intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thay đổi lipid máu trên phụ nữ mãn kinh ở thành phố Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

31
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày so sánh các chỉ số Lipid máu: cholesterol toàn phần, LDL- cholesterol, HDL- cholesterol, triglycerid huyết thanh, tỷ lệ rối loạn lipid máu giữa phụ nữ TMK và nhóm đối chứng ở thành phố Thái Nguyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thay đổi lipid máu trên phụ nữ mãn kinh ở thành phố Thái Nguyên

  1. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 THAY ĐỔI LIPID MÁU TRÊN PHỤ NỮ MÃN KINH Ở THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Nguyễn Tiến Dũng Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên TÓM TẮT Đặt vấn đề: Mãn kinh là sự ngưng hoàn toàn và vĩnh viễn các xuất huyết trong chu kỳ kinh nguyệt do sự suy giảm dần chức năng buồng trứng, buồng trứng giảm và ngưng tiết nội tiết tố estrogen.Từ đó tăng nguy cơ loãng xương, thay đổi tâm lý, rối loạn vận mạch, rối loạn lipid máu....nhất là xơ vữa động mạch (XVĐM) cho người phụ nữ. Mục tiêu nghiên cứu: So sánh các chỉ số Lipid máu: cholesterol toàn phần, LDL- cholesterol, HDL- cholesterol, triglycerid huyết thanh, tỷ lệ rối loạn lipid máu giữa phụ nữ TMK và nhóm đối chứng ở thành phố Thái Nguyên. Đối tượng nghiên cứu: 312 phụ nữ tiền mãn kinh và 312 phụ nữ độ tuổi 25-39. Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang Kết quả nghiên cứu: Phụ nữ TMK có nồng độ cholesterol toàn phần (5,9 ± 1,18mmol/L), LDL- cholesterol (2,9 ± 1,2 mmol/L), triglycerid (3,2 ± 1,9mmol/L), tăng hơn nhóm đối chứng. Kết luận: cho thấy phụ nữ mãn kinh có nồng độ cholesterol toàn phần, LDL- cholesterol, triglycerid cao và tỷ lệ rối loạn lipid máu gây nguy cơ XVĐM cao hơn nhóm đối chứng. Từ khóa: Tiền mãn kinh, Lipid máu CHANGES OF LIPIDEMIA AMONGST MENOPAUSAL WOMEN IN THAI NGUYEN CITY Nguyen Tien Dung Thai Nguyen University of Medical and Pharmacy SUMMARY Introduction: Menopause is the complete and irreversible cessation of menses, caused by the gradual deficiency of ovarian function, the decline in the number of ovarian follicles and the ceased release of estrogen. Accordingly, it can result in the risk of osteomalacia, psychological change, disorder of arterial circulation, disorder of lipidemia, and especially athrosclerosis. Objective: To compare lipidemia indices including full cholesterol, LDL- cholesterol, HDL- cholesterol, serum triglycerid, and the ratio of lipidemia disorder between menopausal women and women in control group in Thai Nguyen. Samples: 312 menopausal women and 312 women at the age of 25 and 39. Methodology: cross-sectional descriptive study. Results: Level of cholesterol (5,9 ± 1,18mmol/L), level ofLDL- cholesterol (2,9 ± 1,2 mmol/L), and level of triglycerid (3,2 ± 1,9mmol/L) in menopausal women are higher than those of women in control group. Conclusion: It can be seen that menopausal women, comparing to those in control group have higher levels of cholesterol, LDL- cholesterol, triglycerid and higher percentage of disordered lipidemia, which lead in athrosclerosis. Key words: menopause, Lipidemia ĐẶT VẤN ĐỀ Mãn kinh là sự ngưng hoàn toàn và vĩnh viễn các xuất huyết trong chu kỳ kinh nguyệt do sự suy giảm dần chức năng buồng trứng, buồng trứng giảm và ngưng tiết nội tiết tố estrogen [5]. Tuổi mãn kinh tự nhiên từ 44-53 tuổi. Việt Nam: 48 ± 3. Khi đó chu kỳ kinh nguyệt ở người phụ nữ có thể trở nên không đều sau nhiều tháng đến khi chấm dứt 60
  2. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 hoàn toàn do sự suy giảm hoạt động của buồng trứng và không hồi phục. Buồng trứng giảm khả năng đáp ứng với kích thích của LH và FSH dẫn đến giảm lượng estrogen là tác nhân thay đổi về tinh thần, thể lực, dinh dưỡng, tuần hoàn, vận động.... Tiền mãn kinh và mãn kinh là hai giai đoạn phát triển bình thường của cuộc sống người phụ nữ mà ai cũng phải trải qua. sự ngưng hoàn toàn và vĩnh viễn các xuất huyết trong chu kỳ kinh nguyệt do sự suy giảm dần chức năng buồng trứng, buồng trứng giảm và ngưng tiết nội tiết tố estrogen.Từ đó tăng nguy cơ loãng xương, thay đổi tâm lý, rối loạn vận mạch, rối loạn lipid máu....nhất là xơ vữa động mạch (XVĐM) cho người phụ nữ. Hiểu biết các rối loạn lipid máu ở phụ nữ giai đoạn này sẽ sớm giúp chúng ta có các biện pháp phòng ngừa nguy cơ bệnh tim mạch. Hiện nay, thế giới đã có nhiều nghiên cứu về sức khỏe sinh sản phụ nữ tiền mãn kinh-mãn kinh, tuy nhiên ở Việt Nam khoảng 10 năm trở lại đây mới bắt đầu quan tâm vấn đề này nên các nghiên cứu còn rất ít ở một vài địa phương [3] . Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục tiêu: So sánh các chỉ số Lipid máu: nồng độ cholesterol toàn phần, HDL- cholesterol, LDL- cholesterol, triglycerid huyết thanh, tỷ lệ rối loạn lipid máu giữa phụ nữ mãn kinh và nhóm đối chứng ở thành phố Thái Nguyên. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Nhóm phụ nữ MK: là những phụ nữ MK tự nhiên và tuổi MK từ 45- 55. Nhóm phụ nữ đối chứng: là những phụ nữ sinh sản tuổi từ 25- 39 không mang thai, không cho con bú và hiện vẫn đang trong lứa tuổi có hành kinh hàng tháng. Tiêu chuẩn chọn mẫu: Là những phụ nữ đã và đang sinh sống bình thường tại thành phố Thái Nguyên tối thiểu 3 năm, không có tiền sử phẫu thuật cắt tử cung, buồng trứng, không gù vẹo cột sống, bệnh gan- thận mạn tính, THA thứ phát, các bệnh lý về tim mạch…và hiện không dùng bất kỳ các loại thuốc nào. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Công thức tính cỡ mẫu: α = mức ý nghĩa (α = 0,05). P = tỷ lệ ước lượng. d = sai số tối đa cho phép là 3%, vậy d = 0,03. n = cỡ mẫu cần thiết Dựa vào kết quả nghiên cứu trước chúng tôi tính ra mỗi nhóm đối tượng n = 312. Vậy tổng số đối tượng nghiên cứu là 624. Phương pháp chọn mẫu: phương pháp chọn mẫu phân tầng kết hợp chọn ngẫu nhiên đơn. - Kỹ thuật định lượng: + Các chỉ số lipid máu được định lượng trên máy xét nghiệm sinh hoá tự động. 61
  3. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 Xét nghiệm Phương pháp định lượng Trị số bình thường Cholesterol So màu dùng enzym (cholesterol enzymatic < 5,2 mmol / L color) Triglycerid So màu dùng enzym(TG enzymatic color) < 2,3 mmol / L HDL – So màu dùng enzym > 0,9 mmol / L cholesterol LDL – cholesterol Tính trị số bằng công thức Friedewall < 3,12 mmol / L (LDL = CT – ( HDL + TG / 2,2 ) - Đánh giá theo kết qủa của Hội Châu Á Thái Bình Dương về xơ vữa động mạch và bệnh lý mạch máu (4.1998). - Tiêu chuẩn rối loạn lipid máu: có ít nhất một trong các bất thường: tăng CT, tăng TG, tăng LDL-C, giảm HDL-C. Xử lý số liệu: bằng phần mềm thống kê y học. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu Nhóm chỉ số Nhóm mãn kinh (n= 312) Nhóm đối chứng (n= 312) Tuổi trung bình 47 ± 4 29 ± 3 Trình độ văn hóa Không đi học (0) 1 (0,03%) 0 (0%) Bậc học phổ thông (1-12) (cấp 1, cấp 2, cấp 3) 215 (69%) 196 (63%) Đại học hoặc cao hơn (>12) 96(31%) 116 (37%) Nhận xét: Tuổi trung bình của nhóm phụ nữ mãn kinh là 47 ± 4, nhóm phụ nữ sinh sản là 29 ± 3. Nhóm mãn kinh và nhóm đối chứng có trình độ văn hóa tương đương nhau. Bảng 2: So sánh giá trị trung bình các chỉ số lipid máu giữa 2 nhóm nghiên cứu Các chỉ số Nhóm mãn kinh Nhóm đối chứng p lipid (n=312) (n=312) CHOLES 5,9 ± 1,18 4,22 ± 0,9 < 0,05 TG 3,2 ± 1,9 1,48 ± 0,1 < 0,05 HDL-C 1,4 ± 0,45 1,38 ± 0,6 > 0 05 LDL-C 2,9 ± 1,2 2,1 ± 1,1 < 0,05 LDL / HDL 2,3 ± 0,16 2,0 ± 0,28 > 0,05 CT / HDL 4,26 ± 0,2 3,67 ± 0,33 > 0,05 Nhận xét: - Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) về trị số trung bình của cholesterol, TG, LDL-C giữa nhóm phụ nữ mãn kinh và nhóm đối chứng. - Giá trị trung bình nồng độ HDL-C không khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm (p > 0,05). - Giá trị trung bình các chỉ số sinh xơ vữa CT/HDL và LDL/HDL không khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm (p > 0,05). 62
  4. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 Bảng 3. Phân bố sự rối loạn của các chỉ số lipid huyết thanh ở nhóm mãn kinh Các thông số lipid ( n = 312 ) Tỷ lệ ( % ) Cholesterol > 5,2 mmol / 205 65,7 L Triglycerid > 2,3 mmol / 195 62,5 L HDL- C < 0,9 mmol / L 55 17,6 LDL- C > 3,12 mmol / L 167 53,5 Rối loạn tối thiểu 1 chỉ số 212 67,9 trong các chỉ số nêu trên Nhận xét: Bệnh nhân có rối loạn chuyển hóa lipid máu chiếm tỷ lệ (67,9%), tỷ lệ này tương đồng với một số nghiên cứu trong và ngoài nước. Bảng 4: Tỷ lệ mức bình thường và mức nguy cơ đánh giá tình trạng XVĐM về các chỉ số lipid máu ở 2 nhóm nghiên cứu Nhóm Nhóm mãn kinh Nhóm đối chứng p Chỉ số (n= 312) (n= 312) Cholesterol toàn Bình thường 33,7 % 94,5 % < 0 01 phần Nguy cơ 66,3 % 5,5 % HDL- Bình thường 44,6 % 50,0 % > 0,05 cholesterol Nguy cơ 55,4 % 50,0 % LDL- Bình thường 39,1 % 91 % < 0,01 cholesterol Nguy cơ 60,9 % 9% Bình thường 14,4 % 64,1 % Triglycerid < 0,01 Nguy cơ 85,6 % 35,9 % Nhận xét: Phụ nữ mãn kinh có tỷ lệ cholesterol toàn phần, LDL- cholesterol, triglycerid thuộc loại nguy cơ XVĐM cao hơn phụ nữ 25- 39 tuổi (p < 0,001). BÀN LUẬN Estrogen là hormone được bài tiết chủ yếu ở nam và ở nữ tuổi mãn kinh có tác động chủ yếu điều hòa biểu hiện gen. Hormon ưa mỡ này khuếch tán thụ động qua màng tế bào, và gắn vào một thụ thể ở nhân để điều hòa sự phiên mã các gen đích. Thụ thể estrogen có ở đường sinh sản nữ và ở cả một số mô của nam. Thụ thể estrogen ở tất cả các mô được mã hóa bằng một gen duy nhất. Estrogen chịu trách nhiệm về sự tăng trưởng và phát triển bình thường của cơ quan sinh dục nữ và duy trì các đặc tính sinh dục phụ. Estrogen làm tăng sinh nội mạc tử cung trong vòng kinh (có phóng noãn), trong khi đó progesteron ức chế quá trình này. Ngoài các tác dụng sinh lý đó, estrogen có nhiều tác dụng chuyển hóa. Tác dụng quan trọng hơn của estrogen đối với chuyển hóa lipid là làm tăng nồng độ lipoprotein tỷ trọng cao (HDL) và giảm lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL). Các thay đổi đó trong lipoprotein huyết thanh có thể giải thích một phần nguy cơ tim mạch giảm rõ ràng ở nữ sau mãn kinh dùng liệu pháp thay thế estrogen. Nhiều tài liệu y văn đã ghi nhận estrogen làm tăng triglycerid, tăng cholesterol este hóa và cholesterol tự do, ngăn cản quá trình XVĐM bằng cách ngăn cản quá trình oxy hóa giúp loại bỏ cholesterol ra khỏi thành mạch.... 63
  5. Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi, số 2 năm 2013 Như vậy có thể ở phụ nữ mãn kinh do sự thiếu hụt về estrogen nên những ảnh hưởng có lợi cho hệ tim mạch giảm[1], [2], [4], [6]. Vì vậy cần quan tâm nhiều hơn về tình trạng rối loạn lipid máu ở phụ nữ mãn kinh và cũng cần có những nghiên cứu sâu hơn về sự ảnh hưởng của nồng độ estrogen với các yếu tố nguy cơ tim mạch khác và so sánh với nam cùng độ tuổi để làm nổi bật vấn đề. KẾT LUẬN Phụ nữ mãn kinh có nồng độ cholesterol toàn phần (5,9 ± 1,18mmol/L), LDL- cholesterol (2,9 ± 1,2 mmol/L), triglycerid (3,2 ± 1,9 mmol/L), tỷ lệ tăng cholesterol toàn phần (65,7%), LDL- cholesterol (53,5 %), triglycerid (62,5 %) có nguy cơ mắc XVĐM cao hơn phụ nữ 25- 39 tuổi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Epstein FH (1999), “The protective effect of Estrogen on the cardiovascular system”, The new England journal of medical, Vol 340, No 23, pp 1801-1807. 2. Phạm Công Khánh (2003), Xác định đường huyết, huyết áp, một số chỉ số nhân trắc và các bệnh lý liên quan trên phụ nữ mãn kinh ở thành phố Cần Thơ, Tiểu luận tốt nghiệp Bác sĩ, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ. 3. Phan Văn Các (2001), Nghiên cứu đánh giá thực trạng về sức khoẻ sinh sản phụ nữ mãn kinh ở vùng núi tỉnh Thái Nguyên xác định các yếu tố nguy cơ và các vấn đề cần quan tâm trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản, Trường Đại học Y Thái Nguyên, Thái Nguyên. 4. Trần Đức Thọ (1998), Bệnh tim mạch người già, NXB Y học, Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Mai Thế Trạch - Nguyễn Thy Khuê: “Mãn kinh”; Nội tiết học đại cương, Nhà xuất bản y học 2007. Tr 329-330. 6. World Health Organization (1996), “Cardiovascular disease and hormon therapy”, Research on the menopause in the 1990s, pp 54-62. 64
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2