intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tăng huyết áp và tai biến mạch máu não

Chia sẻ: K Loi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

74
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài viết "Tăng huyết áp và tai biến mạch máu não" trình bày về vấn đề tăng huyết áp - yếu tố nguy cơ hàng đầu trong điều trị tai biến mạch máu não, dự phòng tăng huyết áp và điều trị tăng huyết áp trong giai đoạn cấp tai biến mạch máu não.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tăng huyết áp và tai biến mạch máu não

TĂNG HUYẾT ÁP VÀ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO<br /> Hoàng Khánh, Trường Đại học Y Dược Huế<br /> Tôn Thất Trí Dũng, Bệnh viện Trung Ương Huế<br /> <br /> 1.Tăng huyết áp - yếu tố nguy cơ hàng đầu<br /> Tăng huyết áp (THA) là một yếu tố nguy cơ cao đối với bệnh tim mạch ở các nước công<br /> nghiệp và ngay tại nước ta, nó đã và đang trở thành một vấn đề sức khỏe toàn cầu do sự gia<br /> tăng tuổi thọ và tần suất các yếu tố nguy cơ. THA ước tính là nguyên nhân gây tử vong 7,1<br /> triệu người trẻ tuổi và chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật trên toàn cầu (64 triệu người sống trong<br /> tàn phế). Trên thế giới tỷ lệ THA 8-18% dân số (theo Tổ chức Y tế Thế giới) thay đổi từ các<br /> nước Châu Á như Indonesia 6-15%, Malaysia 10-11%, Đài Loan 28%, tới các nước Âu-Mỹ<br /> như Hà Lan 37%, Pháp 10-24%, Hoa Kỳ 24%. Ở Việt Nam tần suất THA ngày càng gia tăng<br /> khi nền Kinh tế phát triển; các số liệu thống kê điều tra THA ở Việt Nam cho thấy: năm 1960<br /> THA chiếm 1,0% dân số, 1992 tăng lên 11,79% dân số và năm 2002 ở miền Bắc là 16,3% [2].<br /> Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: đối với người lớn, HATT có xu hướng tăng và HATTr<br /> có xu hướng giảm. Khi trị số của HATT > 140 mmHg và HATTr < 90mmHg, bệnh nhân<br /> được gọi là THA tâm thu đơn độc. Độ chênh HA (tâm thu - tâm trương) và HATT dự báo<br /> nguy cơ và quyết định điều trị [1], [4], [5], [6], [7].<br /> Tăng huyết áp tâm thu đơn độc ở người trẻ tuổi: trẻ em và người trẻ, thường là nam<br /> giới, sự phối hợp của sự gia tăng nhanh chóng về chiều cao và sự rất đàn hồi của mạch máu<br /> làm tăng sự khuếch đại bình thường của sóng áp lực giữa ĐM chủ và ĐM cánh tay tạo nên<br /> HATT rất cao nhưng HATTr và HA trung bình bình thường. Huyết áp ĐM chủ tuy vậy cũng<br /> bình thường. Điều này có thể dựa vào sự phân tích sóng mạch.<br /> Tăng huyết áp tâm trương đơn độc: thường xảy ra ở người trung niên, THA tâm trương<br /> thường được định nghĩa khi HATT < 140 và HATTr > 90mmHg. Mặc dù HATTr thường<br /> được cho là yếu tố tiên lượng tốt nhất về nguy cơ ở bệnh nhân tuổi < 50, một số nghiên cứu<br /> tiền cứu về THA tâm trương đơn độc cho thấy tiên lượng có thể lành tính, tuy vậy vấn đề<br /> đang còn tranh luận [1], [4], [7].<br /> Tăng huyết áp " o choàng trắng"và hiệu ứng " o choàng trắng" một số bệnh nhân HA<br /> á<br /> á<br /> :<br /> thường xuyên tăng tại bệnh viện hoặc phòng khám bác sĩ trong khi HA hằng ngày hoặc đo 24<br /> giờ lại bình thường. Tình trạng này gọi là "THA áo choàng trắng", cho dù một thuật ngữ khác<br /> ít mang tính cơ chế hơn là "THA phòng khám hoặc bệnh viện đơn độc". Tỷ lệ hiện mắc "THA<br /> áo choàng trắng" là 10-30%, chiếm một tỷ lệ không phải không đáng kể trên những đối tượng<br /> THA. THA áo choàng trắng tăng theo tuổi và tỷ lệ này <br /> 30% theo Framingham, hoặc nguy cơ bị bệnh lý tim mạch gây tử vong lần lượt tương ứng là<br /> < 4%, 4-5%, 5-8% và > 8% theo tiêu chuẩn SCORE. Các phân loại này có thể được sử dụng<br /> như là các dấu chỉ điểm của nguy cơ tương đối, vì vậy các bác sĩ có thể tự áp dụng một hay<br /> vài biện pháp thăm dò không bắt buộc phải dựa vào các ngưỡng điều trị HA đã quy định.<br /> Phân loại theo mức độ THA<br /> Bảng 1. Phân loại THA ( theo khuyến cáo WHO/ ISH 1999) [18]<br /> Phân loại HA và mức độ THA<br /> <br /> Huyết áp (mmHg)<br /> Tâm thu<br /> <br /> Tâm trương<br /> <br /> Tối ưu (*)<br /> <br /> < 120<br /> <br /> < 80<br /> <br /> Bình thường<br /> <br /> < 130<br /> <br /> < 85<br /> <br /> Bình thường cao<br /> <br /> 130 - 139<br /> <br /> 85 - 89<br /> <br /> THA độ 1 (nhẹ) (**)<br /> <br /> 140 - 159<br /> <br /> 90 - 99<br /> <br /> THA độ 2 (trung bình)<br /> <br /> 160 - 179<br /> <br /> 100 - 109<br /> <br /> THA độ 3 (nặng) (***)<br /> <br /> ≥ 180<br /> <br /> ≥ 110<br /> <br /> THA tâm thu đơn độc<br /> <br /> ≥ 140<br /> <br /> < 90<br /> <br /> Ghi chú:<br /> (*) Huyết áp tối ưu ít có nguy cơ tim mạch. Tuy nhiên huyết áp đo thấp thường xuyên<br /> cần được xem xét về ý nghĩa lâm sàng của nó.<br /> (**) Dựa trên trung bình của 2 hoặc nhiều hơn 2 lần đo tại một thời điểm và của 2 hoặc<br /> nhiều lần thăm bệnh sau lần sàng lọc đầu tiên.<br /> (***) Khi HATT và HATTr không cùng nhóm phân loại, thì chọn mức phân loại cao<br /> hơn.<br /> Bảng 2. Phân loại THA theo WHO/ISH(2004) [19]<br /> Giai đoạn<br /> <br /> HA tâm thu (mmHg)<br /> <br /> HA tâm trương(mmHg)<br /> <br /> I<br /> <br /> 140 - 159<br /> <br /> 90 - 99<br /> <br /> II<br /> <br /> 160 - 179<br /> <br /> 100 - 109<br /> <br /> III<br /> <br /> ≥180<br /> <br /> ≥110<br /> <br /> Phân loại THA theo yếu tố tác động đến tiên lượng bệnh<br /> Các yếu tố tác động đến tiên lượng bệnh gồm có: yếu tố nguy cơ, tổn thương cơ quan<br /> đích. Cả WHO (1996), JNC-VI và WHO/ ISH (1999) đều nhấn mạnh vai trò bất lợi đối với tiên<br /> lượng bệnh của các yếu tố nguy cơ (YTNC), các tổn thương cơ quan đích (TOD: Target Organ<br /> Damage) và các biến chứng có biểu hiện lâm sàng của tổn thương các cơ quan đích (mà JNCVI gọi là CCD: Clinical Cardiovascular Disease và WHO/ ISH 1999 gọi là ACC: Associated<br /> Clinical Conditions), để đề ra chiến lược điều trị bệnh THA có giá trị thực tiễn cao.<br /> Tăng HA có mối tương quan liên tục và có mức độ với tăng nguy cơ bệnh mạch vành và<br /> đột quị [9]. Tuy nhiên, các nguy cơ khác như tuổi, hút thuốc lá và tăng cholesterol máu cũng<br /> 2<br /> <br /> dẫn đến tăng mạnh nguy cơ bệnh tim mạch với bất cứ mức THA nào. Do đó, nguy cơ tuyệt<br /> đối BTM ở bệnh nhân THA dao động mạnh, khoảng trên 20 lần, tùy thuộc vào tuổi, giới, mức<br /> HA và sự hiện diện các yếu tố nguy cơ khác [9].<br /> <br /> 3<br /> <br /> Bảng 3: Những yếu tố ảnh hưởng tới tiên lượng bệnh nhân tăng huyết áp [18]<br /> Những yếu tố ảnh hưởng tới tiên lượng<br /> <br /> Tổn thương<br /> <br /> Biểu hiện lâm sàng<br /> <br /> bệnh nhân THA theo WHO/ ISH<br /> <br /> cơ quan đích<br /> <br /> đi kèm<br /> <br /> (1999),<br /> ESH/ESC(2003),ESH/ESC(2007)YTNC<br /> về bệnh tim mạch<br /> * Sử dụng yếu tố nguy cơ để phân loại<br /> mức độ nguy cơ:<br /> Mức độ tăng HATT<br /> và HATTr (độ 1-3).<br /> Nam > 55 tuổi, Nữ > 65 tuổi.<br /> ?? Hút thuốc lá.<br /> Rối loạn Lipid máu.<br /> Cholesterol TP > 6,5mmol/l,<br /> hoặc LDL-C > 4mmol/l,<br /> hoặc HDL-C 125,nữ≥110g/m2)<br /> <br /> * Bệnh tim:<br /> <br /> hoặc X quang.<br /> <br /> NMCT.<br /> <br /> Protein niệu và/ hoặc tăng nhẹ<br /> nồng độ creatinin huyết tương<br /> <br /> Đau thắt ngực.<br /> <br /> (nữ: 107 - 124µmol/l, nam: 115 133µmol/l).<br /> Hình ảnh mảng xơ vữa (ở<br /> <br /> Tái tưới máu mạch vành.<br /> Suy tim ứ huyết.<br /> * Bệnh thận:<br /> <br /> động mạch cảnh, chậu, đùi, động<br /> <br /> Bệnh thận do đái tháo đường.<br /> <br /> mạch chủ) trên siêu âm hoặc X<br /> quang.<br /> <br /> Suy thận: creatinine huyết<br /> tương (nam > 133µmol/l, nữ ><br /> <br /> Hẹp động mạch võng mạc lan<br /> toả hoặc khu trú.<br /> <br /> 124 µmol/l).<br /> <br /> * Yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng:<br /> <br /> Protein niệu: >300mg/24h.<br /> *Bệnh động mạch:<br /> <br /> Giảm HDL- cholesterol.<br /> <br /> Phình bóc tách thành động<br /> mạch (dissecting aneurysm).<br /> <br /> Tăng LDL- cholesterol.<br /> Microalbumine niệu trên bệnh nhân<br /> đái tháo đường.<br /> <br /> Bệnh động mạch vành có<br /> triệu chứng lâm sàng.<br /> * Bệnh võng mạc do THA:<br /> <br /> Rối loạn dung nạp glucose.<br /> Béo phì.<br /> <br /> Xuất huyết hoặc xuất tiết<br /> võng mạc.<br /> <br /> Lối sống tĩnh tại.<br /> <br /> Phù gai thị.<br /> <br /> Tăng Fibrinogen huyết.<br /> Nhóm người có nguy cơ cao về kinh tế<br /> xã hội.<br /> Nhóm sắc tộc có nguy cơ cao và vùng<br /> địa lý có nguy cơ cao.<br /> <br /> Do tổn thương cơ quan đích đóng vai trò quan trọng trong dự báo nguy cơ tim mạch<br /> toàn thể của bệnh nhân THA việc thăm khám phải được tiến hành cẩn thận. Các nghiên cứu<br /> gần đây cho thấy nếu không sử dụng siêu âm tim mạch để đánh giá phì đại thất trái và dày<br /> thành ĐM cảnh hoặc mảng xơ vữa sẽ gây nên 50% bệnh nhân THA bị phân loại sai lầm khi<br /> xếp họ vào nhóm yếu tố nguy cơ thấp hoặc trung bình, trong khi nếu có thương tổn tim mạch<br /> 4<br /> <br /> phát hiện được qua siêu âm thì họ sẽ được xếp vào nhóm nguy cơ cao hơn. Do đó, siêu âm<br /> tim và Doppler mạch được khuyến khích sử dụng đặc biệt trên những bệnh nhân mà tổn<br /> thương cơ quan đích không được phát hiện bằng xét nghiệm thường quy bao gồm điện tim.<br /> Mặt khác, tìm albumin niệu vi thể cũng được khuyến khích vì có bằng chứng cho thấy đó là<br /> một dấu chứng nhạy cảm cho tổn thương cơ quan đích, không chỉ ở bệnh nhân ĐTĐ mà còn<br /> trên bệnh nhân THA.<br /> Là tổn thương cơ quan đích thường gặp nhất trong bệnh tăng huyết áp, với tần suất 23 48% bệnh nhân tăng huyết áp. Dày thất trái phát hiện nhờ:<br /> + XQ: kéo dài cung dưới trái, tỷ lệ tim/lồng ngực ≥ 0,5.<br /> + ECG: Nên xem điện tim như là một chỉ định thường quy trên bệnh nhân THA để phát<br /> hiện thiếu máu cơ tim, rối loạn dẫn truyền, rối loạn nhịp. Độ nhạy của điện tim khi phát hiện<br /> dày thất trái là thấp nhưng chỉ số Sokolow-Lyons (SV1 + RV5 > 38mm) được xem như là các<br /> yếu tố dự báo độc lập cho các bệnh tim mạch.<br /> * Phì đại nhĩ trái: ở D2 sóng P hình dạng chẻ đôi, P ≥ 0,12 giây, ở V1 sóng P hai pha<br /> với pha âm ≥ 0,08 giây.<br /> * Phì đại thất trái tâm thu: trục trái, chỉ số Sokolov-Lyon (SV1+RV5 hoặc V6 > 38mm<br /> hoặc RV5 hay RV6 > 26mm)<br /> + Siêu âm tim: siêu âm tim nhạy hơn điện tim trong phát hiện dày thất trái và dự báo<br /> nguy cơ tim mạch. Siêu âm tim được chỉ định rộng rãi và ngày càng phổ biến và khi chưa<br /> chắc chắn để đưa ra một quyết định điều trị thì kiểm tra bằng siêu âm tim giúp phân loại chính<br /> xác hơn nguy cơ toàn thể của THA để có hướng điều trị.<br /> * Dày vách liên thất và thành sau thất trái ≥ 11mm.<br /> * Nhĩ trái > 4cm hoặc > 2cm/m2.<br /> * LVM (khối lượng thất trái) tính theo công thức Devereux. LVM bình thường: 139,6 ±<br /> 34,2g cho cả hai giới, dày thất trái khi LVMI (chỉ số khối lượng cơ thất trái) ở nam ><br /> 125g/m2, nữ > 110g/m2.<br /> Tuy do bệnh tăng huyết áp gây ra, nhưng một khi đã hình thành, dày thất trái trở thành<br /> một yếu tố nguy cơ độc lập với nhiều bệnh tim mạch như đột tử, thiếu máu cơ tim, nhồi máu<br /> cơ tim và suy tim không phụ thuộc vào mức độ huyết áp cao hay bình thường sau điều trị.<br /> Theo nghiên cứu dịch tễ học cho thấy PĐTT làm nguy cơ xuất hiện suy mạch vành tăng<br /> gấp 3, suy tim gấp 5, TBMN gấp 6 lần; PĐTT có kèm loạn nhịp tim, nhất là nhịp thất (rung<br /> thất, ngoại tâm thu thất) nguy cơ đột tử tăng 5-6 lần. Theo Cooper và cs, khi khối lượng thất<br /> trái tăng 100g thì nguy cơ tử vong tăng 2,1 lần và khi chiều dày thành sau thất trái tăng 0,1cm<br /> nguy cơ tử vong tăng 7 lần, nguy cơ này độc lập với chức năng thất trái và số động mạch vành<br /> bị hẹp nặng.<br /> PĐTT với THA có trũng và không có trũng. Những nghiên cứu siêu âm tim mới đây<br /> cũng cho thấy chỉ số khối cơ thất trái có khuynh hướng tăng lên ở những người tăng huyết<br /> áp không có trũng so với người có trũng.<br /> Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính của việc xuất hiện tai biến mạch máu não. Các<br /> động mạch não rất dễ bị tổn thương do bệnh tăng huyết áp, các động mạch dày ra, mất độ đàn<br /> hồi, biến dạng và dễ làm thành các túi phồng nhỏ, cả động mạch lẫn túi phồng nhỏ đều có<br /> nguy cơ bị vỡ khi xảy ra cơn tăng huyết áp kịch phát hoặc khi huyết áp tăng rất cao và kéo<br /> dài.<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2