intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tăng cường xuất khẩu chè nhằm phát triển kinh tế tỉnh Lào Cai

Chia sẻ: ViNaruto2711 ViNaruto2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

46
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này phân tích rõ thực trạng và đánh giá đóng góp xuất khẩu chè tới tăng trưởng kinh tế của tỉnh Lào Cai, từ đó khẳng định vai trò quan trọng của xuất khẩu chè cũng như đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng quy mô trồng chè, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm chè, phát triển thị trường xuất khẩu trong thời gian tới, đóng góp phát triển bền vững kinh tế tỉnh Lào Cai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tăng cường xuất khẩu chè nhằm phát triển kinh tế tỉnh Lào Cai

Dương Thị Tình<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 186(10): 91 - 96<br /> <br /> TĂNG CƯỜNG XUẤT KHẨU CHÈ NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH LÀO CAI<br /> Dương Thị Tình*<br /> Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Tại tỉnh Lào Cai, cây chè đang được quy hoạch tập trung thành từng vùng trọng điểm, tạo thuận<br /> lợi cho việc đầu tư sản xuất hàng hóa quy mô lớn, quản lý chất lượng sản phẩm và xây dựng<br /> thương hiệu. Đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh Lào Cai, giúp giải quyết<br /> việc làm ổn định cho người dân trồng chè và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, việc phát triển vùng<br /> chè nguyên liệu ở Lào Cai đang gặp khó khăn do công tác quản lý quy hoạch còn hạn chế, năng<br /> suất và chất lượng chè chưa thật cao, dây chuyền thiết bị công nghệ chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến<br /> giá trị xuất khẩu cũng như phạm vi thị trường xuất khẩu chè. Bài viết này phân tích rõ thực trạng<br /> và đánh giá đóng góp xuất khẩu chè tới tăng trưởng kinh tế của tỉnh Lào Cai, từ đó khẳng định vai<br /> trò quan trọng của xuất khẩu chè cũng như đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng quy mô trồng chè,<br /> nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm chè, phát triển thị trường xuất khẩu trong thời gian tới, đóng<br /> góp phát triển bền vững kinh tế tỉnh Lào Cai.<br /> Từ khóa: Xuất khẩu chè, phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế, xúc tiến thương mại, thị trường xuất khẩu.<br /> <br /> GIỚI THIỆU *<br /> Trong xu hướng của toàn cầu hóa và khu vực<br /> hóa của nền kinh tế thế giới hiện nay, thương<br /> mại quốc tế đã và đang ngày càng đóng vai<br /> trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế<br /> trong nước và thế giới, góp phần cải thiện sức<br /> cạnh tranh cũng như tăng trưởng kinh tế.<br /> Trong đó, xuất khẩu đã được thừa nhận là một<br /> hoạt động rất cơ bản, là phương tiện thúc đẩy<br /> nền kinh tế phát triển [1]. Đối với các địa<br /> phương, xuất khẩu là động lực hữu hiệu để<br /> đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp, góp<br /> phần thúc đẩy sản xuất của địa phương, phát<br /> huy tính sáng tạo của các đơn vị kinh tế thông<br /> qua cạnh tranh quốc tế. Kinh doanh xuất khẩu<br /> còn là phương tiện để khai thác lợi thế về tự<br /> nhiên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực… và các<br /> nguồn lực khác. Tăng cường xuất khẩu còn là<br /> vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển<br /> kinh tế, xóa đói giảm nghèo.<br /> Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc<br /> Việt Nam, với các chính sách khuyến khích<br /> phát triển, phân vùng nguyên liệu cho doanh<br /> nghiệp quản lý, những năm qua sản xuất và<br /> xuất khẩu chè tại tỉnh Lào Cai thu được nhiều<br /> kết quả tích cực, mang lại hiệu quả kinh tế,<br /> thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân, đóng góp<br /> vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế địa<br /> *<br /> <br /> Tel: 0978875866; Email: tinhvinh@gmail.com<br /> <br /> phương. Các chính sách hỗ trợ được triển<br /> khai kịp thời, hiệu quả, thị trường và giá trị<br /> kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, góp<br /> phần xóa đói, giảm nghèo [2]. Tuy nhiên, dây<br /> chuyền thiết bị, công nghệ chế biến chưa<br /> đồng bộ, chủ yếu là chế biến chè xanh và bán<br /> sản phẩm thô, nên giá thấp, khó thúc đẩy sản<br /> xuất và xuất khẩu. Việc đăng ký chứng nhận<br /> duy trì và mở rộng diện tích sản xuất chè theo<br /> VietGAP còn gặp nhiều khó khăn. Năng suất<br /> và chất lượng cũng như thị trường xuất khẩu<br /> chè còn nhiều hạn chế, mức độ đóng góp<br /> nhằm phát triển kinh tế tỉnh Lào Cai chưa<br /> tương xứng với tiềm năng sẵn có của chè.<br /> Bài viết này sẽ phân tích thực trạng về xuất<br /> khẩu chè tỉnh Lào Cai, đánh giá mức độ đóng<br /> góp vào phát triển kinh tế của tỉnh, từ đó đề<br /> xuất các giải pháp nhằm tăng cường xuất<br /> khẩu cả về số lượng và chất lượng nhằm phát<br /> triển chè nói riêng và phát triển kinh tế tỉnh<br /> Lào Cai nói chung.<br /> PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Phương pháp thu thập thông tin: thu thập<br /> những thông tin, số liệu về năng suất, giá trị<br /> và thị trường xuất khẩu chè và GDP của tỉnh.<br /> Nguồn thu thập: sách, mạng internet, các số<br /> liệu, báo cáo của Sở Công thương và Cục<br /> Thống kê tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012-2017.<br /> Phương pháp tổng hợp xử lý thông tin: từ<br /> các số liệu, thông tin đã thu thập được tiến<br /> 91<br /> <br /> Dương Thị Tình<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> phân loại tài liệu đã thu thập được thành một<br /> chỉnh thể phản ánh về thực trạng xuất khẩu<br /> chè, mức độ đóng góp vào GDP của tỉnh<br /> trong giai đoạn 2012-2017. Đồng thời, số liệu<br /> về giá trị kim ngạch xuất khẩu chè được đánh<br /> giá, so sánh giữa các năm, nhằm phân tích<br /> được những thành công, hạn chế mà tỉnh Lào<br /> Cai đang gặp phải.<br /> Phương pháp thông kê mô tả, có mục đích<br /> thống kê và mô tả tăng giảm của số liệu thu<br /> thập được để nhận định và đánh giá hiện trạng<br /> xuất khẩu chè và mức độ đóng góp phát triển<br /> kinh tế của tỉnh. Phương pháp phân tích so<br /> sánh, làm rõ sự khác biệt hay so sánh tăng<br /> giảm kinh ngạch, quy mô thị trường xuất<br /> khẩu chè giữa các năm làm cơ sở đề xuất giải<br /> pháp tăng cường xuất khẩu chè, đóng góp tốt<br /> hơn nữa vào phát triển kinh tế tỉnh Lào Cai.<br /> THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CHÈ<br /> ĐÓNG GÓP PHÁT TRIỂN KINH TẾ<br /> TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2012-2017<br /> Theo UBND tỉnh Lào Cai, diện tích trồng chè<br /> tăng qua các năm, năm 2012 chỉ là 4.075 ha<br /> đến năm 2016 đạt diện tích 5.400 ha, năm<br /> 2017 là 5.507 ha, tăng 1.432 ha (14,94%) sau<br /> 6 năm. Hiện nay diện tích chè tập trung trên<br /> địa bàn đạt khoảng 5.507 ha, trong đó; huyện<br /> <br /> 186(10): 91 - 96<br /> <br /> Mường Khương chiếm nhiều nhất với 2.332<br /> ha, huyện Bảo Thắng 1.134 ha, huyện Bắc Hà<br /> 625 ha, huyện Bảo Yên 590 ha, huyện Bát<br /> Xát 495 ha, thành phố Lào Cai 195 ha, huyện<br /> Văn Bàn 85 ha, huyện Sapa 43 ha, ít nhất là<br /> huyện Simacai với 8 ha. Tuy nhiên, năng suất<br /> chè có sự tăng khác biệt so với diện tích<br /> trồng, năng suất cao nhất là Thành phố Lào<br /> Cai năm 2017 đạt 62,81 tạ/ha, sau đó đến<br /> huyện Mường Khương cao thứ hai mặc dù<br /> diện tích trồng lớn nhất đạt 55,06 tạ/ha, thấp<br /> nhất là các huyện Bát Xát đạt 28,65 tạ/ha,<br /> Sapa đạt 22,75 tạ/ha [3]. Nhưng về cơ bản<br /> năng suất chè tăng qua các năm trong giai<br /> đoạn nghiên cứu.<br /> Về xuất khẩu chè tại Lào Cai trong những<br /> năm vừa qua, nhìn chung có xu hướng tăng<br /> giảm không ổn định. Năm 2012 khối lượng<br /> xuất khẩu là 796 tấn, trị giá đạt 1712 nghìn<br /> USD, nhưng năm 2013 lại giảm chỉ đạt 526<br /> tấn với trị giá 1228 nghìn USD. Tuy nhiên,<br /> đến năm 2014 lại tăng đáng kể với 1277 tấn,<br /> năm 2015 lại tụt giảm mạnh là 439 tấn, trị giá<br /> còn 1096 nghìn USD và đến năm 2016 lại có<br /> xu hướng tăng nhẹ khoảng 5,7%, cao nhất là<br /> năm 2017 đạt 3359 nghìn USD. Cụ thể được<br /> thể hiện trong bảng 2.<br /> <br /> Bảng 1. Năng suất chè phân theo huyện/thành phố tỉnh Lào Cai<br /> Đơn vị tính: Tạ/ha<br /> Năm<br /> Địa bàn<br /> Thành phố Lào Cai<br /> Huyện Bát Xát<br /> Huyện Mường Khương<br /> Huyện Simacai<br /> Huyện Bắc Hà<br /> Huyện Bảo Thắng<br /> Huyện Bảo Yên<br /> Huyện Sapa<br /> Huyện Văn Bàn<br /> Năng suất trung bình<br /> <br /> Năm<br /> Trị giá (1000 USD)<br /> Khối lượng (Tấn)<br /> <br /> 2012<br /> <br /> 2013<br /> <br /> 58,32<br /> 44,85<br /> 48,91<br /> 31,25<br /> 14,77<br /> 50,01<br /> 39,91<br /> 20,00<br /> 34,59<br /> 38,06<br /> <br /> 57,20<br /> 27,14<br /> 48,88<br /> 32,50<br /> 15,11<br /> 54,71<br /> 42,83<br /> 17,65<br /> 34,59<br /> 36,73<br /> <br /> 2014<br /> <br /> 2015<br /> <br /> 2016<br /> <br /> 2017<br /> <br /> 58,00<br /> 60,16<br /> 61,52<br /> 62,81<br /> 23,32<br /> 25,12<br /> 26,89<br /> 28,65<br /> 49,00<br /> 49,34<br /> 53,33<br /> 55,06<br /> 31,25<br /> 31,25<br /> 31,25<br /> 33,34<br /> 19,05<br /> 32,06<br /> 36,82<br /> 38,95<br /> 55,03<br /> 56,51<br /> 49,80<br /> 51,26<br /> 43,32<br /> 45,00<br /> 49,88<br /> 53,62<br /> 17,65<br /> 20,00<br /> 20,50<br /> 22,75<br /> 35,29<br /> 35,41<br /> 36,71<br /> 37,84<br /> 36,87<br /> 39,42<br /> 40,74<br /> 42,69<br /> (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lào Cai [4])<br /> Bảng 2. Trị giá, khối lượng chè Lào Cai xuất khẩu<br /> 2012<br /> 2013<br /> 2014<br /> 2015<br /> 2016<br /> 2017<br /> 1712<br /> 1228<br /> 2412<br /> 1096<br /> 1158<br /> 3359<br /> 796<br /> 526<br /> 1277<br /> 439<br /> 464<br /> 1747<br /> (Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Lào Cai [4]; [5])<br /> <br /> 92<br /> <br /> Dương Thị Tình<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Chè Lào Cai được tiêu thụ cả thị trường trong<br /> và ngoài nước, trong đó thị trường nội địa chỉ<br /> chiếm 5%, thị trường xuất khẩu cao lên tới<br /> 95% với sản phẩm rất đa dạng gồm chè Shan,<br /> chè lai LDP1, LDP2 và đặc biệt là chè Ô<br /> Long ngày càng được mở rộng, chiếm từ 20%<br /> đến 42% diện tích. Ngoài ra tỉnh còn có một<br /> số sản phẩm chè khác như chè xanh, chè<br /> vàng, chè đỏ, chè đen và nhiều loại chè hòa<br /> tan, chè thảo dược khác [3]. Trong đó,<br /> Pakistan là thị trường nhập khẩu chè lớn nhất<br /> của Lào Cai với tỷ trọng gần 70% giá trị chè<br /> xuất khẩu. Loại chè chủ yếu được xuất khẩu<br /> sang Pakistan là chè Ô Long, đây cũng là loại<br /> chè xuất khẩu chủ lực của các doanh nghiệp<br /> xuất khẩu chè Lào Cai với khoảng 80% tổng<br /> sản lượng xuất khẩu. Khối lượng xuất khẩu<br /> <br /> 186(10): 91 - 96<br /> <br /> chè sang Đài Loan sụt giảm là do nhiều sản<br /> phẩm chè xuất khẩu vẫn còn tồn dư thuốc bảo<br /> vệ thực vật ở mức cao dẫn đến sản lượng xuất<br /> khẩu sang Đài Loan giảm mạnh. Bên cạnh<br /> các thị trường truyền thống, những năm gần<br /> đây chè Lào Cai còn được xuất khẩu sang các<br /> nước như Trung Quốc, Afganistan đặc biệt là<br /> thị trường Trung Quốc. Đây là một thị trường<br /> tiêu thụ chè lớn, tương đối dễ tính và ưa<br /> chuộng mặt hàng chè Shan. Hơn nữa, tại thị<br /> trường này, đời sống của dân chúng chưa cao<br /> lắm, tính khắt khe về chất lượng sản phẩm và<br /> độ an toàn trong vệ sinh thực phẩm chưa cao.<br /> Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu chè Lào<br /> Cai dễ dàng xâm nhập thị trường và có thể kỳ<br /> vọng vào thị trường này.<br /> <br /> Bảng 3. Xuất khẩu chè Lào Cai phân theo thị trường<br /> Năm<br /> ĐVT<br /> 2012<br /> 2013<br /> 2014<br /> 2015<br /> 2016<br /> 2017<br /> Tổng giá trị<br /> 1000 USD<br /> 1712<br /> 1228<br /> 2412<br /> 1096<br /> 1158<br /> 3.359<br /> Tổng khối lượng xuất khẩu<br /> Tấn<br /> 796<br /> 526<br /> 1277<br /> 439<br /> 464<br /> 1.747<br /> Đài Loan<br /> Tấn<br /> 118<br /> 98<br /> 136<br /> 78<br /> 79<br /> 316<br /> Pakistan<br /> Tấn<br /> 526<br /> 312<br /> 973<br /> 301<br /> 315<br /> 1.151<br /> Trung Quốc<br /> Tấn<br /> 152<br /> 116<br /> 156<br /> 53<br /> 62<br /> 248<br /> Afganistan<br /> Tấn<br /> 0<br /> 0<br /> 12<br /> 7<br /> 8<br /> 32<br /> (Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Lào Cai [4], Sở Công thương tỉnh Lào cai [5] và [6])<br /> <br /> Giá chè xuất khẩu của tỉnh Lào Cai có sự biến động không ổn định. Năm 2012 giá xuất khẩu bình<br /> quân là 2,15 nghìn USD/tấn, đến năm 2014 lại sụt giảm với mức giá xuất khẩu 1,89 nghìn<br /> USD/tấn, đến năm 2017 đạt tốc độ tăng giá xuất khẩu là 1,19% so với năm 2016 tương đương<br /> 2,54 nghìn USD/tấn. Đánh giá tổng quan thì thấy giá chè xuất khẩu tăng và giá chè Lào Cai xuất<br /> khẩu có cao hơn các doanh nghiệp trong ngành tuy nhiên Việt Nam vẫn là một trong những nước<br /> có giá chè xuất khẩu thấp nhất thế giới, giá xuất khẩu chè của Việt Nam mới chỉ bằng 60- 70%<br /> giá chè thế giới [7]. Nguyên nhân là do chất lượng chè xuất khẩu vẫn chưa đảm bảo, nhiều sản<br /> phẩm còn chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật ở mức cao. Bên cạnh đó, tình trạng cạnh tranh<br /> không lành mạnh giữa các đơn vị sản xuất, xuất khẩu chè cũng là lý do quan trọng khiến giá chè<br /> ngày càng bị “dìm” xuống.<br /> Bảng 4. Giá chè Lào Cai xuất khẩu<br /> Năm<br /> Giá xuất khẩu bình quân (NghìnUSD/tấn)<br /> Tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước (%)<br /> <br /> 2012<br /> 2,15<br /> 10,78<br /> <br /> 2013<br /> 2014<br /> 2,33<br /> 1,89<br /> 8,55 -19,10<br /> <br /> 2015<br /> 2,50<br /> 32,18<br /> <br /> 2016<br /> 2,51<br /> 0,54<br /> <br /> 2017<br /> 2,54<br /> 1,19<br /> <br /> (Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Lào Cai [4], Sở Công thương tỉnh Lào Cai [6])<br /> <br /> Xem xét giá trị cũng như tỷ trọng đóng góp của xuất khẩu chè đối với GDP của tỉnh Lào Cai thì<br /> có thể thấy rằng: xuất khẩu có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của<br /> tỉnh, đóng góp từ 0,9%- 2,4% trong GDP của tỉnh, góp phần tăng trưởng kinh tế của tỉnh Lào Cai.<br /> Tuy nhiên, mức đóng góp còn khá khiêm tốn so với tiềm năng phát triển xuất khẩu chè, phát triển<br /> kinh tế của tỉnh và có tỷ lệ mức đóng góp không ổn định trong giai đoạn. Năm 2012, mức đóng<br /> góp đạt 1,9% nhưng đến năm 2014 đạt 2,0%, đến năm 2016 mức đóng góp chỉ đạt 0,9% thấp<br /> nhất trong giai đoạn đến năm 2017 tăng với mức đóng góp 2,4%.<br /> 93<br /> <br /> Dương Thị Tình<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 186(10): 91 - 96<br /> <br /> Bảng 5. Đóng góp của xuất khẩu chè vào GDP tỉnh Lào Cai<br /> Năm<br /> Xuất khẩu chè (tỷ đồng)<br /> GDP tỉnh (tỷ đồng)<br /> NLN và thủy sản<br /> CN và XD<br /> TM và DV<br /> Thuế sản phẩm<br /> Tỷ trọng XK chè /GDP (%)<br /> <br /> 2012<br /> 356<br /> 18.440<br /> 3.313<br /> 5.904<br /> 7.567<br /> 1.631<br /> 1,9<br /> <br /> 2013<br /> 258<br /> 21.235<br /> 3.521<br /> 6.904<br /> 8.437<br /> 2.372<br /> 2,1<br /> <br /> 2014<br /> 512<br /> 24.603<br /> 4.057<br /> 8.763<br /> 9.128<br /> 2.654<br /> 2,0<br /> <br /> 2015<br /> 240<br /> 27.069<br /> 4.373<br /> 10.397<br /> 10.016<br /> 2.281<br /> 0,9<br /> <br /> 2016<br /> 265<br /> 30.045<br /> 4.814<br /> 11.778<br /> 11.198<br /> 2.254<br /> 0,9<br /> <br /> 2017<br /> 772<br /> 32.092<br /> 4.592<br /> 13.556<br /> 11.441<br /> 2.503<br /> 2,4<br /> <br /> (Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Lào Cai [4], tính toán của tác giả)<br /> <br /> NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ VỀ<br /> ĐÓNG GÓP CỦA XUẤT KHẨU CHÈ VÀO<br /> GDP TỈNH LÀO CAI<br /> Thành công<br /> Được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Lào Cai<br /> trong việc thúc đẩy chè xuất khẩu với các<br /> chính sách khuyến khích phát triển. Cây chè<br /> đang được quy hoạch tập trung thành từng<br /> vùng trọng điểm, thu được nhiều kết quả tích<br /> cực, diện tích và năng suất tăng qua các năm<br /> trong giai đoạn 2012-2017. Khối lượng và giá<br /> trị chè xuất khẩu đạt mức khá cao trong một số<br /> năm, được tiêu thụ cả thị trường trong và ngoài<br /> nước, trong đó thị trường nội địa chỉ chiếm tỷ<br /> trọng nhỏ, chủ yếu là thị trường xuất khẩu với<br /> nhiều sản phẩm rất đa dạng, đặc biệt là chè Ô<br /> Long ngày càng tiềm năng. Xuất khẩu chè Lào<br /> Cai đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh<br /> tế của tỉnh với mức đóng góp từ 0,9%-2,4%<br /> trong giai đoạn nghiên cứu.<br /> Hạn chế và nguyên nhân<br /> Mặc dù xuất khẩu chè Lào Cai đạt được nhiều<br /> thành tựu quan trọng nhưng năng suất chè, giá<br /> trị và khối lượng xuất khẩu tăng giảm không<br /> ổn định qua các năm do có những người dân<br /> tự ý thay đổi trồng cây lâm nghiệp hoặc bỏ<br /> không chăm sóc. Giá chè xuất khẩu không ổn<br /> định do chất lượng chè xuất khẩu vẫn chưa<br /> đảm bảo, nhiều sản phẩm còn chứa tồn dư<br /> thuốc bảo vệ thực vật ở mức cao, việc quản lý<br /> chất lượng giống chè một số nơi còn lỏng lẻo<br /> và chủ yếu bán sản phẩm thô. Thị trường xuất<br /> khẩu chè chủ yếu là các thị trường truyền<br /> thống và chưa có thị trường tiêu thụ ổn định<br /> 94<br /> <br /> do dây chuyền thiết bị chưa đồng bộ nên chưa<br /> đáp ứng cao thị hiếu khách hàng nước ngoài,<br /> khó thúc đẩy sản xuất. Tỷ lệ đóng góp của<br /> xuất khẩu chè/GDP của tỉnh còn ở mức khá<br /> khiêm tốn so với tiềm năng phát triển của chè<br /> và tỷ lệ đóng góp tăng giảm không ổn định<br /> qua các năm nghiên cứu do giá trị và khối<br /> lượng xuất khẩu chè cũng không ổn định.<br /> GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG XUẤT KHẨU<br /> CHÈ NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH<br /> LÀO CAI TRONG THỜI GIAN TỚI<br /> Lào Cai phấn đấu đến năm 2020 bảo đảm diện<br /> tích trồng chè tập trung đạt khoảng 6.500 ha<br /> [2], đạt năng suất, chất lượng tốt hơn, đóng<br /> góp tích cực hơn cho phát triển kinh tế của<br /> tỉnh. Tỉnh cần tăng cường công tác quản lý về<br /> giống, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật<br /> trong vùng nguyên liệu. Rà soát, quản lý quy<br /> hoạch hiệu quả với mục tiêu vùng nguyên liệu<br /> được sản xuất theo hướng tập trung, đẩy mạnh<br /> thâm canh tăng năng suất chè, bảo đảm an toàn<br /> vệ sinh thực phẩm. Quy hoạch chè tập trung<br /> thành từng vùng trọng điểm, thuận lợi cho<br /> công tác quản lý sản xuất và chất lượng sản<br /> phẩm chè để xây dựng thương hiệu vùng chè.<br /> Tăng cường tìm kiến thị trường tiêu thụ chè<br /> của tỉnh Lào Cai như làm tốt hơn công tác<br /> quảng bá xúc tiến thương mại. Chú trọng<br /> tuyên truyền đến người dân lợi ích của việc<br /> trồng chè, thực hiện tốt liên kết sản xuất theo<br /> chuỗi giá trị, tập huấn nâng cao năng lực của<br /> người dân trong sản xuất và tiếp cận thông tin<br /> thị trường, thay đổi mẫu mã, bao bì đáp ứng<br /> thị hiếu người tiêu dùng.<br /> <br /> Dương Thị Tình<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Đầu tư khoa học - công nghệ (KHCN) vào<br /> sản xuất và chế biến chè nhằm nâng cao chất<br /> lượng, đồng thời kiểm soát được các yếu tố<br /> ảnh hưởng trong quá trình sản xuất, để tạo sản<br /> phẩm chè an toàn. Do đó, cần đẩy mạnh<br /> chuyển đổi cơ cấu giống chè, tăng nhanh diện<br /> tích các giống chè chất lượng cao bằng các<br /> giống nhập nội và giống mới chọn tạo (để đạt<br /> 40% - 50% diện tích chè giống mới). Trọng<br /> tâm là phát triển các giống Kim Tuyên, Bát<br /> Tiên, Phúc Vân Tiên, PH9, PH10, PH11, Ô<br /> Long, Tuyết Shan.<br /> Tích cực quan tâm đến kỹ thuật trồng và<br /> chăm sóc chè nhằm tăng giá chè xuất khẩu<br /> như chăm sóc bón phân hữu cơ, nâng cao độ<br /> phì của đất, đốn đúng thời vụ, hái đúng kỹ<br /> thuật, bón phân hợp lý kết hợp với tủ gốc và<br /> tưới nước để cây chè sinh trưởng khoẻ, có khả<br /> năng chống chịu tốt. Nguyên liệu chè phải<br /> được chế biến với qui trình công nghệ và thiết<br /> bị đạt trình độ tiên tiến, đảm bảo vệ sinh. Lựa<br /> chọn các tổ chức chứng nhận có đủ điều kiện<br /> và uy tín để thực hiện kiểm tra, đánh giá,<br /> giám sát quá trình sản xuất chè (thông qua<br /> công cụ là các quy định có tính pháp lý về hệ<br /> thống quản lý chất lượng). Trên cơ sở trình<br /> tự, thủ tục kiểm tra, chứng nhận VietGAP,<br /> xây dựng chi tiết trình tự, thủ tục kiểm tra,<br /> chứng nhận VietGAP cho từng lô sản phẩm;<br /> nhà chứng nhận chịu trách nhiệm trước pháp<br /> luật về kết quả chứng nhận VietGAP. Có như<br /> vậy, thương hiệu của sản phẩm chè Lào Cai<br /> mới được thị trường chấp nhận.<br /> Chú trọng mối liên kết giữa các tác nhân tham<br /> gia vào chuỗi sản xuất và xuất khẩu chè. Các<br /> công ty, doanh nghiệp cần có kế hoạch quản<br /> lý, phát triển vùng nguyên liệu và thu mua<br /> nguyên liệu chè búp tươi cho nông dân. Công<br /> khai giá bán, chia sẻ hài hòa lợi ích với người<br /> trồng chè, đầu tư nâng cấp dây chuyền chế<br /> biến sâu sản phẩm chè khô.<br /> Tập huấn nâng cao năng lực, nắm bắt được<br /> các quy định cũng như các kỹ thuật trong sản<br /> xuất chè ứng dụng công nghệ cao cho nông<br /> dân, tại các vùng sản xuất có các bảng, biển<br /> <br /> 186(10): 91 - 96<br /> <br /> hướng dẫn nhân dân để người sản xuất thực<br /> hiện quy trình. Tăng cường công tác quản lý,<br /> giám sát sản xuất chè an toàn, đặc biệt ở<br /> những vùng sản xuất tập trung để nâng cao ý<br /> thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh<br /> doanh trong việc thực hiện các qui định về<br /> sản xuất và tiêu thụ chè an toàn, đảm bảo chất<br /> lượng và phát triển bền vững. Cần cung cấp<br /> thông tin thị trường ngành chè cho các hộ<br /> nông dân, các hợp tác xã, các doanh nghiệp<br /> chế biến chè… kịp thời và có các chính sách<br /> hỗ trợ, tạo động lực quan trọng cho các tác<br /> nhân tham gia vào chuỗi giá trị chè của tỉnh<br /> Lào Cai đạt hiệu quả cao.<br /> KẾT LUẬN<br /> Chè là một trong những ngành quan trọng<br /> trong chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt<br /> Nam nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng,<br /> đóng góp phát triển kinh tế của tỉnh, quốc gia.<br /> Thúc đẩy xuất khẩu chè chiếm vai trò khá<br /> quan trọng, trong giai đoạn 2012-2017 vừa<br /> qua với bối cảnh hội nhập kinh tế và tự do<br /> hóa thương mại, chè của tỉnh Lào Cai đã đạt<br /> được những thành tựu đáng quan trọng, giải<br /> quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tăng<br /> trưởng kinh tế, tăng giá trị và thị trường xuất<br /> khẩu. Nhưng mức đóng góp vào phát triển<br /> kinh tế của tỉnh chưa cao, chưa thật ổn định<br /> trong giai đoạn nghiên cứu, chưa tương xứng<br /> với tiềm năng chè hiện có. Với mức tiêu thụ<br /> tăng trong những năm tới, thị trường chè thế<br /> giới sẽ khá rộng cho sản phẩm chè Việt Nam,<br /> chè Lào Cai thâm nhập. Cần áp dụng cụ thể<br /> các giải pháp có hiệu quả cao, thúc đẩy xuất<br /> khẩu chè vào các thị trường tiềm năng trong<br /> những năm tới. Đây là một vấn đề hết sức<br /> quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của<br /> tỉnh nói chung và đối với sự phát triển ngành<br /> xuất khẩu nói riêng của tỉnh.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Đặng Đình Đào & Hoàng Đức Thân (2012),<br /> Giáo trình Kinh tế Thương mại, Nxb Kinh tế Quốc<br /> dân, Hà Nội.<br /> 2. https://baomoi.com/lao-cai-nang-cao-gia-tricay-che-nguyen-lieu/c/25289875.epi truy cập ngày<br /> 15/7/2018.<br /> <br /> 95<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2