intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tế bào gốc từ da

Chia sẻ: Ngo Van Quang | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:26

212
lượt xem
81
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Da của động vật có xương sống được bao phủ phần lớn bởi lông hay tóc . Da có chức năng chính là bảo vệ cơ thể khỏi các tác hại của môi trường . Da cũng đóng góp vào việc xúc giác , điều hòa nhiệt và ngụy trang. Da còn tham gia vào sự điều hòa nội cân bằng của cơ thể . Tế bào gốc: Là tế bào chưa có chức năng chuyên biệt (unspaecialized cell)có tiềm năng phát triển thành nhiều lọai tế bào khác nhau và có khả năng tự thay mới mình (self_renewal)....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tế bào gốc từ da

  1. TẾ BÀO GỐC TỪ DA I/ SƠ LƯỢC VỀ DA VÀ TẾ BÀO GỐC II/ TẾ BÀO GỐC BIỀU BÌ DA III/ NUÔI CẤY TẾ BÀO GỐC BIỂU BÌ IV/ TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG VÀ THÁCH THỨC
  2. I/ SƠ LƯỢC VỀ DA 1/Ở Động vật : -Da của động vật có xương sống được bao phủ phần lớn bởi lông hay tóc . -Da có chức năng chính là bảo vệ cơ thể khỏi các tác hại của môi trường . -Da cũng đóng góp vào việc xúc giác , điều hòa nhiệt và ngụy trang. -Da còn tham gia vào sự điều hòa nội cân bằng của cơ thể .
  3. 2/ Ở Người : -Da người chiếm khoảng 16% trọng lượng cơ thể với diện tích phủ là 1,7 m2 ở người trưởng thành. -Da gồm 3 lớp từ ngoài vào trong bao gồm : biểu bì , mô liên kết và mô dưới da. -Da có sự phân bố dây thần kinh cao , với nhiều đầu mút dây thần kinh trong biểu bì và các đầu mút dây thần kinh đặc biệt trong mô liên kết . -Da chứa hơn 25 loại tế bào đã biệt hóa từ ít nhất 6 loại tế bào gốc khác nhau . Điều quan trọng là da luôn được làm mới .
  4. II/ TẾ BÀO GỐC  Làtế bào chưa có chức năng chuyên biệt (unspaecialized cell)có tiềm năng phát triển thành nhiều lọai tế bào khác nhau và có khả năng tự thay mới mình (self_renewal).
  5. II/ TẾ BÀO GỐC BIỂU BÌ DA 1/ Sự tồn tại của tế bào gốc biểu bì : -Tế bào gốc biểu bì là một trong những tế bào gốc trưởng thành cư ngụ trong da , chúng thực hiện chức năng da . Tế bào gốc trưởng thành được định nghĩa bởi khả năng tự làm mới và duy trì chức năng mô trong thời gian dài . -Trong biểu bì, tế bào gốc tồn tại trong phần biểu bì giữa hai nang lông và vùng phồng lên của nang lông
  6. 2/Số lượng tế bào gốc trong da: -Tần số các tế bào gốc biểu bì da rất khác nhau (0,01% đến 40% tế bào nền). Tần số này phụ thuộc vào loài, vị trí giải phẫu và đặc biệt phụ thuộc vào các phương pháp kĩ thuật sử dụng để xác định chúng. -Vd: • 1% - 8% là kết quả nghiên cứu bằng phương pháp phóng xạ • 1% - 2% lả kết quả nghiên cứu tế bào có đánh dấu DNA ở nhiều giai đoạn khác nhau của tế bào.
  7. 3/Maker tế bào gốc biểu bì: -Tiêu chí quan trọng cho việc sử dụng xác định tế bào gốc biểu bì là: • Chúng có chu kỳ phân chia invitro chậm • Chúng có khả năng tự làm mới và đáp ứng duy trì thời gian dài trong mô. • Chúng có thể được hoạt hóa bởi việc tổn thương hay bởi điều kiện nuôi cấy invitro để tăng sinh và tái tạo mô. • Chúng có thể chuyển hóa thành ít nhất ba cấu trúc chuyên biệt (biểu mô, nang lông và tuyến bã) • Chúng có tiềm năng tăng sinh cao.
  8. 4/Đặc tính tập đoàn tế bào gốc biểu bì da khi nuôi cấy: a/Phân tích sự tạo thành tập đoàn: -Tiềm năng phát triển của tế bào sừng được đánh giá bằng sự phân tích sự tạo thành tập đoàn. Việc phân tích tạo dòng được tiến hành bắt đầu bằng thu nhận và nuôi cấy tử 100 – 200 tế bào đơn.
  9. b/Các kiểu tập đoàn: -Các tế bào mà thế hệ con cháu của nó sẽ hình thành các tập đoàn phát triển mạnh gọi là holoclone. -Các tế bào mà con cháu hình thành các tập đoàn hỗn hợp với một số tập đoàn phát triển và một số tập đoàn hỏng gọi là meroclone -Các tế bào mà con cháu của nó hình thành các tập đoàn hỏng hay không hình thành các tập đoàn gọi là các paraclone.
  10. c/Sự chuyển đổi tập đoàn: -Sự chuyển đồi các holoclone thành các meroclone và cuối củng là các paraclone, hiện tượng này gọi là sự chuyển đổi tập đoàn, là quá trình chuyển đổi không thuận nghịch giữa các điểu kiện bình thường, và chúng chịu ảnh hưởng lớn bởi các điều kiện nuôi cấy. -Vì thế, khi nuôi cấy tế bào sừng cần duy trì môi trường luôn ở trạng thái tốt nhất, đặc biệt khi nuôi cấy các tế bào để cấy ghép, việc chuyển đổi dòng có ảnh hưởg đến việc cấy ghép giữa mô nuôi cấy, cũng như sự tự làm mới thời gian dài của biểu bì tự tái sinh.
  11. III/ Nuôi cấy tế bào gốc biểu bì: -Các kỹ thuật phân lập và nuôi cấy tế bào gốc biểu bì ngày nay được phát triển từ kỹ thuật nuôi cấy tế bào sừng vào những năm 1975 . -Nuôi cấy chọn lọc tế bào gốc biểu bì từ việc nuôi cấy tế bào sừng sơ cấp, dựa vào đặc tính tạo holoclone. - Phân tách tế bào gốc biểu bì bằng phương pháp tách tế bào hoạt hóa huỳnh quang, kết hợp với nuôi cấy sau, hay trước khi phân tách.
  12. 1/ Nuôi cấy tế bào sừng- cơ sở cho nuôi cấy tế bào gốc biểu bì : -Vào năm 1975 Rheinwald và Green đã báo cáo nuôi cấy thành công tế bào sừng người sử dụng lớp tế bào 3T3 đã chiếu xạ, và đưa ra tiềm năng sử dụng chúng để chữa trị các khiếm khuyết rộng về da . -Đến nay, một số môi trường không huyết thanh cũng được tìm hiểu cho việc nuôi cấy tế bào sừng của người như K-SFM , KM .
  13. -Việc nuôi cấy phải được bổ sung với nhân tố phát triển biểu mô EGF(10mg/ml) vào lần thay môi trường đầu tiên. Dưới các điều kiện này, các tế bào sừng tạo tập đoàn phân chia cứ sau 16-18h, và nhanh chóng hình thành các tập đoàn, đẩy tuột các tế bào 3T3 và làm nổi các tế bào này lên bề mặt nuôi. --Thông thường nhiệt độ nuôi tế bào 35-370C và 5% CO2. sau này nhiều nghiên cứu đã nuôi cấy chọn lọc tế bào sừng bằng phương pháp nuôi cấy sơ cấp tế bào sừng trên đĩa của collagen typeIV.
  14. 2/ Chọn lọc và nuôi cấy tế bào gốc biểu bì từ nuôi cấy tế bào sừng sơ cấp: -Phương pháp này dựa trên khả năng hình thành các holoclone của tế bào gốc biểu bì, khi chúng tồn tại trong mẫu nuôi cấy tế bào sừng sơ cấp. -Đầu tiên, tế bào sừng được nuôi cấy sơ cấp rồi cấy chuyền ở mật độ thấp để hình thành các tập đoàn. Thu nhận các tập đoàn holoclone và tăng sinh, người ta thu nhận dược quần thể tế bào gốc biểu bì.
  15. -Người ta thấy rằng, nếu thu nhận và nuôi cấy vùng tế bào của chân lông hay vùng phồng lên của chân lông sẽ cho lượng tế bào gốc cao hơn. - Nghiên cứu khác cho thấy, trong vùng biểu bì nằm giữa các nang lông ở lớp sau của biểu bì ( hay lớp gần sát với lớp nền) có mật độ tế bào gốc cao, việc thu nhận mô riêng ở vùng này làm nâng cao tỷ lệ tế bào gốc trong mẫu tế bào sừng thu được.
  16. 3/ phân tách tế bào gốc biểu bì dựa vào FACS : Nguồn tế bào: - Tế bào được thu nhận từ mảnh da, chân lông, vùng phồng của nang lông…được phân tách thành huyền phù tế bào đơn. • Tế bào được thu nhận từ nuôi cấy sơ cấp tế bào sừng. • Tách tế bào gốc biểu bì có thể chọn lọc âm tính hay dương tính của marker:
  17. IV/ TIỀM NĂNG ỨNG DỤNG VÀ THÁCH THỨC: 1/ Ghép tế bào sừng ,liệu pháp tế bào , liệu pháp gen và các vấn đề thẩm mỹ : -Một trong những hứa hẹn của nghiên cứu sinh học tế bào gốc là khả năng chữa trị các khiếm khuyết di truyền hay mắc phải , bằng việc thu nhận các tế bào gốc từ bệnh nhân , biến đổi hay tăng sinh chúng , sau đó cấy chúng lại vào cơ thể.
  18. -Tế bào sừng da nuôi cấy được sử dụng để phát triển các phiến biểu mô có thể ứng dụng trong điều trị bỏng , vết thương ác tính và loét. -Những hiểu biết rõ ràng các dấu hiệu phân tử điều hòa sự biệt hóa của tế bào gốc của các tế bào gốc biểu bì cũng cho pháp tái cấu trúc chân tóc trong chữa trị chứng rụng tóc hay trái lại , phá hủy cấu trúc chọn lọc của tế bào gốc lông , để tránh phát triển tóc và cải thiện các kỹ thuật nhằm loại bỏ lông không mong muốn .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2