intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thí nghiệm 7 - Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm

Chia sẻ: Bui Van Them | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

124
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua bài "Thí nghiệm 7 - Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm", học sinh có thể thấy được những điều kiện nảy mầm của hạt. Cuối bài thí nghiệm có phần hỏi đáp giúp học sinh hoàn thiện và củng cố kiến thức bài học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thí nghiệm 7 - Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm

  1. Lời mở đầu  Các thí nghiệm và bài thực hành sinh học 6 sẽ mang tới cho các thày giáo, cô giáo,  các em học sinh có thêm những thông tin, những kỹ năng, những phương án phục  vụ bài dạy, bài học, làm các thí nghiệm, thực hành trong toàn bộ chương trình (gồm  7 bài thực hành bắt buộc và 7 thí nghiệm trong các bài học). Nội dung Tài liệu gồm 14 bài thực hành, thí nghiệm  trong chương trình sinh học 7,  mỗi bài có 3 nội dung cơ bản: 1­Mục đích bài.  2­Nội dung bài: chuẩn bị bài thực hành, bổ trợ kiến thức, các đồ dùng thiết bị cần  thiết, các bước tiến hành. Câu hỏi­bài tập (sau mỗi bài có các câu hỏi và bài tập  cho học sinh tự làm), câu hỏi trắc nghiệm, tự luận, có câu hỏi nâng cao, mở rộng,  vận dụng và liên hệ thực tế. 3­Hỏi ­ trả lời theo chuyên đề giúp học sinh mở rộng, hiểu biết thêm thông tin, tạo  hứng thú môn học và tìm hiểu khoa học.   Tài liệu còn cung cấp cách pha chế những hoá chất cơ bản khi tiến hành thí  nghiệm sinh học, kế họach bài dạy thực hành,  thí nghiệm  những kiến thức mở  rộng giúp GV hiểu sâu, nắm chắc vấn đề khi dạy học hoặc hướng dẫn học sinh  thực hành; những câu hỏi, bài tập giúp học sinh  rèn luyện, khắc sâu, mở rộng và  vận dụng kiến thức vào thực tiễn; những gợi ý, hướng dẫn cầm tay chỉ việc cho  học sinh giúp các em học và làm tốt thí nghiệm thực hành tại lớp và ở nhà. Lần đầu biên soạn không tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết, rất mong được  các đồng nghiệp đóng góp và chỉ giáo cho tác giả. Mọi ý kiến xin gửi tới: Bùi Văn  Thêm­Trường THCS Quế Nham­Tân Yên­ Bắc Giang   buivanthembg@yahoo.com.vn ĐT: 0912.716.203.   Danh mục Các bài thực hành   và thí nghiệm cơ bản trong chương trình & sgk sinh học 6 TN, Tiết trong  Bài, phần  TT Nội dung SGK trang TH CT trong bài Th 1  Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng 4 5 17 TH 2 Quan sát tế bào thực vật. 5 6 21 Th 3 Quan sát biến dạng của rễ. 12 12 40 Th 4 Quan sát biến dạng của thân 18 18 57 Bài tập thực hành: Tập làm mẫu ép Lá  Th 5 29 53 173 cây TH 6 Sưu tập các mẫu Nấm, Địa y 65 Th 7 Tham quan thiên nhiên. 68­69­70 53 173­176 tn­1 Sự hút nước và muối khoáng của rễ 10 11  35 tn­2 Sự dài ra của thân 14 14  46 tn ­3 Vận chuyển các chất trong thân 17 17  54 tn­4 Các thí nghiệm quang hợp 23­24 21  68 tn­5 Hô hấp 26 23 77 tn­6 Vận chuyển nước trong cây 27 24 80 tn­7 Điều kiện  cho hạt nảy mầm 42 35 113
  2. TN 7 ­  BÀI 35 : NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM (SGK Tr 113) ­Mục đích: Qua thí nghiệm thấy được những điều kiện nảy mầm của hạt. 1­Chuẩn bị thí nghiệm: ­ Một số hạt giống tốt (hạt đỗ, lạc, ngô...), đã phơi khô. ­3 cốc thuỷ tinh. ­Bông sạch, nước sạch 2­Các bước tiến hành thí nghiệm:                                                                                                                    B1­ Chọn một số hạt đỗ tốt, khô bỏ vào 3 cốc thuỷ tinh, mỗi cốc 10 hạt. B2­ Cốc 1 không bỏ gì thêm (thiếu nước)  ­Cốc 2 đổ nước cho ngập hạt khoảng 6 ­7 cm (có nước nhưng sẽ thiếu không khí)  ­Cốc 3 lót xuống dưới những hạt đỗ một lớp bông ẩm (có cả nước và không khí)  ­Để 3 cốc ở chỗ mát, nhiệt độ khoảng từ 20 ­>30oC.
  3. B3­ Sau 3­> 4 ngày, đếm số hạt nảy mầm ở mỗi cốc, viết kết quả thí nghiệm vào  bảng  Kết quả thí nghiệm STT Điều kiện thí nghiệm (số hạt nảy mầm ) Cốc 1 10 hạt đỗ  để khô (thiếu nước) Các hạt không nảy mầm 10 hạt đỗ  ngâm trong nước  Cốc 2 Các hạt không nảy mầm (thiếu không khí) 10 hạt đỗ để trên bông ẩm Cốc 3  10 Hạt đều nảy mầm (có cả nước và không khí) B4­Thảo luận và kết luận về các điều kiện cần thiết cho hạt nảy mầm?  Kết luận: Nước, không khí, nhiệt độ là các điều kiện cần thiết cho sự nảy mầm  của hạt.   3­Câu hỏi­bài tập 1.Vì sao trong vụ chiêm (tháng 5­6) khi gặt lúa về gặp trời mưa không phơi được  lúa mọc mầm rất nhiều; vụ mùa (tháng 10­11) khi gặt lúa về gặp trời mưa không  phơi được lúa mọc mầm rất ít? Trả lời: 2­Khi gieo hạt cây trồng cần phải: a­Gieo đúng thời vụ. b­Làm đất tơi xốp. c­Chống úng, chống hạn, chống rét. d­Cả a,b,c. Trả lời: 3­Có phải tất cả các hạt khả năng nảy mầm đều giống nhau? Vì sao hạt gấc sau  khi cho vào “đồ chín” mà vẫn còn khả năng nảy mầm? Trả lời: 4­Một em bé ăn quả na chín, đã nuốt cả các hạt na vào trong bụng, em hãy cho biết  ở trong bụng  các hạt na này có thể nảy mầm được  không? Trả lời: Hỏi đáp về khả năng  nảy mầm của  hạt  Hỏi:   Thực hư thế nào về hạt thóc 3000 năm vẫn nảy mầm ở Việt Nam Trả lời:             Đầu tháng 4 năm 2010, đoàn công tác  khảo cổ học thuộc Bộ môn Khảo cổ  học, Khoa Lịch sử, Trường Đại học  Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học  Quốc gia Hà Nội kết hợp với Bảo tàng  Hà Nội khi khai quật tại di chỉ Thành 
  4. Dền đã tìm thấy những hạt thóc và gạo  cháy tại một số hố rác bếp.           Tất cả những hạt này đều nằm  trong cùng một mặt bằng ở độ sâu gần  1 mét so với mặt đất. Các nhà khảo cổ  học dựa vào các mẫu gốm tìm thấy ở  cùng tầng đất đã cho rằng tầng đất với  độ sâu này có niên đại cách đây khoảng  3000 năm, thuộc tầng văn hóa Đồng  Đậu. Ảnh các hạt thóc 3000 năm  đã nảy mầm             Khi mang các hạt thóc tìm được  về ngâm nước để bảo quản, 10 hạt  thóc trong đó đã nảy mầm đâm lá.                     Những hạt thóc nảy mầm đã  được chuyển cho Viện Di truyền nông  nghiệp để nuôi cấy, chăm sóc và nghiên  cứu.  Viện Di truyền nông nghiệp để nuôi cấy  các cây lúa từ các hạt thóc 3000 năm Thu hút sự chú ý Những hạt thóc nảy mầm đã thu hút sự chú ý của dân chúng và các nhà khoa học vì  không ai ngờ hạt thóc 3000 năm tuổi lại vẫn nảy mầm và phát triển. Phó giáo sư, Tiến sỹ Lâm Thị Mỹ Dung ­ chủ nhiệm bộ môn khảo cổ học nói trên ­  cho biết việc phát hiện các hạt thóc, gạo không phải là điều hiếm gặp, nhưng việc  hạt thóc có niên đại vài nghìn năm lại nảy mầm thì hết sức hiếm có.  Giáo sư nông  nghiệp Đào Thế Tuấn khẳng định rằng theo các tài liệu chính thức, chưa từng có  phát hiện nào trên thế giới mà sau 3.000 năm hạt lúa vẫn nảy mầm. Theo Giáo sư  nông nghiệp Võ Tòng Xuân: "Hạt thóc không tiếp xúc với nước, đóng thật kín lại  có thể sống 100 năm. Việc những hạt thóc nảy mầm sau 3000 năm là chuyện hy  hữu, xưa nay chưa từng có". Viện trưởng Viện Di truyền nông nghiệp, Tiến sỹ Lê  Huy Hàm, nói rằng, về lý thuyết và thực tiễn, khó có hạt thóc nào có thể tồn tại  trong suốt 3000 năm trời. Tiến sỹ Nguyễn Lân Dũng của Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học cho rằng  những hạt thóc nảy mầm có thể là thóc hiện đại bị rơi vào tầng đất khai quật. Phó  giáo sư khảo cổ học Nguyễn Lân Cường nghi ngờ rằng những hạt thóc hiện đại có  thể đã được chuột mang xuống tầng đất khai quật, nhưng sau khi đi quan sát tại  chỗ ông đã loại trừ khả năng này. Để có thể khẳng định chính xác những hạt thóc đã nảy mầm quả thực có niên đại  3000 năm, các vỏ trấu của chúng sẽ được gửi đi kiểm tra tại Nhật Bản.  Trong khi  đó, Giáo sư Trần Đình Long ­ Chủ tịch Hội Giống cây trồng Việt Nam ­ cho rằng,  với 62 tính trạng hình thái của cây lúa, việc phân biệt lúa cổ hay lúa thường có thể 
  5. thực hiện được bằng mắt thường, có thể đợi đến khi ra hạt để xác định. Lúa cổ  cây dài, hạt thường tròn, trong khi lúa thường thân lùn, hạt dài. Hiện tại, theo quan sát của Giáo sư Tuấn, các hạt này có hình dạng ngắn, bề ngang  rộng chứ không thon dài như lúa nhiệt đới. Đây là cũng là hình dạng của các loại  lúa cổ xưa nhất ở Việt Nam như lúa nương, lúa nếp. Các giả thuyết về sức sống của "hạt thóc 3000 năm" Một số nhà khoa học đã đưa ra các giả thuyết khác nhau lý giải vì sao hạt thóc  3000 năm tuổi vẫn nảy mầm. Giáo sư Tuấn cho rằng sự cháy của các hạt thóc và  gạo trong điều kiện chôn vùi đã tạo ra một môi trường yếm khí tuyệt đối có tác  dụng bảo quản các hạt thóc. Có giả thuyết cho rằng tro bếp với các thành phần  hóa học chủ yếu là các muối vô cơ như canxi cacbonat (CaCO3), K2CO3, KCl,  phosphat và một số các kim loại như sắt, kẽm... đã bao bọc các hạt thóc và bảo  quản chúng. Dựa vào các tiêu chí về hình thái cây lúa và vào phân tích ADN, một số nhà khoa  học của Viện Di truyền Nông nghiệp ­ nơi nuôi cấy các hạt thóc Thành Dền nảy  mầm ­ cho rằng các hạt thóc "3000 năm" thực ra là hạt lúa hiện đại giống Khang  Dân 18. Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu để có  kết luận chính xác. Kết luận của các nhà khoa học Tại hội nghị thông báo khảo cổ học toàn quốc ngày 30/9/2010, bà Lâm Thị Mỹ  Dung cho biết phía Nhật Bản đã không xác định được niên đại hiệu chỉnh của mẫu  mà Việt Nam gửi sang phân tích. Phân tích ASM chỉ cho kết quả chính xác nếu  mẫu là vật hữu cơ đã chết, chứ không phải sống như các hạt thóc họ nhận được.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2