intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TÂM LÝ SỐNG

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

98
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những câu nói dễ khiến nàng hiểu lầm Khi bạn nói: "Anh thực sự rất bận", nàng sẽ dịch ra là: "Anh bận lắm, em đừng làm phiền anh nữa". Cô ấy có thể sẽ nghĩ bạn còn nhiều thú vui hấp dẫn khác và mình đang bị bỏ rơi. Sự suy diễn quá mức của các cô gái và tính có sao nói vậy của nhiều chàng trai đã gây không ít rắc rối cho quan hệ hai người.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TÂM LÝ SỐNG

  1. TÂM LÝ SỐNG Những câu nói dễ khiến nàng hiểu lầm Khi bạn nói: "Anh thực sự rất bận", nàng sẽ dịch ra là: "Anh bận lắm, em đừng làm phiền anh nữa". Cô ấy có thể sẽ nghĩ bạn còn nhiều thú vui hấp dẫn khác và mình đang bị bỏ rơi. Sự suy diễn quá mức của các cô gái và tính có sao nói vậy của nhiều chàng trai đã gây không ít rắc rối cho quan hệ hai người. Sau đây là những câu nói có nguy cơ bị hiểu nhầm cao nhất: "Cô bạn của em đẹp thật đấy” Nàng sẽ hiểu là: “Bạn gái em thực sự hấp dẫn anh” hay “Trông cô ấy nổi bật hẳn so với em”. Các chàng trai nên ghi lòng tạc dạ một điều: phụ nữ rất hay ghen tỵ, nhất là về khoản nhan sắc. Một kinh nghiệm quý báu là nên hạn chế và thận trọng khi khen một người đẹp nào đó trước mặt "nửa kia" của mình, nhất là cô bạn thân của nàng. Nếu bạn là người thích tấm tắc trước cái đẹp thì cũng phải khen thật tế nhị và nhớ đừng nhìn bóng hồng khác bằng ánh mắt nhiệt tình quá. “Dạo này, thằng bạn anh cứ thế nào ấy”
  2. Cô ấy sẽ nghĩ: “Tình yêu làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ bạn bè của anh”. Và sau đó thỉnh thoảng bạn sẽ phải một phen sững sờ khi nghe những câu nói bóng gió kiểu như: “Hình như em là sự cản trở đối với anh” hay “Anh đừng quan tâm đến em nhiều quá rồi lại thấy khó xử”… Nếu bạn cảm thấy từ khi yêu nàng, tình cảm bạn bè không được như xưa thì khoan hãy nói với cô ấy, nhất là khi quan hệ của hai người mới bắt đầu. Thay vào đó, bạn nên tự tìm nguyên nhân và điều chỉnh hợp lý hơn giữa thời gian dành cho người yêu và các mối quan hệ khác. “Anh thực sự rất bận” Đây thường là câu nói cửa miệng của nhiều chàng trai. Nó chỉ mang nghĩa đơn thuần là họ có rất nhiều việc phải làm. Nhưng một khi đến được tai nàng thì nó sẽ biến thành: “Anh bận lắm. Đừng làm phiền anh nhé.” Nàng luôn suy nghĩ là ngoài nàng ra bạn còn có quá nhiều thú tiêu khiển hấp dẫn khác. Và sau đó, khoảng thời gian bạn dành cho những sở thích cá nhân như chơi thể thao, tụ tập bạn bè sẽ được nàng để ý rất kỹ. Cô ấy có khi còn cảm thấy đang bị bạn bỏ rơi. Nếu quả thật bạn là người của công việc thì nên chia sẻ với nàng rằng: “Anh hơi bận nhưng anh sẽ cố gắng dành nhiều thời gian cho em”. “Gã kia là ai vậy?” Khi thấy cô ấy nói chuyện thân mật với một tên con trai lạ mặt nào đấy, bạn cảm thấy rất nóng mặt và sẽ hỏi ngay như vậy. Thậm chí, có nhiều chàng tỏ ra bức xúc và hỏi với thái độ không được thiện chí lắm. Và dĩ
  3. nhiên, cô ấy sẽ hiểu rằng “Em đang định 'léng phéng' với anh ta phải không? Coi chừng đó”. Trong trường hợp này, bạn không nên nôn nóng trước sự có mặt của anh chàng kia. Đừng hỏi gì vội mà chờ nàng tự nói với bạn hoặc âm thầm điều tra trước đã. “Để anh làm cho” Cô ấy sẽ hiểu là: “Để anh làm cho, em làm không được đâu”. Tất nhiên các chàng trai lúc nào cũng muốn thể hiện tinh thần hiệp sĩ. Nhưng đôi lúc, nàng không cần bạn phải ra tay, nhất là khi cô ấy đang cố gắng hoàn thành một việc nào đó để xóa tan hình ảnh cô nàng hậu đậu trong mắt bạn trai. Việc của bạn lúc này chỉ là cổ vũ cho quyết tâm ấy thôi. Nếu bạn muốn san sẻ thì câu nói thích hợp là: “Em có cần anh giúp gì không?”. Nghệ thuật làm lành Muốn làm lành sau cuộc tranh cãi với ông xã, bạn không cần nói xin lỗi khi trong lòng vẫn ấm ức hoặc cố tạo ra buổi nói chuyện cho ra vấn đề. Có khi, chỉ cần giả vờ nhờ chàng một việc gì đó, rồi gợi chuyện, mọi việc sẽ êm ngay. Trong thực tế, sau khi nội chiến xảy ra, người ta thường phản ứng theo một trong 3 cách sau:
  4. - Hy sinh cái mà mình thích và làm theo cái người kia thích. Đây là thái độ nhượng bộ, nó có tác dụng làm cho đối phương hài lòng nhưng chính bạn lại ấm ức. - Không cần biết đối phương nghĩ gì, cứ làm theo cách mà mình thích. Bạn sẽ dương dương tự đắc nhưng gây khó khăn cho đối phương. - Phớt lờ coi như không có chuyện gì xảy ra. Cả ba cách đó đều không xua tan được bầu không khí bất hòa, có khi còn đẩy mâu thuẫn đến chỗ gay gắt hơn. Cho nên tốt nhất hai bạn cần nói chuyện thẳng thắn với nhau. Và nghệ thuật làm lành là ở chỗ nói chuyện như thế nào. Dưới đây là những quy tắc vàng của nhà tâm lý nổi tiếng người Mỹ, Danniel Johnson. Quy tắc thứ nhất: Thương lượng vui vẻ và an toàn Không ít người coi việc thương lượng để làm lành nặng nề như đi vào phòng tra tấn. Nhưng nếu muốn thành công, trước khi đàm phán, bạn phải nắm chắc quy tắc cơ bản là cả hai cùng vui vẻ. Hãy cất ngay bộ mặt khó đăm đăm của bạn đi và nở nụ cười. Muốn thế cần tuân thủ 3 điều cơ bản dưới đây: - Duy trì không khí vui vẻ trong suốt quá trình đàm phán. Bạn hãy thoải mái nêu vấn đề với tâm trạng vui vẻ. Nếu thấy tình hình không sáng sủa thì dừng lại ngay. - Xác định an toàn là trên hết. Mục đích của làm lành là để cứu vãn hôn nhân, bởi thế phải bình tĩnh ngay cả khi đối phương tỏ ra nóng nảy. Khi
  5. thấy mình bị xúc phạm, bản năng tự vệ trong bạn bắt đầu thức dậy. Lúc này tâm lý thông thường là bạn muốn trả đũa nhưng nên nhớ rằng cuộc đấu khẩu sẽ không đi đến đâu. - Nếu bạn thấy cuộc thương lượng bế tắc thì cách hay nhất là rút lui. Bạn không thể giải quyết vấn đề tại một thời điểm bất lợi như thế. Rút lui không chỉ có nghĩa là bỏ đi mà là chuyển đề tài và đợi thời cơ khác. Không được cứng nhắc theo kiểu đã định hôm nay nói là phải thanh toán hết, muốn ra sao thì ra. Đó là cách phá hủy hôn nhân chứ không phải cứu vãn nó. Quy tắc thứ hai: Tìm ra điều mà đối phương quan tâm Nhiều người hoàn toàn không hiểu nguyên nhân chính của sự xung đột và cũng không biết đối phương quan tâm tới cái gì. Có khi chính họ cũng không biết thật ra mình muốn gì. Đến khi những vấn đề riêng tư của mỗi người sáng tỏ, họ sửng sốt nhận ra: "Tưởng gì, hóa ra có thế mà cũng cãi nhau". Quy tắc thứ ba: Tháo gỡ mâu thuẫn một cách sáng tạo Không nhất thiết hai người phải ngồi lại nói chuyện. Có thể khi cả hai đang cùng đi dạo hay bạn giả vờ nhờ đối phương giúp một việc gì đó rồi vừa làm vừa trao đổi. Biết đâu chính lúc đó, cuộc hòa giải được giải quyết một cách hoàn hảo. Nếu bạn thiện chí, chắc chắn bạn sẽ nghĩ ra những cách làm cả hai hài lòng.
  6. Quy tắc thứ tư: Khoanh vùng phạm vi mâu thuẫn Không ít trường hợp sau khi cãi nhau kịch liệt người ta không nhớ nổi cuộc cãi vã đã bắt đầu từ cái gì. Có thể nguyên nhân cãi nhau lúc đầu chỉ bằng con kiến nhưng khi kết thúc lại to bằng con voi. Rồi có khi, cả hai còn lôi cả những chuyện từ đời nào đời nào ra để nói cho bõ tức khiến mâu thuẫn càng thêm trầm trọng. Cho nên khi làm lành, bạn không nên nhằm vào cái đuôi của mâu thuẫn mà cố nhớ lại lúc đầu cãi nhau vì cái gì rồi chỉ rút kinh nghiệm về cái đó. Không nên để ngọn lửa chiến tranh lan rộng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2