intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiết kế máy xay cơm dừa

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Thiết kế máy xay cơm dừa" được thực hiện nhằm phục vụ cho những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ chi phí chế tạo giá thành thấp hơn so với máy trên thị trường máy xay cơm dừa từ cùi dừa ra thành sản phẩm có thể dùng được luôn. Thay thế cho con người trong hệ thống sản xuất, giúp nâng cao độ tin cậy, năng suất, và giảm thiểu tai nạn lao động. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiết kế máy xay cơm dừa

  1. THIẾT KẾ MÁY XAY CƠM DỪA Trần Gia Huy*, Dương Minh Quang, Lê Minh Trung Viện Kỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: Lê Hoài TÓM TẮT Đề tài thiết kế máy xay cơm dừa phục vụ cho những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ chi phí chế tạo giá thành thấp hơn so với máy trên thị trường máy xay cơm dừa từ cùi dừa ra thành sản phẩm có thể dùng được luôn. Thay thế cho con người trong hệ thống sản xuất, giúp nâng cao độ tin cậy, năng suất, và giảm thiểu tai nạn lao động. Thiết kế máy gồm các bộ phận như bộ phận máng, bộ phận trục xoay, bộ phận lưỡi cắt… các cơ cấu hoạt động nhịp nhàng tối ưu hóa thời gian năng suất, an toản cho người lao động và giảm chi phí sản xuất. Từ khóa: máy xay, cơm dừa, cùi dừa. 1. GIỚI THIỆU Hiện nay, cùng với sự phát triển của đất nước thì ngành cơ khí cũng phát triển mạnh mẽ và các sản phẩm của nó được sử dụng rộng rãi trong đời sống của con người. Cuộc sống của con người ngày càng được cải thiện hơn, máy móc ngày càng hiện đại, máy móc đang dần thay thế con người làm những công việc nặng nhọc cũng như con người không thể làm được, nhằm phục vụ đáp ứng nhu cầu cho con người. Còn đối với đề tài lần này thì em đã tìm hiểu qua về một số địa điểm cơ sở sản xuất thực phẩm. Trong quá trình họ sơ chế thì tốn rất nhiều thời gian, công sức. Cơm dừa vẫn còn được bóc tách thủ công ở những cơ sở nhỏ không đủ chi phí đâu tư máy móc lớn chưa áp dụng máy móc vào trong quá trình chế biến thực phẩm liên quan đến dừa. Vẫn phải dùng những người lao động thủ công để sơ chế nạo cơm dừa. Theo tìm hiểu về máy xay cơm dừa quy mô nhỏ trên thị trường giờ vẫn còn ít và vẫn còn hạn chế về nhiều mặt và chi phí đầu tư khá cao cho những cơ sở chế biến sản xuất nhỏ. Tuy lĩnh vực này được nghiên cứu cũng như sáng chế nhiều ở Việt Nam nhưng đa phần là máy phục vụ cho cơ sở sản xuất lớn, do đó em lựa chọn đề tài. 2. PHƯƠNG PHÁP 2.1 Thiết kế cơ khí và nguyên lý hoạt động Thiết kế cơ khí: Bộ phận lưỡi cắt dùng để xoay nhuyễn cơm dừa. 120
  2. Hình 1: Cụm bộ phận lưỡi cắt - Bộ phận trục xoay dùng để truyền tải từ động cơ đến lưỡi cắt. Hình 2: Cụm trục xoay Máy hoạt động như sau: - Đầu tiên bật công tắc để motor quay - Motor quay truyền tải qua trục xoay bằng dây curoa - Trục xoay bắt đầu quay để truyền đến lưỡi cắt - Cho cơm dừa vào phễu khi lưỡi cắt đang quay - Cơm dừa được lưỡi cắt xoay mịn ra - Cho thau để dưới phễu để đựng cơm dừa đã được xoay mịn 2.2 Lựa chọn động cơ Motor 1 pha 1 hp 0,75kw Đường kính trục: 19mm; Cân nặng: 11kg gồm 4 cực điện 220V; Tốc độ quay từ 1400 -1500 vòng/phút 3. KẾT QUẢ 121
  3. Hình 3: Hoàn thành mô hình máy xoay cơm dừa quy mô nhỏ 4. KẾT LUẬN Cơm dừa (cùi dừa) là một loại thực phẩm rất hữu ích, có rất nhiều công dụng cho con người. Tiềm năng của cơm dừa trên thực tế, hiện tại và tương lai ở Việt Nam là rất lớn. Việc tính toán thiết kế máy xay cơm dừa nhằm giúp đỡ cơ sở sản xuất nhỏ lẻ có thể chế biến nhanh gọn, tiết kiệm chi phí, giảm ngày công lao động, cho hiệu quả kinh tế cao. Mục tiêu đó là nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến từng cơ sở chế biến, từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất thực phẩm, đặc biệt trong khâu chế biến, lâu nay vẫn được sử dụng bằng phương pháp thủ công ở các đơn vị sản xuất nhỏ lẻ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trịnh Chất và Lê Văn Uyển. 2000. Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí I, Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Trịnh Chất & Lê Văn Uyển. 2000. Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí II, Nhà xuất bản Giáo dục. 3. Nguyễn Hữu Lộc. 1997. Cơ sở thiết kế máy I, Trường Đại học Quốc gia TPHCM. 4. Trần Hữu Quế. 2001. Vẽ kỹ thuật cơ khí I, Nhà xuất bản Giáo dục. 5. Trần Hữu Quế. 2001. Vẽ kỹ thuật cơ khí II, Nhà xuất bản Giáo dục. 122
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2