intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Theo Bác Hồ đi kháng chiến: Phần 2

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:159

115
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nối phần 1, mời bạn đọc cùng tham khảo phần 2 Tài liệu Theo Bác Hồ đi kháng chiếnsau đây. Qua những trang Tài liệu, chúng ta sẽ hiểu thêm về tài thao lược của Bác Hồ khi vận nước ngàn cân treo sợi tóc; về cuộc kháng chiến của Bác luôn gần gũi với quân đội và nhân dân; về tình yêu thương bao la của Bác đối với đồng bào, đồng chí, cán bộ, chiến sĩ, già, trẻ, gái, trai, miền xuôi, miền ngược, Bắc cũng như Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Theo Bác Hồ đi kháng chiến: Phần 2

  1. II K .háng chiến toàn quốc bùng nổ, các cơ quan ta về , đóng ở vùng núi Hà Đông. Tôi nhớ vào dịp Tết nãm ấy - năm 1946 - Trung đoàn Thủ đô đang đánh giặc rất hăng ở Liên khu I. Để động viên nhân dân kháng chiến, cổ vũ các chiến sĩ trong Liên khu I đánh giặc, Bác tới Đài phát thanh đọc lời chúc Tết. Đầu năm 1947, trước thế giặc hung hãn, để tiện cho việc lãnh đạo kháng chiến, các cơ quan lãnh đạo của ta lại trở về Tuyên - Thái, vùng căn cứ trước Cách mạng tháng Tám. Sinh hoạt ở đây càng gian khổ hơn so với hồi còn ở Hà Đông và Sơn Tây. Mà công việc đến với Bác cứ như các lớp sóng biển dồn tới. Nhưng rất mừng là sức khoẻ của Người hồi này lại khá hơn. Bác vẫn làm việc thứ tự, ngăn nắp như thường lệ. Nhớ những ngày đầu tới châu Tự Do, bộ phận đi với Bác rất gọn nhẹ, tất cả chỉ có tám người vừa làm cảnh vệ, vừa liên lạc, cấp dưỡng. Chúng tôi làm một chiếc lán dài, ngăn đôi. Một nửa để Bác ở và làm việc, một nửa chúng tôi ở đồng thời dùng làm luôn cả phòng ăn, phòng họp. Công tác bảo mật lúc này được đề ra rất cao. Nhân dân rất tốt, được giáo dục về giữ bí mật kỹ càng. Nhưng vì leng kính yêu đối với Bác nên rất khó giữ được bí mật. Do đó. cứ nửa tháng, mười ngày lại phải chuyển chỗ ở. 138
  2. \ 'ề đời sống của Bác, vì di chuyển luôn, không tăng gia được, nên cũng gặp nhiều khó khăn. Hàng ngày ăn toàn cơm gạo đỏ với rau tàu bay luộc, hoặc xào, còn thịt thì băm nhỏ, kho hai phần thịt, một phán muối ớt rồi cất đi, ăn dần. Tuy thế, đến đâu cũng vậy, hễ thu xếp xong chỗ ăn ở, Bác lại đưa chúng tôi vào chương trình học chính trị, văn hoá. Bác rất coi trọng việc phổ biến cho chúng tôi hiểu biết tình hình thời sự. Nhứ một đêm, chúng tôi ngồi quanh bếp lửa, sinh hoạt tổ như thưòfng lệ. Sau khi nghe phổ biến tin chiến sự và chủ trương trường kỳ kháng chiến của Đảng, chúng tôi đang trao đổi ý kiến với nhau thì Bác tới. Người ngồi lên một gốc củi rồi hỏi chúng tôi có thắc mắc gì không. Một đồng chí trong chúng tôi hỏi Bác ; -- ITiira Bác, chúng cháu nghĩ mãi vẫn chưa rõ tại sao phải đánh trường kỳ, vì đánh trường kỳ thì hại người hại của lắm ! Bác phân tích cho chúng tôi rõ các mặt lợi, hại rồi lấy một ví dụ : - Sức ta lúc này như trai mười sáu, mà giặc thì như một lão già quỷ quyệt, độc ác. Nếu ta cậy sức đánh bừa thì sao chắc thắng đưực ? Phải vừa đánh, vừa nuôi cho sức mình lớn lên. Khi sức ta đã khoẻ, giặc đã suyvyếu, già cỗi, ta mới lừa thế quật nó ngã, như vậy có chắc không ? Bác dừng lại nhìn chúng tôi một lượt và khi đã thấy chúng tôi nhận thức được, Bác kết luận : - Vì vậy mófi nói trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi. 139
  3. Tới năm 1947, tình hình các mặt trận đã tạm thời ổn định. Bác đề ra cho các cơ quan phải sản xuất để tự túc một phần lương thực. Muốn vậy cần phải có địa điểm ở tương đối tốt, phải có căn cứ địa trên một quy mô lófn. Mỗi khi chúng tôi đi tìm địa điểm, Bác thường dặn những điểm cần thiết, nghe nhiều lần thành quen. Lời Bác dặn giống như một bài thơ dễ nhớ : Trên có núi Dưới cố sông Có đất ta trồng Có bãi ta vui Tiện đường sang Bộ Tổng Thuận lối tới Trung ương Nhà thoáng, ráo, kín mái Gần dân, không gần đường Chỉ có mấy yêu cầu ấy thôi nhưng thực hiện được thật là khó. Núi đẹp thì thiếu sông, được nơi kín đáo lại không thoáng ráo, không gần dân. Tuy vậy, gắng sức vẫn tìm ra được nơi vừa ý. "Chủ tịch Phủ" hồi này cũng không còn là chiếc lán dài nữa. Chúng tôi làm riêng cho Bác một cái "lầu". Tầng trên để Bác ngủ và làm việc ban đêm, tầng dưới để làm việc ban ngày, như vậy tránh được thú dữ và không khí ẩm thấp của núi rừng. Đồ dùng riêng của Bác thật là giản dị. Chỉ có cái chăn, cái màn, vài bộ quần áo và đôi dép cao su chúng tôi mua ở phố 140
  4. Sơn Dưííng thôi. Nếu được lệnh di chuyển đi đâu, chúng tôi chỉ việc đem cái màn và mấv bộ quần áo kia cuộn vào cái chăn của Bác thành một gói, thế là xong rồi. Ngoài ra còn có ít sách, ít tài liệu đựng trong chiếc túi, đi đâu Bác đeo lấy, chúng tôi chỉ mang hộ Bác chiếc máy chữ xách tay. Do đó "ngôi nhà lầu" tuy nhỏ mà vẫn rộng. Dạo này ngoài việc tập võ thuật, Bác còn tham gia đánh bóng và bơi lội. Bác chơi bóng chuyén rất vui. Người búng bóng và phát bóng chắc chắn, nhưng tuổi già nên chậm, chỉ đỡ được những quả nhẹ nhàng và ở phía trước thôi. Lúc bơi lội, chúng tôi thường bơi quanh Bác để giúp Người những khi qua dòng suối nước mạnh. Bác thường đùa, Người chỉ vào mình và chúng tôi mà nói : - Đây là "bà già". Còn đây là các tàu bay khu trục. Nhờ tập đều như vậy nên mỗi khi đi công tác gặp sông, bất kể ngày đêm, Bác vẫn cùng chúng tôi bơi qua một cách dễ dàng. Những lúc đi công tác gặp lũ to, suối lớn cũng ít khi Người chịu dừng lại. Cuối thu năm 1947, cuộc sống của Bác và chúng tôi đã khá chu đáo. Quanh nhà đã có vưòfn rau, giàn mướp, đàn gà, sân bóng, xà đơn, xà kép. Bác còn bảo mua đàn về để các đồng chí trẻ học nhạc, học hát cho vui. Ngoài công tác tăng gia của cơ quan, Bác lại cho chúng tôi tới làm giúp dân ở các xóm quanh đó, bày cho bà con biết cách làm ăn có kỹ thuật, hoặc cho thuốc chữa bệnh, tham dự các 141
  5. buổi họp của dân v.v... Những buổi làm giúp nhuvậỊy, nhân dân thường đem cho gà và nếp. Trước, chúng tôi kh)nig nhận, dân không bằng lòng. Sau, nhận rồi trả tiền, hoặc xeii c ó các thứ gì dân cần thì biếu lại. Thế là cả hai bên đều vui vẻ Giữa lúc ấy thì địch nhảy dù xuống thị xã 3ắic Cạn. Tinh hình chiến sự lúc này, chúng tôi được biết là : Mặt trận từ Bình - Trị - Thiên trở vào Nam, thì các mũi tiếrcổ n g của địch tạm dừng lại. Còn ở ngoài Bắc, sau thời gian đị;h chiếm được các thành phố lớn và đường số 5, đưòfng Hà Nộ — Nam Định, chủ lực của chúng phải rải ra để chiếm đóng, néi các cuộc tấn công thời gian qua có giảm đi. Gần đây, sau kii nối lại được hành lang Đông - Tây (Tây Bắc, Hoà Bình, H à Nội, Hải Phòng, Tiên Yên, Lạng Sơn), lại có thêm viện biih từ Pháp mới sang, địch quyết định tấn công Việt Bắc - nd đầu não của kháng chiến. Chúng cho binh đoàn Bô-phơ-rê tì’ Lạng Sơn lên chiếm Cao Bằng, binh đoàn Com-muy-nan từ Việt Trì ngược sông Lô lên chiếm Đoan Hùng, Tuyên Quang, Chiêm Hoá. Âm mưu của chúng là hội quân ở Bắc Cạn, tạo nàn h một cái ô bọc lấy Việt Bắc, rồi chúng cụp ô lại, khép chặt vòng vây, dưới đánh lên, trên đánh xuống, nhảy dù ở những ncrt nghi có cơ quan của Đảng và Chính phủ để lùng bắt, phá cho được đầu não của cuộc kháng chiến. Sau đó chúng sẽ bình định nốt các vùng khác. Kế hoạch của chúng thật là to lớn ! Chúng đã xây một giấc mơ thật là "huy hoàng" !. Sau khi Bác đã bàn bạc với Trung ương Đảng, vói Bộ Tổng tư lệnh để đối phó với tình hình, Người cho lệnh dời cơ quan. Tôi thắc mắc hỏi Bác về tình hình, Bác bảo : - Chúng mạnh về hai gọng kìm. Gọng kìm mà gãy, thì cái ô cụp xuống sẽ thành ô rách ! Tiếc là ta chưa có đủ chủ lực để 142
  6. chặn bàn tay của chúng thò vào trong ô, nên Bác và các chú cũng sẽ vất vả ít lâu đấy ! Đêm ấy, chúng tôi sấp xếp ra đi với tám gánh. Trời tối, mưa trơn, gió bấc hun hút. Bác, quần áo gọn, tay chống gậy, khăn mặt vắt vai, chờ người tới dẫn đường là đi. Người dẫn đường vừa đến, chúng tôi lập tức đòn gánh lên vai. Toàn đường tắt, hẻo lánh, đường mà đội Cứu quốc quân thứ hai nãm xưa đã đi xây dựng cơ sở. Đường trơn, gánh nặng mà chúng tôi tuy được rèn luyện ít nhiều nhưng chưa phải tất cả đã quen, nên tới nửa đêm có người đã bị tụt lại quá xa, đồng chí dẫn đường phải ghé vai giúp đỡ đổng chí yếu sức. Ngày hôm sau nghỉ, lương thực vơi đi một ít, cuộc hành quân thoải mái hofn. Trước lúc lên đường, Bác bảo : - Rút kinh nghiệm đêm qua hành quân thiếu công tác chính trị nên mệt, hôm nay các chú đi gần Bác, Bác kể chuyện cùng nghe. Lúc đầu kể chuyện vui, chuyện thời sự, sau Người bảo : - Các chú cần phải hiểu và thuộc Kiều, Chinh Phụ Ngâm mới được. Đó là những áng thơ hay của nước mình. Chúng tôi vâng lời. Người bắt đầu dạy. Tiếng Bác đọc trước, tiếng chúng tôi học theo sau, giọng ngân nga trầm bổng, hoà với tiếng đòn gánh tre điểm nhịp làm cho chân bước quên cả mỏi. Người dạy và giảng cho chúng tôi nghe cái hay, cái đẹp của Truỵện Kiểu, Chinh Phụ Ngâm. 143
  7. Trải qua hai đêm vất vả, chúng tôi về tới địa điểm và bó tirí cơ quan làm việc trong một khu vực. ở đây ít lâu thì tin cliến thắng Bông Lau trên đường số 4, chiến thắng Đoan Hùng, Bn.h Ca trên sông Lô dồn dập bay về. Lúc này tôi mới hiểu lời 3á.c nói trước khi đi. Gọng kìm chưa gãy nhưng địch không mm.h nữa rồi ! Thu dọn, bố trí chỗ ở vừa xong, Bác lại cho chúng tâ đ i gặt giúp dân. Lúc này dân đang gặt gấp để cất giấu thóc lú.a phòng địch nhảy dù đốt phá. Khu chúng tôi ở, có con đưyn.g xuyên qua nên dân hay đến hỏi công việc. Để tiện liên [ạc, chúng tôi đặt ở lối vào một cái mõ, ai có việc cần tới thì c:ứ đánh mõ, chúng tôi sẽ ra. Sau mấy ngày đi gặt, mõ cứ gõ luôn. Ra tới nơi chả có ai, chỉ thấy gạo, gà, mật ong đồng bào để đố. Vì đồng bào sợ chúng tôi không nhận nên đánh mõ gọi rồi gửi quà lại. Công việc đã tạm ổn định, thì một đêm, khoảng mười hai giờ, Bác đi họp về gần tới cơ quan, bỗng nghe tiếng vó ngựa dồn dập từ phía sau vọng đến, Bác lắng nghe và bảo : - Chừng lại có việc gấp rồi ! Một lát sau, đồng chí Chánh văn phòng Bộ Quốc phòn;g cùng đồng chí bảo vệ, từ trên mình hai con ngựa ướt đẫm m
  8. Bác viết thư trả lời anh Vãn và dặn dò đồng chí Chánh văn phỏng xong, Người dùng điện thoại trao đổi với các cơ quan gần đấy. Sau đó, Người ra lệnh cho chúng tôi chuẩn bị di chuyển cơ quan. Thu xếp xong thì vừa ba giờ sáng. Bác quyết định tranh thủ đi cả ban ngày, phân tán thành từiig tổ hai, ba đồng chí. Tôi được đi với Bác. Đêm qua Bác dự hội nghị rất khuya. Suốt cả ngày và đêm nay lại đi miết, nhưng Người vẫn dẻo dai. Thấy một cái lều gần bìa rừng bỏ trống, Bác bảo vào nghỉ một chút cho đỡ mệt rồi sẽ đi tiếp. Vừa cởi ba lô ra. Bác đã nói ngay : - Qiú đi ngủ trước, đến năm giờ thì dậy gác thay để Bác ngủ. Chỉ có hai Bác cháu mà Bác cũng cắt gác. Nhưng Bác đã bảo là phải nghe, nên mặc dù rất áy náy, tôi cũng đành phải vâng lời. Mệt quá, nằm xuống tôi đã thiếp đi luôn. Đến năm giờ mười phút, Bác mới gọi tôi dậy thay gác. Trời sáng dần. Tôi ngồi ngoài cửa nhìn Bác ngủ. Kỳ này Bác khoẻ lắm. Nước da hồng hào, gân ở bắp chân nổi lên cuồn cuộn nên Bác đi bộ cả ngày là chuyện thường. Nhưng râu và tóc của Bác so với ngày đầu tôi mới gặp Người thì đã bạc đi nhiều rồi. Thưcmg Bác suốt ngày vất vả, tôi định để Bác ngủ tới sáu giờ ba mươi sẽ gọi. Nhưng đúng sáu giờ, Bác đã thức dậy. Người hỏi : ~ Sáng hẳn chưa chú ? I.úc này trời bỗng có sương mù nên cũng đỡ ngại địch nhảy dù sớm. Bác cháu tiếp tục lên đường. Dọc đường, tôi phàn nàn : - Giá có một tiểu đoàn bảo vệ thì Bác đỡ vất vả. - Sao chú lại nghĩ vậy ? Nếu lúc này ta có lực lượng thì để đánh giặc chứ ! Có đánh được giặc mới bảo vệ được mình. 145
  9. Sau đó Bác giải thích cho tôi rõ : - Vì phong trào du kích chiến tranh chưa cao, nên ta (òn phải phân tán bộ đội ra xây dựng cơ sở du kích trong các tnh. Khi nào du kích chiến tranh đã phát triển, lúc ấy ta sẽ rút dần bộ đội vể, thành lập các lực lượng chủ lực. Bấy giờ mà chúng '.òn mò sâu vào vùng tự do của ta như thế này, chúng sẽ biết tay ! Cả ngày hôm ấy, Bác cháu đi miết về tới Quảng Nạp thì được tin trưa hôm đó, địch đã nhảy dù xuống khu vực cơ qian vừa di chuyển, ở Quảng Nạp còn đang chờ nghe tin các nơi thì địch đã nhảy dù xuống Cù Vân, Đại Từ, binh đoàn Bô-phc-rê chia một cánh quân tới chiếm Quán Vuông, Chợ Chu, phối lợp với nhau càn quét khắp vùng này. Bác ra lệnh cho các cơ qian chuyển sâu lên phía trên thượng nguồn sông Đáy. Đến địa điểm mới được mấy ngày thì tin tức từ mặt t-ận báo về là bọn giặc đã bị quân ta chặn đánh các ngả, phải rút khỏi Thái Nguyên chạy về Hà Nội. Chúng đã bỏ lại hàng nịàn xác chết, hàng trăm tên bị bắt sống. Chiến dịch Việt Bắc năm 1947 là thất bại dầu tiên của giặc. Cuộc kháng chiến của ta bắt đầu chuyển sang một giai đoạn mới. Tin chiến thắng từ mặt trận báo vé liên tiếp. Các nơi gửi rất nhiều quà chiến lợi phẩm về biếu Bác. Bác nhận rồi giao chc cơ quan chuyển đi tặng các cụ phụ lão, các cháu thiếu nhi và aiih em thương binh các bệnh viện. Căn cứ địa của ta ngày một thêm viíng vàng. Lúc này, chúng tôi lại làm một cái nhà chu đáo, đẹp đẽ hofn để Bác làm việc và nghỉ ngơi. Ngày ngày Người rất bận, nhứng thường lệ, nếp sinh hoạt của Người rất đều đặn, thứ tự. Những ngày ở gần Ngưòi bao giờ tôi cũng thấy Người như thế, dù lúc thuận lợi hay khi tình hình diễn biến phức tạp, khó khăn, căng 146
  10. thẳng, phong thái của Người vẫn điềm tTnh, kiên quyết, lạc quan, tự tin... Bác giốriíĩ như người cầm lái, dù đẹp trời biển lặng hay lúc sónị: to gió lớn, Bác vẫn vững vàng tay * * * Đ ên giao thừa 1946 - 1947, tôi được trực tiếp gặp Người. Đêm đ(\ Người đến đài phát thanh đóng tại Chùa Trầm (Hà Đông) Jể chúc mừng đồng bào cả nước nhân dịp năm mới. Người kêu gọi nhân dân cả hai miền Nam - Bắc đồng tâm nhất trí, triệu người như một, quyết tâm kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Hồi này, tôi đang làm biên tập viên ở Đài tiếng nói Việt Nam, phụ trách các buổi phát thanh tiếng Đức và tiếng Pháp. Chúng :ôi chỉ được biết Bác Hồ đến trước đó chừng hai, ba giờ đồng hồ. Sau khi chúc mừng đồng bào, Người gặp gỡ và nói chuyện thân mật với anh chị em công tác ở đài. Thoạt trông thấy tôi, Người tiến lại gần, tươi cười chào tôi và hỏi bằng tiêng Đức ; - Đ5ng chí Chiến Sĩ, cơm có ngon không ? Câu hỏi rất giản dị, mới nghe tưởng bình thường, nhưng chứa đựng cả một ý nghĩa rất sâu xa. Hồ Qiủ tịch hỏi như vậy, và tôi hiểu ngey rằng trong cuộc chiến đấu đầy gian nan thử thách này, tôi có thể vượt qua được không. Tôi lễ phép trả lời Người; (1) An Qaân, trong Theo Bác di chiến dịch, NXB Văn học Giải phóng, tháng 4-1976. 147
  11. - Thưa đồng chí Chủ tịch, cơm ngon lắm ạ ! Người mỉm cười, tỏ vẻ hài lòng rồi đi hỏi chuyện các đồne chí khác... Tháng hai năm 1948, chừng ít ngày sau Tết Nguyên đán, tôi lại được gặp Người. Lúc này tôi đã chuyển sang làm sĩ quan ở Cục tuyên huấn quân đội, phụ trách tờ báo Bạn chiến đấu xuất bản bằng tiếng Đức, nhằm mục đích kêu gọi lính lê dương người Đức và người Áo chấm dứt cuộc đời làm lính đánh thuê cho bọn thực dân Pháp. Một hôm, tôi nhận được bức thư đánh máy bằng tiếng Pháp, đề ngày 10 tháng 2 năm 1948, cuối thư là chữ ký của Hồ Chủ tịch bằng mực tím kèm theo một dấu triện hình vuông của Chính phủ Việt Nam lúc bấy giờ, lá thư viết : Gửi háo Bạn chiến đấu Các bạn thán mến, Rất cảm ơn các bạn về những s ố báo của Bạn chiến đấu. Đây là một vài ý kiến nhỏ đề nghị các hạn : ĩờ háo này dành cho những người lính lể dương, những chàng trai vui tính, dễ cáu kinh, dễ cảm xúc chứ không phải kì những người làm chính trị sâu sắc. Bởi vậy, cơn có những bức tranh, những hức vẽ khôi hài, nlìững gì làm cho họ vui cười, những tin íức ỉiỊỉắn về nước Đức và nước Pháp, đặc hiệt là những tin tức có liên quan đến đc/i sống của nhản dán (như không đủ lương thực tiếp tế, đình công, sự phiền nhiễu của các cơ quan cai trị...). Nói tóm lại, 148
  12. cần íùni cho họ cảm độníỊ, ihoải mái. làm cho họ cười và khóc, đê lôi ciiỏn họ rí' plìía clìúnq ta. KhỏnỊị nén viết nhữiĩỉỊ hài dài. Khôn^ nên viết nhữnĩị vein đề chinh tri lớn đương thời. Ccìc hạn nghĩ th ế nào ! CHÚC MỪNG NĂM MỚI 1 0 -2 -4 8 Hồ Chí Minh Bốn chữ "Chúc mừng năm mới" được đánh máy bằng tiếng Đức, cỡ chữ lớn. Cũng có điều tình cờ đáng mừng là bức thư của vị lãnh tụ tối cao đã đến đúng vào dịp sinh nhật của tôi nên tôi giữ bức thư này rất cẩn thận. Nó là cái cớ để tôi được đến chỗ làm việc của Bác. "Phủ Chủ tịch" là một túp lều tre, nằm bên bờ một dải rừng già. Túp lều này không có cửa, chỉ có rèm che. Khi bước vào vì xúc động, mà khổ người lại to, tôi va phải một bên rèm. Đang giữa lúc lúng túng, Người ném một quả cam và bảo "Đồng chí cầm lấy !". Đây chẳng những là một cử chỉ thân mật của Ngưòfi, mà còn để tồi tránh bỡ ngỡ. Ngay từ giây phút đầu, Người nói chuyện với tôi rất thoải mái, như người cha với đứa con ở xa vé. Bác pha nước, mời tôi uống và rút ra một bao thuốc lá bảo tôi hút. Bác hút khá nhiều. Tôi lặng lẽ nhìn suốt gian phòng của Người. Bàn làm việc, mà cũng là bàn tiếp khách của Người, được kết lại bằng mấy vạt tre to. Trên bàn có một chiếc máy chữ nhò đã cũ, một ít giấy, một cái ống tre đựng một ít bút thường và bút chì. Ngay cả chiếc giường nằm của Người cũng 149
  13. làm bằng tre. Lúc tiếp tôi, Người mặc bộ quần áo nâu, mên cổ quàng một chiếc khăn sợi đã cũ. Tôi hết sức xúc động, và cũng có phần lo ngại nữa, bởi vì, giữa cái rét Việt Bắc này, Người cũng chỉ ăn mặc, sinh hoạt đơn sơ như vậy thôi... Trong bầu không khí đầm ấm, Người hỏi thãm tôi về công việc, sức khoẻ và gia đình...^'* * * =fí Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Cơ quan Trung ương lại chuyển lên Việt Bắc. Năm sau, tồi từ Tuyên Quang về nhà ăn Tết. Chuía hết phép thì có người đến nhà gặp tôi. Người đó cầm theo) một bức thư của anh Vãn, thư báo Trung ương cần người nêm gọi tôi về làm việc. Khi đến Tuyên Quang, anh Văn hỏi tôi : - Còn nhớ "ô n g cụ" không ? - Nhớ chứ ! - tôi nói. Chúng tôi cùng cười vì tôi với anh Văn đều nhíic lạii hai tiếng "Ông cụ" để gọi Bác trong thời kỳ bí mật. Bây giờĩ mọi người đã quen gọi Hồ Chủ tịch là Bác rồi. Anh Văn nói tiê'ip : - Đoàn thé tin anh vì biết anh đã ở với Bác nên inuốm íinh sang làm việc bên Bác. Anh thấy thế nào ? (1) Ec-uyn Bốc-se kể, Trần Dương ghi. 150
  14. - Đoàn thể phân công đâu thì tôi ử đó. Được sang làm bên Bác thì còn gì bằng ! Thế là tôi lại gặp Bác. Bấy giờ tóc Bácđã lốm đốm bạc, nhưng Bác rất khoẻ mạnh, béo hơn trước, tôirấtmừng. Mừng là thấy có bác sĩ chăm sóc sức khoẻ cho Bác. Thấy tôi, Bác cũng mừng lắm. - Chú vản khoẻ chứ ? - Thưa Bác, cháu khoẻ ạ ! - Về đây, chú có đồng ý không ? - Thưa Bác, cháu rất muốn được gần Bác ạ ! - Chú đã học thêm được nhiều chưa ? - Cháu đã viết nhanh hơn, đọc cũng nhanh hơn. Nhưng vẫn chưa làm thạo bốn phép tính. - Chú về đây, nên chịu khó học tập. Lần nào gặp, Bác cũng nhắc tôi cố gắng học tập. Nghe lời Bác, tôi ra sức học, không học thì không công tác được. Lớp học của chúng tôi do Bác tổ chức. Học văn hoá và chính trị. Bác dạv chính trị. Bác giảng Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, giảng duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. "Trườìig kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi" - Bác đã lấy tám chữ của khẩu hiệu chiến lược đặt tên cho chúng tôi - những người giúp việc cho Bác. Tôi được Bác đặt là Thắng - Triệu Hổng Thắng. * * * 151
  15. Năm 1950, Bác bị sốt rét nhưng khoẻ lại rất nhiim. Đến đâu, Bác cũng bảo tôi đi vào các bản xung quanh để nắTi tình hình nhân dân. Sau mỗi chuyến đi công tác về, Bác đều hỏi cặn kẽ "Người ta nói thế nào ? Người đó tên gì ? Bao nhiêu tuổi ? Nguồn gốc bản thân và gia đình ra sao Một hôm, Bác hỏi tôi : - Quanh đây có nhiều bản người Dao không ? Tôi trả lời : - Thưa Bác, quanh đây thì không nhiều lắm. Độ một tuần sau, Bác cho gọi tôi và anh Lê Văn Lươr:g đến, Bác nói : - Làm gì cũng phải có người nòng cốt, phải đào tạo cán bộ. Bây giờ ta chưa có điều kiện làm lófn thì ta đào tạo những thanh niên gái, trai, tập trung tại đây huấn luyện, bồi dưỡng. Bác giao cho anh Lương phụ trách lớp. Còn tôi đưẹc giao việc vận động học viên. Tôi bắt tay vào công việc. Kofii ba mươi thanh niên tiên tiến người Dao ở các bản xung quình đã được tập trung về học. Bác cho chương trình học gồm nhữiig bài ; Mặt trận Việt Minh trước đây và Mặt trận Liên Việt Itgìiy nay ; Chính sách đoàn kết dân tộc của Đảng và Chính phủ ; Nhà nước dân chủ nhân dân ; Đạo đức cách mạng. Chiíng tôi đề nghị thêm bài Lời kêu gọi đồng bào kháng chiến đánn pháp của Bác. Bác đồng ý. Bác theo dõi sát từng bài giảng và nghe phản ánh thco luận từng bài một. Hôm tổng kết lớp, mỗi học viên đều viết bài thu 152
  16. hoạ-h. Bác xem rất kỹ tìrns bài thu hoạch và đánh dấu vào nhCng chỗ học viên tỏ ra chưa hiểu. Có một bài được Bác xem k ỹ ,'ổ i nói với tôi : - L('jp học đạt kết quả lắm, Chú xem bài thu hoạch này rồi chú Đày là bài thu hoạch của một đồng chí cán bộ. Đồng chí ấy ¿ã nhận ra rằng đoàn thể phân công đồng chí ấy đi vào chỗ giar khổ có giặc, không phải vì ghét bỏ đồng chí đó hoặc đưa đổrg chí ấy vào chỗ chết. Khi chưa hiểu người ta thường có ý ngh' không đúng. Lớp học của chúng tôi, ngoài một số thanh niên người Dao còn có một số cán bộ người Tày, làm công tác địch vận, cũng cần học. Đây là lớp huấn luyện thanh niên người Dao đầu tiên đưọc Bác trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng. Gần 30 thanh niên học l(írp này, bây giờ đã trờ thành những cán bộ nòng cốt trong phcng trào cách mạng của người Dao ở Việt Bắc. Mùa đông năm ấy, Việt Bắc rét hcm mọi năm, chúng tôi sống Irong hang đá, lại càng rét. Sáng mai sương xuống dày đặc, làm cóng buốt chân tay. Khi mới về công tác với Bác, tôi chỉ có một bộ quần áo vải mộc. Mấy hôm liền tôi đi công tác, ngực bị lạnh làm cho tôi ho luôn. Hôm ấy vào đưa thư cho Bác, lôi đã cố nhịn ho nhưng không sao nhịn được. Thấy tôi ho, Bác hỏi : - Chú ốm à, chú Thắng ? - Thưa Bác, không ạ ! BÁC nhìn tôi : - Sao trông người chú khác thế ? 153
  17. - Không ạ ! Chưa nói xong, tôi đã ho rũ ra. Bác liền đứng dậy ; - Chú không có áo rét à ? Bấy giờ cán bộ còn nghèo. Tôi ngần ngừ định không n(3i thật, nhưng không dám nói dối Bác. Trả lời xong, tôi quay ra thì Bác gọi lại và đến đầu giường lật tấm chăn mỏng, lấy ra chiếc áo trấn thủ màu ngả vàng Bác vẫn thường mặc, đưa cho tôi. Bác nói : - Chú mặc tạm cái này cho đỡ lạnh. Mùa đông cốt nhất phải giữ ngực cho ấm. Tôi không dám cầm. Mùa rét, Bác cũng chỉ có một chiếc áo trấn thủ và một chiếc áo khoác ngoài. Mà Bác đã già rồi ít chịu được rét. Thấy tôi chần chừ, Bác bảo ; - Chú mặc đi cho đỡ rét. - Thưa Bác... - Chú cứ mặc vào. Nhìn đôi mắt trìu mến của Bác, tôi không dám từ chối nữa. Bác giúp tôi cài cẩn thận từng cúc áo một. Có chiếc áo của Bác, ngực tôi ấm dần. Ấm bằng hcrt ấm của bông và cả bằng tình thương của Bác. Nhờ có chiếc áo trấn thủ, tôi dần dần khỏii ho. Tôi giữ gìn chiếc áo Bác cho rất cẩn thận. Chỉ iihữrng lúc thật rét mới mặc. Tôi có ý định giữ chiếc áo đó làm kỷ niệm, nhưng tôi không thực hiện được. Một năm tôi vé aià ă,n tết. Dân tộc Dao chúng tôi sống du canh, du cư, làm ăn ứất thiường 154
  18. nên đời Siống rất đói khổ. Trời rất rét mà bố tôi vẫn chỉ có một manh áo mỏng, thưcmg bố quá tôi đã biếu bố tôi chiếc áo trấn thủ. Chiếc áo trấn thủ đã sờn nhưng là chiếc áo ấm đầu tiên trong đời bố tôi được mặc. Bố tôi vui lắm. Nếu biết đó là chiếc áo của Bếic Hồ cho, chắc bố tôi sẽ vui sướng biết nhường nào ! Nhưng vì nguyên tắc bí mật, tôi không dám nói. Bố tôi mặc được mấy năm chiếc áo vẫn còn tốt. Theo phong tục người Dao, khi chết, người ta chôn theo tất cả những đồ quý giá của người đó lúc sống đã dùng. Bố tôi chết, gia đình tôi cũng bỏ cả chiếc áo trấn thủ chôn theo. Chiếc áo trâih thủ Bác cho đã làm ấÌTi ngực tôi, nay bố tôi mất, chiếc áo lại theo mãi mãi sưởi ấm cho linh hồn b ố tôi../'* * * * Siau khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, cơ quan Hội Liên hiệp Phụ nữ Trung ương rời Hà Nội lên Việt Bắc. Đến chỗ mới chưa quen khí hậu, chúng tôi sốt rét luôn. Chưa biết trồng trọt wà chăn nuôi, chúng tôi chẳng có mấy thức ăn trong bữa cơm. Sức khoẻ của chúng tôi sa sút trông thấy. Lúc ấy con đườriig từ chỗ Bác ở đến Phủ Thủ tưófng đi qua chỗ cơ quan chúnịg tôi. Bác đi họp về, ghé vào, thấy chị em trong cơ quan xanh xao, Bác rất thương. Những hôm sau, Bác gửi cho chúng tôi kíni thì rau, khi thì dứa. Một lần vào buổi chiều, Bác đến cơ (l) Triíệu Hồng Thắng, trong A voócH ồ, NXB Vàn hoá Dân tộc, 1977. 155
  19. quan, theo sau có mấy đồng chí, người mang má\ tlhu tlhanh, người mang hoạ báo... Bác lấy hoạ báo ra, kể cho tít ccả clhị em trong cơ quan nghe về đời sống phụ nữ Liên Xồ, 'ề CUỘ(C đấu tranh của phụ nữ Pháp ủng hộ cuộc kháng chiến cia nhâm dân ta. Chị em trong cơ quan hỏi Bác nhiều điều. Bá: ttrả liời cả những câu hỏi nhỏ nhặt nhất : "Tại sao trong hoạ táo' Liêin Xô lại thấy có nhiều ảnh chị em để tóc dài ? Có phải làsa.u khii vận động phụ nữ cắt tóc ngắn rồi lại phải vận động phạ mữ đtể tóc dài hay sao ?". Bác trả lời đại ý : Sau Cách mạng Ciá.ng Mười, Liên Xô có rất nhiều khó khăn trong công cuộc bẩD wệ v â xây dựng cuộc sống mới. Phụ nữ phải đem hết sức mình ra (chiến đấu và sản xuất, cho nên chị em ãn mặc giản dị, tóc cũmg cắt ngắn để đi làm cho gọn. Bây giờ Đại chiến thứ hai kết thiúc đã nhiều năm, nền kinh tế đã được khôi phục và phát triểm, đời sống được nâng cao, phụ nữ đã có thể trang điển cho thêm đẹp. Ai cho rằng để tóc dài đẹp và không vướng víu gì Itrong sản xuất thì cứ để. Một lần, Bác từ chiến trường Tây Bắc về, tạt vào cơ quan Hội phụ nữ. Ta vừa chiến thắng, Bác rất vui. Bác nói đ ạ i ý ; Các cô các chú ở nhà có tiến bộ không ? Bác đi công tác ồ mật trận tiến bộ nhiều lắm. Thầy học của Bác là bộ đọi, l a dân công, là nhân dân. Bác bảo Bác có quà cho chúng tôi, nhưng phải đoán iđúng thì Bác mới cho. Chúng tôi người đoán là kẹo, người đoìấn là bánh, người đoán là hoa... Bác chỉ cười. Cuối cùng Bác đuia ra, mới biết đó là mấy hộp dầu cao. Bác bảo mùa rét sắp tới,, Bác 156
  20. c h o để dùnii khỏi cảm lạnh. Hồi ấy, tiết trời mới sang đông, chị eim mới học đan được kicu mũ người đi núi, đội ấm cả đầu và cổ. Nhiều người đã đan gửi cho chồng. Trông thấy Bác đầu t:rần, chị Thanh Hương hỏi Bác đã có mũ chưa, Bác trả lời có rồi. Chị Thanh Hương xin xem rồi lại xin Bác đội lên. Quả tình cái mũ vừa cũ vừa không đẹp. Chị Thanh Hương chê là xấu lắm. Bác bão ; "Chẳng biết các cô đan đẹp thế nào mà chê mũ Bác xấu”. Tối hôm ấy, chị em bàn nhau phải đan biếu Bác một cái m ũ thật đẹp. Chị Mỹ Hảo, người khéo tay nhất bấy giờ được chị em giao cho công việc ấy. Chị đan một mạch đến khuya thì xong. Vốn biết Bác có vật gì quý đều đem thưởng bộ đội, hoặc hiếu các cụ phụ lão, chúng tôi lo rằng cái mũ cũng không được Bác dùng. Chúng tôi bàn là phải viết thư gửi theo thưa với Bác l;à cái mũ này chúng tôi đan mỗi người mươi dòng, biếu Bác, m ong Bác giữ mà dùng, may ra Bác nể tình mà giữ lại. Bang đi rmột thời gian, một hôm chị Thanh Hương và tôi lại được dự rmột cuộc họp. Bác đến, tất cả các đại biểu nữ, như thường lệ, được gọi lên ngồi ở hàng ghế đầu. Chúng tôi nhìn lên Chủ tịch Đ oàn thấy Bác rút trong túi ra cái mũ len chúng tôi gửi biếu, chúng tôi rất sung sướng. Một hôm, Bác mang đến cho ba cái áo len. Chị Hoàng Tliị A i, bấy giờ phụ trách cơ quan, không dám nhận và thưa là để Bác cho các chiến sĩ có công. Bác bảo : "Bác có cho các cô đâu rmà các cô từ chối. Đây là Bác cho các cô để các cô biết trọng mgười già. Một cái các cô biếu bác Tôn, một cái các cô biếu mẹ 157
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2