intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học hình học ở tiểu học

Chia sẻ: DanhVi DanhVi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

706
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày các vấn đề lí luận về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh, trong đó có vấn đề tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh tiểu học. Đồng thời trình bày các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở tiểu học nói chung, một số hoạt động trải nghiệm có liên quan tới hình học cho học sinh tiểu học nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học hình học ở tiểu học

VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 423 (Kì 1 - 2/2018), tr 39-43<br /> <br /> THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM<br /> TRONG DẠY HỌC HÌNH HỌC Ở TIỂU HỌC<br /> Lê Thị Cẩm Nhung - Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên<br /> Ngày nhận bài: 14/11/2017; ngày sửa chữa: 29/12/2017; ngày duyệt đăng: 02/01/2018.<br /> Abstract: This article presents theoretical issues on organizing experiential learning for students,<br /> including the organizing experiential activities for primary students. Also, the author mentions the<br /> forms of experiential learning organization for primary students in general and some experiential<br /> activities related to geometry for primary students in particular. These are suggestions to help<br /> primary teachers give the initial orientation in organizing experiential activities for students.<br /> Keywords: Experiential activity, geometry, primary school.<br /> hiện trong hoặc ngoài nhà trường nhằm phát triển, nâng<br /> cao các tố chất và tiềm năng của HS, nuôi dưỡng ý thức<br /> sống tự lập, đồng thời quan tâm, chia sẻ. Tham gia vào<br /> các HĐTN, HS được phát huy vai trò chủ thể, tính tích<br /> cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. HS<br /> được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá<br /> trình HĐ: thiết kế, chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết<br /> quả HĐ phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của<br /> bản thân. HS được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm,<br /> ý tưởng, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng HĐ, được<br /> thể hiện, tự khẳng định bản thân,... Từ đó, hình thành<br /> và phát triển cho HS những giá trị sống và các năng lực<br /> cần thiết.<br /> HĐTN có nội dung đa dạng và mang tính tích hợp,<br /> tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều<br /> lĩnh vực học tập và giáo dục như: giáo dục đạo đức, giáo<br /> dục trí tuệ, giáo dục kĩ năng sống, giáo dục giá trị sống,<br /> giáo dục văn hóa, nghệ thuật, thẩm mĩ, giáo dục thể chất,<br /> giáo dục lao động, giáo dục an toàn giao thông, phòng<br /> chống tai nạn thương tích, giáo dục môi trường, giáo dục<br /> phòng chống các tệ nạn xã hội.<br /> HĐTN có thể tổ chức theo các quy mô khác nhau<br /> như: theo nhóm, theo lớp, theo khối lớp, theo trường<br /> hoặc liên trường. HĐTN có khả năng thu hút sự tham gia,<br /> phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và<br /> ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ<br /> môn, cán bộ Đoàn, Hội, Đội, Ban Giám hiệu nhà trường,<br /> phụ huynh HS, chính quyền địa phương, các nhà HĐ xã<br /> hội, những nghệ nhân, những người lao động tiêu biểu ở<br /> địa phương [2].<br /> Theo Nguyễn Thanh Bình [3], bản chất của giáo dục<br /> trải nghiệm là tổ chức cho HS tiến hành các hành động<br /> theo cá nhân hoặc nhóm đảm bảo: - HS được trực tiếp<br /> HĐ; - Có sự liên kết, tương tác giữa kinh nghiệm đang<br /> có với kinh nghiệm tiếp thu được; - Hình thành kinh<br /> nghiệm mới dưới các dạng kiến thức, kĩ năng, thái độ,<br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Trong chương trình giáo dục phổ thông mới ở Việt<br /> Nam thông qua năm 2017, đã có sự thay thế hoạt động<br /> (HĐ) giáo dục ngoài giờ lên lớp bằng “hoạt động trải<br /> nghiệm” (HĐTN). HĐ này giúp cho học sinh (HS) có<br /> nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức,<br /> kĩ năng học được vào thực tiễn hoặc được học tập, rèn<br /> luyện từ thực tiễn, từ đó phát triển năng lực. Tham gia<br /> HĐTN, HS được tham gia các trải nghiệm cụ thể thông<br /> qua các HĐ, tình huống cụ thể nhằm khai thác các kinh<br /> nghiệm đã có của HS và tạo ra những giá trị mới về vật<br /> chất hoặc tinh thần, tìm ra cái mới, cách giải quyết vấn<br /> đề mới.<br /> Trong bài viết này, chúng tôi trình bày một số vấn đề<br /> lí luận về HĐTN và một số hình thức tổ chức HĐTN<br /> trong dạy học môn Toán nói chung, Hình học nói riêng<br /> ở trường tiểu học nhằm góp phần nâng cao chất lượng<br /> dạy học môn Toán.<br /> 2. Nội dung nghiên cứu<br /> 2.1. Về hoạt động trải nghiệm<br /> Theo Phạm Quang Tiệp, “HĐTN là HĐ giáo dục,<br /> trong đó HS dựa trên sự tổng hợp kiến thức của nhiều<br /> lĩnh vực giáo dục và nhóm kĩ năng khác nhau để trải<br /> nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình và tham<br /> gia HĐ phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức<br /> của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất<br /> chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần<br /> đặc thù của HĐ này: năng lực thiết kế và tổ chức HĐ;<br /> năng lực thích ứng với sự biến động của nghề nghiệp và<br /> cuộc sống” [1].<br /> Theo [2] thì HĐTN là các HĐ giáo dục thực tiễn<br /> được tiến hành song song với HĐ dạy học trong nhà<br /> trường và là một bộ phận của quá trình giáo dục. HĐTN<br /> được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp<br /> và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho HĐ dạy học.<br /> HĐTN là các HĐGD có mục đích, có tổ chức được thực<br /> <br /> 39<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 423 (Kì 1 - 2/2018), tr 39-43<br /> <br /> giá trị (năng lực); - Sử dụng kinh nghiệm vào HĐ mới,<br /> theo chu kì trải nghiệm mới.<br /> Để HĐTN đảm bảo các yêu cầu của chương trình<br /> giáo dục phổ thông mới khi GV và HS thiết kế và tổ chức<br /> HĐTN cần đảm bảo: - Xác định nội dung các chủ đề,<br /> hình thức, thời gian và phương pháp của HĐTN phù hợp<br /> với môn học, lĩnh vực, lớp học, mục tiêu trong chương<br /> trình khung HĐTN; - Cần nhận thức rõ vai trò, nhiệm vụ<br /> của từng thành viên tham gia vào thiết kế, tổ chức<br /> HĐTN; - Xác định các nhiệm vụ, bài tập trải nghiệm cẩn<br /> thận, phù hợp, hướng đến mục tiêu của HĐTN; - Đảm<br /> bảo sự tương tác, an toàn giữa các đối tượng tham gia<br /> vào HĐTN; - Thúc đẩy HS chia sẻ và suy ngẫm, phát<br /> hiện những “điều mới” khi tham gia HĐTN.<br /> Theo [2], HĐTN được tổ chức dưới nhiều hình thức<br /> khác nhau như HĐ câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn,<br /> sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, HĐ<br /> giao lưu, HĐ nhân đạo, HĐ tình nguyện, HĐ cộng đồng,<br /> sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch,<br /> thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,...), thể dục<br /> thể thao, tổ chức các ngày hội. Mỗi hình thức HĐ trên<br /> đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định.<br /> 2.2. Một số thiết kế, tổ chức hoạt động trải nghiệm<br /> trong dạy học môn Toán ở tiểu học theo các hình thức<br /> tổ chức của hoạt động trải nghiệm<br /> 2.2.1. Hoạt động câu lạc bộ<br /> Câu lạc bộ toán học (CLBTH) là hình thức sinh hoạt<br /> ngoại khóa của những nhóm HS cùng sở thích học toán,<br /> có nhu cầu, năng khiếu học tập toán, dưới sự định hướng<br /> của những nhà giáo dục (có thể là GV, phụ huynh hoặc<br /> nhà giáo dục, nhà khoa học) nhằm tạo môi trường giao<br /> lưu thân thiện, tích cực giữa các HS với nhau và giữa HS<br /> với GV, với những người lớn khác. HĐ của câu lạc bộ<br /> (CLB) tạo cơ hội để HS được chia sẻ những kiến thức,<br /> hiểu biết của mình về toán học mà HS quan tâm, qua đó<br /> phát triển các kĩ năng của HS như: kĩ năng giao tiếp, kĩ<br /> năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy<br /> nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng<br /> hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải<br /> quyết vấn đề,... CLBTH giúp HS có điều kiện tiếp cận<br /> với toán học, giúp các em phát huy năng lực toán học của<br /> mình và tiếp cận nhanh nhất, nhớ lâu, hiểu sâu các vấn<br /> đề toán học. CLB HĐ theo nguyên tắc tự nguyện, thống<br /> nhất, có lịch sinh hoạt định kì. Có thể tổ chức CLBTH ở<br /> tiểu học theo khối lớp, theo Trường... Tên của CLBTH ở<br /> TH có thể đặt: “CLB Toán tuổi thơ”, “CLB toán 1, 2,<br /> 3...” hoặc “CLB Toán học...”.<br /> Hình thức sinh hoạt CLB có thể là Hội vui học tập,<br /> Hái hoa dân chủ, Giải ô chữ, Rung chuông vàng, Tọa<br /> đàm, Hội thảo, Thảo luận về một đề tài được lựa chọn.<br /> <br /> Nội dung sinh hoạt CLB có thể là về các bài toán, câu<br /> chuyện lịch sử toán học; xem các bộ phim về lịch sử<br /> toán học hay về các nhà toán học; giải các câu đố trí tuệ,<br /> logic, các câu đố IQ phù hợp; làm thơ về Toán;... tham<br /> quan, dã ngoại học tập các địa danh du lịch, làng nghề<br /> của địa phương, tiếp cận các vấn đề toán học qua việc<br /> tham quan đó như tìm hiểu về lịch sử của địa danh, cách<br /> thiết kế, xây dựng các di tích, chụp ảnh, kí họa, tạo mô<br /> hình trên máy tính hoặc phác họa trên bản vẽ khi trải<br /> nghiệm tham quan... Chẳng hạn, bồi dưỡng hứng thú<br /> học tập Hình học cho HS, qua CLBTH có thể cho HS<br /> xem bộ phim về lịch sử hình học “The story of<br /> Geometry” của Maria Montessory,...<br /> Ngoài CLBTH, ở tiểu học còn có các câu lạc bộ khác<br /> như CLB học thuật các môn học khác; CLB thể dục thể<br /> thao; CLB văn hóa nghệ thuật; CLB võ thuật; CLB HĐ<br /> thực tế; CLB trò chơi dân gian, các giáo viên hoàn toàn<br /> có thể tích hợp giáo dục toán học thông qua HĐ của các<br /> CLB này.<br /> 2.2.2. Tổ chức trò chơi học tập<br /> Trò chơi học tập là hình thức tổ chức các HĐ vui chơi<br /> với nội dung kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau,<br /> có tác dụng giáo dục “chơi mà học, học mà chơi”. Qua<br /> trò chơi giúp HS quan tâm, hứng thú đến nội dung của<br /> chủ đề từ đó giúp HS tìm cách tiếp cận, tự học và bộc lộ<br /> hết khả năng một cách tự nhiên, đảm bảo đầy đủ “hành<br /> động” và “cảm xúc”.<br /> Trò chơi có thể được sử dụng trong nhiều tình huống<br /> khác nhau của HĐTN như làm quen, khởi động, dẫn<br /> nhập vào nội dung học tập, cung cấp và tiếp nhận tri thức;<br /> đánh giá kết quả, rèn luyện các kĩ năng và củng cố những<br /> tri thức đã được tiếp nhận,... Trò chơi giúp phát huy tính<br /> sáng tạo, hấp dẫn và gây hứng thú cho HS; giúp HS dễ<br /> tiếp thu kiến thức mới; giúp chuyển tải nhiều tri thức của<br /> nhiều lĩnh vực khác nhau; tạo được bầu không khí thân<br /> thiện; tạo cho các em tác phong nhanh nhẹn,...<br /> Ví dụ: Trò chơi Tangram (như mô tả trong hình 1:<br /> Dùng 7 hình đã có sẵn để xếp thành các hình mới theo<br /> mẫu hoặc tự sáng tác). Với trò chơi Tangram, HS sẽ học<br /> cách phân tích các hình ảnh, làm nổi bật các hình học<br /> hình học trong chúng, học cách phá vỡ toàn bộ vật thể<br /> thành các bộ phận, và ngược lại - tạo thành các phần tử<br /> của mô hình, và quan trọng nhất là suy nghĩ hợp lí. HS<br /> chơi Tangram, tùy theo lớp, biết phân loại hình dạng,<br /> phát triển tư duy không gian, phát triển ngôn ngữ, có<br /> những cảm xúc tích cực về hình học, nắm bắt tốt hơn các<br /> mối quan hệ vật chất trong không gian, trau dồi kĩ năng<br /> không gian như xoay, trượt, đối xứng, lật, kĩ năng thị giác<br /> hình ảnh, khả năng đo diện tích của các hình không có<br /> công thức...<br /> <br /> 40<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 423 (Kì 1 - 2/2018), tr 39-43<br /> <br /> c) Tangram lá<br /> d) Trò chơi Mông Cổ<br /> Hình 3. Một số trò chơi tương tự trò chơi Tangram<br /> 2.2.3. Tổ chức diễn đàn<br /> Diễn đàn là một hình thức tổ chức HĐ được sử dụng<br /> để thúc đẩy sự tham gia của HS thông qua việc các em<br /> trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo<br /> bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người<br /> lớn khác có liên quan. Qua diễn đàn, HS có cơ hội bày tỏ<br /> suy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đề xuất<br /> của mình về các vấn đề học toán, học hình học thể hiện<br /> nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của HS. HS có thể chia<br /> sẻ kinh nghiệm học tập của mình. Đây cũng là dịp để HS<br /> biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau. Diễn đàn được tổ<br /> chức linh hoạt, phong phú và đa dạng với những hình<br /> thức HĐ cụ thể, phù hợp với HS. Có thể tổ chức cho HS<br /> nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập, ngày lễ lớn, có thể ở<br /> buổi sơ kết, tổng kết năm học hoặc hướng dẫn các em<br /> tham gia diễn đàn trên báo Toán Tuổi thơ, báo Nhi đồng,<br /> báo Thiếu niên... qua đó GV, phụ huynh hiểu biết hơn về<br /> tâm tư, nguyện vọng, khó khăn trong học Toán để có biện<br /> pháp giúp đỡ, hỗ trợ HS.<br /> 2.2.4. Sân khấu tương tác<br /> Sân khấu tương tác là một hình thức nghệ thuật<br /> tương tác dựa trên HĐ diễn kịch, trong đó vở kịch chỉ<br /> có phần mở đầu đưa ra tình huống, phần còn lại được<br /> sáng tạo bởi những người tham gia. Phần trình diễn<br /> chính là một cuộc chia sẻ, thảo luận giữa những người<br /> thực hiện và khán giả, trong đó đề cao tính tương tác<br /> hay sự tham gia của khán giả. Mục đích của HĐ này là<br /> nhằm tăng cường nhận thức, thúc đẩy để HS đưa ra<br /> quan điểm, suy nghĩ và cách xử lí tình huống thực tế<br /> gặp phải trong bất kì nội dung nào của cuộc sống.<br /> Thông qua sân khấu tương tác, sự tham gia của HS<br /> được tăng cường và thúc đẩy, tạo cơ hội cho HS rèn<br /> luyện những kĩ năng như: kĩ năng phát hiện vấn đề, kĩ<br /> năng phân tích vấn đề, kĩ năng ra quyết định và giải<br /> quyết vấn đề, khả năng sáng tạo khi giải quyết tình<br /> huống và khả năng ứng phó với những thay đổi của<br /> cuộc sống [2],... Sử dụng sân khấu tương tác, HS có thể<br /> tổ chức diễn kịch về lịch sử toán học, kể các mẩu<br /> <br /> Hình 1. Mô tả về trò chơi Tangram<br /> <br /> Hình 2. Một số sản phẩm sau trò chơi của HS<br /> Cách thức tổ chức: - Chuẩn bị: GV có thể chuẩn bị<br /> sẵn trò chơi (mua hoặc tự chuẩn bị) rồi tổ chức cho HS<br /> chơi; hoặc cũng có thể tổ chức cho HS cùng nhau tạo bộ<br /> đồ chơi (bằng bìa cứng, nhựa; theo nhóm, với sự hỗ trợ<br /> của GV hoặc phụ huynh ở nhà) với những màu sắc, kích<br /> thước không nhất thiết giống nhau; - Tổ chức: GV có thể<br /> tổ chức cho HS tạo các hình theo mẫu sẵn hoặc cũng có<br /> thể yêu cầu các nhóm HS tạo thành các hình khác nhau<br /> (đồ đạc trong nhà, con vật, phương tiện đi lại, ...) bằng tất<br /> cả các hình nhỏ đã có, để phát huy khả năng sáng tạo,<br /> tưởng tượng của HS.<br /> Tương tự trò chơi Tangram, GV có thể tìm hiểu và tổ<br /> chức cho HS chơi các trò chơi ghép hình khác như “trò<br /> chơi Trí Uẩn”, “trò chơi Trứng Colombo”, “trò chơi<br /> Mông Cổ”,...<br /> <br /> a) Trò chơi Trí Uẩn<br /> <br /> b) Trò chơi Trứng Colombo<br /> <br /> 41<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 423 (Kì 1 - 2/2018), tr 39-43<br /> <br /> chuyện về các nhà toán học, các câu chuyện gắn với các<br /> bài toán nổi tiếng... qua đó HS hiểu biết, yêu thích toán<br /> học hơn ngoài ra còn phát triển các năng lực như sân<br /> khấu hóa, thiết kế mĩ thuật, ánh sáng, màu sắc, năng lực<br /> ngôn ngữ, năng lực biểu diễn, tương tác, kết nối với<br /> người khác... Sân khấu tương tác thường được tổ chức<br /> với quy mô lớn ở tổng kết CLBTH,...<br /> 2.2.5. Tham quan, dã ngoại<br /> Đây là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn<br /> đối với HS. Mục đích là giáo dục tổng hợp đối với HS<br /> như: giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước,<br /> giáo dục truyền thống cho HS. Tham quan, dã ngoại là<br /> một hình thức tổ chức trải nghiệm tốt trong giáo dục toán<br /> học cho HS tiểu học vì HS tiểu học nhận thức vẫn còn<br /> cảm tính, kết hợp giữa vận động, ngôn ngữ, nhận thức<br /> qua hình ảnh, thực tế sẽ giúp HS dễ hiểu, nhớ lâu và gợi<br /> nhiều tưởng tượng sáng tạo, tăng khả năng đo đạc, ước<br /> lượng các đại lượng về độ dài, diện tích, thể tích, thời<br /> gian, vận tốc, quãng đường... Có thể tổ chức cho HS đi<br /> thăm, tìm hiểu và học hỏi bằng cách: tìm hiểu về một di<br /> tích lịch sử, văn hóa, công trình, nhà máy, các cơ sở sản<br /> xuất, làng nghề truyền thống; tham quan bảo tàng;... hoặc<br /> dã ngoại theo các chủ đề học tập hay HĐ nhân đạo,...<br /> Tham quan, dã ngoại có thể tổ chức với lớp đại trà, khối<br /> lớp, hoặc chỉ tổ chức trong CLBTH, các CLB khác, các<br /> nhóm HS.<br /> 2.2.6. Hội thi/cuộc thi<br /> Là một trong những hình thức tổ chức HĐ hấp dẫn,<br /> lôi cuốn HS và đạt hiệu quả cao trong việc tập hợp, giáo<br /> dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho HS. Hội thi<br /> mang tính chất thi đua giữa các cá nhân, nhóm hoặc tập<br /> thể luôn HĐ tích cực để vươn lên đạt được mục tiêu<br /> mong muốn thông qua việc tìm ra người/đội thắng cuộc.<br /> Tổ chức hội thi cho HS là một yêu cầu quan trọng, cần<br /> thiết của nhà trường, của GV trong quá trình tổ chức<br /> HĐTN. Mục đích tổ chức hội thi/cuộc thi nhằm lôi cuốn<br /> HS tham gia một cách chủ động, tích cực vào các HĐ<br /> giáo dục của nhà trường; đáp ứng nhu cầu về vui chơi<br /> giải trí cho HS; thu hút tài năng và sự sáng tạo của HS;<br /> phát triển khả năng HĐ tích cực và tương tác của HS,<br /> góp phần bồi dưỡng cho HS động cơ học tập tích cực,<br /> kích thích hứng thú trong quá trình nhận thức.<br /> Hội thi/cuộc thi có thể được thực hiện dưới nhiều<br /> hình thức khác nhau như: Thi giải toán, thi sưu tầm các<br /> bài toán dân gian, thi vẽ, thi thiết kế hình học, thi làm mô<br /> hình kiến trúc hình học, thi chụp ảnh nghệ thuật hình học<br /> với cuộc sống, thi tìm hiểu lịch sử toán học, lịch sử hình<br /> học, thi đố vui, thi giải ô chữ, thi tiểu phẩm, thi thời trang,<br /> thi kể chuyện, thi chụp ảnh, thi kể chuyện theo tranh, thi<br /> sáng tác thơ, sáng tác bài hát, hội thi học tập... Các hội thi<br /> <br /> có thể gắn với giáo dục về một chủ đề nào đó như giáo<br /> dục an toàn giao thông, giáo dục về môi trường.... Nội<br /> dung của hội thi rất phong phú, bất cứ nội dung giáo dục<br /> nào cũng có thể được tổ chức dưới hình thức hội thi/cuộc<br /> thi. Điều quan trọng khi tổ chức hội thi là phải linh hoạt,<br /> sáng tạo khi tổ chức thực hiện, phù hợp tâm sinh lí lứa<br /> tuổi tiểu học, điều kiện thực hiện của HS, thời gian chuẩn<br /> bị và tổ chức hội thi phù hợp, tránh máy móc thì cuộc thi<br /> mới hấp dẫn.<br /> <br /> Hình 4. Một số hình ảnh về mô hình xếp bằng sách<br /> trong ngày hội đọc<br /> 2.2.7. Một số hoạt động khác<br /> Có nhiều cách phân loại khác nhau, nhưng ở đây,<br /> chúng tôi phân loại tên các HĐ như sau, phụ thuộc vào<br /> hình thức của HĐ:<br /> - HĐ tổ chức sự kiện: Tổ chức sự kiện trong trường<br /> tiểu học là một HĐ tạo cơ hội cho HS được thể hiện<br /> những ý tưởng, khả năng sáng tạo của mình, thể hiện<br /> năng lực tổ chức HĐ, thực hiện và kiểm tra giám sát<br /> HĐ. Thông qua HĐ tổ chức sự kiện HS được rèn luyện<br /> tính tỉ mỉ, chi tiết, đầu óc tổ chức, tính năng động, nhanh<br /> nhẹn, kiên nhẫn, có khả năng thiết lập mối quan hệ tốt,<br /> có khả năng làm việc theo nhóm, có sức khỏe và niềm<br /> đam mê. Khi tham gia tổ chức sự kiện HS sẽ thể hiện<br /> <br /> 42<br /> <br /> VJE<br /> <br /> Tạp chí Giáo dục, Số 423 (Kì 1 - 2/2018), tr 39-43<br /> <br /> được sức bền cũng như khả năng chịu được áp lực cao<br /> của mình, tạo ra nhiều cảm xúc mới, năng lực mới.<br /> Ngoài ra, HS còn phải biết cách xoay xở và ứng phó<br /> trong mọi tình huống bất kì xảy đến. Ở trường tiểu học<br /> có thể tổ chức các sự kiện sau để giáo dục toán học cho<br /> HS: Lễ ra mắt CLBTH, lễ gia nhập CLBTH của thành<br /> viên mới, lễ chia tay của thành viên CLBTH, lễ kỉ niệm<br /> ngày thành lập CLB, lễ vinh danh thành tích của thành<br /> viên CLB... Các buổi triển lãm kết quả của các dự án<br /> toán học, hội thảo khoa học về tổ chức, bồi dưỡng học<br /> tập, trải nghiệm toán ở tiểu học, hội diễn nghệ thuật của<br /> các CLBTH; hội thi giải toán giao lưu giữa các CLB<br /> toán tuổi thơ;...<br /> - HĐ giao lưu: là một hình thức tổ chức giáo dục<br /> nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để cho HS được tiếp<br /> xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những người nổi<br /> tiếng, những tấm gương (trong giáo dục hoặc trong học<br /> toán, dạy toán). Qua đó, giúp HS có tình cảm và thái độ<br /> phù hợp, có được những lời khuyên đúng đắn để vươn<br /> lên trong học tập, rèn luyện và hoàn thiện nhân cách.<br /> Những vấn đề trao đổi phải thiết thực, liên quan đến lợi<br /> ích và hứng thú của HS, đáp ứng nhu cầu học tập của HS.<br /> Có thể tổ chức giao lưu gắn với một chủ đề nào đó để HS<br /> thấy được toán học gắn với thực tế cuộc sống. Đam mê,<br /> yêu thích học toán, không ngại khó khăn vất vả, có<br /> phương pháp học tập đúng sẽ có thành tích trong học tập.<br /> Mở mang suy nghĩ cho HS.<br /> - HĐ chiến dịch: Việc HS tham gia các HĐ chiến<br /> dịch nhằm tăng cường sự hiểu biết và sự quan tâm của<br /> HS đối với các vấn đề xã hội như vấn đề môi trường, an<br /> toàn giao thông, an toàn xã hội, HĐ nhân đạo hay từ<br /> thiện,... tập dượt cho HS tham gia giải quyết những vấn<br /> đề xã hội; phát triển ở HS một số kĩ năng cần thiết như<br /> kĩ năng thiết kế, kĩ năng hợp tác, kĩ năng thu thập thông<br /> tin, kĩ năng tuyên truyền, kĩ năng đánh giá và kĩ năng ra<br /> quyết định. Nhờ các HĐ này, HS có cơ hội khẳng định<br /> mình trong cộng đồng, qua đó hình thành và phát triển<br /> ý thức “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Mỗi<br /> chiến dịch nên mang một chủ đề để định hướng cho các<br /> HĐ như: Chiến dịch giờ trái đất; Chiến dịch làm sạch<br /> môi trường; Chiến dịch ứng phó với biến đổi khí hậu,<br /> bảo vệ môi trường, Chiến dịch tình nguyện hè,... Để<br /> thực hiện HĐ chiến dịch được tốt cần xây dựng kế<br /> hoạch để triển khai chiến dịch cụ thể, khả thi với các<br /> nguồn lực huy động được và HS phải được trang bị<br /> trước một số kiến thức, kĩ năng cần thiết để tham gia<br /> vào chiến dịch. Nhân dịp tổ chức chiến dịch có thể cho<br /> các em thực hiện dự án hình học: Thiết kế tranh tuyên<br /> truyền, cổ động cho chiến dịch. Thiết kế tờ rơi, làm báo<br /> tường, làm báo ảnh, chụp ảnh, quay phim, viết bài về<br /> <br /> chủ đề của chiến dịch... Tạo kênh thông tin để HS có<br /> nhiều cơ hội tham gia, tuyên truyền về chiến dịch cùng<br /> với nhiều đối tượng khác nhau tham gia chiến dịch.<br /> 3. Kết luận<br /> Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo<br /> dục toán học có mục tiêu hình thành và phát triển cho<br /> HS những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng<br /> lực toán học, phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và<br /> tạo cơ hội để HS trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực<br /> tiễn. Giáo dục toán học tạo dựng sự kết nối giữa các ý<br /> tưởng toán học, giữa Toán học với các môn học khác<br /> và giữa Toán học với đời sống thực tiễn. Giáo dục toán<br /> học được thực hiện ở nhiều môn học và cả HĐTN. Thiết<br /> kế và tổ chức HĐTN hướng tới giáo dục toán học ở bậc<br /> tiểu học nhằm phát triển năng lực và các phẩm chất cho<br /> HS cần phong phú, đa dạng về hình thức, phù hợp với<br /> mục đích, nội dung dạy học, đúng chủ đề và phù hợp<br /> tâm sinh lí của HS. Đảm bảo HS là chủ thể tích cực của<br /> sự trải nghiệm, đích hướng tới là sự vận dụng tri thức<br /> khoa học vào thực tế và phát triển sáng tạo qua trải<br /> nghiệm của HS.<br /> Vấn đề thiết kế và tổ chức các HĐTN qua môn học<br /> nói chung và môn Toán nói riêng còn đang được nhiều<br /> GV quan tâm, nhưng rất cần có những ví dụ cụ thể để<br /> thử nghiệm và rút kinh nghiệm. Một số HĐTN chỉ ra ở<br /> trên có thể kết hợp trong dạy học Toán, trong đó có thể<br /> gắn với nội dung hình học nhằm nâng cao chất lượng<br /> dạy học hình học nói riêng, môn Toán nói chung.<br /> Tài liệu tham khảo<br /> [1] Phạm Quang Tiệp (2015). Thiết kế bài học tích hợp<br /> trong dạy học ở tiểu học. Kỉ yếu Hội thảo Quốc gia<br /> về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giáo dục tiểu<br /> học. NXB Hồng Đức, tr 146-150.<br /> [2] Bộ GD-ĐT (2015). Tài liệu tập huấn kĩ năng xây<br /> dựng tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo<br /> trong trường tiểu học. NXB Đại học Sư phạm.<br /> [3] Đỗ Tiến Đạt (2004). Một số vấn đề về dạy học “các<br /> yếu tố hình học” ở lớp 2. Tạp chí Giáo dục, số 78, tr<br /> 35-36.<br /> [4] Trần Kiều (2014). Về mục tiêu môn Toán trong<br /> trường phổ thông Việt Nam. Tạp chí Khoa học Giáo<br /> dục, số 102, tr 1-2; 49.<br /> [5] Dương Tiến Sỹ (2002). Phương thức và nguyên tắc<br /> tích hợp các môn học nhằm nâng cao chất lượng giáo<br /> dục - đào tạo. Tạp chí Giáo dục, số 26, tr 27-28.<br /> [6] Bộ GD-ĐT (2017). Chương trình giáo dục phổ<br /> thông - Chương trình tổng thể.<br /> [7] Vũ Quốc Chung (2015). Phương pháp dạy học Toán<br /> tiểu học. NXB Đại học Sư phạm.<br /> <br /> 43<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2