intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thị trường Ma-rốc và việc kinh doanh: Phần 2

Chia sẻ: ViThanos2711 ViThanos2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:71

33
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp phần 1 của tài liệu Thị trường Ma-Rốc và việc kinh doanh, phần 2 sẽ tiếp tục giới thiệu đến bạn một số nội dung như: Các cơ hội kinh doanh và đầu tư với thị trường Ma-Rốc, thủ tục nhập cảnh vào Ma-Rốc, môi trường sống và làm việc tại Ma-Rốc, tập quán trong giao dịch thương mại tại Ma-Rốc. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thị trường Ma-rốc và việc kinh doanh: Phần 2

  1. Chƣơng 4 CÁC CƠ HỘI KINH DOANH VÀ ĐẦU TƢ VỚI THỊ TRƢỜNG MA-RỐC I. Thị trƣờng cà phê Ma-rốc đƣợc xem là một trong những thị trƣờng nhập khẩu cà phê xanh (cà phê hạt chƣa rang xay) tƣơng đối lớn trên thế giới, trong đó 80% là cà phê robusta và 20% là cà phê arabica. Trung bình mỗi năm, Ma-rốc nhập khẩu khoảng 28.000 tấn. Từ nhiều năm nay, cà phê luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trƣờng này. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, trong năm 2012, nƣớc ta đã xuất khẩu vào Ma-rốc 13,67 triệu USD mặt hàng cà phê robusta (loại chƣa rang xay, chƣa khử caffein). Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đã giảm xuống còn 8 triệu USD. Cà phê là đồ uống đƣợc tiêu thụ nhiều nhất ở Ma-rốc, chỉ đứng sau nƣớc. Ngƣời ta thƣờng gắn Ma-rốc với hình ảnh chè bạc hà nhƣng ngƣời Ma-rốc ngày càng sử dụng nhiều cà phê hơn. Cà phê là thị trƣờng đồ uống lớn thứ hai về khối lƣợng sau chè xanh và ƣớc tính mỗi ngƣời dân uống nửa cốc cà phê/ngày. Thị trƣờng cà phê trong nƣớc ngày càng có quy mô lớn cả về khối lƣợng lẫn thay đổi về thói quen tiêu dùng của ngƣời Ma-rốc, thậm chí ngay tại môi trƣờng nông thôn. Mức tiêu thụ cà phê bình quân mỗi ngƣời dân vào khoảng 0,9kg/năm, đƣợc xem là khiêm tốn so với những nƣớc láng giềng khác nhƣ Angiêri, Tuynidi, tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ cà phê có xu hƣớng tăng nhất là tại khu vực thành thị. Điều này cho thấy có sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng vì chè xanh vẫn là đồ uống truyền thống rất phổ biến trong số các đồ uống nóng tại Ma-rốc. Thị trƣờng cà phê ở Ma-rốc còn chƣa mang tính cơ cấu nhƣng có sự cạnh tranh quyết liệt. Việc tiêu thụ cà phê không đóng bao vẫn chiếm ƣu thế do giá rẻ và không phải đáp ứng bất kỳ một chuẩn mực vệ sinh và chất
  2. Các cơ hội kinh doanh …. với thị trường Ma-rốc 139 lƣợng nào. Nhƣng thị trƣờng cà phê đóng gói đang ngày càng trở nên cạnh tranh hơn và thu hút nhiều nhà rang xay trong và ngoài nƣớc. Mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt của các đồ uống khác song thị trƣờng cà phê đóng bao vẫn năng động hơn thị trƣờng chè hay các đồ uống nóng khác tại Ma-rốc với tổng doanh thu tăng 7% năm 2012. Mặt khác, tăng trƣởng của thị trƣờng này dựa vào thành công của loại cà phê hòa tan và sự giảm giá ở tất cả các loại cà phê đƣợc cung cấp. Năm 2012, Công ty Nestlé Ma-rốc vẫn duy trì vị trí thủ lĩnh về cà phê, chiếm 29% thị phần và tăng 2 điểm về giá trị bán lẻ nhờ sự nổi tiếng của thƣơng thiệu Nescafé tại Ma-rốc. Công ty này đang đầu tƣ trong lĩnh vực quảng cáo và sử dụng những nhân vật nổi tiếng nhƣ diễn viên, ca sỹ của Ma-rốc để thu hút ngƣời tiêu dùng trẻ tuổi. Ngoài ra, Nestlé Ma-rốc tiếp tục phát huy thế mạnh là doanh nghiệp đầu tiên đến Ma-rốc trong lĩnh vực cà phê với thƣơng hiệu Nescafé. Thuế hải quan và thuế nhập khẩu vào Ma-rốc tổng cộng lên tới 35% đối với cà phê xanh (chƣa rang xay) và khoảng 50% đối với hàng thành phẩm nhƣ cà phê hòa tan. Quy định của Hải quan Ma-rốc về mức thuế nhập khẩu cà phê Tên sản phâm Thuế nhập Thuế VAT Thuế ngoại Thuế suất khẩu ngạch gộp Cà phê chƣa rang xay 10% 14% 0,25% 25,65% Cà phê rang xay 50% 14% 0,25% 71,25% Hiện nay, giá sản phẩm tƣơi sử dụng trong các quán cà phê dao động từ 65 đến 125 DH/kg, cà phê rang xay đƣợc bán từ 130 đến 300 DH và cà phê sử dụng tại nhà từ 40 đến 130 DH.
  3. 140 Kinh doanh với thị trường Ma-rốc Loại cà phê đƣợc tiêu thụ mạnh nhất là Arabica nhập khẩu từ Bờ Biển Ngà. Do không trồng cà phê nên Ma-rốc phải nhập khẩu hoàn toàn mặt hàng này. Ma-rốc chủ yếu nhập khẩu cà phê xanh (cà phê rang xay chƣa khử cafein). Mức nhập khẩu trung bình khoảng 28.000 tấn/năm. Thị phần cà phê tiêu thụ tại thị trƣờng Ma-rốc STT Loại Thị phần 1 Cà phê hạt 47% 2 Cà phê xay 33% 3 Cà phê hoà tan 19% 4 Cà phê hỗn hợp 1% Nguồn: AC Nielsen Các nƣớc xuất khẩu cà phê chính vào thị trƣờng Ma-rốc năm 2012 Tên nƣớc Trọng lƣợng (nghìn tấn) 1. Indonesia 6,8 2. Việt Nam 6,3 3. Ghinê 4,4 4. Côte d‟Ivoire 3,6 5. Uganđa 2,3 6. Tôgô 1,7 7. Cônggô 1,1 Nguồn: Cục Thống kê Ma-rốc
  4. Các cơ hội kinh doanh …. với thị trường Ma-rốc 141 Tại các chợ của Ma-rốc, nhiều tiểu thƣơng kiếm sống bằng cách bán cà phê và gia vị. Mỗi cửa hàng có một loại cà phê hỗn hợp hơi khác nhau. Với 30 DH, khách hàng có thể mua đƣợc 500 gram hạt cà phê arabica, sau đó nghiền với một hỗn hợp có tới 9 loại gia vị. Đặc biệt là quả nhục đậu khấu, hạt hồ tiêu đen, quế, vỏ, vừng, hạt thì là Ai Cập. Các thƣơng hiệu cà phê tại Ma-rốc Best Café Best Café, đƣợc tạo ra năm 2005 tại thành phố Casablanca bởi một công ty mà mục đích chính là sản xuất và phân phối cà phê. Carrion Cafés Carrion, do Manuel Carrión Lopez thành lập từ năm 1924 và đang nắm giữ danh hiệu là công ty rang xay lâu đời nhất Ma- rốc. Công ty Cafés Carrión đã hoạt động gần nhƣ độc quyền tại các tỉnh miền Bắc và miền Đông trƣớc khi mở rộng hoạt động sang các tỉnh thành khác của Ma-rốc. Copa Copa Café là một công ty rang xay cà phê của Ma-rốc có trụ sở đặt tại thành phố Casablanca. Dubois Cafés Dubois đã để lại dấu ấn trong lĩnh vực cà phê Ma-rốc. Đƣợc thành lập năm 1926, công ty này đã có đƣợc sự nổi tiếng thông qua một chuỗi các cửa hàng tại những thành phố chính của Ma-rốc. Gaouar Cafés Gaouar là công ty chuyên về cà phê rang xay từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hai cha con ông Gaouar đã biết làm sống lại niềm đam mê cà phê của ngƣời dân Ma-rốc kể từ đầu những năm 1960.
  5. 142 Kinh doanh với thị trường Ma-rốc Mexicano Công ty El Youcaf chuyên cung cấp thƣơng hiệu cà phê Mexicano và là thủ lĩnh tại các thị trƣờng miền Bắc, miền Nam và miền Đông Ma-rốc. Sahara Công ty cà phê Sahara là công ty rang xay thành lập từ năm 1973 có trụ sở đặt tại Casablanca, Ma-rốc. Asta Công ty cà phê Sahara từ khi thành lập chuyên phân phối các sản phẩm mang thƣơng hiệu Café Asta, Café Taiba, Café Diamant Noir, Astacafe soluble, Mondial Expresso. Mondial espresso Mondial espresso là nhãn hiệu cà phê nổi tiếng của công ty Cafés Sahara. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng cà phê Phần lớn cà phê Việt Nam xuất khẩu vào Ma-rốc dƣới dạng cà phê thô (cà phê chƣa rang xay và chƣa khử cafein) qua trung gian là các thƣơng nhân châu Âu. Gần nhƣ 100% cà phê xuất sang Ma-rốc là cà phê robusta. Việc xuất khẩu cà phê hộp, cà phê hòa tan của Việt Nam vào thị trƣờng này còn hạn chế. Ngƣời tiêu dùng tại đây thƣờng uống rất ngọt và đánh giá cà phê hòa tan của Việt Nam chƣa có đủ độ đƣờng. Để đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này, doanh nghiệp nên thƣờng xuyên liên hệ với Thƣơng vụ Việt Nam tại Ma-rốc, gửi mẫu hàng, catalogue, sang gặp gỡ khách hàng trực tiếp và chào giá cạnh tranh. Bên cạnh cà phê thô, doanh nghiệp có thể tiếp cận các nhà phân phối lớn, các siêu thị để đƣa sản phẩm cà phê hộp, cà phê hòa tan vào thị trƣờng này.
  6. Các cơ hội kinh doanh …. với thị trường Ma-rốc 143 II. Thị trƣờng chè xanh Ma-rốc 1. Cách uống trà của ngƣời Ma-rốc Trà bạc hà tại các nước Ả-rập Trà bạc hà còn gọi là trà Ả-rập hay thân thuộc hơn là whisky béc-be là đồ uống truyền thống của các nƣớc Ả-rập. Nó đƣợc pha từ lá chè xanh (thƣờng là loại chè gunpowder) và bạc hà đã rửa, có kèm theo rất nhiều đƣờng và đƣợc uống rất nóng. Trong những nƣớc Ả-rập, trà bạc hà là đồ uống có tính nghi lễ thể hiện sự mến khách. Ngoài việc giúp tiêu hóa các món ăn có nhiều chất béo và nhiều gia vị, ngƣời ta còn gán cho nó nhiều thuộc tính khác nhƣ làm giảm sự lo lắng, chăm sóc giấc ngủ, kích thích các giác quan, làm dịu bớt những nỗi đau của tuổi già... Trà đƣợc uống ở mọi nơi, mọi lúc và trong tất cả các tầng lớp xã hội. Trong số 20 quốc gia tiêu thụ nhiều trà nhất trên thế giới thì một nửa là các quốc gia Ả-rập. Người Ma-rốc biết đến chè xanh từ khi nào? Dƣới triều đại vua Moulay Ismail chè thâm nhập vào Ma-rốc. Trƣớc tiên là dƣới hình thức quà tặng của các Đại sứ Anh cho Triều đình, khi đó nó còn là đồ uống của riêng Nhà Vua, sau đó là hoàng tộc và tầng lớp quý tộc. Một tiệc trà kéo dài ít nhất 2 giờ và chỉ những ngƣời giàu mới có thể uống trà vì nó rất hiếm. Mãi đến chiến tranh Crimée vào năm 1854 việc uống trà mới đƣợc phổ biến ở Ma-rốc. Các cảng của Ma-rốc rất gần eo biển Gibraltar luôn là điểm đến của các tàu buôn đƣa sản phẩm này vào Ma-rốc. Tanger và Mogador thuộc vùng Essaouira khi đó đã nhanh chóng trở thành những trung
  7. 144 Kinh doanh với thị trường Ma-rốc tâm buôn bán chè và dần dần trà đã trở thành đồ uống phổ biến cho đến ngày nay. Cách uống trà tại Ma-rốc Tại Ma-rốc, trà bạc hà là đồ uống dân tộc. Ngƣời Ma-rốc cũng uống mọi lúc và mọi dịp: khi ký kết hợp đồng, đón khách, ăn xong, hoặc đơn giản để giải khát. Phong tục này có từ giữa thế kỷ 18 khi những chuyến hàng của ngƣời Anh cập cảng Ma-rốc. Ngƣời ta thƣờng cho chè gunpowder (chè thuốc súng) của Trung Quốc vào trong một cái ấm và rót nƣớc sôi vào. Sau 2 phút, ngƣời ra đổ nƣớc ra và cho những miếng đƣờng rồi tiếp tục đổ nƣớc sôi vào. Sau đó cho thêm lá bạc hà tƣơi và để 15-20 phút đồng thời quấy đều. Để cho trà đƣợc đều, ngƣời ta thƣờng rót nƣớc trà vào những cái cốc rồi lại đổ vào ấm pha chè. Tay giơ cao ấm trà (để tạo bọt), ngƣời ta rót nƣớc trà vào những chiếc cốc thuỷ tinh nhỏ trong suốt hoặc đƣợc trang trí rất tinh tế. Khi đƣợc mời uống trà bạc hà, khách không nên từ chối vì đây là một cử chỉ thể hiện sự mến khách. Ngƣời béc-be ở Ma-rốc có một câu tục ngữ “Chén trà thứ nhất ngọt ngào nhƣ cuộc sống, chén thứ hai dịu ngọt nhƣ tình yêu, còn chén thứ ba cay đắng nhƣ cái chết”. 2. Thị trƣờng nhập khẩu chè xanh của Ma-rốc Năm 2013, Ma-rốc đã nhập khẩu từ Trung Quốc khoảng 58.000 tấn chè xanh trị giá 120 triệu USD, tăng 1,4% so với năm 2012, giúp nƣớc này duy trì vị trí nhà nhập khẩu số 1 thế giới trƣớc cả Nhật Bản (30.394 tấn) và Nga (16.600 tấn). Ông Hamid Raji, Tổng giám đốc một công ty Ma-rốc chuyên nhập khẩu chè xanh Trung Quốc cho biết sự gia tăng nhập khẩu chè xanh từ Trung Quốc đã bắt đầu vào năm 1993, thời điểm tự do hóa ngành chè ở Ma-rốc.
  8. Các cơ hội kinh doanh …. với thị trường Ma-rốc 145 Hiện nay đã có sự đa dạng về loại chè nhập khẩu từ Trung Quốc. Thị trƣờng Ma-rốc có khoảng 390 thƣơng hiệu chè xanh. Mỗi ngƣời dân Ma-rốc trung bình tiêu thụ 1,76 kg chè mỗi năm, một trong những tỷ lệ cao nhất thế giới. Nếu xét theo quy mô dân số, thì 1 ngƣời Ma-rốc (trên tổng số dân 33 triệu ngƣời) tiêu thụ gấp bốn lần 1 ngƣời Nhật Bản (130 triệu dân) hay 1 ngƣời Nga (145,4 triệu dân). Thị trƣờng Ma-rốc là rất quan trọng đối với ngành chè của Trung Quốc cả về mặt sản xuất cũng nhƣ xuất khẩu. Tại Trung Quốc, có những trang trại và nhà máy chuyên làm việc với các khách hàng Ma-rốc. Trung Quốc đáp ứng từ 85 đến 95% chè xanh mỗi năm nhu cầu thị trƣờng Ma-rốc. Những loại chè khác chủ yếu nhập khẩu từ Sri Lanka và Ấn Độ. Loại chè Trung Quốc đƣợc ƣa chuộng nhất là chè Chunmee ở Thƣợng Hải do lá to có màu nâu, vị và hƣơng đặc biệt, có dạng tóc tiên thần, lá cuộn không đều, dài. Chè này đƣợc bán tại Ma-rốc với số hiệu 9371. Nó đƣợc uống với đƣờng và bạc hà. Chè xanh của Trung Quốc cho đến nay vẫn là sản phẩm cơ bản của ngƣời dân Ma-rốc. Ngƣời Ma-rốc thậm chí đã quen với vị chè của Trung Quốc nên khó có thể đa dạng hóa nhà cung cấp. Chè Trung Quốc đƣợc đóng trong các thùng gỗ hoặc gỗ dán có trọng lƣợng từ 30 - 40 kg. Tiếp đến là loại chè Gunpowder và Sowmee của Trung Quốc cũng đƣợc tiêu thụ nhiều tại Ma-rốc. Chè Gunpowder hay còn gọi là chè thuốc súng. Lá chè cuộn lại có dạng hạt tròn, 3mm. Khi pha, chè sẽ nở ra. Đây là loại chè có nƣớc màu xanh nhạt hoặc vàng xanh và vị rất đậm. Chè này chủ yếu dùng để pha chè bạc hà, đồ uống quốc gia của Ma-rốc. Ngƣời Ma-rốc uống chè bạc hà cả ngày. Sở dĩ nó có tên là chè thuốc súng vì nó giống bột thuốc súng. Ngƣời Trung Quốc thì gọi là chè hạt cƣờm. Chè này sau khi pha vừa có vị mát vừa có vị đắng.
  9. 146 Kinh doanh với thị trường Ma-rốc Chè Sowmee, có dạng những đoạn nhỏ và gãy. Đƣợc tự do hóa từ năm 1993, thị trƣờng chè Ma-rốc đã trở nên hết sức cạnh tranh với việc xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ và sự đa dạng các nhãn mác. Trong số 50 nhà nhập khẩu của Ma-rốc thì công ty Mido Food Company và Somathes chiếm thị phần lớn nhất (60%) và có khả năng chi phối thị trƣờng chè Ma-rốc. 3. Tình hình xuất khẩu chè xanh Việt Nam sang Ma-rốc Năm 2008, theo thống kê của Hải quan Ma-rốc, Việt Nam đã xuất khẩu vào thị trƣờng này 3705 kg chè xanh và chè đen với tổng giá trị khoảng 27.000 USD. Từ đó đến nay, trừ gửi hàng mẫu, các doanh nghiệp Việt Nam không xuất khẩu đƣợc mặt hàng chè xanh vào thị trƣờng này. Khó khăn lớn nhất là chè Trung Quốc đã chiếm lĩnh từ lâu và ngƣời dân địa phƣơng đã quen với hình thức và gu của chè này, giá bán lại thấp hơn của ta. Năm 2004, Hiệp hội chè Việt Nam đã tổ chức một đoàn khảo sát gồm 8 doanh nghiệp chè sang Ma- rốc và đƣợc biết nƣớc này thƣờng nhập nhiều loại chè Gunpowder (chè thuốc súng) của Trung Quốc. Ngƣời Ma-rốc rất chú trọng đến hình thức của chè sao cho phải giống với loại chè họ đang uống trong khi công nghệ sản xuất ra hình dạng Gunpowder ở Việt Nam khi đó là không đơn giản. Theo một chuyên gia nhập khẩu chè Ma-rốc, giống chè Việt Nam không khác với Trung Quốc nhƣng cách thu hái, xao tẩm, chế biến chƣa phù hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng Ma-rốc. Chè xanh của ta đƣợc đánh giá là đƣợc nƣớc và đƣợc hƣơng nhƣng ngoại hình chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu. Thời gian qua Thƣơng vụ Việt Nam tại Ma-rốc đã tích cực giới thiệu đến công ty hai nƣớc khả năng xuất khẩu của Việt Nam cũng nhƣ nhu cầu nhập khẩu chè của Ma-rốc. Tuy nhiên, vì những lý do nói trên nên lƣợng chè của ta xuất khẩu vào thị trƣờng này còn chƣa đáng kể.
  10. Các cơ hội kinh doanh …. với thị trường Ma-rốc 147 4. Một số giải pháp cho mặt hàng chè Để thâm nhập thị trƣờng chè, trong giai đoạn đầu, các doanh nghiệp chè cần trực tiếp sang giới thiệu sản phẩm, chào giá cạnh tranh và cải tiến công nghệ để đáp ứng đƣợc mẫu mã (hình dáng) sản phẩm theo nhu cầu ngƣời tiêu dùng. Doanh nghiệp cũng có thể mời chuyên gia nhập khẩu chè xanh của Ma-rốc sang hƣớng dẫn kỹ thuật thu hái, chế biến. III. Thị trƣờng điện thoại di động Ma-rốc Ma-rốc có dân số trên 32 triệu ngƣời và nhu cầu tiêu dùng điện thoại ngày càng tăng. Giống nhƣ nhiều thị trƣờng khác đang nổi lên trên thế giới, lĩnh vực điện thoại di động tiếp tục đà phát triển tại Ma-rốc với sự tiếp sức của cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt và sự giảm giá từ 3 năm trở lại đây. Số lƣợng thuê bao điện thoại di động trong những năm qua đã tăng nhanh đến mức vƣợt qua mục tiêu mà Chính phủ ấn định trong khuôn khổ chiến lƣợc Ma-rốc kỹ thuật số năm 2013 là đạt 34 triệu thuê bao điện thoại (cố định và di động) vào năm 2013. Trên thực tế, mục tiêu này đã vƣợt qua ngay từ giữa năm 2011 nhờ việc tăng số thuê bao điện thoại di động ở mức 38,3 triệu trên tổng dân số 32 triệu ngƣời. Thật vậy, tỷ lệ thâm nhập hiện nay của điện thoại di động vào khoảng 120% trong khi cuối năm 2011 là 113,6%. Tại Ma-rốc, hãng Maroc Telecom chiếm thị phần lớn nhất về số thuê bao với 47,07% thị phần, tiếp đến là Méditel với 29,93% và Wana với 23%. Cuộc cạnh tranh đã tăng lên khi Wana đƣợc cấp giấy phép GSM vào đầu năm 2010. Chiến lƣợc của họ là cạnh tranh trên cơ sở giá thấp thông qua một loạt chƣơng trình xúc tiến với các dịch vụ trả trƣớc.
  11. 148 Kinh doanh với thị trường Ma-rốc Năm 2012, cứ 1.000 ngƣời dân Ma-rốc có 110 chiếc điện thoại cố định và 1.200 chiếc điện thoại di động. Nếu nhƣ năm 2011, kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện của Việt Nam sang Ma-rốc mới chỉ đạt 3,6 triệu USD, đứng thứ ba sau cà phê và hải sản thì đến năm 2012, con số này đã tăng lên 36,8 triệu USD và năm 2013 đạt 63,52 triệu USD (chiếm 63% tổng kim ngạch xuất khẩu). Điện thoại di động đã trở thành mặt hàng xuất khẩu số 1 của Việt Nam, góp phần đƣa Ma-rốc trở thành một trong 10 thị trƣờng xuất khẩu lớn nhất của nƣớc ta tại châu Phi trong 2 năm trở lại đây. Với nhu cầu tiêu thụ của ngƣời dân địa phƣơng nhƣ hiện nay, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới. IV. Thị trƣờng đồ điện tử gia dụng Thị trƣờng trang thiết bị điện tử gia dụng tại Ma-rốc đã có bƣớc phát triển quan trọng, với lƣợng hàng bán ra ngày một tăng. Theo một nghiên cứu của tập đoàn GFK, cơ quan chuyên nghiên cứu thị trƣờng và thăm dò dƣ luận thì lĩnh vực điện tử gia dụng đã đạt doanh thu 1,7 tỷ DH (khoảng 200 triệu USD) với 463.000 sản phẩm bán ra vào năm 2013. Các đồ điện tử gia dụng cỡ lớn (máy giặt, tủ lạnh…) đã có mức tăng trƣởng 18% về giá trị và 29% về số lƣợng, trong đó tủ lạnh tăng trƣởng 14% về giá trị, 20% về khối lƣợng; máy giặt tiêu thụ trên 42.000 chiếc, tăng 32%. Thị trƣờng hàng điện tử đại chúng cũng có mức tăng trƣởng 2,7%. Số lƣợng tivi màn hình thông thƣờng giảm 8% nhƣờng chỗ cho tivi màn hình phẳng (+13%). Giá trung bình của 1 tivi màn hình phẳng là 21.863 DH (2.572 USD) trong khi tivi màn hình thƣờng là 1.855 DH (218 USD). Thị trƣờng công nghệ thông tin (máy tính xách tay, máy in và máy in đa chức năng, video và máy chiếu) đạt mức doanh thu 330 triệu DH (39 triệu USD) với 97.000 đơn vị sản phẩm bán ra. Máy in chiếm 45% lƣợng hàng bán ra còn máy tính xách tay chiếm 59% doanh thu. Mặt hàng máy tính văn phòng (160.000 chiếc) có doanh thu tăng lên 700 triệu DH (82 triệu USD). Năm 2013, kim
  12. Các cơ hội kinh doanh …. với thị trường Ma-rốc 149 ngạch nhập khẩu máy tính, chủ yếu là máy tính xách tay của Ma-rốc đã tăng gần 2%. Ba nhãn hiệu máy tính bán chạy nhất là HP, Dell và Samsung. Tiến triển tích cực này chủ yếu dựa trên các đợt giảm giá và chính sách tiếp thị của các nhà công nghiệp và phân phối (xúc tiến bán hàng, đa dạng hóa sản phẩm) cùng với sự táo bạo của các tổ chức tín dụng. Hệ thống phân phối đồ điện tử gia dụng hoạt động dƣới hai hình thức: truyền thống và hiện đại. Phân phối kiểu truyền thống vẫn chiếm ƣu thế với 57% lƣợng hàng bán ra và 52% giá trị thị phần, chủ yếu dựa trên hai sản phẩm máy giặt và tủ lạnh (lần lƣợt chiếm 61% và 65% lƣợng sản phẩm tiêu thụ). Hình thức phân phối hiện đại đã tận dụng đƣợc bối cảnh kinh tế thuận lợi năm 2013, có thêm 4 điểm về thị phần chiếm 29% giá trị và 42% khối lƣợng hàng bán ra so với năm 2012. Điều này chủ yếu nhờ sự chuyển biến trong văn hóa mua sắm của ngƣời tiêu dùng. Việc mở rộng các điểm bán hàng (siêu thị, cửa hàng chuyên phẩm), tổ chức các đợt khuyến mại kèm theo các khoản tín dụng miễn phí tại các thời điểm quan trọng trong năm, chính sách giá phù hợp với túi tiền và nhu cầu của ngƣời tiêu dùng cũng là những yếu tố tạo lên thành công của hình thức này. Trong những năm qua, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện luôn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Ma-rốc. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 3,4 triệu USD. V. Thị trƣờng thuỷ hải sản 1. Tiềm năng Với ƣu thế về vị trí địa lý, hai mặt tiếp giáp với biển là Đại Tây Dƣơng và Địa Trung Hải, bờ biển dài 3.500km, nổi tiếng là một trong những bờ biển có nhiều cá nhất trên thế giới và diện tích mặt biển khoảng 1,2 triệu km2, Ma-rốc có tiềm năng đánh bắt cá đƣợc FAO
  13. 150 Kinh doanh với thị trường Ma-rốc ƣớc tính gần 1,5 triệu tấn và hàng năm có thể tái tạo đƣợc. Ma-rốc là nhà sản xuất hàng đầu về cá ở châu Phi chiếm 1,2% sản lƣợng cá thế giới và đứng hàng thứ hai lăm trên thế giới trong lĩnh vực này. Sản lƣợng này chủ yếu nhờ vào việc đánh bắt loài cá duy nhất, cá xác-đin. Lĩnh vực đánh bắt: đóng góp gần 2,5% GDP quốc gia và 56% giá trị kim ngạch xuất khẩu thực phẩm. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Nghề cá Ma-rốc, năm 2010 đội tàu đánh bắt ven bờ và xa bờ của Ma-rốc lên tới 3.020 chiếc trong đó có 2570 chiếc đánh bắt ven bờ và 450 chiếc đánh bắt xa bờ; đạt sản lƣợng đánh bắt là 1.053.694 tấn (đánh bắt ven bờ đạt 895.327, xa bờ đạt 158.367 tấn). Cở sở hạ tầng cảng phát triển với tốc độ khá nhanh, Ma-rốc đã trở thành nƣớc sản xuất và xuất khẩu hàng đầu về thủy sản trong thế giới Ả-rập và châu Phi. Ma-rốc có 32 cảng đánh bắt gồm 10 cảng thuộc khu vực biển Địa Trung Hải chiếm 3,6% sản lƣợng đánh bắt (đạt 32.674 tấn năm 2010) và 22 cảng thuộc khu vực biển Đại Tây Dƣơng chiếm 96,4% sản lƣợng đánh bắt, trong đó cảng Laayoune chiếm vị trí số một với 32% /tổng sản lƣợng đánh bắt toàn quốc (đạt 285.719 tấn), tiếp đến là cảng Tan - Tan, chiếm 20,2% (đạt 180.840 tấn), thứ ba là cảng Dakhla chiếm 19,3% (đạt 173.039 tấn). Lĩnh vực nuôi trồng: Nghề nuôi thủy sản chủ yếu là việc nuôi cá nƣớc ngọt, nƣớc lợ và nƣớc mặn, đƣợc bắt đầu từ những năm 20 của thế kỷ trƣớc; sản phẩm chủ yếu, cá hồi sông, cá chép. Ngày nay, có nhiều trang trại nuôi cá nƣớc ngọt, với sản lƣợng hàng năm dự tính khoảng 500 tấn; còn nuôi trồng thủy sản biển, sản lƣợng khoảng 1.500 tấn. Khoảng 90% sản lƣợng thủy sản nuôi trồng phục vụ cho mục đích xuất khẩu. Đối với việc nuôi cá biển, loại cá đƣợc nuôi nhiều nhất là cá sói, cá tráp, cá bơn, cá hồi; đối với việc nuôi cá trong đất liền thì gồm các loại cá: cá hồi sông, cá chép, cá chó...; đối với việc nuôi trai sò, chủ yếu là nuôi hào, nuôi vẹm; nuôi thủy sản nƣớc ngọt thì các loại sò là động vật nuôi duy nhất với loại hình chăn nuôi này.
  14. Các cơ hội kinh doanh …. với thị trường Ma-rốc 151 2. Sản xuất và tiêu thụ Việc tiêu thụ trong nước Các sản phẩm thủy sản tiêu thụ cả dƣới dạng tƣơi và dạng chế biến. Mặc dù là nƣớc có nguồn lợi về cá phong phú nhƣng ngƣời Ma- rốc tiêu thụ ít hải sản, trung bình khoảng 9,5 kg/ngƣời/năm so với mức trung bình của thế giới là 16 kg. Bảng phân chia sản lƣợng cá theo loại hình đánh bắt (1 USD = 8,6 DH) Loại hình Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 đánh bắt SL (tấn) Trị giá SL (tấn) Trị giá SL (tấn) Trị giá (Ngàn DH) (Ngàn DH) (Ngàn DH) Ven bờ 779.386 4.273.213 884.630 4.033.805 895.327 3.967.269 Xa bờ 114.901 3.674.503 142.935 2.718.263 158.367 2.346.274 Đánh bắt 124.712 470.288 133.376 412.053 82.464 294.855 khác Tổng 1.018.999 8.418.004 1.160.941 7.164.121 1.136.157 6.608.398 Bảng trên cho thấy sản lƣợng đánh bắt cá vẫn chủ yếu phụ thuộc vào ngành đánh bắt ven biển, đánh bắt xa bờ chỉ đóng góp khoảng 13% tổng sản lƣợng. Việc đánh bắt chủ yếu thực hiện ở Đại Tây Dƣơng, trong đó khoảng 70% lƣợng cá đƣợc chuyển vào bờ qua các cảng Laâyoune, Tan - Tan và Dakhla. Bờ biển Địa Trung Hải chỉ đóng vai trò không đáng kể với lƣợng cá đánh bắt chủ yếu đổ tại các cảng Nador và Al Hoceima, chiếm chƣa đến 3% tổng khối lƣợng.
  15. 152 Kinh doanh với thị trường Ma-rốc C. Chế biến và xuất khẩu Ngành công nghiệp chế biến và giá trị hóa các sản phẩm đánh bắt giữ một vị trí ƣu tiên trong nền kinh tế Ma-rốc, đảm bảo 56% xuất khẩu lƣơng thực thực phẩm và 12% tổng xuất khẩu của Ma-rốc. Ngành công nghiệp này chế biến gần 70% số lƣợng đánh bắt cá ven biển và xuất khẩu khoảng 85% sản lƣợng sang khoảng 100 nƣớc thuộc 5 châu lục; đạt số lƣợng và kim ngạch trong các năm 2008, 2009 và 2010 lần lƣợt là: 481.685 tấn - trị giá 1.588 triệu USD; 521.689 tấn - trị giá 1.496 triệu USD; 604.010 tấn - trị giá 1.562 triệu USD Ngành công nghiệp sản xuất cá đóng hộp phát triển tại Ma- rốc là kết quả của sự tiến triển lâu dài và sự tích lũy kinh nghiệm. Cá đóng hộp phát triển khá mạnh, đƣợc thị trƣờng thế giới đánh giá rất cao nhờ vào công nghệ chế biến tiên tiến, sản phẩm đa dạng. Hiện nay ngành này gồm 47 đơn vị đóng chủ yếu ở Sa Fi và Agadir, mỗi năm chế biến khoảng 320 ngàn tấn, doanh số khoảng 3,5 tỷ DH, trong đó 87% dành cho xuất khẩu; sản phẩm chủ yếu là cá Sardine, cá thu và cá ngừ đóng hộp; thị trƣờng tiêu thụ là châu Âu (40,24%), châu Phi (36,72%), Trung Đông (10,41%), châu Mỹ (4,44%), châu Á và châu Đại Dƣơng (8,19%). Năm 2010, sản xuất hải sản đông lạnh tăng 5% với sản lƣợng 134.580 tấn. Ngành công nghiệp sơ chế cá đóng hộp tập trung chủ yếu vào việc ƣớp muối và chế biến các sản phẩm thủy sản dùng làm gia vị chế biến thức ăn dành cho xuất khẩu vào thị trƣờng châu Âu. Ngành này bao gồm 34 đơn vị sản xuất, chế biến cá filet và đóng gói, khoảng 10 đơn vị chuyên muối cá. Năm 2010, ngành công nghiệp sơ chế cá đóng hộp đã thực hiện doanh thu trên 1.140 triệu DH (137 triệu USD) với tổng sản lƣợng cá sơ chế là 39.000 tấn. Ngành công nghiệp cá đông lạnh có khoảng 191 đơn vị trong đó đa số tập trung ở phía Nam đất nƣớc nhờ sự phát triển của ngành đánh bắt bạch tuộc, cá mực và cá ngoài khơi gồm Agadir, Laayoune và Dakhla. Đây đều là những cơ sở mới đƣợc xây dựng với công
  16. Các cơ hội kinh doanh …. với thị trường Ma-rốc 153 nghệ hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về chất lƣợng, vệ sinh và môi trƣờng. Sản phẩm sản xuất ra chủ yếu phục vụ xuất khẩu do nhu cầu trong nƣớc rất thấp. Năm 2010, ngành công nghiệp này đã đạt sản lƣợng 147.000 tấn với giá trị trên 320 triệu USD, bao gồm cả sản lƣợng cá đông lạnh đánh bắt bằng lƣới vét. Ngành công nghiệp cá tƣơi: Ngành công nghiệp cá tƣơi gồm 74 đơn vị, mỗi năm xử lý khoảng 42.000 tấn cá trắng, trong đó 50% xuất sang Tây Ban Nha, số còn lại xuất sang các nƣớc khác thuộc châu Âu. Năm 2010, sản lƣợng thủy sản của Ma-rốc giảm do ảnh hƣởng quy định mới của Liên minh châu Âu về việc đánh bắt cá bất hợp pháp. Tuy nhiên, doanh số của ngành công nghiệp cá chế biến vẫn tăng, chiếm 10% tổng thị phần xuất khẩu của Ma-rốc, đạt doanh thu gần 185 triệu USD năm 2010. Ngành công nghiệp bột cá và dầu cá có mặt tại Ma-rốc từ những năm 1940, đã có bƣớc phát triển từ khoảng 20 năm nay. Hoạt động này do khoảng 30 đơn vị chủ yếu đặt tại các cảng cá sardine ở Agadir, Safi, Tan-Tan, Essaouira và Laâyoune. Bột và dầu cá đƣợc coi là những sản phẩm thủy sản chế biến chủ yếu đƣợc xuất khẩu sang châu Âu (81%), Trung Đông (10%), châu Á (6%), châu Phi (2%) và châu Mỹ (1%). Ngành sản xuất bột cá mỗi năm xử lý khoảng 300.000 tấn cá nguyên liệu, phần lớn số này dành cho việc làm thức ăn chăn nuôi, sản lƣợng tăng trƣởng đáng kể qua các năm (từ 11.100 tấn tháng 2 năm 2009 lên 35.436 tấn vào tháng 2 năm 2010). Ma-rốc hiện đang có kế hoạch đầu tƣ sản xuất bột cá có hàm lƣợng protein cao và sản xuất dầu cá cao cấp. Ngành công nghiệp khai thác rong biển (tảo biển) đã xuất hiện từ trên 50 năm tại Ma-rốc. Trong nửa thế kỷ tồn tại, ngành đã tập trung phát triển việc giá trị hóa tối đa loại nguyên liệu tự nhiên vùng ven biển có khả năng tái tạo này. Tảo biển cũng đƣợc coi là sản phẩm thủy sản, rất giàu vitamine và khoáng chất, giàu chất polysacarit (thạch trắng). Những chất này có thể dùng trong lĩnh vực thực phẩm
  17. 154 Kinh doanh với thị trường Ma-rốc hoặc dùng trong lĩnh vực vi khuẩn học, làm nguyên liệu đầu vào cho các sản phẩm trong ống nghiệm. Hiện nay, với trình độ của mình, Ma-rốc đã sản xuất đƣợc tảo GELDIUM và tảo GRACILARIA. Lĩnh vực chế biến tảo biển gồm 2 đơn vị: 01 ở Casablanca và 01 đơn vị ở El Jadida. Ngành này sử dụng khoảng 8000 tấn nguyên liệu để chiết xuất ra khoảng 1250 tấn thạch trắng. Hầu nhƣ toàn bộ lƣợng thạch này dành cho xuất khẩu, trong đó 52,12 % sang châu Âu, 23,94% sang châu Mỹ, 23,48% sang châu Á và 0,46% sang châu Phi. Hiện nay, Ma-rốc đƣợc xếp ở vị trí thứ hai về xuất khẩu thạch trắng trong số các quốc gia ven Địa Trung Hải. D. Việc quản lý và chiến lƣợc phát triển ngành thuỷ sản Về chính sách Hiện nay, lĩnh vực thủy sản ở Ma-rốc đƣợc quy định rất chặt chẽ do tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm không những trong lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt, mà còn trong quá trình chế biến, phân phối. Việc kiếm tra chất lƣợng Thủy sản do các ủy ban trung ƣơng và khu vực trực thuộc Tổng cục thủy sản Ma-rốc đảm nhiệm, với mục tiêu kiểm tra chất lƣợng các sản phẩm đƣa ra tiêu thụ tại thị trƣờng nội địa và triển khai áp dụng tiêu chuẩn chất lƣợng HACCP ngay tại các đơn vị chế biến sản phẩm. Trong phạm vi quốc gia, các sản phẩm thủy sản chịu sự điều chỉnh của Nghị định số 2-97-1003 và 1426 ngày 2/12/2005 liên quan đến việc kiểm tra vệ sinh, chất lƣợng hải sản và thủy sản nƣớc ngọt, từ khâu đánh bắt, đóng gói đến quá trình vận chuyển. Chiến lược phát triển ngành thủy sản của Ma-rốc  Bảo vệ các nguồn sinh học và các hệ sinh thái biển thông qua việc đánh bắt một cách có trách nhiệm và việc quản lý hiệu quả hơn những loài sinh vật biển bằng cách xem xét những kế hoạch quy hoạch, các bãi đánh bắt.
  18. Các cơ hội kinh doanh …. với thị trường Ma-rốc 155  Củng cố khung pháp lý;  Tăng cƣờng quy chế và những phƣơng tiện nghiên cứu đánh bắt cá;  Nâng cao vị trí của Ma-rốc là nhà sản xuất và xuất khẩu thuỷ hải sản ở cấp quốc tế;  Tăng giá trị gia tăng của lính vực này trong nền kinh tế quốc dân;  Nâng cao các điều kiện xã hội nghề nghiệp của những ngƣời làm nghề biển;  Phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản;  Phát huy tối ƣu giá trị của các sản phẩm đánh bắt. 5. Cơ hội kinh doanh, đầu tƣ trong lĩnh vực thủy hải sản với Ma-rốc Là nƣớc xuất khẩu hải sản nhƣng Ma-rốc vẫn có nhu cầu nhập khẩu một số sản phẩm thủy hải sản mà nƣớc này không có, trong đó có mặt hàng thủy sản nƣớc ngọt và nƣớc lợ nhƣ cá ba sa và tôm. Tuy nhiên, dung lƣợng thị trƣờng Ma-rốc đối với hai mặt hàng này không lớn. Trong mấy năm qua, Thƣơng vụ Việt Nam tại Ma-rốc đã tích cực triển khai các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, tuyên truyền quảng bá các sản phẩm của Việt Nam nói chung và mặt hàng thủy sản nói riêng. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tăng trƣởng rất chậm, chỉ đạt khoảng 4 triệu USD/năm, trong đó chủ yếu là cá ba sa phi-lê đông lạnh. Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang Ma-rốc trong 4 tháng đầu năm 2014 đạt 1.559.995 USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cá ba sa đạt 1.540.591 USD, kim ngạch mặt hàng tôm đạt 19.404 USD.
  19. 156 Kinh doanh với thị trường Ma-rốc Ngƣợc lại, trong những năm qua, doanh nghiệp Việt Nam cũng bắt đầu nhập khẩu hải sản từ Ma-rốc. Năm 2013, kim ngạch nhập khẩu đạt 2,2 triệu USD. Bên cạnh mặt hàng thủy sản, Ma-rốc còn là thị trƣờng tiêu thụ các loại ngƣ cụ nhƣ lƣới đánh cá phục vụ việc khai thác biển. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu lƣới đánh cá của Việt Nam sang Ma-rốc đạt 1,3 triệu USD. Ma-rốc cũng có nhiều tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực kinh doanh và nuôi trồng thuỷ hải sản với Việt Nam. Ngoài vị trí địa lý chiến lƣợc là cửa ngõ của châu Âu, châu Phi và Trung Cận Đông, Ma-rốc còn ký Hiệp định Tự do Mậu dịch (theo FTA) với EU, Hoa Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ và Khối các nƣớc A rập Maghreb. Do vậy, nếu doanh nghiệp đầu tƣ sản xuất, chế biến cá tại Ma-rốc và xuất sang các nƣớc nói trên sẽ đƣợc hƣởng thuế quan ƣu đãi bằng 0%. Hiện nay, thuế nhập khẩu thuỷ hải sản vào Ma-rốc trung bình ở mức 50% đối với các nƣớc chƣa ký FTA. Phía Ma-rốc cũng rất quan tâm đến lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam và mong muốn đƣợc học tập kinh nghiệm, đồng thời kêu gọi doanh nghiệp của ta đầu tƣ vào lĩnh vực này. Năm 2004, trong chuyến tháp tùng Thủ tƣớng Phan Văn Khải sang Ma-rốc, Bộ trƣởng Thủy sản Tạ Quang Ngọc đã ký với phía bạn Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. VI. Thị trƣờng dệt may Ma-rốc Công nghiệp dệt may Ma-rốc là một ngành có nhiều tiềm năng, chiếm vị trí quan trọng trong kinh tế cả trên phƣơng diện sử dụng lao động, kim ngạch xuất khẩu lẫn khía cạnh về cân bằng kinh kế xã hội của đất nƣớc này. Ngành dệt may sử dụng trên 38% số lao động toàn ngành công nghiệp, đóng góp 4% GDP của Ma-rốc; là ngành mang lại lƣơng ngoại tệ nhiều nhất (30,4%). Với số lƣợng trên 1.700 doanh nghiệp, ngành này chiếm gần 20% tổng số doanh nghiệp của toàn nền kinh tế. Sản phẩm may chủ yếu là quần áo sẵn (áo sơ mi, váy, complet...), quần áo thể thao (jeans...) và đồ tắm. Trong hai phân
  20. Các cơ hội kinh doanh …. với thị trường Ma-rốc 157 ngành (dệt và may) thì phân ngành may thể hiện ƣu thế vƣợt trội về số lƣợng doanh nghiệp, số lao động cũng nhƣ doanh thu: Trong hơn 1.700 doanh nghiệp của toàn ngành thì có khoảng 1.100 là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may, nhƣ vậy là gần gấp đôi số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt nhƣng lại chiếm trên 4 lần về số lƣợng lạo động (163 ngàn so với 40 ngàn). Sản phẩm quần áo may mặc của Ma-rốc chủ yếu dành cho xuất khẩu; 90% kim ngạch xuất khẩu hàng quần áo của Ma-rốc đƣợc xuất khẩu đi châu Âu, trong đó tập trung chủ yếu vào hai thị trƣờng trọng điểm là Pháp và Tây Ban Nha, chiếm tỷ trọng trên 74% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng quần áo vào châu Âu (trong đó Pháp chiếm 39,2%, Tây Ban Nha chiếm 35,3%), tiếp theo là Anh. Xuất khẩu nhóm hàng này sang Anh những năm gần đây suy giảm đáng kể nên mặc dù đứng vị trí thứ ba nhƣng chỉ chiếm 7,1% thị phần năm 2011 so với mức 14,4% năm 2007. Đức, Ý, Bồ Đào Nha xếp vị trí thứ tƣ, năm, sáu với thị phần lần lƣợt là: 5,4%, 4,0%, 2,6% . Khác với phân ngành may, phân ngành dệt của Ma-rốc còn rất nhỏ, chủ yếu phục vụ nhu cầu thị trƣờng nội địa. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt của Ma-rốc năm 2011 chỉ đạt 321 triệu Euro, trong khi đó kim ngạch nhập khẩu hàng dệt của Ma-rốc năm 2011 đạt 1,9 tỷ Euro. Nƣớc cung cấp hàng dệt lớn nhất cho Ma-rốc là Tây Ban Nha (chiếm 19,6% năm 2011), tiếp đến là Trung Quốc (chiếm 17,5% thị phần). Tỷ trọng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng khá mạnh trong những năm gần đây (năm 2007 Trung Quốc mới chiếm thị phần là 10,3%). Ý và Pháp đứng vị trí thứ tƣ và thứ năm với thị phần lần lƣợt là 12,1% và 11,3%. Tuy nhiên, đến nay nhìn chung thị phần hàng dệt may của Ma-rốc tại thị trƣờng châu Âu vẫn còn nhỏ bé, chƣa xứng với tiềm năng và mong đợi của Ma-rốc (3,35% về hàng may và 0,69% về hàng dệt năm 2010). Với đặc điểm về hai phân ngành dệt và may của Ma-rốc nhƣ đã trình bày ở trên nên mặc dù là nƣớc xuất khẩu hàng may mặc nhƣng hàng năm Ma-rốc cũng nhập khẩu số lƣợng lớn vải, sợi và quần áo may sẵn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2