intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tần suất rối loạn cương ở những bệnh nhân nam bị bướu lành tuyến tiền liệt trước khi cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt qua ngã niệu đạo

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

67
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công trình nghiên cứu này nhằm xác định tần suất rối loạn cương ở những bệnh nhân nam bị bướu lành tuyến tiền liệt trước khi cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt qua ngã niệu đạo. Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 12 năm 2012 tại khoa ngoại tiết niệu bệnh viện Chợ Rẫy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tần suất rối loạn cương ở những bệnh nhân nam bị bướu lành tuyến tiền liệt trước khi cắt đốt nội soi tuyến tiền liệt qua ngã niệu đạo

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> TẦN SUẤT RỐI LOẠN CƯƠNG Ở NHỮNG BỆNH NHÂN NAM BỊ BƯỚU LÀNH <br /> TUYẾN TIỀN LIỆT TRƯỚC KHI CẮT ĐỐT NỘI SOI TUYẾN TIỀN LIỆT <br /> QUA NGàNIỆU ĐẠO <br /> Cao Hữu Triều Giang*, Đàm Văn Cương**, Vũ Hồng Thịnh*** <br /> <br /> TÓM TẮT <br /> Đặt vấn đề và mục tiêu: Rối loạn cương (RLC) ngày càng được phát hiện nhiều hơn đặc biệt ở nam giới <br /> lớn tuổi. Bên cạnh đó, bướu lành tuyến tiền liệt (TTL) cũng là một bệnh rất phổ biến trên các đối tượng này. Đã <br /> có nhiều công trình nghiên cứu về mối tương quan của hai bệnh trên. Công trình nghiên cứu của chúng tôi <br /> nhằm xác định tần suất RLC ở những bệnh nhân nam bị bướu lành TTL trước khi cắt đốt nội soi TTL qua ngã <br /> niệu đạo. <br /> Đối tượng ‐ phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2009 đến tháng 12 năm 2012 tại khoa Ngoại Tiết <br /> Niệu bệnh viện Chợ Rẫy có 258 bệnh nhân nam bị bướu lành TTL có chỉ định cắt đốt nội soi TTL qua ngã niệu <br /> đạo. Trước khi phẫu thuật, chúng tôi tiến hành thăm khám tổng quát, thăm khám trực tràng và các xét nghiệm <br /> cận lâm sàng khác để đánh giá yếu tố nguy cơ của RLC như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, suy thận, tăng <br /> huyết áp…Đặc biệt, chúng tôi sử dụng bảng câu hỏi IPSS và IIEF‐15 để đánh giá về triệu chứng đường tiết niệu <br /> dưới cũng như chức năng cương của bệnh nhân. Từ đó chúng tôi rút ra kết luận về mối liên quan giữa RLC và <br /> bướu lành TTL cũng như các yếu tố nguy cơ khác. <br /> Kết  quả: Nghiên cứu trên 358 bệnh nhân bị  bướu lành TTL, tuổi trung bình là 74,8. Tần  suất  RLC  là <br /> 93,4%, trong đó RLC nhẹ là 22,9%, RLC trung bình là 37,2% và RLC nặng là 33,3%. Theo thang điểm đánh <br /> giá IPSS thì mức độ rối loạn trong IPSS tỉ lệ thuận với mức độ RLC. Ngoài ra, các yếu tố khác như bệnh tiểu <br /> đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, suy thận…cũng có liên quan đáng kể đến RLC. <br /> Kết luận: Bướu lành TTL và RLC có liên quan mật thiết với nhau. Mức độ rối loạn của thang điểm IPSS <br /> càng cao thì mức độ RLC càng cao. Bên cạnh đó, các bệnh kèm theo cũng góp phần làm tăng tần suất của bệnh <br /> RLC. <br /> Từ  khóa:  Bướu  lành  tuyến  tiền  liệt,  rối  loạn  cương,  thang  điểm  IPSS,  thang  điểm  IIEF,  cắt  đốt  nội  soi <br /> tuyến tiền liệt qua ngã niệu đạo. <br /> <br /> ABSTRACT <br /> THE INCIDENCE OF ERECTILE DYSFUNCTION IN PATIENTS WITH BENIGN PROSTATIC <br /> HYPERPLASIA BEFORE TRANSURETHRAL RESECTION OF THE PROSTATE <br /> Cao Huu Trieu Giang, Dam Van Cuong, Vu Hong Thinh  <br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 345 ‐ 350 <br /> Introduction and objective: To determine the incidence of erectile dysfunction, urinary symptoms and risk <br /> factors  in  patients  with  benign  prostatic  hyperplasia  (BPH)  before  Transurethral  Resection  of  the  Prostate <br /> (TURP), using the International Index of Erectile Function (IIEF‐15) and the International Prostate Symptom <br /> Score (IPSS) questionnaires. <br /> Patients and methods: Between September 2009 and December 2012, 258 BPH patients in Department of <br /> Urology  in  Cho  Ray  hospital  underwent  total  examination,  digial  rectal  examination.  In  addition,  urinary <br /> symptoms and erectile function were evaluated by IPSS and IIEF‐15 questionnaires before TURP. These patients <br /> * Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ <br /> *** Bệnh viện Đại Học Y Dược TPHCM <br /> Tác giả liên lạc: BS Cao Hữu Triều Giang  <br /> <br /> Chuyên Đề Thận ‐ Niệu <br /> <br /> ** Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ <br /> ĐT:0989237073  <br /> <br />  <br /> <br /> Email: trieugiang75@yahoo.com <br /> <br /> 345<br /> <br /> Nghiên cứu Y học <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br /> <br /> were also identified potential risk factors for erectile dysfunction (ED) such as coronary heart disease, diabetes <br /> mellitus, renal failure, hypertension… <br /> Result: The analysis included 258 BPH men with mean age of 74.8 years. The incidence of ED was 93.4%. <br /> Of the patients, 22.9% had mild ED, 37.2% had moderate ED and 33.3% had severe ED. Logistic regression <br /> analysis  showed  that  greater  age,  hypertension,  diabetes  mellitus,  renal  failure…  were  significantly  associated <br /> with ED. <br /> Conclusion: BPH is associated with ED. The results of this study highlight the importance of assessing the <br /> sexual health of men presenting with BPH. <br /> Keywords:  Benign  Prostatic  Hyperplasia,  Erectile  dysfunction,  International  Prostate  Symptom  Score, <br /> Transurethral Resection of the Prostate, International Index of Erectile Function. <br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ <br /> Triệu  chứng  đường  tiết  niệu  dưới  (LUTS) <br /> đặc  biệt  do  nguyên  nhân  bướu  lành  tuyến  tiền <br /> liệt  (TTL)  có  liên  quan  mật  thiết  với  chức  năng <br /> cương  ở  những  bệnh  nhân  (BN)  lớn  tuổi  (12). <br /> LUST và rối loạn cương đều ảnh hưởng nặng nề <br /> đến chất lượng sống của nam giới cũng như gia <br /> đình của họ(8,11). <br /> Cắt  đốt  nội  soi  TTL  qua  ngã  niệu  đạo <br /> (TURP)  đến  nay  vẫn  là  phẫu  thuật  được  lựa <br /> chọn hàng đầu cho những BN có chỉ định phẫu <br /> thuật vì tính hiệu quả, tính an toàn cũng như chi <br /> phí điều trị của nó (9,17). <br /> Đa số các BN bị bướu lành TTL thường lớn <br /> tuổi, nhiều bệnh kết hợp, chất lượng cuộc sống <br /> giảm và chức năng cương bị rối loạn ở các mức <br /> độ khác nhau(9). <br /> Trong  bài  báo  này,  chúng  tôi  tập  trung <br /> nghiên  cứu  về  tần  suất  rối  loạn  cương  (RLC) <br /> trên những BN nam bị bướu lành TTL trước khi <br /> được CĐNS TTL qua ngã niệu đạo. <br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br /> Đối tượng nghiên cứu <br /> Là  tất  cả  BN  nam  bị  bướu  lành  TTL  có  chỉ <br /> định CĐNS qua ngã niệu đạo. <br /> Loại  trừ:  Những  BN  bị  ung  thư  TTL,  BN <br /> chống chỉ định CĐNS và những BN không đồng <br /> ý tham gia nghiên cứu. <br /> <br /> Phương pháp <br /> Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. <br /> <br /> BN nằm trong nhóm đối  tượng  nghiên  cứu <br /> sẽ  được  đánh  giá  trước  phẫu  thuật  bằng  các <br /> bảng IPSS, IIEF‐15, các bệnh kèm theo cũng như <br /> thuốc đã sử dụng trước khi phẫu thuật. <br /> Phân loại BN dựa theo các mức độ nhẹ, vừa, <br /> nặng  của  bảng  IPSS  và  IIEF‐15.  Cụ  thể:  bảng <br /> IPSS  có  7  câu  hỏi,  mỗi  câu  hỏi  thấp  nhất  là  0 <br /> điểm, nhiều nhất là 5 điểm. Tổng số điểm dưới 8 <br /> điểm là rối loạn nhẹ, 8‐19 điểm là rối loạn trung <br /> bình,  từ  20  điểm  trở  lên  là  rối  loạn  nặng.  Bảng <br /> IIEF‐15 gồm có 15 câu hỏi. Mỗi câu hỏi có điểm <br /> từ  0‐5.  Tổng  số  điểm  từ  20  trở  xuống  là  RLC <br /> nặng, 21‐30 là RLC trung bình, 31‐59 là RLC nhẹ <br /> và từ 60 trở lên là không RLC. <br /> Đánh giá mối tương quan giữa IPSS, IIEF‐15, <br /> thuốc sử dụng cũng như các bệnh kèm theo. <br /> Phần  mềm  thống  kê  được  sử  dụng:  SPSS <br /> 16.0. <br /> <br /> KẾT QUẢ <br /> Từ  tháng  9/2009  đến  tháng  12/2012,  ở  khoa <br /> Ngoại Tiết Niệu bệnh viện Chợ Rẫy có 258 bệnh <br /> nhân  nam  bị  bướu  lành  TTL  có  chỉ  định  phẫu <br /> thuật  CĐNS  TTL  qua  ngã  niệu  đạo  và  đồng  ý <br /> tham gia nghiên cứu. Các bệnh nhân này được <br /> chúng tiến hành phỏng vấn đánh giá theo thang <br /> điểm IPSS và IIEF‐15 cũng như các thăm khám <br /> lâm sàng và cận lâm sàng khác. Kết quả là: <br /> <br /> Tuổi bệnh nhân <br /> Tổng số BN: 258. <br /> Tuổi nhỏ nhất: 55. <br /> Tuổi lớn nhất: 95. <br /> Tuổi trung bình: 74,8. <br /> <br /> 346<br /> <br /> Chuyên Đề Thận ‐ Niệu  <br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Tuổi trên 80: 67 BN (26%). <br /> Tuổi từ 71‐ 80: 102 BN (40%). <br /> Tuổi từ 61‐70: 70 BN (27%). <br /> Tuổi từ 60 trở xuống: 19 BN (7%). <br /> <br /> Biểu đồ 3. Tỉ lệ các mứa độ RL đi tiểu theo IPSS. <br /> <br /> Bệnh kèm theo <br /> <br />  <br /> Biểu đồ 1. Số lượng bệnh nhân. <br /> <br /> Rối  loạn  cương  (đánh  giá  theo  bảng  IIEF‐<br /> 15) <br /> Tổng  số  BN  bị  RLC:  241/258  BN  chiếm <br /> 93,4%. <br /> <br /> Trong 258 BN bị bướu lành TTL có chỉ định <br /> CĐNS TTL qua ngã niệu đạo thì 219 BN có bệnh <br /> khác  kèm  theo  chiếm  85%.  Cụ  thể  là:  Bệnh  tim <br /> mạch:  62  BN  (24%),  bệnh  tiểu  đường:  96  BN <br /> (37,2%), tăng huyết áp: 74 BN (28,7%), suy thận: <br /> 27  BN  (10,5%),  bệnh  tiết  niệu  khác:  57  BN <br /> (22,1%), các bệnh khác: 35 BN (13,6%). <br /> <br /> Không bị RLC: 17 BN chiếm 6,6%. <br /> RLC nhẹ: 59 BN chiếm 22,9%. <br /> RLC trung bình: 96 BN chiếm 37,2%. <br /> RLC nặng: 86 BN chiếm 33,3%. <br />  <br /> Biểu đồ 4. Các bệnh kèm theo <br /> <br /> Thuốc đã sử dụng <br /> 57 BN sử dụng thuốc tim mạch. <br /> 73 BN sử dụng thuốc điều trị tiểu đường. <br /> 122 BN sử dụng thuốc ức chế α. <br /> Biểu đồ 2. Tỉ lệ các mứa độ RLC theo IIEF‐15. <br /> <br /> 34 BN sử dụng thuốc ức chế 5α‐reductase. <br /> <br /> Đánh giá theo thang điểm IPSS <br /> <br /> 54 BN sử dụng Tadenan. <br /> <br /> Rối loạn nhẹ: 37 BN chiếm 14,3%. <br /> Rối loạn TB: 96 BN chiếm 37,2%. <br /> Rối loạn nặng: 125 BN chiếm 48,5%. <br /> <br /> Chuyên Đề Thận ‐ Niệu <br /> <br /> Bảng 1. Liên quan giữa mức độ RLC và tuổi. <br /> P
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2