intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thị trường giấy phép thải

Chia sẻ: Le Dang Hai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

127
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với một mức thải đã được ấn định cho khả năng an toàn cho cả một vùng, các nhà chính sách cho phép các xí nghiệp thải một lượng tổng số nhất định, sau đó ban hành một lượng giấy phép thải bằng với lượng thải cần đảm bảo cho sự an toàn của cộng đồng. Giấy phép thải được phép trao đổi buôn bán tự do trên thị trường giấy phép thải.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thị trường giấy phép thải

  1. 3.3.8 Thị trường giấy phép thải a) Thị trường Với một mức thải đã được ấn định cho khả năng an toàn cho cả một vùng, các nhà chính sách cho phép các xí nghiệp thải một lượng tổng số nhất định, sau đó ban hành một lượng giấy phép thải bằng với lượng thải cần đảm bảo cho sự an toàn của cộng đồng. Giấy phép thải được phép trao đổi buôn bán tự do trên thị trường giấy phép thải. P&C S* MAC MNPB MEC P* P1 O Q* Q1 Q2 Sự ô nhiễm và số lượng GPT Hình. Thị trường giấy phép thải Để đơn giản, chúng ta giả sử mỗi một giấy phép thải cho một đơn vị chất thải. Số lượng tối đa hoá của giấy phép thải là OQ* và giá tối đa hoá OP*. Để đạt được Pareto optimum, nhà chức năng ban hành số lượng OQ* giấy phép. S* là đường cung giấy phép. Đường chi phí giảm thải MAC là tổng cầu cho giấy phép thải. Với giá P1, người sản xuất thứ nhất mua OQ1 giấy phép, anh ta mua lượng này vì chúng rẻ hơn so với chi phí giảm thải. (Q1 đến Q2) anh ta sẽ mua lắp đặt hệ thống thiết bị kỹ thuật giảm thải vì MACP1). b) Ưu thế của thị trường giấy phép thải. P&C MAC = MAC1+MAC2 S* P* MAC2 MAC1 Q1 Q2 Q* = Q1 + Q2
  2. O MAC là đường cầu về lượng giấy phép thải, người gây ô nhiễm thứ nhất sẽ mua OQ1 và người gây ô nhiễm thứ hai sẽ mua OQ2 lượng tại giá P*. (chú ý: với chi phí giảm thải cao hơn vì vậy người gây ô nhiễm 2 phải mua nhiều giấy phép hơn OQ2> OQ1) Kết luận: - Bản thân mỗi xí nghiệp đã có sự chon lựa với mức sản xuất nào nên mua giấy phép thải và với mức nào không nên mua giấy phép thải mà nên xây dựng hệ thống giảm thải. - Giữa các xí gnhiệp với nhau sẽ có sự trao đổi buôn bán giấy phép thải và như vậy, sẽ có một thị trường GPT các xí nghiệp có chi phí giảm thải nhỏ sẽ bán GPT ra thị trường và các xí nghiệp có chi phí giảm thải cao sẽ mua các giấy phép thải này tạo ra chi phí thấp nhất cho xã hội về vấn đề chống ô nhiễm. - Thị trường giấy phép thải tạo ra một sự thuận lợi cho cho các nhà sản xuất mới gây ô nhiễm và ngay cả các nhà không sản xuất, không gây ra ô nhiễm có thể tham gia mua bán giấy phép thải trên thị trường, nhằm điều hành vấn đề ô nhiễm. P&C Mua giấy phép (nhà sản xuất mới, nhà môI trường, Chính S* phủ) Nếu muốn nới lỏng thi trường này có thể tăng lượng cụng về giấy phép thải làm giá giảm, ô nhiễm nhiều P* * Người gây ô nhiễm mới tham gia thị trường làm cho P* cầu về thị trường giấy phép thải tăng nên Dp1 Dp O Q* Số lượng giấy phép Hình. Sự thay đổi cung cầu giấy phép thải Đặc điểm của thị trường.
  3. Người mới gây ô nhiễm làm cho cầu về giấy phép chuyển sang phải từ Dp chuyển Dp1 và P* tăng nên P**. Những nhà sản xuất mới gây ô nhiễm phải mua giấy phép thải nếu chi phí giảm thải cuả họ cao hơn so với giá của giấy phép thải, ngược lại họ sẽ có xu hướng đầu tư vào các kỹ thuật giảm thải. Ngay cả chính phủ, các tổ chức không gây ô nhiễm hoặc các tổ chức bảo vệ môi trường có thể mua giấy phép, cung giấy phép thải tạo ra một thị trường linh hoạt trong việc điều chỉnh sự ô nhiễm. 3.3.9 Chuẩn mức thải và nguyên lý cân bằng biên (Barry 1997) Nguyên lý về cân bằng biên (equimarginal principle) là để có được một lượng chất ô nhiễm lớn nhất giảm trong điều kiện một lượng chi phí giảm thải cho sẵn các nguồn ô nhiễm khác nhau phải được điều chỉnh dựa trên chi phí giảm thải biên tương tự. (cùng chi phí giảm thải biên với các nguồn ô nhiễm khác nhau). Điều này có nghĩa rằng các nguồn ô nhiễm khác nhau cần phải có mức độ can thiệp, điều khiển khác nhau dựa trên chi phí giảm thải biên của mỗi nguồn. MAC2 $ MAC1 MAC 204.9 1 32.5 16.5 5 10 15 20 Lượng ô nhiễm (tấn/tháng) Hình. Chi phí biên giảm thải cho hai nguồn khác nhau Hình trên cho rằng, nếu không can thiệp vào vấn đề giảm ô nhiễm, mỗi hãng sẽ thải ra môi trường khoảng 20tấn chất thải/tháng. Như vậy, tổng số chất thải do hai xí nghiệp này thải ra là 40 tấn/tháng. Vân đề đặt ra là: Bằng cách nào để đưa ra chuẩn mức thải để giảm mức thải của cả hai hãng này xuống 20 nhưng cả hai hãng phải chi phí giảm thải it nhất? Điều kiện là chi phí giảm thải cuả hai hãng này khác nhau và theo như hình trên, MAC2 > MAC1. Ví dụ chi phí giảm thải biên cho hai nguồn ô nhiễm Mức ô nhiễm Chi phí giảm thải biên ($) (tấn/tháng) Hãng 1 Hãng 2 20 0.00 0.00 19 1.00 2.10 18 2.10 4.60
  4. 17 3.30 9.40 16 4.60 19.30 15 6.00 32.50 14 7.60 54.90 13 9.40 82.90 12 11.50 116.90 11 13.90 156.90 10 16.50 204.90 9 19.30 264.90 8 22.30 332.90 7 25.50 406.90 6 28.90 487.00 5 32.50 577.00 4 36.30 977.20 3 40.50 787.20 2 44.90 907.20 1 49.70 1037.20 0 54.90 1187.20 Nguồn: Barry C. Frield 1997 Nếu chúng ta sử dụng chuẩn mức thải cho cả hai hãng tương tự nhau tại mức là mỗi hãng phải chỉ được thải 10 tấn/tháng. Chúng ta vi phạm nguyên lý chi phí giảm thải biên phải bằng nhau, nguồn 1 có MAC1 = $16.5, ngược lại nguồn 2 có MAC2 = $204.9. Tổng chi phí là tổng chi phí biên (bảng...), nhưng kết quả là $75.9 cho hãng 1 và $684.4 cho hãng 2 tổng chi phí giảm thải mà hai hãng phải chịu là $760.30. Mức ô nhiễm Chi phí giảm thải biên ($) (tấn/tháng) A B 20 0.00 0.00 19 1.00 2.10 18 2.10 4.60 17 3.30 9.40 16 4.60 19.30 15 6.00 32.50 14 7.60 54.90 13 9.40 82.90 12 11.50 116.90 11 13.90 156.90 10 16.50 204.90 9 19.30 264.90 8 22.30 332.90 7 25.50 406.90 6 28.90 487.00 5 32.50 577.00 4 36.30 977.20 3 40.50 787.20 2 44.90 907.20 1 49.70 1037.20 0 54.90 1187.20 Nguồn: Barry C. Frield 1997
  5. Vậy, nếu chúng ta thoả mãn được nguyên lý cân bằng chi phí biên giảm thải của hai hãng thì, cũng sẽ giảm được lượng chất thải là 20 tấn/tháng nhưng chi phí sẽ tối thiểu hoá tới mức bao nhiêu? Theo như nguyên lý trên hãng 1 cắt lượng thải tới 5 tấn/tháng, hãng hai cắt 15tấn/tháng. Tại đó, chi phí biên giảm thải MACs tương tự nhau ($32.5/tấn) và tổng chi phí để giảm thải 20 tấn/tháng chỉ $272.3 (204.4 cho hãng và $67.9 cho hãng 2). Nếu ta so sánh với lượng ban đầu khi yêu cầu mỗi hãng phải giảm là 10 tấn/tháng: $272.3/$760.30 * 100= 36% so với không áp dụng nguyên lý trên!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2