intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tạp chí Khoa học: Tác động của nguồn lợi thủy sản đến sinh kế của người dân dễ bị tổn thương ở tỉnh An Giang

Chia sẻ: Nhokbuongbinh Nhokbuongbinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

101
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tạp chí Khoa học: Tác động của nguồn lợi thủy sản đến sinh kế của người dân dễ bị tổn thương ở tỉnh An Giang được nghiên cứu nhằm phân tích tác động của nguồn lợi thủy sản đến sinh kế của người dân sống ở 2 xã Phú Lộc và Khánh An, huyện Tân Châu và An Phú, tỉnh An Giang; đưa ra kiến nghị cho chiến lược sinh kế của người dân sống ở 2 xã Phú Lộc và Khánh An, huyện Tân Châu và An Phú, tỉnh An Giang. Để nắm vững nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tạp chí Khoa học: Tác động của nguồn lợi thủy sản đến sinh kế của người dân dễ bị tổn thương ở tỉnh An Giang

Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 1 – 7<br /> <br /> Trường Đại học An Giang<br /> <br /> TÁC ĐỘNG CỦA NGUỒN LỢI THỦY SẢN ĐẾN SINH KẾ CỦA NGƯỜI DÂN DỄ BỊ<br /> TỔN THƯƠNG Ở TỈNH AN GIANG<br /> Phạm Xuân Phú1<br /> <br /> ABSTRACT<br /> The study was carried out in Phu Loc, Tan Chau district and Khanh An, An Phu district, An Giang province to<br /> assess impacts of aquatic resources on livelihood of vulnerable people. The study also sought solutions for<br /> sustainable livelihood of local people. The quantitative and qualitative methods were used for surveys: indepth interview (for local authorities and local people), focus group discussions, and questionnaires. The<br /> results showed that people who lived along the river are poor, education-low, landless, and dependent on<br /> natural resources that their income resources were from natural fish exploitation and hired work; therefore,<br /> fish reduction resulted in their reduction of employment opportunity and income that caused their life<br /> unstable. About 30.35% interviewed households in Khanh An commune, and 20.25% in Phu Loc wanted to<br /> change their job. Approximately 69.65% of interviewed households in Khanh An and 79.75% in Phu Loc<br /> maintained their current jobs due to familiarity to fish exploitation, unavailable funds, no land, and no<br /> production facilities.<br /> Keywords: An Giang, Khanh An, natural aquatic resources, Phu Loc, livelihood<br /> Title: Impact of aquatic resources on livelihood of vulnerable people in An Giang province<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu được thực hiện ở 2 xã Phú Lộc và Khánh An, huyện Tân Châu và An Phú, tỉnh An Giang. Mục<br /> đích của nghiên cứu phân tích tác động của nguồn lợi thủy sản đến sinh kế của người dân dễ bị tổn thương ở 2<br /> xã Phú Lộc và Khánh An, huyện Tân Châu và An Phú, tỉnh An Giang. Từ đó, đưa ra kiến nghị cho chiến lược<br /> sinh kế của người dân sống ở vùng nghiên cứu được hiệu quả và bền vững. Các thông tin được thu thập bằng<br /> cách kết hợp các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân<br /> sống ven sông là những người nghèo, trình độ học vấn thấp, sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên;<br /> vì không có đất sản xuất nên thu nhập chủ yếu dựa vào khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên và đi làm thuê.<br /> Chính vì vậy, khi nguồn lợi thủy sản giảm đã ảnh hưởng đến sinh kế của họ như giảm cơ hội việc làm, giảm<br /> thu nhập, đời sống của họ trở nên bấp bênh. Có đến 30,35% hộ gia đình được phỏng vấn ở Khánh An và<br /> 20,25% hộ gia đình được phỏng vấn ở Phú Lộc muốn thay đổi nghề nghiệp. Mặc dầu sinh kế phụ thuộc vào<br /> nguồn lợi thủy sản tự nhiên nhưng có đến 69,65% hộ được phỏng vấn ở xã Khánh An và 79,75% hộ ở xã Phú<br /> Lộc vẫn tiếp tục với nghề khai thác thủy sản tự nhiên. Nguyên nhân là do họ đã quen với việc kiếm sống từ<br /> khai thác thủy sản tự nhiên, thêm vào đó, điều kiện gia đình không có vốn, không đất đai và các phương tiện<br /> sản xuất khác làm cho họ không thể chuyển sang nghề khác.<br /> Từ khóa: An Giang, Khánh An, nguồn lợi thủy sản, Phú Lộc, sinh kế<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có vị trí và vai trò quan trọng, là vựa lúa lớn nhất của Việt<br /> Nam, không chỉ đảm bảo an toàn lương thực quốc gia mà còn đảm bảo hàng xuất khẩu, nhất là lúa<br /> gạo và thủy hải sản. Đặc điểm nổi bật của ĐBSCL là một vùng được hình thành bởi tác động của<br /> môi trường sông Mê Công và biển Đông, do đó là vùng sinh thái ngập nước có khí hậu nhiệt đới, gió<br /> mùa. Do đó, nơi đây hầu như năm nào cũng xảy ra lũ lụt, có những trận lũ với cường suất lớn, gây<br /> thiệt hại nặng nề về người và của (Nguyễn Đình Huấn, 2003). Lũ lụt ở ĐBSCL đã trải qua hàng<br /> 1<br /> <br /> ThS. Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại Học An Giang<br /> Email: pxphu@agu.edu.vn<br /> <br /> 1<br /> <br /> Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 1 – 7<br /> <br /> Trường Đại học An Giang<br /> <br /> ngàn năm, trở thành hiện tượng tự nhiên. Bên cạnh những thiệt hại về người và của, lũ lụt là lợi thế<br /> tự nhiên để tháo chua, rửa phèn, và bồi đắp phù sa, tạo ra sự màu mỡ cho vùng đất này (Đào Công<br /> Tiến, 2002). Vì vậy, “sống chung với lũ” vừa là đặc điểm riêng, vừa là nhu cầu tất yếu khách quan<br /> của người dân ĐBSCL (Oxfam, 2008). Khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt<br /> Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ khá cao và ổn định; trung bình năm khoảng<br /> 270C, biên độ trung bình hằng năm 300C (Lê Văn Hạnh, 2013). Do địa hình của khu vực thấp và<br /> nằm ở vùng hạ nguồn sông Mê Công nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của lũ, xâm nhập mặn, hạn hán<br /> hàng năm do tác động của biến đổi khí hậu và việc xây dựng các đập thủy điện ở thượng nguồn đã<br /> làm thay đổi lưu lượng dòng chảy và lượng nước lũ đổ về khu vực này ảnh hưởng đến tính quy luật<br /> của lũ, xâm nhập mặn, hạn hán hàng năm (Ủy ban liên minh chính phủ về biến đổi khí hậu, 2007).<br /> Tuy nhiên, từ sau năm 2000 trở lại đây, mực nước lũ đo được ở hai nhánh của sông Mê Công đổ vào<br /> Việt Nam là sông Tiền và sông Hậu thấp dần. Dù vậy, chưa năm nào mực nước lũ thấp ở mức kỷ lục<br /> như năm 2010, dưới 1m so với mức lũ trung bình hằng năm. Ảnh hưởng đầu tiên từ tình trạng lũ<br /> thấp là ngư dân vùng Đồng Tháp, An Giang đã không thể khai thác thuỷ sản vào mùa lũ để có tích<br /> luỹ cho các tháng khác trong năm. Tại An Giang, mỗi năm mùa nước nổi mang lại trên dưới 1.500 tỉ<br /> đồng thu nhập cho người dân từ các ngành nghề chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ, khai thác sản vật<br /> thiên nhiên, mang lại việc làm cho trên 650.000 lao động nông thôn trong tỉnh (Lê Anh Tuấn, 2010).<br /> Theo Ủy ban sông Mê Công (2010) cho thấy, một con số đáng kinh ngạc: khoảng 17% số cá đánh<br /> bắt được ở các vùng nước nội thủy trên khắp thế giới là từ con sông này và 90% cư dân của lưu vực<br /> sông Mê Công là nông dân lâu nay sống phụ thuộc chủ yếu vào những cánh đồng được cung cấp phù<br /> sa màu mỡ và đánh bắt nguồn lợi thủy sản từ dòng sông này. Như vậy, những tác động trên thượng<br /> nguồn sẽ tác động đến đời sống, kinh tế - xã hội, môi trường, sinh kế của người dân Đồng bằng sông<br /> Cửu Long nói chung và An Giang nói riêng là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, nhằm xác<br /> định các yếu tố tác động của nguồn lợi thủy sản đến sinh kế của người dân ở tỉnh An Giang nói riêng<br /> và ĐBSCL nói chung, đồng thời đưa ra kiến nghị cho chiến lược sinh kế của người dân vùng lũ<br /> được ổn định và bền vững. Do đó, đề tài “Tác động của nguồn lợi thủy sản đến sinh kế của người<br /> dân dễ bị tổn thương vùng ven sông hạ lưu Mê Công - một tình huống nghiên cứu ở 2 xã Phú Lộc và<br /> Khánh An, huyện Tân Châu và An Phú, tỉnh An Giang” đã được thực hiện.<br /> 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU<br />  Phân tích tác động của nguồn lợi thủy sản đến sinh kế của người dân sống ở 2 xã Phú Lộc và<br /> Khánh An, huyện Tân Châu và An Phú, tỉnh An Giang.<br />  Đưa ra kiến nghị cho chiến lược sinh kế của người dân sống ở 2 xã Phú Lộc và Khánh An,<br /> huyện Tân Châu và An Phú, tỉnh An Giang.<br /> 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Các thông tin được thu thập bằng cách kết hợp các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính.<br /> Trong đó, phương pháp nghiên cứu định tính tham gia thảo luận 4 cuộc PRA cho 2 đối tượng: (i)<br /> nhóm tham gia khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên, (ii) nhóm không tham gia khai thác nguồn lợi<br /> thủy sản tự nhiên, bao gồm thực hiện đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRAParticipatory Rural Appraisal) và sử dụng các công cụ sau: Time Line; Seasonal Calendar; Venn<br /> Diagram; Problem Ranking Matrix; SWOT analysis và phỏng vấn sâu các cấp lãnh đạo ở địa<br /> phương (3 cuộc) và phỏng vấn sâu những nông hộ điển hình (3hộ). Phương pháp nghiên cứu định<br /> lượng như phỏng vấn nông hộ (60 hộ). Phương pháp xử lý số liệu: Tổng hợp thành bảng, biểu đồ, đồ<br /> thị và hộp thông tin bằng Microsoft word và Excel, sử dụng các hàm tính giá trị nhỏ nhất (Min), giá<br /> trị lớn nhất (Max), trung bình (Average), tính tổng (Sum), phần trăm, sử dụng hệ số tương quan R2<br /> đề thống kê. Thời gian thực hiện: 01/04/2010 đến 30/11/2010.<br /> 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> 2<br /> <br /> Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 1 – 7<br /> <br /> Trường Đại học An Giang<br /> <br /> 4.1 Các nguyên nhân làm giảm lượng cá tự nhiên<br /> Theo số liệu thống kê của Chi cục bảo vệ thủy sản tỉnh An Giang (2009), sản lượng khai thác nguồn<br /> lợi thủy sản tự nhiên có khuynh hướng giảm dần từ năm 2001 - 2009. Theo ông Trần Anh Dũng, chi<br /> cục trưởng bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh An Giang cho biết những nguyên nhân do giảm sản lượng<br /> nguồn lợi thủy sản bới các nguyên nhân sau: (i) đánh bắt bằng điện, (ii) bao đê, (iii) sử dụng mắt<br /> lưới nhỏ, đông ngư dân, đánh bắt cá nhỏ, thuốc trừ sâu, đánh bắt cá bố mẹ.<br /> Các nguyên nhân làm giảm lượng cá tự nhiên<br /> 3,33<br /> <br /> Đông ngư dân đánh bắt<br /> <br /> 6,67<br /> <br /> Đánh bắt bằng điện<br /> Bao đê<br /> <br /> 3,33<br /> <br /> Thuốc trừ sâu<br /> <br /> 6,67<br /> 36,67<br /> <br /> Sử dụng lưới mắt nhỏ<br /> <br /> 43,33<br /> <br /> Nước lũ chảy về chậm…<br /> 0<br /> <br /> 10<br /> <br /> 20<br /> Phần trăm<br /> Khánh An<br /> <br /> 30<br /> <br /> 40<br /> <br /> 50<br /> <br /> Phú Lộc<br /> <br /> Biểu đồ 1. Các nguyên nhân làm giảm lượng cá tự nhiên<br /> Nguồn: Điều tra nông hộ, 2010<br /> <br /> Tuy nhiên, theo kết quả phỏng vấn nông hộ năm 2010, (biểu đồ 1) cho thấy có nhiều nguyên nhân<br /> làm giảm lượng cá tự nhiên như có đông ngư dân đánh bắt (theo 3,33% hộ được phỏng vấn ở xã<br /> Khánh An), đánh bắt bằng điện, bao đê, thuốc trừ sâu, sử dụng lưới mắt nhỏ và nước lũ chảy về<br /> chậm và ít. Trong đó, có đến 40% hộ ở xã Phú Lộc và 43,33% hộ ở xã Khánh An cho rằng sản lượng<br /> cá giảm là do nước lũ chảy về chậm và ít.<br /> 4.2 Diễn biến sản lượng khai thác thủy sản tự nhiên<br /> 100<br /> <br /> 96.57<br /> 91.13<br /> <br /> 90<br /> 79.06<br /> <br /> 80<br /> <br /> 67.47<br /> <br /> 70<br /> <br /> 58.06<br /> <br /> Tấn<br /> <br /> 60<br /> <br /> 51.33<br /> <br /> 53.40<br /> <br /> 52.04<br /> <br /> 50<br /> <br /> 40.07<br /> <br /> 40.13<br /> <br /> 2008<br /> <br /> 2009<br /> <br /> 40<br /> 30<br /> 20<br /> 10<br /> 0<br /> 2000<br /> <br /> 2001<br /> <br /> 2002<br /> <br /> 2003<br /> <br /> 2004<br /> <br /> 2005<br /> <br /> 2006<br /> <br /> 2007<br /> <br /> Năm<br /> <br /> Biểu đồ 2. Diễn biến sản lượng khai thác thủy sản tự nhiên ,An Giang<br /> Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn, tỉnh An Giang, 2009<br /> <br /> 3<br /> <br /> Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 1 – 7<br /> <br /> Trường Đại học An Giang<br /> <br /> 6<br /> <br /> Mực nước (m)<br /> <br /> 5<br /> 4<br /> 3<br /> 2<br /> 1<br /> 0<br /> 2000<br /> <br /> 2001<br /> <br /> 2002<br /> <br /> 2003<br /> <br /> 2004<br /> <br /> 2005<br /> <br /> 2006<br /> <br /> 2007<br /> <br /> 2008<br /> <br /> 2009<br /> <br /> Năm<br /> <br /> Biểu đồ 3. Mực nước lũ qua các năm tại Tân Châu, An Giang<br /> Nguồn: Chi cục bảo vệ thủy sản tỉnh An Giang, 2009<br /> <br /> 120<br /> 100<br /> <br /> Đĩnh lũ<br /> <br /> 80<br /> <br /> Sản lượng cá tự nhiên<br /> <br /> 60<br /> 40<br /> <br /> R² = 0,9034<br /> <br /> Linear (Sản lượng cá<br /> tự nhiên)<br /> <br /> 20<br /> 0<br /> 1998<br /> <br /> 2000<br /> <br /> 2002<br /> <br /> 2004<br /> <br /> 2006<br /> <br /> 2008<br /> <br /> 2010<br /> <br /> Biểu đồ 4. Mối quan hệ giữa mực nước lũ và sản lượng cá tự nhiên<br /> <br /> Điều này cũng phù hợp khi so sánh diễn biến của lũ và sản lượng cá hằng năm ở biểu 2 và biểu 3,<br /> kết quả cho thấy khi mực nước giảm thì sản lượng khai thác thủy sản tự nhiên cũng giảm theo, khi<br /> mực nước lũ tăng lên thì sản lượng khai thác thủy sản cũng tăng. Theo kết quả nghiên cứu của Lê<br /> Xuân Sinh (2007) trong vòng 10 năm sản lượng cá tự nhiên ở khu vực Ô Môn - Xa No của ĐBSCL<br /> giảm 50%, kết quả này cũng phù hợp với kết quả điều tra nông hộ ở 2 xã Phú Lộc và Khánh An năm<br /> 2010. Kết quả điều tra cho thấy, sản lượng thủy sản khai thác bình quân/hộ/năm giảm đáng kể, từ<br /> bình quân 1.120, 52 kg cá/hộ vào năm 2000 đã giảm xuống còn 563,73 kg cá/hộ vào năm 2010,<br /> tương đương với mức giảm 49,69% trong vòng 10 năm. Theo tính toán của ngành nông nghiệp tỉnh<br /> An Giang cho thấy, trung bình mỗi năm tỉnh An Giang có giá trị tăng thêm 2.000 tỷ đồng từ việc<br /> khai thác lợi thế do mùa nước nổi đem lại. Năm nay lũ nhỏ và về chậm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến<br /> đời sống hàng chục ngàn hộ nông dân sống bằng nghề đánh bắt tôm cá đồng thời làm cho tỉnh An<br /> Giang mất đi nguồn thu đáng kể này. Bên cạnh đó, theo kết quả biểu 4 cho thấy xu hướng mực nước<br /> giảm qua các năm và sản lượng cá cũng giảm qua các năm và có hệ số R2 = 0.903 thì tương quan<br /> tuyến tính về ý nghĩa mặt thống kê cho thấy giữa mực nước và sản lượng cá tự nhiên có mối quan hệ<br /> chặt với nhau.<br /> <br /> 4.3 Tác động của nguồn lợi thủy sản đến sinh kế của người dân sống ở vùng hạ lưu Mê Công<br /> 4<br /> <br /> Tạp chí Khoa học – Số 01 (2013): 1 – 7<br /> <br /> Trường Đại học An Giang<br /> <br /> 4.3.1 Cơ hội việc làm<br /> Theo Huỳnh Văn Thành, phó chủ tịch UBND xã Khánh An (2010), mùa nước nổi là mùa đánh bắt<br /> thủy sản của người dân, chính vì thế đã có nhiều ngành nghề liên quan phát triển và tạo công ăn việc<br /> làm cho khoảng gần 80% người dân nơi đây. Cũng theo Theo Huỳnh Văn Thành, phó chủ tịch<br /> UBND xã Khánh An (2010) cho biết mùa lũ năm 2010 các ngành nghề này gặp rất nhiều khó khăn<br /> do lũ về chậm, do đó ảnh hưởng đến thu nhập và công ăn việc làm của người dân nơi đây.<br /> <br /> Phần trăm<br /> <br /> 4.3.2 Nguồn thu nhập của người dân sống ven sông<br /> 50<br /> 40<br /> 30<br /> 20<br /> 10<br /> 0<br /> <br /> 40,00<br /> <br /> 43,33<br /> <br /> 33,33<br /> 26,67<br /> 20,00<br /> <br /> 16,67<br /> 6,67<br /> <br /> 6,67 6,67<br /> 0<br /> <br /> Đánh bắt cá tự Làm thuê nông<br /> nhiên<br /> nghiệp và phi<br /> nông nghiệp<br /> <br /> Làm ruộng<br /> <br /> Phú Lộc<br /> <br /> Từ người đi lao<br /> động xa<br /> <br /> Vận chuyển<br /> hàng thuê<br /> <br /> Khánh An<br /> <br /> Biểu đồ 4. Nguồn thu nhập của hộ dân<br /> Nguồn: Điều tra nông hộ, 2010<br /> <br /> Kết quả từ biểu đồ 4 cho thấy, nguồn thu nhập chính của người dân ở 2 xã nghiên cứu năm 2010 chủ<br /> yếu nhờ vào việc đánh bắt cá tự nhiên (33,33% ở xã Phú Lộc và 40% ở xã Khánh An), kế đến là làm<br /> thuê hoặc vận chuyển hàng thuê (xã Khánh An với 26,67% hộ được phỏng vấn). Thu nhập từ làm<br /> ruộng có nhưng không cao do đa số những hộ tham gia đánh bắt thủy sản tự nhiên thường là những<br /> hộ nghèo, có ít hoặc không có đất canh tác. Ngoài ra, có một số ít hộ có nguồn thu nhập từ những<br /> người đi làm xa (chiếm 6,67% ở mỗi xã).<br /> 4.4 Chiến lược sinh kế của người dân vùng ven sông<br /> Flordeliz (2006) và Võ Hồng Tú (2012) cho rằng sinh kế người nghèo đánh bắt nguồn lợi thủy sản<br /> tự nhiên vùng ngập lũ dễ bị tổn thương do tác động của lũ. Theo kết quả phỏng vấn nông hộ, người<br /> dân cho biết do trước đây sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, nguồn thu nhập<br /> chính của gia đình chủ yếu từ khai thác nguồn lợi thủy sản nhưng hiện nay các vùng thượng nguồn<br /> ngăn đập, cá tự nhiên không còn nữa nên có 30,35% hộ được phỏng vấn ở xã Khánh An và 20,25%<br /> hộ được phỏng vấn ở xã Phú Lộc muốn chuyển đổi nghề như chuyển sang chăn nuôi, trồng trọt,<br /> buôn bán nhỏ, làm thợ hồ. Bên cạnh đó, khả năng ứng phó và phục hồi kém của người nghèo cũng là<br /> kết quả của quá trình tổn thương (Võ Văn Tuấn, 2010)<br /> Hộp thông tin 1: Chuyển đổi nghề<br /> Ông: Nguyễn Văn Ba, xã Phú Lộc, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang cho biết những năm trước đây tới tháng 7 âm lịch là<br /> nước lũ đã tràn ngập cả cánh đồng, cá đồng rất nhiều, người dân nghèo tranh thủ khai thác cá tự nhiên và đem ra bán ở chợ,<br /> có thu nhập ổn định, giải quyết được lao động nhàn rỗi trong mùa nước nổi. Nhưng năm nay, chờ hoài vẫn không thấy lũ<br /> về. Nếu tình hình kéo dài lũ không về, gia đình ông sẽ phải lên Thành Phố Hồ Chí Minh hay Bình Dương làm thuê để kiếm<br /> sống (Phỏng vấn sâu hộ đánh bắt cá năm 2010).<br /> <br /> Tuy nhiên, do trình độ học vấn thấp nên họ chỉ có thể đi làm thuê trong nông nghiệp và phi nông<br /> nghiệp hoặc di cư lên thành phố lớn tìm việc làm. Bên cạnh đó, phần lớn các hộ được phỏng vấn ở<br /> xã Khánh An và Phú Lộc ﴾69,65% hộ ở xã Khánh An và 79,75% hộ ở xã Phú Lộc﴿ cho rằng họ<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2