intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tạp chí Khoa học Quảng Nam: Số 16/2020

Chia sẻ: ViNeji2711 ViNeji2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:136

54
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tạp chí Khoa học Quảng Nam: Số 16/2020 trình bày các nội dung chính sau: Điều tra hiện trạng cây Ba Kích tím (Morinda Oficinalis How) có trong tự nhiên tại tỉnh Quảng Nam, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm hiện nay, một số nét đặc trưng của quá trình đô thị hóa tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam (1997- 2018),... Để nắm nội dung mời các bạn cùng tham tạp chí.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tạp chí Khoa học Quảng Nam: Số 16/2020

  1. LỜI NÓI ĐẦU rường Đại học Quảng Nam được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập T tháng 6 năm 2007 trên cơ sở trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Nam. Trải qua 17 năm hình thành và phát triển, từ một trường Trung học Sư phạm Quảng Nam ra đời vào năm 1997, đến nay bằng sự nỗ lực và phấn đấu không ngừng của toàn thể cán bộ giảng viên nhà trường đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật đáng khích lệ trên tất cả các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế. Ngày 17 tháng 04 năm 2012, Trường Đại học Quảng Nam đã được Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép xuất bản báo in số 629/GP- BTTTT cho phép xuất bản Tạp chí Khoa học. Ngày 19/12/2012, Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Quảng Nam đã được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Mã số chuẩn quốc tế ISSN: 0866 - 7586. Tạp chí Khoa học của trường Đại học Quảng Nam là tạp chí đa ngành, đa lĩnh vực phát hành 2-3 số một năm. Bài đăng trên tạp chí chủ yếu là các kết quả nghiên cứu về Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội và nhân văn, Khoa học giáo dục của giảng viên, cán bộ nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nhà trường, đáp ứng nhu cầu trao đổi, phổ biến thông tin của người làm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, tạp chí còn cập nhật các hoạt động nghiên cứu khoa học của nhà trường, nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ giảng viên với các hoạt động nghiên cứu khoa học. Tạp chí đã phát hành được 15 số. Thời gian qua, Ban biên tập Tạp chí Khoa học trường Đại học Quảng Nam đã nhận được sự quan tâm của các tác giả trong và ngoài trường gửi về. Ban biên tập xin chân thành cảm ơn tất cả các tác giả, các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các phản biện đã tích cực tham gia đóng góp cho sự phát triển của Tạp chí và mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác, ủng hộ và những ý kiến đóng góp quí báu của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu để Tạp chí Khoa học của trường Đại học Quảng Nam ngày càng có chất lượng tốt hơn. Trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc Tạp chí Khoa học số 16. HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP 1
  2. MỤC LỤC 1 Lời nói đầu 1 Vũ Thị Phương Anh, Điều tra hiện trạng cây Ba Kích tím Nguyễn Văn Khánh, 2 (Morinda Oficinalis How) có trong tự nhiên 4 Kiều Thị Kính, tại tỉnh Quảng Nam. Phạm Hồng Chương Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp Phùng Thanh Hoa, 3 lần thứ 4 đến đào tạo giáo viên trong các 12 Ngô Thị Phương Anh trường sư phạm hiện nay. Một số nét đặc trưng của quá trình đô thị Nguyễn Văn Hợi, 4 hóa tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam 19 Nguyễn Thị Khuê (1997- 2018). Một số giải pháp nâng cao năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành giáo dục tiểu 5 Đinh Văn Huệ 27 học qua dạy học học phần phương pháp dạy học Toán. Bùi Thị Lân, Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng 6 36 Nguyễn Thị Kim Thoa thực tập sư phạm cho sinh viên. Những giá trị văn hóa - lịch sử của hệ thống 7 Nguyễn Thị Vĩnh Linh 46 Văn Thánh - Khổng Miếu ở Quảng Nam. Thiết kế tình huống thực tiễn trong dạy học 8 Phạm Nguyễn Hồng Ngự 55 toán ở trường trung học phổ thông. Trần Thị Phú, Dương Thị Thu Trang, Đa dạng thành phần loài nấm lớn ở xã Trà 9 73 Võ Phước Khánh, Nú, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Trương Thị Cao Vinh Điều kiện cần và đủ cho bài toán đối ngẫu Trần Văn Sự, 10 dạng Mond-weir của bài toán quy hoạch 86 Võ Văn Minh toán học với ràng buộc cân bằng. Mai Thị Thanh, Đinh Quang Khiếu, 11 Nguyễn Trần Phi Phong, Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ni-zif-8. 97 Nguyễn Thị Hải Ngọc, Lương Văn Tri 2
  3. Ma Thị Hồng Thu, So sánh một số phương pháp học máy giải 12 104 Phùng Thị Thu Trang quyết bài toán phân tích cảm xúc trong câu. Ngô Thị Thùy Vân, Nhận dạng tiếng nói chữ số Việt sử dụng bộ 13 114 Nguyễn Thị Thu Huyền công cụ Phân tích lý thuyết việc thay thế môi chất Nguyễn Duy Tuệ, 14 R134a trong dãi nhiệt độ trung bình bằng 122 Đỗ Trí Nhựt môi chất R450a để bảo vệ môi trường. 3
  4. ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CÂY BA KÍCH TÍM (Morinda oficinalis How) CÓ TRONG TỰ NHIÊN TẠI TỈNH QUẢNG NAM Vũ Thị Phương Anh1, Nguyễn Văn Khánh2 Kiều Thị Kính3, Phạm Hồng Chương4 Tóm tắt: Kết quả điều tra hiện trạng cây ba kích tím có trong tự nhiên của tỉnh Quảng Nam cho thấy, nhu cầu sử dụng cây ba kích tím làm dược liệu ngày càng tăng kéo theo tình trạng thu mua với giá ngày càng cao dẫn đến tình trạng người dân khai thác cây ba kích trong tự nhiên một cách bừa bãi, không kiểm soát. Vì vậy mà hiện nay, cây ba kích tím ngoài tự nhiên gần như cạn kiệt, chỉ còn phân bố khu vực rừng sâu, tại những vị trí người dân khó tiếp cận. Tuy nhiên, dưới sự hỗ trợ của UBND huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam nhằm bảo vệ nguồn giống cây dược liệu và cải thiện đời sống người dân nên số lượng cây ba kích được trồng hàng năm liên tục tăng. Cây ba kích dần trở thành cây trồng giúp xóa đói, giảm nghèo bền vững tại các xã Lăng, A-tiêng, xã Dang, A-nông của Tây Giang. Mặc dù vẫn còn một số khó khăn nhưng nhìn chung, trồng cây ba kích đang mở ra hướng đi đúng đắn về mô hình phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc Cơ tu kết hợp với bảo vệ rừng. Từ khóa: Ba kích tím, Morinda oficinalis How, điều tra, bảo vệ rừng, Quảng Nam 1. Mở đầu Ba kích là một loại dược liệu quý được biết đến với các công dụng trong chữa bệnh về gan và thận, ngoài ra, các nghiên cứu gần đây cũng đã cho thấy ba kích có hiệu quả trong việc điều trị các bệnh về thần kinh và sinh lý [3]. Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ba kích là một loại thuốc an toàn, không gây tác dụng phụ nếu sử dụng lâu dài ở liều thông thường. Chính vì những công dụng và giá trị sử dụng này mà nhu cầu sử dụng ba kích ngày càng cao. Tại Việt Nam, ba kích được tìm thấy chủ yếu ở khu vực miền núi phía Bắc, cụ thể là các tỉnh Bắc Giang, Cao Bằng, Hòa Bình, Lạng Sơn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Yên Bái và Quảng Ninh [2]. Mặc dù có phân bố tại khu vực miền núi tỉnh Quảng Nam nhưng vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về phân bố, đặc điểm của cây ba kích tại đây. Hiện chỉ có công trình của nhóm tác giả Võ Châu Tuấn và Huỳnh Minh Tư (2010), nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống Invitro cây ba kích lấy từ Quảng Nam [6]. 1. PGS.TS., Phó Hiệu Trưởng trường Đại học Quảng Nam 2. ThS., Đại học Sư Phạm Đà Nẵng 3. TS., Đại học Sư Phạm Đà Nẵng 4. ThS., Phó Hiệu Trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Quảng Nam 4
  5. Vũ Thị Phương Anh, Nguyễn Văn Khánh, Kiều Thị Kính, Phạm Hồng Chương Thực trạng nhu cầu sử dụng cây ba kích làm dược liệu ngày càng cao đã dẫn đến tình trạng khai thác cây ba kích trong tự nhiên một cách ồ ạt. Do đó, vùng phân bố của ba kích bị tàn phá nghiêm trọng khiến loài cây này rơi vào tình trạng gần như tuyệt chủng và được đưa vào sách đỏ Việt Nam cần phải được bảo vệ (Nghị định số 48/2002/NĐ-CP). Chính vì vậy, bài báo này cung cấp kết quả điều tra Hiện trạng cây ba kích tím có trong tự nhiên của tỉnh Quảng Nam, nhằm đánh giá hiện trạng của loài cây này tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. 2. Phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là cây ba kích tím (Morinda officinalis How), thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), bộ Long đởm (Gentianales) sống phổ biến tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam [1]. Đối tượng khảo sát là cán bộ huyện và người dân sinh sống lâu năm tại huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. 2.1. Phương pháp thu thập hồi cứu số liệu Trong thời gian nghiên cứu, những số liệu đã thu thập được bao gồm: a) Các báo cáo nghiên cứu khoa học về đặc điểm của cây ba kích tím, phân bố cây ba kích trong điều kiện tự nhiên tại Việt Nam và các nước trên thế giới; b) Các tài liệu liên quan đến cây ba kích tím và chủ trương bảo tồn, phát triển cây dược liệu của UBND tỉnh Quảng Nam. Nhóm tài liệu (a) là nguồn cơ sở dữ liệu quan trọng giúp nhận dạng và phân loại cây ba kích tím, xác định vùng phân bố và đặc điểm của cây ba kích tím trong tự nhiên. Nhóm tài liệu (b) là nguồn cung cấp thông tin định hướng phát triển và bảo tồn cây ba kích tím tại Tây Giang, đánh giá mức độ quan tâm của chính quyền và người dân đến cây dược liệu nói chung và cây ba kích tím nói riêng. Từ đó, xác định số lượng cây ba kích tím phân bố tại Tây Giang và dự báo sự phát triển của loài cây này trong tương lai. 2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Ưu điểm của phương pháp phỏng vấn sâu là có thể khai thác tối đa thông tin, nhất là đối với đối tượng chủ yếu người Cơ tu, nhờ đó phát hiện được nhiều vấn đề có liên quan đến cây ba kích tím, tạo cơ sở dữ liệu ban đầu cho những nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo. Trong khuôn khổ nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn 6 người tham gia phỏng vấn sâu được trình bày ở bảng 1 dưới đây: Bảng 1. Danh sách người được phỏng vấn Họ tên Lý do lựa chọn Nội dung phỏng vấn 5
  6. ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CÂY BA KÍCH TÍM... - Phân bố cây ba kích tím trong tự - Phó Chủ tịch UBND xã Lăng, nhiên ở Tây Giang huyện Tây Giang, tỉnh Quảng - Sự thay đổi cây ba kích tím qua Nam Nguyễn Bá các năm - Người tham gia nghiên cứu về Hiển - Chính sách hỗ trợ của xã và cây ba kích tím từ rất sớm và có huyện để phát triển cây ba kích nhiều kinh nghiệm nhân giống tím và trồng cây ba kích tím - Người đầu tiên nghiên cứu bảo - Phân bố cây ba kích tím trong tự tồn và nhân giống cây ba kích nhiên ở Tây Giang tím - Sự thay đổi cây ba kích tím qua - Đã từng công tác tại xã Lăng Bhriu Pố các năm - Có kinh nghiệm phối hợp khảo - Tình hình sản xuất cây ba kích sát với nhóm nghiên cứu của TS. tím tại Tây Giang Ngô Văn Trại, Viện dược liệu - Đặc điểm của cây ba kích tím trung ương về cây ba kích tím Người dân, có hiểu biết ba kích Bhriu Tế Nội dung như trên tím Người dân, có hiểu biết ba kích Zo Râm Chrot Nội dung như trên tím Alang Thị Cà Người dân, có hiểu biết ba kích Nội dung như trên Mâm tím Người dân, có hiểu biết ba kích Kloi Thị Pấp Nội dung như trên tím Người dân, có hiểu biết ba kích Bhriu Năm Nội dung như trên tím Ngôn ngữ chính sử dụng trong phỏng vấn là tiếng Cơ tu (có phiên dịch), để khuyến khích người trả lời đưa ra tối đa thông tin cần thiết cho đề tài. 2.3. Phương pháp khảo sát thực địa Để đối chiếu kết quả phỏng vấn và kết quả từ tài liệu thu thập được, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực địa khu vực rừng có xuất hiện cây ba kích tím huyện Tây Giang. Khảo sát tập trung đánh giá mật độ phân bố của cây ba kích, đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây ở các giai đoạn khác nhau và điều kiện thổ nhưỡng khu vực có cây ba kích tím. Hình 1. Phỏng vấn người dân 6
  7. Vũ Thị Phương Anh, Nguyễn Văn Khánh, Kiều Thị Kính, Phạm Hồng Chương 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Phân bố cây ba kích tím tại Tây Giang Kết quả phỏng vấn cho thấy ở Tây Giang như sau: Ba kích tím tự nhiên tại Tây Giang chỉ có 3 xã đã được phát hiện và khai thác từ năm 2006. Đó là xã Lăng, Atiêng và Anông. Người dân cho biết, do đặc điểm thổ nhưỡng của rừng Tây Giang với thảm mùn dày, tơi xốp, lại có độ che phủ của các tán cây nên cây ba kích tím phát triển rất tốt (ví dụ như núi A Dương). Trong điều kiện tự nhiên, một cây ba kích tím có thể phát triển và thu hoạch trong thời gian từ 5 đến 7 năm, thậm chí 10 năm. Hình 2. Khảo sát thực địa tại Tây Giang cùng với đoàn kiểm tra tiến độ của Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Nam Tuy nhiên, từ năm 2006, khi cây ba kích tím được khai thác và cho giá trị kinh tế cao, nhiều người dân đã đi đào lấy củ. Đa số người dân vẫn có thói quen khai thác cây có sẵn trong tự nhiên, họ cho rằng đây là cây của Giàng (trời), vì vậy không nên cố tình lấy về trồng. Chính vì vậy mà hiện nay, cây ba kích tím tự nhiên gần như cạn kiệt, chỉ còn phân bố khu vực rừng sâu, tại những vị trí người dân khó tiếp cận. Vì số lượng cây ba kích tím còn ít nên việc xác định mật độ và sự phân bố cây ba kích tím một cách chi tiết hơn rất khó. Trong phạm vi nghiên cứu, chúng tôi chỉ xác định phân bố cây ba kích tím tự nhiên và dừng lại ở mức độ có phát hiện cây ba kích tím chứ chưa kiểm tra số lượng cây và mật độ phân bố. 7
  8. ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CÂY BA KÍCH TÍM... Mặc dù số lượng cây ba kích tự nhiên giảm, nhưng số lượng cây ba kích tím do người dân trồng có xu hướng tăng. Từ năm 2010 đến nay, ba kích tím phát triển mạnh tại huyện Tây Giang, hằng năm lồng ghép các nguồn vốn từ nhà nước nên các xã đã tập trung trồng và mở rộng vùng trồng tại các xã như Tr’hy, Dang, Avương, Bhalêê. Ví dụ, tại xã Lăng, tính đến cuối năm 2016, đã có 325.000 cây đã trồng [4]. Trong số những người Hình 3. Cây ba kích tím 2 năm tuổi được phỏng vấn có ông Bhríu Pố, ở thôn A Rớh, xã Lăng, là người đầu tiên nỗ lực nghiên cứu cách trồng và nhân giống cây ba kích để bảo tồn loài cây quý này. Trước đây, khi kỹ thuật nhân giống và trồng cây chưa tốt, tỷ lệ cây chết rất cao. Bắt đầu từ năm 2010, kỹ thuật trồng thâm canh dưới tán rừng đã được nghiên cứu và áp dụng, giúp nâng cao tỷ lệ cây sống đến hơn 80%. Kết quả phỏng vấn cho thấy, một số hộ trồng cây ở tán rừng gần, không làm cỏ hay tác động gì (trồng như tự nhiên) thì khoảng 6 – 7 năm sẽ thu hoạch, trường hợp này rơi vào những hộ có đất rẫy hoặc đất được giao quản lý, canh tác xa, không có điều kiện chăm sóc cây hằng ngày. Nếu trồng có kết hợp làm cỏ, lựa chọn những vị trí mùn nhiều, thì khoảng 3 – 5 năm là khai thác được. 3.2. Khôi phục và phát triển cây ba kích tím Tây Giang Từ mô hình trồng cây ba kích tím của ông Bhríu Pố thành công. Hiện nay, diện tích trồng thử nghiệm đã tăng mạnh dưới sự hỗ trợ của tỉnh Quảng Nam. Hiện nay trồng nhiều nhất là tại huyện Tây Giang, theo số liệu thống kê từ báo cáo 5 năm thực hiện Nghị quyết 23 của HDND huyện, số lượng hộ dân tham gia trồng cây ba kích không ngừng tăng lên, tập trung chủ yếu trên địa bàn 3 xã: xã Lăng, Atiêng và Anông. Tổng số cây trồng và diện tích trồng cây ba kích do huyện hỗ trợ qua các năm được trình bày như hình 4 và 5. Song song với việc hỗ trợ giống cho người dân, huyện còn hỗ trợ xây dựng vườn ươm cây ba kích tím. Năm 2013, huyện hỗ trợ xây dựng một vườn ươm đầu tiên tại xã A-tiêng với số lượng 30.000 cây trên diện tích 500m2. Tiếp theo, năm 2015, huyện hỗ trợ xây dựng một vườn ươm đầu tiên tại xã A-nông với số lượng 13.500 cây trên diện tích 250m2 [5]. 8
  9. ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG CÂY BA KÍCH TÍM... thanh niên địa phương cũng trở nên phổ biến hơn. Vì người dân thường trồng ở rừng, xa khu vực ở và cây ba kích tím cũng dễ trồng, không đòi hỏi công chăm sóc nên người dân khó có mặt ở rừng thường xuyên để giữ gìn củ như khi trồng trong vườn. 4. Kết luận Cây ba kích tím với nhiều công dụng tăng cường sức khỏe và chữa bệnh đang được quan tâm tại nhiều địa phương, trong đó có Tây Giang. Cây có khả năng phát triển tốt trong điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tại Tây Giang nên từ lâu, người dân đã khai thác để sử dụng. Tuy nhiên, trước nhu cầu ngày càng cao của thị trường, tình trạng người dân khai thác tận thu đã làm cho cây ba kích tím giảm số lượng nghiêm trọng, có nguy cơ bị tận diệt. Hiện nay, đã có một số kỹ thuật nhân giống và trồng thâm canh cây ba kích tím để bảo tồn nguồn dược liệu quý tại Tây Giang. Hơn nữa, dưới sự hỗ trợ của chính quyền, số lượng cây ba kích được trồng hàng năm liên tục tăng. Cây ba kích dần trở thành cây trồng giúp xóa đói, giảm nghèo bền vững tại các xã Lăng, A-tiêng, xã Dang, A-nông của huyện Tây Giang. Mặc dù vẫn còn một số khó khăn nhưng nhìn chung, trồng cây ba kích tím đang mở ra hướng đi đúng đắn về mô hình phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc Cơ tu kết hợp với bảo vệ rừng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Mộng Châu, Lê Thị Huyên (2000), “Giáo trình Thực vật rừng” - Trường đại học Lâm nghiệp - Việt Nam, NXB Nông nghiệp Hà Nội. [2] Nguyễn Chiều, Nguyễn Tập (2007), “Ba kích”, Dự án hỗ trợ chuyên ngành lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. NXB laođộng. Hà Nội. [3] Lim, T.K. (2016), “Edible Medicinal and Non-Medicinal Plants: Volume 11, Modifi ed Stems, Roots, Bulbs”. Springer International Publishing Switzerland. [4] Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Tây Giang lần thứ 16, nhiệm kỳ 2015 - 2020. (2016). [5] Ủy ban nhân dân huyện Tây Giang: Tài liệu phục vụ kỳ họp thứ 7 Hội đồng nhân dân huyện khóa 10, nhiệm kỳ 2011 - 2016. (2013). [6] Võ Châu Tuấn và Huỳnh Minh Tư (2010), “Nghiên cứu nhân nhanh in vitro cây ba kích nhằm bảo tồn nguồn dược liệu quý (Morinda officinalis How) phương pháp nuôi cấy mô”, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng. 10
  10. Vũ Thị Phương Anh, Nguyễn Văn Khánh, Kiều Thị Kính, Phạm Hồng Chương Title: AN INVESTIGATION INTO NATURAL MORINDA OFICINALIS HOW IN QUANG NAM PROVINCE VU THI PHUONG ANH, NGUYEN VAN KHANH, KIEU THI KINH, PHAM HONG CHUONG Abstract: Our investigation shows that the popular of natural Morinda oficinalis How in Quang Nam province has almost run out, which is the result of people’s indiscriminate and uncontrolled exploitation of this species for sales as medicinal herbs. Morinda oficinalis How can just be found in deep forest areas which it is quite difficult for people to visit. However, the number of Morinda oficinalis How planted is continuously increasing year after year thanks to the support from the Tay Giang district People’s Committee (Quang Nam province) in order to protect the resource of medicinal herbs and to improve locals’ lives. Morinda oficinalis How has gradually become the stable means of poverty eradication in several communes in Tay Giang district such as Lang, A-tieng, Dang, and A-nong. Planting Morinda oficinalis How is considered the right way of economic development in Co Tu ethnic communities and of forest protection. Keywords: Morinda oficinalis How, investigation, forest protection, Quang Nam. 11
  11. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4 ĐẾN ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRONG CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM HIỆN NAY Phùng Thanh Hoa1 Ngô Thị Phương Anh2 Tóm tắt: Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hay cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra tại nhiều nước phát triển trong đó có Việt Nam. Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đã và đang làm thay đổi sâu sắc quá trình phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Cuộc cách mạng ấy đã tác động không nhỏ vào các lĩnh vực của đời sống xã hội và lĩnh vực giáo dục cũng không nằm ngoài xu thế đó. Giáo dục là một lĩnh vực khá nhạy cảm, cũng chịu sự chi phối tất yếu từ những chuyển động xã hội và cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp này. Trong khuôn khổ bài viết tác giả trình bày vai trò của người giáo viên trong cách mạng công nghiệp 4.0, những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần này đến vai trò vị trí của người giáo viên. Từ đó, kiến nghị một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm hiện nay. Từ khóa: cách mạng công nghiệp 4.0, chất lượng đào tạo, giáo viên, trường sư phạm, sinh viên sư phạm. 1. Mở đầu Từ thế kỷ XIX loài người trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp lớn. Tất cả những cuộc cách mạng ấy đều để lại dấu ấn vô cùng to lớn làm tiền đề cho nhân loại có sự phát triển nhảy vọt. Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới diễn ra vào thế kỷ 18, khi những người công nhân sử dụng hơi nước và máy móc trong sản xuất để thay cho sức người. Sau đó là điện ra đời, được sử dụng trong dây chuyên sản xuất và các mô hình sản xuất quy mô lớn, là khởi nguồn của cuộc cách mạng thứ 2. Vào những năm 1970 là khi máy tính ra đời, điều này tạo ra một loạt sự thay đổi trong cách con người xử lý thông tin, tự động hoá bằng robot, đây chính là cuộc cách mạng thứ 3. Hiện tại, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, hay còn gọi là Cách mạng Công nghiệp 4.0 (Industry 4.0) đang diễn ra. Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo ra môi trường mà máy tính, tự động hoá và con người sẽ làm việc cùng nhau theo những cách thức hoàn toàn mới. Tại đây, robot và các loại máy móc sẽ được kết nối vào những hệ thống máy tính, những hệ thống này sẽ sử dụng các thuật toán để điều khiển mà không cần sự can thiệp của con người. Cách mạng công nghiệp 4.0 tác động đã và đang làm thay đổi sâu sắc quá trình 1. Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên 2. Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên 12
  12. Phùng Thanh Hoa, Ngô Thị Phương Anh phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Giáo dục là một lĩnh vực khá nhạy cảm, cũng chịu sự chi phối tất yếu từ những chuyển động xã hội và cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ của quá trình trên. Trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, các trường sư phạm buộc phải thay đổi và một trong những thay đổi cốt yếu là nâng cao năng cao chất lượng đào tạo giáo viên, bởi giáo viên là một trong những nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới giáo dục. Vì vậy, muốn nâng cao chất lượng giáo dục phải bắt đầu từ đội ngũ giáo viên. 2. Nội dung 2.1. Khái niệm cách mạng công nghiệp 4.0 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã bắt đầu được nhắc đến trong vài năm trở lại đây, với tên thường gọi là Cách mạng 4.0 hay Industryie 4.0. Theo Gartner, Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư) xuất phát từ khái niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. “Industrie 4.0” kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong. [1, tr.10] Nếu định nghĩa của  Gartner  còn khó hiểu thì Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới mang đến cái nhìn đơn giản hơn về Cách mạng Công nghiệp 4.0. Theo ông: Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần thứ hai diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Nối tiếp từ định nghĩa của Klaus Schwab, Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý. Những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data). Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. Cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với Robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ Nano. Bên cạnh những cơ hội mới, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt. [1, tr15-16] Như vậy, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0) là sự kết hợp các công nghệ giúp xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 lần này đang làm thay đổi mạnh mẽ mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội loài người, đặc biệt là đối với các lĩnh vực liên quan đến sử dụng công nghệ. Giáo dục là một trong những lĩnh vực chịu tác động sâu sắc bởi trực tiếp tạo ra nguồn nhân lực sống và làm việc trong thời đại công nghiệp 4.0. Cuộc cách 13
  13. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4... mạng số sẽ tác động đến mọi nhân tố của quá trình giáo dục mà mạnh mẽ nhất là môi trường giáo dục, người dạy (người thầy), người học và phương pháp dạy học. Đặc biệt vị thế và vai trò của người thầy đã có nhiều thay đổi so với những quan niệm truyền thống. 2.2. Vai trò của giáo viên trong cách mạng công nghiệp 4.0 Bước sang thế kỉ XXI, bức tranh toàn cảnh thế giới có sự thay đổi mạnh mẽ. Không nằm ngoài quy luật ấy xã hội Việt Nam cũng đang từng ngày, từng giờ vận động để phù hợp với quy luật của nó. Tất cả các ngành nghề, lĩnh vực đều có sự biến đổi và đặc biệt giáo dục đang phải đương đầu với rất nhiều những thách thức khác nhau. Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra một bức tranh giáo dục đào tạo sinh động mà các phương thức giáo dục truyền thống chắc chắn sẽ không thể đáp ứng. Khác với phương thức đào tạo đại trà của các thế kỷ trước, cách mạng công nghiệp 4.0 chú trọng đến phương thức đào tạo “cá thể”, “người học làm trung tâm”. Thông qua những giao lưu quốc tế, các chương trình liên kết qua mạng lưới truyền thông, Internet, các giáo trình kiến thức đảm bảo gần với quốc tế hơn. Chính vì vậy mà công việc dạy học của giáo viên ngày nay khác trước nhiều Với sự xuất hiện của công nghệ mới cung cấp lượng thông tin lớn, tốc độ truyền tải nhanh chóng, phương pháp học tập đa dạng, cách thức sắp xếp và tìm kiếm khoa học, tiến bộ trong thời đại 4.0, giáo viên lúc này không còn là người đơn thuần truyền bá kiến thức nữa bởi người học bằng cái nhấp chuột đơn giản đã có thể truy cập thông tin và nguồn lực bất tận trên ineternet. Vai trò của giáo viên có sự biến đổi từ người truyền thụ kiến thức theo lối truyền thống sang vai trò mới với tư cách người xúc tác và điều phối... người thiết kế, cố vấn, huấn luyện và tạo ra môi trường học tập giúp người học biết tự định hướng việc học của họ. Vai trò này không phải đến nay mới được đề cập, tuy nhiên, trong kỷ nguyên số hoá, vai trò này càng trở nên quan trọng nếu người giáo viên không muốn bị mất vị thế trong lớp học hoặc bị thay thế bởi những Robot thông minh được lập trình sẵn một khối kiến thức khổng lồ. Người thầy phải trở thành nhà quản lý, quản lý các công nghệ, quản lý các phương tiện có sẵn để dạy học, để hướng dẫn và tổ chức cho người học tiếp cận lượng kiến thức hiệu quả nhất. Trong cuộc cách mạng 4.0, những khái niệm phòng học ảo, thầy giáo ảo, thiết bị ảo sẽ trở thành xu hướng trong hoạt động đào tạo đại học. Do đó, người giáo viên của cách mạng công nghiệp 4.0 phải là người am hiểu và sử dụng công nghệ cao. Vì vậy mà họ cho phép bản thân họ và người học sử dụng công nghệ trong quá trình dạy và học. Chính quá trình này, bản thân họ được tôi luyện, rèn giũa bắt kịp với xu thế phát triển của khoa học công nghệ trong thời đại mới. Trong kỷ nguyên số hóa, sinh viên khai thác nội dung bài giảng và làm việc bên ngoài bài giảng dưới dạng số hóa. Thì lúc này, người thầy phải tìm ra các phương thức và cấu trúc hỗ trợ sinh viên phát triển các kỹ năng học tương tác, học cộng tác và học độc lập với nhau để có thể lĩnh hội tri thức một cách tối đa, đồng thời giúp người học biết cách tự học và tự đổi mới suốt đời. Với 14
  14. Phùng Thanh Hoa, Ngô Thị Phương Anh tiêu chí “lấy người học làm trung tâm” thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục giúp cho giáo viên và học sinh tương tác tích cực hơn trong quá trình học tập. Học sinh không chỉ thụ động nghe giảng “một chiều ” mà giờ đây những bài giảng của giáo viên sẽ được kết nối với phương tiện như video, hình ảnh minh họa, tài liệu bổ sung thông qua kết nối internet. Công nghệ thông tin tạo ra trải nghiệm để thúc đẩy hứng thú của người học, người học không chỉ kết hợp giữa lí thuyết và thực tế, họ còn tập trung hơn vào chương trình giảng dạy phong phú của giáo viên. Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ thông tin đã tạo ra bước ngoặt, những bài giảng trong sách giáo khoa dần dần thay đổi với những bài giảng điện tử, sách giáo khoa đồ họa 3D, những trò chơi giáo dục phát huy sức sáng tạo của học sinh đã thay đổi cách thức dạy và học truyền thống, khiến sinh viên say mê và hứng thú với bài học. Mặt khác, với lớp học thông minh, học sinh sử dụng điện thoại di động thông minh và máy tính bảng để kết nối với các bài giảng điện tử, tìm kiếm và chia sẻ kiến thức, tài liệ trực tuyến thông qua công cụ như Google Apps. Mặt khác, các công cụ quản lí lớp học, khóa học như Google Classroom sẽ giúp giáo viên quản lí việc học và giao bài tập cho sinh viên thuận lợi hơn. Xu hướng sử dụng công nghệ thông tin hiện nay đòi hỏi một thế hệ học sinh có năng lực sáng tạo và năng lực tư duy, cần thiết phải có khả năng làm việc độc lập, có tinh thần khởi nghiệp. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, các trường đại học đã tận dụng những ưu thế của công nghệ thông tin dưới sự hỗ trợ của các thiết bị thông minh, ngoài thời gian nghe giảng trên lớp, về nhà có thể tham gia vào phòng học ảo với thầy giáo ảo, thư viện ảo, bài tập chia sẻ nhanh chóng và lưu trữ an toàn trên đám mây như Google Documents.…để bổ trợ thêm kiến thức, rèn luyện khả năng làm việc nhóm, tìm hiểu thông tin về yêu cầu của thị trường lao động, tạo ra những sản phẩm có tính ứng dụng cao như điểu khiển thiết bị thông minh bằng tia hồng ngoại, hệ thống chăm sóc cây tự động,…Với sự phát triển của công nghệ thông tin, các sinh viên được học trong môi trường mở và thoáng, do đó có cơ hội dễ tiếp cận được với nguồn kiến thức đa dạng và toàn cầu, và tạo ra sự kết nối không chỉ giữa học sinh với nhau, học sinh với người thầy mà còn của các trường đại học với nhau, tạo ra một hệ sinh thái học tập phát triển toàn diện. Như một quy luật tất yếu của cuộc sống, xã hội ngày hiện đại, phát triển thì yêu cầu của người học đối với người thầy của mình cũng tăng lên. Người giáo viên trong bối cảnh 4.0 không chỉ là người thuyết giáo mà còn là người quản lý hành vi xã hội và tình cảm của người học, người bạn, người cố vấn thông thái cho người học để họ có thể trở thành công dân phát triển cân đối toàn diện cả về thể chất và năng lực. Nhờ quá trình này mà tình cảm thầy - trò ngày càng gắn kết, thầy hiểu, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của trò, biết trò “cần gì”, “muốn gì”, “ biết được những gì” trong học tập và sinh hoạt, từ đó có những phương pháp giúp trò học tập đạt kết quả cao hơn. Nói đến vai trò của người giáo viên trong cách mạng công nghiệp 4.0 phải kể đến vai trò 15
  15. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4... người truyền cảm hứng học tập cho người học - Đây là một vai trò quan trọng, người giáo viên với tư cách là người truyền cảm hứng, khơi gợi cảm hứng kết hợp với việc ứng dụng công nghệ mới nhất vào quá trình học, giúp người học phát huy tối đa tính sáng tạo, khả năng tương tác để vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Một cách dạy, một cách học mới trong bối cảnh mới. Có thể thấy rằng ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 là xu thế chung trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, lĩnh vực giáo dục cũng không phải là ngoại lệ. Cùng với sự biến đổi của xã hội, vị trí, vai trò người giáo viên có sự biến đổi đáng kể. Sự sáng tạo, đổi mới của người giáo viên chính là nền tảng của giáo dục trong bối cảnh mới. 2.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên các trường sư phạm trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Trước tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 các trường sư phạm buộc phải thay đổi để phù hợp với xu thế mới, một trong những thay đổi mang tính chất bước ngoặt là phải nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên bởi giáo viên - một trong những nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới giáo dục. Chất lượng giáo dục muốn được nâng cao thì phải bắt đầu từ đào tạo đội ngũ giáo viên, đây chính là quy luật tất yếu và là khâu then chốt để quá trình này đi đến thành công. Muốn làm được điều này thì cần phải: - Đào tạo giáo viên theo hướng phát triển năng lực gắn với thực tiễn phổ thông: Tức là đào tạo dựa trên năng lực nhấn mạnh đến những cái mà người đã tốt nghiệp có thể làm được ở trong môi trường làm việc thực. Để làm được điều này tại các cơ sở đào tạo cần phải xây dựng khung chương trình đào tạo sinh viên theo hướng tiếp cận năng lực, tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực, đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá theo tiếp cận năng lực người học. - Chương trình đào tạo: Cần cải tiến đổi mới, cập nhật, kết nối thực tiễn với hàn lâm, tăng cường ngoại khoá. Các môn học cần được thay đổi lượng thời gian hợp lý (giảm lý thuyết xuống còn 30% và tăng thực hành lên 70%). - Chất lượng đào tạo: Cần nâng cao chất lượng đầu vào của sinh viên nghành sư phạm. Sinh viên cần có tư duy khoa học, sáng tạo cao, chủ động trong học tập. Hơn nữa cần có sự thắt chặt lại các khoa sư phạm trong các cơ sở giáo dục đại học không phải sư phạm. Có như vậy chất lượng đầu ra của các Trường sư phạm sẽ được cải thiện và giáo viên được đào tạo cho các trường phổ thông chất lượng được nâng lên và tiếp cận công nghệ 4.0 cũng sẽ tốt hơn. - Phương pháp giảng dạy: Cần thay đổi cách giảng dạy cũ, quá thiên về thuyết giảng bằng phát huy vai trò chủ động tích cực của sinh viên, lấy sinh viên làm trung tâm, khơi gợi, có hướng tự mày mò và tìm hiểu. Hỗ trợ các phương tiện giảng dạy và học tập để thầy cô có thể truyền tải hết phần hồn và nội dung của bài học cho sinh viên. 16
  16. Phùng Thanh Hoa, Ngô Thị Phương Anh - Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học: Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 thì ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học là một việc làm cần thiết, giáo trình, bài giảng, được chia sẻ rộng rãi từ đó nâng cao năng lực học tập, nghiên cứu khoa học của sinh viên khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Mặt khác, một số mô hình giảng viên dạy trực tuyến đã và sẽ được ứng dụng trong đào tạo và bồi dưỡng giảng viên như Mô hình E-learning (đây là mô hình hệ thống quản lý qua mạng); mô hình B-learning (mô hình dạy học kết hợp hình thức học tập trên lớp với hình thức học hợp tác qua mạng máy tính và tự học); mô hình ứng dụng kỹ thuật hội thảo truyền hình (là dịch vụ cho phép nhiều người hội thảo từ xa, với sự xuất hiện của hình ảnh và âm thanh từ một người đến những người còn lại); Mô hình 4.0 là mô hình giáo dục thông minh, liên kết chủ yếu giữa các yếu tố nhà trường - nhà quản lý - nhà doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc đổi mới, sáng tạo và năng suất lao động trong xã hội tri thức. Hệ thống học tập trực tuyến tại các cơ sở giáo dục đại học hoạt động làm tăng thêm sự lựa chọn, sử dụng các bài giảng trực tuyến cho sinh viên, hướng tiếp cận, cách tiếp cận trong học tập của sinh viên cũng được mở rộng. - Khuyến khích tự học tập, tự bồi dưỡng công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình học tập tại cơ sở giáo dục: Nghề giáo viên là một nghề cần có năng lực tự học, tự nghiên cứu để vươn đến những hiểu biết mới, cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại trong trong quá trình giảng dạy. Tự học, tự bồi dưỡng công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình học tập sẽ phát huy được tính chủ động, sáng tạo của nhà giáo tương lai, giúp họ lĩnh hội và tiếp cận tri thức một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. - Sử dụng các phần mềm hỗ trợ học tập để truyền cảm hứng cho hoạt động học tập của sinh viên: Việc ứng dụng các phần mềm hỗ trợ giảng dạy và học tập làm thay đổi lối mòn tư duy trong dạy và học hiện nay.  Khối kiến thức nặng nề và phương pháp giảng dạy truyền thống chú trọng đọc chép, nhồi nhét kiến thức sẽ được thay thế bởi một phương pháp học tập mới gợi mở cho sinh viên tự tìm hiểu vấn đề, tự suy nghĩ tự đánh giá, học tập không chỉ diễn ra trong không gian lớp học mà học có thể diễn ra mọi lúc mọi nơi. 3. Kết luận Thời đại 4.0 đặt ra bao nhiêu thách thức và cơ hội cho người trẻ là bấy nhiêu thách thức và cơ hội cho người thầy. Thế nên, giáo viên trong thời đại 4.0 cần chủ động mở rộng tầm nhìn, tư duy và phát triển bản thân, đây là những điều kiện tiên quyết để đào tạo nên những công dân toàn cầu. Sự xuất hiện các công nghệ mới đã làm thay đổi nền tảng sản xuất, dịch vụ, đặt ra những yêu cầu mới về năng lực nhân sự, từ đó đòi hỏi các cơ sở giáo dục đại học phải đổi mới cho phù hợp đặc biệt là hoạt động đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong tương lai tại các cơ sở giáo dục đại học. Mỗi nhà giáo ở thế kỉ XXI cần hiểu rằng: sự thay đổi là sống còn và phải chấp nhận, chuẩn bị cho mình phát triển. 17
  17. TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4... Không có cách nào tối ưu hơn việc chúng ta phải hiểu sâu sắc công việc của chính mình để quyết định thành công của bản thân và xã hội trong tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lentell (2003): “The Importance of the Tutor in Open and Distance Learning”, in A. Tait & R. Mills (eds). Rethinking Learner Support in Distance Education, pp. 64–76. London: RoutledgeFalmer. [2] Thông tin chuyên đề: “Giáo dục Việt Nam trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”. Hà Nội 6/2017 [3] Nghị quyết 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.” Title: IMPACTS OF THE 4TH INDUSTRIAL REVOLUTION ON TEACHER TRAINING IN UNIVERSITIES OF PEDAGOGY PHUNG THANH HOA University of Information Technology and Communication – TNU NGO THI PHUONG ANH Pedagogical College Thai Nguyen Abstract: The 4th Industrial Revolution (or Industry 4.0) has been strongly developing throughout the world, including Vietnam. It has been changing the development of every country in the world, which creates big impacts on every aspect of human lives and education is not an exception. Education is a quite sensitive field under the influence of social changes and the 4th Industrial Revolution. The roles of teachers in the Industry 4.0 and the impacts of this revolution on teachers’ roles will be presented in this paper. Then some suggestions will be given to improve the quality of teachers. Keywords: the 4th Industrial Revolution, training quality, teachers, colleges of education, pedagogical students. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2