intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tâm lý ngôn ngữ học và những bình diện: Phần 2

Chia sẻ: ViOlympus ViOlympus | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:161

105
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp phần 1 của tài liệu Tâm lý ngôn ngữ học và những bình diện, phần 2 tiếp tục trình bày các khái niệm chung về sản sinh lời nói, cơ sở lý thuyết của sản sinh lời nói, các cấp độ tiếp nhận lời nói, tâm lý ngữ nghĩa học, các thuyết về nghĩa của từ, hoạt động về ngữ nghĩa,... Để nắm nội dung mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tâm lý ngôn ngữ học và những bình diện: Phần 2

Chương 5<br /> <br /> SẢN SINH LỜI NÓI<br /> Tâm lý ngôn ngữ học giai đoạn phát triển thứ ba, theo<br /> nhà tâm lý học ngôn ngừ Mỹ J. Vertr, là “tâm lý ngôn ngữ<br /> học mứi'\ được hình thành từ giữa những năm bảy mươi thế<br /> kỳ XX. Tâm lý ntíôn ngừ học giai doạn này dược hướng vào<br /> phát triển theo quan điểm tâm lý học xã hội Pháp, đặc biêt,<br /> theo quan điểm của p. Fraiss và A. Vallon (ở Pháp), theo<br /> quan điểm tâm lý học định hướng Macxit (ờ Liên bang Dửc)<br /> và theo quan diểm tâm lý học 1loạt động do L. s. Vygotsky<br /> sáng lập (ở Nga). Các đại biểu của giai đoạn này là J. Vertr,<br /> J. Bruncr (Mỹ); J. Mehler, G. Noizet, D. Duboi (Pháp);<br /> R. Rommetvcit (Nauy ) và v.v...<br /> Tâm lý ngôn ngữ học Liên Xô, đặc biệt, tàm lý ngôn ngừ<br /> học Nça, ngay từ khi ra đời đã gắn với những tư tướng cùa<br /> tâm lý ngôn ngừ học giai doạn thứ ba, chính xác, đã gán với<br /> những tư tưởng của tâm lý học Hoạt động do L. s. Vygotsky<br /> sáng lập. Hoàn toàn có cơ sở để khẳng định ràng lý luận về<br /> sản sinh lời nói (speech prodution) trong tâm lý ngôn ngừ học<br /> Nga và tâm lý ngôn ngữ học thế giới giai đoạn thứ ba này về<br /> căn bủn được xây dựng trên những tư tương khoa học cùa tâm<br /> lý học Hoạt động. Chương này sẽ tập trung làm rõ điều này,<br /> 197<br /> <br /> cũng như những nội dung cơ bản cùa lý thuyết sản sinh lời<br /> nói theo quan điểm Hoạt động.<br /> 5.1. Tâm lý học Hoạt động<br /> IỊ •<br /> / •<br /> lòi nói<br /> <br /> -<br /> <br /> Cữ<br /> <br /> sở của lý thuyết sản sinh<br /> <br /> Tâm lý học Hoạt động tà trường phái tâm lý học Xô viết<br /> do L. S. Vygotsky (1896 - 1934) sáng lập vào giữa những<br /> năm hai mươi cùa thế kỷ XX. Ồng là nhà tâm lý học kiệt xuất<br /> thế kỷ XX. Những người cộng tác và kế tục xuất sắc sự nghiệp<br /> cùa ông là A. N. Leonchiev, A. R. Luria, X. L. Rubinstein,<br /> P. Ia. Galperin, D. B. Enconhin, v . v . Davydov, B. F. Lomov<br /> và nhiều người khác.<br /> Tâm lý học Hoạt động được xây dựng trên nền tàng cùa<br /> triết học duy vật biện chửng và duy vật lịch sử của Karl Marx,<br /> có một quan điểm phương pháp luận vững chẳc và những<br /> luận điềm khoa học về tâm lý, ý thức, về ngôn ngừ và về con<br /> người. Dưới đây sè chi nói đển những điểm chính về cơ sờ<br /> triết học và những luận điêm khoa học cùa tâm lý học Hoạt<br /> động liên quan đến các vấn đề ngôn ngừ, lời nói và sàn sinh<br /> lời nói.<br /> <br /> 5.1.1. Cơ sở triết học của tâm lý học Hoại động<br /> Điểm xuất phát, hòn đá tảng, sợi chi đỏ xuyên suốt cùa<br /> triết học K. Marx là khái niệm “hoạt động thực tiễn”. Cho nên<br /> ngày nay có người đề nghị gọi triết học K. Marx là “triết học<br /> Hoạt động'’ (M. Vadec, một nhà triết học hiện đại plurưng<br /> Tây). Trong triết học Hoạt dộng cùa K. Marx, có thể nói, có<br /> đầy đù các tiền đề lý luận quan trọng cho việc xây dựng một<br /> 198<br /> <br /> khoa học tâm lý hoàn toàn mới, tâm lý học Hoạt động, mà<br /> L. S. Vygotsky dã nhìn thấy (Pctorusepsky A., 1962). Dưới<br /> đây là những tiền dề lý luận chính đó.<br /> ỉ. Hoạt động, cấu trúc cùa hoạt dộng và hoạt động<br /> thực tiên<br /> Trong triết học Marx, phạm trù hoạt động có nội hàm rất<br /> rộng và hết sức cơ động. Nó được hiểu là phương thức tồn tại,<br /> là sự sống, là sự sinh thành, là sự vận dộng, là sự tác động, là<br /> sự chuyển hoá và là sự sáng tạo. Ờ thể tTnh, nó là tồn tại có<br /> tính vật thể, là tiềm năng. Ở thể động, nó là sự tác động qua<br /> lại cùa tác nhân và đối tưẹmg, là động năng. Mọi hoạt động<br /> đều bao hàm ít nhất một tác nhân thực hiện hoạt động và một<br /> đổi tượng. Như vậy, hoạt dộng là đặc tính cũa giới tự nhiên,<br /> trong đó có con người; là phương tiện để giới tự nhiên và con<br /> người sản sinh, phát triển và định vị chính bàn thân mình.<br /> Điểm phân biệt hoạt dộng của con người với các loài khác là<br /> đặc tính ỷ thức của chù thể và sự sản xuất ra công cụ lao động<br /> (K Marx, 1989).<br /> Kế thừa và đáo ngược phép biện chứng của Hegels,<br /> K. Marx và F. Engels chi rõ thế giới tự nhiên và con người<br /> (tồn tại) tự sinh thành ra chính nó trong vận động (hoạt động);<br /> hoạt động và tồn tại bao hàm lẫn nhau và chuyển hoá cho<br /> nhau. Hoạt động chi có thể diễn ra trong một tồn tại. thuộc về<br /> tồn tại và mọi tồn tại đều hoạt động (K. Marx, 1989).<br /> <br /> về cấu trúc cùa hoạt độrtọ;. Khi phân tích về lao động<br /> sản xuất, K. Marx neu rõ quá trình lao động bao gồm ba yếu<br /> tố giàn đơn: sự hoạt động có mục đích, hay bàn thân sự lao<br /> dộng, tức chù thể lao động; đối tượng lao động và tư liệu lao<br /> 199<br /> <br /> động (K. Marx, 'l ập 23, tr. 267). Như vậy, mồi hoạt động bất<br /> kỳ đều có ba yếu tố: chú thể. đối tượng và công cụ, dặc biệt,<br /> chúrm tạo thành một cấu trúc chức năng, cỏ quan hệ chuyển<br /> hoá chức năng cho nhau giữa từng cặp các yểu tố đỏ: chù the<br /> - đổi tượng, chù thể - công cụ và công cụ - đối tượna.<br /> Chù thể là một tồn tại vì nó và nó chứa dựng một tiềm<br /> năng, một lực lượng. Nó có đặc tính tự định vị, tự khảng định,<br /> tự hiện thực hoá và tự sinh thành. Theo K. Marx, chủ thề theo<br /> nghĩa rộng, bao trùm là giới tự nhiên; theo nghĩa hẹp, cụ thể<br /> là con người. Giới tự nhiên là sự sống, nó tự phát sinh, tự tạo<br /> cho mình một lịch sử bằng tự vận động. Con người là một bộ<br /> phận cùa tự nhiên, nó không ngừng sinh ra bản thân mình<br /> bàng hoạt dộng, mà trước hết là lao dộng. Prone lao dộng<br /> diễn ra quá trinh kép: chù quan hoá đối tượng, hay nhân hoá<br /> giới tự nhiên và hiện thực hoá bàn thân, hay khách quan hoá<br /> bản thân vào đối tượng, vào sản phẩm. Từ đây, K. Marx khái<br /> quát: “Lịch sừ cùa công nghiệp và sự tồn tại có tính đối tượng<br /> đã hình thành của công nghiệp là cuốn sách đã mở ra về<br /> những lực lượng bàn chất của con người, là tâm lý học con<br /> người bày ra trước mắt chúng ta một cách cám tính...”<br /> (K. Marx, Tập 23, tr. 110). Như vậy, khi tự ngoại hiện ở<br /> khách thể (sàn phẩm), chủ thể phát hiện ra ở dó những khá<br /> năng của mình. Qua sàn phẩm, chù thể khẳng dịnh (định vị)<br /> được bản thân. Điều này cho thấy có thể nghiên cứu tâm lý, ý<br /> thức một cách khách quan.<br /> Đổi tirợtĩg (cùa lao độne) chính là sự vật thể hoá đời sống<br /> có tính chất loài cùa con người. Thône, qua công cụ lao động,<br /> hoạt dộng của con người tác động đến dối tượng và làm biến<br /> đổi nó, tạo ra sàn phẩm. Lao động đã kết hợp với đối tượng<br /> 200<br /> <br /> lao động. Lao động dược vật hoá, còn vật thì dược chế biến,<br /> về phương diện lịch sư. lúc dầu là loại đối tượng có sẵn trong<br /> tự nhiên, về sau là loại đối tượng đã trái qua hoạt động, tức là<br /> sàn phẩm của hoạt dộng trước dó. là lao động quá khứ ớ dạng<br /> tiềm ẩn. (í đây, sàn phẩm có tính da diện: I ) Với tư cách là<br /> kết quá của hoạt động, nó là sự kết tinh cùa hoạt động với<br /> côntỉ cụ và đối tượng lao động; 2) Với tư cách là vật, nó tham<br /> gia trực tiếp vào hoạt động, khi là đối tượng, khi là công cụ và<br /> có khi là cả hai. tuỷ vào quan hệ với chù thể.<br /> Công cụ (tư liệu lao động) là một vật hay toàn bộ nhữne<br /> vật mà con người dặt ớ giữa họ với doi tượng lao động và<br /> được họ dùng làm vật dẫn truyền hoạt động của họ vào dối<br /> tượnc ấy. Trong quá trình lao động, nhờ tir liệu lao động, hoạt<br /> động cùa con người làm cho đối tiriTng lao dộng phải biến đổi<br /> theo mục đích đã định trước. Quá trình đó chấm dứt trong sàn<br /> phẩm. Tư liệu đầu tiên cùa con người là các khí quan cùa con<br /> người, các vật có sẵn trong tự nhiên, nhưng chủ yếu là các vật<br /> do con người tạo ra, tức nó là sự kết tinh của hoạt động với<br /> công cụ và dổi tượng lao độne trước dó, là kết quà cùa hoạt<br /> động nhân hoá đối tượng, hiện thực hoá nhìmg lực krợng bàn<br /> chất cùa con người vào đối tượne, chuyển chúne vào hình<br /> thức vật thể. Chính vi vậy, Hegels nói: Trí tuệ không ngũ yên<br /> ở trong đầu; nó hoạt động sôi nổi ờ ngoài đời, trong thế giới<br /> vật thể vật chất.<br /> Những nội dung nêu trên về hoạt động là chìa khoá cho<br /> các nhà tâm lý học Hoạt dộng nghiên cứu các vấn dề của<br /> tâm lý học nói chung và cho các nhà tâm lý ngôn ngữ học<br /> giải quyết các vấn đề về ngôn ngữ, lời nói. hoạt động lời nói<br /> nói riêng.<br /> 201<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0