intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thăng long Hà Nội trong ca dao ngạn ngữ_5

Chia sẻ: Nguyễn Lệ Nhung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:23

173
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo sách 'thăng long hà nội trong ca dao ngạn ngữ_5', tài liệu phổ thông, ngữ văn - tiếng việt phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thăng long Hà Nội trong ca dao ngạn ngữ_5

  1. BỔ SUNG 456. Người rơm phe phẩy tay rơm Đứng canh đồng lúa sớm hôm tối ngày Một chiều có chiếc máy bay Mò vào ăn đạn rơi ngay xuống đồng Nhảy dù thằng Mỹ thoạt trông Như gà mổ thóc, “xin ông, lạy bà!” - Tao canh chim chóc thôi mà, Muốn xin, ra lạy mấy bà xã viên! 457. Nồi cơm trên bếp đang sôi, Máy bay đến bắn vỡ nồi nhà ông. Tức mình ông phóng ra đồng Ông ghì khẩu súng ông trông lên trời: Máy bay cái cháy cái rơi, Cái cong đuôi chạy một hơi hoảng hồn. Đứng lên vuốt bụng ông buồn Khao quân giờ biết nấu cơm bằng gì? Anh em du kích cười khì Gò luôn “không lực Huê Kỳ” tặng ông! 458. Có cô con gái xóm Đoài Nghe tiếng súng nổ bên tai dập dồn Vội vàng bỏ dở bát cơm Đên snơi tiếp đạn như hôm hiệp đồng. Có anh du kích thôn Đông Cũng vừa nghe súng ầm ầm bên tai Bếp vừa nhóm luộc nồi khoai Nhanh tay dập lửa, ra nơi hiệp đồng. Bên này bên ấy Đoài, Đông Cách nhau cánh đồng không hẹn mà nên. 459. Giữa trưa trời nắng chang chang Bom gầm đạn rít dọc ngang trên đầu Nước chè mẹ gánh qua cầu Mẹ ra trận địa phía sau đồng làng. Chè tươi của mẹ đem sang Xanh mầu đồng lúa, rộn ràng lòng con. Cổ khô được bát nước ngon, Súng nhằm giặc Mỹ nổ giòn trời mây. 460. Đêm sao sáng lắm sao ơi! Liệu sao có thức bằng người được không? Đố sao thức tới rạng đông Mà xem ta gác ruộng đồng trời mây. 461. Tiễn chồng nhập ngũ hôm nào Em về em cũng xin vào dân quân Đêm qua vác súng đi tuần Thấy đường còn ấm bước chân của chồng.
  2. 462. Chồng một bên, vợ một bên Con trâu đi trước ngó nghiêng cặp sừng Phải trâu thấy chuyện lạ lùng Đi cày cũng phải vợ chồng có đôi? Nước non lửa bỏng trâu ơi! Căm thù giặc Mỹ ai người ngồi yên. 463. Đàn ông xông xáo trận tiền Đàn bà mọi việc đứng lên thay chồng Nuôi con, sản xuất, cấy trồng Việc nhà, việc xã, việc đồng đều hay Học cày cho thạo đường cày Để chồng nhập ngũ rảnh tay diệt thù. 464. Trồng trọt mà thiếu chăn nuôi Như trầu nhạt thuốc thiếu vôi, hỡi chàng Lúa kém phân, hạt vàng chẳng mẩy Lợn chưa nhiều, thịt lấy đâu tăng? Mình qua Đông Mỹ mà thăm Dục Nội mình tới, Khuyến Lương mình về Học thêm kinh nghiệm tay nghề Lợn bột chăn giỏi, nái về nuôi hay Dẫn tình lai giống quen tay Chuồng trại phen này mở rộng thênh thang Chăn nuôi nghề chính vững vàng Như lá trầu vàng đủ thuốc đủ vôi. 465. Thủy lợi đi trước mở đàng Trên đường cây mọc nối hàng xum xuê Thuyền nan theo nước đi về Dưới dòng cá lượn thỏa thuê vẫy vùng Thủy lợi là gốc nghề nông Chưa xong thủy lợi thì lòng chưa yên. 466. Từ ngày có điện về làng Máy xay rộn rã, nhịp nhàng máy bơm. Sao sa lấp lánh xóm thôn Mỗi nhà một vị sao hôm sáng ngời. 467. Đã mừng làng có máy xay Bỏ đi cối giã từ nay rộng nhà. Máy về, ngô thóc dôi ra Cót cao nong rộng cảnh nhà chật thêm. 468. Lúa xếp ngang cột điện làng Máy đập rộn ràng chạy suốt ngày đêm Đội anh đổi kíp đội em Chạy từ trăng khuyết qua đêm trăng tròn. Ngoài đồng đã biếc mạ non Mà nghe tiếng máy vẫn giòn sân phơi.
  3. 469. Lên huyện học lớp máy bơm, Cầm tay mẹ dặn: “Sớm hôm mau về”. Hôm nay con đã thạo nghề Ra đồng nổ máy, tiếng nghe vang giòn Nước tràn mương lớn mương con Lúa, rau vẫy lá xanh rờn màu tươi. Tối nằm, chốc mẹ lại cười: - Gớm sao quý hóa cái mùi dầu xăng. 470. Vào chuồng đánh trâu ra đồng Mũi trâu còn đó mà thừng chạy đâu? Kẻng làm giục giã từ lâu Để ông cuống quít sờ đầu gãi tai Tìm trong rồi lại tìm ngoài Hóa ra trâu đói trâu nhai... mất thừng! 471. Con trâu là con trâu riêng Hơi sốt một tý đã kiêng chẳng dùng. Con trâu là con trâu chung Té re té tỏng vẫn dùng chẳng kiêng! ới anh ơi! Cho anh mượn chục đồng tiền Ra chợ sắm võng mà khiêng trâu về...! 472. Vắt vào rồi lại vắt ra thúc như thúc tà, roi tựa mưa mau. Máy còn lúc nghỉ, tra dầu, Huống hồ da thịt thân trâu thế này. Anh còn lợi điểm dăm ngày, Không khéo hợp tác “lợi” ngay... bộ sừng! 473. Trâu này xấu bụng ỉa re ỉa “phân lộn đất” kẻ chê người cười Tin về trâu chẳng còn vui Thâu đêm trâu đứng nhìn trời thở than Bỗng nghe tiếng động trong chuồng Thấy ông bà chủ đang tuôn đất vào! “Ôi thôi! Tôi lạy ông nào Lạy ông trăm lạy nỡ sao thế này?” Xã viên đồn khắp đó đây Thương trâu tốt bụng mấy ngày chịu oan! 474. Người thì bí tỉ thịt thà, Bò thì khát nước cùng là đói rơm. Ba hôm! Vâng, chỉ ba hôm! Rơm bò không nuốt, thì rơm “nuốt” bò! 475. Phải vì nắng rám má hồng Nên em ra mạ ngại ngần đôi tay Cấy gì mà cấy đến hay Lợn gì mà cấy đến hay Lợn chui cũng lọt, ngỗng bay cũng vừa! Phải vì ai hẹn ai chờ
  4. Để em nóng ruột cấy thưa kịp về Hay vì sương muối mờ che Ban ngày cứ ngỡ đêm khuya cấy mò. Vì em mà thóc vơi bồ Ba lần tổng kết mất cờ cả ba! 476. Hai lần cày lỏi cày nông Hai lần họp xã, hai lần bị phê Những ngồi mà thẹn mà ê Xã viên phê chín, vợ phê những mười. Họp về ngẫm nghĩ từng lời: - Vợ mình - thật rõ con người thẳng ngay. Đêm nằm gối nhẹ đầu tay: - Chịu “bà” chủ nhiệm hôm nay phê chồng! Trở vai, bẹo cái má hồng, Vợ cứ cười thầm: - “Đùa mãi! Ngủ đi!”. 477. Trên giường con khóc hết hơi, Dưới bếp vợ mắc nấu nồi cơm, canh Nhìn sang bàn nhỏ bên mành: Ung dung bên ấm chè xanh, chồng ngồi! Nhà bên cũng bấy nhiêu người Mà chồng dỗ trẻ, vợ ngồi nấu ăn Con đùa lại mẹ níu khăn, Chồng cười: “Thôi dậy, để anh thay nào!” 478. Người ta hội họp đúng giờ Như xe đủ khách, như lò đủ than Người sao dở dở dang dang Họp rồi mới đến, chưa tan đã về! Trách gì bè bạn không chê: Khoai hà nửa củ, cơm khê nửa nồi. 479. Nhìn lên: máy bạc trời xanh, Nhìn xuống dòng nước: thấy anh lõa lồ! Ai cho tôi mượn cái bồ Tôi úp anh lại bây giờ được không? Kẻo đây cảnh đẹp người đông Trông anh chán lắm thà trông cái bồ! Anh ơi! Tôi gắng công chờ Anh mặc xong quần lót, tôi mới mở cái bồ cho anh ra! 480. Hôm qua tôi đến chơi nhà Thấy ông bươu trán, thấy bà mắt sưng. Ông thì mặt đỏ bừng bừng Tay lao cán thuổng, tay vung cán cào. Bà thì mồm thét, miệng gào Chân rãy đành đạch, tay cào áo ông. ối chao! Rõ “đẹp” hay không? Hỏi rằng tình nghĩa vợ chồng còn đâu? 481. Mẹ nằm mẹ dỗ tỉ tê:
  5. - Năm gian nhà ngói đề huề đến vui! Lắc đầu, con chép đôi môi: - Một gian nhà nhỏ ngọt bùi vẫn hơn. Mẹ nằm mẹ dỗ nỉ non: - Gái hơn hai tuổi, đúng tròn câu ca! Con nằm, con ngoảnh mặt ra: - Như đôi đũa lệch, như là đàn em. Mẹ nằm mẹ lại dỗ thêm: - Bên ông bà ấy, đất nền thương dâu. Con cười: - Con chẳng mắc câu Lấy chồng nào phải lấy đâu nhà chồng! Mẹ ơi, trả cốm trả hồng Duyên con, con chọn, đẹp lòng con hơn. 482. Buổi nào vuốt mái tóc này Những là: “Như dải lụa bay quanh người” Bây giờ anh túm anh lôi Lụa ơi là lụa tả tơi quanh đường! Buổi nào nựng má anh thơm Những là: “Ngọt lịm như hương bưởi đào” Bây giờ anh tát anh cào Còn đâu hương bưởi, ngọt ngào miệng thơm? Buổi nào chín mến mười thương Ngọn đèn ai tắt, đêm trường ai lay Bây giờ dùi đục, cẳng tay Mười thương thì chín đã bay đâu rồi? Buổi nào đôi mắt sóng đôi Như soi lòng nước giếng khơi giữa làng Bây giờ mắt tím mắt vàng Cho lòng giếng cạn, nước tràn lên mi! Dở trang luật mới đã ghi Tình chồng nghĩa vợ là gì... hỡi anh? 483. Cầm bút viết thẳng dòng chì kẻ, Như cấy đều từng giẻ mạ non. Mạ kia thành thóc thành cơm, Chữ này nên sáng nên khôn cho đời. Đầu bàn gỗ - chồng ngồi làm toán, Cuối bàn tre - vợ dạm bài thơ. Nhìn nhau nhớ chuyện ngày xưa, Ngón tay điểm chỉ đen tờ hôn thư. 484. Em mua cuốn sách về nhà, Anh kêu lãng phí, để mà mua rau. Đến đêm, dưới ngọn đèn dầu, Em mang em đọc, anh chầu anh nghe. Canh một anh chẳng nói chi, Canh hai giật sách, cười khì: “Đưa đây! Sao mà họ tả đến hay,
  6. Y như tháng trước u mày giận tao!” Hôm sau anh nói ngọt ngào, Nhắn cô bán sách rẽ vào anh mua. 485. Nghe đồn phụ nữ Trung Văn Bảo nhau “kế hoạch” về thăm xem nào. ít con, sức mẹ dồi dào Bốn mươi mà vẫn má đào hây hây. Nhanh tay cấy, thạo tay cày Việc nhà việc hội hăng say với người. Nuôi con, con khỏe con chơi Dạy con ngoan ngoãn, ai người cũng khen Mình qua trạm xá mình xem Cứ dầy thêm sổ chị em đặt vòng. Ai đùa hát ghẹo gió đông: - Em ơi đã hỏi ý chồng hay chưa? - Chị hỏi thì em xin thưa: Chồng em cứ giục “sao chưa đặt vòng”. Bởi sung với vả như lòng Lo ăn, lo mặc nên cùng giống nhau. Muốn cho nước mạnh, dân giàu Mình về, em nhắn đôi câu với mình: Riêng chung trọn nghĩa, đẹp tình Chỉ nên “kế hoạch” gia đình hai con... Chia tay trong tiếng cười giòn, Đường quê sáng bóng trăng non tiễn người. 486. Cả nhà trẩy hội bán hàng Đôi gà trống thiến bà mang lệch sườn. Cháu giành đeo bị đậu tương, Ông bưng rổ trứng còng lưng lò dò. Sau cùng là chú lợn to Mẹ nhờ hàng xóm khiêng cho một đầu. Tiền này chả lấy về đâu Mua sách con học, mua dầu thắp đêm. Hai trăm tiết kiệm gửi thêm Ghi sổ chống Mỹ, có tên cả nhà. 487. ý xuân còn đượm hoa đào Hồ Gươm biếc sóng dạt dào tin vui Gió về đường 9 gió ơi Hoa đưa hương gửi lời người lập công Chỉ thêu ai nhuộm nên hồng Cho khăn em đẹp tấm lòng hậu phương Lá thư băm sáu phố phường Mang lời hẹn với chiến trường thi đua Làng Sen đỏ rực bóng cờ Nâng cao năng suất từng giờ em theo Máy bay thù rụng chân đèo Vải thành suối bạc, thoi reo chào mừng Bản Đông xe giặc cháy bùng Ra lo thép sáng tưng bừng xưởng em
  7. Khe Sanh chiến thắng vang rền Lúa chen kín ruộng, rau lên chật đồng Sóng Sê-pôn gọi sông Hồng Công trường vào hội bên nòng pháo xanh Vững vàng tay súng thay anh Giặc vào, xác giặc tan tành ở đây Niềm vui náo nức từng ngày Chiến trường mình đánh thêm hai hỡi mình! Nhờ mây chở nụ cười xinh Tặng anh giải phóng chút tình Thủ đô. 488. Người hay nên đất hay tên Hoa thơm cho bướm làm quen lượn vòng Đã nghe Phù Đổng, Nam Hồng Đường Lâm, Song Phương, Đại Đồng lại quen Cũng là Yên Sở cùng tên Mình bên sông Đáy, ta bên sông Hồng Chung con đường lớn, chung lòng Rau tươi, lúa tốt xanh vòng đai xanh Qua mười một huyện ngoại thành Niềm vui sao cứ long lanh mắt mình Người nào cũng giống trúc xinh Đất nào đất cũng nặng tình quê hương Nghe sôi khúc hát lên đường Quân đi chảy hội biên cương diệt thù Đống Đa, Đầm Mực còn mồ Sang đây gửi xác côn đồ lại đây Pháo đài Hà Nội hôm nay Vẫn mang khí thế rồng bay sẵn sàng! 489. Uốn cong một khúc Hồng Hà Rẽ vào dòng thác sông Đà ở đây Sóng xô ghềnh Bợ chưa say Trung Hà đã gặp phà dầy sang sông Phải đường Vật Lại đây không Thăm đồi cây, Bác đã trồng năm xưa Ba Vì đang trắng cơn mưa Có về núi Chẹ thuyền đưa mình về. Hôm qua xanh sắc đồng quê Nay thêm rừng biếc tôi về Thủ đô Đã quen lướt sóng Tây Hồ Đồng Mô, Đại Lải bây giờ buồm dong Đã quen sông Đuống, sông Hồng Lại vui Hà Nội tựa tưng sông Đà Sông Cầu quan họ thiết tha Cà Lồ - sông cả - mượt mà vắt ngang Sông Tô, sông Nhuệ mơ màng Mình qua sông Tích hay sang đập Phùng Chào con sông Đáy thủy chung Mấy lần thoát lũ đã từng có nhau Hôm qua nào có núi cao Ba Vì non Tản nay vào Thủ đô
  8. Mình lên núi Sóc ta chờ Vó câu ông Gióng bây giờ còn bay... 490. Quê em đồng bãi Giang Biên Có giống ngô tốt, anh khen hết lời. Giờ ngô đất mới, em ơi Bắp dài, hạt mẩy gấp đôi quê nhà Vụ một thu hoạch vừa qua Thiếu kho chứa bắp, thiếu nhà hong ngô Ngô chen đầy bịch, đầy bồ Ngô leo lên mái, ngô bỏ quanh hiên Ai về nhắn với Giang Biên Nam Ban nay đã nên miền ngô lai Trồng ngô chẳng chịu thua ai Thách người đồng bãi đua tài với anh. 491. Ngày xưa không đất cắm dùi Tha phương cầu thực bằng đôi chân gầy Bây giờ lên ngự máy bay Cưỡi mây vài tiếng tới ngay lâm đồng Đất hồng như bãi sông Hồng Chả bao giờ đất phụ công của người Đảng cho đôi cánh của đời Ta bay đủ tám phương trời cũng bay. 492. Đồng em lạc béo, khoai thơm, Cấy trồng lúa cũng vượt hơn mọi mùa. Qua rồi những cảnh năm xưa Nắng lên đã cạn, chớm mưa đã đầy. Bây giờ ruộng đó người đây Tay súng thêm mạnh, tay cày thêm chăm. Phương Trù ai đã ghé thăm, Nay về Dục Tú chắc rằng cũng mê! 493. Canh muống nấu với tương gừng Ai ơi ngon bữa xin đừng quên nhau. Nắng mưa ruộng cạn đầm sâu Một năm tám lứa trồng rau cho mình. 494. Tay cầm mấy mớ rau non Nhớ công hợp tác chăm nom mấy lần Dù em chả lấy chồng gần Mẹ cha vẫn sẵn canh cần xã cho. 495. Ngày nào hai đứa bảo nhau Trồng mươi cây mướp phía sau sân nhà. Bây giờ mướp đã ra hoa Tay em thụ phấn quả ra trĩu giàn. Ước gì cấy vãn anh sang Chung mâm chung bát bữa cơm đầu mùa. Mướp non em nấu canh cua
  9. Để đền công bạn hôm xưa bắc giàn. 496. Cải nào bằng cải Đông Dư Lá như lá cọ, bẹ như bẹ dừa Nhà ai mua vại hay chưa Để ta hong cải nén dưa hộ người Vụng tay xin chớ vội cười Chỉ e ăn một nhớ mười cải quê Muốn về sơm sớm mà về Muốn mau qua bến Bồ Đề cho mau Vui chưa xe trước xe sau Cải xanh mát cả nhịp cầu Long Biên. 497. Hẹn gì hẹn bẩy hẹn ba Hết hẹn gốc bưởi hẹn qua gốc đào Không ra e tiếng làm cao Ra thì ăn nói làm sao cho vừa Hẹn gì những cợt những đùa Để nghi để ngại để ngờ lòng nhau Lắm sương thì chả xanh trầu Lỡ lầm một phút khổ đau suốt đời Hẹn gì hẹn thế, chịu thôi Gốc đào, gốc bưởi anh ngồi mình anh. 498. Năm canh đánh suốt năm canh Lúa rau vẫn thắm màu xanh ruộng vườn Làng hoa vẫn ngát hương thơm ánh đèn vẫn sáng phố phường gần xa Nửa đêm người thợ vào ca Tinh sương vẫn tiếng rao quà thanh thanh. Năm canh đánh suốt năm canh Vẫn cô mậu dịch đẩy nhanh xe hàng Lắng nghe tiếng máy nhịp nhàng Leng keng tàu điện rộn ràng cửa ô Hiu hiu rét ngọt trong mưa Êm êm tiếng chổi nhẹ đưa mặt đường Năm canh là một đêm trường Bom rơi là thế, phố phường là đây Tay ta xuyên chín tầng mây Quật cho lũ “pháo đài bay” tan tành. Năm canh đánh suốt năm canh Quân thù bốc cháy đỏ thành Thăng Long Mắt em buồn ngủ hay không Chín đêm quan sát rõi trông bầu trời Năm canh chỉ một đêm thôi Mà vàng thử lửa rạng ngời bốn phương. Khâm Thiên, Uy Nỗ, An Dương Lòng dân như ngọc kim cương đất này Giẫm chân lên “pháp đài bay” Mà xem giặc Mỹ giơ tay, cúi đầu... Bom rơi rơi suốt canh thâu
  10. Vươn vai rũ bụi nhìn nhau lại cười Tối nay vào trận thứ mười Năm canh lại sáng dáng người Thủ đô. 499. Bước chân qua đoạn đường này Gặp cô thợ điện thử dây bên đường Hỏi đùa: “Cô gái công trường”. - “Không, em chính ở quê hương đây mà...”. 500. Máy xay tôi ghé thăm qua Gặp mấy ông già cũng lại công nhân Hỏi ông, ông cũng phân trần: “Xã viên mới học có phần chưa quen”. 501. Mưa bay, gió lạnh, mưa bay Con đường hút giữa đêm dày mênh mông Con đường hút giữa cánh đồng Con đường hút giữa phập phồng đèn xe ễnh ương tìm gọi bạn bè Ru đôi mi mắt nặng nề trong đêm Bóng ai lặng lẽ bên thềm Hạt mưa cứ bắn vào thêm với người... Xe nào vội vã về xuôi Vút qua gửi lại nụ cười bình yên Xe nào ì ạch đang lên Hàng chi phủ bạt kín trên thế này? Những dòng số vội ghi ngay Những câu hỏi thoáng một giây ùa vào. Ai đi giữa trận mưa rào Bọc gì nặng chĩu đeo sau lưng người Đường đang trơn lắm em ơi! Hon-đa chớ phóng đùa chơi tử thần Dõi xa rồi lại trông gần ánh đèn đã rọi mấy lần vòng quanh Có con tàu ngược băng nhanh Đung đưa Dốc Lã đêm lành lặng yên... Tôi vừa qua phố Yên Viên Về thăm trạm đặt giữa miền đồng quê Ô-tô ngàn chiếc đi về Mỗi ngày trăm việc bộn bề diễn ra Phải nào kiểm soát xe qua Tuần lưu đi suốt cả ba đoạn đường Bên này cầu Đuống yêu thương Đến nơi cuối đất Yên - Thường giáp ranh Ngã ba lối rẽ chợ Nành Lại ga đầu mối gian manh cũng nhiều. Đã bao nắng sớm mưa chiều Mặt đường đã thuộc, quán lều đã quen
  11. Lái xe toàn tuyến nhớ tên Dấu chân mười bốn anh em trải dài... 502. Niềm vui sóng vỗ sông Hồng Soi nghiêng nhịp thép bềnh bồng mây đưa Cầu phao bến đợi năm xưa Ngô xanh đất bãi mái bờ xe lên. Bàn tay ai vẫy dưới thuyền Đỏ cờ ai múa mừng trên mặt cầu Đôi bờ náo nức sang nhau Sáu trăm ngày ấy hai đầu thi công Đã từng nắng táp mưa dông Cầu rung gió quật, trụ lồng lũ quây Đã từng đinh tán tê tay Búa chồn móng cọc, rầm bay ngang trời Âm vang tiếng hát xây đời Lửa hàn thắp sáng mặt người trong đêm Sớm chiều nghẽn lối Long Biên Càng thêm thôi thúc, càng thêm gọi chờ. Diệt thù cướp giáo thành thơ Bảy trăm năm trước bây giờ Chương Dương Cầu ta tự lực tự cường Thủ đô vào hội mở đường thông xe Bốn phương rộng lối đi về Phúc Tân nối với Bồ Đề từ nay. Thăng Long đã đẹp rồng bay Chương Dương vầng sáng sông này vui thêm. 503. Phất cờ đồng khởi thi đua Thủ đô nổi trống vào mùa dựng xây. Đất xưa chôn pháo đài bay Đẹp tươi ngói đỏ từng ngày lên cao Bàn tay ai xẻ chiến hào Bây giờ đào móng cho bao ngôi nhà Mười năm nổi lửa Hồng Hà Nước non vang dội khúc ca anh hùng Bây giờ xây cuộc đời chung Bài ca lao động anh hùng lại vang. Có sang Thủ Lệ mời sang Mà xem vườn thú mở mang bốn bề Sông Hồng ai đắp chân đê Đường Trần Quang Khải đi về thênh thang Quỳnh Lôi thoát cảnh nước dềnh Ai khơi lòng cống cho mình mình ơi!
  12. Thanh Nhàn bùn đọng bao đời Xây vườn hoa mới mọi người gom tay Đống Đa hồ cá là đây Bàn tay tuổi trẻ bao ngày đào sâu Có qua Tô Lịch cùng nhau Dòng sông nạo vét mở đầu xuân nay. Một lời xin hẹn cùng ai Công trường góp sức đua tài đôi ta Chung tay xây dựng quê nhà Đất anh hùng nở thêm hoa anh hùng. B - Ngạn ngữ 1- Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến 2- Thứ nhất Thanh Trì, thứ nhì Thanh Oai 3- Thứ nhất Thanh Oai, thứ hai Thanh Trì 4- Thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Cổ Loa, thứ ba Cổ Pháp 5- Thứ nhất Cổ Bi, thứ nhì Thăng Long, thứ ba Sùng Nghiêm. 6- Thứ nhất họ Hoa, thứ nhì họ Nguyễn, thứ ba họ Hoàng 7- Thứ nhất Ba Giai, thứ hai Tú Xuất 8- Nhất Kinh Kỳ, nhì Bợ Bạt 9- Nhất Mỗ, nhì La, thứ ba Canh, Cót 10- Mỗ, La, Canh, Cót - tứ danh hương 11- Thơ Mỗ, phú Cách, sách Vẽ 12- Nhất ếch, nhì Đa, tam La, tứ Bích 13- ếch tháng mười, người Hà Nội 14- Đất Ngọc Hà, hoa Hữu Tiệp 15- Tương Nhật Tảo, đào Nhật Tân, phân Cổ Nhuế 16- Trai Tam Đái, gái Từ Liêm 17- Trai Ngõ Trạm, gái Tạm Thương 18- Trai Đồn Thủy, gái Bình Lao 19- Bồi Đồn Thủy, đĩ Bình Lao 20- Đàn ông kẻ La, đàn bà kẻ Cót 21- Đất kẻ Giàn, quan kẻ Vẽ 22- Hồng xiêm làng Giàn, mũ nan làng Vẽ 23- Quan kẻ Mọc, thóc Mễ Trì 24- Lắm lúa kẻ Giàn, lắm quan kẻ Mọc, lắm thóc Mễ Trì 25- Tiền làng Mọc, thóc làng Khoang, khoai lang Triều Khúc, bánh đúc Đơ Bùi 26- Giành Cáo, gạo Vòng 27- Đinh Phú Gia, điền Phú Mỹ 28- Rau Ngô Đạo, gạo Cốc Lương 29- Mạ Đơ Bùi, mùi kẻ Láng 30- Lúa đồng Ngâu, trâu Yên Mỹ 31- Lợn Tó, gà Trò 32- Thợ Sốm, cốm Vòng 33- Thúng làng Sái, gái làng Hạ, mạ làng Nai, trai làng Gùn 34- Vải La, cà Đăm 35- Kẻ Kỳ gánh cân, kẻ Vân gánh nánh 36- Lắm thóc làng Đàng, lắm vàng làng Keo, lắm cheo Đình Tổ, lắm giỗ Gia Lâm, giàu ngầm Cổ Biện
  13. 37- Bánh cuốn Thanh Trì, bánh dì Quán Gánh 38- Bánh dày làng Kẻ, bánh tẻ kẻ So 39- Bánh đúc làng Kẻ, bánh tẻ làng Diễn 40- Giò Trèm, nem Vẽ, chuối Sù 41- Thóc Lại Yên, tiền kẻ Giá, cá kẻ Canh, bánh dày làng Kẻ, bánh tẻ kẻ So 42- Cháo Dương, tương Sủi, đậu Vụi, cà Hàn 43- Chè quán Dạo, cháo quán Tiên 44- Chè vối Cầu Tiên, bún sen Tứ Kỳ 45- Cơm Văn Giáp, táp Cầu Giền, chè quán Tiên, tiền Thanh Nghệ 46- Bùn Cống Trắng, nắng Khâm Thiên 47- Muỗi Khâm Thiên, tiền Hà Nội 48- Bạc Thổ Quan, gan Trung Tả 49- Lò vật Quỳnh Đô, giỏ cua Cổ Điển 50- Rượu kẻ Mơ, cờ Mộ Trạch 51- Rượu làng Mơ, cá rô đầm Sét 52- Rượu hũ làng Ngâu, bánh đúc trâu làng Tó 54- Nước mắm kẻ Đô, cá rô đầm Sét 55- Cá rô đầm Sét, cá chép đầm Đại 56- Cá rô đầm Sét, cá chép sông Đơ 57- Cá rô đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây 58- Cá kẻ Canh, hành kẻ Láng 59- Cá sông Đôi, xôi Kẻ Quánh 60- Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô đầm Sét. 61- Vải Quang, húng Láng, ngổ Đầm, cá rô đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây 62- ổi Định Công, nhãn lồng làng Quang, vàng làng Tó, kéo vó xóm Văn 63- ớt Định Công, nhãn lồng làng Quang, vàng làng Sét 64- Bằng vải, Bằng dưa, Lĩnh cua, Tứ bún 65- Rau cải làng Tiếu chấm nước điếu cũng ngon 66- Cam Canh, hồng Diễn, cốm Vòng 67- Cam Canh, bưởi Diễn 68- Bán mít chợ Đông, bán hồng chợ Tây, bán mây chợ Huyện, bán quyến chợ Đào. 69- Diêm quả đào, thuốc lào làng Nhót 70- Mực Cầu Cậy, giấy làng Hồ 71- Lĩnh Bưởi, lụa La, thêu hoa Ngũ Xã 72- Lĩnh Bưởi, lụa Nga, là Sốm 73- Lĩnh Sài, nhiễu Giấy 74- The La, lĩnh bưởi, cấp Mỗ, chồi Phùng 75- The La Cả, vải Đồng Lầm 76- Làng Mui thì bán củi đồng 77- Đất làng Tó chó chạy lòi đuôi 78- Khó Trung Màu, giàu thiên hạ 79- Bòn như Định Công bòn vàng 80- Gốm Bát Tràng, vàng Định Công, đồng Kẻ Sặt, sắt Nga Hoàng 81- Nhất xương, nhì da, thứ ba rạc lò 82- Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xã 83- Khéo tay hay nghề, đất lề Kẻ Chợ 84- Thơm tho hoa sói, hoa nhài, khôn khéo thợ thày Kẻ Chợ 85- Làng hình sống trâu, chỉ đãi đâu không đãi rể 86- Bến trúc Nghị Tàm, rừng bàng Yên Thái 87- Thành Cổ Loa, cây đa Dục Tú 88- Ghềnh Bạc, thác Sù. 89- Phật đá Cầu Đông, tượng đồng Trấn Vũ
  14. 90- Bánh dày nếp cái, con gái họ Ngô 91- Họ Ngô một bồ tiến sĩ 92- Dốt Đông Ngàn hơn người ngoan thiên hạ 93- Nợ như chúa Chổm 94- Sống canh cửa Tràng Tiền, chết bộ hạ Trung Hiền Kẻ Mơ 95- Sống làm con trai Bát Tràng, chết làm thần hoàng Kiêu Kỵ 96- Chơi với quan viên kẻ Vẽ, không có bát mẻ mà ăn 97- Chơi với kẻ Sổm, không ốm cũng què 98- Rét xuống Sét mà ở, xuống Sở mà đi, xuống âm ti mà nằm 99- Có mặt: ông Tây, vắng mặt: thày tăng 100- Có mặt: chú khách, vắng mặt: thằng Ngô 101- Bút làng Trèm, làng Trèm vẽ; giày làng Kẻ, làng Kẻ đi; việc gì đến Noi, Noi cáo. 102- Bỏ con bỏ cháu, không bỏ mồng sáu tháng giêng 103- Chết bỏ con cháu, sống không bỏ mồng sáu tháng giêng 104- Cha đánh mẹ treo cũng không bỏ chùa Keo ngày rằm 105. Râm râm hội Khám, u ám hội Dâu, vỡ đầu hội Gióng 106. Mồng bẩy hội Khám, mồng tám hội Dâu, mồng chín đâu đâu trở về hội Gióng 107. Hội Dâu đã tàn, hội Gióng đã tan, ai còn hồng nhan thì về hội Bưởi 108. Nắng ông Từa, mưa ông Gióng 109. Làng Mọc thờ đầu, làng Cầu thờ chân, Pháp Vân thờ khúc giữa 110. Làng Cầu chém lợn, làng Cự kéo co, làng Ngò chạy ngựa 111. Cỗ Dương Đanh, hành làng Nội, hội làng Lan, tàn làng Quán, hương án làng Đề 112. Cà Hàn, cải Táo, cháo Dương, tương Sủi 113. Trông Chè, mõ Then, kèn Táo, cháo Dương, tương Sủi, củi Đàng, vàng Keo, bèo Trỗ 114. Trống làng Then, kèn làng Táo, giáo mác làng Vụi, tài vật làng Dương, tương ngon làng Sủi 115. Chuông thôn Đống, trống Hạ Trì, mõ Tây Đam, tù và Thượng Cát 116. Nhất chuông kẻ Khổng, nhất trống kẻ Mơ 117. Vui xem hát, nhạt xem bơi, tả tơi xem hội, bối rối xem đám ma, bỏ cửa bỏ nhà đi xem giảng thập điều 118. Lục đục Thọ Cầu Lau tau làng Tháp Hay hát làng Hà Nói xa làng Miễu Nói khiếu làng Tăng Nói nhăng Ao Dài Nói dai kẻ Cót Hay hót kẻ Mẩy Hay sấy Hậu Thôn Hay đồn Mai Dịch. 119. Động mây Độc Tôn, vác nồi rang thóc Động gió núi Sóc, đổ thóc ra phơi. 120. Ngồi Cầu Đơ, nói mách Mọc 121. Quậy ủ Chủ tươi, Quậy cười Chủ khóc 122. Thứ nhất Vũ Giai, thứ hai Trần Hiền 123. Gớm đời ô mẹ Hót í éc lợn hàn Thân Khốn khổ thơ hộ Bớt Dày mặt kiện hương Xuân Kềnh càng trâu phó Hội Bơ vơ lọng cụ Tuần 124. Giàu thủ quê không bằng kéo lê Hà Nội
  15. 125. Đẹp người giăng há, đẹp mã ả đào 126. Vui cô đầu, rầu canh bạc, nát rượu ty, bi thuốc sái 127. Lấy quan, quan cách; lấy khách, khách về Tầu; lấy nhà giàu, nhà giàu hết của 128. Hoàng trùng đi, Vi trùng lại; gây tai gây hại chẳng kém gì nhau 129. Quý Đức làm sao, Đăng Bao làm vậy 130. Kiện Gia Lâm, lầm bầm Lệ Chi 131. Đất Sủi ai bì, Thượng thư một ngõ bốn vì hiển vinh 132. Giỗ Quỳnh Lôi, xôi làng Cát 133. Giã gạo thì ốm, giã cốm thì khỏe 134. Đầu mùa đồng trắng nước trong; cuối mùa rau dong, rau dừa. 135. Thóc kẻ Tiên, tiền Đức Hậu 136. Bảo Đại làm hại ăn mày 137. Trai kén vợ giữa chợ Đồng Xuân, gái kén chồng giữa phường Quần Ngựa Phần Hai Bảng tra cứu địa danh Viết tắt: h. huyện L. làng ph. phường q. quận t. tổng th. thôn x. xã x. xem ái Mộ 1- th. thuộc x. Bồ Đề, h. Gia Lâm, bờ bắc cầu Long Biên. 2- th. thuộc x. Yên Viên, h. Gia Lâm. An Dương khu lao động ngoài đê sông Hồng, bị bom B52 hủy diệt, 12-1972. An Hòa Còn gọi Yên Hòa. 1- tên nôm l. Giấy ở cạnh Cầu Giấy, thuộc ph. Yên Hòa. 2- th. thuộc t. Yên Hòa (Hữu Nghiêm cũ), h. Thọ Xương. 3- tên: th. thuộc h. Thọ Xương. An Nội Có 2 th. An Nội đều thuộc t. Thuận Mỹ, h. Thọ Xương. Còn gọi Yên Nội Cổ Vũ và Yên Nội Đông Thành (Hàng Da, Hàng Nón bây giờ). An Phú làng của xã Nghĩa Đô, có nghề kẹo nha, nay thuộc ph. Nghĩa Đô, q. Cầu Giấy. An Quang Còn gọi Yên Quang, th. thuộc t. Yên Thành, h. Vĩnh Thuận, do nhập 3 th. Quan Quang, Trấn Vũ. Tân Yên lại (nay là đầu phố Quán Thánh). An Tập Còn gọi Yên Tập, th. thuộc t. Tiền Nghiêm (sau là Vĩnh Xương) h. Thọ Xương (nay là đầu phố Quán Sứ). An Thái Còn gọi là Yên Thái. 1- th. thuộc t. Tiền Túc (sau là Thuận Mỹ) h. Thọ Xương, có đình Chợ Thêu (nay là ngõ Yên Thái - Tạm Thương) 2- ph. làm giấy thuộc Kẻ Bưởi, xưa thuộc t. Trung, h. Vĩnh Thuận, có rừng bàng đẹp (nay thuộc ph. Bưởi, q. Tây Hồ). An Thuận Còn gọi Yên Thuận, th. thuộc t. Yên Thành. h. Vĩnh Thuận (nay là phố Hàng Than, đầu Nguyễn Trường Tộ). An Trạch Còn gọi Yên Trạch, th. thuộc t. Yên Thành, h. Vĩnh Thuận (nay vào khoảng các phố Đoàn Thị Điểm - Đặng Trần Côn - Cát Linh). Anh Trung Còn gọi Yên Trung, có 2 th. Thượng, Hạ thuộc t. Tiền Nghiêm, h. Thọ Xương (nay là Cửa Nam, Bông Lờ, cuối Phùng Hưng). Ao Dài tức Vòng Ao Dài, tên nôm 1. Duệ Tú, nay là 1 xóm của th. Dịch Vọng Tiền, ph. Dịch Vọng, q. Cầu Giấy. Ba Vì, núi, còn gọi núi Tản, Tản Viên (nay thuộc h. Ba Vì, tỉnh Hà Tây).
  16. Bà Đanh Chùa cổ cạnh Hồ Tây, (chỗ trường Chu Văn An) nay không còn, tấm bia “Bà Đanh Tự” đem để ở chùa làng Thụe Khuê. Bạc 1- Hàng Bạc, phố cổ làm nghề kim hoàn, xưa thuộc ph. Đông Các, h. Thọ Xương. 2- Quán Bạc, th. Đổng Viên, x. Phù Đổng, h. Gia Lâm, nơi diễn ra điệu múa cờ thứ nhất của Hội Gióng. 3- Ghềnh trên sông Hồng thuộc ph. Phú Thượng, q. Tây Hồ. Bách Thú tức Bách Thảo, vờn do Pháp xây dựng năm 1890 trên đất ph. Khán Xuân. Cổng vào ở phố Ngọc Hà và Hoàng Hoa Thám. Bạch Hạc: Ngã ba sông Hồng - sông Lô, quen gọi Ngã ba Hạc (nay là thị trấn Bạch Hạc, ngoại thị Việt Trì). Bạch Mai: Trước có tên Hồng Mai, ph. thuộc t. Tả Nghiêm, h. Thọ Xương (nay là khu vực Ô Cầu Giền - Bạch Mai). Bài Hàng Bài, phố trên đất th. Cựu Lâu, Vũ Thạch, Hàm Khánh, h. Thọ Xương. Xưa có nhiều hàng bán các loại bài lá, ở gần Hồ Gươm. Bái Ân một ph. vùng Bưởi, có nghề làm giấy và dệt lĩnh thuộc x. Nghĩa Đô, (nay là ph. Nghĩa Đô, q. Cầu Giấy). Bàn cờ một ngọn nmúi trong dãy núi chân Tam Đảo thuộc h. Sóc Sơn. Báng Tên nôm của làng Đình Bảng, phủ Từ Sơn (nay là h. Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Báo Lính tên khác của th. Trừng Thanh Trung Bè Hạ, còn gọi Trung Bảo Phiệt, thuộc t. Tả Túc, h. Thọ Xương (nay là đầu phố Hàng Thùng). Bảo Khánh th. thuộc t. Thuận Mỹ, h. Thọ Xương, do nhập 2 thôn Báo Thiên Tự và Hữu Khánh Thụy (nay là phố Bảo Khánh, q. Hoàn Kiếm). Báo Thiên tên chung của 3 thôn: Báo Thiên Tự, Báo Thiên Chùa Tháp, Báo Thiên Thị Vật, t. Tiền Túc, h. Thọ Xương: nơi có chùa và tháp Báo Thiên nổi tiếng, sau phá đi xây Nhà Thờ Lớn (nay là phố Nhà Thờ - cuối Hàng Trống). Bát Hàng Bát, chỉ chung các phố Bát Sứ (Bát Ngô), Bát Đàn trước thuộc th. Đông Thành, Nhân Nội, t. Tiền Túc, h. Thọ Xương. Bát Ngô, Bát Sứ: Phố cổ chuyên bán đồ sứ Trung Quốc, ở liền phố Bát Đàn bán đồ gốm nội địa. X. Bát. Bát Tràng Làng gốm sứ lâu đời ở bờ bắc sông Hồng, nay là xã Bát Tràng, h. Gia Lâm. Bắc Cầu th. thuộc x. Ngọc Thụy, h. Gia Lâm. Bắc Hạ tức Cổ Vũ Bắc Hạ - Bắc Thượng Thôn, t. Tiền Nghiêm, h. Thọ Xương (nay là cuối phố Tràng Thi). Bắc Hồng: x. thuộc h. Đông Anh. Bắc Ninh tên tỉnh ở phía bắc Hà Nội, xưa thuộc trấn Kinh Bắc, có thời kỳ nhập với tỉnh Bắc Giang thành Hà Bắc, nay là tỉnh riêng. Bắc Thượng X. Bắc Hạ Bằng gọi tắt tên l. Bằng Liệt, có 2 xóm Bằng Thượng, Bằng Hạ (nay thuộc x. Hoằng Liệt, h. Thanh Trì). Bần tức Bần Yên Nhân, l. thuộc h. Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, nay là thị trấn thuộc h. Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên. Có đặc sản tương ngon. Bây, Cầu Bây th. thuộc x. Thạch Bàn, h. Gia Lâm. Bẩy Mẫu hồ lớn thuộc l. Kim Liên, nay ở trong công viên V.I. Lênin. Bè Hàng Bè, đất thôn Nam Hoa, t. Hữu Túc, h. Thọ Xương, giáp sông Hồng, có các lán bán tre nứa đưa từ bè lên mà thành tên. Bến Cổ tên nôm của Cổ Tân, bến sông Hồng khoảng sau Nhà Hát Lớn. Bích Lưu th. thuộc t. Tiền Nghiêm, h. Thọ Xương, tên cũ là Bích Du, gần Hỏa Lò. Bình Lao tên cũ của phố Hàng Chĩnh, thời thuộc Pháp tập trung gái điếm thành xóm. Bình Lõ tên cổ của l, Vệ Linh, nơi có núi Sóc và đền Sóc thờ ông Gióng (nay thuộc x. Phù Linh, h. Sóc Sơn). Bình Vọng tên nôm làng Bằng, nay thuộc x. Hạ Hồi, h. Thường Tín, tỉnh Hà Tây, có nghề sơn ta. Bỏi Tên nôm xã Hải Bối, h. Đông Anh.
  17. Bồ Hàng Bồ xưa bán hàng nan tre, nứa, thuộc th. Xuân Hòa, Nhân Nội, t. Tiền Túc, h. Thọ Xương. Bồ Đề tên khác của l. Phú Viên, xưa nghĩa quân Lam Sơn đóng trại vây thành Đông Quan ở đây, (nay thuộc x. Bồ Đề, h. Gia Lâm) khúc sông Hồng chảy qua đây cũng được gọi là sông Bồ Đ ề . Bộc Am chùa Bộc ở l. Khương Thượng, Đống Đa, tương truyền có tượng thờ Quang Trung (nay ở phố Chùa Bộc, q. Đống Đa). Bột Hàng Bột, phố cũ, tên nôm của th. Hương Miến, t. Hữu Nghiêm, h. Thọ Xương (nay là phố Tôn Đức Thắng, q. Đống Đa). Bờ Sông Bờ, tên khác của sông Đà. Bợ - Bạt: Bợ là x. Thành Công, h. Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ bây giờ. Bạt là x. Tòng Bạt, h. Ba Vì, nay thuộc tỉnh Hà Tây, Hai làng ở hai bên sông Đà. Buồm Hàng Buồm, đất ph. Hà Khẩu cũ, ở cửa sông Tô nơi thông với sông Hồng, gọi là bến Giang Khẩu, có nhiều thuyền buồm đậu nên thành tên. Bút 1- Hàng Bút, xưa có tên là phố Hàng Mụn, thuộc th. Đông Thành, t. Tiền Túc, h. Thọ Xương, 2- Tháp Bút trên núi Đào Tai trước cổng đền Ngọc Sơn, bên Hồ Gươm, do Nguyễn Văn Siêu xây năm 1864. Bừa Hàng Bừa, tên cũ của phố Lò Rèn hiện nay, đất th. Tân Khai, t. Tiền Túc, h. Thọ Xương. Bưởi 1- Tên chung cả một vùng gọi là Kẻ Bưởi, xưa thuộc t. Trung, h. Vĩnh Thuận, gồm: Bái Ân, Hồ Khẩu, Yên Thái, Trích Sài, Trung Nha, Vạn Long, An Phú, Đoài Môn, Tiên Thượng (nay là các phường Bưởi, Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy). 2- Làng Đại Bái, h. Thuận Thành, Bắc Ninh. Cà Lồ Sông từ Phúc Yên chạy vòng làm ranh giới các h. Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh đến xã Việt Long (Sóc Sơn) đổ vào sông Cầu ở ngã ba Sà. Còn gọi sông Phù Lỗ. Cách Tên nôm làng Trúng Đích, xưa là x. Thượng Trì, nay thuộc x. Hạ Mỗ, h. Đan Phượng, tỉnh Hà Tây. Cái Sông Cái, x. Hồng. Cảm Hội Tên do sát nhập 2 thôn Cảm ứng và Yên Hội, t. Thanh Nhàn, h. Thọ Xương (nay vào đầu phố Nguyễn Công Trứ – Lò Đúc có phố Cảm Hội) Canh Tên nôm chỉ 2 l. Phương Canh (x. Xuân Phương, h. Từ Liêm) và Vân Canh (xa. Vân Canh, h. Hoài Đức, tỉnh Hà Tây) ở liền nhau, cùng có giống cam ngon. Cao Tung Núi trong dãy núi ở h. Sóc Sơn. Cáo Tên gọi tắt 1. Cáo Đỉnh, còn gọi Kẻ Giàn, nay là 1 thôn. thuộc x. Xuân Đỉnh, h. Từ Liêm, nơi có nhiều thế đất quý. Cau Hàng Cau, tên nôm của th. Nam Phố, t. Hữu Túc, h. Thọ Xương, nay là đoạn đầu phố Hàng Bè, xưa có nhiều hàng cau khô. Cát Làng Cát Nhị, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa, dân ra trú ở Quỳnh Lôi. Cấm chỉ Tên cũ của ngõ Hàng Bông gần Cửa Nam. Cầu 1- Chợ Cầu, tức chợ Cầu Đông (nay là Đồng Xuân) xưa có Phật đá trắng tạc thời Lê Trung Hưng ở đầu cầu qua sông Tô. 2- Lủ Cầu, têm môm l. Kim Giang, x.Đại Kim, h. Thanh Trì. 3- Thạch Cầu, nay thuộc x. Thạch Bàn, h. Gia Lâm, có tục chém lợn tế thần ngày hội làng 11 tháng 2 lịch âm. Cầu Giền bắc qua sông Kim Ngưu ở đầu phố Bạch Mai, Ngã tư Bạch Mai - Phố Huế - Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt gọi là Ô Cầu Giền, vốn là cửa ô Thịnh Yên cũ. Cầu Gỗ Cầu bắc qua con ngòi nối hồ Thái Cực (Hàng Đào) với Hồ Gươm xưa, sau lấp đi làm phố mang tên này. Cầu Nôm Tên nôm l. Đại Đồng, chuyên đi mua đồng nát, nay thuộc Hưng Yên. Cây Thị Dốc trên phố Bà Triệu, gần ngã năm Nguyễn Du. Chanh Ngã ba Chanh, chưa rõ ở đâu. Cha Nghi l. Nghi Tàm, nay thuộc ph. Quảng An, q. Tây Hồ. Chân Cầm Tên phố ở trên đất 2 th. Chân Tiên và Minh Cầm, h. Thọ Xương.
  18. Châu Cầu Châu, chưa rõ ở đâu. Theo Hoàng Đạo Thúy, chùa Châu Long xây trên gò Hòn Châu, xưa Hồ Tây thông với sông, ở đây có bến Châu (Châu Chử), có thể có cầu chăng? Châu An Còn gọi Châu Yên, th. Thuộc tổng Yên Thành, h. Vĩnh Thuận, do nhập 2 th. Châu Long và Yên Diên mà thành tên. Chè Tên nôm l. Giao Tự (nay thuộc x. Kim Sơn, h. Gia Lâm). Chẹ Tên núi ở h. Ba Vì, tỉnh Hà Tây. Chèm X. Trèm. Chiếu Hàng Chiếu, đất thôn Thanh Hà, t. Hậu Túc, h. Thọ Xương, thời Pháp thuộc còn gọi Phố Mới, có Ô Quan Chưởng, tức Đông Hà Môn, một cửa ô cổ còn lại của thành Thăng Long. Chợ Đuổi tên dân gian của phố Tuệ Tĩnh bây giờ, nơi họp chợ tạm sau khi hết giờ mở chợ Hôm. Chủ Kẻ Chủ, tên nôm của l. Cổ Loa, nơi có Thành ốc và đền An Dương Vương, h. Đông Anh. Chùa Hồ Sen ở khu vực hồ Bẩy Mẫu trước đây. Chum Tên gọi khác của phố Hàng Chĩnh, xưa bán hàng Sành, chum, vại, vò, chĩnh, tiểu sành. Chuông Tên nôm của x. Yên Quyết, có 2 thôn: Thượng Yên Quyết (l. Giấy), Hạ Yên Quyết (l. Cót) có nghề làm giấy bản, giấy quạt, nhuộm giấy màu, vàng thoi. Xưa có cầu Tây Dương nổi tiếng, nay không còn ở chỗ Cầu Giấy (nay là ph. Yên Hòa, q. Cầu Giấy) Cót là một trong 4 l. của huyện Từ Liêm cũ có nhiều người đỗ đạt. Công Đình Thôn thuộc xã Đình Xuyên, h. Gia Lâm. Cố Ngự Đập ngăn 2 hồ Hồ Tây và Trúc Bạch, thường gọi chệch là Cổ Ngư, (nay là đường Thanh Niên). Cống An Còn gọi Cống Yên, một trại thuộc “Thập tam trại”, t. Nội, h. Vĩnh Thuận (nay thuộc Vĩnh Phúc, q. Ba Đình). Cống Trắng Tên cái cống ở giữa phố Khâm Thiên, q. Đống Đa. Cốc Lương Thôn thuộc xa. Tân Hưng, h. Sóc Sơn. Cống Vị Một trại thuộc “Thập tam trại” xưa t. Nội, h. Vĩnh Thuận (nay là q. Ba Đình). Cổ Bi Xã cạnh đường 5, h. Gia Lâm, nơi có di tích phủ Kim Thành, hành cung của chúa Trịnh, xây dở dang năm 1727. Cổ Điển th. Thuộc x. Tứ Hiệp, h. Thanh Trì, vùng đồng trũng, nhiều cua. Cổ Biện Tên cũ của l. Cổ Giang, x. Lệ Chi, h. Gia Lâm. Cổ Loa Kinh đô nhà nước Âu Lạc, quê hương truyện Mị Châu – Trọng Thủy, có thành ốc do vua Thục xây. Còn gọi Kẻ Chủ. Năm 939, Ngô Quyền xưng vương cũng đóng đô ở đây. Hội đền vào ngày 6 tháng giêng lịch âm. (Nay thuộc x. Cổ Loa, h. Đông Anh). Cổ Lương th. thuộc t. Hậu Túc (sau là t. Đồng Xuân), h. Thọ Xương, có đình cổ xưa học trò thường đến trọ (nay ở số 28 Nguyễn Văn Siêu). Cổ Nhuế Tên nôm là Kẻ Noi, có nghề hót phân bón ruộng, nay thuộc h. Từ Liêm. Cổ Pháp Tên cổ của l. Đình Bảng, nơi có lăng 8 đời vua Lý (nay thuộc h. Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc). Cổ Tân X. Bến Cổ Cổ Vũ h. Thọ Xương có 5 th. Cổ Vũ: Cổ Vũ Bắc Thượng – Bắc Hạ thôn, (X. Bắc Hạ), Cổ Vũ Hạ, Thượng, Trung và Yên Nội cùng thuộc t. Tiền Túc (nay là khu vực Hàng Da). Cơ Xá Làng bãi do sáp nhập 6 thôn Thủy cơ cùng bãi ven sông Hồng (nay là đường Bạch Đằng – Phúc Tân). Cuốc Hàng Cuốc, một phố cũ có nhiều nhà bán cuốc, trên đất th. Tân Khai, l. Tiền Túc, h. Thọ Xương (nay là đoạn cuối phố Hàng Vải). Cự Tên tắt l. Cự Linh – Ngọc Trì, nay thuộc xã Thạch Bàn, h. Gia Lâm, có Hội kéo co ngày 11 – 12 tháng 2 âm lịch. Cửa Đông Cửa Đông thành cổ (nay ở cuối phố Cửa Nam, giáp phố Phùng Hưng). Cửa Nam Cửa Nam thành cổ (Nay là khu vực phố và chợ Cửa Nam).
  19. Cựu Lâu Th. thuộc t. Đông Thọ, h. Thọ Xương, do sáp nhập các thôn Hậu Bỉ, Hậu Lâu, Kho súng (nay là giữa phố Lý Thái Tổ, Ngô Quyền). Da Hàng Da, đất thôn Cổ Vũ Yên Nội, xưa có bán các loại da trâu bò thuộc. Dài Núi Dài, dãy núi có nhiều ngọn như Bàn Cờ, Trảm Tướng, Cao Tung, Mũi Cày, Đụn Rạ ở phía tây h. Sóc Sơn, chân núi Tam Đảo. Dạo Quán Dạo, nay thuộc x. Đức Giang (Trôi), h. Hoài Đức, tỉnh Hà Tây. Dâu 1- Tên sông ở x. Xuân Canh, h. Đông Anh, nợi hợp lưu sông Đuống và sông Hồng, bến Dâu là bến Xuân Canh. 2- Tên nôm làng Khương Tự, h. Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc, hội Chùa Dâu vào ngày 8 tháng 4 lich âm. Dịch Vọng x. thuộc h. Từ Liêm, gồm 3 th.: Tiền, Trung, Hậu (nay là ph. Quan Hoa và ph. Dịch Vọng, q. Cầu Giấy. Diễn Vùng Kẻ Diễn gồm các l. Phú Diễn, Đức Diễn, Đình Quán, Kiều Mai, Ngọc Long, Nguyên Xá, Văn Trì nay thuộc xã phú Diễn và Minh Khai, h. Từ Liêm. Thị trấn Cầu Diễn mới lập cũng trên đất này. Dinh Chợ Dinh, có thể là chợ ở gần dinh Phủ Doãn xưa (nay là phố Phủ Doãn – Ngõ Huyện). Dục Nội th. thuộc x. Việt Hùng, h. Đông Anh. Dục Tú Xã tiếp giáp thành Cổ Loa, thường có sự tranh chấp đất đai với nhau, cùng thuộc h. Đông Anh. Dũng Thọ th. thuộc t. Đông Thọ, h. Thọ Xương (nay là Hàng Bạch - Tạ Hiện). Duyên Hà x. vùng bãi sông Hồng, h. Thanh Trì. Duyên Hưng còn gọi Diêm Hưng, một phường thuộc l. Hữu Túc (sau là Đông Thọ), h. Thọ Xương (nay là Hàng Ngang). Dưa Chợ Dừa, Ô Chợ Dừa ở vào ngã năm Khâm Thiên - La Thành - Tôn Đức Thắng - Nguyễn Lương Bằng, q. Đống Đa, nơi xưa có cửa ô Thinh Quang sau đổi là ô Thinh Hào, cửa ra Thượng đạo đi về phương Nam. Dựa Tên nôm làng Nam Dư gồm 2 thôn Thượng Hạ; thôn Thượng nay thuộc x. Lĩnh Nam, thôn Hạ thuộc x. Trần Phú, h. Thanh Trì. Dương Tức l. Dương Đình, nay thuộc x. Dương Xá, huyện Gia Lâm, có đền Bà Tấm và nghề nấu cháo bán khắp nơi. Hội đền Bà Tấm vào ngày 20 tháng 2 lịch âm. Dương Đanh X. Dương Đa Lộc Làng trước thuộc h. Yên Lãng, nay là hai th. Cổ Nhuế và Thiên Biêu (Bầu) của x. Kim Chung, h. Đông Anh. Đá 1 Chùa Bà Đá ở th. Báo Thiên (nay là phố Nhà Thờ). 2- th. Dương Đá, x. Dương. Đại Tức làng Đại Từ, x. Đại Kim, h. Thanh Trì. Đầm lớn ở bên làng gọi là đầm Đại, còn gọi đầm Linh đàm hoặc Linh Đường. Đại Độ th. thuộc x. Võng La, h. Đông Anh. Đại Đồng tên th. thuộc x. Đại Mạch, h. Đông Anh. Đại Lời Tức Đại Lợi, tên của ph. Hàng Đào, còn gọi là ph. Thái Cực, t. Tiên Túc, h. Thọ Xương. Xưa có nghề nhuộm điều. Đại Từ X. Đại Đại Yên Còn gọi Đại An, một trong “Thập Tam trại”, có nghề trồng cây thuốc. Đam Tên nôm l. Văn Uyên (nay thuộc x. Duyên Hà), h. Thanh Trì. Đàn Hàng Đàn, tên cũ của nửa phía tây phố Hàng Quạt ngày nay, xưa bán các nhạc cụ dân tộc, sau nhập vào Hàng Quạt. Đàng Tên nôm làng Sen Hồ, còn gọi là làng Sen, Liên Đường hoặc l. Tiếu (nay là l. th. của x. Lệ Chi, h. Gia Lâm). Đào Hàng Đào, x. Đại Lời. Đào Thục, Đào Xá Các tên gọi khác của l. Dền, có nghề múa rối nước cổ truyền (nay là l. th. thuộc x. Thụy Lâm, h. Đông Anh). Đăm Tên nôm l. Tây Tựu, h. Từ Liêm, làng rau quả nổi tiếng và có Hội bơi chải vào ngày 9 tháng 3 lịch âm.
  20. Đầm 1- Một xóm của l. Khán Xuân, phía nam Bách Thảo, xưa có loại rau ngổ trắng thơm mát. 2- Tên gọi khác của l. Đại Từ vì có đầm Đại lớn, (nay là khu vực Linh Đàm). Đậu Hàng Đậu, xưa bán các loại đỗ, đậu hạt, thuộc đất th. Phúc Lâm, t. Tả Túc và th. Nghĩa Lập, t. Hữu Túc, h. Thọ Xương. Tiến sĩ Lê Đình Duyên mở trường Cúc Hiên ở đây. Đê Gọi tắt l. Đê Trụ, nay thuộc x. Dương Quang, h. Gia Lâm. Điếu Hàng Điếu, đất th. Yên Nội, t. Tiền Túc, h. Thọ Xương, xưa bán các loại điếu hút thuốc lào. Đình Dù x. Thuộc huyện Văn Lâm, Hưng Yên, còn là tên ga xe lửa Hà Nội - Hải Phòng. Đình Gừng tên nôm làng Khương Hạ. x. Khương Đình, h. Thanh Trì (nay thuộc ph. Khương Đình, q. Thanh Xuân). Đình Tổ Một làng thuộc h. Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh nơi có chùa Bút Tháp nổi tiếng. Định Công xã gồm 2 thôn: Định Công Hạ xưa có nghề đan gối mây và trồng ớt và Định Công Thượng, còn gọi Định Công kim hoàn có nghề làm đồ vàng bạc nổi tiếng. (Nay thuộc huyện Thanh Trì). Đoài 1- Phía Tây, chỉ xứ Đoài (Sơn Tây). Từ Liêm cũ thuộc phủ Hoài Đức, trấn Sơn Tây. 2- Một th. thuộc l. Yên Thái (Bưởi). Đoài Môn l. nhỏ chạy dài ven bờ đông sông Tô, trước thuộc x. Nghĩa Đô, h. Tf Liêm (nay là ph. Nghĩa Đô, q. Cầu Giấy). Đoan Nha thương chính của Pháp trước đây (nay là Viện bảo tàng Cách mạng). Đô 1- Kẻ Đô, tức l. Quỳnh Đô, đất vật lâu đời (nay thuộc x. Vĩnh Quỳnh, h. Thanh Trì). 2-Đền Đô còn gọi đền Lý Bát Đế ở hương Cổ Pháp xưa, nay là xã Đình Bảng. Độc Tôn Tên ngọn núi phía đông dãy Tam Đảo. Đôi Sông Đôi, chưa rõ ở đâu. Đồn Thủy Còn gọi Thủy Đồn, nơi quân Pháp đặt doanh trại đầu tiên sau khi chiếm Hà Nội năm 1875 (nay là khu bực Bảo tàng Lịch sử, Viện quân y 108, Bệnh viện Việt - Xô). Đông 1- Cầu Đông (xem Cầu), 2- l. Đông, tên gọi tắt của Đông Xã, một xóm của l. Yên Thái (nay thuộc ph. Bưởi, q Tây Hồ). Đông An Còn gọi Đông Yên, th. thuộc t. Hữu Túc, h. Thọ Xương (nay là cuối phố Hàng Thùng). Đông Anh H. ngoại thành. Do tách ra từ đất 2 h. Đông Ngàn và Kim Anh, trước có tên là Đông Khê, năm 1903, x. thêm: Đông Ngàn. Đông Hà 1- Đông Hà phương Hương Bài thôn thuộc t. Hậu Túc (sau là Đồng Xuân có cửa ô Đông Hà, tức Ô Quan Chưởng (Hàng Chiếu). 2- phường Đông Hà, t. Tiền Túc (sau là Thuận Mỹ) cùng h. Thọ Xương (nay là đầu Hàng Gai). Đông Dư. x. Thuộc h. Gia Lâm. Đông Đồ Một làng có 3 xóm: Đoài, Đìa, Vệ, xưa là vùng đất nghèo (nay thuộc x. Nam Hồng, h. Đông Anh). Đông Môn Còn gọi Hữu Đông Môn, th. thuộc t. Tiền Túc, h. Thọ Xương (nay là đầu Hàng Cân). Đông Mỹ 1- Thôn thuộc t. Vĩnh Xương, h. Thọ Xương, do nhập 2 tho. Anh Mỹ và Thương Đông (nay là đầu phố Thợ Nhuộm). 2- Xã thuộc h. Thanh Trì, do ghép 2 thôn Đông Phù và Mỹ á mà thành. Đông Ngàn Huyện cũ thuộc phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc. Năm 1901 cắt 1 phần thành h. Đông Khê, sau nhập với 1 phần h. Kim Anh thành h. Đông Anh. Đất Đông Ngàn xưa có nhiều người đỗ đạt. Đông Phù Tên nôm là l. Nhót, có nghề bán thuốc lào và làm hàng sơn (nay là 1 th. của x. Đông Mỹ, h. Thanh Trì). Đông Tác có tới 4 thôn Đông Tác: Đông Tác Trung Tự, Cửa Nam, Nhiễm Trung, Nhiễm Thượng. Đông Tác Trung Tự sau gọi là Trung Tự, t. Kim Kiên. Đông Tác Cửa Nam, t. Tiền Nghiêm sau là Nam Ngư. Đông Tác Nhiễm Trung thuộc t. Hậu Túc. Đông Tác Nhiễm Thượng thuộc t. Hữu Túc (nay là giữa phố Cầu Gỗ).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2