intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tập truyện Chuyện một thời hoa lửa - Nguyễn Đức Bảo

Chia sẻ: Nguyễn Thị Út Linh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:258

228
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tập truyện Chuyện một thời hoa lửa của Nguyễn Đức Bảo trình bày kỷ niệm về những người bạn học đồng môn, những người lính, cùng hương hồn các liệt sỹ, đã hy sinh trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trong những tháng năm chống Mỹ. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tập truyện Chuyện một thời hoa lửa - Nguyễn Đức Bảo

  1. 1
  2. NGUYỄN ĐỨC BẢO * THỜI HOA LỬA Ký Sự Tiểu Thuyêt ( Quyển một ) * Kỷ niệm về Những người bạn học đồng môn Những người lính, cùng hương hồn các liệt Sỹ, đã hy sinh trên tuyến đường mòn HỒ CHÍ MINH Trong những tháng năm chống Mỹ TG : 0166 874 3008 *                                                                                 2
  3. Lời nói đầu                                                                     *            Nếu như không có một cuộc chiến tranh nào cả, thì những cô, những   cậu học trò của những năm sáu hai, sáu ba và sau này, họ sẽ được học hành thành   đạt, sẽ  trở  thành những người có tri thức. Đóng góp được nhiều công lao bổ  ích  cho quê hương đất nước, song do thời thế...Một cuộc chiến tranh tàn bạo nhất  trong lịch sử (Cuả thế kỷ hai mươi ) đã xảy ra, và họ ­ Những cô, những cậu học  trò thời ấy, đã phải xếp bút nghiên cầm súng ra trận. Để rồi có ngươi hy sinh, thân   sác phải gửi lại trên xa trường, có người đã bị  mất đi một phần cơ thể, có người   được trở  về, sinh ra được những đứa con, nhưng lại giống như  loài vật vô tri vô  giác, bởi bản thân người cha đã bị ngấm rất nhiều chất đôc da cam. Cũng có những  người trông bề  ngoài tinh tươm lành lặn, nhưng trong sâu thẳm nội tâm lại phải  mang nhiều nỗi khuất oan, thua thiệt Hiện tại, chiến tranh đã đi qua trên non thế  kỷ. Mọi dấu vết đã được người   đương thời và lớp hậu sinh dần dần xóa đi, dù cho khi xưa nơi  ấy tít tắp là bãi  mìn, túi bom, hoặc dày đặc chi chít những mảnh đạn của pháo bầy các loại.  Ở  những nơi  ấy, ngày nay người ta đã xây lên những nhà máy, xí nghiệp sầm uất,   nguy nga, những khu chung cư cao chín mười tầng, hoặc là những khu du lịch xanh   đẹp, tráng lệ, ngày đêm tấp nập kẻ vào, người ra. Những cô, những cậu học trò khi xưa, đã đi qua một thời trận mạc, nay trở về  đời thường, cho dù cuộc sống đã yên bình, nhưng còn những kỷ niệm của một thời  chiến tranh, một thời ra trận thì vẫn in sâu trong tâm thức, chưa bao giờ tĩnh lặng Nhớ về những kỷ niệm xưa, nhớ về một thời tuổi hoa và nhớ  lại những câu  chuyện đã chót để thương, để nhớ của tuổi học trò, cùng những gian khổ mất mát   hy sinh của một thời làm lính, một thời khó khăn thiếu thốn sau chiến tranh, và  những lận đận mưu sinh bươn trải đời thường. Dù cho thời gian và công việc có   thể lãng quên trong khoảnh khắc, nhưng mỗi khi có dịp nhớ lại, nó vẫn hiện diện   như ngày hôm qua Các bạn cùng thời, hãy vui lên với những kỷ niệm xưa, kỷ niệm của một thời   trẻ trai hào hùng ''Sẻ dọc Trường Sơn'' Một thời chiến tranh, một thời ra trận, một   thời cống hiến trọn tuổi thanh xuân để đổi lại sự yên bình non sông thống nhất, và  sẽ thấy mình như vẫn còn được trẻ  mãi ở lứa tuổi hai mươi, và hơn thế  nữa, rất   mong các bạn đọc gần xa cảm nhận và xin có một đôi lời chia sẻ !                                             ­ TÁC  GIẢ ­ 3
  4.                                                LỜI TỰA             "Một thời hoa lửa '' của Nguyễn đức Bảo khác với những tác phẩm  không đi vào chủ đề '' Tôi ''. Tác phẩm '' Một thời...'' đó cũng khác với kiểu loại tác  phẩm như '' Mẫn và tôi '' của Phan Tứ  cùng viết về  tôi ở  những năm chống Mỹ,  nhưng lại để một nhân vật khác xen vào, luôn luôn song hành với '' Tôi ''             '' Một thời hoa lửa '' lấy tôi là nhân vật số  một. ''Tôi'' tức là tác giả  trong quan hệ biện chứng với mọi môi trường. Tác giả viết '' Ký sự  tiểu thuyết ''   là ghi lại sự  việc để  '' Kỷ  niệm về  những người bạn học đồng môn, tưởng nhớ  hương hồn liệt sĩ '' gắn với tôi '', '' Đã hy sinh trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh  '' Đó là những câu chuyện '' Nhớ  lại về  những kỷ  niệm xưa, nhớ lại những gian   khỏ, mất mát, hy sinh của một thời trai trẻ '' Thế nên tính '' Chuyện'' tính hồi  ức   của tác phẩm là chủ yếu với '' Tôi '' ở ngôi thứ nhất, quán xuyến. Vậy đây là một  tác phẩm tự truyện như kiểu loại ba thiên tự truyện : '' Thời thơ ấu '', '' Kiếm sống   '', '' Những trường đại học của tôi '' mà M.X.P GorKy, người khai sinh ra nền văn  học hiện thực xã hội chủ nghĩa ở Nga đã sáng tác. Nó cũng chân thật mang tính hồi   ký văn học như ''Những ngày thơ ấu '' của Nguyên Hồng viết về tuổi trẻ căy đắng  để trưởng thành của chính bản thân tác giả. Nhưng có điều khác căn bản hơn là tác  phẩm của Nguyễn Đức Bảo viết về thời binh lửa mà tác giả lại chính là một lính  chiến dày dạn đã đi qua một phần ba thế kỷ  (như anh đã cho biết) Vậy thời gian,  không gian  ở  đây rộng lớn hơn " Những ngày thơ   ấu '' nhiều hơn. Nên tác phẩm  hoành tráng kể  cả  khi viết về  cái bi thảm, cái đau rộng lớn của một thời trước   những di hại của chiến tranh       Nguyễn Đức Bảo viết tác phẩm này không phải là theo đơn đặt hàng của  một cá nhân, một nhóm người, hay một tập thể quyền uy mà là do sự thôi thúc tự  nhiên từ  bầu nhiệt huyết của mình trước tình trạng: '' Dấu vết của cuộc chiến   tranh đang được người đương thời và lớp hậu sinh dần dần xóa đi, dù cho ngày   xưa nơi  ấy là bãi mìn, túi bom, hoặc dày đặc, chi chít những mảnh đạn của pháo  bầy các loại...Về  người lính và những vết thương cũng đã lên da kín miệng, nhìn  bề  ngoài cuộc sống đã yên bình, nhưng còn những kỷ  niệm của một thời chiến   tranh và việc lận đận mưu sinh sau thời hậu chiến vẫn in sâu trong tâm thức thì   chưa khi nào tĩnh lặng....''...'' Dù cho thời gian và công việc có thể lãng quên trong  khoảnh khắc, nhưng mỗi khi có dịp nhớ  lại, nó vẫn hiện diện như  ngày hôm   qua...'' như tác giả đã thốt lên       Thời gian từ cuối thế kỷ XX đến nay, bắt đầu từ  những việc '' Cần làm   ngay '' '' Tự  cởi trói '' đất nước đã đổi mới, với nền kinh tế  thị  trường với chủ  4
  5. nghĩa hiện sinh và những luồng gió Âu Á tràn vào. Vậy nên đã hết cái thời văn học   chỉ minh họa, tụng ca, mô phỏng theo một ý chí sắp đặt. Và đã hết rồi thời né tránh  cái tôi hay để cho cái riêng, cái tôi hòa tan trong cái chúng ta, cái chung. Do đó văn   học có thể  đi sâu hoăc thể  hiện cái tôi như  trên đã nói, làm cho cá tính, bản sắc  riêng của nhà văn càng đậm đặc. Nhà văn không còn sợ nếu nói đến buồn, đến đau  khổ  thì bị  quy chụp, không ngại khi nói đến tình yêu riêng tư. Đó là nguyên nhân  dẫn đến thành công của tác phẩm này, một phong cách hiện thực phê phán (Chứ  không phải chỉ là những hiện thực có cánh nào khác....) sống dậy trong đó. Nhờ đó  mà tác phẩm viết khá mạnh dạn, trung thực về chiến tranh, về tình yêu, tình bạn,  về tình hình thời sự của đất nước thủa ấy và những vấn đề bức xúc về lý lịch, về  trí phú địa hào, đã vận dụng hẹp hòi, giáo điều, máy móc ở các địa phương để gây   khó khăn cho gia đình, cho bản thân tác giả cũng như bè bạn của anh              Về chiến tranh: Một cuộc chiến tranh mệnh danh là '' Chống Mỹ cứu  nước '' mà tình hình cũng rất phức tạp với bao quan hệ chồng chéo, khác hẳn các   cuộc chiến chống ngoại xâm của tổ tiên ta ngày xưa. Các cuộc chiến chống Tống,  Nguyên, Minh, Thanh....Của tổ  tiên ta xưa là do các anh hùng cứu quốc hoặc các   vương triều lãnh đạo với sự ủng hộ của toàn quân, toàn dân đối đầu với một bên  là kẻ xâm lược. Các chính quyền chống ngoại xâm đó không nhờ vào vũ khí ngoại,   không dựa vào ngoại để chống ngoại. Có bọn được gọi là tay sai ngoại như Trần  Ích Tắc, Lương Nhữ Hốt...Chỉ là một bộ phận nhỏ chạy theo quân giặc nếu so với   gần như toàn quân, toàn dân ủng hộ chính quyền chống xâm lược, cứu nước. Bọn   tay sai đó không có chính quyền Việt ăn đến cấp cơ  sở  trong nước. Còn cuộc  chiến vừa qua của nước ta diễn ra trong điều kiện phe xã hội chủ  nghĩa chưa bị  xóa, với vị  trí tiền đồn của nước ta ( Như  có người đã nói ) nên các cường quốc   cùng phe như Liên Xô, Trung Quốc...Hết lòng ủng hộ chống Mỹ. Còn từ vĩ tuyến  17 trở vào đã tồn tại một chính quyền Việt ăn đến các cấp cơ sở, với quân số tính   đến hàng triệu. Chính quyền gọi là tay sai, là ngụy đó cũng có bàu cử, có quốc hội,  có pháp luật, được Mỹ  và các nước đồng minh công nhận....Trong hoàn cảnh đối  đầu ấy, thì vũ khí nước ngoài cực kỳ hiện đại tối tân, cố  vấn hay nhân viên quân   sự  nước ngoài từ  các phía do thế  mà dồn vào, nên khủng khiếp hơn tất cả  các  cuộc chiến tranh từ trước đến nay ở nước ta. Do thế, tác giả Nguyễn Đức Bảo có  lý khi anh '' Nhìn lại tổng thể của cuộc chiến tranh...'' bằng hình tượng '' Như  có   một trận cuồng phong dữ dội, như là một đợt sóng thần tàn phá, hủy diệt đã cướp   đi sinh mạng của những con người đang ở độ tuổi thanh xuân, thui chột mầm sống   của biết bao thế  hệ  vẫn còn tồn tại trên đời, đang sống vất vưởng, còm cõi, vật  vờ  như những xác chết chưa chôn...'' Trong tác phẩm có nhiều minh chứng về  sự  thực  ấy. Những minh chứng sâu sắc nhất, cảm động nhất, gây  ấn tượng nhiều   nhất là tác phẩm đã nêu lên, mô tả  toàn cảnh cuộc sống của ba chị  em nhà Thu   Thủy, Thu Trang, Thu Hương, cùng những trắc trở đường đời của người lính một  thời ra trận mà....''Muốn lảng tránh cũng đâu có được...'' Và càng công bằng, càng   thực tế nữa khi trong tác phẩm có những trang được tác giả khẳng định về  những  thiệt thòi của nhân dân và binh lính phía bên kia trận tuyến đang chịu những tổn   thất, đau thương, hy sinh, mất mát, nhưng cũng mong muốn '' Đất nước Việt Nam   5
  6. được thống nhất '' Cũng thêm cảm động hơn khi tác phẩm có những đoạn văn  đáng nhớ  về  cách '' Chôn cất kẻ  thù '' ( Cùng người Việt của chúng ta ) Sâu sắc   biết bao nhiêu, nhân hậu biết bao nhiêu, khi tác giả nhắc đền hai tiếng '' Đồng Bào   ''               Chưa thể đủ để cho rằng đây là cuốn '' Toàn Thư '' về lính chiến ở  thời gọi là '' Chống Mỹ '' Nhưng rõ ràng tác phẩm đã cung cấp cho độc giả những   nguồn tư liệu thật phong phú, thật quý báu về người lính thời này. Chẳng hạn tác  phẩm nói về lính chuyển quân ở Trường Sơn, ở Lào và lính từ Nam ra Bắc ra sao.   Những sinh hoạt dọc đường, nơi trú quân và chiến đấu, cảnh bộ đội nhận thư nhà,  viết thư, giao thiệp với dân, theo dõi thời sự đất nước, đón tết, ăn tết thời chiến,  kể chuyện, tâm tình với nhau, kể cả việc đi săn đêm và...bắn cọp....đều được mô  tả tỷ mỷ. Có những trang nói về  học tập tấm gương đồng chí Lôi Phong ( Chiến   sỹ  quân giải phóng nhân dânTrung Quốc ) đã hé thấy một cái nhìn sâu sắc về  người bạn phương Bắc ngay  ở  giai đoạn hữu nghị  mặn mà. Đặc biệt là những   trang viết về  con đường Trường Sơn, con đường huyền thoại và chân thật, vừa   huyền diệu, đã mang tính du lịch, lại thể  hiện sự  khám phá hiện thực mà không  thiếu chất lãng mạn. Thật là đẹp đẽ  khi ta đọc những trang viết về  cảnh thiên  nhiên, nhất là những trang thuật tả  về  các loại hoa phong lan. tác giả  thốt lên ''   Nếu không phải là đang lúc chiến tranh ( Thì đây đúng ) là cuộc du sơn ngoạn   thủy....hẳn cũng có lý             Về tình yêu, tình bạn: Tác giả nhắc đi, nhắc lại và có nhiều đoạn văn   thuật tả  hay kể  về  các người bạn gắn bó với mình từ  thủa học trò tới trưởng   thành như  các bạn Chương, Kỷ, Hữu Đang, và hai người bạn gái mến thân ­ Thu  Thủy, Phương Liên...Đó là những người thật, nói cách khác là những nhân chứng  một thời đã mất hoặc đang còn  ở  thị  xã Sơn Tây hiện nay. Những nhân vật  ấy   được tác giả  dàn dựng theo hai hướng: Viết hoàn toàn đúng với sự  thật, hoặc có   thể  trên nền sự  thực mà thêm bớt viết uyển chuyển hơn, dù có chất hư  cấu mà  vẫn đúng với lô gích nội tại, phát triển hợp lý. Đặc biệt với các nhân vật như Thu   Thủy, Phương Liên vừa là tình bạn, vừa là tình yêu.  Ở  Thu Thủy tình yêu nhiều   nơn, ở Phương Liên tình bạn nhiều hơn. Biết bao thô kệch, ngây thơ của thủa học   trò, biết bao duyên dáng, dí dỏm, giận hờn, khổ  đau, ghen tuông toát ra từ  những   mối tình '' Già trẻ con, non người lớn '' của một thời cắp sách. Trong đó ngòi bút tả  tình đầy năng lực của tác giả  đã tỏ  rõ  ở  những trang nói về  ba người tình  ở  đền  Hùng, đến với giếng thờ  hai người con gái tuyệt sắc của Hùng Duệ  Vương, hay  nhưng trang viết về  cuộc tiễn đưa  ở  bến xe thị  xã Sơn Tây, Việc Phương Liên  đến thăm tác giả  khi mới vừa nhập ngũ, và cuộc hạnh ngộ  với Phương Liên lần  cuối   ở   bến   đợi   xe   dốc   Phùng   huyện   Đan   Phượng....Thật   là   hấp   dẫn,   thật   là   thương buồn. Các bản tình ca dang dở  mà diễm lệ  đó lại được điểm xuyết thêm  một bản tình ca dang dở  nữa trên con đường quân ngũ tại xã Diễm Sơn huyện   Hương Sơn Hà Tĩnh của tác giả  với o Miên. Nghệ  thuật tả  tình  (kể  cả  tả  việc   làm tình) chân chất mà tự nhiên, vừa sôi sục, vừa sâu lắng của anh Thể hiện ở đây   câu thơ nổi tiếng của Hồ Zếnh hẳn là có thể  vận dụng vào những mối tình xi mê  ngày ấy 6
  7.         ''  Tình chỉ đẹp nhưng khi còn dang dở...'' Câu thơ tuyệt tác ấy, cũng có thể an ủi được cho tác giả được một phần nào,  và cho chính tất cả những người trong cuộc....            Tình dừng, bài tựa cũng xin dừng, nhưng dư âm, hình bóng của nó như  vẫn còn văng vẳng, phảng phất đâu đây, trong đó còn vang vọng tình bạn. Nó như  đang hồi tưởng về '' Cái buổi ban đầu lưu luyến ấy '' đã và đang hằn sâu mãi mãi  trong ký ức về cuộc hạnh ngộ thủa đầu đời của ba người bạn thân trong đêm ngủ  ( Học trò đi lao động giúp dân ) tại xã Phương Độ, ngoại thị  xã Sơn Tây gồm tác  giả sách này, tác giả bài tựa này và anh bạn chí thân Lê Văn Chương ( Tức Lê văn  Chung ) một nhân vật của sách. Trong đêm  ấy tác giả  Nguyễn Đức Bảo đã kể  chuyện Tây Du nói về những mưu ma chước quỷ của bọn đội lốt người, đầu trâu   mặt ngựa yêu tinh               Dù Nguyễn Đức Bảo là người có năng lực về văn chương, Năng lực  ấy đã tỏ  rõ ngay  ở  năng khiếu hồi anh còn học với tôi  ở  trường Phùng Hưng B   ( Nay là Ngô Quyền ) thị xã Sơn Tây. Dù '' Một thời hoa lửa '' của anh có những giá   trị ( Như  trên đã bàn ) Nhưng làm sao được, làm sao chỉ  có hoa mà không có lửa?   Hẳn là việc viết lách và nhất là việc in  ấn tác phẩm đó cũng gian khổ  như  con  đường xa lắc Tây Du?            Tổi rất mong tác phẩm của bạn tôi sớm  được nhiều người biết tới   đúng với tâm, với tầm của nó. Xin trân trọng giới thiệu '' Một thời hoa lửa '' với  đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước       Ngày sắp bước vào xuân Mậu Tuất                  Tiến sĩ Đinh công Vỹ                          1 NHÕNG NHẼO TUỔI HỌC TRÒ *               Tôi là con trai út của gia đình – Trên nữa còn có một chị gái và anh trai  lớn – Gia đình cũng chỉ   ở  bậc trung, song tôi lại được cả  nhà cưng chiều cho ăn  học. Những mong sau này đem lại vinh danh cho quê hương, dòng họ.              Năm cuối cùng của chương trình phổ thông, lúc ấy cả thị xã Sơn Tây   có đợt tuyển quân. Những  '' Thầy Khóa '' trẻ mới lớn, đến tuổi trưởng thành đều được  nghỉ để đi khám tuyển. Nghe lao sao cả trường kháo bàn ­ sẽ có tuyển cả phi công ở  khối mười...                        Bốn  đứa cùng lớp, Đinh công Kỷ, Nguyễn hữu Đang, Lê văn  Chươ ng và tôi đều có giấy gọi đi khám. Trong bọn, Đang to con nhất hội, hắn   rất khoẻ, là tuyển thủ bơi lội của tr ường  ( B ể b ơi d ưới lòng hào trước cửa sân  vận động thị xã Sơn Tây ) và luôn đạt nhất, nhì trong các lần thi bơi toàn thị xã.   7
  8. Chươ ng và Kỷ  cũng to, khoẻ  không kém, cả  ba trúng tuyển là cái chắc, còn tôi  nom hình thể  bên ngoài, có thể  chẳng bao giờ  phải vào lính, bởi dáng người  lướt thướt, thư  sinh. Ấy vậy, cái sự bất ngờ lại cứ đến. Bởi ba đứa: Đang, Kỷ và  Chương   đều sức  khoẻ  A1, song không có  cậu nào trúng tuyển bởi lý do vấn  vương về chính trị, nên không đủ tiêu chuẩn vào diện bình xét. Sự cố hơn, bố của  Đang còn là đại uý hải quân Bảo Hoàng, đã vào Nam năm năm tư. Riêng tôi là trai  quê, gia đình thuần nông, sức khoẻ A3 được gọi vào lính. Trong giấy báo ghi ngày  10 tháng 04, đúng 08 giờ  30 sáng có mặt tập trung tại sân vận động thị  xã để  về  đơn vị. Được tin tôi trúng tuyển, bọn bạn xúm lại mách đường :            ­ Chỉ còn hơn một tháng nữa là mãn khóa. Mày xin ở lại lấy chứng chỉ  rồi đi sau, vội gì . Ban đầu tôi cũng định như thế, song hàng ngày, cả  nước chứ  chẳng riêng gì  cái thị  xã nhỏ  bé nơi tôi vẫn đang trọ  học, đều sôi sục về  những tin tức từ  miền  Nam chuyển ra qua báo, đài và các nguồn thông tin khác. Đường phố  rầm rộ  các  cuộc biểu tình, tuần hành ủng hộ miền Nam. Đâu đâu cũng nhan nhản khẩu hiệu,  biểu ngữ ­ Đả đảo Mỹ  Diệm ­ Đế  quốc Mỹ  cút đi ­ Đả  đảo chế  độ  gia đình trị  ­   Đả đảo luật mười – năm chín .              Khí thế sôi sục khiến tôi đứng ngồi không yên và  lại cứ suy nghĩ miên  man, cả  gia đình dồn công sức cho đi ăn học, chỉ  mong sau này thành đạt bằng  người, có được một chút danh thơm cho quê hương, dòng họ. Nay vào lính là chấm   hết mơ ước cả đời, xin nán lại ư ? Chắc gì đã được, mà dù xin được, có thể người   nào đó lại cho rằng, không muốn đi nên tìm mọi cách để  tảng lờ  thoái thác. Việc  trốn đi lính là vi phạm pháp luật, tai tiếng để  đời. Có thể  cả  gia đình ( Cha mẹ  cùng bà con họ hàng ) cũng không có một ai muốn thế. Vả lại tôi nghe thầy hiệu  trưởng nói với học sinh cả  trường ''Đây là quyết định vinh quang của lớp thanh   niên thời đại '' Tự  hào quá đi còn gì. Vậy là tôi tình nguyện nhận tờ  quyết định  Vinh Quang đó để chờ ngày nhập ngũ. *       Đầu tháng tư, nhà trường cho những học sinh trúng tuyển nghỉ  học, thu   xếp hành trang để  vào lính. Trước đó một tuần, nhà trường và lớp tổ  chức liên  hoan nhẹ, tặng mỗi tân binh một quyển sổ và một cây bút Hồng Hà làm kỷ niệm.  Tôi dùng quyển sổ  đó để  đưa các bạn viết lưu bút trước lúc ra đi. và dành riêng  trang đầu cho những người bạn gái, trai thân nhất. Sau đó là Long tây, Đỗ  doãn  Minh, Tuất cọp và các bạn khác, cuối cùng là cô bạn gái rất thân Thu Thủy. Với  Thủy, hai đứa đã trở lại bình thường sau khi đi tham quan đền Hùng trở về khoảng  tháng mười năm trước. Chuyện hờn rỗi cũng rất nhì nhằng, trẻ  con, vì sau cái vụ  “Bất đồng quan điểm” ở nhà Thu Thủy hồi tháng bốn trong năm. Khi mới nảy sinh   câu chuyện, thái độ  của Thủy cứ lành lạnh, buồn buồn, hình như cô bạn gái thân  nhất của tôi cứ  cố  ý tạo ra cho mình dáng vẻ  im lặng, cô đơn. Đi học và về  nh ư  một cái bóng. Trầm tư, ít nói, ít cười. Trong lớp đôi khi bắt gặp ánh mắt của nhau,  cả hai đều nhận biết đấy, nhưng lại cứ tảng lờ nhìn đi nơi khác. Rất gần đấy mà   lại cảm thấy xa xôi vời vợi. Trò ú tim này càng làm cho cả  hai chúng tôi khổ  sở,   vấn vương, muốn giãi bày cũng đâu có được, mà giữ kín trong lòng, nó day dứt làm   8
  9. sao. Còn Phương Liên, cô em gái mười sáu tuổi rưỡi, luôn gọi tôi bằng anh trai lại   quá nhạy cảm  vô tư, vẫn nhờ ­ Anh trai ­ thuyết trình và sửa lại những câu văn khi   thầy giáo cho về làm ở nhà. Gia đình Phương Liên  ở  Cửa Hậu. Bà mẹ  quãng ngót năm mươi tuổi, bán   kẹo, nước và chè sen ở ngay hiên cửa nhà mình.  Bà là người tỉnh Phú Thọ, lấy cha  Phương Liên khi hai người gặp nhau trong kháng chiến. Sau ngày hoà bình, được  tin ông đã hy sinh, bà đưa các con về thị xã ở chung chăm sóc mẹ chồng.               Mẹ của Pương Liên cũng người dân quê, nên bà thường chuyện với   tôi về ngô, khoai, sắn, lúa. Bà bảo ­ Cháu dọn về đây ở cùng cho tiện. Tôi nghe bà   nói vậy, cũng chỉ vâng vâng, dạ  dạ  để  cho vui lòng bà, chứ ở  làm sao được. Vì ở  chung một nhà cùng cô '' Em Gái '' Phương Liên thì ngượng chết đi thôi, nên chỉ  thỉnh thoảng một mình đến chơi ( Tôi trọ học ở phố Phạm Hồng Thái với ba đứa:   Thái, Đối và  Biên Cương.  )           Từ khi biết mình trúng tuyển, tôi đều dành thời gian học bài vào buổi   tối, nửa chiều vào làng Vân Gia (cách thị xã gần một cây số) thăm Đang. Nhà Đang  có ba mẹ con. Chị gái làm công nhân ở Việt Trì. Mẹ Đang làm ruộng, sáng Đang đi  học, buổi chiều hắn phải thả bò. Vào chơi với Đang thế  nào hai đứa cũng lên đền Và thư  dãn.   Ở  đây là ngôi  đền thờ  Tản Viên Sơn Thánh. Cảnh đền u tịch với rừng lim cao, to đến gần hai   người ôm chưa kín gốc. Ánh nắng ít khi dọi xuống tới đất, bởi cành tán lá lim dày  như tấm bạt, che kín cả một vùng đồi.              Vào chơi với Chương và Kỷ lúc chiều tối. Nhà Chương ở cửa Tiền.   Bố  mẹ  còn trẻ, có thể  chưa đến bốn mươi. Nhà lít nhít toàn em nhỏ. Mẹ  của  Chương bán rau quả   ở chợ, còn bố  chuyên đi chặt tre thuê cho chủ  thầu. Khi đến   chơi, thấy Chương vừa học bài, vừa bế em và cho chúng chia nhau ăn bột. Hai đứa   chuyện được vài câu thì phải tan cuộc vì lũ em tranh cướp đồ chơi, cấu trí nhau la   khóc inh ỏi.             Đến nhà Kỷ   ở  đầu phố  cửa Tả. Bố Kỷ  là công chức thời Pháp lưu   dung, được tín nhiệm chức phó thư  ký công đoàn viện thiết kế  xí nghiệp cơ  khí   Sơn Tây. Mẹ   ở  nhà nội chợ. Kỷ  ngoài thời gian đi học, còn chỉ  nằm khoèo đọc   sách. Trên giá nhiều sách lắm. Có tới bốn, năm trăm quyển. Nghe Kỷ  tả, có đủ  loại sách đông, tây, kim, cổ, vì khi xưa nhà Kỷ mở cửa hàng sách, nay nghỉ bán, nên  bố Kỷ chọn những cuốn sách quý để lại. Tôi đến chơi, hai đứa ôm sách nằm trên  gác xép đọc say mê đến quên cả ăn cơm.     Lại nữa, tôi đến thăm nhà Thu Thủy một mình lần đầu tiên, nhưng Thủy đi  vắng, chỉ  có Thu Trang và bé Thu Hương  ở  nhà. Hai đứa em cho biết, Thu Thủy  đang ở bệnh viện với mẹ, vì mẹ bị trượt ngã cầu thang, bong gân chân. Ngồi chơi với các em một lúc, tôi gửi lời chào thăm bác Phúc – mẹ  của các  em – rồi lùi lũi ra về. Ra về, nhưng lại cảm thấy rất chi là buồn, vì chưa nói được   nửa lời chia tay với người bạn gái * 9
  10.    Vào một buổi chiều chủ nhật, tôi đi cửa hàng bách hoá mua mấy thứ lặt vặt  chuẩn bị cho ngày đầu quân thì thoáng thấy Thu Thủy ở ngoài cửa. Tôi vội chạy ra   gọi với, Thủy đang đi, quay lại nhìn thấy thấy tôi thì dừng lại hỏi: ­ Bạn đi mua thứ gì trong đó. ­Ờ !  đi mua mấy thứ hàng lặt vặt và đang định đến nhà Thủy thăm bác đã về  chưa, chân còn đau nữa không. Thủy cho biết mẹ của nàng chưa hết khỏi đau, nhưng đã ra viện và đang ở nhà  với bé Thu Hương. ­Thế  Thủy còn đi đâu nữa không? ­ Mình đi chợ, và bây giờ thì về thôi. ­ Thủy đứng chờ một lát nhé , Nói xong tôi vào chợ mua một cân cam và một quả  xoài to chín vàng. Khi ra,  ngó vào giỏ xách của Thu Thủy thấy có rau muống, đậu phụ và dăm quả trứng vịt.  Thủy cười, tay đung đưa cái giỏ bảo: ­Nhà mình ăn uống bình dân đấy thôi bạn ạ. ­Nói thế. Đối với bọn mình thì đây là đại tiệc rồi, còn riêng mình lại cứ muốn   được làm bình dân để được đến chén cơm bình dân nhà Thủy mãi mãi. Thủy bĩu môi nguýt bảo: ­ Đằng ấy qúa khiêm nhường ­ rồi lại hỏi: ­ Bạn vào chợ mua thứ gì trong đó­ Tôi giơ xách cam lên cười cười bảo: ­Mình mua quà vào thăm bác, Thủy cằn nhằn: ­ bạn chỉ  vẽ  chuyện.Thế  không có quà thì không vào nhà  chắc. Nghe vậy, tôi trợn mắt định quặc nhau với cô bạn gái rất thân, nhưng rồi lại dịu  dàng thẽ thọt: ­ Thủy ơi! Chỉ còn vài ngày nữa Đây đã phải xa mãi thị xã này rồi. Thủy cũng   biết đấy chứ. Sẽ là chấm hết tuổi học trò để vào lính, rồi đi xa “ Tít mù khơi ’’ Có  thể đây là lần cuối cùng được vào thăm bác, thăm các em.Thế mà Thủy lại không  bằng lòng cho sao? Thủy phân bua ­ Không phải thế. Mời bạn cứ vào chơi, nhưng đừng mua quà  làm gì. Bạn đâu có tiền nhiều mà bày đặt. ­Đúng vậy. Đây cũng chỉ có thứ  quà bình dân thôi, cao sang gì đâu. Chẳng lẽ  lại phải trả giá“đắt ” một lần nữa hay sao? Thủy thúc nhẹ cái giỏ xách vào người tôi nguýt dài (lại nguýt) rồi xí xoá.          ­ Thôi đi nào. Chỉ giỏi cái ‘‘thù’’ dai…Mời vào, nhưng cấm được nhắc  lại chuyện ấy nữa (chuyện ấy là chuyện ­Bất đồng quan điểm­ giữa ba đứa. Gồm  tôi, Thu Thủy và Phương Liên “chíp hôi” cùng là sự hiểu lầm, giận dỗi nhiêu khê   kiểu con gái mới lớn, và đã có một thời giữa hai đứa cứ như là mặt trăng, mặt trời  của nhau )             Tôi bỏ gói quà vào giỏ xách của Thu Thủy, mỗi đứa cầm một bên quai   rồng rắn đi về. Vừa bước chân vào trong nhà. Bất chợt tôi phải vội vàng túm chặt lấy  vạt áo của Thu Thủy quẹo ngoắt đứng ẩn phía sau lưng, vì ngay tắp lự, một con chó   10
  11. lông xù rất to ở đâu vừa ló mặt ra chắn cửa.  Thủy quát tướng lên ­ Giôn! Nằm im.  Rồi cười phá lên hơ  hớ  ­ làm sao để  nó ngoạm vào chân “ ông ”   mà sợ  cuống   cuồng lên như thế.           Con Giôn nghe chủ quát, nó nằm ẹp xuống nền gạch hoa. Đuôi ve vẩy,  nhưng mắt vẫn gườm gườm  nhìn khách lạ. Tình thế bất lợi, tôi phải cố tình lảng   xa con chó Giôn để đi theo Thu Thủy vào nhà, ca cẩm:          ­ Biết đâu được, mồm chó, vó ngựa, nhỡ nó cho một trưởng   thì bắt vạ  được ai đây, rồi tự tranh lần đi trước, mặt ngoảnh lại trong tư thế bước lùi. Thu Thủy còng lưng xuống mà cười ngặt nghẽo, rồi nắm cổ  con Giôn lôi  xuống bếp. Vừa lúc đó, bé Thu Hương bám tay bác Phúc (mẹ  của Thu Thủy) từ  nhà trong đi ra, nhìn thấy tôi,Thu Hương reo tướng lên:            ­ A!... Em chào anh .            ­ Cháu chào bác, anh chào em. Tôi vội đến gần đỡ bác Phúc ngồi vào ghế, thân mật cầm tay  bé Thu Hương   và hỏi thăm bác đã đỡ chưa. Bác Phúc nắm nắm bàn chân đau thong thả nói.        ­ Hôm ấy có bà khách đến chơi. Tôi đang ở trên gác, gọi cái Hương trông   chó. Vì mải chơi, nó không nghe thấy, con Giôn tuột  xích xông ra, làm bà khách   quá sợ ngã dúi vào bồn hoa. Tôi cũng hoảng, chạy vội xuống quát chó, không may   bị trượt chân phải đi vào viện. Nhưng nay thì cũng đỡ nhiều rồi cậu ạ!.           Bác Phúc vừa cười, vừa mắng yêu cô con út ­ chung quy chỉ tại con ranh   con này mải nghịch thôi nên mới thế.           Thu Hương bị mẹ mắng phụng phịu lảng sang đứng nép vào người tôi.  Tôi vỗ vỗ lên vai em gái nhỏ, rồi dịu dàng nhắc khéo:          ­ Mợ bị đau, em cũng có một phần lỗi lớn. Lần sau nghe mợ gọi, đừng  mải chơi mà quên nghe không. Thu Hương mỉm cười, liếc mắt nhìn tôi rồi.... em   gái nhỏ gật đầu nom rất chi là đàng điệu. Đối với gia đình bác Phúc, từ  bao giờ  tôi đã là khách quen, là người anh rất  thân với Thu Hương, và Thu Trang. Nhưng cũng có một thời, kể từ lần đầu đi theo  Phương Liên chíp hôi đến chơi nhà Thu Thủy và bất ngờ cuộc ‘‘ Đại chiến ’’ giữa   ba đứa xảy ra. Rồi sau đó là cuộc giải tỏa mới được khai quang vào giữa tháng  mười năm trước, do nhà trường và lớp có tổ  chức đi tham quan Đền Hùng. Khi  Thu Thủy hiểu ra, cô nàng cảm thấy ngượng. Những lúc đi trên đường vắng chỉ có   hai đứa, Nàng Thủy có vẻ  lúng túng, chuyện đấy, nhưng hai má cô em cứ  ửng đỏ  tía lên.            Tình bạn giữa ba đứa tôi, Phương Liên và Thu Thủy lại thân thiết như  xưa. Có khác chăng hình như Thu Thủy dành cho tôi thứ tình cảm mến thân khác   lạ. Đôi lúc còn hơn thế  trong quan hệ bạn bè. Bây giờ  sắp phải chia tay. Phải xa   những người bạn mến thân, cả  hai đều cảm thấy bịn rịn, bâng khuâng...Thầm  thương và...Rất nhớ !          Ngồi chơi với bác Phúc và bé Thu Hương rất lâu. Ngập ngừng mãi tôi  mới lựa lời nói được với bác những điều cần nói. Bác cảm  ơn tôi đã tới thăm và   phàn nàn còn mua quà làm gì cho tốn tiền. 11
  12. Tôi ngồi như  dán xuống ghế. Xoay xoay chén nước bác mời rồi lựa lời nhỏ  nhẹ.           ­ Thưa không có gì đâu ạ. Cháu chỉ có chút quà nhỏ biếu bác và cho em  Hương. Mong bác mau lành. Bác Phúc tươi cười bảo : - Cậu cẩn thận quá. Nó còn trẻ con mà. ­     Chả  sao đâu bác  ạ! Để  cho em nó mừng, mau lớn. Học thật giỏi, Thu   Hương nhỉ. Rồi lựa lời tôi thưa cùng với bác : ­ Đây là lần cuối cháu đến thăm bác và các em. Ngày kia cháu về quê để rồi đi   bộ  đội. Từ trước với bác và các em, cháu có điều gì sơ  xuất mong bác và các em  thứ lỗi. Bác Phúc đặt chén nước xuống bàn, sửng sốt nhìn tôi như nhìn người mới  đến từ hành tinh khác, bác lắc đầu.        ­ Ôi! Bác chưa tin cậu có thể trở thành bộ đội cụ Hồ được. Cậu còn non   nớt quá, mà mảnh mai thư sinh thế kia thì làm sao chịu được gian khổ cơ chứ.    Nghe bác nói vậy, tôi cảm động nỗi lo chân thành của bác vội  thưa:         ­ Cháu đã mười tám tuổi rồi bác ạ. Với lại còn có bao nhiêu người nữa  như  cháu. Lâu dần thì quen cả  thôi. Bác yên tâm, cháu hứa chịu đựng được gian   khổ mà bác.           Bác Phúc lại hỏi ­ Cậu nói còn về quê, thế quê cậu ở đâu ta.         ­ Thưa bác! Quê cháu gần chân núi Ba Vì cách đây hơn mười cây số ạ! Bác Phúc ngồi suy ngẫm. Mắt nhìn về một nơi xa xăm nào đó rồi bảo :          ­ Cách đây gần hai mươi năm. Hồi  ấy bác mới hai mư ơi tuổi, là cứu  thương, còn bố các em đây là y sỹ vừa mới học xong trường thuốc ra. Khoảng năm  bốn sáu, bốn bảy gì đó bác không còn nhớ rõ. Hai bác vừa làm đám cưới xong thì  tổ chức phân công về thành. Ở vùng địch, bác buôn bán nhì nhằng để kiếm sống,   còn bố các em làm ở nhà thương Phủ Doãn.            Đang vui câu chuyện thì Thu Trang đi học về, tay cầm tờ giấy rôki to  bản. Mới đến sân, em nhìn thấy tôi, vội vã reo to :         ­ A!... Nhưng sau đó thấy mẹ cũng có ngồi cùng. Em lễ phép:         ­ Con chào mợ! Em chào anh. Tôi cũng vội đứng dậy gật đầu chào cô em gái. Còn Thu Trang chạy tót lên  lầu cất giấy, rồi ào xuống nhảy chân sáo đến bên cạnh tôi thì thào: ­ Tẹo nữa em có việc đại sự nhờ anh đấy. Tôi chỉ  cho Thu Trang ngồi xuống ghế  đối diện rồi bảo em – Anh cũng có  việc “đại sự” muốn đến nói với “ nhà cô” đây. Thu Trang bĩu môi, ngồi xuống ghế vừa cặp lại tóc, vừa hỏi: ­ Việc gì quan trọng thế anh. ­ Ừ! Việc quan trọng. Anh vừa th ưa với mợ xong  (Tôi cũng gọi bác Phúc theo   cách gọi của Thu Trang). Kể từ ngày mai, anh không còn dịp được trợ giúp em nữa.   Anh đến chào Bác và các em để rồi vào quân ngũ. Thu Trang ngoắt đứng bật dậy trề môi giễu cợt. ­ Anh... mà cũng đi được Bộ  đội Thu Hương nói theo – Thật đấy chị  Trang  ạ! Anh Đức vừa nói chuyện với   mợ xong, Hương chìa quả xoài ra ­ Đây này, anh còn mua quà cho em nữa cơ. 12
  13. Trang lừ mắt mắng em ­ Đồ chíp hôi, mày chỉ là đồ chúa vòi vĩnh. Thu Hương phụng phịu – chắc chị thì không. Lần nào anh Đức đến chị  cũng  vòi đủ thứ. Thế mà còn... trách em. Bác Phúc bảo các con – Thôi nào, Hương, Trang! Hôm nay cậu Đức đến thăm  gia đình ta để rồi đi xa. Các con phải chuyện vui cớ sao lại cãi nhau. Quả  là có như  vậy. Từ  rất lâu rồi, tôi đã là người giữa, dù sao cũng rất vui  với tình cảm của gia đình bác Phúc, bởi kế dưới tôi không có đứa em gái nào như  Hương, như Trang để có những lúc chơi đùa, hờn giỗi, hoặc cãi lý với nhau những  chuyện không đâu. Với các em gái, con của hai bác Phúc, Hào, tôi thật sự  cảm mến, bởi chúng   hồn nhiên, lễ phép mỗi khi tôi có dịp đến chơi, hai đứa cứ xúm xít vây quanh. Thu   Hương thì đòi nghe kể  chuyện cổ  tích, hoặc làm đồ  chơi, còn Thu Trang lại nhờ  tôi soạn sửa văn bài, hoặc trang trí báo tường. Đôi lúc cũng rất là khó sử, chỉ cần  anh Đức thiên tâm, không công bằng một tý là cô em út Thu Hương lăn đùng ra ăn   vạ. Những lúc như  thế, cả  nhà đành phải chịu thua. Với Tôi, lẽ  đương nhiên  là  phải hứa sẽ kể đền một câu chuyện cổ tích thật hay, hoặc chí ít cũng có ngay tắp   lự một thứ quà gì đó mới hòng tắt được cái “loa rè” của cô em út. Vậy nên Thu Trang mới mắng Thu Hương là đồ  “chíp hôi, chúa vòi vĩnh” là  vậy. Còn Thu Thủy, cô nàng đã là người lớn thật sao? Thấy tôi mắc tóc với bọn  trẻ  con, lại thích thú ngồi cười. Những hôm đi trên đường vắng, tôi mạnh bạo  trách nàng Thu Thủy sao cứ thờ ơ với lũ nhỏ. Thu Thủy chỉ cười không nói. Gặng   mãi thì nàng nhếnh mép cười trêu – Cho chết, ai bảo đằng ấy cứ thích dây dưa vào tổ kiến. Ôi trời! Cái tổ kiến mà nàng ThuThủy rủa thằng tôi cứ thích dây dưa, nó nhộn   nhạo nhưng rất vui. Chí ít cũng làm cho tôi bớt cô đơn trong những ngày đi trọ học. Trời đã về  chiều. Tôi xin phép bác Phúc để  về  nhà trọ. Bác giữ  ngồi xuống   bảo: ­ Ấy không. Mọi khi thì để cậu về, nhưng hôm nay mời cậu ở lại ăn cơm với  bác và các em. Cơm rau muối , không có gì đâu. Khó sử quá. Tôi cười trừ, xoa tay, gãi đầu – Thưa bác, cháu xin cảm  ơn, để  khi khác ạ ! Còn bây giờ bác cho về kẻo ở  nhà trọ các bạn cháu cũng đang chờ cơm. Bé Thu Hương thì cứ nắm chặt lấy tay tôi. Tôi băn khoăn lựa lời giảng giải: ­Thu Hương à! Phải xa các em anh nhớ  lắm, nhưng biết làm sao được, anh  hứa dù ở đâu xa, anh luôn nhớ và có dịp sẽ gửi quà về cho các em. Bây giờ, bác và  các em cho cháu xin phép ạ. Dù sao thì cũng phải qua nhà chia vui với các bạn, kẻo  lặng lẽ ra đi thì không tiện bác ơi! Thu Trang thì cứ ngúng nguẩy nói dỗi – Anh Đức không muốn ở thì có nhiều lý do để chối. Nhà em thế này cũng chỉ  có cơm rau muối thôi anh ạ! Quay sang vỗ vai Thu Trang, tôi lại phải thủ thỉ lựa lời : 13
  14. ­ Trang  ơi! Đừng trách anh. Xin cảm  ơn sự  quan tâm của bác và các em, còn   Trang, em hiểu cho, nhà anh ở quê cuộc sống còn khó khăn hơn nhiều. Khi nào có  dịp chứng kiến em sẽ hiểu lời anh, thật lòng anh thư ơng quý các em như em gái.  Phải xa, anh buồn lắm. Vậy mong các em vui lên để anh đi, đừng trách anh nữa, có  được không. Bác Phúc đứng lên bảo các con – Thôi nào, cậu Đức đã nói vậy, bác và các em   không giữ nữa. Nhưng chừng nào cậu đi? ­ Thưa bác, cháu còn thu xếp vài việc, thăm nốt vài bạn. Có thể ngày kia cháu  về quê. ­ Bác chúc cháu lên đường may mắn. Cho bác gửi lời thăm chúc sức khoẻ gia  đình. ­ Vâng ạ! Cháu xin cảm ơn bác và các em. Tôi đứng dậy ra về. Điện đường phố  đã bật sáng. Hương và Trang  đưa ra  đến đầu ngõ, đã thấy Thu Thủy đang đứng đợi ở đấy từ lúc nào. Mặt cô nàng bâng   quơ  ngẩng lên nhìn ngắm sao trời. Đối diện với Thủy, tôi một lần nữa lại phải   lựa lời phân giải:         – Thủy ơi! mình đã nói chuyện với mợ rồi. Thủy thông cảm cho nhé. Giờ  xin chào Thủy và các em để  về nhà trọ đây... được không ? Thu Thủy kéo dài giọng : V..â ..â..n ..g ! xin cảm ơn! Ôi trời ! Tôi đã hiểu ra rồi. Thì ra Thu Thủy cũng đang giận hờn và trách oán  rất tệ ở nơi tôi...Nhưng biết nói gì với Thu Thủy trong lúc này đây. Cảm thấy đất  dưới chân mình hình như  muốn tụt. Hương và Trang nói với chị  – Mợ  và các em mời anh Đức  ở  lại ăn cơm,  nhưng anh nói phải về nhà trọ. Thủy cầm tay hai em nói dỗi: – Thôi mà, để “ Người ta về ”. Nhà mình cơm rau muối, làm sao mà mời được   cơ chứ Trời  ạ  ! Thật là oan  ức quá đi, nhưng không thể  nào thanh minh cho được.   Nghe lời Thủy nói trách, tôi cứ đứng im tần ngần một lúc, mãi rồi mới lựa được đôi  lời năn nỉ: Không phải thế đâu Thủy ơi! Đừng trách oan cho tôi. Ở nhà các bạn họ cũng  đang chờ cơm, tôi lại đi từ  sáng chưa về, chưa nói được chuyện gì với họ.Tôi đã  đến thăm, chào hai bác và các em rồi. Thủy và các em để  cho tôi về, đừng trách   nữa có được không ? Thủy lại đáp  : ­Vâng !...Thế  cũng được.  Nói vậy là nàng Thủy vẫn chưa thể  buông tha,  nhưng không biết làm cách nào để minh oan cho được, tôi đành dằn lòng nói thêm   vài câu vớt vát: Thôi mà!...cho tôi xin… để vào dịp khác đi. Bây giờ chào Thủy, chào hai em,   anh về đây. Tôi  đi được một đoạn, khi ngoảnh lại, thấy  ba chị em Thu Thủy, Thu Trang   Và Thu Hương  vẫn đứng chông theo ở cổng nhà mình dưới bóng ngọn đèn đường   buổi tối. 14
  15.     Đường phố  sáng đèn, đã có vài gánh hàng đêm và ông già Tàu bán lạc rang,  đang rao rạo quanh đường bờ  Hào. Tôi về  đến nhà thì đã muộn. Ba đứa bạn vẫn  chờ  cơm. Phùng biên Cương đang ngồi ôm cây đàn ghi ta vươn cổ  ca bài gì đó.  Đặng văn Thái nằm khểnh đọc sách, còn Bùi đăng Đối đang khâu chiếc ba ta rách  để chạy tập thể dục buổi sáng, còn Toàn (Con bà chủ nhà nơi cả bốn đứa chúng tôi  xin ở nhờ trọ học) kém tôi ba tuổi đã ăn cơm xong, đang ngồi uống nước, xỉa răng ở  bàn, thấy tôi về hỏi chào đon đả: ­  Ối chà! Hôm nay anh Đức đi công chuyện gì  ở  đâu mà về  muộn vậy. Các  anh ở nhà vẫn đợi chờ cơm –Vâng, cũng có chút việc bận. Xin lỗi các bạn phải chờ mình lâu. Thái nhổm dậy nói ồ ồ: ­ Tao tưởng mày bị đứa nào bắt nợ rồi chứ. Còn nhớ  đường mà về là may đấy cu Đức ạ. Ôi! thật ngán cho giọng điệu của kẻ dân“ Bãi Cốc ”. Lớn cũng gọi bằng “cu”,   bé cũng gọi bằng “cu”, ngôn từ kệch cỡm mà mấy thằng nói cứ ngọt như cho nhau  ăn kẹo mật. Thấy đã muộn, mà cũng chẳng muốn đôi co làm gì nên tôi đành cười trừ  rồi  giục : – Thôi đi ăn cơm các bạn ơi. Mâm cơm được bê xuống. Hôm nay khác quá, trên mâm có một đĩa thịt lợn  quay, một đĩa dưa chuột xào giá, và một bát canh bí đỏ. Thật chả bù cho mọi khi,   thức ăn muôn thủa là rau muống luộc chấm tương. Hôm nào dư dả lắm thì có thêm  một bát canh nước đậu phụ  mua  ở  nhà hàng kế  bên. Riêng hôm nay, chắc là bữa   cơm chia tay để tiễn thằng bạn đồng môn vào lính, xa trường lớp, xa mãi mãi tuổi   học trò nên có phần thịnh soạn. Anh chàng Cương lôi ra một chai rựợu màu chắt   vào năm cái chén, rồi trịnh trọng mời:­Toàn ơi! Ngồi xuống  đây vui với bọn mình   đi. Toàn chối ­ Các anh mời đi, cho em xin phép. Thái nhổm lên lôi tuột Toàn còi xuống mâm bảo: ­ Mọi hôm thì thây kệ, nhưng hôm nay bọn tao ăn với nhau một bữa cơm, để  chia tay với thằng cu Đức, tiễn chân nó đi lính Cụ Hồ hiểu chưa. Ngồi xuống đây   cho vui, phép tắc gì. Thái ấn vào tay Toàn còi chén rượu màu – Mời chú em. Mọi khi chỉ  loáng một tẹo là xong bữa, riêng hôm nay cả  bọn   khê kha, ăn ít  chuyện nhiều. Có tý men vào đứa nào cũng muốn làm người hùng. Nói cười ôm oam,  chuyện học, chuyện chơi, chuyện trên giời, dưới đất bông phèng đủ cả. Mãi sau Đối   mới hỏi. ­ Mày đi lính đã có em nào trao khăn tặng nhẫn chưa mày. Nghe hỏi vậy, tôi còn đang ậm ừ thì Thái đặt cạch chén rượu xuống mâm, chỉ  vào mặt tôi nói oang oang. ­ A! Tao biết rồi, có hai nàng xinh xinh hay về  qua đây với mày. Trong hai   đứa, đứa nào là của mày hả. Nói ! 15
  16. Hắn hất hàm như  ra lệnh, như buộc thằng tôi phải trả  lời ngay, không được   khê kha dấu diếm Tôi xoay xoay cái chén vẫn còn đầy rượu bảo – Bạn bè cùng lớp cả thôi chứ  có gì đâu mà chúng mày lục vấn. Tuy bốn đứa ở  trọ  cùng một nhà với nhău,  nhưng chỉ  có Cương cùng lớp với  tôi, nên hắn dành  lắm. Nghe Thái hỏi thế, với bộ mặt đỏ gay, Cương khoát tay bảo  cả bọn. ­ Chúng mày im để tao nói cho mà nghe – hai đứa ấy là cái Phương Liên và cái  Thu Thủy cùng lớp. Cái Liên thì chắc không, còn cái Thủy ­ đứa có bộ  tóc dài  chấm kheo đó thì có thể nghi được. Tao sẽ dẫn chứng cớ. Hắn dừng lại, nghênh nghênh mặt nhìn lên trần nhà suy ngẫm, rồi vỗ  đùi   đánh đét một cái, reo to. ­ Đúng rồi. Đúng tháng mười năm ngoái, lớp tao đi thăm quan đền Hùng. Tối  hôm trước, ngủ lại ở Việt Trì, trong nhà máy đường, nhà chật, chỉ có một gian, tao   đã ngăn đôi một nửa cho bọn con gái. Ranh giới là mấy bó rau muống ăn của ngày   hôm sau. Cu Đức nằm ngoài cùng, tao nằm cạnh phía trong. Không ngủ  được, cứ  thấy hắn cựa mình dọt dẹt. Sáng hôm sau nó cho tao một vốc kẹo sôcôla và khi  đang ngồi tàu hỏa để lên thăm đền Hùng thì cái Thủy cũng lại đưa cho tao một vốc  nữa, toàn là loại kẹo sôcôla… Ơ!... Giờ tao mời nghĩ ra, tối hôm trước hai kẻ chia   kẹo cho nhau, rồi sáng hôm sau biếu tao để diệt khẩu đây. Thái và Đối cùng a lên cười lớn. Cương chặn lại nói to hơn – Khoan! Còn đây  nữa. Chiều hôm sau ở đền Hùng, không hiểu duyên cớ gì, ba kẻ chơi ở những nơi   đâu mà nhọ  mặt người mới về. Cả lớp phải chờ cơm không thấy, lúc đó tao liều   xé lá chuối đựng phần để trả xoong nồi nhà chủ. Cả bọn ngồi im không nói gì, còn Toàn còi thì dềnh dàng. ­ Ôi! anh Đức tẩm ngẩm, tầm ngầm thế mà bắt chết voi nhỉ? Đối thì chậm dãi nêu bàn: “Ra đi không vương thê nhi” cũng tốt. Song cũng  nên có cái gì chứ. Rồi cậu ta triết lý ­ Đời người như thế mới chí lý chứ các cậu.  Rồi hắn than thở – Bọn này thì chưa có gì để mà thương, mà nhớ cả ngoài Sin và   Cosin. Nghe cả bọn phiến bàn, tôi cứ ngồi im mân mê chén rượu. Trong thâm tâm lại  nghĩ – Thằng cha này thóc mách quá, nhưng giả  thử  không có bữa rượu chia tay   hôm nay, thì chưa chắc các hắn đã nói bô bô như vậy. Quả tình bộ ba: tôi, Thu Thủy và Phương Liên có trục trặc trong quan hệ bạn  bè mất một dạo, cũng chỉ vì chuyện “Bất đồng quân điểm” khi trước do hiểu lầm  mà Thu Thủy bất thần hờn giỗi. Kiểu giận hờn cũng rất học trò, thứ  giận hờn   nhõng nhẽo của thời con gái mới lớn.Tỷ như những cơn mưa Ngâu mùa hạ, lúc thì  sầm sập như cả bầu trời đổ nước ào ào, lúc lại ngắt tịt tỉnh queo. Mặc kệ! tôi cũng chẳng mấy quan tâm, vẫn luôn giữ  tình cảm thân thương   nhiệt tình với cô bạn gái, còn nàng Thu Thủy có cái gì đó không được tự  nhiên.  Trong câu chuyện luôn dè dặt, cười vui đấy, nhưng sau đó nét mặt cô nàng trở lại  trầm tư buồn tẻ. Cái vẻ “phớt đời” bề ngoài không đúng với nội tâm của nàng và  ở  tôi cũng vậy, tôi vẫn luôn quý mến, thầm thương cô bạn gái, còn nàng Thu  16
  17. Thủy, hẳn là '' Chuyện Đời '' vẫn còn ẩn nhẹm, dấu kín ở trong tâm ( Con gái mà,  không phải cứ thấy nói ghét là ghét ngay đâu nhé  ) Còn cái đêm ngủ lại ở nhà máy đường Việt Trì như chàng Cương nói tếu, đối  với tôi là một kỷ  niệm thật khó mà quên trong đời. Ngày  ấy cả  lớp trải ni lông  nằm trên sàn xi măng, tuy có quạt trần đang quay vù vù, nhưng vẫn nhiều muỗi,   khó ngủ quá. Tôi đang mải nghĩ về đoạn đường đi buổi sáng, bỗng thấy có vật gì   cưng cứng ở ngay bên sườn, tôi quờ tay xem thì chạm phải những ngón tay ai. Ôi!  lạ  nhỉ? Thằng cha nào nghịch điêu quá vậy.( Tôi nghĩ thầm như  vậy ) Trong đêm  tối, tôi tò mò sờ  nắn thứ  gì mảnh mai cưng cứng. Cái gì thế  này?  Ấy chà! Một  chiếc cặp tóc ba lá của mấy nàng con gái, suy ngẫm và tôi chợt nhớ  ra, bên kia  những mớ  rau muống là bọn con gái. Thu Thủy, Phương Liên, Vân Dung, Kiều   Tuất và Minh Thảo, các nàng nhí nhố tranh nhau chỗ từ chập tối, giờ này chắc đã  ngủ  phơi mũi cả rồi. Bỗng nhiên tôi cảm thấy gai người. Một nỗi lo sợ bất chợt.   Ai nhỉ? Liên chăng? Phương Liên cười đùa sấn xổ vô tư nhưng chả nhẽ giữa đêm  khuya,  ở  nơi ngủ  nghỉ  rất hoang dã này, lại nảy ra trò nghịch ngầm của trẻ  con   sao? Còn Thủy? không đời nào. Vì hắn vẫn còn giận, coi tôi như ngoại kiều, ngôn  ngữ bất đồng từ lâu kia. Tôi đang còn mải suy ngẫm vu vơ, thì một thứ gì đó rơi cái bịch xuống người,   quờ tay và.....ôi! may quá, tóm gọn được ngay bàn tay kẻ nghịch, bàn tay nhỏ, ngón  tay thon  ấm nóng. Bàn tay con gái! Một thoáng bất ngờ  động chạm, hoảng quá,   thằng tôi tĩnh tâm nhưng vẫn cứ hồi hộp đến muốn tắc hơi, nghẹt thở, và cũng rất   nhanh, bàn tay ấy đã cố truồi, co rút ngay về phía bên kia  “ biên giới”. Ôi! Tôi đã nhận ra ai đó rồi: có một ngón tay đeo nhẫn.... Thủy! Đích thị là Thu   Thủy rồi. Thật sự hoảng hốt. Cơ thể thằng tôi như bị điện giật, tái tê, choáng váng. Con  tim cứ nhảy dựng lên như muốn sổ vọt ra ngoài lồng ngực. Nàng Thủy kéo tay ra  xa rồi mà sao tôi vẫn cứ thấy như còn đang ở ngay bên cạnh. Một nỗi lo sợ khôn  cùng. Sao Thu Thủy lại táo tợn làm vậy. Dù sao thì cả  hai cũng đã lớn, chỉ  một   chút quan tâm nho nhỏ  là kéo theo bao điều đàm tiếu. Bọn con trai thì khỏi lo,  nhưng với mấy con bà cô này thì eo  ơi! Rả  rích, điêu đứng lắm chứ  đâu phải  chuyện chơi. Chuyện trời gầm này mà hé lộ ra ngoài, thì trong đom đóm, ngoài bó  đuốc, chuyện um lên, thì chỉ còn có nước chui đầu trong bao tải. Trong thâm tâm tôi tự hỏi: Thu Thủy không giận mình nữa sao? Chả nhẽ bấy   lâu nay sự hờn giận, dồn nén để  đến bây giờ  Thu Thủy buông cho một nỗi lo sợ  đến hụt hơi, hốt hoảng. Tôi tự  suy diễn rất lung. Tại sao lại như  thế?  Ờ! mà mấy ai đã hiểu tận  tường, con gái u ơ, sự giận hờn và nể  trọng, ranh giới lại mỏng đến thế sao? Tác  động nào đã làm cho nàng Thủy đổi thay táo tợn. Ôi! Con gái nói một đằng, làm một nẻo, còn con trai như thằng tôi...lại giống  hệt như lão Đông Ki, ngẩn ngơ mà còn ngốc tịt hơn cả bố thằng  bờm. Đỡ  hồi hộp, choáng ngợp niềm vui, tôi cứ  mủm mỉm cười tự  sướng một   mình trong đêm tối, rồi tò mò lần thử xem thứ gì nàng Thủy gửi tặng cho đây. Ấy chà! Một gói kẹo được bọc trong chiếc khăn tay. 17
  18. Tôi còn đang vui quá bất ngờ, tận hưởng nỗi niềm khoái khoan khác lạ thì ở bên  cạnh, anh bạn Cương cựa mình và còn đằng hắng nữa. Chột dạ, tôi nén hơi nằm im ngay như người đã chết. Còn chuyện hôm sau ở  đền Hùng, cả  ba đứa về  muộn là ngoài ý muốn. Ngày  ấy, thầy Danh đưa cả  lớp   thăm đủ  đền Hạ, đền Trung, thăm lăng và mộ  vua Hùng. Dâng h ương  ở  đền  ­ thượng, sau đó thầy cho cả bọn tự do ngoạn cảnh, hẹn năm giờ chiều tập trung ở  cổng đền dưới chân núi để về nhà trọ. Tôi bảo Hữu Đang, Văn Chương và Đinh công Kỷ  đi chơi đâu đó, còn một  mình  ở  lại  ký  hoạ  lăng vua. Rồi xuống thăm đền Trung và vẽ  phác thảo gác  chuông đền tổ Còn đang nghênh ngáo thì nghe ai gọi – Anh Đức làm gì ở trên đó thế. Nhìn xuống thấy Thu Thủy và Phương Liên đang dung dăng đi tới. – Hai bạn xuống núi à. Liên bảo – còn một nơi chưa thăm, anh có đi không? ­ Nơi nào? Tiếng Thủy vọng lên­ Đền giếng. Ờ ! nhớ ra rồi Ban nãy ông Từ có chỉ dẫn. Ở đấy là nơi thờ hai người con gái của vua Hùng   là Ngọc Hoa và Tiên Dung, có giếng mát trong. Thủa xưa hai nàng chưa về làm vợ  Sơn Tinh và Chử đồng Tử, thường đến đấy lấy mặt nước giếng làm gương soi. Xuống khỏi gác chuông, đi theo một lối mòn.  Ba kẻ men theo đường nhỏ lần  đi. Đi đã khá lâu mà vẫn chưa tới được. Đường càng dốc lại càng khó đi. Cây rừng  rậm rạp, giây leo chằng chịt, cỡ vào khoảng gần bốn rưỡi chiều mà ánh nắng đã  nhạt  dần như là sắp tối. Khi đến một bậc đá rất khó đi, lại rêu trơn.Tôi tụt xuống trước bảo hai bạn   gái hãy chờ.  Lấy thế đứng vững, rồi đưa tay cho Phương Liên vịn và dặn – Cẩn  thận đấy. Phương Liên vừa chạm đất, còn đang loay hoay để  đón Thu Thủy thì bỗng  xoạt – Thu Thủy đã trượt chân ngã nhào. Hoảng quá, tôi cũng rất nhanh đưa vội  thân mình và dang cả hai tay ra đỡ. Nhưng sức nặng của Thu Thủy từ trên cao vụt  xuống khiến cho tôi bị  loạng choạng muốn ngã. Phương Liên cũng vội vàng túm   chặt lấy lưng áo của tôi mà ghì giữ lại, nhưng cũng không nổi. Thế cả ba cùng ngã  dúi dụi, tay vẫn  ôm chầm giữ  chặt vào nhau. Khi gượng được nhỏm dậy, thì   Phương Liên táo tợn có thẻ, ấy thế mà mặt cô nàng cũng đỏ tía cả lên vì ngượng.   Con tôi cũng vậy, vòng tay ôm chặt cả  hai cô bạn gái bên mình chỉ  là tình huống   bất ngờ, nhưng cũng thật quá ư  là thẹn. Quá ngượng, tôi cứ vờ vĩnh giũ phủi bụi   đất trên người. Riêng Thu Thủy nàng vẫn ngồi bệt dưới đất, mặt nhăn nhó, thấy   vậy tôi men đến bên cạnh nàng hỏi khẽ : ­ Thủy làm sao thế. Thủy không nói gì, quờ tay ra phía sau. Trời!   Một mảng vai áo của Thu Thủy   vương đi đâu mất, để hở khoảng lưng trần và vết xư ớc đang rỉ máu. Thấy vậy, tôi  quờ tay về phía sau, dứt bừa một nắm cỏ, lá (theo kinh nghiệm của người đi rừng) bỏ  vào mồm nhai nhiễn dịt vào vết đau. 18
  19. Thủy kêu rên khe khẽ. Lát sau máu đỡ  rỉ, Phươg Liên ngó lên cao, nghoèo với  nửa vạt vải vai áo của Thủy mắc vào vách đá rồi hất hàm bảo : - Anh quay mặt về phía đằng kia đi. - Để làm gì cơ­ - Giào ôi!...Bảo quay thì quay đi , lắm chuyện. Quá là ngạc nhiên, không hiểu cô em còn giở chiêu trò gì nữa đây, nhưng cũng  phải làm theo nghiêm lệnh của cô em gái. Lát sau nghe nói – Xong rồi! Lúc quay  lại mới vỡ lẽ ­ À! Thì ra hai cô nàng băng bó cho nhau. tôi tự lục vấn trách cứ một   mình ­ Đúng là đồ mít đặc tù mù, giống hệt như đứa trẻ lên ba. Xong việc, cả ba kẻ thu nhặt những tư trang mang theo, rồi dong thẳng xuống  núi. Đền giếng. Một khu đất bằng phẳng, có cây cao bóng cả, có cọ ô che mát, có   giếng nước trong sáng như gương.Thanh tịnh, mượt mà, nhưng tình người không  hợp : “ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ”. Thu Thủy vừa bị  đau, lại có phần ngượng, nên cứ  ngồi quay lưng vào thành  giếng. Thấy vậy, tôi ái ngại thay, nhưng không biết làm cách chi cho được. Lát sau,   Phương Liên ngoắc tôi ra một chỗ vắng nói nhỏ ­ Anh cởi áo ngoài cho Thủy khoác  tạm để về được không? Ôi trời! Tôi tự  trách mình rồi lẩm bẩm – Sao mà mình ngu lâu dốt bền đến   thế, đơn giản có vậy mà cũng chẳng nghĩ ra. Phương Liên ngạc nhiên hỏi nhỏ: Sao thế anh. – Không. Không có gì. Cởi áo ngoài, bên trong còn áo lót may kiểu cổ  vuông nh ư  áo bộ  đội. Tôi đi  đến bên Thu Thủy ngồi xuống sẽ sàng bảo: ­ Thủy  ơi! Thủy mặc tạm cái áo của mình đây vậy, để  còn về  chứ. Thủy   thấy đấy, trời cũng sắp tối mất rồi. Quả  có thế,   bấy giờ  đang là tháng chín âm lịch, tiết trời đã sang thu. Buổi  trưa thì nắng nóng, nhưng về chiều lại se lạnh. Ở vùng trung du, miền núi thường   có sương loãng, nên cảm thấy như trời sập tối rất nhanh. Tôi lo lắng nên đã nói  với nàng Thủy đôi điều rất thật Thu Thủy vẫn ngồi im lẳng lặng, mặt cúi xuống, ngón chân cái di di ngọn cỏ.  Thấy vậy, tôi muốn có cử chỉ nào đó, hoặc vài câu nói động viên để tỏ rõ nỗi lòng  của mình luôn muốn quan tâm đến người bạn gái mến thân. Nhưng khốn nỗi, cổ  họng của tôi nó cứ  làm sao, y như  có ai nút lại, chỉ  nghĩ trong đầu thôi mà chẳng  nói thành lời. Mãi sau tôi mới tìm được một câu giục Thủy. ­ Kìa Thủy! Mặc tạm thôi mà. Để  còn về  nữa chứ. Thủy vẫn ngồi im như  dán vào thành giếng. Thấy vậy, tôi hơi sái lòng. Vắt vội chiếc áo lên vai rồi đứng   dậy nói dỗi: ­Nếu thế thì Thủy cứ ngồi ở đây, để tôi về dẫn người ra đón. Thật không ngờ, Thủy đứng vụt dậy, tút cái áo trên vai tôi mặc vào người.   Thoáng nhìn thấy hai con mắt của cô bạn gái đỏ hoe, nhòa nhòe nước mắt, Thì ra   Thủy khóc. 19
  20. Ôi!...thương quá. Tôi rút vội chiếc khăn tay đưa cho Thủy (chiếc khăn gói kẹo   tối hôm trước ở Việt Trì). Thủy lau mặt. Thấm nước mắt, nhìn qua chiếc khăn của mình rồi từ tốn trao  lại cho tôi. Cầm lại chiếc khăn, tôi bần thần đứng lặng bên người bạn gái, mãi sau  mới chợt nhận ra, ở phía đằng xa  kia, cô em gái Phương Liên đang chăm chú đứng  nhìn.Thấy quá là ngượng, tôi vội vàng bỏ  chiếc khăn vào túi áo rồi   giục hai cô  bạn gái ra về. Lúc đó trời đã trạng vạng tối mờ. Sau này tôi thực tình mới biết, ngay sáng ngày hôm  ở  trường ra đi, Phương   Liên tâm sự và đã nói hết với Thu Thủy về chuyện “Bất đồng quan điểm”. Hiểu ra  mọi nhẽ, thật không thể  ngờ, Thu Thủy đã hiểu sai và đã chủ  tâm trách lầm oan  cho người bạn, cô nàng ân hận mãi, cứ chờ có dịp nào đó để mà xin lỗi cho qua Thế  rồi tai nạn đến. Tôi đưa chiếc áo của tôi cho Thu Thủy mặc tạm, trong  túi lúc nào cũng đựng chiếc phong bao có lưu bút tâm tình của Thủy dành cho một  người bạn trai nào đó, mà Phương Liên vô tình nhặt được. Phương Liên mò đoán,  người bạn trai bí mật đó không ai ngoài khác là tôi.  Thế  là cô em tinh ngịch định  đưa ra trình làng. Nhưng cũng rất là may, tôi đã đoán biết trước và đoạt lại trên tay   Phương Liên trước sự ngỡ ngàng, bán tin, bán nghi của Thu Thủy, tôi luôn coi đó là  kỷ niệm đầu đời và luôn cất giữ nó trân trọng trên túi ngực áo của mình. Câu chuyện của bộ ba Thủy, tôi và Phương Liên là chuyện tình cảm bạn bè  thân thiết, vô tư  của những cô, những cậu học trò còn đang miệt mài trên ghế  gỗ  nhà trường. Đành rằng với con mắt xét nét của những người bạn ­ Nhất Quỷ nhì  Ma ­ có hơi bất thường. Song cũng không có lý do gì, hay khuyết tật gì để mang ra  riễu cợt. Với anh chàng Cương, có thể  phần nào hắn đã nhận biết, song vì tôn trọng   bạn, nên Cương để  đó lặng yên, chẳng bắt bẻ  điều gì. Mãi đến bây giờ, lúc sắp  phải xa nhau (cũng có thể Cương ngầm thông báo cho bọn nó biết, nên khui ra để  cười trêu cho đã). Bữa cơm mãi gần chín giờ  tối mới xong . Mấy đứa say  khướt, nằm kềnh  cang cả trên phản. Tôi đứng dậy chuẩn bị sách vở, quần áo, gói vào một cái túi to để  sáng ngày   mai về quê được sớm. Trước lúc đi ngủ, thấy cậu Thái nằm yên. tôi lay gọi – Thái này, mình đi rồi   thỉnh thoảng các bạn lên nhà động viên ông bà già hộ nhé. Thái nói ồ ồ, giọng say ­  Bọn này không quên đâu.Yên tâm vững bước mà đi.   Chớ có dại mà lủi quay về chả bõ. Nghe ông bạn say nói vậy, tôi nắm chặt hai tay người bạn học, hứa cứng như  đinh đóng vào cột gỗ:        ­ Không đời nào! 2 VUI BUỒN THỜI CẮP SÁCH 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2