intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tần suất bất thường huyết sắc tố ở học sinh dân tộc Mường và giá trị của các phương pháp sàng lọc bất thường huyết sắc tố

Chia sẻ: Ngân Hà | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

57
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm xác định tần suất huyết sắc tố bất thường ở học sinh dân tộc Mường thuộc tỉnh Hòa Bình và xác định giá trị của các phương pháp sàng lọc bất thường huyết sắc tố.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tần suất bất thường huyết sắc tố ở học sinh dân tộc Mường và giá trị của các phương pháp sàng lọc bất thường huyết sắc tố

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> TẦN SUẤT BẤT THƯỜNG HUYẾT SẮC TỐ Ở HỌC SINH<br /> DÂN TỘC MƯỜNG VÀ GIÁ TRỊ CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP<br /> SÀNG LỌC BẤT THƯỜNG HUYẾT SẮC TỐ<br /> Nguyễn Thị Duyên2,, Nguyễn Thanh Bình1,2, Lương Thị Nghiêm2, Tống Văn Giáp1<br /> 1<br /> <br /> Trường Đại học Y Hà Nội; 2Bệnh viện Nhi Trung ương<br /> <br /> Nghiên cứu một số bất thường huyết sắc tố ở học sinh dân tộc Mường, tỉnh Hòa Bình năm 2014 cho thấy: tần<br /> suất bất thường Hb trong nhóm nghiên cứu khá cao, chiếm 15,23%, trong đó chủ yếu là HbE và<br /> β-thalassemia. HbE chiếm tỉ lệ cao nhất, 11,66%. Tỉ lệ nam nữ bị bất thường huyết sắc tố tương đương<br /> nhau: nam chiếm 45,52% và nữ chiếm 54,58%. Trong từng loại bất thường huyết sắc tố, tỉ lệ nam nữ cũng<br /> tương đương. Độ nhạy của xét nghiệm MCV trong phát hiện β-Thalasemia và HbE lần lượt là 98,55% và<br /> 82,59%. Độ nhạy của phương pháp đo sức bền thẩm thấu hồng cầu để phát hiện β-Thalasemia là 92,75%,<br /> trong phát hiện HbE là 45,09%. Phương pháp DCIP ưu thế trong phát hiện bệnh nhân HbE, với độ nhạy<br /> 87,5% trong khi chỉ phát hiện 8,69% bệnh nhân β-Thalasemia. Độ đặc hiệu của MCV, sức bền thẩm thấu<br /> hồng cầu, DICP trong phát hiện bất thường huyết sắc tố lần lượt là 49,5%, 42,49% và 79,15.<br /> Từ khóa: bất thường huyết sắc tố, HbE, Thalasemia, thiếu máu<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Bệnh bất thường huyết sắc tố là loại bệnh<br /> di truyền liên quan chặt chẽ với nguồn gốc<br /> dân tộc, phân bố khắp toàn cầu song có tính<br /> chất địa dư rõ rệt, số người mang gen hiện<br /> rất lớn [1]. Theo thống kê của Tổ chức Y tế<br /> Thế giới năm 2006 có khoảng 7% dân số<br /> trên thế giới mang gen bệnh. Bệnh phân bố<br /> rất rộng rãi ở bờ Tây Châu Phi, Địa Trung<br /> Hải, Trung Đông, Đông Nam Á. Khi mắc<br /> bệnh, đặc biệt ở thể nặng hoặc thể kết hợp<br /> sẽ có biểu hiện tan máu, thiếu máu, bệnh<br /> nhân phụ thuộc truyền máu, trẻ em kém phát<br /> triển thể chất tâm thần vận động đồng thời<br /> cũng là gánh nặng cho gia đình và xã hội [2].<br /> Việc điều trị rất khó khăn, tốn kém, ít hiệu<br /> quả, nặng có thể gây tử vong. Vì vậy việc<br /> <br /> phòng bệnh là hết sức quan trọng giúp ngăn<br /> chặn sự lan tràn phát triển của bệnh.Tập<br /> quán quần hôn là nguyên nhân chính lan<br /> truyền nguồn gen bệnh [3]. Chẩn đoán sớm,<br /> phát hiện sớm, tư vấn di truyền trước hôn<br /> nhân là giải pháp hết sức cần thiết góp phần<br /> giảm tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ em [4].<br /> Hòa bình là một tỉnh thuộc miền núi Tây<br /> Bắc, cư dân sinh sống chủ yếu là dân tộc<br /> Mường là điểm nóng của tình trạng hôn nhân<br /> cận huyết, tỷ lệ mang gen bệnh là khá lớn<br /> theo những nghiên cứu trước đó [5]. Vì vậy<br /> nhằm đánh giá thực trạng của bệnh, giá trị<br /> của các phương pháp sàng lọc góp phần<br /> nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống<br /> cho người dân, nghiên cứu này được thực<br /> hiện nhằm mục tiêu:<br /> 1. Xác định tần suất huyết sắc tố bất<br /> <br /> Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Duyên, Bệnh viện Nhi Trung<br /> ương<br /> Email: duyentao@gmail.com<br /> Ngày nhận: 19/4/2018<br /> Ngày được chấp thuận: 15/6/2018<br /> <br /> TCNCYH 114 (5) - 2018<br /> <br /> thường ở học sinh dân tộc Mường thuộc tỉnh<br /> Hòa Bình.<br /> 2. Xác định giá trị của các phương pháp<br /> sàng lọc bất thường huyết sắc tố.<br /> <br /> 1<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> <br /> - Tiến hành phỏng vấn học sinh và cha mẹ<br /> học sinh về phả hệ gia đình. Đối tượng nghiên<br /> <br /> 1. Đối tượng và thời gian<br /> <br /> cứu là học sinh có ông bà nội ngoại, bố mẹ<br /> <br /> Học sinh cấp 2, cấp 3 là dân tộc Mường<br /> thuần chủng 3 đời (có ông bà nội, ngoại và bố<br /> mẹ đều là dân tộc Mường) tại các trường học<br /> thuộc tỉnh Hòa Bình gồm các trường Trung<br /> học cơ sở Hàng Trạm, Phú Lai, Lạc Thịnh,<br /> Lạc Yên; Trung học phổ thông Cộng Hòa,<br /> Lương Sơn.<br /> <br /> đều là dân tộc Mường.<br /> - Tiến hành lấy mẫu máu: lấy 2 ml máu<br /> toàn phần vào ống chống đông EDTA.<br /> - Mẫu máu thu thập được sẽ được tiến<br /> hành các xét nghiệm: Tổng phân tích tế bào<br /> máu ngoại vi, đo sức bền thẩm thấu hồng cầu<br /> và Dichlorophenol-Indolphenol test (DICP).<br /> <br /> Thời gian: Từ 01/2014 đến 11/2014.<br /> <br /> - Nếu mẫu có kết quả thể tích hồng cầu<br /> <br /> 2. Phương pháp<br /> <br /> (MCV) < 78fl và/hoặc sức bền thẩm thấu hồng<br /> <br /> Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.<br /> Cỡ mẫu: Công thức tính cỡ mẫu theo<br /> công thức:<br /> <br /> cầu (+) và/hoặc DCIP (+), sẽ được chọn ra để<br /> làm xét nghiệm điện di huyết sắc tố để khẳng<br /> định bất thường huyết sắc tố (theo hướng dẫn<br /> của liên đoàn Thalasemia thế giới TIF).<br /> <br /> N=<br /> <br /> 2<br /> 1,96 x p x (1 - p)<br /> d<br /> <br /> 4. Đạo đức nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu đã được giải thích<br /> <br /> Chọn sai số d = 0,02, chọn tỷ lệ p = 0,2<br /> <br /> rõ ràng về mục đích và nội dung nghiên cứu<br /> <br /> theo các nghiên cứu trước đó, quyết định<br /> <br /> và có quyền rút khỏi nghiên cứu bất kỳ khi<br /> <br /> n ≥ 1537.<br /> <br /> nào. Kết quả nghiên cứu chỉ phục vụ mục đích<br /> <br /> Cỡ mẫu của chúng tôi là 1937 đối tượng<br /> nghiên cứu, thỏa mãn công thức cỡ mẫu.<br /> 3. Xử lý số liệu: theo phương pháp thống<br /> kê y học với phần mềm Excel.<br /> <br /> khoa học.<br /> <br /> III. KẾT QUẢ<br /> 1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên<br /> cứu<br /> <br /> Các bước nghiên cứu<br /> Bảng 1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới<br /> Giới<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> p<br /> <br /> Nam<br /> <br /> 928<br /> <br /> 47,91<br /> <br /> Nữ<br /> <br /> 1009<br /> <br /> 52,09<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 1937<br /> <br /> 100<br /> <br /> 0,066<br /> <br /> Tỷ lệ giữa nam và nữ của đối tượng nghiên cứu là tương đương nhau (p > 0,05).<br /> <br /> 2<br /> <br /> TCNCYH 114 (5) - 2018<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> 2. Tần suất các bất thường huyết sắc tố<br /> Bảng 2. Tần suất bất thường huyết sắc tố<br /> Thành phần Hb<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> Bình thường<br /> <br /> 1642<br /> <br /> 84,77<br /> <br /> Bất thường<br /> <br /> 295<br /> <br /> 15,23<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 1937<br /> <br /> 100,0<br /> <br /> Biểu đồ 1. Tỉ lệ nam nữ trong nhóm bất thường huyết sắc tố<br /> Tần suất bất thường huyết sắc tố trong nhóm nghiên cứu khá cao, chiếm 15,23%. Trong<br /> nhóm bất thường huyết sắc tố, tỉ lệ nam nữ tương đương nhau, với p > 0,05.<br /> Bảng 4. Các thể bệnh gặp trong nghiên cứu<br /> Thể bệnh<br /> <br /> n<br /> <br /> %<br /> <br /> β-thalassemia dị hợp tử<br /> <br /> 69<br /> <br /> 3,56<br /> <br /> HbE/ β-thalassemia<br /> <br /> 2<br /> <br /> 0,01<br /> <br /> 224<br /> <br /> 11,66<br /> <br /> HbE<br /> <br /> Tần suất bất thường huyết sắc tố cao, trong đó chủ yếu là HbE và β-thalassemia. HbE chiếm<br /> tỉ lệ cao nhất 11,66%. Có 2 trường hợp HbE/β-thalassemia chiếm 0,01%. Ngoài ra không gặp các<br /> bất thường huyết sắc tố khác.<br /> 3. Giá trị của các phương pháp sàng lọc bất thường huyết sắc tố<br /> <br /> TCNCYH 114 (5) - 2018<br /> <br /> 3<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> Bảng 5. Khả năng sàng lọc với các phương pháp<br /> MCV<br /> <br /> Sức bền thẩm thấu hồng cầu<br /> <br /> DCIP<br /> <br /> (+)<br /> <br /> (-)<br /> <br /> (+)<br /> <br /> (-)<br /> <br /> (+)<br /> <br /> (-)<br /> <br /> β-thalassemia (n = 69)<br /> <br /> 68<br /> <br /> 1<br /> <br /> 64<br /> <br /> 5<br /> <br /> 6<br /> <br /> 63<br /> <br /> HbE (n = 224)<br /> <br /> 185<br /> <br /> 39<br /> <br /> 101<br /> <br /> 123<br /> <br /> 196<br /> <br /> 28<br /> <br /> Tổng<br /> <br /> 253<br /> <br /> 40<br /> <br /> 165<br /> <br /> 128<br /> <br /> 202<br /> <br /> 91<br /> <br /> Trong 69 người β-thalassemia, sàng lọc bằng MCV có 68 người dương tính chiếm 98,55%<br /> còn bỏ sót 1 người, sàng lọc bằng sức bền thẩm thấu hồng cầu có 64 người dương tính chiếm<br /> 92,75%, còn bỏ sót 5 người, sàng lọc bằng DCIP có 6 người dương tính chiếm 8,69%, còn bỏ sót<br /> 63 người.<br /> Trong 224 người HbE, sàng lọc bằng MCV có 185 người dương tính, chiếm 82,59% còn bỏ<br /> sót 39 người, sàng lọc bằng sức bền thẩm thấu hồng cầu có 101 người dương tính, chiếm<br /> 45,09% còn bỏ sót 123 người, sàng lọc bằng DCIP có 196 người dương tính chiếm 87,5% còn<br /> bỏ sót 28 người.<br /> 600<br /> 500<br /> 400<br /> 300<br /> <br /> Không bệnh<br /> <br /> 200<br /> <br /> HbE<br /> <br /> 100<br /> <br /> beta-Thalasemia<br /> <br /> 0<br /> MCV < 78fl<br /> <br /> SBTTHC+<br /> <br /> DCIP+<br /> <br /> (n = 511)<br /> <br /> (n = 388)<br /> <br /> (n = 259)<br /> <br /> Biểu đồ 2. Tỷ lệ bất thường huyết sắc tố trong số trường hợp dương tính<br /> của các phương pháp sàng lọc<br /> * SBTTHC: sức bền thẩm thấu hồng cầu.<br /> Trong 511 trường hợp MCV < 78fl, có 68 trường hợp β-thalassemia, 185 trường hợp HbE.<br /> Như vậy tổng có 253 trường hợp có bất thường huyết sắc tố chiếm 49,5%. Trong 388 trường<br /> hợp dương tính của sức bền thẩm thấu hồng cầu, có 64 trường hợp β-thalassemia, 101 trường<br /> hợp HbE. Như vậy tổng có 165 trường hợp có bất thường huyết sắc tố chiếm 42,5%. Với 259<br /> trường hợp dương tính của DCIP, có 6 trường hợp β-thalassemia, 198 trường hợp HbE, tổng số<br /> là 204 trường hợp có bất thường huyết sắc tố chiếm 78,8%.<br /> <br /> 4<br /> <br /> TCNCYH 114 (5) - 2018<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> IV. BÀN LUẬN<br /> Trong 1937 trẻ em dân tộc Mường thuộc<br /> tỉnh Hòa Bình ở nghiên cứu của chúng tôi, tỷ<br /> lệ nam nữ tham gia nghiên cứu tương đương<br /> nhau, tần suất bất thường huyết sắc tố là<br /> 15,23%. Trong đó các bất thường huyết sắc tố<br /> hay gặp là β-thalassemia dị hợp tử, HbE,<br /> HbE/β-thalassemia và không gặp thể nặng<br /> nào trong các đối tượng nghiên cứu. Phù hợp<br /> với các công trình nghiên cứu trước đây cho<br /> rằng bệnh bất thường huyết sắc tố ở Việt<br /> Nam chủ yếu là thalassemia, HbE [5; 6]. Qua<br /> đây cho thấy ở các dân tộc ít người còn mang<br /> tần suất gen bệnh vẫn khá lớn. Vì vậy cần đẩy<br /> mạnh hơn nữa phổ biến kiến thức phòng bệnh<br /> <br /> Chúng tôi thấy tất cả các đối tượng đều là<br /> thể dị hợp tử (thể nhẹ), nhận xét này cũng phù<br /> hợp với với nhận xét của Lê Quế khi nghiên<br /> cứu trên cộng đồng [8]. Thể nặng gặp trong<br /> cộng đồng thường rất ít, có lẽ một số tử vong<br /> sớm, số khác đang điều trị tại các bệnh viện<br /> nên chúng tôi không gặp trường hợp nào<br /> trong thời điểm điều tra.<br /> Đồng thời chúng tôi cũng nhận thấy tần<br /> suất β-thalassemia là 3,56% nằm trong giới<br /> hạn lưu hành bệnh ở Đông Nam Á trong<br /> nghiên cứu của Suthat Fucharoen ở khu vực<br /> Đông Nam Á [9].<br /> Tần suất mắc HbE ở người Mường trong<br /> nghiên cứu của chúng tôi là 11,66%, tương tự<br /> <br /> tác tư vấn di truyền xóa bỏ tục lệ hôn nhân<br /> <br /> như kết quả nghiên cứu của Dương Bá Trực,<br /> Nguyễn Công Khanh, Lương Thị Nghiêm [6;<br /> <br /> cận huyết một trong những nguyên nhân<br /> <br /> 10; 11]. Tỉ lệ HbE còn khá cao, có thể do<br /> <br /> chính gia tăng bệnh bất thường huyết sắc tố ở<br /> dân tộc Mường nói riêng và các dân tộc khác<br /> <br /> người mang gen HbE thường có biểu hiện<br /> lâm sàng nhẹ, ít được người bệnh để ý đến.<br /> <br /> nói chung. Theo Bùi Văn Viên (1999), tần suất<br /> <br /> Nếu những người mang HbE kết hôn với<br /> <br /> người mang gen bệnh β-thalassemia ở dân<br /> <br /> người mang bất thường Hb khác, ví dụ như<br /> <br /> tộc Mường tại Hoà Bình là 20,67% [7]. Một<br /> <br /> β-thalassemia sẽ sinh ra những đứa trẻ có thể<br /> <br /> còn hạn chế của người dân, nâng cao công<br /> <br /> nghiên cứu gần đây nhất của Dương Bá Trực<br /> và cộng sự (2009) khi khảo sát bệnh thalassemia ở nhóm người dân tộc Mường huyện<br /> Kim Bôi tỉnh Hoà Bình cho thấy bệnh βthalassemia rất phổ biến với tần suất là<br /> 10,67% [6]. Trong nghiên cứu này cho thấy,<br /> tần suất β-thalassemia là 3,56%. So với các<br /> nghiên cứu trước tỷ lệ này thấp hơn một phần<br /> <br /> dị hợp tử kép có biểu hiện lâm sàng nặng, ảnh<br /> hưởng đến cuộc sống. Điển hình là hai trường<br /> hợp HbE/thalassemia chúng tôi gặp trong<br /> nghiên cứu. Do vậy cũng như người mang<br /> gen β-thalassemia, cần đẩy mạnh việc sàng<br /> lọc những người mang gen HbE, tư vấn di<br /> truyền trước hôn nhân tại địa phương.<br /> <br /> do tác động của công tác tư vấn di truyền, phổ<br /> <br /> Để tìm hiểu mối liên quan giữa bất thường<br /> <br /> biến kiến thức phòng bệnh một phần do có sự<br /> <br /> huyết sắc tố và giới tính chúng tôi đã phân<br /> <br /> khác biệt này có thể vì đối tượng nghiên cứu<br /> <br /> tích bảng 3 cho thấy tỷ lệ bất thường huyết<br /> <br /> của chúng tôi chỉ bao gồm học sinh trung học<br /> <br /> sắc tố của nam (45,42%) tương đương với nữ<br /> <br /> phổ thông và trung học cơ sở nên chưa đại<br /> <br /> (54,58%). Kết quả này phù hợp với những<br /> <br /> diện cho quần thể. Mặt khác, một số gia đình<br /> <br /> công bố về di truyền học của bệnh bất thường<br /> <br /> ở nơi hẻo lánh thiếu hiểu biết (đó chính là<br /> <br /> huyết sắc tố là bệnh rối loạn di truyền không<br /> <br /> những đối tượng có nguy cơ cao), không cho<br /> <br /> liên quan đến giới tính, di truyền alen lặn trên<br /> <br /> con đi học sẽ bị bỏ sót trong nghiên cứu này.<br /> <br /> nhiễm sắc thể thường [2]. Kết quả nghiên cứu<br /> <br /> TCNCYH 114 (5) - 2018<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2