intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiết kế kỹ thuật công trình đà bán ụ trọng tải 5.000 tấn, chương 6

Chia sẻ: Nguyen Van Luong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

118
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết cấu ụ khô có thể quy về hai nhóm chính: dạng trọng lực nặng và dạng nhẹ. Bảng 1.1: Kết cấu buồng ụ dạng trọng lực nặng Bảng 1.2: Kết cấu buồng ụ dạng trọng lực nhẹ Các buồng ụ khô dạng trọng lực (I) về mặt kết cấu có thể chia thành buồng dạng trọng lực nặng (I a,b,c) và dạng trọng lực nhẹ (I d,e). Loại trọng lực thường được xây dựng bằng bê tông, bê tông cốt thép, bằng kết cấu bê tông cốt thép mỏng được lắp đầy đất, đá và bê tông cứng, bằng giếng chìm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiết kế kỹ thuật công trình đà bán ụ trọng tải 5.000 tấn, chương 6

  1. Chương 6: Ụ khô 1.3.2.1 Kết cấu buồng ụ. Kết cấu ụ khô có thể quy về hai nhóm chính: dạng trọng lực nặng và dạng nhẹ. Bảng 1.1: Kết cấu buồng ụ dạng trọng lực nặng
  2. Bảng 1.2: Kết cấu buồng ụ dạng trọng lực nhẹ Các buồng ụ khô dạng trọng lực (I) về mặt kết cấu có thể chia thành buồng dạng trọng lực nặng (I a,b,c) và dạng trọng lực nhẹ (I d,e). Loại trọng lực thường được xây dựng bằng bê tông, bê tông cốt thép, bằng kết cấu bê tông cốt thép mỏng được lắp đầy đất, đá và bê tông cứng, bằng giếng chìm áp dụng kết cấu tường từ thép. Loại trọng lực nặng có thể xây dựng trong mọi điều kiện địa chất bất kì. Loại trọng lực nhẹ cho phép giảm đáng kể khối lượng vật liệu và lao động nhờ vào việc giảm chiều dầy đáy và tường vì một phần áp lực thủy tĩnh tác dụng lên buồng được truyền vào các bộ phận khác như: cọc các loại, thiết bị neo mềm hoặc cứng.
  3. Hình 1.10 Kết cấu buồng ụ dạng trọng lực nặng a_trong hố móng khô, hở; b_trong hố móng khô được tạo bởi hàng cọc cừ; c_trong hố móng được tạo bởi tường cừ và đổ bê tông bản đáy; d_có sử dụng giếng chìm; e, f_có dùng pông tông bê tông cốt thép và thép; g_có dùng hàng cọc cừ để tạo tường. Các buồng ụ khô dạng nhẹ (II) có thể chia thành các dạng nhỏ sau:  Buồng được giảm trọng lượng bằng cách bố trí thiết bị thoát nước ở nền bản đáy hoặc bố trí hệ thống chống thấm ở xung quanh ụ, điều đó cho phép giảm áp lực thủy tĩnh tác dụng lên bản đáy (II a, b).
  4.  Buồng được xây dựng trên nền đất đá hoặc đất dính không thấm nước, khi đó một khối lượng nước không đáng kể sẽ thấm vào buồng ụ, ta có thể dùng hố thu để bơm ra (II c, d). Điều kiện chủ yếu cho phép áp dụng loại ụ (II a, b) là đất có hệ số thấm không vượt quá giá trị cho phép được xác định trên cơ sở so sánh các giải pháp chống thấm hay không chống thấm về mặt chi phí. Loại (II c, d) có thể thực hiện được trong điều kiện địa chất tốt, áp lực thủy tĩnh tác dụng lên bản đáy ta không cần quan tâm mà chỉ quan tâm đến vấn đề truyền tải trọng do tàu tác dụng lên nền. Trường hợp nền không đủ khả năng chịu tải thì đáy ụ có thể làm bằng những tấm bê tông riêng biệt để đặt đệm tàu, phần còn lại chỉ là để tạo mặt bằng công tác mà thôi. Nếu nền không đủ khẳ năng chịu tải trọng do tàu thì đáy buồng ụ phải làm bằng bê tông cốt thép liền khối, và chiều dày của nó được xác định thông qua tính toán như dầm trên nền đàn hồi, khi có cọc thì tính như dầm trên các gối đàn hồi. 1.3.2.2 Kết cấu đầu ụ khô. Kết cấu đầu ụ bao gồm đáy, hai mố biên và thường được làm toàn khối. Kết cấu cửa ụ và hệ thống cấp thoát nước có ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn kết cấu đầu ụ. Hiện nay cửa ụ thường có dạng cửa quay quanh trục đứng hoặc ngang và cửa nổi. Hệ thống cấp thoát nước trong trường hợp bố trí cống ngang đầu ụ có tiết diện 1,5x1,5m sẽ làm tăng kích thước đáy ụ. Dạng đầu ụ trên mặt
  5. bằng và sự nối liền đầu ụ với bờ rất đa dạng và tùy thuộc không chỉ dựa vào cửa chính mà còn phụ thuộc vào vị trí trục ụ so với tuyến bến cũng như cách bố trí trạm bơm. Hình 1.11 Kết cấu đầu ụ A_đầu với cửa nổi; b_đầu với cửa đẩy ngang; c_đầu với cửa lật; d,e_đầu với cửa quay; 1_ngưỡng sửa chữa; 2_cửa nổi; 3_ngưỡng làm việc; 4_cửa kéo; 5_đáy ngưỡng; 6_gối kê; 7_cửa lật; 8_trạm bơm; 9_hố thu nước; 10_cửa sửa chữa; 11_ống dẫn nước; 12_cửa vòm; 13_phần đặt cửa; 14_cửa chữ nhật quay. 1.3.2.3 Kết cấu cửa ụ. Cửa ụ là bộ phận nhằm ngăn cách buồng ụ với khu nước, còn cửa trung gian cho phép ngăn buồng ụ thành các phần khác nhau.  Dạng cửa nổi: cửa nổi là cửa có dạng phao nổi, khi đóng thì đưa vào vị trí bơm nước vào, đánh chìm để tỳ vào ngưỡng va mố đầu ụ,
  6. còn khi mở bơm hết nước ra khỏi phao, cho nổi lên rồi kéo ra ngoài. Kết cấu cửa có thể xem hình vẽ sau. Hình 1.12 Kết cấu cửa ụ
  7. Kích thước của ụ phụ thuộc vào kích thước đầu ụ và được xác định như sau:  Chiều rộng cửa ụ: L = L0 + 2b (1-4) Trong đó: L0 _chiều rộng cửa đầu ụ b = 0,3 - 0,8m  Chiều cao cửa ụ: H = H0 +d (1-5) Trong đó: H 0 _chiều cao cửa đầu ụ d_một nửa chiều cao ngưỡng đầu ụ, d = 0,4-0,7m  Bề dầy cửa: B = (1/5-1/7)L (1-6)  Trọng lượng cửa có thể xác định theo công thức gần đúng G = k.L.B.H (1-7) Trong đó k_hệ số xét đến hình dạng phao, lấy theo kinh nghiệm.  Cửa ụ dạng kéo ngang: về hình thức loại cửa này là một cái phao dạng chữ nhật, quá trình đóng, mỗi cửa được kéo theo phương ngang.  Cửa ụ dạng lát: loại cửa này hiện nay đã bắt đầu được sử dụng nhiều, khi đóng hoặc mở cửa được quay quanh một trục nằm ngang. Nó được điều khiển bằng thủy lực, khi mở cho nước vào phao để cửa chìm xuống, khi đóng nước trong phao được bơm ra để cửa nổi lên. Dạng cửa này khi đóng trọng lượng truyền xuống trục đỡ rất lớn nên phải bố trí hai trục, trong đó một trục chỉ để đỡ cửa còn trục kia để quay cửa. Nhược điểm lớn nhất của loại cửa
  8. này là yêu cầu đầu ụ phải kéo dài về phía trước và phải bố trí trụ đỡ cửa nên tốn thêm vật liệu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2