intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thi pháp thơ Đường

Chia sẻ: Bin Bin | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

904
lượt xem
142
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách Thi pháp thơ Đường do Nguyễn Thị Bích Hải biên soạn có nội dung gồm 2 phần. Trong đó phần một trình bày về những tiền đề lịch sử và lý luận, phần 2 giới thiệu về thi pháp thơ đường với 5 chương. Cuối cuốn sách còn có phần hướng dẫn học tập giúp người học nắm bắt và củng cố kiến thức một các dễ dàng. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thi pháp thơ Đường

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TỪ XA NGUYỄN THỊ BÍCH HẢI Thi pháp THƠ ĐƯỜNG (Sách dùng cho hệ đào tạo từ xa) Huế: 2007 1
  2. PHẦN MỘT: NHỮNG TIỀN ĐỀ LỊCH SỬ VÀ LÝ LUẬN I − MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU THI PHÁP THƠ ĐƯỜNG Thơ Đường là một thành tựu tiêu biểu của văn học Trung Quốc. Do đó hơn ngàn năm nay đã có nhiều công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước lấy thơ Đường làm đối tượng. Tuy vậy, các nhà nghiên cứu thơ Đường trước đây hoặc chỉ xét nội dung tư tưởng của thơ Đường, hoặc chỉ xét từng phương diện của hình thức thể hiện. Cũng có nhà nghiên cứu đi sâu vào từng loại thể hoặc từng tác giả cụ thể, nhưng chưa khảo sát thi pháp với tư cách là một hệ thống. Chuyên đề này nghiên cứu thi pháp thơ Đường tức là có mục đích khảo sát, phát hiện, miêu tả những quy luật của hệ thống hình thức thể hiện hệ thống nội dung của thơ Đường. Việc xác định sự phát triển của nội dung tư tưởng thơ Đường qua các giai đoạn và các thi phái, chúng ta đã thực hiện khi nghiên cứu lịch sử văn học Trung Quốc. Do đó chuyên đề này chỉ đi sâu khám phá quy luật của hệ thống hình thức trong mối liên hệ với hệ thống nội dung đã được xác định. - Tại sao thơ trữ tình lãng mạn đời Đường lại thường tìm đến sự tương thông, hoà hợp giữa con người với thiên nhiên, với thế giới ngoại cảnh ? Bằng cách nào nó thực hiện được điều đó ? - Tại sao dòng thơ phản ánh hiện thực đời Đường lại thường phản ánh những bất công xã hội với những hình tượng đối lập ? Và vì sao thể cách của nó lại khác với thơ trữ tình lãng mạn ? - Cái gì làm nên sự hấp dẫn của thơ Đường ? - Cái mã nghệ thuật của nó được lập nên bởi những phương tiện nào ? Trả lời những câu hỏi đó tức là tìm ra cái lý của hình thức , tìm ra hệ thống thi pháp. Đó chính là mục đích của việc nghiên cứu thi pháp thơ Đường. Muốn thể hiện, phản ánh một nội dung nào đó, tác giả phải sử dụng một hình thức tương ứng, thích hợp. Việc sử dụng một hình thức này hay một hình thức khác đều có lý do của nó chứ không phải là ngẫu nhiên, tuỳ tiện. Tìm ra được cái lý này, giải thích được tính quy luật của hệ thống hình thức sẽ giúp chúng ta hiểu thơ Đường một cách chính xác và khách quan. Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu thi pháp thơ Đường chính là ở chỗ nó giúp chúng ta lý giải các hiện tượng, phân tích các bài thơ một cách khách quan, chính xác, tránh sự áp đặt, khiên cưỡng. Nó giúp ta hiểu, phân tích và giảng các bài thơ một cách chính xác và có sức thuyết phục hơn. Mặt khác, vì thơ Đường là đỉnh cao của thơ cổ điển Trung Quốc, nó có ảnh hưởng sâu sắc đến thơ Trung Quốc các đời sau và cả đối với thơ Việt Nam trong thời phong kiến nên nắm được thi pháp thơ Đường, ta cũng có điều kiện để lý giải nhiều hiện tượng của thi pháp thơ cổ điển Việt Nam. Do đó, việc ứng dụng những kết quả của nghiên cứu thi pháp thơ Đường cũng sẽ được mở rộng. Nói cách khác, nghiên cứu thi pháp thơ Đường có ý nghĩa thực tiễn, thiết thực đối với những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy văn học. 2
  3. II − THẾ NÀO LÀ THI PHÁP HỌC VÀ THI PHÁP Gần đây, việc nghiên cứu thi pháp trở nên phổ biến ở nước ta. Điều này cũng có nhiều nguyên nhân. Trong một thời gian dài, do những hoàn cảnh và nhu cầu lịch sử - xã hội, trong nghiên cứu văn học, chúng ta chủ yếu quan tâm đến nội dung tư tưởng, còn hình thức chưa được quan tâm một cách thích đáng. Đành rằng ở mọi sự vật, hiện tượng, quá trình, nội dung vẫn là cái cơ bản, quyết định ; nhưng thực ra sự tồn tại của nội dung không thể tách rời được hình thức, vì hình thức là hình thức của nội dung. Do đó không quan tâm đến hình thức thì cũng là phiến diện và thiếu biện chứng. Việc nghiên cứu thi pháp chính là để khắc phục sự phiến diện đó. Nhưng nếu sự nghiên cứu hình thức tách rời cơ sở nội dung thì cũng lại sa vào một phiến diện khác. Hệ thống hình thức mà thi pháp học chọn làm đối tượng nghiên cứu luôn luôn phải gắn với hệ thống nội dung xác định. Vậy, thi pháp và thi pháp học là gì ? Từ điển bách khoa Xô viết ở mục Thi pháp học đã định nghĩa: "Thi pháp học (từ tiếng Hi Lạp poetike : nghệ thuật thơ ca) là một bộ phận của lý luận văn học nghiên cứu cấu trúc của tác phẩm văn học và hệ thống phương thức mỹ học được sử dụng trong đó. Thi pháp học bao gồm các bộ phận : - Thi pháp học đại cương : nghiên cứu các phương thức nghệ thuật và những quy luật cấu thành tác phẩm, những cách thức thể hiện ý đồ tác giả phụ thuộc vào loại thể văn học. - Thi pháp học miêu tả : chỉ ra những đặc điểm cụ thể của các tác phẩm, của các tác giả hoặc của các thời kỳ và các xu hướng. - Thi pháp học lịch sử : nghiên cứu sự phát triển của các phương thức nghệ thuật (các kiểu chuyển nghĩa, các cách tu từ, vận luật,... thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, nhịp điệu,...). Theo nghĩa rộng, thi pháp học tương hợp với lý luận văn học. Theo nghĩa hẹp nó tương hợp với sự nghiên cứu ngôn ngữ thơ ca, cách nói nghệ thuật". Mục Thi pháp học và thi pháp trong Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Chủ biên) định nghĩa : " Thi pháp học là khoa học nghiên cứu thi pháp, tức hệ thống phương thức, phương tiện biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác văn học. Mục đích của thi pháp học là chia tách và hệ thống hoá các yếu tố của văn bản nghệ thuật tham gia vào sự tạo thành thế giới nghệ thuật, ấn tượng thẩm mỹ, chiều sâu phản ánh của sáng tạo nghệ thuật. Xét các chỉnh thể văn học mang thi pháp có thể nói tới thi pháp tác phẩm cụ thể, thi pháp sáng tác của một nhà văn, thi pháp một trào lưu, thi pháp văn học dân tộc, thi pháp văn học một thời đại, thời kỳ lịch sử. Xét các phương tiện, phương thức nghệ thuật đã được chia tách, có thể nói tới thi pháp của thể loại, thi pháp của phương pháp, thi pháp của phong cách thi pháp kết cấu, thi pháp không gian, thời gian, thi pháp ngôn ngữ, ... Xét về cách tiếp cận, thi pháp học có ba phạm vi nghiên cứu : - Thi pháp học đại cương (còn gọi là thi pháp học lý thuyết, thi pháp học hệ thống hoá hay thi pháp học vĩ mô) - Thi pháp học chuyên biệt (hay còn gọi là thi pháp học miêu tả vi mô). - Thi pháp học lịch sử. 3
  4. - ... Thi pháp học chuyên biệt tiến hành việc miêu tả tất cả các phương diện nói trên (tức thi pháp thể loại, không gian, thời gian, kết cấu, ngôn ngữ, mô típ, ...) của sáng tác văn học nhằm xây dựng "mô hình"- hệ thống cá biệt của các thuộc tính tác động thẩm mỹ. Vấn đề ở đây chính là các tương quan của tất cả các yếu tố nói trên trong một chỉnh thể nghệ thuật. ... Thi pháp học chuyên biệt có thể miêu tả tác phẩm văn học cá biệt cũng như cụm tác phẩm trong sáng tác của một nhà văn, của một loại thể, một trào lưu văn học hoặc một thời đại văn học. Thi pháp học giúp ta công cụ để thâm nhập vào cấu trúc tác phẩm, cốt cách tư duy của tác giả cũng như nắm bắt "mã" văn hoá nghệ thuật của các tác giả và các thời kỳ văn học nghệ thuật, từ đó nâng cao năng lực thụ cảm tác phẩm. Thi pháp học cổ xưa nặng về tính chất quy phạm, cẩm nang. Thi pháp học hiện đại nặng về phát hiện, miêu tả các ngôn ngữ nghệ thuật đang hình thành và song hành với sự vận động của văn học" (1). Từ hai định nghĩa trên ta thấy, tuy hai cách diễn đạt có chỗ khác nhau nhưng quan niệm về thi pháp và thi pháp học căn bản là nhất trí : - Thi pháp là hệ thống các phương thức, phương tiện biểu hiện đời sống bằng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn học. Hệ thống đó có thể chia tách thành các phương diện - (yếu tố) : thể loại, kết cấu, không gian, thời gian, ngôn ngữ. - Thi pháp học là khoa học nghiên cứu hệ thống thi pháp đó. - Thi pháp học có ba bộ phận, trong đó, thi pháp học chuyên biệt có nhiệm vụ miêu tả các phương diện của thi pháp tác phẩm, tác giả, trào lưu, thời đại, dân tộc. Nói tóm lại, thi pháp học nghiên cứu hệ thống hình thức (tức thi pháp = nghệ thuật) biểu hiện hệ thống nội dung của các tác phẩm tác giả, tràn lưu, thời đại, dân tộc,... III − ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chuyên đề này có nhiệm vụ ứng dụng những lý thuyết của thi pháp học để nghiên cứu thi pháp thơ Đường. Có nghĩa là nghiên cứu thi pháp chuyên biệt của một thời đại thơ ca Trung Quốc bằng cách phát hiện, miêu tả đặc trưng của các yếu tố : hình tượng thẩm mỹ (con người), không gian, thời gian nghệ thuật, thể loại, kết cấu và ngôn ngữ, ... của thơ Đường. Do chỗ đối tượng nghiên cứu là thi pháp chuyên biệt của một thời đại thơ ca nên phương pháp chủ yếu để tiến hành là: miêu tả đặc điểm của các yếu tố hình thức một cách hệ thống để xác định tính chỉnh thể của hệ thống thi pháp. Để xác định đặc trưng của hệ thống này, cần phải tiến hành so sánh sự phát triển và mối liên hệ đồng đại và lịch đại của các yếu tố, do đó phương pháp so sánh - lịch sử cũng được sử dụng bên cạnh phương pháp chủ đạo là phương pháp hệ thống. Sở dĩ phương pháp hệ thống được sử dụng với tư cách chủ đạo là do tính chất của đối tượng nghiên cứu. Bản thân thi pháp là một hệ thống, các yếu tố phải được xác định trong mối liên hệ tương quan của chúng trong hệ thống, nếu tách biệt, chúng không có ý nghĩa. (Câu chuyện sau đây có thể cho thấy tầm quan trọng của mối liên hệ giữa các yếu tố và hệ thống: (1) Lê Bá Hán - Nguyễn Khắc Phi - Trần Đình Sử, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục, H., 1992, tr.206 − 207. 4
  5. Vì muốn mượn Kinh Kha hành thích Tần Thuỷ Hoàng, Thái tử Đan (nước Yên) rất trọng đãi chàng. Một lần nghe Kinh Kha khen đôi tay của một mỹ nhân trong hậu cung của Thái tử, Thái tử Đan liền chặt tay của người đẹp, đặt lên một chiếc khay, tặng cho Kinh Kha. Tráng sĩ rùng mình. Đôi tay sở dĩ đẹp vì nó là của người đẹp, là một bộ phận đẹp trong một toàn thể đẹp. Chặt lìa "yếu tố" đôi tay thì thật là tàn ác và chỉ còn gây nên nỗi khủng khiếp). Lại nữa, các phương pháp hỗ trợ cũng có thể coi là những yếu tố của hệ thống phương pháp. Do đó, có thể nói, để nghiên cứu thi pháp cần sử dụng một hệ thống phương pháp (chẳng hạn phương pháp phân tích, thống kê, phân loại, so sánh - lịch sử) trong đó phương pháp hệ thống là chủ đạo. IV − ĐỜI ĐƯỜNG, THƠ ĐƯỜNG, VỊ TRÍ CỦA THI PHÁP THƠ ĐƯỜNG Trong lịch sử xã hội phong kiến Trung Quốc, đời Đường có một vị trí khá đặc biệt. Ở đời Đường, Trung Quốc là một quốc gia phát triển phồn vinh trên tất cả các phương diện : kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá, nghệ thuật,... Thời đó, các ngành nghệ thuật đều phát triển (hội hoạ, âm nhạc, vũ đạo, kiến trúc, điêu khắc, văn học, thư pháp), trong đó phát triển nhất là hội hoạ và văn học. Trong văn học thì thơ là bộ phận có thành tựu cao nhất. Người Trung Quốc cũng như thế giới đều công nhận thơ Đường là đỉnh cao của thơ ca nhân loại. Gần ba trăm năm tồn tại của nhà Đường, người Trung Quốc đã sáng tạo nên một nền thơ ca vĩ đại. Bộ Toàn Đường thi (biên soạn ở đời Thanh, cách hơn một ngàn năm sau) thu hợp 48.900 bài thơ của hơn 2300 nhà thơ. Con số thực có của thơ Đường chắc còn lớn hơn, vì bộ Toàn Đường thi được sưu tập sau hơn một ngàn năm với rất nhiều thăng trầm biến cố lịch sử. Nhưng đó là mới nói về số lượng. Cái quan trọng hơn là chất lượng nội dung và nghệ thuật của thơ Đường. Thơ Đường phản ánh một cách toàn diện xã hội đời Đường, thể hiện quan niệm nhận thức, tâm tình,... của con người một cách sâu sắc, nội dung cực kỳ phong phú được thể hiện bằng hình thức hoàn mỹ. Thành tựu trên các phương diện của thơ Đường đều đạt đến đỉnh cao. Thơ Đường là tập đại thành của thơ cổ điển Trung Quốc cho nên những phương diện của thi pháp thơ cổ điển ở đây đều tiêu biểu. Trong cuốn Hán văn học sử cương yếu, Lỗ Tấn có nói: "Văn xuôi và thơ Trung Quốc đến Đường thì có một sự biến đổi lớn". Sự đột biến này là kết quả của một quá trình tích luỹ lâu dài những kinh nghiệm nghệ thuật của hơn mười thế kỷ thơ ca đã đến độ chín muồi. Sự đột biến này thể hiện ở kiểu tư duy nghệ thuật mới mẻ , độc đáo, tạo nên cái mốc quan trọng trên con đường phát triển của thơ ca Trung Quốc. 5
  6. PHẦN HAI: THI PHÁP THƠ ĐƯỜNG CHƯƠNG I: NGUYÊN NHÂN HƯNG THỊNH CỦA THƠ ĐƯỜNG VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA THI PHÁP Chương này nói về những điều kiện xã hội, lịch sử, tư tưởng, văn hoá, nghệ thuật làm cơ sở cho sự phồn vinh của thơ Đường và cũng là những tiền đề vật chất và văn hoá tinh thần của thi pháp thơ. 1. Nguyên nhân xã hội Nhà Đường tồn tại ba thế kỷ (618 - 907). Đây là thời kỳ chế độ phong kiến Trung Quốc đạt đến trình độ cực thịnh. Rút được kinh nghiệm của các triều đại trước, các ông vua đầu của nhà Đường đã thi hành những chính sách tương đối tiến bộ, tạo điều kiện cho sức sản xuất phát triển, kinh tế nhanh chóng được ổn định và phát triển chưa từng thấy. Trong khoảng thời gian từ Đường Thái Tông đến Đường Huyền Tông, Trung Quốc được sống trong thái bình an lạc. Arthur Waley trong bộ Bách khoa từ điển Anh đã nhận xét : "Trung Quốc đời Đường là nước lớn nhất, văn minh nhất thế giới"(1). Trong một đất nước phú cường như thế, tất nhiên trí thức, nghệ sĩ có đủ điều kiện để học tập, nghiên cứu, tu dưỡng và sáng tạo nghệ thuật. Nhưng trên cơ sở một quốc gia giàu mạnh, các ông vua đời Đường lại ra sức mở rộng các cuộc chiến tranh chinh phục các dân tộc láng giềng để bành trướng lãnh thổ. Những cuộc chiến tranh đã làm ảnh hưởng đến kinh tế xã hội, mặt khác cũng làm dấy lên tinh thần tự tôn dân tộc, tư tưởng Đại Hán. Lòng kiêu hãnh và tinh thần "Kiến công lập nghiệp" của một số tướng sĩ làm cho thơ biên tái thời kỳ này có một bộ phận rất hào hùng và cũng bộc lộ rõ tư tưởng Đại Hán của người Trung Quốc. Đồng thời chiến tranh muôn đời vẫn là tai hoạ của con người nên cũng làm nảy sinh dòng thơ phản đối chiến tranh ngay trong thơ biên tái. Đời Đường cực thịnh ở thời Khai Nguyên, Thiên Bảo của Đường Minh Hoàng. Nhưng sau khi đưa quốc gia phát triển cực thịnh, Đường Minh Hoàng đã trở thành một ông vua hưởng lạc và chính ông ta là người gây tai hoạ cho quốc gia. Loạn An Lộc Sơn đã đẩy Trung Quốc vào "thảm hoạ", "chiến tranh trời đất sụp" (Đỗ Phủ). "Tương truyền 36 triệu người mất mạng trong vụ đó" ( 2) . ( 3) "Dân số Trung Quốc sau biến cố này chỉ còn dưới 20 triệu" . Loạn An Lộc Sơn kéo dài chín năm thì bị dẹp nhưng từ đó, nhà Đường suy yếu. Mặc dù loạn nhà Đường còn tồn tại thêm 150 năm, nhưng về mọi mặt nó không thể nào lấy lại được sự thái bình thịnh trị như thời Thịnh Đường nữa. Tuy vậy, những nội ưu ngoại hạn này làm xã hội có những biến động cực kỳ to lớn, đặt thi nhân trước những hiện thực khắc nghiệt và đòi hỏi thơ ca phải phản ánh những hiện thực đó nên thơ chuyển hướng- từ lãng mạn ở thời Thịnh Đường sang khuynh hướng hiện thực ở thời Trung Đường. "Chưa thời nào thơ phát triển mạnh mẽ bằng thời bi thảm, chìm nổi đó"(W. Durant - Lịch sử văn minh Trung Hoa", Sđd). (1) Chuyển dẫn từ William James Durant (Mỹ), Lịch sử văn minh Trung Hoa, Trung tâm thông tin, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 1990, tr. 25. (2) Lịch sử văn minh Trung Hoa, Sđđ. (3) Trương Chính − Nguyễn Khắc Phi, Văn học Trung Quốc, NXB Giáo dục, H., 1988, tr. 134. 6
  7. Xã hội phức tạp thời Trung Đường là bối cảnh trực tiếp của khuynh hướng thơ hiện thực thời này. Còn tình trạng suy vi toàn diện của thời Vãn Đường lại ảnh hưởng sâu sắc tới thơ ca thời đó, khiến cho tính chất lãng mạn tiêu cực chiếm vị trí chủ đạo trong thơ Vãn Đường. Dẫu rằng chúng ta không đơn giản hoá quan hệ giữa xã hội - chính trị và nghệ thuật nhưng cũng không thể phủ nhận mối quan hệ đó - quan hệ giữa cái phản ánh và cái được phản ánh. 2. Nguyên nhân tư tưởng, văn hóa Trung Quốc là một đất nước có nền văn hoá lâu đời. Đến thời Đường thì nền văn hoá, học thuật và nghệ thuật đã có một bề dày lịch sử ít dân tộc nào đương thời có thể sánh kịp. Về phương diện tư tưởng, Trung Quốc thời Tiên Tần đã từng có một nền triết học, tư tưởng phát triển rất phong phú với nhiều học thuyết sâu sắc và độc đáo. Nhưng từ đời Hán về sau, do chủ trương "độc tôn nho thuật, bãi truất bách gia" nên suốt trường kỳ chế độ phong kiến chuyên chế hơn hai ngàn năm của Trung Quốc chỉ có nho gia được đề cao, trở thành xương sống ý thức hệ của xã hội và về cơ bản ở Trung Quốc không có tự do tư tưởng. Nhưng ở đời Đường có một hiện tượng đặc biệt: Nhà nước phong kiến Lý Đường cho phép tương đối tự do tư tưởng, không độc tôn Nho giáo, mà cho phép tất cả các trào lưu tư tưởng được tự do truyền bá. Tất cả các tôn giáo ngoại lai, những tư tưởng triết học truyền thống của Trung Quốc đều được phát triển. Trong đó sự tịnh thịnh của ba dòng tư tưởng Nho, Phật, Đạo (cũng gọi là Nho, Thích, Lão) là đặc trưng nổi bật trong diện mạo tư tưởng của đời Đường. Về văn hoá nghệ thuật, đời Đường cũng được sự tiếp sức của nền văn hoá quá khứ và những kinh nghiệm nghệ thuật tích luỹ được từ các thời kỳ lịch sử trước. Kế thừa chế độ khoa cử đời Tuỳ, nhà Đường cũng tổ chức các khoa thi để chọn người vào hàng ngũ cai trị; mà thơ là một bộ môn phải thi nên trí thức thời bấy giờ đều tích cực trau dồi tri thức và nghệ thuật làm thơ. Nhà thơ hầu hết đều đỗ Tiến sĩ và làm quan. Các ông vua đời Đường cũng làm thơ và rất trọng thi sĩ, tạo nên một phong khí trọng thơ trong toàn xã hội. Hoàng đế, quan lại, đến ni cô, đạo sĩ, hoà thượng, chú tiểu cho đến ngư, tiều, kỹ nữ,... cũng đều ít nhiều có làm thơ. Đó là điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của thơ ca. Lại nữa, các bộ môn nghệ thuật khác như vũ đạo, âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc, thư pháp (nghệ thuật viết chữ của người Trung Quốc) đặc biệt là hội hoạ đều rất phát triển. Thơ ca chịu ảnh hưởng của các bộ môn nghệ thuật ấy, nhất là về phương diện tư duy nghệ thuật. Trong đó kết hợp đặc biệt chặt chẽ với thơ là hội hoạ. Hội hoạ Trung Quốc đặc biệt coi trọng việc ghi lại ấn tượng và sự gợi ý. Cũng như thơ, hội hoạ đời Đường tư duy bằng quan hệ, chú trọng sự biểu hiện bằng quan hệ hơn là miêu tả tỷ mỷ hiện thực. Người Trung Quốc rất yêu thích hội hoạ vì họ vốn chuộng sự ít lời mà hội hoạ thì được coi là "vô thanh thi" (thơ không lời). Những quan niệm nghệ thuật chung của hội hoạ và thơ đều có liên hệ sâu xa với những quan niệm "vô ngôn chi giáo" "đối diện đàm tâm" của Đạo gia, với "niêm hoa vi tiếu", "tĩnh lự", "đốn ngộ",... của Thiền Tông. (Thiền Tông là một tông phái của Phật giáo Trung Quốc. Tông phái này là một sự Trung Quốc hoá Phật giáo sâu sắc, trong đó có cả sự dung hợp những tư tưởng cổ truyền của Trung Quốc). Đặc biệt, thơ Đường là sự kế thừa và phát triển đến đỉnh cao của hơn mười thế kỷ thơ Trung Quốc. Khởi nguyên từ Kinh Thi và Sở từ, thơ Trung Quốc đến Đường đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm nghệ thuật quý báu. Tinh thần hiện thực, tinh thần chống chiến tranh,... có từ Kinh Thi, từ nhạc phủ đời Hán và thơ Kiến An, dân ca Bắc triều; tinh thần lãng mạn, thái độ an bần lạc đạo, trở về với thiên nhiên có từ Sở từ, thơ Khuất Nguyên, thơ Đào Tiềm, Tạ Linh Vận và dân ca Nam triều,... đều là những ngọn nguồn quan trọng cho sự hình thành các phái thơ và phong cách thơ Đường. Về phương diện hình thức và thể loại, thì những hình thức thi, từ, ca hành, nhạc phủ, cổ phong có từ các giai đoạn trước đều được kế thừa; riêng luật thi đã được manh nha từ thời Lục triều đến bây giờ đã được hoàn thiện. Những tác phẩm về lý luận văn học, về thi luật,... của các giai đoạn 7
  8. trước như Luận văn của Tào Phi, Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp, Thi phẩm của Chung Vinh, Tứ thanh phổ của Thẩm Ước,... đều được nghiên cứu. Người Trung Quốc đến bấy giờ đã tự giác về ngôn ngữ đơn tiết ca thanh của mình và rất có ý thức về đặc điểm ấy trong việc làm thơ. Tất cả những ngọn nguồn đó đều hội tụ lại ở thơ Đường. Cho nên sự hưng thịnh và đạt đến đỉnh cao của thơ Đường là kết tinh của cả một quá trình chịu sự quy định và ảnh hưởng nhiều mặt của một thời đại; của phương pháp tư duy, của các triết thuyết và kế thừa truyền thống của bản thân nghệ thuật thơ ca. Sự ổn định, thống nhất về xã hội, sự hội nhập của các dòng tư tưởng và sự kế thừa truyền thống nghệ thuật là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự đổi mới tư duy nghệ thuật, đổi mới thi pháp thơ Đường. * * * Thi pháp thơ Đường mà chúng ta nghiên cứu ở đây thuộc về "thi pháp chuyên biệt" (hay thi pháp miêu tả). Chúng ta ứng dụng những lý thuyết của thi pháp học đại cương để nghiên cứu thi pháp thơ của một thời đại, một giai đoạn trong tiến trình lịch sử văn học Trung Quốc. Thi pháp là hệ thống hình thức, hệ thống phương tiện nghệ thuật của thơ. Hệ thống hình thức của thơ Đường, bản thân nó là một mắt khâu trên tiến trình thi pháp thơ Trung Quốc. Nó chịu ảnh hưởng của thời đại, của quan niệm triết học, của các loại hình nghệ thuật khác và của các giai đoạn thơ ca. Nó là "kiểu" tư duy nghệ thuật hoàn chỉnh và độc đáo. Cái mà Lỗ Tấn nói: "... Thơ Trung Quốc đến Đường có một sự biến đổi lớn" chính là ở việc hình thành một kiểu tư duy nghệ thuật, một hệ thống thi pháp mới. Trong hệ thống thi pháp này, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các phương diện : - Quan niệm nghệ thuật về con người. - Không gian nghệ thuật. - Thời gian nghệ thuật. - Thể loại và ngôn ngữ. 8
  9. CHƯƠNG II:CON NGƯỜI TRONG THƠ ĐƯỜNG Con người là chủ thể, là đối tượng, đồng thời cũng là mục đích của văn học. Sáng tác văn học là một hoạt động nhận thức nên bao giờ cũng mang tính quan niệm. Phản ánh và thể hiện con người, tất nhiên văn học không thể không có quan niệm về con người. Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù rất quan trọng của thi pháp học. Nhà văn không thể miêu tả, thể hiện đối tượng mà không có quan niệm về đối tượng mặc dù họ có ý thức tự giác về điều đó hay không. - Con người, nó là ai ? - Con người thế nào là thiện, là mỹ ? - Con người thế nào mới xứng đáng là con người ? Cách lý giải những câu hỏi ấy làm nên hệ thống quan niệm nghệ thuật về con người. Ở đây, ta xét quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Đường tức là quan niệm của một dân tộc ở một thời đại thơ ca. Con người là tổng hoà của những quan hệ Trong văn học, con người là trung tâm. Do đó quan niệm nghệ thuật tuy không đồng nhất với quan niệm triết học về con người nhưng giữa chúng có mối quan hệ rất mật thiết. Ở thời cổ, con người luôn đặt mình trong mối quan hệ tương thông, tương hợp với thiên nhiên. Ở Trung Quốc, quan niệm đó được thể hiện trong các mệnh đề như "Thiên nhân hợp nhất", "Thiên nhân tương dữ", "Thiên nhân tương cảm". Những câu nói nổi tiếng của Trang Tử "Thiên địa dữ ngã tịnh sinh, vạn vật dữ ngã vi nhất" (Trời đất cùng sinh ra với ta, vạn vật với ta là một − Nam hoa kinh, Tề vật luận), hay của Mạnh tử : "Vạn vật giai bị ư ngã" (Vạn vật đều có đủ ở trong ta),... cũng thống nhất về cơ bản với những mệnh đề trên. Và trong quan niệm cổ truyền của người Trung Quốc, chỉ người nào quán thông được cả trời, đất và người (nam tài) thì mới đủ tư cách làm "Vương" ( ) .Đó là quan niệm con người trong vũ trụ trong triết học cổ đại Trung Quốc. Quan niệm ấy chi phối những hoạt động ý thức, tinh thần, khoa học, nghệ thuật thời cổ. Quan niệm con người vũ trụ là quan niệm cho rằng: Con người liên quan mật thiết với đất trời - vũ trụ. Con người là một "tiểu vũ trụ" trong lòng "đại vũ trụ" (có quan niệm như vậy, Lý Bạch mới có thể đối diện với núi Kính Đình và cảm nhận sự "tri âm" của con người với ngọn núi trong một cái nhìn tương thông: tương khan lưỡng bất yếm). Đó cũng là quan niệm về con người của nghệ thuật thời cổ và tồn tại mãi suốt thời phong kiến, thậm chí đến tận thời hiện đại (như trong bài từ Sơn của Mao Trạch Đông chẳng hạn). (Cũng cần lưu ý là quan niệm "con người vũ trụ" là phổ biến ở các dân tộc thời cổ chứ không riêng gì Trung Quốc, nhưng ở Trung Quốc cũng như nhiều nước châu Á, vì văn minh nông nghiệp, sự gắn bó với thiên nhiên rất mật thiết nên quan niệm này càng sâu sắc và lâu bền). Trong Kinh Thi, Sở từ ta cũng thấy quan niệm này. Thiên nhiên trong thơ Tiên Tần còn hồn hậu chất phác, từ trong nhịp sống của đời thường đi thẳng vào thơ, có thể thông qua tưởng tượng phong phú (như trong thơ Khuất Nguyên), nhưng chưa có một sự "chưng cất", thanh lọc, chưa có những ước lệ như trong thơ Đường. 9
  10. Đến đời Lục triều, phái sơn thuỷ (tức thơ thiên nhiên) chính thức ra đời với hai đại biểu xuất sắc là Đào Tiềm và Tạ Linh Vận. Thời Lục triều, xã hội tao loạn, con người muốn lánh những hệ luỵ, những ưu hoạn của đời thường, nên họ thường tìm về với thiên nhiên bằng lối sống ẩn dật và bằng thơ. Thời đó, đạo gia và Đạo giáo thịnh hành. Phật giáo cũng đã được truyền bá và phát triển. Cả đạo gia, Đạo giáo và Phật giáo đều chủ trương xuất thế, trở về với tự nhiên. Chủ trương ấy tất nhiên có ảnh hưởng sâu sắc đến thơ. Con người đó xuất hiện trong tư thế vũ trụ, đứng giữa đất trời "đầu đội trời, chân đạp đất", nối đất với trời. Tiếng thơ cất lên như tiếng "giữa trời". Ta ít khi thấy nhà thơ xuất hiện với tư cách một cái tôi cá nhân, bởi con người đó là con người siêu cá thể : Tiền bất kiến cổ nhân Thiên Hậu bất kiến lai giả Niệm thiên địa chi du du Độc thương nhiên nhi thế hạ. Độc (Trần Tử Ngang - Đăng U Châu Đài ca) Tiền Hậu (Người trước chẳng thấy ai Người sau thì chưa thấy Ngẫm trời đất thật vô cùng Địa Riêng lòng đau mà lệ chảy.) Điểm nhìn nghệ thuật được đặt chính giữa trung tâm của vũ - trụ; − Trung tâm của không gian : thiên - địa (vũ) − Trung tâm của thời gian : tiền - hậu (trụ) Con người đứng ở giữa giao điểm của không - thời gian mà lên tiếng. Đó là, tiếng nói của một "tiểu thiên địa" giữa lòng thiên địa mênh mông, giữa dòng thời gian tiền - hậu vô thuỷ, vô chung. Cái "tiểu thiên địa" ấy chỉ biết "Độc thương nhiên nhi thế hạ" khi đối diện với vô hạn vô cùng của vũ trụ. Con người bị giới hạn bởi không gian và thời gian, bản thân nó cũng là một không - thời gian hữu hạn. Nó không thể trong một lúc vừa ở chỗ này vừa ở chỗ khác, nó không thể vừa ở hôm nay vừa ở ngày mai. Vì thế, nó khát khao tìm lại hôm qua (tiền) vươn tới ngày mai (hậu), vượt không gian để có mặt khắp "thiên địa chi du du" - nhưng bất lực. Nó đứng cô "độc" ở điểm này mà rơi lệ, mà gửi giọt lệ cảm thương vào thiên cổ. Trần Tử Ngang trong khoảnh khắc trên đài U châu là một "con người vũ trụ tiêu biểu". Đăng U Châu Đài ca được coi là một tiếng chuông đánh thức thi đàn mấy trăm năm tịch mịch chính vì ở đây, Trần Tử Ngang đã tạo dựng được tư thế vũ trụ tiêu biểu đến như vậy. Hơn ngàn năm trước, Lão Tử nói "Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên" (Người theo lẽ đất, đất theo lẽ trời, trời theo lẽ đạo, đạo (thuận) theo lẽ tự nhiên). Rút gọn lại:"Nhân... pháp tự nhiên" (Con người... (thuận) theo lẽ tự nhiên). Đó là một quan niệm triết học về con người, coi con người như một "mô hình", "bắt chước", "đồng dạng" với thiên địa. Và về cấu trúc hình thể, về vận động, về mọi hành vi ứng xử, thế giới tâm linh,... của nó đều tương ứng với vũ trụ. Trong thơ Đường, ta thấy con người ấy luôn luôn khát vọng hoà hợp với thiên nhiên, ở giữa đất trời, cảm ứng với đất trời. Tiếng nói của nó hoà âm với nhịp điệu của vũ trụ. Bạch nhật y sơn tận Hoàng Hà nhập hải lưu Dục cùng thiên lý mục 10
  11. Cánh thướng nhất tằng lâu. (Vương Chi Hoán - Đăng Quán Tước Lâu) (Bóng ô đã gác non đoài Sông Hoàng nước chảy ra ngoài biển khơi Dặm ngàn tầm mắt muốn coi Lầu cao ta lại lên chơi một tầng.) (Ngô Tất Tố dịch thơ, Thơ Đường, Tập I, NXB Văn học, H., 1987) Cả không gian bao la được thu vào trong tầm nhìn của con người. Sự tương giao, hoà hợp giữa thiên nhiên và con người được thể hiện dưới nhiều dạng thức. Có khi thiên nhiên như bao bọc con người trong vận động tự nhiên của nó : Thanh sơn hoành bắc quách Bạch thuỷ nhiễu đông thành Thử địa nhất vi biệt Cô bồng vạn lý chinh... (Lý Bạch - Tống hữu nhân) (Núi xanh chắn ngang vùng ngoại ô phía bắc Nước bạc uốn quanh thành phía đông Nơi này một lần chia tay Ngọn cỏ bồng đơn chiếc đi xa muôn dặm.) Đó là cái nhìn từ vị trí trung tâm, thấy "sơn, thuỷ" uốn lượn quanh mình. Con người chia tay con người để thành hai cõi cô đơn. Từ một điểm, cái nhìn được đặt từ xa (sơn, thuỷ) mà rút về một điểm (thử địa), rồi lại từ một điểm giãn nở ra vô tận... Cũng từ một điểm nhìn trung tâm ấy, Đỗ Phủ bao quát hết mọi chiều không gian trong tư thế "đăng cao". Con người được đặt ở vị trí trung tâm để tương thông cùng thế giới, tạo nên một sự hài hoà, thống nhất giữa thế giới nội tâm với thế giới ngoại cảnh. Đó là lý do vì sao trong thơ Đường, ta thấy nhiều cảnh thiên nhiên đến như vậy. Trong quan niệm của người xưa, khi con người đã là con người vũ trụ, thì thiên nhiên cũng là thiên nhiên hữu linh; và như thế, mỗi thực thể thiên nhiên cũng như con người, là một vũ trụ. Nhất phiến hoa phi giảm khước xuân (Đỗ Phủ- Khúc giang I) (Một cánh hoa rơi giảm vẻ xuân.) Một câu thơ bảy chữ, nhưng chứa đựng cả một quan niệm - một cánh hoa, một thực thể bé nhỏ vi tế đến như vậy cũng đại biểu cho mùa xuân, mang trong nó một mùa xuân. Cứ thế, tất thiên nhiên ấy có tình cảm như con người. Hầu như không bao giờ thấy thơ Đường phủ nhận tính chất hữu linh của thiên nhiên, mà chỉ thấy thiên nhiên hữu linh, hữu tình, hữu tâm. − Thỉnh quân thí vấn đông lưu thuỷ Biệt hận dữ chi thuỳ đoản trường (Lý Bạch - Kim Lăng tử tứ lưu biệt ) (Xin anh thử hỏi dòng nước chảy về đông 11
  12. So với nỗi buồn tiễn biệt đằng nào dài ngắn?) − Nhân diện bất tri hà xứ khứ Đào hoa y cựa tiếu đông phong. (Thôi Hộ - Đề Đô Thành nam trang) (Gương mặt người không biết đã đi đâu Chỉ có hoa đào vẫn cười gió đông như cũ.) Đầy xúc cảm, tâm trạng trong một "nụ cười" của cánh hoa đào trước nỗi bẽ bàng của thi sĩ đa tình : Duy hữu xuân phong tối tương tích Ân cần cánh hướng thư trung xung. (Dương Cự Nguyên - Hoạ luyện tú tài "Dương liễu") (Chỉ có ngọn gió xuân là đầy tình thương tiếc Ân cần đến thổi giữa tay anh.) Dòng nước "hận", hoa đào "cười", ngọn gió "tiếc thương", đó là cái tình, cái "tâm",... của thiên nhiên trong mối giao hoà, tương cảm với con người. Không phải là "nhân cách hoá" mà là quan niệm nghệ thuật: thiên nhiên với con người có chung một cái "tâm". Nếu như có lúc người ta nói thiên nhiên vô tình thì đó chỉ là sự trách móc : − Vô tình tối thị Đài Thành liễu Y cựu yên lung thập lí đê. (Vi Trang - Kim Lăng đồ ) (Vô tình nhất là rặng liễu ở Đài Thành Vẫn giống như xưa, bông rũ xuống như làn khói phủ trên con đê mười dặm.) − Nhất khứ Cô Tô bất phục phản Ngạn bàng đào lý vị thuỳ xuân. (Lâu Dĩnh − Tây Thi thạch) (Cô Tô một chuyến đi, đi biệt Đào lý bên bờ xuân với ai?) Nàng Tây Thi đã một đi không trở lại, cây đào, cây lý kia ngày xưa đã vì nàng mà đem vẻ xuân về, bây giờ nàng không còn nữa, sao đào, lý vẫn xanh tươi một cách vô tình quá thể ? Trách liễu, trách đào, lý do vô tình bởi trong ý niệm của thi nhân chúng vốn hữu tình, đa tình. Trong con mắt, trong tấm lòng của thi nhân, thiên nhiên, vạn vật đều hứng tình vì "vạn vật dữ ngã vi nhất" (vạn vật với ta là một). Vạn vật đều có tình, đều "là một" đối với ta huống chi con người. Thơ Đường đặc biệt quan tâm thể hiện quan hệ tương giao, hoà hợp giữa con người với con người. Trong thơ hiện đại − ta thấy xuất hiện nhiều con người trong thơ Đường không khước từ hành động nhưng họ đề cao cái tâm hơn, nên những từ có bộ tâm ( ) có tần số xuất hiện rất cao trong thơ (tâm, tình, ý, ức, tư tưởng, hoài niệm, thương, bi, sầu, oán, hận,...) Những con người - hữu tâm, con người - tri âm ... ấy được thể hiện đặc biệt rõ trong đề tài bằng hữu. Thơ Đường nói nhiều về tình bạn. 12
  13. Trong thơ Sơ − Thịnh Đường, người ta ít nói đến tình cảm gia đình (cha con, anh em, chồng vợ,...) Tình gia đình là thiêng liêng, vĩnh cửu - nhưng "phụ từ, tử hiếu". Con cái kính yêu cha mẹ, anh em gắn bó, vợ chồng thương yêu nhau, ... là chuyện đương nhiên, chuyện của đời thường, còn phải nói gì nữa. Còn người bạn ấy không họ hàng ruột thịt gì với ta cả vậy mà lại yêu quý ta, nhất là hiểu ta... đó mới thật là kỳ diệu. Tình bạn là "thanh khí" tự nhiên, "tri âm, tri kỷ". Vả lại, trong ngũ luân phong kiến thì các quan hệ vua - tôi, cha - con, anh - em, chồng - vợ đều ít nhiều mang tính chất bất bình đẳng, một chiều; chỉ có quan hệ bằng - hữu là bình đẳng. Bốn quan hệ (luân) trước nhiều "chất" lý trí và nghĩa vụ, chỉ có quan hệ bằng hữu là thuần tuý tình cảm, tự nguyện, khiến con người thi nhân dễ dàng giãi bày tâm sự và luôn khát vọng tri âm. Ngay đến tình yêu nam nữ là đề tài "vĩnh cửu" của thơ ca nhưng trong thơ Sơ − Thịnh Đường, đề tài này cũng chiếm một tỷ lệ khiêm tốn so với đề tài tình bạn. Vì sao lại như vậy ? Thi nhân đời Đường chắc không hiếm kẻ đa tình nhưng có lẽ vì thơ Đường vốn kín đáo, tế nhị nên ngại nói đến tình yêu, và có nói cũng nói một cách kín đáo, mơ hồ, thậm chí khó hiểu(?). Hiện tượng táo bạo như Hàn Ốc thì rất hiếm, hầu như là một ngoại lệ (mà Hàn Ốc ở thời Vãn Đường). Và còn một lý do nữa không kém phần quan trọng, đó là, thơ ca cũng chịu sự chi phối của tư tưởng thời đại - tự do cá nhân chưa được đề cao, thậm chí hầu như chưa được đặt ra; Lại thêm nho gia tiết dục, đạo gia quả dục, Phật giáo diệt dục,... Cả ba dòng tư tưởng ấy hội nhập lại càng không thể là mảnh đất cho sự nảy nở đề tài tình yêu. Thành ra tình bạn trở thành nơi thi nhân bày tỏ tâm tình. Có lẽ hiếm nhà thơ nào không viết về đề tài tình bạn. Tìm là tìm bạn, gặp là gặp bạn, nhớ là nhớ bạn : Tư quân nhược Vấn thuỷ Hạo đãng ký nam chinh (Lý Bạch - Sa Khâu Thành hạ ký Đỗ Phủ) (Nhớ anh như sông Vấn Về nam chảy dạt dào.) Còn Đỗ Phủ khi xa cách luôn "hoài Lý Bạch", "mộng Lý Bạch",... Thơ viết để gửi tặng cũng phần nhiều là "gửi", "tặng" bạn bè : Tặng Uông Luân, Tặng Mạnh Hạo Nhiên, Tặng Lý Bạch, Ký Đỗ Phủ, Ký Vương Xương Linh, Ký Vi Chi,... Vì khát vọng tri âm, thương yêu bè bạn nên thi nhân đời Đường đặc biệt đau lòng khi phải chia tay bạn. Nổi bật trên cái nền thiên nhiên hữu tình tương cảm giữa lòng "thiên địa" là hình ảnh từng đôi "tiểu thiên địa" tiễn đưa nhau. Trong thơ Đường − đề tài tình bạn chiếm tỷ lệ 20%. Đó là một con số rất có ý nghĩa, nó thể hiện khát vọng tri âm của con người. Đó là khát vọng tương giao, tìm thấy sự thống nhất, giao cảm giữa người và người. Những con người "siêu cá thể" tồn tại giữa lòng thiên địa, càn khôn trong sự hô ứng, tương giao, hoà hợp với thiên nhiên, vũ trụ, con người,... khiến cho khi bước vào thế giới thơ Đường, ta bước vào thế giới của sự hoà điệu. * * * Nhưng thế giới của sự hoà điệu ấy chỉ tồn tại trong bộ phận thơ sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn, theo nguyên tắc chủ quan, khi nhà thơ thể hiện con người vũ trụ trong quan hệ tương giao, hoà hợp với ngoại giới. Sự hoà điệu ấy bị phá vỡ một cách phũ phàng khi con người xuất hiện với tư cách thần dân của đế quốc (1) Đại Đường. (1) Chữ đế quốc ở đây dùng theo nghĩa nước có hoàng đế, thời đế chế, chứ không phải đế quốc trong thời đế quốc chủ nghĩa. 13
  14. Trong thơ Đường, khi nhà thơ phản ánh con người xã hội mà chủ yếu là "dân đen" (chữ dùng của Phan Ngọc - dịch từ "lê nguyên"), thì quan hệ tương giao, thống nhất nhường chỗ cho quan hệ đối lập, tương phản. Nói cách khác, nếu như con người vũ trụ được thể hiện bằng quan hệ thống nhất, tương giao thì con người xã hội được phản ánh bằng quan hệ mâu thuẫn, đối lập, tương phản và chủ yếu xuất hiện trong bộ phận thơ sáng tác theo khuynh hướng hiện thực, theo nguyên tắc khách quan. Con người là một sinh thể xã hội, và trong tư cách ấy, nó là "tổng hoà của những mối quan hệ xã hội". "Con người xã hội" trong văn học tức là con người được nhìn, được xem xét trong những mối quan hệ xã hội của nó. Trong thơ Đường thì đó là thần dân đối với quân vương, là kẻ sĩ đối với xã hội, là chiến sĩ trong chiến tranh,... và chủ yếu là con người bất hạnh. Khi xã hội có những biến động lớn lao, những giá trị bị đảo lộn, những cái tưởng như vĩnh hằng bị xoá bỏ trong phút chốc. Cuộc "tang thương" ấy tạo nên một sự kinh hoàng, chấn động trong đáy sâu tâm hồn của nhà thơ - những con người nhạy cảm nhất. Nó gọi nhà thơ nhìn vào sự thật xã hội và đòi hỏi nhà thơ phản ánh. Nhưng loạn lạc quá đột ngột, con người nhà thơ không kịp chuyển biến. Họ không kịp thu rút tầm mắt xa xăm để nhìn vào những sự thực nhãn tiền. Họ đã quen thể hiện con người vũ trụ, họ không quan niệm được rằng con người xã hội, con người thế tục tầm thường với những lo âu vụn vặt, những đau đớn đời thường lại có thể là đối tượng của thơ ca. Tình hình ấy đòi hỏi nhà thơ phải có một sự đổi mới lớn lao, sâu sắc trong quan niệm nghệ thuật về con người. Người thực hiện sự đổi mới ấy chính là Đỗ Phủ. Hình như lịch sử văn học Trung Quốc, để trao sứ mệnh làm một nhịp cầu vĩ đại nối hai giai đoạn thơ ca đời Đường cho Đỗ Phủ, đã chuẩn bị cho nhà thơ này những điều kiện, buộc ông phải đi trước mọi người, thu rút tầm mắt xa xăm về, chú mục nhìn vào sự thực nhãn tiền. Lịch sử đã chuẩn bị cho ông bằng cuộc đời cơ cực. Những cảnh : Nằm đói đã mười ngày rồi Áo rách vá trăm mảnh chằng chịt. hay Rượu thưa cùng chả nguội Đến đâu cũng tủi thầm với bao cảnh bôn ba, lận đận,... đã đẩy Đỗ Phủ về với nhân dân, gần gũi với cuộc sống của nhân dân trước khi loạn An Lộc Sơn nổ ra. Sự gần gũi với nhân dân khiến ông có thể nhìn thấy, cảm thông và phản ánh những cảnh tượng đau lòng trong những bài thơ hiện thực nổi tiếng như Binh xa hành, Tuế án thành, ... "Thế giới của sự hoà điệu" đã bị phá vỡ bởi tiếng xe trận, tiếng ngựa hí, tiếng khóc than. Lần đầu tiên, Đỗ Phủ đã đưa người lính, người dân đen (ở đây là "tốt đen") vào vị trí trung tâm của thơ mà kể lể, thở than, cũng là tố cáo (bài Binh xa hành). Cuộc đời của người "dân đen" được phản ánh một cách hầu như trọn vẹn bằng lời tự bạch của chính họ. - Tốt đen và dân đen, ở chiến trường hay ở hậu phương, đều chỉ là những công cụ sản xuất hay chiến đấu vì lòng tham không cùng của "huyện quan", của "vũ hoàng",... Bài thơ mở đầu bằng tiếng khóc của người đi kẻ ở trong cuộc tiễn đưa người lính xuất chinh và kết thúc bằng tiếng khóc của những thế hệ hồn ma oan ức trên chiến địa. Đất trời đầy tiếng khóc. 14
  15. "Máu và nước mắt của nhân dân đã tưới cho vườn thơ của Đỗ Phủ" (Tiêu Điều Phi). Hiện thực đau thương của nhân dân đời Đường thời chiến loạn và suy thoái đã trở thành đối tượng phản ánh của dòng thơ hiện thực : Hổ báo bất lương thực Ai tai nhân thực nhân (Mạnh Vân Khanh) (Hổ báo không ăn thịt lẫn nhau Đáng thương thay, người lại ăn thịt người.) Nếu trước đây, thơ ca hầu như là "vườn cấm" đối với người "dân đen" thì bây giờ người "dân đen" với cuộc đời cơ cực của họ hầu như chiếm vị trí trung tâm. Người phu kéo thuyền tự kể về nỗi khổ của mình : Khổ tai sinh trưởng đương dịch biên Quan gia sử ngã khiên dịch thuyền Tân khổ nhật đa, lạc nhật thiểu Thuỷ túc sa hành như thuỷ điểu. ... Dạ hàn y thấp phi đoản thôi Ứ c xuyên túc biệt nhẫn thống hà Đáo minh tân khổ vô xứ thuyết Tề thanh đằng đạp khiên thuyền ca... (Vương Kiến - Thuỷ phu dao ) (Sinh gần bên trạm khổ vô biên Quan cứ bắt tôi đi kéo thuyền Ngày đắng cay nhiều, ngày vui hiếm Ven bờ ngủ nước như chim biển. ... Đêm lạnh tơi ngắn áo dính da Ngực thủng chân rách dám kêu ca Đến sáng đắng cay không chỗ nói Kéo thuyền lê bước, hò dô ta...) Mọi nỗi đau khổ của con người, chủ yếu là của người nạn nhân, đều được thơ phản ánh. Đây là cái đói : − Nhập môn văn đào hào Ấ u tử cơ dĩ tốt (Đỗ Phủ - Tự kinh phó Phụng Tiên...) (Vào cửa nghe kêu gào Con thơ vừa mất) − Si nữ cơ giảo ngã Để uý hổ lang văn Hoài trung yểm kỳ khẩu 15
  16. Phản trắc thanh dũ sân Tiểu nhi cưỡng giải sự Cố sách khổ lý xan... (Đỗ Phủ- Bành Nha hành) (Con bé đói cắn cha Khóc sợ hùm beo biết Ôm vào lòng bịt mồm Giãy giụa càng la hét Thằng cu ra điều biết Đòi mận đắng thay cơm...) và cảnh chết đói là phổ biến : Xuân chủng nhất lạp túc Thu thành vạn khoả tử Tứ hải vô nhàn điền Nông phu do ngã tử. (Lý Thân - Mẫn nông) (Một hạt mùa xuân gieo Muôn hạt mùa thu hái Bốn biển không đất hoang Nhà nông còn chết đói.) Còn đây là cái rét : Trúc bách giai đống tử Huống bỉ vô y dân ... Nãi tri đại hàn tuế Nông giả đa khổ tân. (Bạch cư Dị - Thôn cư khổ hàn) (Trúc thông đều chết rét Huống những người dân không áo ... Mới biết năm đại hàn Nhà nông thật lắm đau khổ.) và lại chết vì rét : Lộ hữu đống tử cốt (Đỗ Phủ - Tự kinh phó Phụng Tiên... ) (Bên đường xương chết cóng) Khởi tri Văn Hương ngục Trung hữu đống tử tù. (Bạch Cư Dị - Ca vũ) (Biết đâu trong ngục Văn Hương Có người tù chết rét.) 16
  17. Còn trong loạn ly thì cái chết càng phổ biến : Tử tôn trận vong tận Yên dụng thân độc hoàn ... Tích thi thảo mộc tinh Lưu huyết xuyên nguyên đan (Đỗ Phủ - Thuỳ lão biệt ) (Con cháu chết trận hết Một mình sống làm gì ... Thây chất làm tanh hôi cây cỏ Máu chảy nhuộm đỏ sông ngòi đồng ruộng.) Tưởng không cần dẫn nhiều thơ nữa, ta cũng biết rằng trong dòng thơ hiện thực, mọi thảm cảnh của người dân đều được phản ánh một cách đầy đủ, sinh động, như hiện ra trước mắt người đọc. Nếu như "con người vũ trụ" được thể hiện bằng quan hệ thống nhất, tương giao, hoà hợp với ngoại giới (tức với vũ trụ, thiên nhiên, với những "tiểu thiên địa" khác) thì "con người xã hội" chủ yếu được phản ánh bằng quan hệ đối lập, tương phản; trong đó chủ yếu là sự đối lập giữa cuộc sống cơ cực, đói rách lầm than của "lê nguyên","xích tử" với cuộc sống xa hoa truỵ lạc của vua quan phong kiến : Thiên tử hiếu chinh chiến Bách tính bất chủng tang Thiên tử hiếu niên thiếu Vô nhân tiến Phùng Đường Thiên tử hiếu mỹ nữ Phu phụ bất thành song (Tào Nghiệp - Bộ ngư dao ) (Vua ưa thích chinh chiến Dân bỏ nghề tằm tang Vua ưa thích tuổi trẻ Không ai tiến Phùng Đường Vua ưa thích gái đẹp Vợ chồng kẻ mỗi phương.) Mỗi sở thích vị kỷ và vô lý, thậm chí tàn bạo của thiên tử lại dẫn đến bao thảm hoạ cho dân lành. Về quan hệ đối lập này, hai câu thơ của Đỗ Phủ : Chu môn tửu nhục xú Lộ hữu đống tử cốt (Cửa son rượu thịt ôi Ngoài đường xương chết buốt.) có thể nói là tiêu biểu nhất. Đặt hai bức tranh hiện thực bên nhau, lời tố cáo hiện ra thật đanh thép, vừa cụ thể nhãn tiền, vừa có giá trị khái quát cao độ. Các nhà thơ hiện thực đã phản ánh những bất công xã hội bằng tất cả tấm lòng nhân đạo, cảm thông và tinh thần trách nhiệm đối với người dân lao khổ. 17
  18. Vấn đề là ở chỗ điểm nhìn nghệ thuật đặt vào đâu để nhìn thấy ai và cái gì. "Con người vũ trụ" và "con người xã hội" (dân đen) là hai quan niệm nghệ thuật khác nhau về con người, về đối tượng và mục đích của thơ ca. Khi quan niệm nghệ thuật, do tác động sâu sắc của hoàn cảnh xã hội, thay đổi - con người xã hội trong thân phận của lê nguyên, xích tử, bách tính,... trở thành nhân vật trung tâm của thơ là một điều tất yếu. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng: - Do chịu sự chi phối của mỹ học truyền thống nên tuy trong thơ Đường có hai "kiểu" con người cơ bản (con người vũ trụ và con người xã hội), nhưng nhìn tổng thể thì "con người vũ trụ" vẫn chiếm ưu thế. Nó có mặt trong cả bốn giai đoạn thơ (Sơ, Thịnh, Trung và Vãn Đường). Ngay cả những nhà thơ hiện thực tiêu biểu như Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Nguyên Chẩn, Nguyên Kết,... lúc có nhu cầu và điều kiện vẫn thể hiện nỗi niềm vũ trụ của mình. - "Con người vũ trụ" là nhân vật trung tâm của dòng thơ thuộc khuynh hướng lãng mạn được thể hiện bằng quan hệ thống nhất, tương thông với thiên nhiên, con người, vũ trụ,... "Con người xã hội" (con người của đời thường) là nhân vật trung tâm của dòng thơ thuộc khuynh hướng hiện thực, sáng tác theo nguyên tắc khách quan, được phản ánh bằng quan hệ đối lập, tương phản trong thế mâu thuẫn với giai cấp thống trị. - "Con người vũ trụ" hay con người xã hội thì đều là cống hiến của thơ Đường vào di sản nghệ thuật của Trung Quốc và nhân loại. Chúng ta không vì thiên kiến mà đề cao "con người xã hội", hạ thấp "con người vũ trụ" hay ngược lại. Con người vũ trụ trong văn học Trung Quốc đến thơ Đường là đạt đến trình độ tuyệt vời. Người dân đen xuất hiện trong thơ Đỗ Phủ và các nhà thơ hiện thực lại đạt đến độ sâu sắc, sinh động và phổ quát mà thơ các đời sau (trong thời phong kiến) khó sánh kịp. Cả hai "kiểu" quan niệm nghệ thuật về con người đều đạt đến đỉnh cao ở thơ Đường, làm cho thơ Đường đạt đến đỉnh cao của thơ Trung Quốc. Hình tượng người dân đau khổ cho ta thấy được những bất công xã hội, thấy được nỗi đau lòng và tinh thần trách nhiệm của nhà thơ, khêu gợi nơi người đọc lòng xót thương đồng cảm và ý thức trách nhiệm với đời. Hình tượng "con người vũ trụ" thể hiện khát vọng của con người được sống trong một thế giới thái bình, được hô ứng, tham hợp vào nhịp sống vô biên của vũ trụ. Con người trong thơ Đường khêu gợi nơi cho người đọc những tình cảm, nhận thức tốt đẹp lành mạnh, tích cực hướng về cái thiện, cái mỹ. Đó là chủ nghĩa nhân văn đích thực mà thơ Đường cống hiến cho nhân dân Trung Quốc và nhân loại. Quan niệm nghệ thuật và con người là phạm trù cơ bản của thi pháp nên nó sẽ chi phối tất cả các yếu tố khác - không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, thể loại và ngôn ngữ. Sự chi phối này đối với các yếu tố còn lại của thi pháp sẽ mở ra ở mọi cấp độ. Đó là nội dung của các chương tiếp theo. CHƯƠNG III: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT I − KHÁI NIỆM "KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT" Không gian cùng với thời gian làm thành hình thức tồn tại của thế giới vật chất trong đó có con người. Bản thân con người gồm trong nó cả không gian và thời gian. Mỗi con người là một "toà thiên nhiên" trong lòng vũ trụ, và khi con người còn tồn tại thì mỗi giây phút trôi qua đều là thời gian của đời người. Chúng ta cũng nên lưu ý một điều rằng bản thân những từ "thế giới", "vũ trụ" đều là khái niệm chỉ tổng thể không - thời gian. 18
  19. − "Thế giới" gồm thế - đời (thời gian) giới - cõi (không gian) Thế giới = cõi đời = (không + thời) gian − "Vũ trụ" gồm: + Vũ Tứ phương, thượng hạ vị chi vũ. (Hoài Nam Tử - Tề tục huấn) (Bốn phương, trên dưới gọi là vũ.) Vậy, Vũ = không gian + Trụ Vãng cổ lai kim vị chi trụ. (Hoài Nam Tử - Tề tục huấn) (xưa qua nay lại gọi là "trụ") Vậy, Trụ = thời gian VŨ TRỤ = (KHÔNG + THỜI) GIAN Và từ "tồn tại" cũng hàm nghĩa không thời gian : Tồn = còn - thời gian, Tại = đây - không gian Tồn tại = còn đây = (không thời) gian. Con người cũng là một tổng thể của (không+ thời) gian, nghĩa là : nó là một tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ, một tiểu thế giới trong đại thế giới. Trong tác phẩm nghệ thuật, con người xuất hiện với tư cách hình tượng con người - không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng. Vậy, không gian nghệ thuật là hình tượng không gian trong tác phẩm, là không gian trong quan niệm của tác giả. Và như thế, văn học của mỗi dân tộc, mỗi giai đoạn, mỗi xu hướng đều có thế giới riêng, không gian riêng, xác định. Không thể tách hình tượng ra khỏi không gian nó tồn tại. Vì vậy, không gian nghệ thuật cũng là một phương diện quan trọng của thi pháp. Nó là một phương tiện để tác giả xây dựng thế giới nghệ thuật của mình (tác phẩm). II − KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ ĐƯỜNG Trong thơ Đường, như ở Chương II đã xác định, có hai "kiểu" con người chủ yếu : - Con người vũ trụ. - Con người xã hội (con người đời thường). Tương ứng với hai "kiểu" con người đó, cũng có hai "kiểu" không gian : - Không gian vũ trụ. - Không gian đời thường. 1. Không gian vũ trụ Không gian vũ trụ là nơi tồn tại của con người vũ trụ. Là con người vũ trụ, nó phải đứng giữa đất trời, ở vị trí trung tâm của vũ trụ. Đây không phải là một sự kiêu mạn, tự đề cao, coi mình là "cái rốn của vũ trụ" mà chỉ vì quan niệm : con người là một tiểu vũ trụ giữa lòng vũ trụ. Bằng trực giác, ta thấy rằng - ta ở đây thì đó là trung tâm trong cái nhìn của ta. 19
  20. Từ một điểm (điểm trung tâm) con người nhìn ra mọi phía (tứ phương thượng hạ - tứ phương gồm: đông, tây, nam, bắc). Trong thơ Đường, vị trí trung tâm ấy được xác định như một lẽ tự nhiên và bao giờ cũng đẹp : − Độc toạ u hoàng lý Đàn cầm phục trường khiếu Thâm lâm nhân bất tri Minh nguyệt lai tương chiếu. (Vương Duy - Trúc Lý Quán) (Một mình trong khóm trúc Gảy đàn rồi hát chơi Rừng sâu không kẻ biết Soi nhau với trăng ngời.) − Mộ tòng bích sơn há Sơn nguyệt tuỳ nhân quy. (Lý Bạch - Há Chung Nam Sơn) (Chiều tối, từ núi xuống Trăng núi theo người về.) − Hán gia Tần địa nguyệt Lưu ảnh chiếu Minh phi. (Lý Bạch - Vương Chiêu Quân) (Đất Tần trăng Hán tỏ Rõi bóng chiếu Minh phi.) Như vậy, ta thấy dù con người ở đâu thiên nhiên cũng bao quanh; và khi con người di chuyển thì cả vũ trụ cũng chuyển dời theo để con người vẫn ở vị trí trung tâm. Không gian vũ trụ bao bọc con người, đại vũ trụ bao trùm tiểu vũ trụ. Trong văn học cổ, ta luôn thấy con người ở giữa vòng "thiên phú địa tái" (trời che đất chở) và tư thế con người luôn là "đầu đội trời, chân đạp đất" (đỉnh thiên lập địa). Trong vòng "trời che đất chở" ấy, con người luôn luôn có sự hô ứng, tương thông, tương cảm với đất trời, với những thực thể của thiên nhiên : Thanh sơn hoành bắc quách Bạch thuỷ nhiễu đông thành Thử địa nhất vi biệt Cô bồng vạn lý chinh Phù vân du tử ý Lạc nhật cố nhân tình. (Lý Bạch - Tống hữu nhân) Ở đây, con người được bao bọc giữa sơn với thuỷ, giữa mây và trời,... Vì con người ở vị trí trung tâm nên không gian mang tính chất đối xứng và con người chính là tâm đối xứng của không gian ấy. Điều ấy, ta đã thấy rõ trong nhiều bài thơ mà đặc biệt tiêu 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2