạt động. Đặc biệt ở Việt Nam, sau khủng hoảng tài chính 2007-2009, ng n hàng và nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn trong việc cho vay c ng như đầu tư vốn. Do đó mà tình hình tiếp cận nguồn tài trợ của DNNVV càng trở nên khó khăn, các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khát vốn mặc d đang có các cơ hội đầu tư sản xuất tiềm năng. Do đó, bài này sẽ nghiên cứu tình hình tài trợ của DNNVV và đưa ra các giải pháp khuyến nghị để tháo gỡ tình trạng này. Từ khóa: Tài trợ; doanh nghiệp nhỏ và vừa; tiếp cận nguồn vốn. ABSTRACT Financing SMEs is a tricky puzzle to all economies in the world. Using debt or equity has its own issues coming from both company and environment. Especially in Vietnam, after the financial crisis 2007-2009, bank institutions and investors is becoming more prudent in providing capital to the market. Therefore, accessing external capital is becoming more difficult for SMEs, they are asking for more capital than ever when having many promising business opportunities. For that reason, this paper will work on the financing situation of SMEs and some recommendations to solve it. Key words: Financing; SMEs; access capital 1. Giới thiệu Nền kinh tế Việt Nam sau khủng hoảng tài chính thế giới 2008 đang dần phục hồi. Năm 2013, tổng sản phẩm quốc nội GDP đạt 176 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu ngƣời khoảng 1.960 USD, tăng 5,4% trong năm, tốc độ tăng trƣởng bình quân 3 năm 2011-2013 đạt 5,6%. Với tình hình chung đó, hoạt động của DNNVV lại cho thấy những chiều hƣớng ngƣợc lại, hoạt động DNNVV dần thu nhỏ lại, số lƣợng doanh nghiệp thành lập mới giảm trong khi doanh nghiệp nộp đơn phá sản hoặc giải thể tăng thêm. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là khả năng tiếp cận với các nguồn tài trợ vô cùng hạn chế trong khi nhu cầu vốn của DNNVV là rất cao. Bài này sẽ thảo luận hoạt động tài trợ của DNNVV trong những năm gần đây và một số giải pháp cho việc tiếp cận nguồn tài trợ cho DNNVV. Nội dung các phần tiếp theo đƣợc trình bày nhƣ sau: Phần 2: Vai trò của DNNVV trong nền kinh tế Việt Nam; Phần 3: Thực trạng tài trợ DNNVV; và Phần 4: Giải pháp cho tài trợ DNNVV. 2. Vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế Việt Nam: Các doanh nghiệp Việt Nam có thể phân thành 4 loại: doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp lớn dựa trên quy mô lao động, vốn và khu vực hoạt động nhƣ dƣới bảng sau: Theo Bộ Kế hoạch và đầu tƣ (2012), năm 2012, 97,7% tổng số doanh nghiệp là DNNVV, trong đó doanh nghiệp vừa chiếm 1,9%, doanh nghiệp nhỏ chiếm 27,1% và doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 68,7%, đóng góp 40% GDP của cả nƣớc, và chiếm gần 80% lực lƣợng lao động và 47% lực lƣợng lao động khối doanh nghiệp.(Bộ Kế hoạch và đầu tƣ, 2014) 359
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Bảng 1: Phân loại doanh nghiệp theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP Khu vực DNNVV phát triển rất nhanh kể từ năm 2000, góp phần vào tăng trƣởng nền kinh tế Việt Nam. Bình quân giai đoạn 2000-2010 tốc độ tăng trƣởng số lƣợng DNNVV là 21,5%/năm, thu hút thêm 16,2% lao động mỗi năm và hấp thụ thêm 33,8% nguồn vốn mỗi năm.(Bộ Kế hoạch và đầu tƣ, 2012) Tuy nhiên, từ sau 2010, tình hình hoạt động của các DNNVV có chuyển biến giảm. Năm 2011, số lƣợng doanh nghiệp thành lập mới là 77,5 nghìn, giảm so với năm 2010, tiếp đó giảm sâu xuống còn 69,8 nghìn trong năm 2012. Đến năm 2013 số lƣợng doanh nghiệp thành lập mới tăng trở lại, đạt 76,9 nghìn, tăng 10,1% so với năm 2012 với tổng vốn đăng ký giảm 14,7% (Tổng cục thống kê, 2014b). Trong số DN đăng kí thành lập mới, 99% là DNNVV. Tính chung 7 tháng đầu năm 2014, cả nƣớc có 44 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 262,4 nghìn tỷ đồng, giảm 7% về số doanh nghiệp và tăng 17,8% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2013. Số lao động dự kiến đƣợc tạo việc làm tại các doanh nghiệp mới thành lập trong 7 tháng là 629,2 nghìn ngƣời, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trƣớc (Tổng cục thống kê, 2014a). Biểu đồ 1: Số lượng danh nghiệp đăng ký mới giai đoạn 1991-1999 và 2000-2013, đơn vị: nghìn Quy mô vốn đăng ký bình quân của mỗi doanh nghiệp cũng có xu hƣớng đi xuống những năm gần đây. Năm 2011, bình quân một doanh nghiệp đăng ký với số vốn 6,6 tỷ đồng, nhƣng giảm xuống 5,1 tỷ đồng năm 2013 (Tổng cục thống kê, 2014b). Tình hình 7 tháng đầu năm 2014 cho thấy diễn biến tốt hơn khi vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới là 6,19 tỷ đồng, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2013.(Tổng cục thống kê, 2014a) Doanh thu và lợi nhuận trƣớc thuế của các doanh nghiệp này cũng tăng 30% trong giai đoạn 2000-2010. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2010-2012, tổng doanh thu của DNNVV dù có tăng nhƣng lợi 360
  3. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) nhuận trƣớc thuế lại giảm đáng kể. Năm 2010, lợi nhuận của DNNVV năm 2010 chiếm 22,87% tổng lợi nhuận trƣớc thuế của toàn bộ DN - thì năm 2012 lợi nhuận trƣớc thuế giảm đáng kể, khoảng 70% so với 2010, chỉ chiếm 7,26% tổng lợi nhuận trƣớc thuế của toàn bộ DN. Tỷ lệ DN rơi vào tình trạng thua lỗ cũng gia tăng đáng kể. Bảng 2: Tình hình đăng ký thành lập doanh nghiệp 2006-2013 Cùng với đó, số xin rút lui khỏi thị trƣờng có xu hƣớng gia tăng khi mà quá trình sàng lọc, đào thải doanh nghiệp diễn ra khá mạnh trong cả nƣớc. Lƣợng doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động trong năm 2013 tăng 11.9% so với năm 2012 và tăng 13% so với năm 2011, và trong 7 tháng đầu năm 2014 tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2013. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 7 tháng giảm 16,7% so với cùng kỳ năm trƣớc (Tổng cục thống kê, 2014a). Nhƣ vậy, nhìn nhận tình hình khu vực DNNVV từ năm 2010 trở lại đây, khu vực này vẫn đóng một vai trò thiết yếu trong nền kinh tế. Tỉ trọng các DNNVV chiếm gần nhƣ toàn bộ các doanh nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực, các doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 3%, và cung cấp phần lớn việc làm cho ngƣời lao động từ độ tuổi 15 trở lên trong các khu vực công, khu vực tƣ và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Nhƣ vậy, gần nhƣ ta có thể đánh giá khu các DNNVV là xƣơng sống trong nền kinh tế Việt Nam ở tất cả các ngành nghề. Tuy nhiên, những số liệu và đánh giá gần đây lại cho thấy rằng, trong giai đoạn từ 2010 đến nay, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp này đang sụt giảm, trong khi nền kinh tế đƣợc cho là đang trên đà hồi phục. Nhiều nguyên nhân đã đƣợc đƣa ra cho thực trạng này, vừa từ chính nội tại doanh nghiệp và từ môi trƣờng hoạt động kinh doanh sản xuất. Một trong những nguyên nhân chính và trực tiếp nhất chính là doanh nghiệp không tiếp cận đƣợc nguồn vốn khi đang trong tình trạng khát vốn, đƣợc đề cập trong phần tiếp theo. 3. Thực trạng tài trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ Tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2010 – 2012 chiếm khoảng 36-38% tổng nguồn vốn của toàn bộ khối doanh nghiệp, cho thấy dù chiếm trên 97% về số lƣợng nhƣng doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm chƣa đến 40% tổng nguồn vốn kinh doanh. Ngƣợc lại, các doanh nghiệp quy mô lớn, mặc dù chiếm chƣa đến 3% nhƣng nắm giữ trên 60% nguồn lực (Bộ Kế hoạch và đầu tƣ, 2014). Điều này chỉ ra rằng đang có những vấn đề khi DNNVV tiếp cận nguồn vốn. DNNVV xuất phát điểm bằng vốn tự có của chủ các doanh nghiệp, vay mƣợn từ gia đình và bạn bè, và khi nhu cầu vốn tăng lên để tài trợ cho đầu tƣ tăng thêm vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, 361
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG khu vực này thƣờng tìm đến các nguồn cho vay, chủ yếu là vay ngân hàng hơn là phát hành thƣơng phiếu, trái phiếu hay tìm kiếm sự đầu tƣ từ thị trƣờng bên ngoài 3.1. Tài trợ bằng Nợ: Tài trợ nợ từ vay ngân hàng đƣợc đánh giá là nơi đầu tiên doanh nghiệp nghĩ đến. Tuy nhiên, sau khủng hoảng tài chính 2007-2009, khả năng tiếp cận nguồn vốn này là khá khó khăn với các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV. Tính đến cuối tháng 9/2013 cho thấy chỉ hơn 35,8% số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động vay đƣợc vốn ngân hàng trong những năm gần đây. (Bộ Kế hoạch và đầu tƣ, 2014) Sau thời kỳ lãi suất cho vay tăng trên 20%/ năm, NHNN đã thành công trong việc giảm dần đều lãi suất cho vay đến các doanh nghiệp (7-8% ngắn hạn cho DNNVV). Mặc dù lãi suất giảm nhƣng khả năng hấp thụ vốn của DN thấp. Tăng trƣởng tín dụng trong giai đoạn 2010-2014 không mấy khả quan. Trong năm 2013, tổng dƣ nợ của nền kinh tế chiếm khoảng 97% GDP, giảm đáng kể từ năm 2010 khi mà con số này đạt đỉnh điểm là 115% GDP. Tăng trƣởng cho vay trung bình mỗi năm đạt đến mức 31% từ năm 1991 đến 2010. Sau đó, tín dụng tăng trƣởng ít hơn, ở mức trung bình 12% mỗi năm (Nguyễn, 2014).Tính đến tháng 3/2014, tăng trƣởng tín dụng giảm 0,6% so với cuối năm 2013. Biểu đồ 2 và 3 cho thấy rõ tình hình tăng trƣởng tín dụng trong khoảng 5 năm gần đây. Tốc độ tăng trƣởng giảm mạnh so với năm 2009. Biểu đồ 2: Tăng trưởng tín dụng và GDP 2008-2013 Nguồn: HSBC Biểu đồ 3: Tốc độ tăng trưởng tín dụng một số NHTM giai đoạn 2010-9/2012 Đặc biệt tín dụng cho các DNNVV tăng trƣởng rất chậm. DNNVV vay vốn tại tổ chức tín dụng và dƣ nợ tín dụng đối với khu vực này liên tục giảm trong những năm gần đây. Cả năm 2013 chỉ tăng dƣ nợ tín dụng khoảng 0,95% so với cuối năm 2012. Các DNNVV mặc dù chiếm tới trên 97% số lƣợng DN nhƣng lại rất khó khăn và hạn chế trong tiếp cận tín dụng. Hai tháng đầu năm 2014, dƣ nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 856.558 tỷ đồng, giảm 1,5% so với cuối năm 2013.(Thắng, 2014) Tính đến 31/7/2014, dƣ nợ tín dụng tăng 3,6% so với cuối năm 2013, rất thấp so với chỉ tiêu 12- 14% vào cuối năm(Nguyễn, 2014). Ngân hàng Vietcombank cho biết, tại NH này, dƣ nợ của khối DNNVV chỉ chiếm 5,8% tổng dƣ nợ tín dụng vì các doanh nghiệp không đáp ứng đƣợc yêu cầu đề ra. Thêm nữa, nợ xấu của các DNNVV từ năm 2011-2013 đã tăng cả về giá trị lẫn tỷ lệ trên tổng dƣ nợ. 362
  5. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) Nguồn: Tô Ngọc Hưng (2013)(Tô, 2013) Tình hình vay vốn ngân hàng của khu vực DNNVV là đặc biệt khó khăn mặc dù lãi suất cho vay hạ, các ngân hàng cũng đƣa ra chính sách đẩy mạnh cho vay cũng nhƣ các bƣớc tiến của NHNN. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do bất cân xứng thông tin trên thị trƣờng, chính điều này đã buộc ngân hàng sử dụng các biện pháp để đảm bảo cho vay nhƣ tài sản thế chấp. Do vậy, một số thực trạng của DNNVV đã làm gia tăng rủi ro đạo đức và lựa chọn bất lợi trong bất cân xứng thông tin nhƣ: không đủ tài sản thế chấp; đang có dƣ nợ cao tại ngân hàng; phƣơng án, dự án sản xuất kinh doanh chƣa khả thi; báo cáo tài chính chƣa phản ánh đúng thực tế tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, và vì vậy đã hạn chế khả năng vay nợ ngân hàng của doanh nghiệp. Tài sản thế chấp và số dƣ nợ tại ngân hàng đƣợc cho là rào cản lớn nhất đối với doanh nghiệp. Đối với DNNVV, phần lớn tài sản là tài sản lƣu độn, tỷ trọng tài sản cố trong tổng tài sản thấp, và nhiều DNNVV có bất động sản là phần chính trong tài sản cố định của mình. Trong khi đó, các ngân hàng không mong muốn sử dụng hàng tồn kho làm tài sản thế chấp, mà ƣu tiên cho tài sản cố định. Việc hầu hết các tài sản này đều đã đƣợc thế chấp cho các khoản vay trƣớc đó và giá bất động sản giảm và thị trƣờng bất động sản thiếu tính thanh khoản đã hạn chế khả năng cho vay của các ngân hàng. Hơn nữa, với số dƣ nợ lớn tại các ngân hàng, DNNVV lại càng khó khăn để đƣợc duyệt chấp thuận cho các khoản vay. Một vấn đề khác trong việc vay và cho vay giữa các NHTM và DNNVV là, NHTM có xu hƣớng cho vay ngắn và trung hạn dựa trên những đánh giá về tình hình hoạt động của doanh nghiệp hiện nay cũng nhƣ khả năng tài chính của doanh nghiệp, nhƣng báo cáo tài chính của DNNVV thiếu tính chính xác và minh bạch. Do vậy, các ngân hàng càng mong muốn sử dụng tài sản thế chấp để giảm rủi ro từ bất cân xứng thông tin. Trên thực tế, khi số lƣợng và dƣ nợ tín dụng của DNNVV giảm thì tổng giá trị tài sản đảm bảo cho dƣ nợ tăng liên tục. Năm 2011 là 994 nghìn tỉ đồng, năm 2012 ở mức 1,05 nghìn tỉ đồng. Tại thời điểm 30-9-2013 đạt 1,138 nghìn tỉ đồng. Nhƣ vậy, DNNVV gặp rất nhiều hạn chế trong việc tìm nguồn vốn từ các ngân hàng thƣơng mại. Ngoài ra, hoạt động bảo lãnh vay vốn không phát triển. Trong năm 2012 và 2013, không có doanh nghiệp nào đƣợc NHPTVN bảo lãnh để vay vốn. Vì vậy dù lãi suất cho vay hạ, nguồn vốn của ngân hàng có thừa, DN vẫn khó có cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay cho đầu tƣ, sản xuất kinh doanh do những rào cản ở trên. 363
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Bảng 3: Hoạt động bảo lãnh tín dụng DNNVV Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư 3.2. Tài trợ vốn chủ sở hữu 3.2.1. Thị trường vốn Trong những giai đoạn đầu trong chu kỳ hoạt động của một doanh nghiệp, công ty có nhu cầu vốn rất cao để đầu tƣ vào hoạt động nghiên cứu và phát triển, cũng nhƣ hoạt động kinh doanh sản xuất. Và thị trƣờng vốn cổ phần là một trong những sự lựa chọn thay vì vay nợ từ ngân hàng: thế chấp tài sản sẽ hạn chế các hoạt động của doanh nghiệp, lãi suất vay cao và trong giai đoạn đầu, hoạt động của doanh nghiệp chƣa ổn định, sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ dễ bị tổn thƣơng vì rủi ro. Huy động vốn cổ phần từ thị trƣờng tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể tự do thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình, thay vì bị kìm kẹp bởi các chỉ tiêu kiểm soát nợ của ngân hàng gây thiệt hại cho lợi ích dài hạn. Các cổ đông mới có thể chấp nhận không chi trả cổ tức nếu tốc độ tăng trƣởng của doanh nghiệp nhanh và kỳ vọng tƣơng lai tốt, nhƣ vậy doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí lãi vay. Sử dụng vốn cổ phần sẽ giảm rủi ro từ việc sử dụng đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, trên thực tế việc tiếp cận với thị trƣờng vốn cổ phần còn khó khăn hơn so với vay vốn từ ngân hàng. Nguyên nhân có thể kể đến: - Các quy định nghiêm ngặt của Ủy Ban Chứng Khoán nhà nƣớc trong việc đăng ký phát hành cổ phiếu ra công chúng. Tính công khai minh bạch và chính xác trong báo cáo tài chính cũng nhƣ yêu cầu với các chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp trong 3-5 năm trƣớc khi đăng ký phát hành đã làm giảm đáng kể khả năng phát hành của các doanh nghiệp. - Chi phí tốn kém, bao gồm chi phí phát hành, chi phí bảo lãnh, chi phí hoa hồng cũng nhƣ bán dƣới giá để tăng thu hút cho đợt phát hành. Đối với DNNVV, khoản chi phí này là rất cao so với số vốn huy động đƣợc cũng nhƣ quy mô hoạt động của doanh nghiệp. - Chi trả cổ tức cho các cổ đông mới là một yêu cầu khi doanh nghiệp tiếp cận đến nguồn vốn cổ phiếu. Nhƣ vậy, việc lựa chọn kêu gọi thêm cổ đông mới thông qua thị trƣờng vốn là một giải pháp không khả thi cho DNNVV. 364
  7. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) 3.2.2. Các hình thức tài trợ vốn chủ sở h u khác Những phƣơng án mới và khả thi hơn cho DNNVV là tiếp cận đến các quỹ đầu tƣ mạo hiểm hay nhà đầu tƣ yêu cầu. Thị trƣờng Việt Nam đang đƣợc các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đánh giá là khu vực tiềm năng cho đầu tƣ mạo hiểm. Xem xét các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp, trong các giai đoạn đầu của DNNVV nhƣ hình dƣới đây, việc tiếp cận với các nguồn vốn đầu tƣ mạo hiểm, các quỹ khởi nghiệp hay những nhà đầu tƣ thiên thần đƣợc xem là khả dĩ hơn. Các hình thức đầu tƣ theo dạng này thƣờng tài trợ cho những giai đoạn khác nhau trong vòng đời của một doanh nghiệp. Biểu đồ 4: Các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp và nguồn tài trợ VĐT mạo hiểm LBO/ĐT mở rộng LBO/ĐT mở rộng VĐT mở rộng N hu cầu tăng trƣởng/tài trợ VĐT mạo hiểm Quỹ khởi Ươm mầm sự NĐT thiên thần Ƣơm mầm Vốn tự có R&D Khởi sự Tăng trƣởng Phát triển Trƣởng thành Nhà đầu tƣ thiên thần (angel investors) là những nhà đầu tƣ cá nhân giàu có hoặc nhóm nhà đầu tƣ cá nhân, đầu tƣ vào những doanh nghiệp đang trong giai đoạn nghiên cứu phát triển, thậm chí chỉ là những ý tƣởng trên giấy, doanh nghiệp trong giai đoạn đầu hoặc bắt đầu sản xuất ra sản phẩm, và đang tiến đến thời kỳ mở rộng sản xuất hoặc đầu tƣ nghiên cứu sản phẩm. Loại hình đầu tƣ này cung cấp vốn cho các doanh nghiệp hoặc ý tƣởng kinh doanh sản xuất tiềm năng và tƣ vấn phƣơng hƣớng hoạt động, cách thức tổ chức nhƣng không tham gia vào công tác quản lý hay phát triển. Nhà đầu tƣ thiên thần tìm kiếm lợi nhuận khi doanh nghiệp đã phát triển ổn định, tiến tới IPO và họ có thể đầu tƣ vào bất cứ lĩnh vực nào mà cho là tiềm năng. Do vậy, hình thức này chịu khá nhiều rủi ro. Đầu tƣ vốn mạo hiểm (Venture Capital) xuất hiện dƣới dạng quỹ đầu tƣ thƣờng đầu tƣ vào những doanh nghiệp đã hình thành, đang thiếu vốn cho việc mở rộng hoặc nghiên cứu thêm sản xuất sản phẩm. Đầu tƣ mạo hiểm vừa cung cấp vốn cho doanh nghiệp, vừa tham gia vào điều hành phát triển doanh nghiệp, phân chia vốn chủ sở hữu với chủ sở hữu hiện hữu của doanh nghiệp, và thƣờng tìm kiếm đầu tƣ trong thời gian từ 5-10 năm. Quỹ đầu tƣ mạo hiểm sẽ tƣ vấn, điều hành và quản lý doanh nghiệp để đảm bảo rằng vốn đầu tƣ sẽ sinh lợi nhuận trong khoảng thời gian này và họ có thể thoái vốn lại với mức giá cao nhất, và những quỹ này thƣờng chỉ đầu tƣ vào những lĩnh vực mà họ là 365
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG chuyên gia và am hiểu. Vì thế, họ chịu ít rủi ro hơn nhà đầu tƣ thiên thần. Bốn quỹ đầu tƣ mạo hiểm đầu tiên tại Việt Nam đƣợc liệt kê dƣới đây. Bảng 4: Quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam Quỹ đầu tƣ mạo hiểm Tổng vốn Số lƣợng công ty trong Ngành nghề của các công ty trong đầu tƣ danh mục đầu tƣ danh mục IDG Venture Vietnam $100 triệu 41 (Yeuamnhac.net; Hạ tầng thƣơng mại điện tử, thông tin - IDGVV Tamtay JSC; Apollo truyền thông; kinh doanh công nghệ; Vietnam; GES; truyền thông giải trí Vietnamworks; Muaban JSC; Vinabay; Socbay…) DFJ VinaCapital $30 triệu 6 Công nghê; Kinh doanh ứng dụng công nghệ online; Hạ tầng thƣơng mại điện tử; và Truyền thông giải trí. CyberAgent NA 13 (batdongsan.com.vn, Công nghê; Kinh doanh ứng dụng công VNG, CleverAds, nghệ online; Hạ tầng thƣơng mại điện nhaccuatui…) tử; và Truyền thông giải trí. Kusto Vietnam NA 3 Kinh doanh ứng dụng công nghệ online; (mobivi.vn, truongxua.vn, và Thƣơng mại điện tử) và wada.vn) Loại hình tài trợ vốn chủ sở hữu này còn khá mới mẻ tại Việt Nam. IDGVV là quỹ đƣợc thành lập sớm nhất vào năm 2004, mặc dù có đại diện từ những năm 90s. Tuy đƣợc đánh giá là vùng đất có nhiều cơ hội màu mỡ với những ý tƣởng xuất sắc, nhƣng DNNVV tại Việt Nam vẫn chƣa tiếp cận đƣợc với loại hình đầu tƣ này. Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu là đến từ môi trƣờng hoạt động cũng nhƣ pháp luật, nhƣ: thiếu sự bảo vệ của pháp luật; cổ đông thiểu số chƣa đƣợc bảo vệ; rủi ro bị lừa đảo; ban quản trị chƣa chuyên nghiệp; thiếu kế hoạch phát triển; thiếu nhà đầu tƣ dài hạn; trách nhiệm chƣa đƣợc phân chia đồng đều; chính sách doanh nghiệp và tính minh bạch còn kém; chính sách thay đổi thƣờng xuyên; rủi ro chính trị; cạnh tranh không lành mạnh. (Scheela et al., 2012) Nhƣ vậy, thực trạng tài trợ DNNVV tại Việt Nam còn nhiều khó khăn yếu kém. Tài trợ nợ từ vay vốn ngân hàng đƣợc xem là giải pháp hàng đầu đối với DNNVV, tuy nhiên việc tiếp cận nguồn vốn này đang gặp nhiều khó khăn trong những năm vừa qua do tình hình chung của nền kinh tế sau khủng hoảng tài chính cũng nhƣ bản thân các doanh nghiệp. Trong khi đó, tài trợ vốn chủ sở hữu đang mở ra nhiều cơ hội hơn cho DNNVV. Việc huy động vốn cổ phần còn gặp nhiều khó khăn do chƣa có một cơ chế riêng biệt cho khu vực này. Tuy nhiên, với những hình thức huy động vốn mới, nhƣ vừa đƣợc đề cập, DNNVV có nhiều khả năng phát triển hơn nếu hình thức này trở nên phổ biến. Do vậy, một cơ chế mới cần đƣợc đƣa ra để ƣu tiên phát triển cho hình thức đầu tƣ này, cũng nhƣ nhận đƣợc sự hỗ trợ từ phía chính quyền. 4. Giải pháp tăng khả năng tiếp cận nguồn tài trợ bên ngoài của DNNVV Trong hệ thống tài chính phụ thuộc vào ngân hàng của nƣớc ta, việc thúc đẩy hoạt động cho vay hiệu quả là mối quan tâm cơ bản để phát triển. Đồng thời, để phát triển khu vực DNNVV, các chính sách cần mở rộng các khả năng tiếp cận vốn với các phƣơng án tài trợ khác nhau tại mỗi giai đoạn phát triển. Phần này đƣa ra ba phƣơng pháp để tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn cho DNNVV (Shinozaki, 2012). 366
  9. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) 4.1. Tăng hiệu quả cho vay vốn ngân hàng Để tăng hiệu quả trong việc cho vay vốn ngân hàng, sự can thiệp của chính phủ là cần thiết để giảm khoảng cách cung cầu trong việc tài trợ DNNVV tạo ra do bất cân xứng thông tin và chi phí giao dịch cao. Thành lập trung tâm thông tin tín dụng và đăng kiểm tài sản thế chấp là một cách để giảm bất cân xứng thông tin. Cụ thể là, hình thành cổng thông tin hoặc nền tảng dữ liệu tài chính DNNVV hợp nhất để giảm chi phí thu thập thông tin. Khi nhà cung cấp tín dụng sử dụng thông tin tài chính toàn diện, rủi ro vỡ nợ tín dụng đƣợc kỳ vọng sẽ giảm xuống và tăng tỷ lệ chấp thuận khoản vay cho DNNVV. Từ đó, mà DNNVV tiếp cận đƣợc với các khoản tài trợ và tăng sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài. Thông tin hóa DNNVV sẽ tƣơng quan thuận với khả năng tài trợ của DNNVV. Tuy nhiên, chi phí và lợi ích khi thiết kế hệ thống dữ liệu này cần đƣợc xem xét kỹ càng. Ngoài ra, cơ sở pháp lý vững chắc để đảm bảo giao dịch cũng cần thiết để tăng tính minh bạch và an toàn cho việc cho vay cho DNNVV. Tài sản thế chấp bất động sản là một phần quan trọng để giảm rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, do bất cân xứng thông tin mà yêu cầu về tài sản thế chấp và đảm bảo lại đặt gánh nặng lên hoạt động của DNNVV. Thêm vào đó, khoản phải thu và hàng tồn kho lại thƣờng xuyên không đƣợc xem xét là tài sản thế chấp. Do vậy mà các công cụ tài chính mới không phụ thuộc vào bất động sản hoặc bảo lãnh từ bên thứ ba nên đƣợc phát triển, nhƣ sử dụng khoản phải thu hoặc hàng tồn kho làm tài sản thế chấp, hoặc cho vay theo cho điểm tín dụng. Tuy nhiên, nền tảng cần thiết cho những công cụ này là hệ thống luật pháp đúng đắn để thành lập hệ thống đăng kiểm tài sản thế chấp. Một cách thức khác là phát triển chƣơng trình tài trợ riêng cho chuỗi DNNVV (là một nhóm DNNVV liên kết với nhau tạo thành một chuỗi cung ứng) khi liên kết chuỗi với các nguồn lực bên ngoài, bao gồm nhà cung cấp, lao động, công ty thƣơng mại, và tổ chức tài chính. Các tổ chức tín dụng sẽ dễ dàng đồng ý cho vay theo chuỗi gồm các DNNVV nhỏ để giảm chi phí thay vì cho từng doanh nghiệp riêng lẻ. Để làm đƣợc điều này, hệ thống rà soát tín dụng đúng đắn là cần thiết. Trong những trƣờng hợp tài sản thế chấp không đủ điều kiện, bảo lãnh tín dụng là cần thiết. Một hệ thống bảo lãnh tín dụng công, đƣợc hỗ trợ bởi một hệ thống thông tin tín dụng tổ chức tốt sẽ góp phần tăng hiệu quả hoạt động cho vay cho DNNVV. Tuy nhiên, hệ thống công sẽ mang rủi ro về ngân sách quốc gia. Bên cạnh đó, nguồn lực để thực hiện việc rà soát các khoản vay cũng nhƣ các tài sản thế chấp để thực hiện bảo lãnh cũng là một hạn chế. Tại Việt Nam, sau hơn 10 năm kể từ khi Chính phủ ban hành Quy chế bảo lãnh cho DNNVV vay vốn tại ngân hàng thƣơng mại cả nƣớc mới có 11 tỉnh, thành phố thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV. Hoạt động bảo lãnh cho DNNVV vay vốn tại ngân hàng thƣơng mại do Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện còn khá khiêm tốn. Tính đến tháng 9/2013, tổng dƣ nợ tín dụng của DNNVV tại các ngân hàng thƣơng mại là hơn 637 tỷ đồng, trong khi số dƣ bảo lãnh đƣợc Ngân hàng Phát triển Việt Nam chấp thuận chỉ ở mức 2,4 nghìn tỷ đồng. Theo báo cáo của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các ngân hàng thƣơng mại, từ năm 2012 đến tháng 9/2013 không có DNNVV nào đƣợc bảo lãnh để vay vốn (Bộ Kế hoạch và đầu tƣ, 2014). 4.2. Đa dạng hóa các hình thức tài trợ Các giai đoạn phát triển khác nhau cần đƣợc hỗ trợ bởi các công cụ tài trợ khác nhau, nhƣ tài trợ ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng, vốn đầu tƣ mạo hiểm, thị trƣờng tài chính. Những vấn đề sau nên đƣợc giải quyết khi phát triển các hình thức tài trợ: 367
  10. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - Chƣơng trình tài trợ phi ngân hàng bổ trợ tài trợ ngân hàng cho DNNVV - Thị trƣờng vốn cho DNNVV hoạt động tốt và hỗ trợ cho vốn đầu tƣ mạo hiểm Hợp tác xã tín dụng, nghiệp đoàn tín dụng, tiệm cầm đồ, công ty tài chính, bƣu điện và tổ chức phi chính phủ đều có thể cung cấp các khoản tín dụng nhỏ và các dịch vụ nhƣ cho thuê tài chính. Những chủ thể này đều đƣợc phân loại là tổ chức tài chính phi ngân hàng (NBFIs) bổ trợ cho khu vực ngân hàng. Tuy nhiên môi trƣờng pháp luật cho loại hình này lại chƣa đƣợc chuẩn hóa. Vì vậy, điều kiện tiên quyết để hình thức này hoạt động tốt là tạo ra một môi trƣờng luật pháp và giám sát vững chắc. Thị trƣờng chứng khoán dành cho DNNVV định hƣớng tăng trƣởng cũng đang đƣợc hình thành dần tại Việt Nam. Trên thế giới, một thị trƣờng cổ phiếu vận hành tốt đƣợc thành lập theo 4 cách thức: (i) một thị trƣờng tổ chức tốt dành riêng cho DNNVV (nhƣ Sàn CK Thâm Quyến); (ii) thị trƣờng OTC (nhƣ KOSDAQ); (iii) thị trƣờng đầu tƣ khác (nhƣ CATALIST trên SCK Singapore hay Tokyo AIM trên SCK Tokyo); và (iv) thị trƣờng phát hành và giao dịch chứng khoán chƣa niêm yết (nhƣ Greeen Sheet ở Nhật). Điều kiện đầu tiên để các thị trƣờng này hoạt động là công nghệ thông tin và hệ thống giao dịch điện tử. Vốn đầu tƣ mạo hiểm nhƣ đƣợc đề cập ở 3.2 cũng là một phƣơng pháp để tăng khả năng tài trợ cho DNNVV. Khung chính sách và luật pháp để khuyến khích hình thức quỹ đầu tƣ vốn mạo hiểm cho DNNVV, nhƣ ƣu đãi thuế, cần đƣơc tổ chức tốt. 4.3. Hỗ trợ nâng cao năng lực cho DNNVV DNNVV trong những năm lại đây đƣợc đánh giá là có phƣơng án kinh doanh khả quan, tuy nhiên, năng lực quản lý kinh doanh của chủ doanh nghiệp còn thấp. Để giải quyết vấn đề này, một số giải pháp đƣợc đƣa ra. Các chuyên gia hỗ trợ chuyên môn là cần thiết để hỗ trợ DNNVV vay vốn, ở những lĩnh vực nhƣ, kế toán, công bố thông tin doanh nghiệp, chính sách doanh nghiệp và hệ thống kiểm soát nội bộ, và về lâu dài, cần đào tạo bộ phận quản lý doanh nghiệp chất lƣợng cao. Trên thực tế, hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực cho DNNVV đã đƣợc sự ủng hộ, quan tâm của các Bộ, hiệp hội và cộng đồng DNNVV. Giai đoạn 2011-2013 đã có 2017 khóa đào tạo với 72.448 học viên. Bên cạnh đó, quỹ Phát triển DNNVV nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp có dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh khả thi thuộc lĩnh vực ƣu tiên, khuyến khích của Nhà nƣớc đã đƣa triển khai. Chƣơng trình ƣơm mầm (incubator) và tăng tốc (accelerator) doanh nghiệp nhắm đến những doanh nghiệp mới thành lập hoặc có ý tƣởng kinh doanh tốt để hỗ trợ cách thức triển khai hoạt động, hƣớng dẫn quản lý và phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên hai chƣơng trình có những sự khác biệt rõ ràng mà DNNVV nên quan tâm khi tìm kiếm sự hỗ trợ từ hai chƣơng trình này. Nhƣ tên gọi, hai chƣơng trình nhắm đến hai giai đoạn khác nhau của doanh nghiệp. Chƣơng trình ƣơm mầm (incubator) thƣờng nhắm đến những dự án mới bắt đầu từ ý tƣởng, do đó chƣơng trình thƣờng hỗ trợ những hoạt động cần thiết lúc thành lập nhƣ văn phòng, hạ tầng thông tin kỹ thuật, hệ thống quản trị kế toán tài chính, tiếp cận nguồn vốn vay và hƣớng dẫn phát triển. Chƣơng trình này duy trì dựa trên nguyên tắc thu phí của các doanh nghiệp nhận sự hỗ trợ, và thời gian doanh nghiệp tham gia chƣơng trình không cố định. Chƣơng trình tăng tốc (accelerator) thƣờng tập trung vào hƣớng dẫn phát triển doanh nghiệp trong một khoảng thời gian xác định (thƣờng từ 3-6 tháng) và hƣớng đến một nhóm làm việc hơn là dự án cá nhân. Doanh nghiệp tham gia chƣơng trình sẽ nhận hỗ trợ vốn đổi lại tỷ lệ phần 368
  11. HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) trăm nắm giữ và quan trọng hơn là đƣợc các chuyên gia trong lĩnh vực hƣớng dẫn, hỗ trợ phát triển dự án. Tại Việt Nam, các chƣơng trình này thƣờng nhắm tới những dự án về công nghệ, hoặc một số doanh nghiệp xã hội để đầu tƣ. Một số chƣơng trình có thể kể đến nhƣ: dự án thung lũng Silicon, dự án FIRST, chƣơng trình Vƣờn Ƣơm Vật Giá, Ƣơm mầm YouNet, Ƣơm mầm Hub.IT, Ƣơm mầm Topica Founder Institution, Ƣơm mầm X-Incubator, chƣơng trình hỗ trợ doanh nghiệp xã hội SESP. 5. Kết luận Nhƣ vậy, sử dụng một phƣơng pháp duy nhất để cải thiện tài trợ cho tất cả các DNNVV là không hợp lý. Sự phối hợp giữa tất cả các đối tƣợng tham gia, bao gồm nhà lập chính sách, nhà lập pháp, chuyên gia, tổ chức tài chính, nhà đầu tƣ và DNNVV là cần thiết. Một mặt từ phía chính quyền, các chính sách hỗ trợ nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho DNNVV cần đƣợc ban hành và áp dụng vào thực tế hiệu quả, khung pháp lý cần đƣợc xây dựng để hỗ trợ các tổ chức tín dụng cũng nhƣ thị trƣờng vốn, các quỹ đầu tƣ hoặc nhà đầu tƣ. Mặt khác, DNNVV cũng cần tự nâng cao năng lực của mình để đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trƣờng để tiếp cận đƣợc các nguồn vốn cần thiết, nhƣ nâng cao nhận thức và năng lực sản xuất, quản lý và kinh doanh, hiểu biết về các nguồn tài trợ và phƣơng án tài trợ cần thiết. Và cuối cùng, DNNVV đƣợc khi tài trợ vốn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, nhƣ cải thiện chất lƣợng sản xuất, tăng cơ hội kinh doanh, kích đầu tƣ và tiêu dùng, và luân chuyển tiết kiệm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Kế hoạch và đầu tƣ 2012. Sách trắng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam 2011. Hà Nội. [2] Bộ Kế hoạch và đầu tƣ 2014. Báo cáo đánh giá giữa kỳ tình hình triển khai Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015. Hà Nội: Bộ Kế hoạch và đầu tƣ. [3] Tô Ngọc Hƣng. 2013. Tăng trƣởng tín dụng năm 2012 và một số khuyến nghị cho năm 2013. Hà Nội: Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam. [4] Scheela, W., Isidro, E., Jittrapanun, T., Trang, N. T. T. & Gunawan, J. 2012. Business Angel Investing in Emerging Economies: Policy Implications for Southeast Asia. Kauffman Foundation’s International Research and Policy Roundtable, Liverpool, UK, March, 11-12. [5] Shinozaki, S. 2012. A New Regime of SME Finance in Emerging Asia: Empowering Growth- Oriented SMEs to Build Resilient National Economies. Asian Development Bank. [6] Chính phủ nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 2014. Đẩy mạnh cho vay lĩnh vực ưu tiên [Online]. Hà Nội http://baodientu.chinhphu.vn/Kinh-te/Day-manh-cho-vay-linh-vuc-uu- tien/198086.vgp [Accessed 09/08/2014. [7] Tổng cục thống kê 2014a. Tình hình kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm 2014 [Online]. Hà Nội: Tổng cục thống kê. Available: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=15108 [Accessed 09/08/2014. [8] Tổng cục thống kê 2014b. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 [Online]. Hà Nội: Tổng cục thống kê. Available: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=14769 [Accessed 09/08/2014. [9] Nguyễn, D. Trinh 2014. Vietnam at a glance: Credit Growht and Inflation. HongKong: HSBC Global Research. 369
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2