intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tâm lý người Việt và văn hóa pháp lý với việc thực hiện pháp luật trong tiến trình hội nhập quốc tế

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

106
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bất cứ một nền văn minh lớn nào cũng có những bộ luật lớn để điều chỉnh các quan hệ xã hội, giúp cho xã hội đó phát triển, đồng thời cũng tạo ra niềm tự hào cho con người xây dựng nên những nền văn minh đó. Điều đó chứng tỏ rằng pháp luật vừa là công cụ để điều chỉnh xã hội văn minh, vừa là phẩm của xã hội văn minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tâm lý người Việt và văn hóa pháp lý với việc thực hiện pháp luật trong tiến trình hội nhập quốc tế

  1. Tâm lý người Việt và văn hóa pháp lý với việc thực hiện pháp luật trong tiến trình hội nhập quốc tế Bất cứ một nền văn minh lớn nào cũng có những bộ luật lớn để điều chỉnh các quan hệ xã hội, giúp cho xã hội đó phát triển, đồng thời cũng tạo ra niềm tự hào cho con người xây dựng nên những nền văn minh đó. Điều đó chứng tỏ rằng pháp luật vừa là công cụ để điều chỉnh xã hội văn minh, vừa là phẩm của xã hội văn minh. Cái hay cái tốt của pháp luật có lẽ không phải bàn cãi nhưng thái độ của con người trong việc sử dụng pháp luật và cách hình thành nên một nền văn hoá pháp lý thì lại cần có sự nghiên cứu một cách đầy đủ để tìm ra sự khác biệt giữa các nền văn minh ấy từ nhiều nguyên nhân như tập quán sản xuất, chiến đấu, sinh hoạt, quá trình giao lưu, tiếp nhận hay hoà nhập các yếu tố ngoại lai… đồng thời chỉ ra những nguyên nhân góp phần làm hình thành nên tâm lý của một dân tộc, một quốc gia. Tâm lý con người của một dân tộc, một quốc gia là một yếu tố cực kỳ quan trọng tham gia vào việc hình thành nên đời sống văn hóa pháp lý. Trải qua mấy nghìn năm tồn tại và phát triển, dân tộc Việt nam đã tạo cho mình những sắc thái văn hóa đặc sắc riêng biệt, trong đó có sắc thái của văn hoá pháp lý. Tuy nhiên, đây là một vấn đề khá phức tạp. Nó cần được đánh giá ở nhiều khía cạnh, nhiều góc độ để tìm ra những cái hay, cái dở qua đó để xây dựng một nền văn hoá pháp lý phù hợp với điều kiện mới. Bài viết này muốn nói tới yếu tố tâm lý người Việt trong quá trình hình thành và phát triển của văn hoá pháp lý của dân tộc Việt nam với những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật trong điều kiện hội nhập và phát triển. 1. Tâm lý người Việt và văn hoá pháp lý ở Việt nam Nếu văn hoá pháp lý là những giá trị tốt đẹp mà pháp luật tạo ra từ quá trình đấu tranh sinh tồn và phát triển của con người và được chọn lọc qua thời gian thì ở
  2. Việt nam, văn hoá pháp lý gắn liền với với quá trình hình thành, phát triển và bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống mang đặc sắc Việt nam. Trong quá tr ình hội nhập và phát triển, văn hoá nói chung và văn hoá pháp lý nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng để chúng ta hoà nhập mà không bị hoà tan, vừa bảo tồn được các giá trị truyền thống tốt đẹp, vừa tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của văn hoá thế giới để hình thành một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá VIII đã xác định: “Các nhân tố văn hoá phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật, kỷ cương… biên thành nguồn nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển” . Sự hình thành của các yếu tố văn hoá, trong đó có văn hoá pháp lý ra trong thời gian rất dài và phức tạp với cả những yếu tố khách quan và chủ quan. Dân tộc Việt nam ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự hình thành của nền văn minh sông Hồng với đặc trưng của nền kinh tế nông nghiệp và canh tác lúa nước là chủ yếu. Để tồn tại và phát triển, người Việt cổ đã lựa chọn những yếu tố có lợi và tìm cách thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt và qua đó tạo ra sắc thái riêng trong các hoạt động sinh hoạt sản xuất, chiến đấu, tín ngưỡng…hình thành nên truyền thống của người Việt. Kể cả sau này, trong sự nghiệp mở mang đất nước về phía nam, người Việt vẫn mang theo những yếu tố văn hoá truyền thống này. Truyền thống đó trước hết là truyền thống của tâm lý duy tình. Con người Việt nam sống quần cư với nhau trong các đơn vị làng xã với quan hệ “phi nội tắc ngoại” cho nên có mối liên hệ gắn bó khá mật thiết trên cơ sở của sự gần gũi về huyết thống. Quan hệ giữa các thành viên xảy ra trong một phạm vi hẹp và chủ yếu diễn ra trong các luỹ tre làng. Vì vậy mà thiết chế làng xã trở thành một thiết chế hết sức bền vững vừa che chở, vừa kiểm soát con người một cách hết sức chặt chẽ. Mọi hoạt động của con người gần như được đặt trong “tầm ngắm” của các thành viên trong cộng đồng, con người hết sức quan tâm lẫn nhau nhưng cũng rất
  3. dễ can thiệp vào đời tư của nhau. Nhưng thiết chế làng xã này tạo ra sự độc lập rất cao với các cộng đồng dân cư khác gần giống như công xã với một kết cấu hết sức bền vững mà khó có gì phá vỡ. Truyền thống đoàn kết cộng đồng đã giúp cho cộng đồng người Việt nam giữ gìn được bản sắc của mình, bảo vệ được mình trước sự xâm lược và nguy cơ bị đồng hoá bởi các thế lực ngoại bang, thậm chí với truyền thống này, người Việt đã lấy lại được nước sau cả ngàn năm Bắc thuộc vì họ giữ lại được làng Việt với truyền thống đặc biệt đó để không thể bị đồng hoá. Tuy nhiên việc tạo ra cố kết bền chặt đó lại tạo nên tính bảo thủ, trì trệ của con người vì những lý do : Thứ nhất, cố kết đó làm cho con người trở nên lệ thuộc vào cộng đồng, ít có sự độc lập- yếu tố quan trọng tạo nên bản lĩnh của con người và cả của một cộng đồng hay một dân tộc. Điều này làm cho con người trở nên thụ động trong các quan hệ, ít dám làm và cũng từ đó cũng không dám chịu trách nhiệm trước cộng đồng và người khác. Do vậy mà người ta lười suy nghĩ và cũng dễ nảy sinh tâm lý ỷ lại, né tránh việc đối mặt với những cái mới, cái đòi hỏi từ chính nhu cầu của bản thân. Khi đó cá tính của con người, cái cá nhân chìm trong cái chung của cộng đồng làng xã. Khi cái đặc tính của làng xã càng đậm nét bao nhiêu thì cái cá nhân càng mờ nhạt bấy nhiêu. Cũng chính vì vậy mà ý thức về cộng đồng của con người thì rất cao (do tâm lý e ngại dè dặt, sợ dư luận nên luôn phải để ý xung quanh) nhưng ý thức về lợi ích cộng đồng lại rất thấp. Điều này có vẻ như mâu thuẫn nhưng lại là hai mặt đối lập của một thể thống nhất. Ví dụ như trong quan hệ một gia đình, một dòng tộc, con người ràng buộc nhau bằng gia quy, gia pháp vì sĩ diện với các dòng họ khác, với làng, với xã nên cá nhân trong gia đình hay dòng họ ấy phải tự khép kín, ai về phận nấy với bổn phận của con cái hay của một th ành viên. Nhưng thực ra người ta không thực sự quan tâm đến cộng đồng mà làm như vậy cốt để yên thân và khỏi bị ai động đến. Đây là nguyên nhân dẫn đến tâm lý thờ ơ, lẩn tránh pháp luật. Rõ ràng, đối với văn hoá pháp lý thì đây là một yếu tố tiêu cực làm hạn chế sự chủ động của con người khi tham gia vào các hoạt động xã
  4. hội. Còn nếu có sự tham gia vào các hoạt động này thì do a dua mà theo nhau một cách tự phát thiếu ý thức. Khi đó người ta ít suy xét những hậu quả xấu có thể xảy ra như những hoạt động cưỡng chế cộng đồng kiểu “bè chuối trôi sông” đối với những người “trót dại” hoặc tham gia với thái độ tò mò, dò xét, hiếu kỳ mà không có sự xét đoán độc lập để có thể tách mình ra khỏi cộng đồng để nhìn nhận vấn đề một cách khách quan. Điều này dễ tạo nên dư luận ngầm trong cộng đồng- một yếu tố quan trọng hình thành nên ý thức xã hội. Đây chính là lý do chủ yếu hình thành nên quan niệm trọng lệ hơn luật. Lệ chỉ là cái có tính chất cục bộ trong phạm vi hẹp, trong khi đó xã hội càng văn minh thì luật càng có ý nghĩa quan trọng. Thứ hai, người ta dễ chấp nhận tha thứ, bỏ qua cho nhau những lỗi lầm có thể gây ra sự thiệt hại cho cả cộng đồng, thậm chí cho bản thân. Sự gần gũi về thói quen, về dòng máu dễ nảy sinh tâm lý “dĩ hoà vi quý”. Con người ta vì sợ tai tiếng, sợ đụng chạm mà ngại đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực xảy ra với chính mình và với cộng đồng vì sợ cộng đồng lên án, sợ bị trả thù. Câu tục ngữ “một điều nhịn, chín điều lành” là một minh chứng cho điều này. Về tính tích cực, có thể nói đây là nhân tố giúp cho sự ổn định và yên bình của cộng đồng. Nhiều khi người ta chấp nhận một lời xin lỗi, coi trọng lời xin lỗi hơn là việc bồi thường thiệt hại. Hẳn nhiên điều này đã được các nhà lập pháp quan tâm để có quy định bắt buộc trong tố tụng dân sự là thủ tục hoà giải. Nhưng xét về tính tiêu cực, thực ra con người làm như vậy vì sợ và cũng ngại các thủ tục pháp lý rắc rối khi phải “đáo tụng đình” đặc biệt là tâm lý “được vạ thì má cũng sưng”. Mặt khác, người ta làm như thế cũng vì muốn bấu víu vào cộng đồng như một chỗ dựa chắc chắn với tâm lý “xấu chàng hổ ai?” nên không muốn “vạch áo cho người xem lưng”. Tâm lý này không chỉ xảy ra ở trong các cộng đồng dân cư mà còn xảy ra đối với cả các quan chức khi giải quyết các tranh chấp phát sinh trong xã hội kéo theo việc nghi ngờ các kết quả giải quyết khi cho rằng “con kiến mà kiện củ khoai” nên người ta
  5. càng không ý thức về việc phải sử dụng pháp luật như một biện pháp để bảo vệ mình. Thứ ba, điều đó làm cho người ta nghi ngờ tất cả những gì đến từ bên ngoài, trong đó có cả những những yếu tố tích cực và từ đó sẽ có tâm lý chống đối những gì không phải là của mình, của cộng đồng mình. Văn minh nhân loại không chỉ do một dân tộc, một quốc gia tạo nên. Sự liên kết để phổ biến các giá trị do loài người sáng tạo ra sẽ giúp cho con người phát triển nhanh hơn. Nhìn ra bên ngoài, ta thấy sự gần gũi về văn hoá của các nước phương Tây như chữ viết, lối sống, kiến trúc vv… cho thấy những giá trị văn hoá đó không phải do người Ý, người Pháp, hay người Anh sáng tạo ra mà là do sự du nhập, rồi pha trộn và dung nạp lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc. Từ chỗ nghi ngờ các giá trị đến từ bên ngoài, người ta có thái độ chống đối, không tiếp nhận hoặc chỉ tiếp nhận khi bị c ưỡng bức, cái gì của nhà mình, làng mình, xã mình cũng là nhất nên có chuyện “ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”. Ví dụ về phương diện pháp luật, án lệ là một hình thức pháp luật được sử dụng khá phổ biến ở các nước phát triển như Anh, Mỹ nhưng chúng ta thường coi đây là một hình thức pháp luật có quá nhiều hạn chế nên nó gần như bị tẩy chay ở Việt nam. Tất nhiên không phải cái gì tốt với người ta thì cũng tốt với mình nhưng chắc chắn những cái đến từ bên ngoài thì không phải bao giờ cũng xấu. Việt nam là một dân tộc chịu quá nhiều các cuộc chiến tranh xâm lược, luôn phải gồng mình lên để chống chọi các thế lực ngoại bang trong suốt chiều dài của lịch sử dựng nước và giữ nước nên ngay cả khi đất nước hoà bình trong những khoảng thời gian khá dài nhưng tâm lý nghi ngờ này vẫn không bị triệt tiêu. Chính sách của các triều đình phong kiến nhiều khi cũng tốt đẹp nhưng đã không được tiếp nhận bởi các làng xã nên “phép vua” phải “thua lệ làng” bởi nói chung quan niệm của các nhà cầm quyền là dùng pháp luật để cai trị, còn người dân Việt nam cũng như một số dân tộc phương Đông khác coi pháp luật là hình phạt. Một minh chứng cho điều này là các bộ luật lớn của các nhà nước phong kiến Việt nam đều được gọi là “Quốc triều hình luật” Từ đó con người Việt
  6. nam trở nên bảo thủ, trì trệ và không chịu đổi mới. Lịch sử Việt nam đã có những thời kỳ phát triển mạnh mẽ như thời nhà Trần nhưng do bảo thủ, không chịu thay đổi mà trở thành lực cản cho sự phát triển, đặc biệt là sự trung quân mù quáng của các thế lực quý tộc phong kiến nhà Trần khi bằng mọi cách chống lại cải cách của Hồ Quý Ly. Ngoài ra, Việt nam đã mất cơ hội tránh được ách thực dân và phát triển nhanh khi triều đình nhà Nguyễn đã không nghe lời khuyến nghị của Nguyễn Trường Tộ mở cửa để tiếp nhận chủ nghĩa tư bản đến từ phương Tây như hai nước châu Á khác là Nhật bản và Thái lan đã làm trong lịch sử. Tâm lý truyền thống này chắc chắn sẽ trở thành lực cản để cho văn hoá pháp lý Việt nam có thể đến với và tiếp nhận những thành tựu của khoa học pháp lý hiện đại trong thời kỳ hội nhập. Những giá trị thông tin hiện đại đến với người Việt nam tham gia vào việc hình thành văn hoá Việt nam hiện đại, trong đó có văn hoá pháp lý c ũng còn gặp rất nhiều khó khăn. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền với yêu cầu ngày càng cao về việc các quan hệ xã hội phải được điều chỉnh bằng pháp luật phải gắn liền với việc hình thành một nền văn hoá pháp lý hiện đại đó, đặc biệt trong quá tr ình hội nhập hiện nay. Thứ tư, truyền thống này không khuyến khích người ta sáng tạo ra những giá trị mới. Nhìn vào những hiện vật của nền văn hoá Việt nam có thể nói rằng chúng ta ít có những điều tự hào về năng lực sáng tạo của cha ông chúng ta. Trí óc tưởng tượng mới là cơ sở để làm nên những sáng tạo diệu kỳ của con người – chìa khoá của thành công không chỉ đối với các cá nhân mà còn đối với cả một cộng đồng hay nhân loại. Có một hiện tượng là một câu chuyện truyền miệng mà xảy ra ở làng này thì cũng được kể lại gần như sao y bản chính ở làng khác mà thậm chí còn được kể đi kể lại và người kể luôn luôn cam đoan là chuyện này có thật 100% mà họ đã chứng kiến ở làng họ. Đó chỉ là sự sao chép, lặp đi lặp lại của những lối mòn trong cách nghĩ, trong lối sống. Văn thơ của người Việt nam cũng chỉ chú ý vào trau chuốt câu chữ cho mượt mà, bóng bẩy nhưng không hàm chứa những tư tưởng lớn hay những triết thuyết có thể dẫn lối cho hậu thế, thậm chí phải “tầm
  7. chương trích cú”, nói gì cũng hay mượn tích của người Tàu. Cũng chính vì thế người ta hay sống theo cảm tính, dễ a dua theo dư luận mà thiếu sự xét đoán bằng lý trí. Các bộ luật lớn tồn tại trong lịch sử của Việt nam có rất ít tính chất độc lập như một sản phẩm thuần tuý do dân tộc Việt nam sáng tạo trừ Bộ luật Hồng Đức có một số phần tương đối độc lập và phản ánh tinh thần dân tộc. Chẳng hạn như Bộ luật Gia long gần như là sự sao chép nguyên xi luật nhà Thanh, thậm chí có những nội dung hoàn toàn chẳng liên quan đến cuộc sống của người Việt Nam. Vì sống theo cảm tính nhiều, sự xét đoán bằng lý trí không được coi trọng vì người ta coi “một trăm cái lý không bằng một tý cái tình” cho nên ngay trong hoạt động của các cơ quan công quyền cũng rơi vào tình trạng cả nể, từ đó mà sinh ra tâm lý coi thường pháp luật. Không thể phủ nhận vai trò của đạo đức trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, tuy nhiên không thể dùng đạo đức thay pháp luật được mà chỉ có thể coi đó là công cụ bổ sung. Bên cạnh đó, có thể thấy rằng lối sống duy tình cũng phản ánh một trật tự xã hội rất đơn giản, con người yêu thương nhau, ưa sống hoà bình, không thích tranh chấp, cho nên pháp luật cũng không đòi hỏi ở mức độ quá phức tạp do đó không hình thành một nền văn hoá pháp lý có mức độ phát triển cao nh ư ở các dân tộc hay quốc gia mà các điều kiện kinh tế có sự phát triển phức tạp. Ở Việt nam, chúng ta không thấy có những trường phái pháp luật thực sự, cũng không có một hệ tư tưởng pháp lý có tầm vóc, chưa có sự xung đột đáng kể giữa các quan điểm hay trường phái pháp luật và vì vậy mà hầu như không có chuyện cạnh tranh thúc đẩy sự cọ sát, va chạm để phát triển khoa học pháp lý. V ì vậy, tư duy pháp luật có thể là sự tiếp nhận một cách không chủ động và lựa chọn tư duy pháp lý ngoại lai của những kẻ mang tư tưởng cai trị là chủ yếu. Khi đó, tư tưởng độc lập dân tộc càng làm cho mức độ nghi ngờ đối với tư tưởng pháp luật đến từ bên ngoài tăng lên. Từ tâm lý này, người Việt nam trở nên co cụm lại trong một phạm vi hẹp để tự vệ và cũng từ đó mà hình thành nên phương thức sản xuất, sinh hoạt có tính chất manh mún nhỏ lẻ và hình thành nên tình trạng cục bộ địa phương. Chính mối
  8. liên hệ trong phạm vi hẹp này mà con người không có một tư tưởng vượt tầm để có thể nhìn xa trông rộng ra bên ngoài và đi trước thời gian. Điều đáng nói nữa là tâm lý của người Việt lại được thể hiện đậm nét trong tư duy của các nhà làm luật hiện nay. Do bị ảnh hưởng bởi quan niệm giai cấp nặng nề đến mức cực đoan, coi pháp luật chỉ là ý chí của giai cấp thống trị nên các nhà lập pháp của chúng ta nảy sinh tư tưởng áp đặt ý chí mà không có chiều phản biện, cho rằng luật là để quản lý, để cấm đoán chứ không phải là để phục vụ cho sự phát triển, để bảo vệ cho con người. Gần đây, việc sửa đổi Hiến pháp 1992 của chúng ta vẫn chủ yếu quan tâm đến tổ chức bộ máy nhà nước chứ rất ít quan tâm đến các quyền dân sinh cơ bản của công dân. Trong xu thế hội nhập hiện nay, để hoà nhập mà không bị hoà tan, yếu tố truyền thống có một vai trò đặc biệt quan trọng. Đảng ta đã có chủ trương xây dựng một nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là để khẳng định vai trò đó của văn hoá, trong đó có văn hoá pháp lý. Ngày nay, người ta hay nói đến đạo đức trong kinh doanh hay đạo đức doanh nhân như một trào lưu của thời kỳ hội nhập cũng có nghĩa là những tác động từ đời sống kinh tế đang từng ngày làm thay đổi quan niệm sống, thay đổi tâm lý của con người. Tuy nhiên, để có ưu thế cạnh tranh thì sự liên kết giữa các thành viên trong xã hội là cực kỳ quan trọng. Điều này có nghĩa là con người phải mở rộng các quan hệ giao tiếp với bên ngoài (ngoài làng, ngoài xã, ngoài huyện, tỉnh mình và xa hơn là cả với các quốc gia khác). Chắn chắn, việc hội nhập này đòi hỏi chúng ta phải có những cơ sở pháp lý rõ ràng và việc thương lượng để đi đến những cam kết quốc tế bằng các điều ước quốc tế song phương, đa phương ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, có vẻ như người Việt nam hiện nay chưa sẵn sàng với việc thực hiện các cam kết đó một cách tích cực. Biểu hiện cụ thể minh chứng cho điều này là sự coi thường lệnh triệu tập của toà án Italia mà Tổng công ty hàng không Việt nam Airline đã phải trả giá rất đắt mặc dù mình ở thế có lợi so với nguyên đơn, hay sự mù mờ về pháp luật quốc tế hiện
  9. nay của các doanh nghiệp, thói quen tuỳ tiện trong giao kết hợp đồng, không cần biết đến sự tư vấn pháp lý, chẳng cần luật sư… Thứ năm, là sự thiếu kỷ luật của con người Việt nam. Người Việt nam thường có thói quen sinh hoạt tuỳ tiện, ít chịu tuân thủ những gì là quy tắc, ràng buộc con người. Việc làm của người Việt thường được thực hiện khi người ta chưa suy nghĩ một cách chín chắn về những hệ quả của nó. Người Việt nam chỉ thực sự tuân thủ các quy tắc sống khi có sự cưỡng bức. Điều đó làm phân tán lực lượng do mỗi người tự đặt ra cho mình một quy tắc sống, hạn chế khả năng kết hợp để tạo ra sức mạnh cộng đồng. Biểu hiện manh mún trong phương thức sinh hoạt, sản xuất chính là kết quả của sự tuỳ tiện, vô kỷ luật này đã diễn ra kéo dài trong lịch sử dân tộc. Nếu nói đến việc để xây dựng một nhà nước pháp quyền thì có thể coi đây là một sự cản trở đáng kể, làm hạn chế, thậm chí tước đi cơ hội tốt nhất để thực hiện quyền con người. Rất dễ dàng để lấy ví dụ cho thói quen tuỳ tiện này như việc con người tham gia giao thông thì mạnh ai lấy đi, bất chấp quy tắc, hay xây dựng thì thiếu quy hoạch có tầm nhìn xa, để rồi làm xong lại phá để làm lại hoặc bổ sung, vừa mất mỹ quan vừa tốn kém cho xã hội. Về việc xây dựng một nền văn hoá pháp lý, không thể không nói tới một sự định hướng cơ bản bằng các chính sách, bằng những quan điểm và ở mức độ cao hơn là một hệ tư tưởng và cũng không thể thiếu một nền dân trí tương đối đồng đều được hình thành từ một nền giáo dục quốc dân căn bản. Văn hoá pháp lý không n ên và không chỉ được xây dựng trên cơ sở của tâm lý pháp lý vì tính chất không hệ thống, thiếu ổn định nhưng lại có tính chất bảo thủ. Nó không tạo ra được sự thống nhất trên phương diện xã hội cho văn hoá pháp lý của đất nước. Những hạn chế trong tâm lý của người Việt như phân tích ở trên càng không phải là nguyên liệu tốt cho việc xây dựng một nền văn hoá pháp lý hiện đại. Hiện nay, có một sự thuận lợi là sự hội nhập của Việt nam với thế giới ngày càng sâu rộng. Yếu tố tâm lý cũng đã có nhiều sự thay đổi theo xu hướng tích cực. Sự truyền bá các giá trị
  10. phổ biến, tốt đẹp của thế giới và có sự kiểm nghiệm ở Việt nam, trong đó có giá trị của pháp luật như giá trị công bằng, giá trị nhân đạo và giá trị nhân văn mà hầu như cả thế giới đã thừa nhận ngày càng nhiều và thuận lợi hơn. Với Việt nam, các giá trị đạo đức cũng có nhiều điều khá gần gũi với những giá trị đó như các mục đích phấn đấu của loài người là chân, thiện, mỹ. Do vậy việc xây dựng văn hoá pháp lý phải có sự dung nạp các yếu tố ngoại lai, qua đó mà làm hình thành nên một “thương hiệu” cho văn hoá pháp lý Việt nam như niềm tự hào của người Đức về tính kỷ luật, người Nhật về tính cẩn thận, cần cù…để Việt nam hội nhập thêm toàn diện hơn và người Việt nam cũng trở thành một dân tộc đáng được kính trọng hơn trong quá trình hội nhập. 2. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc thực hiện pháp luật Thực hiện pháp luật diễn ra một cách phổ biến trong đời sống h àng ngày và đối với hầu hết mọi người, trong những hoàn cảnh điều kiện khác nhau và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố đến từ nhiều hướng khác nhau với những mức độ khác nhau. Các chủ thể thực hiện pháp luật đón nhận sự tác động đó ở các mức độ khác nhau nên kết quả cũng như mục đích của hoạt động thực hiện pháp luật cũng diễn ra ở những mức độ khác nhau. Việc tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện pháp luật là hết sức cần thiết cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn đời sống. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật ở Việt Nam rất đa dạng và phức tạp. Có thể nhìn thấy chúng ở nhiều khía cạnh mà ở đó tâm lý pháp lý nói riêng và văn hoá pháp lý nói chung có một tầm ảnh hưởng rất sâu rộng. Bên cạnh đó, còn những yếu tố khác cũng góp phần không nhỏ vào việc thực hiện pháp luât. Có thể xác định các yếu tố ảnh hưởng đó cụ thể như sau: 2.1. Truyền thống 1.1 Yếu tố tâm lý
  11. Truyền thống trọng tình, duy tình của Người Việt nam được tạo nên từ lối sống, từ tập tính sinh hoạt, sản xuất có từ lâu đời đã giúp cho người Việt nam đoàn kết để tạo nên sức mạnh cộng đồng để xây dựng và bảo vệ cộng đồng trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên và các thế lực ngoại xâm, để tồn tại và phát triển và tạo ra bản sắc văn hóa của dân tộc. Nó tạo ra sự thống nhất ý chí rất cao của người Việt như tinh thần của hội nghị Diên hồng thời nhà Trần, tinh thần “tướng sĩ một lòng phụ tử”, của tướng sĩ Lam sơn thời Hậu Lê… Truyền thống này có sự ảnh hưởng rất sâu sắc của Đạo Khổng qua hàng nghìn năm lịch sử. Đây là những tư tưởng nhân văn đã khẳng định. Ở Việt nam, mọi người quan tâm và yêu thương nhau, phải biết giữ và sửa mình, tính cộng đồng khá cao nên các quy tắc chung của cộng đồng được mọi người tôn trọng và tuân thủ một cách tự nguyện. Tuy nhiên, đây cũng chính là một yếu tố có khả năng tác động xấu đến quá trình thực hiện pháp luật. Người ta dễ dị ứng với pháp luật, chỉ coi pháp luật là một giải pháp không thể tránh được. Đạo đức là một loại quy phạm không thể thiếu trong đời sống xã hội vì nó cũng là những chuẩn mực về cái thiện, cái ác, cái tốt, cái xấu, về lương tâm, trách nhiệm hay bổn phận của con người. Khi chưa có pháp luật hay pháp luật bất lực thì đạo đức nói lên tiếng nói của nó, giúp cho xã hội trở nên ổn định, khơi dậy những đức tính tốt đẹp của con người nhưng thiếu tính thống nhất, mang tính cảm tính, tùy thuộc của vào quan niệm sống của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng hay mỗi địa phương hay theo giới tính, lứa tuổi, theo hoàn cảnh sống…Người ta tuân theo các chuẩn mực đạo đức vì để “được tiếng tốt” nên nhiều khi không dám làm những gì mà mình cho là đúng. Pháp luật là công cụ để nhà nước quản lý xã hội một cách thống nhất nên nó rất rành mạch. Vì vậy truyền thống duy tình làm cho ứng xử của con người dễ theo cảm tính khi cho rằng “trăm cái lý chẳng bằng một tý cái tình”. Người ta có thể có nhiều cách ứng xử khác nhau trong cùng một hoàn cảnh và sẽ vô hiệu hóa pháp luật ngay từ trong suy nghĩ của mỗi con người cụ thể đến dư luận x ã h ội n ói chung. Người ta sợ dư luận mà không sợ pháp luật nên pháp luật khó mà được thực hiện. Mặt khác, đạo đức là những quan niệm đã ăn sâu vào trong tâm thức của con người rất khó thay đổi nên không dễ theo kịp sự
  12. thay đổi và phát triển. Hơn nữa, yêu cầu của công nghiệp hóa và hiện đại hóa cùng rất nhiều tri thức khoa học được phát minh đòi hỏi cách nhìn nhận, đánh giá chính xác thì tâm lý bảo thủ sẽ trở thành lực cản rất lớn đối với sự phát triển. Bản thân pháp luật phải vận động và biến đổi theo các điều kiện kinh tế- xã hội nên sự trì trệ trong tâm lý “trọng tình, duy tình”của người Việt vốn ưa sự ổn định sẽ không thể đáp ứng kịp. Sự không bắt nhịp kịp các quá trình quốc tế hóa làm cho thiệt thòi thường nghiêng về phía chúng ta. Người Việt nam không thực sự tin tưởng vào những gì đến từ bên ngoài vì lịch sử dựng nước luôn song hành với lịch sử giữ nước. Với hơn một nghìn năm Bắc thuộc, pháp luật không phải là sản phẩm của người Việt nam mà đến từ những kẻ đô hộ nên người ta phải miễn cưỡng chấp nhận pháp luật, hoặc chống lại một cách ngấm ngầm. Người Việt không có thói quen tuân theo pháp luật và quan niệm pháp luật gần với hình phạt hơn là gần vối công lý nên sợ pháp luật, không coi pháp luật như một phương tiện để bảo vệ mình, cho rằng pháp luật là để thống trị chứ không phải là công cụ để điều tiết xã hội và bảo vệ con người. Lịch sử pháp luật Việt nam thời phong kiến, với các bộ luật lớn chủ yếu là hình luật như Hình thư, quốc triều hình luật, Lê triều hình luật…đã chứng minh cho quan niệm này. Một truyền thống được tạo dựng từ nghìn năm Bắc thuộc và cũng gần nghìn năm tồn tại chế độ phong kiến ở Việt Nam đã trở nên quá bền vững. Điều này không dễ gì thay thay đổi trong một thời gian ngắn để cho người Việt tiếp nhận pháp luật một cách tự nguyện và tích cực. Tập quán sinh hoạt và lối sống. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến các tập tính sinh hoạt, sản xuất và chiến đấu riêng của Người Việt nam. Trước hết, đó là tập quán trồng lúa nước và hoạt động của con người gắn liền với những điều kiện tự nhiên nên phải:“Trông trời, trông đất, trông mây- Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm…". Họ không thích những gì bị cho là trái với các quy luật của trời đất, không cố gắng thay đổi điều kiện cũng như môi trường sống, co cụm lại với nhau trong những cộng đồng
  13. nhỏ để tạo ra sức mạnh cho mình, trật tự xã hội có vẻ dễ giữ được sự ổn định, con người dễ trở nên nhu mì, thuần tính, nương tựa vào nhau và che chở cho nhau. Nhưng đây lại là liên kết hẹp do tập quán sản xuất nhỏ, manh mún nên tư tưởng sản xuất tiểu nông đã ăn sâu và bám rễ vào họ nên quan tâm đến những gì là của mình nên tạo ra tính ích kỉ, đố kị, không thích người khác hơn mình, “trâu buộc ghét trâu ăn”, tạo ra sự tùy tiện trong cách làm ăn cũng như lối ứng xử của con người. Các thói quen cổ hủ cũng được giữ lại như một chuẩn mực “nhất thành bất biến”, pháp luật khó mà xâm nhập vào các công đồng dân cư, “phép vua thua lệ làng”. Người Việt tiếp nhận pháp luật với một thái độ nghi ngờ và không tự giác một phần theo tập quán, phần vì sự ngại đổi mới. Người ta “dĩ hòa vi quý”, “chín bỏ làm mười”, “một điều nhịn, chín điều lành” mà bỏ qua cho nhau dẫn đến cả sự dung túng những lỗi lầm. Các tranh chấp xã hội xảy ra cũng được giải quyết bằng tình cảm vì người ta ngại “đáo tụng đình” nên nhiều quan hệ xung đột không được giải quyết dứt điểm bằng pháp luật, không thích “vạch áo cho người xem lưng” kể cả khi đã có thiệt hại cho bản thân. Khi có sự bất công, nhất là khi nó đến từ phía các cơ quan công quyền thì có thói quen trong nếp nghĩ “con kiến mà kiện củ khoai” vì không tin vào pháp luật. Mô hình tổ chức dân cư của người Việt, đặc biệt là ở nông thôn Bắc bộ được thể hiện khá đậm nét ở các công xã nông thôn sau những lũy tre làng làm cho tính cục bộ địa phương trở nên có tính phổ biến. Quan hệ quần cư bền vững có nhiều điểm tốt là tạo ra sức mạnh cho cộng đồng nhưng làm cho người ta dễ bao che cho người cho nhau vì sợ điều tiếng hoặc bị tẩy chay. Do vậy, các hành vi tố giác tội phạm gần như không diễn ra mặc dù đó là hành vi phạm tội đã được luật hình sự quy định. Trong trường hợp này thì người ta còn sợ dư luận hơn cả hình phạt. 2. Các yếu tố hiện đại 2.1. Sự phát triển của các điều kiện kinh tế – xã hội.
  14. Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang được tiến hành với những thành tựu đáng kể của nó đã và đang tác động đến các yếu tố truyền thống, trong đó nhiều giá trị truyền thống tiếp tục được phát huy nhưng cũng có không ít các yếu tố truyền thống bị thay đổi, đào thải. Lối tư duy cũ, đặc biệt là tư duy tiểu nông trở thành lực cản đáng kể đến việc tiếp nhận cách thức quản lý mới của xã hội, việc tiếp nhận khoa học kỹ thuật tiên tiến. Nếu có cơ hội mà không phải dùng đến pháp luật thì người ta nhất đinh không dùng đến pháp luật. Việc mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại càng cần hơn sự hiểu biết và vận dụng pháp luật. Ở Việt nam, tiền lệ pháp chưa chính thức được sử dụng như một nguồn luật, trong khi đó chúng ta vẫn phải chấp nhận các phán quyết trong các quan hệ t ư pháp quốc tế. Gần đây nhiều vụ tranh chấp dân sự có yếu tố n ước ngoài thì phía Việt nam thường thua thiệt rất nhiều. Thực tế này đã có ảnh hưởng tích cực đối con người Việt nam về sự cần thiết của pháp luật, về việc tiếp nhận pháp luật đến từ bên ngoài nên đã chủ động tìm đến pháp luật để có những bảo đảm chắc chắn cho các hoạt động của họ. Nhiều dịch vụ pháp lý được mở ra để tư vấn hoặc trợ giúp cho các chủ thể này đã dần làm thay đổi tư duy tùy tiện trong làm ăn, kinh doanh nói chung và đặc biệt trong việc làm ăn lớn. Điều kiện về văn hóa – xã hội, về giáo dục đã không ngừng phát triển mở rộng làm chuyển biến đáng kể trình độ dân trí. Cách nghĩ và tầm nhìn của người Việt Nam được cải thiện, đặc biệt là tư duy pháp lý. Người ta ý thức hơn về một nền dân chủ, ý thức hơn về trách nhiệm công dân cũng như quyền lợi của họ, dám đấu tranh cho lợi ích chính đáng, với những hiện tượng tiêu cực mặc dù nó không trực tiếp liên quan đến mình. Các cơ quan và nhân viên công quyền thay đổi thái độ từ cửa quyền sang phục vụ, các quy định của pháp luật đ ược tôn trọng hơn. Chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng công quyền cũng đã gắn liền với chế độ trách nhiệm của họ. Tình trạng lộng quyền, lạm quyền được hạn chế do bị phát hiện và xử lý nhiều hơn. Tính tích cực chính trị của nhân dân được nâng cao do bản thân
  15. nhận thức của họ v à có cơ chế pháp lý thích hợp bảo đảm như có luật khiếu nại, tố cáo, có tòa án hành chính… 2.2. Bộ máy nhà nước. Thời gian gần đây, bộ máy nhà nước ta đã có nhiều chuyển biến khá tích cực. Tổ chức cũng như hoạt động của bộ máy nhà nước trở nên thống nhất hơn, có sự đồng bộ, phối hợp với nhau có hiệu quả hơn. Việc giám sát tổ chức, hoạt động của các cơ quan đã được tiến hành thường xuyên đã tạo ra một sự chuyển biến đáng kể về thái độ làm việc cho các cơ quan cũng như các nhân viên công quyền. Chất lượng của đội ngũ công chức cũng không ngừng được nâng lên. Việc xây dựng nhà nước pháp quyền được tiến hành đã làm thay đổi tính chất quan hệ giữa các cơ quan công quyền với công dân. Quy chế dân chủ ở cơ sở được triển khai, việc thực hiện pháp luật của các cơ quan công quyền trong bộ máy nhà nước càng được giám sát chặt chẽ đã tác động tích cực đến cả phía công dân cũng như cơ quan công quyền về trách nhiệm của họ nên pháp luật càng có điều kiện được thực hiện một cách thuận lợi. 2.3. Hệ thống pháp luật. Hệ thống pháp luật Việt nam trong thời gian gần đây đã đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của đời sống xã hội. Tuy nhiên, pháp luật của chúng ta còn thiếu và chưa đồng bộ. Việc ký kết nhiều điều ước quốc tế, nhất là trong lĩnh vực thương mại đã làm cho pháp luật của chúng ta có sự sai biệt nhất định mà chắc chắn trong một thời gian ngắn chúng ta chưa thể sửa đổi và bổ sung kịp. Việc áp dụng pháp luật gặp không ít khó khăn nhất là khi trong các văn bản pháp luật của chúng ta thường có một quy định mang tính tình thế, đại thể là nếu những quy định trong văn bản có sự khác biệt với điều ước quốc tế mà Việt nam tham gia thì sẽ thực hiện theo điều ước quốc tế. Chúng ta chưa thừa nhận tiền lệ pháp là nguồn để áp dụng cho việc giải quyết các vụ việc pháp lý nhưng vẫn chấp nhận các phán
  16. quyết của các cơ quan tài phán nước ngoài có sử dụng án lệ. Điều này làm cho cả hai phía Việt nam cũng như phía nước ngoài thấy không thỏa mãn nhất là về phía Việt nam khi chưa chuẩn bị tinh thần cũng như điều kiện con người cho tình trạng này. Việc chuyển đổi pháp luật này còn đòi hỏi một đội ngũ các nhà tư vấn pháp lý được đào tạo bài bản, có trình độ để tranh tụng quốc tế cũng như việc chúng ta phải chủ động trong việc thừa nhận và tạo ra án lệ. 2.3. Hệ thống chính trị. Gần đây, hệ thống chính trị Việt Nam có khá nhiều đổi mới. Nhận thức về nhiệm vụ chính trị của mỗi thiết chế trong hệ thống đ ã trở nên rõ ràng hơn. Việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm nâng cao ý thức chính trị cũng nh ư hiểu biết pháp luật cho các thành viên đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Sự tồn tại của hệ thống chính trị đã tạo ra một cơ chế kiểm soát khá tích cực đối với các hoạt động thực hiện pháp luật của cả các cơ quan cũng như nhân viên nhà nước và hoạt động tuân thủ pháp luật của xã hội thông qua cơ chế kiểm tra chéo tạo ra tính tích cực chính trị của nhân dân. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã làm cho nhiều vụ việc vi phạm pháp luật được phát hiện và kịp thời xử lý tạo ra sự chuyển biến đáng kể nhận thức trong xã hội về trách nhiệm của mỗi công dân.Cử tri được quyền bầu cử trên cơ sở danh sách các ứng cử viên do Mặt trận tổ quốc hiệp thương với các tổ chức của hệ thống chính trị nên các tổ chức này có sự giám sát các ứng cử viên từ cơ sở có ý nghĩa lớn trong việc hình thành đội ngũ công chức có chất lượng- một trong những yếu tố quan trọng cho việc thực hiện pháp luật hiệu quả, chính xác. 2.4. Các yếu tố quốc tế. Việt nam không ngừng mở rộng các quan hệ đối ngoại trên tất cả các phương diện trong đó không thể không nhắc tới là các vấn đề pháp lý. Chúng ta đã tạo ra một hình ảnh tốt với thế giới với việc ký kết được rất nhiều điều ước quốc tế để chứng tỏ sự nhìn nhận của các đối tác về Việt nam đã thực sự hội nhập, và với sự tận tâm
  17. thực hiện các cam kết quốc tế chứng tỏ sự thiện chí của Việt Nam. Tuy nhi ên, việc áp dụng pháp luật quốc tế ngày càng trở nên bức bách và là cơ sở cho sự ổn định bang giao quốc tế đã buộc chúng ta phải nghiêm túc hơn trong việc thực hiện pháp luật. Bản thân người nước ngoài tham gia vào các quan hệ trong nước cũng cho chúng ta nhiều bài học vì họ sang Việt nam thì phải theo pháp luật Việt nam nên không lý do gì người Việt nam chúng ta lại không tuân thủ pháp luật của chính mình. Ngược lại, khi người Việt Nam ra nước ngoài cũng đã học được nhiều bài học về pháp luật của họ, trong đó có những bài học có được do chủ động tìm hiểu nhưng cũng có những bài học đến từ sự trả giá cho những sai lầm đến từ sự thiếu hiểu biết pháp luật. Việc thực hiện pháp luật đang trở thành nhu cầu tự thân của con người Kết luận Xã hội ngày càng phát triển, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao, pháp luật ngày càng chứng minh được giá trị của nó trong cuộc sống. Hy vọng những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật sẽ phát huy tác dụng tích cực, những tác động tiêu cực của nó sẽ bị hạn chế để việc thực hiện pháp luật sẽ trở th ành một lối sống của người Việt Nam hiện đại trong yêu cầu của việc xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội hội chủ nghĩa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2