intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thị trường Nam Phi tổng quan: Phần 1

Chia sẻ: ViThanos2711 ViThanos2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

36
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 của tài liệu Thị trường Nam Phi tổng quan dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn một số nội dung về: Tổng quan về thị trường Nam Phi, tình hình kinh tế, thương mại và đầu tư của Nam Phi, tình hình công nghiệp, đầu tư của Nam Phi, kim ngạch xuất nhập khẩu của Nam Phi,... Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thị trường Nam Phi tổng quan: Phần 1

  1. Giới thiệu thị trường Nam Phi
  2. 2
  3. BỘ CÔNG THƯƠNG VỤ THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI, TÂY Á, NAM Á GIỚI THIỆU THỊ TRƯỜNG NAM PHI NHÀ XUẤT BẢN CÔNG THƯƠNG 3
  4. Mã số: HN 02 TĐ 14 4
  5. Chương 1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NAM PHI 1. Địa lý Cộng hòa Nam Phi nằm ở cực nam Châu Phi, giáp Namibia, Zimbabwe, Bostwana, Mozambique, Lesotho và Swaziland. Phía đông và nam là Ấn Độ Dương, phía tây là Đại Tây Dương. Diện tích: 1.219.912 km2, bao gồm Quần đảo Prince Edward (Đảo Marion và Đảo Prince Edward), lớn hơn diện tích của Hà Lan, Bỉ, Pháp, Italia và Đức cộng lại. Nam Phi trải dài từ vĩ độ 22 đến 35 độ vĩ Nam và kinh độ 17 đến 33 độ kinh Tây. Địa hình Cách đây 200 triệu năm, lãnh thổ Nam Phi là một phần của siêu lục địa Gondwanaland. Sau hàng triệu năm vận động của các lớp địa tầng, siêu lục địa này tách ra thành các lục địa của bán cầu nam, bao gồm châu Nam Cực, Nam Mỹ, châu Phi, Madagasca, Ấn Độ, bán đảo Arabia, Úc, New Guinea và New Zealand Địa hình của Nam Phi bao gồm một vùng cao nguyên đá cổ được chia cắt với vùng đồng bằng hẹp ven biển bởi dãy núi Great Escarpment. Vùng cao nguyên bao phủ 2/3 diện tích lãnh thổ Nam Phi gồm ba vùng nhỏ: Highveld, Bushveld và Middle Veld. Highveld cao 1.500 m chiếm phần lớn diện tích cao nguyên là một vùng thảo nguyên xanh tốt. Phía đông bắc của vùng Highveld có thành phố Johannesburg và đây là một trong những mỏ vàng lớn nhất thế giới. Vùng Bushveld cao bình quân 1.000 m so với mực 5
  6. nước biển nhưng cũng có những vùng cao trên 1.800 m; độ cao giảm dần về phía biên giới Botswana và con sông Limpopo. Vùng Middle Veld nằm ở phía tây cao nguyên với độ cao trung bình là 915 m, cũng dốc dần xuống và khá khô cằn. Phần phía tây nam lãnh thổ Nam Phi là một vùng núi với các dãy núi như Tsitsikama, Swartberg, Langeberg, Drakenstein và núi Table (1.086 m) ở Cape Town. Vùng đồng bằng ven biển là vùng đất rất màu mỡ nhưng khá hẹp, rộng nhất là 130 km và thường thì chỉ rộng 30 km. Nam Phi có 2.960 km bờ biển nhưng có rất ít cửa sông và cảng tự nhiên. Khu vực núi bao quanh có độ cao chênh lệch khá lớn. Vùng núi phía Đông - Bắc có độ cao lên đến 4.000 m. Vùng núi phía Tây – Nam có độ cao lên đến 2.000 m. Phần đất phía Đông giáp với Ấn Độ Dương có lượng mưa cao và chất lượng đất màu mỡ hơn. Phần đất phía Tây giáp với Đại Tây Dương là một sa mạc ven biển do có dòng biển lạnh Benguela, kéo dài đến Namibia và Angola. Hơn 60% diện tích đất của Nam Phi ở tình trạng khô cằn hoặc nửa khô cằn. Lượng mưa Nam Phi có lượng mưa trung bình vào khoảng 450mm, chỉ bằng một nửa mức trung bình (860mm) của thế giới, 65% diện tích của đất nước này nhận được lượng mưa dưới 500 mm/năm - lượng mưa tối thiểu để có thể canh tác trên đất khô hạn. Lượng mưa của Nam Phi là không ổn định và khó dự đoán. 21% diện tích của Nam Phi, chủ yếu là khu vực phía Đông khô hạn nhận được lượng mưa rất thấp, dưới 200 mm/năm. Nam Phi thường chịu ảnh hưởng bởi hạn hán kéo dài và khắc nghiệt. Tại Cape Town, thủ phủ của Western Cape, lượng mưa trung bình đạt mức cao nhất vào các tháng mùa đông, trong khi 8 thủ phủ khác đạt lượng mưa trung bình cao nhất vào mùa hè. 6
  7. Nhiệt độ Nhiệt độ ở Nam Phi có ba đặc trưng cơ bản: - Ở Nam Phi, nhiệt độ thường thấp hơn các khu vực khác có cùng vĩ độ (chẳng hạn như Australia) chủ yếu là do sự nâng lên cao hơn của thềm lục địa so với mực nước biển. - Nhiệt độ trung bình hàng năm của các vùng trong cả nước xấp xỉ nhau. - Nhiệt độ ở vùng biển đông và tây có sự tương phản rõ rệt. Bảng 1.1. Bảng so sánh nhiệt độ giữa các thành phố Nam Phi Mùa hè Mùa đông Thành phố Cao nhất Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất Bloemfontein 31 15 17 -2 Cape Town 26 16 18 7 Durban 28 21 23 11 East London 26 18 21 10 George 25 15 19 7 Johannesburg 26 15 17 4 Kimberley 33 18 19 3 Mthatha 27 16 21 4 Musina 34 21 25 7 Nelspruit 29 19 23 6 Pietermaritzburg 28 18 23 3 Polokwane 28 17 20 4 Port Elizabeth 25 18 20 9 Pretoria 29 18 20 5 7
  8. Mùa hè Mùa đông Thành phố Cao nhất Thấp nhất Cao nhất Thấp nhất Richards Bay 29 21 23 12 Skukuza 33 21 26 6 Thohoyandou 31 20 24 10 Upington 36 20 21 4 Băng tuyết Ở Nam Phi, băng tuyết thường xuất hiện ở khu vực cao nguyên trung tâm vào mùa đông. Vào thời gian này, nước đóng băng trên mặt hồ hoặc trong đường ống nước. Mùa băng tuyết (từ tháng Tư đến tháng Mười) diễn ra dài nhất ở khu vực cao nguyên phía Tây và Nam, giảm dần về phía Bắc. Độ ẩm ở khu vực dọc bờ biển cao hơn trong đất liền rất nhiều và có lúc lên tới 85%. Động vật Nam Phi được đánh giá là một trong những nước có nền sinh học đa dạng và phong phú nhất thế giới với nhiều loại động thực vật hoang dã, quí hiếm. Ngoài ra, Nam Phi còn sở hữu 1/6 sinh vật biển trên thế giới và là “vương quốc thực vật” giàu có nhất thế giới, là điểm đến lý tưởng để du lịch và tìm hiểu về các loài chim. Nam Phi còn nổi tiếng về ngũ đại (big five) bao gồm sư tử, voi, tê giác, báo và trâu rừng (trên mặt đất); cá voi, cá mập, cá heo, cá mác-lin, và cá ngừ (dưới biển). Vào năm 1920, cả Nam Phi chỉ có 120 con voi. Tuy nhiên hiện nay, công viên quốc gia Kruger có tới 10.000 con voi và 20.000 con trâu rừng. Loài tê giác trắng đã được cứu khỏi nguy cơ tuyệt chủng và hiện đang phát triển nhanh về số lượng. Nam Phi đang nỗ 8
  9. lực bảo vệ loài tê giác đen. Năm loài động vật này đang phát triển với số lượng lớn tại Công viên quốc gia Kruger và Công viên Hluhluwe Umfolozi ở Kwazulu Natal. Ngoài năm loài trên, Nam Phi còn có hà mã, hươu cao cổ, linh dương Kudu, linh dương wildebeest, ngựa vằn. Những loài này được nuôi tại các khu bảo tồn của Nam Phi. Một số loài ăn thịt phổ biến ở Nam Phi bao gồm: linh cẩu, cáo tai dơi, linh miêu caracal, mèo hoang châu Phi, mèo đốm nhỏ, gấu mongoose. Một số loài ăn thực vật bao gồm: hươu antelope, hươu duiker cho tới linh dương đen,... sinh sống ở điểm cực Bắc của đất nước. Động vật biển và cá Vùng biển Nam Phi có trên 2000 loài cá sinh sống, chiếm 16% tổng số lượng của toàn thế giới. Một số loài có giá trị kinh tế cao như bào ngư, một số loài cá biển khơi như cá sardine, pilchard, v.v... Cá sấu và các loài động vật lưỡng cư Theo thống kê, hiện nay ở Nam Phi có khoảng 112 loài cá nước ngọt, chiếm 1,3% tổng lượng cá nước ngọt toàn thế giới. Nam Phi nổi tiếng với cá sấu và một số loài động bò sát khác như: rùa quả đồng, rùa luýt (leatherback turtle), rùa hiếm, tắc kè hoa. Nam Phi có trên 100 loài rắn, một nửa trong số đó là rắn không độc, như rắn python, số còn lại là rắn độc, trong đó có những loài nổi tiếng như: rắn phì Puffadder, rắn mamba đen và xanh lá cây, rắn độc Boomslang, rắn hổ mang Rinkhals. Do thời tiết khô hạn nên ở Nam Phi chỉ có 84 loài động vật lưỡng cư. Tuy vậy, nước này có tới hơn 77.000 loài động vật không xương sống. 9
  10. Chim chóc Nam Phi là nơi tập trung của rất nhiều loài chim, có loài chim chỉ có ở châu Phi, loài lưu trú và có loài chỉ có ở Nam Phi. Trong số 850 loài chim được tìm thấy, có 725 loài cư trú thường xuyên và khoảng 50 loài chỉ có ở Nam Phi. Những loài chim không lưu trú thường xuyên có nguồn gốc từ các nước khác ở châu Phi như chim bói cá, chim quyên và từ Bắc Cực, châu Âu, Trung Á, Trung Quốc và Nam Cực. Một số loài chim phổ biến ở Nam Phi như grey loeries, chim chuột lưng trắng, chim đầu rìu, cò quăm Hadada, chim Lybius cổ đen, chim Zosterops pallidus mắt trắng, chim Turdus olivaceus thường xuất hiện ở các khu vườn ở Johannesburg. Nam Phi nổi tiếng với loài sếu xanh, là biểu tượng của quốc gia này. Sếu xám hoàng gia được coi là loài sếu đẹp nhất, thu hút được sự quan tâm nhất. Nam Phi có nhiều loại chim lớn như đại bàng, kền kền. Ngoài ra, đất nước này còn là nơi trú ngụ cho các loại chim nhiều màu sắc như chim sả (kingfisher), chim trảu (bee- eater), Lilac-breasted roller, chim hút mật (sunbird), chim Knysna and purple-crested louries. Thực vật Với trên 20.000 loài thực vật khác nhau, chiếm 10% tổng số loài thực vật trên trái đất, Nam Phi là đất nước có hệ thực vật đa dạng nhất thế giới. Khu bảo tồn Cape Floral rộng 553.000 ha tại Nam Phi được công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới vào năm 2004. Thực vật ở Cape Floral được mô tả tỉ mỉ nhất thế giới và do nằm trong vùng giao lưu giữa hai dòng hải lưu nóng lạnh của Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương nên hệ thực vật ở đây cũng có tính đặc hữu rất cao. Trong tổng số hơn 8.800 loài thực vật có hoa được mô tả, có 10
  11. đến 69% loài không có ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Nếu Hà Lan nổi tiếng với hoa tulip thì Cape Floral nổi tiếng với hoa fynbos. Khu vực này xanh tốt bốn mùa, cũng là môi trường của nhiều loài chim như: Emerald Cuckoo, Narina Trogon Kynsna, chim gõ kiến Olive, Robin (chim ức đỏ) và Cuckooshrike xám. Đặc biệt, là loài chim Nectarinia violacea, một loài đặc hữu có mặt ở khu bảo tồn này. Rừng cây bụi là nét đẹp đặc trưng của Cape Floral. Nơi đây được mệnh danh là vương quốc của những loài hoa ở cực Nam lục địa đen. Những dãy núi ở Cape Town, Western Cape và vùng Winelands là chiếc nôi của một trong sáu "vương quốc thực vật", với 9.250 loại thực vật không thể tìm thấy được ở nơi nào khác trên hành tinh. Tại đây, có hơn 600 loại cây thạch nam, 80 loại cây protea khổng lồ, và hơn 135 loại cây bụi buchus có mùi hương nồng nàn. Mùi hương hoa và quang cảnh của núi Table, là tất cả sức hấp dẫn khó cưỡng lại của địa phương này. Vùng Cape Floral chiếm chưa đến 0,5% diện tích châu Phi nhưng chiếm tới gần 20% đa dạng sinh học thực vật của lục địa này. Tuy nhiên, thời gian gần đây, khu vực này đang bị đe dọa bởi sự thu hẹp của các nơi cư trú khí hậu sinh học do sự nóng lên và thay đổi lượng mưa. Những tác động của biến đổi khí hậu sẽ thu hẹp các nơi cư trú khí hậu sinh vật tối ưu do sự nóng lên và tình trạng khô hạn tiềm tàng; những thay đổi hệ sinh thái ứng phó với thay đổi các điều kiện môi trường và sự gia tăng tần suất hỏa hoạn. Tài nguyên Các mỏ khoáng sản của Nam Phi có trữ lượng rất lớn và hiếm có trên thế giới như mangan (chiếm 80% trữ lượng toàn thế giới), crom (68%), vanadi (45%), vàng (35%), alumino - silicat (37%), 11
  12. titan, quặng sắt, đồng, ngọc, kim cương, đá quý, than, thiếc, urani, nikel, phốt phát, muối, khí gas tự nhiên… Múi giờ Giờ chuẩn ở Nam Phi (SAST) sớm hơn 2 giờ so với GMT. Nam Phi không áp dụng hệ thống giờ mùa hè và sử dụng hệ thống giờ Nam Phi chuẩn trong suốt năm. 2. Dân số, tôn giáo và ngôn ngữ Dân số Người dân sinh sống ở Nam Phi bao gồm nhiều nhóm chủng tộc khác nhau. Người da đen Bantu chiếm 73% và chia thành 9 nhóm: Zulu 23%, Xhosa 18%, Sotho 16%, Tswana 7%, Tsonga 4%, Swazi 2,5%, Venda 2%, Ndebele 1,5% và Pedi 1%. Người da trắng chiếm 13% tổng số dân và chia thành ba nhóm: Boeri hay Afrikaner 6,5%, Anglosasson 5,5%, nhóm thứ ba gồm những người gốc Bồ Đào Nha, Đức và Italia chiếm 1%. Nhóm gốc Á châu chiếm 3% tổng số dân và bao gồm hai nhóm: Ấn Độ 2,5% và Trung Quốc 0,5%. Nhóm người lai chiếm 9% tổng số dân. Người Boscimani và Ottentotti chiếm 0,1%. Nam Phi cũng là nơi sinh sống của bộ lạc Khoisan, bộ lạc thuộc dân tộc cổ xưa nhất trên hành tinh. Theo các nhà khoa học, người Khoisan bị cách ly ra khỏi cộng đồng chung của nhân loại 100 nghìn năm về trước, tức là vào thời điểm bắt đầu diễn ra cuộc di cư lớn của con người từ châu Phi sang các lục địa khác. Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê Nam Phi, dân số Nam Phi tính đến hết tháng 7 - 2014 ước đạt 54 triệu người, tăng 844 nghìn người so với cùng kỳ năm 2013. Trong số đó, 30% (khoảng 12
  13. 16,2 triệu người) ở độ tuổi dưới 15 và chỉ có 8,4% dân số ở độ tuổi từ 60 trở lên. Trong số những người ở độ tuổi trên 15, có khoảng 22,7% (khoảng 3,66 triệu người) sống ở KwaZulu-Natal và 18,8% (khoảng 3,05 triệu người) sống ở Gauteng. Tỷ lệ người cao tuổi từ 60 trở lên đang tăng lên nhanh chóng. Cơ cấu giới tính: 52% dân số Nam Phi là nữ (khoảng 27,64 triệu người) và 48% là nam. Tỉnh có đông dân nhất ở Nam Phi là Gauteng ước tính vào khoảng 12,91 triệu người (23,9% tổng số dân cả nước). Tiếp đến là KwaZulu-Natal với 10,69 triệu người (19,8%). Tỉnh có dân số ít nhất là Northern Cape với số dân ước tính vào khoảng 1,17 triệu người (2,2%). Trong giai đoạn từ 2011-2016, số lượng người di trú từ tỉnh Eastern Cape là gần 242 nghìn người, từ Limpopo khoảng hơn 303 nghìn người. Trong khi đó, tỉnh Gauteng sẽ có thêm 1,1 triệu người tới sinh sống và Western Cape là gần 345 nghìn người. Tuổi thọ trung bình của người dân Nam Phi năm 2014 được dự báo là 59,1 đối với nam và 63,1 đối với nữ. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh trong năm 2014 được dự báo ở mức 34,4/1000 trẻ. Tỷ lệ người nhiễm HIV ở Nam Phi là 10,2%. Số người nhiễm HIV năm 2014 vào khoảng 5,51 triệu người. Trong đó, 16,8% số người trong độ tuổi 15 - 49 được xét nghiệm dương tính với HIV. Tôn giáo 35% người dân Nam Phi theo đạo Tin lành. Số tín hữu Công giáo là 10%, tín hữu Anh giáo 10%. Tín hữu Methodist, Luther và các Giáo Hội Kitô khác chiếm 30%, Hồi giáo chiếm 1,5%, Ấn Độ giáo chiếm 1,2%, Do Thái giáo 0,3%, Phật giáo và đạo thờ vật linh 13
  14. 12%, người vô thần hay vô ngộ chiếm 14,8%. Chỉ có một số nhỏ theo tôn giáo truyền thống của người châu Phi. Ngôn ngữ Ở Nam Phi có 11 ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh, Zulu, Xhosa, Ndebele, Africaans (là ngôn ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hà Lan, pha trộn với các ngôn ngữ châu Âu khác, phần lớn người da trắng ở Nam Phi sử dụng ngôn ngữ này), Swati, Sesotho sa Leboa, Sesotho, Setswana, Tshivenda và Xitsonga. Tiếng Anh chỉ là tiếng mẹ đẻ của 8,2% dân cư, nhưng là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi ở Nam Phi. Chính phủ Nam Phi cam kết thúc đẩy sự phát triển của tất cả các ngôn ngữ chính thức. 3. Cơ cấu chính trị Tổ chức bộ máy hành chính ở Nam Phi Một trong những nét đặc trưng của Nam Phi là có ba trung tâm quyền lực riêng: Về hành pháp là ở Pretoria, về tư pháp là ở Bloemfontein và lập pháp là ở Cape Town. Nam Phi đã từng trải qua một thời kỳ dài dưới sự thống trị của Chủ nghĩa Apartheid và đã được thay đổi từ sau năm 1994 khi Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) nắm quyền. Cộng hòa Nam Phi còn có tên là “dân tộc cầu vồng”, phản ánh đặc trưng đa văn hóa của đất nước này. Nghị viện Nam Phi bao gồm Quốc hội (the National Assembly) và Hội đồng Quốc gia hàng tỉnh (the National Council of Provinces gọi tắt là NCOP). Người dân được quyền quan sát các cuộc họp của Nghị viện. Quốc hội bao gồm không ít hơn 350 và không nhiều hơn 400 đại biểu, được bầu thông qua hệ thống đại diện phần trăm của các đảng phái chính trị và có nhiệm kỳ 5 năm. Quốc hội bầu ra Tổng thống. 14
  15. Theo Hiến pháp của Cộng hòa Nam Phi, chính quyền địa phương được chia thành hai loại: Chính quyền tỉnh (provinces – chương 6 của Hiến pháp) và chính quyền địa phương (local government - chương 7 Hiến pháp). Cả nước được chia thành 9 tỉnh, bao gồm: - Eastern Cape: được chia thành 2 thành phố và 46 đơn vị cơ sở (local municipality) - Free State: được chia thành 1 thành phố, 5 huyện và 21 đơn vị cơ sở - Gauteng: được chia thành 3 thành phố, 3 huyện và các huyện chia thành 10 đơn vị cơ sở. Thành phố Johannesburg là một trong ba thành phố lớn nằm trong tỉnh này - KwaZulu-Natal: được chia thành 1 thành phố, 10 huyện và 53 đơn vị cơ sở - Mpumalanga: được chia thành 3 huyện và tiếp tục chia thành 18 chính quyền cơ sở - Nothern Cape: được chia thành 32 chính quyền cơ sở - Limpopo: được chia thành 5 huyện và 24 chính quyền cơ sở - North West: được chia thành 4 huyện và 21 chính quyền cơ sở - Western Cape: được chia thành 1 thành phố, 5 huyện và 24 chính quyền cơ sở Tên gọi là tỉnh (Province) nhưng thể chế của tỉnh trong tổng thể của Cộng hòa Nam Phi lại giống như một bang trong nhà nước liên bang. Ví dụ, tỉnh Western Cape bao gồm hệ thống lập pháp và hành pháp. Tỉnh có Hiến pháp được thông qua năm 1998. Mỗi tỉnh ở Nam Phi đều có cơ quan lập pháp riêng với qui mô từ 30 đến 80 thành viên. Chính cơ quan lập pháp này bầu ra Thủ 15
  16. hiến (Premier) là người đứng đầu Hội đồng hành pháp tỉnh (the Executive Council). Cơ quan lập pháp của tỉnh, cũng có thể gọi là Hội đồng pháp luật tỉnh (provincial parliament) xây dựng pháp luật của tỉnh theo Quy định của Hiến pháp Nam Phi. Cơ quan lập pháp của tỉnh bao gồm các đại biểu được bầu trực tiếp. Các vấn đề thuộc lĩnh vực lập pháp của tỉnh bao gồm: Nông nghiệp, giáo dục, môi trường, y tế, nhà ở, ngôn ngữ, du lịch, thương mại và phúc lợi. Bên cạnh Hội đồng lập pháp tỉnh còn có một cơ quan quan trọng khác là Hội đồng Quốc gia các tỉnh (The National council of provinces – NCOP) tương tự như Thượng nghị viện của một số nước. Mỗi tỉnh được cử 10 thành viên tham gia NCOP. Thành viên này do Hội đồng lập pháp tỉnh đề nghị. Hội đồng Quốc gia hàng tỉnh bao gồm 54 đại biểu thường trực và 36 đại biểu đặc biệt với nhiệm vụ đại diện cho lợi ích của các tỉnh trên bình diện quốc gia. Đây là một cơ chế nhằm bảo đảm lợi ích của địa phương khi chính phủ thông qua các văn bản pháp luật. Đơn vị lãnh thổ của Nam Phi được chia thành ba loại: A, C, B. Loại A là đơn vị lãnh thổ thực hiện toàn bộ các chức năng trên lãnh thổ, không có sự chia nhỏ. Đó là các đơn vị lãnh thổ mang tính chất đô thị và gọi chung là thành phố (Metropolitan municipalities). Cả nước có 8 thành phố, bao gồm: Buffalo City (East London), City of Cape Town (Cape Town), Ekurhuleni (East Rand), eThekwini (Durban), City of Johannesburg (Johannesburg), Mangaung (Bloemfontein), Nelson Mandela Bay (Port Elizabeth), and City of Tshwane (Pretoria). Đơn vị lãnh thổ loại A (thành phố) không chia nhỏ thành các đơn vị khác, nhưng cũng được chia thành các đơn vị bầu cử (electoral wards). 16
  17. Đơn vị lãnh thổ loại C là đơn vị lãnh thổ có các đơn vị lãnh thổ nhỏ hơn bên dưới, gọi chung là huyện (District municipalities). Đơn vị lãnh thổ loại B là đơn vị lãnh thổ cơ sở hay chính quyền cơ sở (local municipality). Bên dưới đơn vị lãnh thổ này không có đơn vị lãnh thổ nhỏ hơn, mặc dù có khái niệm phân chia thành các đơn vị bầu cử (electoral wards). Mỗi đơn vị lãnh thổ (bao gồm cả loại A, B, C) đều có hội đồng với các tên gọi khác nhau gắn liền với tên gọi của đơn vị lãnh thổ. Mỗi chính quyền địa phương có Hội đồng do cử tri địa phương bầu với nhiệm kỳ 5 năm. Tổng thống và nội các Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và là người đứng đầu nội các. Tổng thống được Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội. Tổng thống lãnh đạo đất nước vì lợi ích của đoàn kết dân tộc và phù hợp với Hiến pháp và pháp luật. Từ tháng 5/2009 tới nay, Tổng thống của Nam Phi là ông Jacob Zuma. Tổng thống bổ nhiệm Phó Tổng thống trong số các đại biểu Quốc hội. Phó Tổng thống Nam Phi hiện nay là ông Kgalema Motlanthe. Nội các bao gồm Tổng thống - người đứng đầu nội các, Phó Tổng thống và các bộ trưởng. Tổng thống bổ nhiệm Phó Tổng thống và các bộ trưởng, giao quyền hạn và nhiệm vụ cho họ cũng như có quyền bãi miễn họ. Trong số các bộ trưởng, chỉ có thể có tối đa 2 bộ trưởng không phải là đại biểu quốc hội. Các đảng phái chính trị ở Nam Phi Nam Phi có một hệ thống chính trị hoạt động sôi nổi với 13 đảng phái giành được ghế trong Quốc hội. Trong đó Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) là đảng lớn nhất, chiếm 249/400 ghế trong 17
  18. Quốc hội. Đảng này nắm quyền kiểm soát 8/9 tỉnh của Nam Phi, ngoại trừ Western Cape, nơi mà Đảng Liên minh Dân chủ nắm quyền kể từ cuộc bầu cử vào năm 2009. Năm 2014, Đảng Liên minh Dân chủ giành được 59,38% số phiếu bầu trong cuộc bầu cử ở tỉnh Western Cape. - Đảng Đại hội Dân tộc Phi (African National Congress - ANC) Số ghế trong Quốc hội: 249 Website: www.anc.org.za Đồng minh: Đảng Liên đoàn Lao động Nam Phi (Cosatu) và Đảng Cộng sản Nam Phi (SACP) Đảng Đại hội Dân tộc Phi là đảng lãnh đạo ở Nam Phi, được ủng hộ bởi Đảng Liên đoàn Lao động Nam Phi (Cosatu) và Đảng Cộng sản Nam Phi (SACP). Đảng Đại hội Dân tộc Phi được thành lập năm 1912, tiền thân là Đảng Dân tộc Bản địa Nam Phi với mục tiêu đoàn kết nhân dân châu Phi đấu tranh đòi quyền lợi và tự do. Đến năm 1923, đảng này được đổi tên thành Đại hội Dân tộc Phi. Sau vụ thảm sát Sharpeville năm 1960, ANC bị chính quyền cấm hoạt động. Mãi đến năm 1990, chính quyền Nam Phi mới gỡ bỏ lệnh cấm với ANC, thả tự do cho Nelson Mandela và các tù chính trị khác. ANC được tự do chiêu mộ thành viên mới. Trong cuộc bỏ phiếu lịch sử vào năm 1994, ANC giành thắng lợi với 62% số phiếu bầu. Mandela trở thành Tổng thống Nam Phi đầu tiên được bầu cử dân chủ. Trong cuộc bỏ phiếu vào năm 1999, ANC giành được 2/3 số phiếu bầu trên cả nước. Điều này đã cho phép Đảng được quyền thay đổi Hiến pháp. Mục tiêu của ANC là tạo ra một xã hội dân chủ, đoàn kết, không phân biệt chủng tộc, giới tính. Cương lĩnh của ANC là "đấu tranh để giành lại tự do cho người dân châu Phi nói riêng và người 18
  19. da màu nói chung trên toàn thế giới, nâng cao đời sống của nhân dân Nam Phi, đặc biệt là người nghèo". Hiến chương tự do (Freedom Charter) tiếp tục là văn kiện chính trị cơ bản của ANC. Hiến chương này được ra đời vào năm 1955, trong đó liệt kê các nguyên tắc cơ bản để xây dựng đất nước Nam Phi tự do và dân chủ, bao gồm những điểm chính như sau: - Nhân dân nhất định sẽ nắm quyền. - Tất cả các nhóm chủng tộc nhất định sẽ có quyền bình đẳng. - Nhân dân nhất định sẽ dự phần vào tài sản quốc gia. - Đất đai nhất định sẽ phân chia cho những người dùng nó làm công cụ. - Tất cả mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. - Tất cả mọi công dân đều được hưởng quyền con người như nhau. Trong cuộc bầu cử năm 2004, ANC giành được đa số phiếu bầu (69,7%). Sau khi ông Thabo Mbeki, người kế nhiệm Nelson Mandela từ chức Tổng thống vào năm 2008, một nhóm cựu Bộ trưởng Nam Phi, đứng đầu là ông Mosiuoa Lekota, tách ra và thành lập Đảng Đại hội Nhân dân. Trong cuộc bầu cử năm 2009, ANC vẫn chiếm đa số phiếu bầu nhưng tỷ lệ giảm xuống còn 64,9%. Ông Jacob Zuma trở thành Tổng thống Nam Phi. Trong cuộc bầu cử năm 2014, ANC giành thắng lợi với 62,15% số phiếu bầu. Ông Zuma tái đắc cử Tổng thống và cũng là người đứng đầu ANC. - Đảng Liên minh dân chủ (Democratic Alliance - DA) Số ghế trong Quốc hội: 89 Website: www.da.org.za Đảng Liên minh dân chủ là đảng đối lập lớn nhất ở Nam Phi, tiền thân là Đảng Dân chủ, ủng hộ nền dân chủ tự do và nguyên tắc 19
  20. của thị trường tự do. Hình mẫu của Đảng Liên minh dân chủ là Đảng Cấp tiến Liên bang mà cựu chính trị gia Helen Suzman là đại diện duy nhất trong Quốc hội của người da trắng trong rất nhiều năm. Bà Suzman nổi tiếng về việc công khai chỉ trích mạnh mẽ chính sách apartheid của Đảng Dân tộc vào lúc mà nó không đại diện cho các người Nam Phi da trắng, và thấy rằng mình còn là người ngoài cuộc vì bà là một phụ nữ Do Thái nói tiếng Anh trong một quốc hội thống trị bởi các người Afrikaner theo giáo phái Calvin. Sau đó, khi số người da trắng trong Quốc hội đối lập với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc tăng lên, thì Đảng Cấp tiến sáp nhập với Đảng Cải cách của Harry Schwarz và trở thành Đảng Cấp tiến Cải cách, sau đó lại được đổi tên thành Đảng Cấp tiến Liên bang, và Suzman đã có các đồng nghiệp tự do nổi tiếng như Colin Eglin gia nhập Quốc hội. Bà đã tới thăm Nelson Mandela nhiều lần khi ông ở nhà tù, và đã có mặt khi ông ký Hiến pháp mới của Nam Phi năm 1996. Trong thập niên 1980, đảng Liên minh dân chủ đã tăng số ghế trong Quốc hội lên con số 7. Trong số các thành viên mới trong Quốc hội lúc bấy giờ có Tony Leon, người sau này trở thành người lãnh đạo đảng vào năm 1996. Vào năm 1999, Đảng Liên minh dân chủ trở thành đảng đối lập lớn nhất ở Nam Phi. Vào năm 2000, đảng Liên minh hợp nhất với đảng Dân tộc mới (NNP) và đảng Liên minh Liên bang để trở thành Đảng Liên minh dân chủ. Tuy nhiên, NNP đã tuyên bố rút khỏi Hiệp ước vào cuối năm 2001. Năm 2007, Leon từ chức lãnh đạo đảng và người kế nhiệm ông là bà Helen Zille, người đứng đầu tỉnh Western Cape. Người đứng đầu Đảng Liên minh Dân chủ trong Quốc hội Nam Phi là ông Mmusi Maimane. Đảng Liên minh dân chủ đã tăng tỷ lệ phiếu bầu từ mức 1,7% vào năm 1994 lên mức 10% vào năm 1999; 12,4% năm 2004; 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2